Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 25 - con thuyền giữa hai dòng nước
Khu phố Canary Wharf xưa là bến cảng của Đông London được cải tạo, nâng cấp thành một trung tâm tài chính. Hạnh xuống bến Canada Waters và bị lạc một lúc không biết ra cửa nào tới nơi hẹn phỏng vấn. Những cao ốc quá cỡ nhô lên trời làm tất cả các phố ở dưới trở thành đáy giếng, rất khó xác định hướng đi. Hỏi mấy người vội vã đi tới từ một tòa nhà cao, cô mới tới Canada Square và bước vào trụ sở ngân hàng. Tay run run, cô để tấm giấy in lời mời qua email của Ban nhân sự HSBC lên quầy thường trực. Lúc chờ họ làm thẻ ra vào, cô ngước nhìn xung quanh, mọi thứ còn to hơn ngân hàng bên trong khu City of London cô đã có mấy tuần thực tập.
Buổi phỏng vấn diễn ra bình thường như những lần trao đổi công việc ở trường đại học với người dẫn bài cho luận án, không phải cuộc thẩm vấn đánh đố nhau mà Hạnh hay nghe các bạn kể. Những ngân hàng quốc tế đều rất giỏi trong cách tuyển người và cả ba người ngồi đối diện Hạnh trong 'board' đều dễ chịu, lịch sự. Hạnh thấy một bà người Anh ghi chép liên tục, còn ông chủ tọa người gốc Ấn thì liên tục mỉnh cười, hỏi cả về cuộc sống của cô, kinh nghiệm đi nước ngoài, hiểu biết về thị trường tài chính Việt Nam. Đôi lúc ông thấy Hạnh bối rối thì dừng ngay lại để nhắc “Take your time". Người đàn ông bên phía trái có nét mặt châu Á nhưng khó nhận biết là người Philippines hay Singapore thường gật gù khi nghe Hạnh nói, và hay hỏi lại cho rõ một số ý cô nêu. Ông ta tập trung nhiều hơn vào những kỹ năng cô học được ở trường và trong lần thực tập trước.
Lúc vào trả lời phỏng vấn Hạnh đã chú tâm đọc lại cả tập giấy tờ về công việc làm 'analyst' (chuyên gia phân tích) cho mảng 'retail banking' (ngân hàng bán lẻ). Lĩnh vực này thay đổi chóng mặt nhưng hướng đi chính, không đổi là số hóa tối đa và thanh toán không tiền mặt. Nhưng đầu óc Hạnh không thể nào tập trung vào những con số, cứ lởn vởn câu hỏi về chuyện khác. Sáng hôm ấy, vừa ngủ dậy thì điện thoại của cô báo có tin nhắn. Tin từ Steve. Anh xin lỗi không rõ có đánh thức cô dậy hay không, nhưng bên Úc đã là chiều nên muốn gọi cho cô. Steve nói anh phần nào đã giải quyết xong các việc riêng và một hai tháng nữa sẽ quay về London, muốn hẹn cô. Nếu Hạnh chưa có kế hoạch đi nghỉ gì thì anh muốn rủ cô xuống vùng biển West Country. Giọng Steve phấn khích khi hỏi mà hơi e dè khi nghe Hạnh trả lời. Thực sự thì hai người mới là bạn, và cô đã đặt quá nhiều hy vọng vào anh trong lúc chỉ nghe được những câu nói mang tính thăm dò, lời đùa kiểu Anh ý nhị, bóng gió chứ đâu có câu nào đi thẳng vào vấn đề. Hạnh ghét nhất là cách nói giả định 'would have been' – thì tương lai trong quá khứ về những điều có thể đã xảy ra nhưng chưa hề xảy ra mà Steve rất hay dùng. Cô nghe anh nói mà ấp úng không đáp lời Yes hay là No. Nỗi bực nhẹ dâng lên trong lồng ngực. Tại sao Steve cứ phải hỏi cô nhiều thế? Chẳng lẽ anh không biết cô không thể đi đâu được vì visa sắp hết hạn. Nếu có đi sẽ là đi luôn khỏi nước Anh. Ôi sao mà người đàn ông từng trải lại vô tâm tới mức ấy. Hạnh lịch sự xin phép phải đi có việc và hẹn sẽ báo lại. Quan hệ tưởng đã quên đi nay trở lại. Hạnh không biết nên vui hay buồn. Cô chẳng còn rõ trái tim của mình đã để rơi bên dòng sông Maas hay vẫn còn ở đây, vẫn hướng lên ngọn tháp The Shard cao vút, nơi Hạnh lần đầu gặp người đàn ông Anh.
