Liêu Trai Chí Dị II
Quyển 10 - Chương 173: Tố Thu
Du Thận tự Cẩn Am là con nhà thế gia cũ ở phủ Thuận Thiên (tỉnh Hà Bắc). Lên kinh ứng thí, trọ ở ngoài thành, thường gặp một thiếu niên ở nhà đối diện, thấy hình dung đẹp đẽ, trong lòng rất thích. Lân la làm quen, chuyện trò thấy phong thái càng hơn người, cả mừng nắm tay đưa về chỗ mình trọ, bày tiệc thết đãi. Hỏi tới tên họ, thiếu niên tự xưng là người Kim Lăng (tỉnh Giang Tô), họ Du tên Sĩ Thầm, tự Tuân Cửu. Công tử nghe nói cùng họ với mình càng thêm quý mến, nhân kết làm anh em. Thiếu niên bèn giảm một chữ trong tên, đổi tên là Thầm. Hôm sau công tử tới thăm, thấy nhà cửa sáng sủa sạch sẽ nhưng vắng vẻ không có người hầu. Thiếu niên đưa công tử vào nhà trong, gọi em gái ra chào, thấy khoảng mười ba mười bốn tuổi, da dẻ mịn mà, bạch ngọc cũng không trắng bằng. Giây lát nàng bưng trà ra mời khách, như là trong nhà không có cả tỳ nữ. Công tử lấy làm lạ, trò chuyện vài câu rồi về, từ đó thương yêu họ như em ruột.
Tuân Cửu ngày nào cũng tới nhà công tử trọ chơi, nhưng nếu giữ lại ngủ thì lấy cớ em gái ở nhà một mình từ chối. Công tử nói “Em làm khách ngoài ngàn dặm, nhà lại không có trẻ sai vặt, hai anh em đều yếu ớt, làm sao mà sống. Tính lại chẳng bằng cứ về chỗ ta, cũng có gian phòng hẹp ở được, em thấy sao?". Tuân Cửu mừng rỡ, hẹn để sau khi công tử thi xong. Hôm công tử thi xong, Tuân Cửu tới mời, nói “Đêm Trung thu trăng sáng như gương, cô em Tố Thu có ly rượu nhạt mời, xin anh đừng làm nó buồn". Rồi kéo vào nhà trong, Tố Thu ra chào, hỏi thăm vài câu rồi trở vào nhà trong buông rèm nấu nướng. Giây lát tự bưng mâm ra, công tử đứng dậy nói "Muội tử vất vả quá, ta thật không đành lòng". Tố Thu cười quay vào, lát sau rèm vén lên, một tỳ nữ áo xanh mang bầu rượu ra, kế lại có một bà già mang cá lên. Công tử kinh ngạc hỏi “Bọn này ở đâu ra thế? Tại sao không ra hầu sớm để làm phiền tới muội tử". Tuân Cửu mỉm cười nói “Tố Thu lại giở trò ma rồi", chỉ nghe sau rèm có tiếng cười khanh khách, công tử không hiểu đầu đuôi ra sao.
Kế tan tiệc, người tỳ nữ và bà già dọn dẹp mâm chén, công tử bật ho văng nước bọt trúng áo người tỳ nữ, cô ta ngã lăn xuống đất, bát chén vỡ nát. Nhìn lại thì là một hình nhân bằng vải cắt ra, cao chừng bốn tấc. Tuân Cửu phá lên cười, Tố Thu cũng cười bước ra dọn dẹp dưới đất rồi quay vào, lát sau người tỳ nữ lại trở ra, đi lại hầu hạ như cũ. Công tử vô cùng kinh ngạc, Tuân Cửu nói "Đó chẳng qua thuật mọn mời thần Tử Cô* muội tử học được lúc nhỏ đó thôi" Công tử nhân dịp hỏi sao hai em đều đã lớn khôn mà chưa cưới vợ lấy chồng, Tuân Cửu đáp vì sau khi cha mẹ mất hai anh em lưu lạc nay đây mai đó, chưa có chỗ ở nhất định nên mới để chậm như vậy. Rồi bàn bạc định ngày lên đường, kế bán nhà dắt em gái theo về quê công tử. Về tới nhà, công tử dành chỗ cho hai người ở, sai một tỳ nữ qua hầu hạ. Vợ công tử là con gái quan Thị lang họ Hàn, rất yêu thương Tố Thu, ăn uống gì cũng có nhau, công tử với Tuân Cửu cũng thế.
*Tử Cô: nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, tục truyền có thể nhập vào các hình nhân bằng vải hay bằng giấy.
Tuân Cửu rất thông minh, đọc sách chỉ đưa mắt qua là được mười hàng, làm văn thì ngay cả các bậc lão thành cũng không bằng được. Công tử khuyên dự thi khoa Đồng tử*, Tuân Cửu nói "Nếu theo đuổi nghiệp khoa cử thì cũng khổ như anh thôi. Tự xét mình phúc mỏng không kham nổi việc công danh, vả lại theo nghiệp ấy thì phải lo lắng về sự được mất nên không muốn". Ba năm sau công tử lại thi rớt, Tuân Cửu tức giận hăng hái nói "Thi đỗ thì có gì mà khó đến như vậy? Em lúc đầu không muốn mê đắm trong chuyện thành bại nên cam phận ở yên thôi. Nay thấy đại ca thi không đỗ, bất giác nổi nóng, Đồng tử già mười chín tuổi cũng phải thi mới được". Công tử mừng rỡ, đến kỳ thi đưa Tuân Cửu vào trường, ba kỳ thi ở huyện, ở phủ, ở tỉnh đều đỗ đầu, lại càng ra sức cùng công tử đóng cửa đọc sách. Qua năm sau khảo thí, cả hai đều đứng đầu phủ huyện. Tuân Cửu rất có tiếng tăm, xa gần tranh nhau gả con gái cho nhưng đều chối từ.
