Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 23 - bữa tiệc trong điện westminster và một đêm kinh hoàng
Đôi trẻ sống cùng căn hộ với Hạnh tỏ ra khá bí hiểm, hoặc ít ra cô nghĩ như vậy về họ. Họ ra khỏi nhà trước khi Hạnh ngủ dậy nên cô không rõ là mấy giờ thì họ phải vội ra chỗ làm. Điều chắc chắn là họ làm việc rất vất vả. Giao tiếp giữa cô và họ đúng là được hai bên giữ ở mức 'minimum', phần vì Hạnh không hề muốn quen biết họ, phần vì thật sự là ít gặp nhau. À mà đúng ra họ chỉ gặp nhau khi chị chủ nhà đến chơi, thu tiền nhà. Đó cũng là dịp hiếm hoi Hạnh và đôi bạn trẻ kia ngồi cùng nhau trong căn phòng khách. Chị chủ nhà mang đến một làn đầy những cam, chuối và nho tươi. Để quà trên bàn như một lời mời, chị vui vẻ nhận tiền nhà từ Hạnh và đôi bạn kia. Hạnh luôn để tiền vào phong bình, cô được cha mẹ giáo dục thế, còn tiền của họ là tiền tươi, các đồng 20 bảng có hình Nữ hoàng màu tím buộc thành gói quấn dây chun. Gọi chị chủ nhà bằng cô, người con trai tên Hưng nói:
“-Cô ạ, tiên sư bố cái bọn warden, cháu chỉ đỗ xe để đổ hàng xuống đúng ba phút mà chúng nó, hai thằng luôn nhé, đã xông đến. Một thằng cười đểu nhìn đồng hồ, thằng kia chụp ảnh biển số xe của cháu ngay...Mà sư bố chúng nó chứ, thành phố họ cho xe lorry đỗ 5 phút để đổ hàng, như taxi nhận khách, trả khách, có luật đàng hoàng cháu biết chứ, mà chúng nó cứ giở trò..."
“-Ô vậy có sao không? Mình nói với họ là quán của mình thì mình đỗ tạm. Nói là người ta thông cảm mà. Cô ít thấy người Anh họ quá quắt," chị chủ nhà nhấc một chân lên ghế, hồ hởi “tư vấn".
“-Dạ không, đây phải là 'warden' (tuần cảnh) người Anh mà là da đen cô ạ, như châu Phi ấy. Nói giọng khê đặc, tay đã lăm lăm phiếu phạt. Bọn nó được giao định mức vé phạt hàng ngày, ăn phần trăm nên ham lắm. Cháu chửi bố chúng nó lên nhưng vẫn phải lái xe đi, rồi tìm chỗ đỗ 'free' ở phố bên. Chuẩn luôn cô ạ, chúng nó 'đ...' làm được gì, chỉ tội hơi xa, cháu phải bê nốt thùng nước sốt ê cả tay về quán."
Cô bạn gái anh chàng Hưng, tên là Thảo thì than thở:
“-Đấy cô và chị Hạnh xem, làm nhà hàng thì bọn vệ sinh dịch tễ đến soi từng cái bát, từng ống cống coi có sạch không, làm quán bánh mì thì ít việc hơn nhưng hở ra là có thằng đòi móc ngay."
Nói rồi cô bạn tự nhiên thò tay bóc vỏ quả cam, tẽ ra một hai múi đưa cho anh người yêu. Anh chàng gạt tay, nói 'chưa muốn ăn', và kể lể cả chuyện quán bánh mì kẹp của họ được lên báo Evening Standard trong mục ẩm thực:
“-Ông nhà báo đó rất vui chị nhé,"
Hưng quay sang hướng Hạnh kể. Cô cậu này luôn có ấn tượng Hạnh học cao, giỏi tiếng Anh, toàn là “chơi với bạn Tây" nên muốn tỏ ra là cái quán bé tẹo của họ ở góc phố khu Tottenham Court Road nổi tiếng trên báo Anh chứ không phải chuyện đùa. Hạnh gật đầu lắng nghe.
“...ông ấy đến ăn hai lần, lần nào cũng mua mang đi 5-6 cái, loại kẹp chả và lạp-xường ấy. Và em cho ông ấy thẻ discount luôn hôm đầu tiên, thế là khoái lắm. Em hỏi có phải ông mua cho đồng nghiệp ở văn phòng. Em cóc biết nói 'đồng nghiệp là gì' nên bảo 'Do you buy for friend?'. Ông ấy chỉ vào bụng, bảo 'Tôi mua cho tôi, ăn trưa hai cái, giờ chiều ăn thêm hai cái nữa, còn thì mang về nhà ăn tối'. Dân Tây lạ thật đấy chị nhỉ, thích cái gì thì ăn liền tù tì cả ngày."
Hạnh chẳng biết nói sao cho bén câu chuyện nên nhắc lại một câu cô nghe từ Steve.
“-Người Anh họ thế mà, ví dụ đi pub uống bia là uống một loại họ thích, không như dân nhà mình cái gì cũng thích thử và ít người đạt trình độ thích một thứ sâu sắc."
Thảo đang bóc tiếp một quả cam nữa ngước lên nhìn Hạnh:
“-Vậy theo chị là nếu họ thích bánh mì của bọn em là sẽ nghiện luôn."