Suốt hai tuần liền Hạnh đi phỏng vấn xin việc thêm ở ba chỗ, ngân hàng Llyods TSB của Anh, một ngân hàng chi nhánh của tập đoàn tài chính công thương – xây dựng Trung Quốc tại Anh, và một nhà băng Malaysia. Đã thuộc bài, Hạnh nói trôi chảy về mình, về kinh nghiệm làm việc, biết dừng lại đúng chỗ chờ câu hỏi, biết cười và giả bộ trầm ngâm. Vì không phải ai trong hội đồng hỏi thi đều thích nhân viên tương lai “bắn như súng liên thanh", vấn đề gì cũng “biết tuốt". Yếu tố văn hóa và tính cách cá nhân của người đi xin việc quan trọng không kém hình thức, khả năng trình bày. Ở ngân hàng Trung Quốc, họ nhìn Hạnh chằm chặp như xoáy vào tim vào não cô. Cô này đã hội tụ đủ kiến thức văn hóa Anh chưa, để đem thêm gì đó vào cho công ty? Hạnh cảm được ba cặp mắt đen nhánh muốn hỏi cô như vậy. Ở ngân hàng của Anh Quốc thì cuộc phỏng vấn mà hai người phụ nữ Anh thực hiện chẳng khác gì cuộc hỏi thi ở trường, khá nghiêm túc và đơn điệu. Người ta có vẻ không quan tâm, hoặc không dám hỏi gì về gốc gác Việt Nam của Hạnh mà coi cô như bất cứ người nào khác đã có mặt ở Anh. Có phải họ bị điều luật nào đó bắt không được tỏ ra phân biệt đối xử? Hạnh học được điều đó trong những lần đi làm phiên dịch. Luật Anh rất nghiêm, đã nói chống phân biệt, kỳ thị là không thể coi gốc tích, màu da và văn hóa từ nước khác là yếu tố xét tuyển. Có công ty còn chống 'sexism' (phân biệt giới tính) bằng cách nhận hồ sơ tuyển người không có mục ghi Nam hay Nữ. Khổ nỗi, sự che chắn đó chỉ có ý nghĩa khi tên người xin việc không lộ ngay ra là phụ nữ hay nam giới, nhất là tên châu Âu. Hạnh không để ý đến chuyện đó làm và đi thi tuyển xin việc luôn mặc đồ trang nhã nhưng không bao giờ muốn chơi lá bài phụ nữ. Mà giả sử cô muốn tăng nữ tính bằng áo hở cổ sâu hơn, váy ngắn hơn cũng sẽ không giải quyết điều gì vì nghề ngân hàng giờ đây cần nhiều chuyên viên phân tích số liệu, xử lý tình huống hơn là đặt ra đội nữ nhân viên xinh đẹp đón khách vào đăng ký vay tín dụng. Gần 90% hoạt động ngân hàng ở Anh là trên mạng và qua điện thoại thông minh nên hình ảnh của dịch vụ nhà băng đã hoàn toàn thuộc về thế giới của các app và ngôn ngữ máy tính. Chính vì vậy, mỗi cuộc phỏng vấn là một lần để công ty xem thí sinh có dễ xây dựng quan hệ, hội nhập ngay vào team không, còn kiến thức, kinh nghiệm thì đã có cả một bộ máy phòng ban training, nhân sự hỗ trợ, ai sáng dạ, chịu khó học đều đạt đến điểm cần đến.