* Khoa Đồng tử một loại khoa thi sát hạch những người có học trước khi đi thi hương, dành cho người từ 15 tuổi trở xuống, tương tự kỳ thi "thông kinh" ở Việt Nam ngày trước.
Công tử ra sức khuyên nên lấy vợ, bèn hứa là thi hương xong sẽ ưng. Thi xong, những ngướỉ hâm mộ tranh nhau chép văn bài của Tuân Cửu truyền tay đọc, Tuân Cửu cũng tự cho rằng mình không thể đỗ tới thứ hai. Đến khi ra bảng, thì cả hai anh em đều rớt. Lúc bấy giờ đang uống rượu, công tử nghe tin còn gắng gượng cười nói, nhưng Tuân Cửu thì tái mặt đánh rơi luôn ly rượu ngã gục ngay xuống bàn. Đỡ lên giường thì bệnh đã thành nguy kịch rồi. Vội gọi em gái tới, mở to mắt nhìn công tử nói “Hai người chúng ta tình như anh em nhưng thật ra không phải đồng tộc. Nay em tự biết mình có tên trong sổ ma rồi, Tố Thu đã trưởng thành, mong anh thương yêu đùm bọc cho, cưới làm thiếp cũng được". Công tử biến sắc nói "Em ta mê sảng nói bậy rồi đấy, định coi ta là hạng mặt người dạ thú sao?". Tuân Cửu khóc ròng, công tử lập tức bỏ món tiền lớn ra mua quan tài gỗ tốt cho. Tuân Cửu bảo đỡ mình đứng dậy, gắng gượng bước vào nằm trong quan tài, dặn em gái rằng "Ta chết rồi thì đóng ngay nắp lại, đừng để bất cứ ai mở ra nhìn", công tử còn định hỏi han thì đã tắt thở.
Công tử đau xót như anh em ruột chết, nhưng thầm ngờ về lời trối lạ lùng bèn tìm cớ sai Tố Thu ra ngoài rổi mở quan tài xem. Thấy trong quan tài chỉ có quần áo như xác ve lột, khều lên nhìn thì thấy có con mọt sách dài hơn thước nằm chết cứng ở giữa. Đang lúc hoảng sợ chợt Tố Thu trở vào thê thảm nói "Đã là anh em sao còn ngờ sợ nhau? Đúng là như anh thấy, không dám giấu diếm, nhưng nếu chuyện này mà đồn rộng ra thì thiếp không dám ở đây lâu nữa đâu". Công tử nói "Lễ là bởi tình mà đặt ra, đã có tình với nhau thì khác loài cũng thế thôi. Chẳng lẽ muội tử không biết lòng ta sao? Cho dù là vợ ta ta cũng không nói đâu, xin đừng lo lắng". Rồi vội chọn ngày lành tháng tốt chôn cất tử tế. Trước kia công tử bàn gả Tố Thu cho nhà thế gia nhưng Tuân Cửu không muốn, khi Tuân Cửu chết rồi công tử lại bàn với Tố Thu, nàng cũng không chịu. Công tử nói "Muội tử nay đã hai mươi tuổi, lớn rồi mà không lấy chồng, mọi người sẽ nói ta thế nào?". Nàng đáp “Nếu thế thì xin tùy ý anh, nhung tự xét mình không có phúc, không muốn lấy chồng giàu sang, học trò nghèo thì được". Công tử nói "Được".
Không mấy ngày sau, người mai mối nối nhau tới nhưng không có đám nào được như Tố Thu muốn. Trước có Hàn Thuyên là em vợ công tử tới điếu tang Tuân Cửu, nhìn thấy Tố Thu trong lòng yêu thích, muốn hỏi cưới làm thiếp, bàn với chị, chị vội bảo đừng nói ra, sợ công tử biết. Hàn về không sao quên Tố Thu bèn nhờ mai mối bắn tin, hứa sẽ giúp công tử làm quen với quan Chủ khảo kỳ thi hương sắp tới. Công tử nghe nói cả giận, đánh người nhắn tin một trận rồi đuổi ra, từ đó không hề đi lại với Hàn. Gặp lúc có cháu nội quan Thượng thư cũ là Giáp, sắp cưới vợ thì vợ bỗng chết cũng sai người mai mối tới Công tử vốn biết nhà Giáp giàu sang nhưng muốn gặp gỡ một lần, nhân hẹn với người mối, bảo Giáp đích thân tới gặp.
Đến ngày hẹn công tử cho buông rèm phía sau, bảo Tố Thu tự xem mặt. Giáp tới, bọn người hầu mặc áo cừu cưỡi ngựa béo sáng rỡ cả đường làng, nhìn tới người thì thanh tú đẹp đẽ như con gái. Công tử cả mừng, mọi người cũng đều khen ngợi, chỉ có Tố Thu là không vui. Công tử không nghe, thuận cho cưới, sắm sửa nhiều nữ trang, tốn kém bao nhiêu cũng không tiếc. Tố Thu cố ngăn, chỉ xin cho dắt theo một tỳ nữ già để hầu hạ thôi nhưng công tử không chịu, vẫn tặng cho nàng rất nhiều. Đám cưới xong, vợ chồng rất hòa thuận, nhưng anh và chị dâu thường nhớ nhung nên cứ mỗi tháng nàng lại về thăm một lần. Lần nào về thì trâm vòng nữ trang mang theo cũng lấy cớ đưa chị dâu cất giùm, chị dâu không biết ý nên cũng nhận giữ. Giáp lúc nhỏ mồ côi, mẹ ở góa nuôi con nên vô cùng thương yêu chiều chuộng. Hàng ngày lại giao du gần gũi với kẻ xấu nên bị chúng dụ dỗ trai gái cờ bạc, những cổ vật gia truyền trong nhà đều lấy trộm mang bán để lấy tiền chơi bời.