Hạnh nói, như để chính cô nghe:
“-Trong ngành ẩm thực ở Anh hiện nay thì bánh mì Việt đang thời thượng, họ chán Chinese takeway (món ăn Trung Quốc bán cho khách mang đi), vì báo chí chê là nhiều dầu, mỡ. Đồ Nhật thì mốt lâu rồi, lên hàng cao cấp. Còn đồ ăn Việt được khen là nhiều rau, ăn nhẹ, dễ tiêu nên dân văn phòng rất ưa. Nếu các bạn làm thêm cả bánh mì chay, nhân không thịt mình nghĩ sẽ có khách."
Thảo ồ lên, nhìn sang Hưng:
“-Em đã nói là menu của mình cần có bánh chay mà. Tuần này làm luôn anh nhé."
Chị chủ nhà buông một câu ngớ ngẩn:
“-Tây nó không đi chùa mà ăn chay lắm nhỉ."
Hạnh cười:
“-Họ không đi chùa nhưng tập yoga và đọc sách của Ấn Độ. Dân văn phòng cô nào mà không ngồi Thiề̉n, ăn chay. Để giảm cân nữa mà."
Nói chuyện thế là đủ, Hạnh bỏ lên phòng. Cô còn nghe tiếng Thảo nhờ chị chủ nhà tuần sau đến nấu cơm giúp một bữa vì họ có khách từ Việt Nam qua. Cô nghĩ tuần tới cô phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc ở HSBC nên chỉ cầu mong đôi bạn cùng nhà và khách của họ đừng có quá ồn ào.
Gần đây các đại học Anh không còn làm lễ tốt nghiệp cho sinh viên nước ngoài ngay vào dịp cuối hè sang thu như xưa. Sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và EU tới nhiều quá, các trường thường để họ nộp bằng và nhận chứng chỉ tốt nghiệp qua mạng vài tháng rồi mới làm lễ tốt nghiệp để ai dự được thì tới, không bắt buộc. Nhiều sinh viên nước ngoài học xong là về nước họ hoặc đi nước khác nhận việc nên không trở lại trường làm gì cho tốn kém chỉ để chụp ảnh trong bộ trang phục cử nhân, thạc sĩ có chiếc mũ vuông góc phải thuê mất gần 100 bảng. Như nhiều bạn khác, Hạnh không cần đợi có lễ tốt nghiệp mới đi phỏng vấn xin việc. Cô đã nộp đơn vào sáu ngân hàng hàng đầu ở Anh, từ ngân hàng đầu tư cổ phiếu quốc tế tới nhà băng thuộc nhóm 'retail' có văn phòng ở mọi 'high street' ở Anh. Nhớ lại lời khuyên của Karl, cô viết CV rất kỹ, tạo cả một trang web cá nhân để liệt kê thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc. Chị Vinh khuyên Hạnh đừng bỏ qua cả việc làm thêm là phiên dịch cho hội từ thiện, trợ giúp người tỵ nạn. Các công ty Anh thường có tầm nhìn quốc tế nên trải nghiệm cá nhân và kinh nghiệm sống đa dạng của người thi tuyển vào vị trí việc làm là thứ họ cần hơn cả điểm số trên giảng đường đại học. Hạnh cặm cụi ngày nào cũng soạn 'profile' chuyên môn và chỉnh sửa liên tục giấy tờ, hồ sơ để gửi đi với hy vọng được qua vòng loại và tới vòng phỏng vấn.
Visa ở Anh của cô càng lúc càng ngắn lại, mà các vấn đề thì nhiều, không biết nghĩ sao. Cô băn khoăn không biết có nên hỏi Alberto về tình hình của Lucio hay là không. Vụ anh bị giữ tại Hà Lan cô mới chỉ nhắn cho Veronika và tin rằng bạn ấy sẽ nói với chồng mới cưới. Chả gì họ đã là bạn với nhau từ lâu. Có lẽ cô cần đợi thêm một vài hôm nữa rồi hỏi, làm sao để biết sức khoẻ và tình trạng của anh mà không cần liên lạc trực tiếp. Hạnh sợ trong lúc cần xin việc và công ty bảo trợ để ở lại Anh cấp thiết thế này, một nghi vấn gì liên quan đến cô từ cảnh sát châu Âu gửi sang cho cơ quan di trú Anh hoàn toàn có thể đưa cô vào vòng điều tra. Nghĩ thế là Hạnh thấy tim đập mạnh và tay run trên bàn phím của máy laptop.