Nói là đã quen mà sau mỗi buổi phỏng vấn Hạnh cứ mệt rũ ra, hơn đánh vật với bài thi tốt nghiệp. Có buổi rời văn phòng của nơi tuyển người về, cô không lên tàu ngay mà ra con phố bên bờ Bắc sông Thames, vào quán rượu trong vườn hoa Embankment gọi một ly vang. Người hầu bàn nam có giọng nói Nam Âu như người Ý bưng ra cho cô cả một đĩa nhỏ có pho-mát đã cắt miếng, hai khoanh xúc xích mỏng, nói là hàng khuyến mãi của tiệm chiều thứ Sáu. Hạnh vui vẻ cảm ơn và ngồi nhâm nhi vị cay và ngọt của rượu, vị mằn mặn, bùi bùi của chút đồ nhắm. Cô nhớ Lucio bảo hồi nhỏ anh không biết uống rượu, lớn lên thích bia, nhưng có tuổi hơn – Hạnh cười, nói đùa “Già hơn!" - thì vị đậm đà của rượu ngày một ngon. Biết uống rượu một mình là đã già dặn rồi đó. Lucio nói câu đó khi nào Hạnh không nhớ. Quán có dãy bàn mở ra vườn hoa với một pho tượng bên lối Người uống bia ngồi đầy cả ra bãi cỏ trong nắng chiều. Tiếng nói chuyện át cả tiếng tàu xe và còi thuyền trên sông. Có những thành phố người ta đến thăm rồi đi, ôm về một mới ảnh nhấm nháp dần trên Facebook, có những thành phố ai đến đều muốn ở lại. Nhớ hôm đi chơi thuyền trên sông ở Zilin. Cả bọn người nước ngoài thường nhận được cái nhìn dò xét để họ tự biết mình đang là ai. Nhanh thôi, đúng ra là một thoáng hiền lành trong ánh mắt dân địa phương nhưng ai làm khách của Veronika đều bắt được tín hiệu. London thì khác hẳn, ai là ai, làm gì đều nhận được lời chào 'hello', 'hi' lịch thiệp, không vồn vã, chẳng thờ ơ. Mà thế là hòa cả làng, ai nấy đều tự hiểu mình được là thành viên của quần thể người sống ở đây, bình đẳng, không phải cố đóng kịch 'hội nhập', mà có chút lạ lẫm, lập dị thì người ta cũng bỏ qua. Hạnh cảm thấy quen với cảm giá như vậy rồi nhưng còn chờ London có cho cô một cơ hội sống với nó không. Cô đơn độc ngắm người ra vào quán, người hối hả bước qua công viên, hoài niệm những ngày vừa trôi qua, những ngày đã đi xa hơn vào dĩ vãng trong sự kiềm chế bản thân cố gắng không nghĩ điều gì sắp tới.
Buổi phỏng vấn diễn ra bình thường như những lần trao đổi công việc ở trường đại học với người dẫn bài cho luận án, không phải cuộc thẩm vấn đánh đố nhau mà Hạnh hay nghe các bạn kể. Những ngân hàng quốc tế đều rất giỏi trong cách tuyển người và cả ba người ngồi đối diện Hạnh trong 'board' đều dễ chịu, lịch sự. Hạnh thấy một bà người Anh ghi chép liên tục, còn ông chủ tọa người gốc Ấn thì liên tục mỉnh cười, hỏi cả về cuộc sống của cô, kinh nghiệm đi nước ngoài, hiểu biết về thị trường tài chính Việt Nam. Đôi lúc ông thấy Hạnh bối rối thì dừng ngay lại để nhắc “Take your time". Người đàn ông bên phía trái có nét mặt châu Á nhưng khó nhận biết là người Philippines hay Singapore thường gật gù khi nghe Hạnh nói, và hay hỏi lại cho rõ một số ý cô nêu. Ông ta tập trung nhiều hơn vào những kỹ năng cô học được ở trường và trong lần thực tập trước.