Hàn Thuyên cùng Giáp có họ hàng, mời Giáp tới uống rượu để dò xét, xin đưa hai người thiếp và năm trăm lượng vàng để đổi lấy Tố Thu. Ban đầu Giáp không chịu, nhung Hàn nài nỉ mãi, Giáp xiêu lòng song cũng sợ công tử không chịu nhịn. Hàn nói "Ta với y rất gần gũi, vả lại Tố Thu không phải là em ruột của y, nếu việc đã rồi thì y cũng thẳng làm sao được. Vạn nhất có thuyện gì ta xin chịu cả, cha ta còn đó, lại sợ một Du Cẩn Am à?". Rồi sai hai người thiếp ăn mặc đẹp đẽ ra hầu rượu, lại nói "Nếu làm được như lời ước thì hai nàng là người của ông đấy". Giáp bị mê hoặc, hẹn ngày đổi vợ rồi ra về. Đến ngày hẹn, Giáp sợ Hàn lừa gạt, tối ra chờ trên đường, quả nhiên có cỗ kiệu tới, mở rèm ra nhìn thì đúng có hai người thiếp của Hàn, liền đưa về giấu trong phòng sách. Đầy tớ của Hàn giao đủ năm trăm lượng vàng xong, Giáp chạy vào nhà trong bịa rằng công tử bệnh thình lình, gọi Tố Thu về. Tố Thu chưa kịp trang điểm gì, vội vàng lên đường.
Kiệu ra khỏi nhà thì đêm đã khuya, lạc đường không biết chỗ nào, đi mãi hồi lâu vẫn không thấy tới. Chợt thấy có hai ngọn đuốc lớn đi tới mọi người mừng rỡ thầm nghĩ có thể hỏi đường. Không bao lâu tới trước mặt, té ra là con mãng xà lớn, hai mắt sáng như đèn. Mọi người phát hoảng bỏ chạy tán loạn, vút chiếc kiệu lại bên đường. Trời gần sáng mới tụ họp nhau quay lại thì chỉ còn có chiếc kiệu không, đều cho rằng Tố Thu đã bị mãng xà nuốt rồi. Quay về báo với chủ nhân, Hàn chỉ còn cách cúi đầu thở dài tíếc rẻ mà thôi. Vài hôm sau, công tử sai người qua thăm em gái, mới biết đã bị người ác cướp đi mất. Ban đầu cũng không ngờ là em rể bịa đặt, đến khi dắt người tỳ nữ trở về, hỏi rõ tình trạng mới biết là có chuyện, vô cùng tức giận lên báo cả phủ huyện. Giáp sợ qua gặp Hàn cầu cứu, nhưng Hàn vì mất cả chì lẫn chài đang buồn bã hối tiếc nên từ chối không giúp.
Giáp thẫn thờ không biết làm sao, trát đòi của phủ huyện gởi đến tới tấp, chỉ còn cách hối lộ cho bọn công sai xin khất lần. Hơn một tháng thì vàng bạc, quần áo cầm bán sạch, công tử lại lên các quan trên đòi tra xét rất gấp, quan huyện cũng tuân lệnh, Giáp biết không thể che giấu được nữa mới ra đầu thú. Lên tới công đường, Giáp khai thật mọi chuyện, xin quan trên bắt Hàn tới đối chất. Hàn sợ, thú thật với cha, lúc ấy cha Hàn vừa về trí sĩ, giận con làm việc phạm pháp, sai trói giải lên quan. Lên tới quan, Hàn nói việc gặp mãng xà, các quan đều cho là bịa đặt vu vơ, bọn gia nhân đi đón Tố Thu đều bị tra tấn. Giáp cũng bị đánh mấy trận, may là mẹ bán cả vườn ruộng lo lót hết cả trên dưới nên bị đòn nhẹ, không tới nỗi chết, còn bọn gia nhân của Hàn đều chết trong ngục. Hàn bị giam giữ lâu ngày trong ngục nên tình nguyện giúp Giáp ngàn lượng vàng hối lộ cho công tử xin bãi nại, công tử không chịu.
Mẹ Giáp lại xin đưa thêm cả hai người thiếp, chỉ xin cứ để vụ án lại để dò tìm Tố Thu. Vợ công tử cũng nghe lời thím dâu, ngày đêm nài nỉ công tử mới ưng thuận. Nhà Giáp sa sút, phải bán nhà cửa để lo tiền, nhưng lúc gấp rút chưa bán được nên đưa hai người thiếp qua trước, xin đưa tiền qua sau. Qua vài hôm, giữa khuya công tử đang ngồi trong phòng sách, chợt Tố Thu dắt một bà già thình lình bước vào. Công tử hoảng sợ hỏi "Muội tử vẫn không sao chứ?", nàng đáp “Con mãng xà kia là em dùng thuật nhỏ biến ra. Đêm ấy em chạy vào nhà một vị Tú tài, xin mẹ y cho nương tựa. Y nói là có quen anh, hiện đang đứng ngoài cổng, xin anh cho vào". Công tử vội vàng xỏ ngước giày chạy ra, thắp đèn lên nhìn thì không không phải ai khác mà là Chu sinh, danh sĩ ở huyện Uyển Bình (tỉnh Hà Bắc), vốn chơi thân với nhau từ lâu. Bèn nắm tay kéo vào, khoản đãi nồng hậu, trò chuyện hồi lâu mới biết đầu đuôi sự tình. Lúc đầu Tố Thu hớt hãi chạy tới nhà sinh, bà mẹ cho vào nương náu, hỏi thăm biết là em gái công tử đã định qua báo tin ngay nhưng nàng ngăn lại nhân ở chung với bà.