Việc làm phiên dịch cho người nhập cư Việt vào Anh bận hơn trước. Họ vào Anh khá đều. Hạnh không phải tới tòa hoặc vào trại tạm giam mới làm được công việc dịch thuật. Cô chỉ cần đăng ký số điện thoại với cảnh sát. Công nghệ và kho dữ liệu toàn quốc của Anh cho phép họ tìm ra người phiên dịch nào đang rảnh và chỉ cần nối máy xác nhận danh tính người bị bắt giữ để họ lập hồ sơ là xong. Tiền họ trả theo giờ vào thẳng tài khoản của phiên dịch. Hạnh hình dung ra một ngày 24 giờ trên các mạng điện thoại ở cả nước có hàng trăm cuộc nói chuyện bằng tiếng Việt, Hoa, Ả Rập, Iran, Kurd, Pashto, Tamil, Sinhala...kết nối người bị bắt, vốn vẫn ùn ùn vào Anh bằng mọi ngả, với những đồng hương của họ là phiên dịch như Hạnh. Cùng là đồng hương, đồng tộc, hai phía chỉ khác nhau mỗi quy chế di cư: hợp pháp và bất hợp pháp. Đa số chẳng bao giờ gặp nhau, chỉ nghe tiếng của nhau qua điện thoại trung gian của cảnh sát. Thế giới ngày nay là vậy, Rachel bảo lúc nào cũng có 60-70 triệu người bị đẩy đi khỏi nhà cửa, quê hương bản quá để lang thang trên mặt Địa Cầu. Ngày xưa các dòng di cư cũng đã có nhưng người ta phải đi nhiều năm mới ra khỏi cái nôi loài người là Châu Phi để đến Nam Á. Giờ đây đi lâu thì vài tháng, cộng cả thời gian trốn tránh, chui lủi, đi nhanh chỉ mất một chuyến bay, một lần đi thuyền là đến nơi họ muốn đến. Đến rồi sẵn sàng lời khai để vào trại tạm cư, bắt đầu một đoạn đời vô định.
Tối thứ Sáu, Hạnh và Rachel diện bộ sang trọng nhất vào dự lễ ra mắt của một dự án từ thiện cho người di dân trái phép tới Anh. Lạ thật cơ, Hạnh không tin vào tai mình khi Rachel nhắn là buổi lễ sẽ làm trong ̣Cung điện Westminster, trụ sở Quốc hội Anh. Việc ngăn và bắt người nhập cư là công tác chung của cả bộ máy nhà nước, nhưng khi ai đó đã lọt lưới vào rồi, thì việc hỗ trợ, cứu giúp cho họ cũng được các đảng trong Nghị viện bảo trợ và chính Bộ Nội vụ Anh cung cấp ngân khoản cho mọi hoạt động đó. Tòa nhà Hạ viện – 'The House of Commons' sừng sững bên Tháp đồng hồ Big Ben. Hai cô gái chìa tấm giấy mời cho đội cảnh sát vũ trang cầm súng đứng gần pho tượng vua Richard Sư tử tâm là được cho vào. Qua thêm cửa an ninh phải soi túi như ở sân bay, Hạnh và Rachel nhận thẻ có số và tên với mã vạch để đeo vào cổ rồi đi tiếp vào bên trong. Sảnh lớn Westminster Hall thật to, Hạnh nhìn lên trần thấy hút cả mắt. Đây là chỗ làm lễ khai mạc Nghị viện hàng năm do Nữ hoàng chủ trì, Rachel nói rồi kéo Hạnh đi nhanh qua các hàng lang dài, nhiều tượng và tranh cổ cho kịp giờ. Vào phía trong, hai cô phải hỏi người hướng dẫn ở một sảnh nhỏ hơn để được giới thiệu vào phòng họp đã tụ tập đông đủ các quan khách và đại diện của hội từ thiện để cùng ra mắt dự án 'A giving hand' (Chìa một bàn tay). Nghi lễ gì ở Anh đều hạn chế thời gian không quá 60 phút, và không lâu sau khi các bài phát biểu, màn vỗ tay vừa chấm dứt là tất cả xếp hàng – ai cũng như ai phải xếp hàng – vào phòng tiệc.
Đứng chắn lối vào Cholmondeley Room and Terrace, nằm trên balcon nhìn xuống sông Thames của Điện Westminster, là một ông MC mặc áo đuôi tôm màu đỏ, đội tóc giả như người hầu của vua chúa ngày xưa. Ông cầm danh sách thực khách, đánh dấu từng người, chào đón họ bằng lời 'Welcome' và chỉ cho ai nấy vào đúng chỗ đã có tên trên bàn tiệc. Hạnh và Rachel nhận hai chỗ ngồi khác nhau. Ý tưởng của tiệc giao tế công cộng là để thực khách ngồi với người lạ nhằm mở rộng quan hệ. Kẹt giữa hai vị khách, một ông người Anh, chuyên làm về dịch vụ cung ứng thực phẩm cho trại tạm giam, và một bà hoạt động nữ quyền người Carribean, Hạnh không biết bắt chuyện kiểu gì. Việc phiên dịch giúp người tỵ nạn của cô mới là tay trái, chưa có bề dày như họ nên cô đành để hai khách cứ trao đổi thoải mái qua mặt. Cô đóng vai người dễ tính, gật đầu tán thưởng bằng nụ cười hay đôi câu hỏi mang tính tìm hiểu thông tin cho đỡ lạc điệu. Tiệc sang thì sang thật đó mà không ngon miệng, rượu thì rất nhiều, hết khai vị là vang đỏ, vang trắng, và tới món tráng miệng người ta còn mời thêm brandy. Liếc sang Rachel ở bàn bên, Hạnh thấy bạn nói liên tục, hào hứng lắm, đúng là người từng làm báo. Hạnh thấy mệt lả vì màn ăn uống tiệc tùng kiểu cứng nhắc này. Cô thầm nhớ tiệc cưới của Veronika có bạn bè cùng lứa đông vui hơn.