Lúc vào trả lời phỏng vấn Hạnh đã chú tâm đọc lại cả tập giấy tờ về công việc làm 'analyst' (chuyên gia phân tích) cho mảng 'retail banking' (ngân hàng bán lẻ). Lĩnh vực này thay đổi chóng mặt nhưng hướng đi chính, không đổi là số hóa tối đa và thanh toán không tiền mặt. Nhưng đầu óc Hạnh không thể nào tập trung vào những con số, cứ lởn vởn câu hỏi về chuyện khác. Sáng hôm ấy, vừa ngủ dậy thì điện thoại của cô báo có tin nhắn. Tin từ Steve. Anh xin lỗi không rõ có đánh thức cô dậy hay không, nhưng bên Úc đã là chiều nên muốn gọi cho cô. Steve nói anh phần nào đã giải quyết xong các việc riêng và một hai tháng nữa sẽ quay về London, muốn hẹn cô. Nếu Hạnh chưa có kế hoạch đi nghỉ gì thì anh muốn rủ cô xuống vùng biển West Country. Giọng Steve phấn khích khi hỏi mà hơi e dè khi nghe Hạnh trả lời. Thực sự thì hai người mới là bạn, và cô đã đặt quá nhiều hy vọng vào anh trong lúc chỉ nghe được những câu nói mang tính thăm dò, lời đùa kiểu Anh ý nhị, bóng gió chứ đâu có câu nào đi thẳng vào vấn đề. Hạnh ghét nhất là cách nói giả định 'would have been' – thì tương lai trong quá khứ về những điều có thể đã xảy ra nhưng chưa hề xảy ra mà Steve rất hay dùng. Cô nghe anh nói mà ấp úng không đáp lời Yes hay là No. Nỗi bực nhẹ dâng lên trong lồng ngực. Tại sao Steve cứ phải hỏi cô nhiều thế? Chẳng lẽ anh không biết cô không thể đi đâu được vì visa sắp hết hạn. Nếu có đi sẽ là đi luôn khỏi nước Anh. Ôi sao mà người đàn ông từng trải lại vô tâm tới mức ấy. Hạnh lịch sự xin phép phải đi có việc và hẹn sẽ báo lại. Quan hệ tưởng đã quên đi nay trở lại. Hạnh không biết nên vui hay buồn. Cô chẳng còn rõ trái tim của mình đã để rơi bên dòng sông Maas hay vẫn còn ở đây, vẫn hướng lên ngọn tháp The Shard cao vút, nơi Hạnh lần đầu gặp người đàn ông Anh.
Suốt hai tuần liền Hạnh đi phỏng vấn xin việc thêm ở ba chỗ, ngân hàng Llyods TSB của Anh, một ngân hàng chi nhánh của tập đoàn tài chính công thương – xây dựng Trung Quốc tại Anh, và một nhà băng Malaysia. Đã thuộc bài, Hạnh nói trôi chảy về mình, về kinh nghiệm làm việc, biết dừng lại đúng chỗ chờ câu hỏi, biết cười và giả bộ trầm ngâm. Vì không phải ai trong hội đồng hỏi thi đều thích nhân viên tương lai “bắn như súng liên thanh", vấn đề gì cũng “biết tuốt". Yếu tố văn hóa và tính cách cá nhân của người đi xin việc quan trọng không kém hình thức, khả năng trình bày. Ở ngân hàng Trung Quốc, họ nhìn Hạnh chằm chặp như xoáy vào tim vào não cô. Cô này đã hội tụ đủ kiến thức văn hóa Anh chưa, để đem thêm gì đó vào cho công ty? Hạnh cảm được ba cặp mắt đen nhánh muốn hỏi cô như vậy. Ở ngân hàng của Anh Quốc thì cuộc phỏng vấn mà hai người phụ nữ Anh thực hiện chẳng khác gì cuộc hỏi thi ở trường, khá nghiêm túc và đơn điệu. Người ta có vẻ không quan tâm, hoặc không dám hỏi gì về gốc gác Việt Nam của Hạnh mà coi cô như bất cứ người nào khác đã có mặt ở Anh. Có phải họ bị điều luật nào đó bắt không được tỏ ra phân biệt đối xử? Hạnh học được điều đó trong những lần đi làm phiên dịch. Luật Anh rất nghiêm, đã nói chống phân biệt, kỳ thị là không thể coi gốc tích, màu da và văn hóa từ nước khác