Thấy nàng thông minh hiểu được ý mình bà thích lắm, lấy việc con trai chưa có vợ ra nói riêng với Tố Thu, ngõ ý muốn cưới nàng làm dâu. Tố Thu chối từ nói chưa được lệnh của anh, sinh vì chơi thân với công tử cũng không chịu cưới vợ không có người mai mối. Nên vẫn ngày ngày nghe ngóng, biết chuyện kiện tụng đã xong Tố Thu chào mẹ sinh về, bà sai sinh dắt một bà già đưa nàng vể, nhờ bà ta làm mối luôn. Công tử thấy Tố Thu ở nhà sinh đã lâu chắc có tình ý mà chưa nói ra, nên nghe bà già thưa chuyện rất vui mừng, lập tức đính ước với sinh. Tố Thu trở về giữa khuya là có ý muốn chờ công tử nhận vàng xong mới cho mọi người biết, nhưng công tử không chịu, nói “Trước đây ta căm tức không sao phát tiết, nên mới đòi vàng cho họ nghèo mạt luôn cho bỏ ghét, nay đã gặp lại được muội tử, vạn dật vàng cũng đâu đổi được!". Rồi sai người báo với hai nhà Giáp và Hàn là thôi không kiện nữa, khỏi đưa vàng qua. Lại nghĩ Chu sinh vốn không giàu có gì, nhà thì xa xôi rước dâu cực khổ, bèn sai đón mẹ sinh dời tới, ở trong nhà cũ của Tuân Cửu. Sinh cũng sắm sửa đủ tiền lụa lễ vật, làm lễ thành hôn.
Một hôm chị dâu đùa hỏi Tố Thu "Nay có chồng mới còn nhớ người chung chăn gối yêu thương nhau mấy năm trước không?". Tố Thu ngoảnh lại hỏi người tỳ nũ "Còn nhớ không?" Chị dâu không hiểu cứ hỏi mãi, thì ra ba năm làm vợ Giáp nàng đều để người tỳ nữ làm chuyện chăn gối thay mình. Cứ đến đêm nàng lại lấy bút vẽ lại lông mày cho rồi bảo đi, người tỳ nữ có ngồi đối diện trước đèn Giáp cũng tưởng là Tố Thu. Chị dâu càng lạ lùng, xin dạy cho thuật ấy nhưng nàng chỉ cười không đáp. Năm sau tới kỳ thi, Chu sinh định đi cùng với công tử, Tố Thu nói là không cần nhưng công tử cứ ép sinh cùng đi. Khoa ấy công tử đỗ Cử nhân còn sinh trượt, trở về ngầm có ý chán ngán công danh, năm sau mẹ chết, nên từ đó không nhắc tới chuyện khoa cử nữa. Một hôm Tố Thu nói với chị dâu “Trước đây chị muốn học phép thuật, nhưng em không muốn người ta nghe thấy đâm ra ngờ sợ nên mới giữ kín. Nay sắp vĩnh biệt, gần đến ngày lên đường rồi, xin ngầm truyền lại cho chị, cũng tránh được nạn binh lửa".
Chị dâu hoảng sợ hỏi, nàng đáp "Ba năm nữa chốn này sẽ không còn làng xóm, em yếu ớt không không kham nổi sự lo sợ nên định ra ẩn nơi bờ biển. Đại ca là người trong trường phú quý không thể đi cùng em được, nên xin từ biệt, rồi dạy phép thuật cho chị dâu. Vài hôm sau tới chào công tử, công tử giữ lại không được, chảy nước mắt hỏi đi đâu nhưng nàng không nói. Sáng ra vợ chồng dậy sớm, dắt một người hầu tóc bạc, đem hai cỗ kiệu lên đường. Công tử sai người ngầm theo sau hộ tống, đi tới địa giới huyện Giao phủ Lai Châu (tỉnh Sơn Đông) chợt có làn hơi mù bốc lên che khuất cả ánh sảng mặt trời, mù tan rồi thì không thấy ba người nữa, không rõ đi về đâu.
Ba năm sau, giặc Sấm* nổi loạn, làng xóm thành đất hoang, Hàn phu nhân cắt vải làm hình nhân đặt trong cửa. Bọn giặc kéo tới thấy có thần Vi Đà đửng giữa đám mây cuồn cuộn, thân cao hơn trượng, khiếp sợ bỏ chạy, gia đình công tử nhờ vậy được yên ổn. Về sau có người đi buôn tới vùng bờ biển, gặp một ông già rất giống người hầu tóc bạc nhưng râu tóc đều đen nhánh nên làm ngơ không dám chào. Ông già dừng chân cười nói “Công tử nhà ta vẫn mạnh khỏe chứ. Nhờ nhắn lại giùm là cô Thu vẫn được yên vui". Ngươi ấy hỏi Tố Thu ở đâu, ông già đáp “Xa lắm, xa lắm!" rồi thoăn thoắt bước đi. Công tử nghe kể lại, sai người tới đó hỏi thăm khắp cả nhưng rốt lại không có manh mối gì.
*Giặc Sấm: tức Lý Sấm (Lý Tự Thành), lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời Minh.