Về nhà, Hạnh bước vào không gian nồng mùi thuốc lá và tiếng ồn của bữa nhậu mà cặp Hưng, Thảo tổ chức cho nhóm khách từ Việt Nam sang. Cô hơi nhức đầu vì chót làm một ly vang ở Điện Westminster nhưng bụng vẫn đói nên nhận lời chèo kéo của Thảo. Mùi thơm ngon của bún măng, rau ngò gai, rau mùi hấp dẫn hơn món vịt 'pan-seared duck breasts' kiểu Pháp ở bữa tiệc Tây. Sau mấy câu giới thiệu, cô yên lặng ngồi xuống góc bàn cạnh Thảo, ăn bún. Nhóm khách có ba người đàn ông dáng vẻ quan chức, mặt đã đỏ gay, giọng chuyển sang lè nhè.
Thảo bấm tay Hạnh: “Các bác ấy đã uống whiskey từ trưa. Họp với cơ quan của Anh xong là ra Phố Tàu ăn trưa và gọi rượu ngay". Hạnh ái ngại nhìn bàn ăn còn đầy ắp bia, rượu. Không hiểu họ còn ngồi đến bao lâu. Lẫn giữa lời chúc nhau, nâng lên hạ xuống và tiếng húp bún sùm sụp là câu chuyện cô nghe câu được câu chăng nói về cách chuyển tiền cho con sang Anh du học, đi tour hầm rượu nào ở Scotland thú vị hơn. Đang thao thao bất tuyệt về mấy đồn đoán chính trị cung đình ở Hà Nội và vài vụ bắt quan chức tham nhũng ở Đà Nẵng, một người ở tuổi sắp nghỉ hưu, mắt híp, đeo kính cận với lấy chiếc bật lửa ở góc bàn, châm điếu thuốc rồi hất cổ hỏi Hạnh:
“-Em học xong chưa? Học xong rồi về nước cần việc gì cứ gọi cho anh. Vào hàng không, vào ngoại thương, xuất nhập khẩu, vào tổng công ty to nhất miền Bắc, chỗ nào anh cũng lo được. Dân chúng cứ đồn đại hàm hồ về tiền chạy việc, nào là phải chồng trước mấy củ, mấy tập, toàn bậy bạ hết. Quan hệ là quan trọng nhất. Mà anh luôn tôn trọng nhân tài, các em du học ở nước ngoài về là tương lai của mọi công ty, mọi tổ chức..."
Hạnh sững người vì lời lẽ sỗ sàng của con người mà nếu không thoạt nhìn thì hẳn có người nể dáng vẻ của một quan chức có uy quyền. Không để Hạnh trả lời, ông nhìn chằm chằm vào ngực áo của cô, chặc lưỡi chê 'nạn chảy máu chất xám'. Hạnh lí nhí câu gì đó không rõ và thực sự ù tai, không muốn nghe ông ta cao giọng khoe tiếp về các mối quan hệ cấp cao, về khả năng tác động chỗ ông nọ, ông kia, tất cả đều vì việc công, vì xã hội. Cô thấy bực bội. Cô bực chính mình vì thèm bát bún mà ngồi vào chỗ dớ dẩn để phải nghe một 'đấng chém gió' bất cần khán giả. Xong bát bún, Hạnh cảm ơn Thảo và xin phép đi ra.
Trời hôm ấy nóng lạ thường. Đầu đang nhức, Hạnh không thay đồ, chỉ mở to cửa sổ cho phòng bớt ngột rồi nằm vật lên giường cố ngủ. Tiếng ồn từ bữa nhậu sắp tàn với mấy cán bộ công du nước ngoài có dịp rượu chè “cho đúng kiểu Tây" vẳng lại. Hạnh thiếp đi chập chờn. Cô mơ thấy sân bay Stansted với mái vòm trắng, rộng như cánh cò khổng lồ, vẫy chào đón cô. Hạnh ngồi trên tàu điện chở khách từ Departure Hall tới cổng ra máy bay. Cô đi đón ai đây, Steve hay Lucio. Thôi chết, lỡ mình nhầm người thì sao nhỉ. Trong đám đông đáp xuống, Hạnh nhao ra ôm lấy một người trông như Lucio. Ôi sao anh ấy uống nhiều rượu trên máy bay thế nhỉ? Mùi rượu và thức ăn chưa tiêu hết bốc lên kinh tởm từ nụ hôn của Lucio. Mà sao anh ấy không nói gì, cứ vục mặt vào cổ Hạnh. Nụ hôn không cạo vào cổ cô như trước mà trơn trơn, nhờn nhờn. Hạnh bỗng điếng người vì có bàn tay bóp mạnh vào ngực. Trời ơi, cái gì thế này. Hạnh cố cựa quậy. Không còn là giấc mơ. Gã cán bộ đè chặt lên người cô. Hạnh cố hét, hy vọng tỉnh cơn ác mộng nhưng không được. Cô mở to mắt thấy trong căn phòng tối, không phải là mơ mộng gì mà đúng là gã đàn ông đang nắm chặt hai chân cô định giở trò bẩn thỉu. Hạnh vẫy vùng, trườn thân thoát ra khỏi vòng tay của kẻ đồi bại mà không nổi. Nước mắt tràn ra mặt, cô với được chiếc đèn bàn ở cạnh đầu giường quật mạnh vào kẻ làm bậy và đẩy mạnh hắn ra. Người đàn ông ngã vật xuống nền nhà, vùng vẫy trong chiếc quần đã tụt một nửa, miệng lèm bèm chửi. Hạnh vùng dậy, chạy ra khỏi phòng. Cô lao xuống cầu thang, vào căn bếp, bám được chiếc ghế tựa thì ngồi sụp xuống, hai chân mềm như sợi bún. Ngực áo của cô đã rách tung ra trong cuộc vật lộn, may là chiếc váy 'smart' mặc đi dự tiệc đã cài dây thắt lưng da chặt nên chỉ xộch xệch mà không bị kéo tuột xuống.