là yếu tố xét tuyển. Có công ty còn chống 'sexism' (phân biệt giới tính) bằng cách nhận hồ sơ tuyển người không có mục ghi Nam hay Nữ. Khổ nỗi, sự che chắn đó chỉ có ý nghĩa khi tên người xin việc không lộ ngay ra là phụ nữ hay nam giới, nhất là tên châu Âu. Hạnh không để ý đến chuyện đó làm và đi thi tuyển xin việc luôn mặc đồ trang nhã nhưng không bao giờ muốn chơi lá bài phụ nữ. Mà giả sử cô muốn tăng nữ tính bằng áo hở cổ sâu hơn, váy ngắn hơn cũng sẽ không giải quyết điều gì vì nghề ngân hàng giờ đây cần nhiều chuyên viên phân tích số liệu, xử lý tình huống hơn là đặt ra đội nữ nhân viên xinh đẹp đón khách vào đăng ký vay tín dụng. Gần 90% hoạt động ngân hàng ở Anh là trên mạng và qua điện thoại thông minh nên hình ảnh của dịch vụ nhà băng đã hoàn toàn thuộc về thế giới của các app và ngôn ngữ máy tính. Chính vì vậy, mỗi cuộc phỏng vấn là một lần để công ty xem thí sinh có dễ xây dựng quan hệ, hội nhập ngay vào team không, còn kiến thức, kinh nghiệm thì đã có cả một bộ máy phòng ban training, nhân sự hỗ trợ, ai sáng dạ, chịu khó học đều đạt đến điểm cần đến.
Nói là đã quen mà sau mỗi buổi phỏng vấn Hạnh cứ mệt rũ ra, hơn đánh vật với bài thi tốt nghiệp. Có buổi rời văn phòng của nơi tuyển người về, cô không lên tàu ngay mà ra con phố bên bờ Bắc sông Thames, vào quán rượu trong vườn hoa Embankment gọi một ly vang. Người hầu bàn nam có giọng nói Nam Âu như người Ý bưng ra cho cô cả một đĩa nhỏ có pho-mát đã cắt miếng, hai khoanh xúc xích mỏng, nói là hàng khuyến mãi của tiệm chiều thứ Sáu. Hạnh vui vẻ cảm ơn và ngồi nhâm nhi vị cay và ngọt của rượu, vị mằn mặn, bùi bùi của chút đồ nhắm. Cô nhớ Lucio bảo hồi nhỏ anh không biết uống rượu, lớn lên thích bia, nhưng có tuổi hơn – Hạnh cười, nói đùa “Già hơn!" - thì vị đậm đà của rượu ngày một ngon. Biết uống rượu một mình là đã già dặn rồi đó. Lucio nói câu đó khi nào Hạnh không nhớ. Quán có dãy bàn mở ra vườn hoa với một pho tượng bên lối Người uống bia ngồi đầy cả ra bãi cỏ trong nắng chiều. Tiếng nói chuyện át cả tiếng tàu xe và còi thuyền trên sông. Có những thành phố người ta đến thăm rồi đi, ôm về một mới ảnh nhấm nháp dần trên Facebook, có những thành phố ai đến đều muốn ở lại. Nhớ hôm đi chơi thuyền trên sông ở Zilin. Cả bọn người nước ngoài thường nhận được cái nhìn dò xét để họ tự biết mình đang là ai. Nhanh thôi, đúng ra là một thoáng hiền lành trong ánh mắt dân địa phương nhưng ai làm khách của Veronika đều bắt được tín hiệu. London thì khác hẳn, ai là ai, làm gì đều nhận được lời chào 'hello', 'hi' lịch thiệp, không vồn vã, chẳng thờ ơ. Mà thế là hòa cả làng, ai nấy đều tự hiểu mình được là thành viên của quần thể người sống ở đây, bình đẳng, không phải cố đóng kịch 'hội nhập', mà có chút lạ lẫm, lập dị thì người ta cũng bỏ qua. Hạnh cảm thấy quen với cảm giá như vậy rồi nhưng còn chờ London có cho cô một cơ hội sống với nó không. Cô đơn độc ngắm người ra vào quán, người hối hả bước qua công viên, hoài niệm những ngày vừa trôi qua, những ngày đã đi xa hơn vào dĩ vãng trong sự kiềm chế bản thân cố gắng không nghĩ điều gì sắp tới.
Tác giả :
Lý Thanh