Dị Sử thị nói: Ngòi bút không có tướng được ăn thịt* xưa nay vẫn thế. Kẻ kia lúc đầu suy nghĩ rất sáng suốt, nhưng lại không giữ bền chí được, không biết rằng đám quan trường gà mờ chỉ chấm mệnh không chấm văn sao? Ra đòn một lần không trúng thì căm tức mà chết, sự ngây ngốc của con mọt sách kia thật đáng thương vậy. Con trống bay lại không bằng con mái nằm, thật đau xót thay!
*Ngòi bút... ăn thịt: nguyên văn là "Quản Thành tử vô thực nhục tướng", câu trong thơ của Hoàng Đình Kiên, đây dùng chỉ kẻ không may trong việc thi cử công danh.
Tuân Cửu ngày nào cũng tới nhà công tử trọ chơi, nhưng nếu giữ lại ngủ thì lấy cớ em gái ở nhà một mình từ chối. Công tử nói “Em làm khách ngoài ngàn dặm, nhà lại không có trẻ sai vặt, hai anh em đều yếu ớt, làm sao mà sống. Tính lại chẳng bằng cứ về chỗ ta, cũng có gian phòng hẹp ở được, em thấy sao?". Tuân Cửu mừng rỡ, hẹn để sau khi công tử thi xong. Hôm công tử thi xong, Tuân Cửu tới mời, nói “Đêm Trung thu trăng sáng như gương, cô em Tố Thu có ly rượu nhạt mời, xin anh đừng làm nó buồn". Rồi kéo vào nhà trong, Tố Thu ra chào, hỏi thăm vài câu rồi trở vào nhà trong buông rèm nấu nướng. Giây lát tự bưng mâm ra, công tử đứng dậy nói "Muội tử vất vả quá, ta thật không đành lòng". Tố Thu cười quay vào, lát sau rèm vén lên, một tỳ nữ áo xanh mang bầu rượu ra, kế lại có một bà già mang cá lên. Công tử kinh ngạc hỏi “Bọn này ở đâu ra thế? Tại sao không ra hầu sớm để làm phiền tới muội tử". Tuân Cửu mỉm cười nói “Tố Thu lại giở trò ma rồi", chỉ nghe sau rèm có tiếng cười khanh khách, công tử không hiểu đầu đuôi ra sao.
Kế tan tiệc, người tỳ nữ và bà già dọn dẹp mâm chén, công tử bật ho văng nước bọt trúng áo người tỳ nữ, cô ta ngã lăn xuống đất, bát chén vỡ nát. Nhìn lại thì là một hình nhân bằng vải cắt ra, cao chừng bốn tấc. Tuân Cửu phá lên cười, Tố Thu cũng cười bước ra dọn dẹp dưới đất rồi quay vào, lát sau người tỳ nữ lại trở ra, đi lại hầu hạ như cũ. Công tử vô cùng kinh ngạc, Tuân Cửu nói "Đó chẳng qua thuật mọn mời thần Tử Cô* muội tử học được lúc nhỏ đó thôi" Công tử nhân dịp hỏi sao hai em đều đã lớn khôn mà chưa cưới vợ lấy chồng, Tuân Cửu đáp vì sau khi cha mẹ mất hai anh em lưu lạc nay đây mai đó, chưa có chỗ ở nhất định nên mới để chậm như vậy. Rồi bàn bạc định ngày lên đường, kế bán nhà dắt em gái theo về quê công tử. Về tới nhà, công tử dành chỗ cho hai người ở, sai một tỳ nữ qua hầu hạ. Vợ công tử là con gái quan Thị lang họ Hàn, rất yêu thương Tố Thu, ăn uống gì cũng có nhau, công tử với Tuân Cửu cũng thế.
*Tử Cô: nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, tục truyền có thể nhập vào các hình nhân bằng vải hay bằng giấy.
Tuân Cửu rất thông minh, đọc sách chỉ đưa mắt qua là được mười hàng, làm văn thì ngay cả các bậc lão thành cũng không bằng được. Công tử khuyên dự thi khoa Đồng tử*, Tuân Cửu nói "Nếu theo đuổi nghiệp khoa cử thì cũng khổ như anh thôi. Tự xét mình phúc mỏng không kham nổi việc công danh, vả lại theo nghiệp ấy thì phải lo lắng về sự được mất nên không muốn". Ba năm sau công tử lại thi rớt, Tuân Cửu tức giận hăng hái nói "Thi đỗ thì có gì mà khó đến như vậy? Em lúc đầu không muốn mê đắm trong chuyện thành bại nên cam phận ở yên thôi. Nay thấy đại ca thi không đỗ, bất giác nổi nóng, Đồng tử già mười chín tuổi cũng phải thi mới được". Công tử mừng rỡ, đến kỳ thi đưa Tuân Cửu vào trường, ba kỳ thi ở huyện, ở phủ, ở tỉnh đều đỗ đầu, lại càng ra sức cùng công tử đóng cửa đọc sách. Qua năm sau khảo thí, cả hai đều đứng đầu phủ huyện. Tuân Cửu rất có tiếng tăm, xa gần tranh nhau gả con gái cho nhưng đều chối từ.
* Khoa Đồng tử một loại khoa thi sát hạch những người có học trước khi đi thi hương, dành cho người từ 15 tuổi trở xuống, tương tự kỳ thi "thông kinh" ở Việt Nam ngày trước.