“-Cô ạ, tiên sư bố cái bọn warden, cháu chỉ đỗ xe để đổ hàng xuống đúng ba phút mà chúng nó, hai thằng luôn nhé, đã xông đến. Một thằng cười đểu nhìn đồng hồ, thằng kia chụp ảnh biển số xe của cháu ngay...Mà sư bố chúng nó chứ, thành phố họ cho xe lorry đỗ 5 phút để đổ hàng, như taxi nhận khách, trả khách, có luật đàng hoàng cháu biết chứ, mà chúng nó cứ giở trò..."
“-Ô vậy có sao không? Mình nói với họ là quán của mình thì mình đỗ tạm. Nói là người ta thông cảm mà. Cô ít thấy người Anh họ quá quắt," chị chủ nhà nhấc một chân lên ghế, hồ hởi “tư vấn".
“-Dạ không, đây phải là 'warden' (tuần cảnh) người Anh mà là da đen cô ạ, như châu Phi ấy. Nói giọng khê đặc, tay đã lăm lăm phiếu phạt. Bọn nó được giao định mức vé phạt hàng ngày, ăn phần trăm nên ham lắm. Cháu chửi bố chúng nó lên nhưng vẫn phải lái xe đi, rồi tìm chỗ đỗ 'free' ở phố bên. Chuẩn luôn cô ạ, chúng nó 'đ...' làm được gì, chỉ tội hơi xa, cháu phải bê nốt thùng nước sốt ê cả tay về quán."
Cô bạn gái anh chàng Hưng, tên là Thảo thì than thở:
“-Đấy cô và chị Hạnh xem, làm nhà hàng thì bọn vệ sinh dịch tễ đến soi từng cái bát, từng ống cống coi có sạch không, làm quán bánh mì thì ít việc hơn nhưng hở ra là có thằng đòi móc ngay."
Nói rồi cô bạn tự nhiên thò tay bóc vỏ quả cam, tẽ ra một hai múi đưa cho anh người yêu. Anh chàng gạt tay, nói 'chưa muốn ăn', và kể lể cả chuyện quán bánh mì kẹp của họ được lên báo Evening Standard trong mục ẩm thực:
“-Ông nhà báo đó rất vui chị nhé,"
Hưng quay sang hướng Hạnh kể. Cô cậu này luôn có ấn tượng Hạnh học cao, giỏi tiếng Anh, toàn là “chơi với bạn Tây" nên muốn tỏ ra là cái quán bé tẹo của họ ở góc phố khu Tottenham Court Road nổi tiếng trên báo Anh chứ không phải chuyện đùa. Hạnh gật đầu lắng nghe.
“...ông ấy đến ăn hai lần, lần nào cũng mua mang đi 5-6 cái, loại kẹp chả và lạp-xường ấy. Và em cho ông ấy thẻ discount luôn hôm đầu tiên, thế là khoái lắm. Em hỏi có phải ông mua cho đồng nghiệp ở văn phòng. Em cóc biết nói 'đồng nghiệp là gì' nên bảo 'Do you buy for friend?'. Ông ấy chỉ vào bụng, bảo 'Tôi mua cho tôi, ăn trưa hai cái, giờ chiều ăn thêm hai cái nữa, còn thì mang về nhà ăn tối'. Dân Tây lạ thật đấy chị nhỉ, thích cái gì thì ăn liền tù tì cả ngày."
Hạnh chẳng biết nói sao cho bén câu chuyện nên nhắc lại một câu cô nghe từ Steve.
“-Người Anh họ thế mà, ví dụ đi pub uống bia là uống một loại họ thích, không như dân nhà mình cái gì cũng thích thử và ít người đạt trình độ thích một thứ sâu sắc."
Thảo đang bóc tiếp một quả cam nữa ngước lên nhìn Hạnh:
“-Vậy theo chị là nếu họ thích bánh mì của bọn em là sẽ nghiện luôn."
Hạnh nói, như để chính cô nghe:
“-Trong ngành ẩm thực ở Anh hiện nay thì bánh mì Việt đang thời thượng, họ chán Chinese takeway (món ăn Trung Quốc bán cho khách mang đi), vì báo chí chê là nhiều dầu, mỡ. Đồ Nhật thì mốt lâu rồi, lên hàng cao cấp. Còn đồ ăn Việt được khen là nhiều rau, ăn nhẹ, dễ tiêu nên dân văn phòng rất ưa. Nếu các bạn làm thêm cả bánh mì chay, nhân không thịt mình nghĩ sẽ có khách."