Công tử ra sức khuyên nên lấy vợ, bèn hứa là thi hương xong sẽ ưng. Thi xong, những ngướỉ hâm mộ tranh nhau chép văn bài của Tuân Cửu truyền tay đọc, Tuân Cửu cũng tự cho rằng mình không thể đỗ tới thứ hai. Đến khi ra bảng, thì cả hai anh em đều rớt. Lúc bấy giờ đang uống rượu, công tử nghe tin còn gắng gượng cười nói, nhưng Tuân Cửu thì tái mặt đánh rơi luôn ly rượu ngã gục ngay xuống bàn. Đỡ lên giường thì bệnh đã thành nguy kịch rồi. Vội gọi em gái tới, mở to mắt nhìn công tử nói “Hai người chúng ta tình như anh em nhưng thật ra không phải đồng tộc. Nay em tự biết mình có tên trong sổ ma rồi, Tố Thu đã trưởng thành, mong anh thương yêu đùm bọc cho, cưới làm thiếp cũng được". Công tử biến sắc nói "Em ta mê sảng nói bậy rồi đấy, định coi ta là hạng mặt người dạ thú sao?". Tuân Cửu khóc ròng, công tử lập tức bỏ món tiền lớn ra mua quan tài gỗ tốt cho. Tuân Cửu bảo đỡ mình đứng dậy, gắng gượng bước vào nằm trong quan tài, dặn em gái rằng "Ta chết rồi thì đóng ngay nắp lại, đừng để bất cứ ai mở ra nhìn", công tử còn định hỏi han thì đã tắt thở.
Công tử đau xót như anh em ruột chết, nhưng thầm ngờ về lời trối lạ lùng bèn tìm cớ sai Tố Thu ra ngoài rổi mở quan tài xem. Thấy trong quan tài chỉ có quần áo như xác ve lột, khều lên nhìn thì thấy có con mọt sách dài hơn thước nằm chết cứng ở giữa. Đang lúc hoảng sợ chợt Tố Thu trở vào thê thảm nói "Đã là anh em sao còn ngờ sợ nhau? Đúng là như anh thấy, không dám giấu diếm, nhưng nếu chuyện này mà đồn rộng ra thì thiếp không dám ở đây lâu nữa đâu". Công tử nói "Lễ là bởi tình mà đặt ra, đã có tình với nhau thì khác loài cũng thế thôi. Chẳng lẽ muội tử không biết lòng ta sao? Cho dù là vợ ta ta cũng không nói đâu, xin đừng lo lắng". Rồi vội chọn ngày lành tháng tốt chôn cất tử tế. Trước kia công tử bàn gả Tố Thu cho nhà thế gia nhưng Tuân Cửu không muốn, khi Tuân Cửu chết rồi công tử lại bàn với Tố Thu, nàng cũng không chịu. Công tử nói "Muội tử nay đã hai mươi tuổi, lớn rồi mà không lấy chồng, mọi người sẽ nói ta thế nào?". Nàng đáp “Nếu thế thì xin tùy ý anh, nhung tự xét mình không có phúc, không muốn lấy chồng giàu sang, học trò nghèo thì được". Công tử nói "Được".
Không mấy ngày sau, người mai mối nối nhau tới nhưng không có đám nào được như Tố Thu muốn. Trước có Hàn Thuyên là em vợ công tử tới điếu tang Tuân Cửu, nhìn thấy Tố Thu trong lòng yêu thích, muốn hỏi cưới làm thiếp, bàn với chị, chị vội bảo đừng nói ra, sợ công tử biết. Hàn về không sao quên Tố Thu bèn nhờ mai mối bắn tin, hứa sẽ giúp công tử làm quen với quan Chủ khảo kỳ thi hương sắp tới. Công tử nghe nói cả giận, đánh người nhắn tin một trận rồi đuổi ra, từ đó không hề đi lại với Hàn. Gặp lúc có cháu nội quan Thượng thư cũ là Giáp, sắp cưới vợ thì vợ bỗng chết cũng sai người mai mối tới Công tử vốn biết nhà Giáp giàu sang nhưng muốn gặp gỡ một lần, nhân hẹn với người mối, bảo Giáp đích thân tới gặp.
Đến ngày hẹn công tử cho buông rèm phía sau, bảo Tố Thu tự xem mặt. Giáp tới, bọn người hầu mặc áo cừu cưỡi ngựa béo sáng rỡ cả đường làng, nhìn tới người thì thanh tú đẹp đẽ như con gái. Công tử cả mừng, mọi người cũng đều khen ngợi, chỉ có Tố Thu là không vui. Công tử không nghe, thuận cho cưới, sắm sửa nhiều nữ trang, tốn kém bao nhiêu cũng không tiếc. Tố Thu cố ngăn, chỉ xin cho dắt theo một tỳ nữ già để hầu hạ thôi nhưng công tử không chịu, vẫn tặng cho nàng rất nhiều. Đám cưới xong, vợ chồng rất hòa thuận, nhưng anh và chị dâu thường nhớ nhung nên cứ mỗi tháng nàng lại về thăm một lần. Lần nào về thì trâm vòng nữ trang mang theo cũng lấy cớ đưa chị dâu cất giùm, chị dâu không biết ý nên cũng nhận giữ. Giáp lúc nhỏ mồ côi, mẹ ở góa nuôi con nên vô cùng thương yêu chiều chuộng. Hàng ngày lại giao du gần gũi với kẻ xấu nên bị chúng dụ dỗ trai gái cờ bạc, những cổ vật gia truyền trong nhà đều lấy trộm mang bán để lấy tiền chơi bời.
Hàn Thuyên cùng Giáp có họ hàng, mời Giáp tới uống rượu để dò xét, xin đưa hai người thiếp và năm trăm lượng vàng để đổi lấy Tố Thu. Ban đầu Giáp không chịu, nhung Hàn nài nỉ mãi, Giáp xiêu lòng song cũng sợ công tử không chịu nhịn. Hàn nói "Ta với y rất gần gũi, vả lại Tố Thu không phải là em ruột của y, nếu việc đã rồi thì y cũng thẳng làm sao được. Vạn nhất có thuyện gì ta xin chịu cả, cha ta còn đó, lại sợ một Du Cẩn Am à?". Rồi sai hai người thiếp ăn mặc đẹp đẽ ra hầu rượu, lại nói "Nếu làm được như lời ước thì hai nàng là người của ông đấy". Giáp bị mê hoặc, hẹn ngày đổi vợ rồi ra về. Đến ngày hẹn, Giáp sợ Hàn lừa gạt, tối ra chờ trên đường, quả nhiên có cỗ kiệu tới, mở rèm ra nhìn thì đúng có hai người thiếp của Hàn, liền đưa về giấu trong phòng sách. Đầy tớ của Hàn giao đủ năm trăm lượng vàng xong, Giáp chạy vào nhà trong bịa rằng công tử bệnh thình lình, gọi Tố Thu về. Tố Thu chưa kịp trang điểm gì, vội vàng lên đường.
Kiệu ra khỏi nhà thì đêm đã khuya, lạc đường không biết chỗ nào, đi mãi hồi lâu vẫn không thấy tới. Chợt thấy có hai ngọn đuốc lớn đi tới mọi người mừng rỡ thầm nghĩ có thể hỏi đường. Không bao lâu tới trước mặt, té ra là con mãng xà lớn, hai mắt sáng như đèn. Mọi người phát hoảng bỏ chạy tán loạn, vút chiếc kiệu lại bên đường. Trời gần sáng mới tụ họp nhau quay lại thì chỉ còn có chiếc kiệu không, đều cho rằng Tố Thu đã bị mãng xà nuốt rồi. Quay về báo với chủ nhân, Hàn chỉ còn cách cúi đầu thở dài tíếc rẻ mà thôi. Vài hôm sau, công tử sai người qua thăm em gái, mới biết đã bị người ác cướp đi mất. Ban đầu cũng không ngờ là em rể bịa đặt, đến khi dắt người tỳ nữ trở về, hỏi rõ tình trạng mới biết là có chuyện, vô cùng tức giận lên báo cả phủ huyện. Giáp sợ qua gặp Hàn cầu cứu, nhưng Hàn vì mất cả chì lẫn chài đang buồn bã hối tiếc nên từ chối không giúp.
Giáp thẫn thờ không biết làm sao, trát đòi của phủ huyện gởi đến tới tấp, chỉ còn cách hối lộ cho bọn công sai xin khất lần. Hơn một tháng thì vàng bạc, quần áo cầm bán sạch, công tử lại lên các quan trên đòi tra xét rất gấp, quan huyện cũng tuân lệnh, Giáp biết không thể che giấu được nữa mới ra đầu thú. Lên tới công đường, Giáp khai thật mọi chuyện, xin quan trên bắt Hàn tới đối chất. Hàn sợ, thú thật với cha, lúc ấy cha Hàn vừa về trí sĩ, giận con làm việc phạm pháp, sai trói giải lên quan. Lên tới quan, Hàn nói việc gặp mãng xà, các quan đều cho là bịa đặt vu vơ, bọn gia nhân đi đón Tố Thu đều bị tra tấn. Giáp cũng bị đánh mấy trận, may là mẹ bán cả vườn ruộng lo lót hết cả trên dưới nên bị đòn nhẹ, không tới nỗi chết, còn bọn gia nhân của Hàn đều chết trong ngục. Hàn bị giam giữ lâu ngày trong ngục nên tình nguyện giúp Giáp ngàn lượng vàng hối lộ cho công tử xin bãi nại, công tử không chịu.
Mẹ Giáp lại xin đưa thêm cả hai người thiếp, chỉ xin cứ để vụ án lại để dò tìm Tố Thu. Vợ công tử cũng nghe lời thím dâu, ngày đêm nài nỉ công tử mới ưng thuận. Nhà Giáp sa sút, phải bán nhà cửa để lo tiền, nhưng lúc gấp rút chưa bán được nên đưa hai người thiếp qua trước, xin đưa tiền qua sau. Qua vài hôm, giữa khuya công tử đang ngồi trong phòng sách, chợt Tố Thu dắt một bà già thình lình bước vào. Công tử hoảng sợ hỏi "Muội tử vẫn không sao chứ?", nàng đáp “Con mãng xà kia là em dùng thuật nhỏ biến ra. Đêm ấy em chạy vào nhà một vị Tú tài, xin mẹ y cho nương tựa. Y nói là có quen anh, hiện đang đứng ngoài cổng, xin anh cho vào". Công tử vội vàng xỏ ngước giày chạy ra, thắp đèn lên nhìn thì không không phải ai khác mà là Chu sinh, danh sĩ ở huyện Uyển Bình (tỉnh Hà Bắc), vốn chơi thân với nhau từ lâu. Bèn nắm tay kéo vào, khoản đãi nồng hậu, trò chuyện hồi lâu mới biết đầu đuôi sự tình. Lúc đầu Tố Thu hớt hãi chạy tới nhà sinh, bà mẹ cho vào nương náu, hỏi thăm biết là em gái công tử đã định qua báo tin ngay nhưng nàng ngăn lại nhân ở chung với bà.