Thảo ồ lên, nhìn sang Hưng:
“-Em đã nói là menu của mình cần có bánh chay mà. Tuần này làm luôn anh nhé."
Chị chủ nhà buông một câu ngớ ngẩn:
“-Tây nó không đi chùa mà ăn chay lắm nhỉ."
Hạnh cười:
“-Họ không đi chùa nhưng tập yoga và đọc sách của Ấn Độ. Dân văn phòng cô nào mà không ngồi Thiề̉n, ăn chay. Để giảm cân nữa mà."
Nói chuyện thế là đủ, Hạnh bỏ lên phòng. Cô còn nghe tiếng Thảo nhờ chị chủ nhà tuần sau đến nấu cơm giúp một bữa vì họ có khách từ Việt Nam qua. Cô nghĩ tuần tới cô phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc ở HSBC nên chỉ cầu mong đôi bạn cùng nhà và khách của họ đừng có quá ồn ào.
Gần đây các đại học Anh không còn làm lễ tốt nghiệp cho sinh viên nước ngoài ngay vào dịp cuối hè sang thu như xưa. Sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và EU tới nhiều quá, các trường thường để họ nộp bằng và nhận chứng chỉ tốt nghiệp qua mạng vài tháng rồi mới làm lễ tốt nghiệp để ai dự được thì tới, không bắt buộc. Nhiều sinh viên nước ngoài học xong là về nước họ hoặc đi nước khác nhận việc nên không trở lại trường làm gì cho tốn kém chỉ để chụp ảnh trong bộ trang phục cử nhân, thạc sĩ có chiếc mũ vuông góc phải thuê mất gần 100 bảng. Như nhiều bạn khác, Hạnh không cần đợi có lễ tốt nghiệp mới đi phỏng vấn xin việc. Cô đã nộp đơn vào sáu ngân hàng hàng đầu ở Anh, từ ngân hàng đầu tư cổ phiếu quốc tế tới nhà băng thuộc nhóm 'retail' có văn phòng ở mọi 'high street' ở Anh. Nhớ lại lời khuyên của Karl, cô viết CV rất kỹ, tạo cả một trang web cá nhân để liệt kê thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc. Chị Vinh khuyên Hạnh đừng bỏ qua cả việc làm thêm là phiên dịch cho hội từ thiện, trợ giúp người tỵ nạn. Các công ty Anh thường có tầm nhìn quốc tế nên trải nghiệm cá nhân và kinh nghiệm sống đa dạng của người thi tuyển vào vị trí việc làm là thứ họ cần hơn cả điểm số trên giảng đường đại học. Hạnh cặm cụi ngày nào cũng soạn 'profile' chuyên môn và chỉnh sửa liên tục giấy tờ, hồ sơ để gửi đi với hy vọng được qua vòng loại và tới vòng phỏng vấn.
Visa ở Anh của cô càng lúc càng ngắn lại, mà các vấn đề thì nhiều, không biết nghĩ sao. Cô băn khoăn không biết có nên hỏi Alberto về tình hình của Lucio hay là không. Vụ anh bị giữ tại Hà Lan cô mới chỉ nhắn cho Veronika và tin rằng bạn ấy sẽ nói với chồng mới cưới. Chả gì họ đã là bạn với nhau từ lâu. Có lẽ cô cần đợi thêm một vài hôm nữa rồi hỏi, làm sao để biết sức khoẻ và tình trạng của anh mà không cần liên lạc trực tiếp. Hạnh sợ trong lúc cần xin việc và công ty bảo trợ để ở lại Anh cấp thiết thế này, một nghi vấn gì liên quan đến cô từ cảnh sát châu Âu gửi sang cho cơ quan di trú Anh hoàn toàn có thể đưa cô vào vòng điều tra. Nghĩ thế là Hạnh thấy tim đập mạnh và tay run trên bàn phím của máy laptop.
Việc làm phiên dịch cho người nhập cư Việt vào Anh bận hơn trước. Họ vào Anh khá đều. Hạnh không phải tới tòa hoặc vào trại tạm giam mới làm được công việc dịch thuật. Cô chỉ cần đăng ký số điện thoại với cảnh sát. Công nghệ và kho dữ liệu toàn quốc của Anh cho phép họ tìm ra người phiên dịch nào đang rảnh và chỉ cần nối máy xác nhận danh tính người bị bắt giữ để họ lập hồ sơ là xong. Tiền họ trả theo giờ vào thẳng tài khoản của phiên dịch. Hạnh hình dung ra một ngày 24 giờ trên các mạng điện thoại ở cả nước có hàng trăm cuộc nói chuyện bằng tiếng Việt, Hoa, Ả Rập, Iran, Kurd, Pashto, Tamil, Sinhala...kết nối người bị bắt, vốn vẫn ùn ùn vào Anh bằng mọi ngả, với những đồng hương của họ là phiên dịch như Hạnh. Cùng là đồng hương, đồng tộc, hai phía chỉ khác nhau mỗi quy chế di cư: hợp pháp và bất hợp pháp. Đa số chẳng bao giờ gặp nhau, chỉ nghe tiếng của nhau qua điện thoại trung gian của cảnh sát. Thế giới ngày nay là vậy, Rachel bảo lúc nào cũng có 60-70 triệu người bị đẩy đi khỏi nhà cửa, quê hương bản quá để lang thang trên mặt Địa Cầu. Ngày xưa các dòng di cư cũng đã có nhưng người ta phải đi nhiều năm mới ra khỏi cái nôi loài người là Châu Phi để đến Nam Á. Giờ đây đi lâu thì vài tháng, cộng cả thời gian trốn tránh, chui lủi, đi nhanh chỉ mất một chuyến bay, một lần đi thuyền là đến nơi họ muốn đến. Đến rồi sẵn sàng lời khai để vào trại tạm cư, bắt đầu một đoạn đời vô định.
Tối thứ Sáu, Hạnh và Rachel diện bộ sang trọng nhất vào dự lễ ra mắt của một dự án từ thiện cho người di dân trái phép tới Anh. Lạ thật cơ, Hạnh không tin vào tai mình khi Rachel nhắn là buổi lễ sẽ làm trong ̣Cung điện Westminster, trụ sở Quốc hội Anh. Việc ngăn và bắt người nhập cư là công tác chung của cả bộ máy nhà nước, nhưng khi ai đó đã lọt lưới vào rồi, thì việc hỗ trợ, cứu giúp cho họ cũng được các đảng trong Nghị viện bảo trợ và chính Bộ Nội vụ Anh cung cấp ngân khoản cho mọi hoạt động đó. Tòa nhà Hạ viện – 'The House of Commons' sừng sững bên Tháp đồng hồ Big Ben. Hai cô gái chìa tấm giấy mời cho đội cảnh sát vũ trang cầm súng đứng gần pho tượng vua Richard Sư tử tâm là được cho vào. Qua thêm cửa an ninh phải soi túi như ở sân bay, Hạnh và Rachel nhận thẻ có số và tên với mã vạch để đeo vào cổ rồi đi tiếp vào bên trong. Sảnh lớn Westminster Hall thật to, Hạnh nhìn lên trần thấy hút cả mắt. Đây là chỗ làm lễ khai mạc Nghị viện hàng năm do Nữ hoàng chủ trì, Rachel nói rồi kéo Hạnh đi nhanh qua các hàng lang dài, nhiều tượng và tranh cổ cho kịp giờ. Vào phía trong, hai cô phải hỏi người hướng dẫn ở một sảnh nhỏ hơn để được giới thiệu vào phòng họp đã tụ tập đông đủ các quan khách và đại diện của hội từ thiện để cùng ra mắt dự án 'A giving hand' (Chìa một bàn tay). Nghi lễ gì ở Anh đều hạn chế thời gian không quá 60 phút, và không lâu sau khi các bài phát biểu, màn vỗ tay vừa chấm dứt là tất cả xếp hàng – ai cũng như ai phải xếp hàng – vào phòng tiệc.
Đứng chắn lối vào Cholmondeley Room and Terrace, nằm trên balcon nhìn xuống sông Thames của Điện Westminster, là một ông MC mặc áo đuôi tôm màu đỏ, đội tóc giả như người hầu của vua chúa ngày xưa. Ông cầm danh sách thực khách, đánh dấu từng người, chào đón họ bằng lời 'Welcome' và chỉ cho ai nấy vào đúng chỗ đã có tên trên bàn tiệc. Hạnh và Rachel nhận hai chỗ ngồi khác nhau. Ý tưởng của tiệc giao tế công cộng là để thực khách ngồi với người lạ nhằm mở rộng quan hệ. Kẹt giữa hai vị khách, một ông người Anh, chuyên làm về dịch vụ cung ứng thực phẩm cho trại tạm giam, và một bà hoạt động nữ quyền người Carribean, Hạnh không biết bắt chuyện kiểu gì. Việc phiên dịch giúp người tỵ nạn của cô mới là tay trái, chưa có bề dày như họ nên cô đành để hai khách cứ trao đổi thoải mái qua mặt. Cô đóng vai người dễ tính, gật đầu tán thưởng bằng nụ cười hay đôi câu hỏi mang tính tìm hiểu thông tin cho đỡ lạc điệu. Tiệc sang thì sang thật đó mà không ngon miệng, rượu thì rất nhiều, hết khai vị là vang đỏ, vang trắng, và tới món tráng miệng người ta còn mời thêm brandy. Liếc sang Rachel ở bàn bên, Hạnh thấy bạn nói liên tục, hào hứng lắm, đúng là người từng làm báo. Hạnh thấy mệt lả vì màn ăn uống tiệc tùng kiểu cứng nhắc này. Cô thầm nhớ tiệc cưới của Veronika có bạn bè cùng lứa đông vui hơn.
Về nhà, Hạnh bước vào không gian nồng mùi thuốc lá và tiếng ồn của bữa nhậu mà cặp Hưng, Thảo tổ chức cho nhóm khách từ Việt Nam sang. Cô hơi nhức đầu vì chót làm một ly vang ở Điện Westminster nhưng bụng vẫn đói nên nhận lời chèo kéo của Thảo. Mùi thơm ngon của bún măng, rau ngò gai, rau mùi hấp dẫn hơn món vịt 'pan-seared duck breasts' kiểu Pháp ở bữa tiệc Tây. Sau mấy câu giới thiệu, cô yên lặng ngồi xuống góc bàn cạnh Thảo, ăn bún. Nhóm khách có ba người đàn ông dáng vẻ quan chức, mặt đã đỏ gay, giọng chuyển sang lè nhè.
Thảo bấm tay Hạnh: “Các bác ấy đã uống whiskey từ trưa. Họp với cơ quan của Anh xong là ra Phố Tàu ăn trưa và gọi rượu ngay". Hạnh ái ngại nhìn bàn ăn còn đầy ắp bia, rượu. Không hiểu họ còn ngồi đến bao lâu. Lẫn giữa lời chúc nhau, nâng lên hạ xuống và tiếng húp bún sùm sụp là câu chuyện cô nghe câu được câu chăng nói về cách chuyển tiền cho con sang Anh du học, đi tour hầm rượu nào ở Scotland thú vị hơn. Đang thao thao bất tuyệt về mấy đồn đoán chính trị cung đình ở Hà Nội và vài vụ bắt quan chức tham nhũng ở Đà Nẵng, một người ở tuổi sắp nghỉ hưu, mắt híp, đeo kính cận với lấy chiếc bật lửa ở góc bàn, châm điếu thuốc rồi hất cổ hỏi Hạnh:
“-Em học xong chưa? Học xong rồi về nước cần việc gì cứ gọi cho anh. Vào hàng không, vào ngoại thương, xuất nhập khẩu, vào tổng công ty to nhất miền Bắc, chỗ nào anh cũng lo được. Dân chúng cứ đồn đại hàm hồ về tiền chạy việc, nào là phải chồng trước mấy củ, mấy tập, toàn bậy bạ hết. Quan hệ là quan trọng nhất. Mà anh luôn tôn trọng nhân tài, các em du học ở nước ngoài về là tương lai của mọi công ty, mọi tổ chức..."
Hạnh sững người vì lời lẽ sỗ sàng của con người mà nếu không thoạt nhìn thì hẳn có người nể dáng vẻ của một quan chức có uy quyền. Không để Hạnh trả lời, ông nhìn chằm chằm vào ngực áo của cô, chặc lưỡi chê 'nạn chảy máu chất xám'. Hạnh lí nhí câu gì đó không rõ và thực sự ù tai, không muốn nghe ông ta cao giọng khoe tiếp về các mối quan hệ cấp cao, về khả năng tác động chỗ ông nọ, ông kia, tất cả đều vì việc công, vì xã hội. Cô thấy bực bội. Cô bực chính mình vì thèm bát bún mà ngồi vào chỗ dớ dẩn để phải nghe một 'đấng chém gió' bất cần khán giả. Xong bát bún, Hạnh cảm ơn Thảo và xin phép đi ra.
Trời hôm ấy nóng lạ thường. Đầu đang nhức, Hạnh không thay đồ, chỉ mở to cửa sổ cho phòng bớt ngột rồi nằm vật lên giường cố ngủ. Tiếng ồn từ bữa nhậu sắp tàn với mấy cán bộ công du nước ngoài có dịp rượu chè “cho đúng kiểu Tây" vẳng lại. Hạnh thiếp đi chập chờn. Cô mơ thấy sân bay Stansted với mái vòm trắng, rộng như cánh cò khổng lồ, vẫy chào đón cô. Hạnh ngồi trên tàu điện chở khách từ Departure Hall tới cổng ra máy bay. Cô đi đón ai đây, Steve hay Lucio. Thôi chết, lỡ mình nhầm người thì sao nhỉ. Trong đám đông đáp xuống, Hạnh nhao ra ôm lấy một người trông như Lucio. Ôi sao anh ấy uống nhiều rượu trên máy bay thế nhỉ? Mùi rượu và thức ăn chưa tiêu hết bốc lên kinh tởm từ nụ hôn của Lucio. Mà sao anh ấy không nói gì, cứ vục mặt vào cổ Hạnh. Nụ hôn không cạo vào cổ cô như trước mà trơn trơn, nhờn nhờn. Hạnh bỗng điếng người vì có bàn tay bóp mạnh vào ngực. Trời ơi, cái gì thế này. Hạnh cố cựa quậy. Không còn là giấc mơ. Gã cán bộ đè chặt lên người cô. Hạnh cố hét, hy vọng tỉnh cơn ác mộng nhưng không được. Cô mở to mắt thấy trong căn phòng tối, không phải là mơ mộng gì mà đúng là gã đàn ông đang nắm chặt hai chân cô định giở trò bẩn thỉu. Hạnh vẫy vùng, trườn thân thoát ra khỏi vòng tay của kẻ đồi bại mà không nổi. Nước mắt tràn ra mặt, cô với được chiếc đèn bàn ở cạnh đầu giường quật mạnh vào kẻ làm bậy và đẩy mạnh hắn ra. Người đàn ông ngã vật xuống nền nhà, vùng vẫy trong chiếc quần đã tụt một nửa, miệng lèm bèm chửi. Hạnh vùng dậy, chạy ra khỏi phòng. Cô lao xuống cầu thang, vào căn bếp, bám được chiếc ghế tựa thì ngồi sụp xuống, hai chân mềm như sợi bún. Ngực áo của cô đã rách tung ra trong cuộc vật lộn, may là chiếc váy 'smart' mặc đi dự tiệc đã cài dây thắt lưng da chặt nên chỉ xộch xệch mà không bị kéo tuột xuống.
Tác giả :
Lý Thanh