Thấy nàng thông minh hiểu được ý mình bà thích lắm, lấy việc con trai chưa có vợ ra nói riêng với Tố Thu, ngõ ý muốn cưới nàng làm dâu. Tố Thu chối từ nói chưa được lệnh của anh, sinh vì chơi thân với công tử cũng không chịu cưới vợ không có người mai mối. Nên vẫn ngày ngày nghe ngóng, biết chuyện kiện tụng đã xong Tố Thu chào mẹ sinh về, bà sai sinh dắt một bà già đưa nàng vể, nhờ bà ta làm mối luôn. Công tử thấy Tố Thu ở nhà sinh đã lâu chắc có tình ý mà chưa nói ra, nên nghe bà già thưa chuyện rất vui mừng, lập tức đính ước với sinh. Tố Thu trở về giữa khuya là có ý muốn chờ công tử nhận vàng xong mới cho mọi người biết, nhưng công tử không chịu, nói “Trước đây ta căm tức không sao phát tiết, nên mới đòi vàng cho họ nghèo mạt luôn cho bỏ ghét, nay đã gặp lại được muội tử, vạn dật vàng cũng đâu đổi được!". Rồi sai người báo với hai nhà Giáp và Hàn là thôi không kiện nữa, khỏi đưa vàng qua. Lại nghĩ Chu sinh vốn không giàu có gì, nhà thì xa xôi rước dâu cực khổ, bèn sai đón mẹ sinh dời tới, ở trong nhà cũ của Tuân Cửu. Sinh cũng sắm sửa đủ tiền lụa lễ vật, làm lễ thành hôn.
Một hôm chị dâu đùa hỏi Tố Thu "Nay có chồng mới còn nhớ người chung chăn gối yêu thương nhau mấy năm trước không?". Tố Thu ngoảnh lại hỏi người tỳ nũ "Còn nhớ không?" Chị dâu không hiểu cứ hỏi mãi, thì ra ba năm làm vợ Giáp nàng đều để người tỳ nữ làm chuyện chăn gối thay mình. Cứ đến đêm nàng lại lấy bút vẽ lại lông mày cho rồi bảo đi, người tỳ nữ có ngồi đối diện trước đèn Giáp cũng tưởng là Tố Thu. Chị dâu càng lạ lùng, xin dạy cho thuật ấy nhưng nàng chỉ cười không đáp. Năm sau tới kỳ thi, Chu sinh định đi cùng với công tử, Tố Thu nói là không cần nhưng công tử cứ ép sinh cùng đi. Khoa ấy công tử đỗ Cử nhân còn sinh trượt, trở về ngầm có ý chán ngán công danh, năm sau mẹ chết, nên từ đó không nhắc tới chuyện khoa cử nữa. Một hôm Tố Thu nói với chị dâu “Trước đây chị muốn học phép thuật, nhưng em không muốn người ta nghe thấy đâm ra ngờ sợ nên mới giữ kín. Nay sắp vĩnh biệt, gần đến ngày lên đường rồi, xin ngầm truyền lại cho chị, cũng tránh được nạn binh lửa".
Chị dâu hoảng sợ hỏi, nàng đáp "Ba năm nữa chốn này sẽ không còn làng xóm, em yếu ớt không không kham nổi sự lo sợ nên định ra ẩn nơi bờ biển. Đại ca là người trong trường phú quý không thể đi cùng em được, nên xin từ biệt, rồi dạy phép thuật cho chị dâu. Vài hôm sau tới chào công tử, công tử giữ lại không được, chảy nước mắt hỏi đi đâu nhưng nàng không nói. Sáng ra vợ chồng dậy sớm, dắt một người hầu tóc bạc, đem hai cỗ kiệu lên đường. Công tử sai người ngầm theo sau hộ tống, đi tới địa giới huyện Giao phủ Lai Châu (tỉnh Sơn Đông) chợt có làn hơi mù bốc lên che khuất cả ánh sảng mặt trời, mù tan rồi thì không thấy ba người nữa, không rõ đi về đâu.
Ba năm sau, giặc Sấm* nổi loạn, làng xóm thành đất hoang, Hàn phu nhân cắt vải làm hình nhân đặt trong cửa. Bọn giặc kéo tới thấy có thần Vi Đà đửng giữa đám mây cuồn cuộn, thân cao hơn trượng, khiếp sợ bỏ chạy, gia đình công tử nhờ vậy được yên ổn. Về sau có người đi buôn tới vùng bờ biển, gặp một ông già rất giống người hầu tóc bạc nhưng râu tóc đều đen nhánh nên làm ngơ không dám chào. Ông già dừng chân cười nói “Công tử nhà ta vẫn mạnh khỏe chứ. Nhờ nhắn lại giùm là cô Thu vẫn được yên vui". Ngươi ấy hỏi Tố Thu ở đâu, ông già đáp “Xa lắm, xa lắm!" rồi thoăn thoắt bước đi. Công tử nghe kể lại, sai người tới đó hỏi thăm khắp cả nhưng rốt lại không có manh mối gì.
*Giặc Sấm: tức Lý Sấm (Lý Tự Thành), lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời Minh.
Dị Sử thị nói: Ngòi bút không có tướng được ăn thịt* xưa nay vẫn thế. Kẻ kia lúc đầu suy nghĩ rất sáng suốt, nhưng lại không giữ bền chí được, không biết rằng đám quan trường gà mờ chỉ chấm mệnh không chấm văn sao? Ra đòn một lần không trúng thì căm tức mà chết, sự ngây ngốc của con mọt sách kia thật đáng thương vậy. Con trống bay lại không bằng con mái nằm, thật đau xót thay!
*Ngòi bút... ăn thịt: nguyên văn là "Quản Thành tử vô thực nhục tướng", câu trong thơ của Hoàng Đình Kiên, đây dùng chỉ kẻ không may trong việc thi cử công danh.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh