Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 15 - cái chết và sự trở về bên dòng sông vah
Những ngày còn lại ở Zilina của Hạnh chỉ gồm hai phần, ban ngày đi chơi và ban đêm chìm vào cuộc yêu đương với Lucio khiến người cô luôn mỏi nhừ. Hạnh bỏ luôn đôi guốc cao gót tốn 50 bảng mua ở John Lewis, London để đi giày thể thao cho các chuyến dã ngoại. Thế cho đỡ đau chân vì vai và lưng thì đã ê ẩm mấy hôm rồi. Mấy người bạn Slovakia đã về nhà của họ, còn lại đúng ba cặp đôi: Anh, Tây Ban Nha và Việt Nam-Bồ Đào Nha. Cộng thêm gia đình chú rể ba người, với Alberto và Veronika nữa nên mỗi chuyến đi ra ngoài thành phố họ cần một xe bus nhỏ. Mà chỗ đi quả là chẳng thiếu. Chỉ quanh thành phố đã có ba lâu đài từ thời Trung Cổ, có cái chỉ là phế tích nhưng nằm giữa rừng núi mênh mang, có tòa được khôi phục gần đây nên rất đẹp, có phòng khánh tiết treo gia huy, cờ hiệu của đại quý tộc để lại, và triển lãm về lịch sử thăng trầm của nhà họ.
Điều Hạnh thích nhất là các di tích châu Âu đều có chỗ nghỉ, đài quan sát, quán nước nhỏ và nhà vệ sinh sạch sẽ. Những lúc cả bọn ngồi lại làm picnic, ăn kem, uống cà phê, Lucio luôn đi cách ra xa để chụp ảnh Hạnh. Hai người không giấu diếm là họ đi cùng nhau, nhưng cũng chưa công khai ra, và là cặp trẻ duy nhất không hôn nhau ở chốn đông người. Lucio đã từng ở Tây Ban Nha nên nói chuyện được với cả nhà Alberto bằng tiếng của họ. Anh giải thích người Bồ Đào Nha nếu chú ý nghe là hiểu được gần hết người Tây Ban Nha, nhưng ngược lại thì hơi khó, vì tiếng Bồ có cách phát âm và từ vựng khác Tây Ban Nha đã nhiều thế kỷ. Tuy vậy, để tôn trọng cho các bạn khác, hai anh chàng chỉ nói tiếng Anh.
Từ câu chuyện của họ, Hạnh dựng lại được những mẩu đời của Lucio, bù vào những đoạn anh không nói ra và cô không dám hỏi. Lucio đã lăn lộn kiếm sống ở Tây Ban Nha, và còn làm từ thiện, giúp người tỵ nạn Venezuela, Honduras bỏ chạy từ Nam Mỹ sang Nam Âu. Nghe anh và Alberto kể thì có hàng vạn người như vậy. Người châu Mỹ La Tinh mỗi khi gặp biến động chính trị ở quê nhà thì thường chạy về cố hương của ông bà tổ tiên là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý. Các nước này không cưu mang được họ về kinh tế thì cũng cấp cho quy chế tỵ nạn dễ dàng. Lucio nói có những buổi anh làm việc cả ngày ở điểm phát chẩn bánh mì và súp cho người tỵ nạn dài hàng trăm mét ngay ở ngoại ô Madrid. Trong số người xếp hàng có thanh thiếu niên, phụ nữ, bé thơ và lẫn vào đó là giáo sư đại học, kỹ sư, nhà báo, cựu sĩ quan quân đội, đủ hết.
Anh bảo: “Hàng trí thức tha hương người Nam Mỹ trông còn oai vệ, và đẹp hơn hàng người dân địa phương mua vé xem bóng đá ngay cạnh. Ban ngày giáo sư đại học xếp hàng nhận bánh mì, tối về đi rửa xe bus. Trung uý, đại uý thì làm ở trạm xăng, đứng quầy bán tạp hóa. Việc gì họ cũng nhận vì ngay Tây Ban Nha thất nghiệp đã cao sẵn rồi, kiếm việc không dễ chút nào."
Đã thực tập trong ngành ngân hàng nên Hạnh biết kinh tế Nam Âu rất xấu từ nhiều năm qua, so với Anh thì kém xa. Ở trung tâm London có điểm phát cơm hộp và bánh mì cứu tế cho người vô gia cư cạnh Nhà thờ St Martin in the Fields, đôi lúc hàng dài vài chục mét. Nhưng người tỵ nạn thì đều có chỗ ăn, chỗ ở. Thế giới hôm nay nhiều vấn đề quá, vấn đề nào cũng lớn quá sức tưởng tượng. Cô nhìn Lucio chia sẻ trong im lặng.
Ngồi thõng chân xuống bờ thành trên đồi cao của phế tích lâu đài Lietava nhìn cảnh hoàng hôn rơi xuống rặng núi Sul'ov, Lucio cho Hạnh xem bộ ảnh chân dung anh chụp hơn 10 đồng nghiệp giáo viên từ Nam Mỹ đến Tây Ban Nha tỵ nạn. Mỗi người là một khuôn mặt hằn nếp đăm chiêu, một tấm gương phản chiếu các cảnh họ trải qua: đói khát, bạo loạn, mất nhà mất cửa. Hạnh nghĩ lung lắm về những người không quen mà có gì rất quen đó. Họ chẳng khác gì mấy đồng hương cô gặp ở Anh. Ừ thì Minh và Tiến không phải tỵ nạn thực thụ mà chỉ đi xa kiếm ăn, nhưng hành trình rời bỏ quê hương bản quán, dấn thân vào các quan hệ nhiều rủi ro để bám lấy một cái phao giữa dòng đời trôi nổi thì sao mà giống nhau đến thế. Màu da, màu tóc, sắc tộc khác nhau thật đấy, nhưng bên trong ai cũng là cả một bầu tâm sự xa quê.
Lucio cũng hay suy nghĩ nhớ nhung gì đó. Những lúc nằm bên nhau, sau khi đã làm tình mệt nhoài, Hạnh thích ấp má vào cánh tay to, săn chắc của người đàn ông. Anh hát cho Hạnh nghe bài ca của người chèo thuyền trên sông Duoro, ngược xuôi chở thùng rượu, chở cá muối từ bờ biển vào các làng quê. Cô mong ước ngày dài ra không hết, đêm đừng tàn để cứ nghe thêm nữa tiếng Bồ Đào Nha véo von, có nhiều âm lạ tai, trầm bổng như sóng biển. Hạnh thích nằm úp mặt vào bộ ngực to phủ lớp lông màu nâu đen của Lucio và để mặc cho anh vuốt ve toàn thân cô, từ trên xuống dưới. Họ chìm vào nhau trong những giờ đồng hồ đã điểm 'midnight', và lại quấn vào nhau tới rã rời khi nắng từ núi chiếu vào căn phòng. Điều cả hai ngầm đồng ý với nhau là họ nói rất ít về thời hiện tại. Ngày hôm sau là Lucio bay về Pháp. Hạnh ở thêm một ngày nữa là đi tàu đến Berlin thăm cô chú họ. Họ không còn bao nhiêu thời gian cạnh nhau, và không ai muốn nói lời yêu hay bất cứ ngôn từ nào có tính ràng buộc bạn tình vào một tương lai chưa rõ ngày mai, không gì đến tuần sau và xa hơn. Hạnh tự cho mình cái quyền được buông thả tự do trong tâm tưởng, trong tình ái. Cái cảm xúc này ngấm trọn cơ thể cô, từ trong ra ngoài, từ ngón tay luôn có mùi đàn ông tới bờ môi luôn mọng từ đêm gặp Lucio, cái đêm đúng ra là đêm tân hôn của Veronika và Alberto.
Mới xa London vài ngày mà Hạnh thành một con người khác, sống đích thực vì mình, tận hưởng mọi thứ cuộc sống đem cho, vào đúng lúc này. Hạnh còn mạnh bạo hơn với bản thân là vứt phăng đi cái thói dò la, xét hỏi mà một số bạn của cô ở Việt Nam vẫn có. Hỏi người ta lương bao nhiêu để làm gì, để xin tiền, để so bì? Hỏi gã đàn ông có vợ chưa để làm gì, để chia rẽ, nói xấu tình địch vắng mặt, để sẵn sàng cào cấu đánh nghen? Những hoạt cảnh ấy có đấy, chúng vẫn chạy qua tâm trí cô nhưng chỉ là phần chưa cắt bỏ cuối một bộ phim. Chúng là phần đạo diễn thích để cho khán giả xem trước khi đi ngủ, nhằm gửi ra thông điệp: “Phim hay mấy thì vẫn là trò chơi thôi quý vị thân mến của tôi". Còn với Hạnh lúc này những giờ sống hết mình với Lucio, sống trọn với bản năng lần đầu được khám phá, mới là phần phim chính.
Buổi tối trước khi Lucio ra sân bay, hai người đi nghe hòa nhạc ở Nova Synagoga, đền Do Thái cuối cùng ở Slovakia trước Thế Chiến, bị tàn phá và mới được xây lại lộng lẫy. Hạnh bị cuốn vào thế giới của dàn nhạc dây và vĩ cầm có âm sắc thật lạ. Chỉ có ba nghệ sĩ thôi mà tiếng vừa toát trí tuệ của nhạc châu Âu, vừa ngấm lịm vào tin như lời than khóc vừa tro bụi của xác người Do Thái bỏ mạng trong cuộc diệt chủng Holocaust. Cô chấm nước mắt, dụi đầu vào vai Lucio và nhớ...lời Karl nói về góc tối của tâm hồn châu Âu và hồi ở Việt Nam cô không hề biết. Karl bảo người Do Thái là dân tộc được Chúa chọn để chịu đựng tất cả những khổ đau của thế giới cổ đại. Họ là bộ tộc bị lưu đày đầu tiên, trở về xây dựng ngôi đền thiêng để rồi lại bị người La Mã đốt trụi. Họ có triết học, có thần học khi các bộ tộc châu Âu còn sống trong rừng. Anh bảo Hạnh là hiểu được người Do Thái thì sẽ hiểu được mọi nỗi đau của tất cả các dân tộc khác, xưa và nay. Hạnh thì không thấy như vậy. Mỗi dân tộc có huyền thoại về cuộc di cư riêng của họ, và sang Anh cô mới thấy cách người Việt Nam lưu lạc bốn phương trời đã rất khác nhau. Những hành trình đó đơn thuần là vì miếng cơm manh áo, chẳng cần dựa vào triết lý “Chúa ơi hãy chọn tôi để tôi không từ chối Chúa" của người Do Thái.
Chiều hôm sau, Hạnh quay lại ngôi đền Do Thái để xem nối một triển lãm ảnh lịch sử. Cô rùng mình nhìn những đôi giày của bé gái trong tấm ảnh đen trắng về nạn nhân trẻ tuổi nhất của cuộc diệt chủng. Lời giới thiệu cho biết cộng đồng Do Thái ở Zilina này từng chung sống tốt đẹp với người Thiên Chúa Giáo qua hàng trăm năm, và dưới thời Áo-Hung, đa số họ đã hòa nhập, dùng tốt tiếng Đức để về Vienna làm ăn, học hành. Một thế hệ trí thức tự do hình thành, mang cả hai bản sắc, Tiệp Khắc và Do Thái, thấm nhuần văn hóa tiếng Đức. Nhưng chiến tranh và sự chiếm đóng của quân đội Hitler đã chặt đứt quá trình đó. Tất cả cư dân xóm đạo Do Thái bị vây bắt, và đẩy lên xe lửa chở sang trại tập trung-lò thiêu Auschwitz nằm ở phần Ba Lan bị phát-xít chiếm đóng, cách đây chưa đến 150 km.
Trong bữa tối, cô hỏi thêm về chuyện đó. Không khí trong nhà bỗng dưng lắng xuống, Veronika nhìn sang bố mẹ cô. Bà hắng giọng rồi kể về quan hệ không dễ dàng giữa các cộng đồng sắc tộc ở thành phố này nói riêng, và ở Slovakia ngày nay:
“-Cháu à, phố nhà bác đây thời còn trong Liên bang Tiệp Khắc, mang tên Hanna Fanova, một nữ anh hùng chống phát-xít. Trước chiến tranh, cô ấy là đoàn viên cộng sản, tên thật là Hannah Goldberg, và là người Do Thái nên đổi tên họ tiếng Slovakia để hoạt động. Khi phát-xít chiếm đóng thành phố thì cô ấy phải đi trốn. Hồi đó ai bao che, chứa chấp người Do Thái sẽ bị xử bắn, nhưng một gia đình hàng xóm Slovakia vẫn dũng cảm làm chuyện đó..."
“-Giống như chuyện về Anne Frank ở Hà Lan được một gia đình hảo tâm che giấu đấy ạ?"
“-Đúng thế, nhưng Hannah đã là người lớn, không nhỏ như Anne Frank, và trong thời gian ấy cô vẫn nhờ cậu con trai ông bà chủ nhà giả vờ đi làm đồng, chuyển các thông tin về rừng cho du kích..."
Veronika góp chuyện:
“-Con được học là Hanna Franova và Jan Novak yêu nhau, và bị bắt."
“-Chuyện họ có yêu nhau không thì không biết nhưng điều sau đã được kể lại là cô ấy bị đưa lên tàu chở sang Auschwitz, còn Jan thì bị xử bắn ngay ngoài trung tâm thành phố," bà mẹ Veronika nói tiếp.
“...Chính thức thì Hann chết trong trại tập trung, nhưng có huyền thoại là cô ấy nhảy từ con tàu qua sông xuống nước, lính Đức bắn theo nhưng không chết."
“-Người ta hay hy vọng chuyện có hậu phải không bác?" Hạnh hỏi.
“-Không hẳn thế đâu. Hồi bác còn nhỏ đã nghe kể là ở Israel có một nữ sĩ quan cao cấp mà người ta tin là Hanna Franova. Bà ấy bỏ châu Âu về cùng các đồng chí của đảng Zionist lập quốc và phụ trách ngành tình báo. Người phụ nữ, công dân Israel đó đã về thăm thành phố này, chỉ một lần thôi, tất nhiên là khi bà đã già và mang tên khác. Bác nghe kể là bà ra đứng ở bờ sông rất lâu, một mình rồi ra đi không bao giờ trở lại. Không rõ đó chỉ là lời kể hay sự thực. Điều có thực xảy ra là sau chuyến thăm đó, thành phố được nhiều đầu tư từ Mỹ, từ cộng đồng Do Thái ở New York, và ngôi đền cháu đến thăm được xây lại to đẹp là nhờ những khoản viện trợ rất lớn đấy..."
Hạnh không ngờ một thành phố nhỏ thế này lại có chuyện đời kỳ lạ đến vậy. Chưa hết, theo mẹ Veronika kể thì sau khi Slovakia và Czech “ly hôn", phái dân tộc chủ nghĩa Slovakia đã xóa tên phố Hanna Franova...'vì bà là cộng sản'. Họ lấy tên một linh mục bị phát-xít bắn chết năm 1940, được Giáo hội đề nghị phong á thánh để đặt cho con phố này.
Veronika nói thêm rằng mới đây thôi có các sử gia đề nghị nhìn nhận lại vai trò của bà Hann Franova. Hội đồng thành phố muốn có cử chỉ tưởng nhớ bà để xây dựng quan hệ với cộng đồng Do Thái châu Âu và Israel nhưng có các nghị viên một đảng cánh hữu phản đối, nên mọi sự tạm dừng.
Câu chuyện làm Hạnh xúc động. Cô không hỏi thêm, chỉ nghĩ các vết thương của quá khứ thật không dễ hàn gắn, nhất là các nhân vật chính xuất thân khác nhau về tôn giáo và chủng tộc. Trách gì cộng đồng nhỏ bé của người Việt ở London có biết bao nhiêu là khác biệt sinh ra từ quá khứ. Chị chủ nhà của Hạnh cứ đến Tết là lại than vãn, đi chùa nào, đi gặp hội đồng cộng nào đây. Vì lễ hội cũng không làm chung mà theo từng nhóm bạn bè, hội đoàn, làm chung thì hiềm tị từ việc tổ chức sao cho phải đến chung chia tiền bạc. Sinh viên Việt Nam cũng năm bè bảy phái, làm được buổi 'party' cho các bạn nước khác biết đến văn hóa của mình là cả một cuộc cãi vã, làm xong còn giận hờn, bình phẩm cả tháng mới nguôi. họ làm cũng theo các nhóm khác nhau, và cùng ngôn ngữ, dòng máu nhưng gặp nhau ngoài đường thường chỉ lờ đi, tránh không nói chuyện. Thế nhưng, nơi chôn rau cắt rốn ai cũng chỉ có một, nên chuyện đi và về, có khi là sự trở về từ cõi chết qua chuyện bà Hanna Fanova, vẫn bắt chặt dòng suy tưởng của mọi thế hệ sau, của cả Hạnh, dù mới đến vùng đất này lần đầu.
Điều Hạnh thích nhất là các di tích châu Âu đều có chỗ nghỉ, đài quan sát, quán nước nhỏ và nhà vệ sinh sạch sẽ. Những lúc cả bọn ngồi lại làm picnic, ăn kem, uống cà phê, Lucio luôn đi cách ra xa để chụp ảnh Hạnh. Hai người không giấu diếm là họ đi cùng nhau, nhưng cũng chưa công khai ra, và là cặp trẻ duy nhất không hôn nhau ở chốn đông người. Lucio đã từng ở Tây Ban Nha nên nói chuyện được với cả nhà Alberto bằng tiếng của họ. Anh giải thích người Bồ Đào Nha nếu chú ý nghe là hiểu được gần hết người Tây Ban Nha, nhưng ngược lại thì hơi khó, vì tiếng Bồ có cách phát âm và từ vựng khác Tây Ban Nha đã nhiều thế kỷ. Tuy vậy, để tôn trọng cho các bạn khác, hai anh chàng chỉ nói tiếng Anh.
Từ câu chuyện của họ, Hạnh dựng lại được những mẩu đời của Lucio, bù vào những đoạn anh không nói ra và cô không dám hỏi. Lucio đã lăn lộn kiếm sống ở Tây Ban Nha, và còn làm từ thiện, giúp người tỵ nạn Venezuela, Honduras bỏ chạy từ Nam Mỹ sang Nam Âu. Nghe anh và Alberto kể thì có hàng vạn người như vậy. Người châu Mỹ La Tinh mỗi khi gặp biến động chính trị ở quê nhà thì thường chạy về cố hương của ông bà tổ tiên là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý. Các nước này không cưu mang được họ về kinh tế thì cũng cấp cho quy chế tỵ nạn dễ dàng. Lucio nói có những buổi anh làm việc cả ngày ở điểm phát chẩn bánh mì và súp cho người tỵ nạn dài hàng trăm mét ngay ở ngoại ô Madrid. Trong số người xếp hàng có thanh thiếu niên, phụ nữ, bé thơ và lẫn vào đó là giáo sư đại học, kỹ sư, nhà báo, cựu sĩ quan quân đội, đủ hết.
Anh bảo: “Hàng trí thức tha hương người Nam Mỹ trông còn oai vệ, và đẹp hơn hàng người dân địa phương mua vé xem bóng đá ngay cạnh. Ban ngày giáo sư đại học xếp hàng nhận bánh mì, tối về đi rửa xe bus. Trung uý, đại uý thì làm ở trạm xăng, đứng quầy bán tạp hóa. Việc gì họ cũng nhận vì ngay Tây Ban Nha thất nghiệp đã cao sẵn rồi, kiếm việc không dễ chút nào."
Đã thực tập trong ngành ngân hàng nên Hạnh biết kinh tế Nam Âu rất xấu từ nhiều năm qua, so với Anh thì kém xa. Ở trung tâm London có điểm phát cơm hộp và bánh mì cứu tế cho người vô gia cư cạnh Nhà thờ St Martin in the Fields, đôi lúc hàng dài vài chục mét. Nhưng người tỵ nạn thì đều có chỗ ăn, chỗ ở. Thế giới hôm nay nhiều vấn đề quá, vấn đề nào cũng lớn quá sức tưởng tượng. Cô nhìn Lucio chia sẻ trong im lặng.
Ngồi thõng chân xuống bờ thành trên đồi cao của phế tích lâu đài Lietava nhìn cảnh hoàng hôn rơi xuống rặng núi Sul'ov, Lucio cho Hạnh xem bộ ảnh chân dung anh chụp hơn 10 đồng nghiệp giáo viên từ Nam Mỹ đến Tây Ban Nha tỵ nạn. Mỗi người là một khuôn mặt hằn nếp đăm chiêu, một tấm gương phản chiếu các cảnh họ trải qua: đói khát, bạo loạn, mất nhà mất cửa. Hạnh nghĩ lung lắm về những người không quen mà có gì rất quen đó. Họ chẳng khác gì mấy đồng hương cô gặp ở Anh. Ừ thì Minh và Tiến không phải tỵ nạn thực thụ mà chỉ đi xa kiếm ăn, nhưng hành trình rời bỏ quê hương bản quán, dấn thân vào các quan hệ nhiều rủi ro để bám lấy một cái phao giữa dòng đời trôi nổi thì sao mà giống nhau đến thế. Màu da, màu tóc, sắc tộc khác nhau thật đấy, nhưng bên trong ai cũng là cả một bầu tâm sự xa quê.
Lucio cũng hay suy nghĩ nhớ nhung gì đó. Những lúc nằm bên nhau, sau khi đã làm tình mệt nhoài, Hạnh thích ấp má vào cánh tay to, săn chắc của người đàn ông. Anh hát cho Hạnh nghe bài ca của người chèo thuyền trên sông Duoro, ngược xuôi chở thùng rượu, chở cá muối từ bờ biển vào các làng quê. Cô mong ước ngày dài ra không hết, đêm đừng tàn để cứ nghe thêm nữa tiếng Bồ Đào Nha véo von, có nhiều âm lạ tai, trầm bổng như sóng biển. Hạnh thích nằm úp mặt vào bộ ngực to phủ lớp lông màu nâu đen của Lucio và để mặc cho anh vuốt ve toàn thân cô, từ trên xuống dưới. Họ chìm vào nhau trong những giờ đồng hồ đã điểm 'midnight', và lại quấn vào nhau tới rã rời khi nắng từ núi chiếu vào căn phòng. Điều cả hai ngầm đồng ý với nhau là họ nói rất ít về thời hiện tại. Ngày hôm sau là Lucio bay về Pháp. Hạnh ở thêm một ngày nữa là đi tàu đến Berlin thăm cô chú họ. Họ không còn bao nhiêu thời gian cạnh nhau, và không ai muốn nói lời yêu hay bất cứ ngôn từ nào có tính ràng buộc bạn tình vào một tương lai chưa rõ ngày mai, không gì đến tuần sau và xa hơn. Hạnh tự cho mình cái quyền được buông thả tự do trong tâm tưởng, trong tình ái. Cái cảm xúc này ngấm trọn cơ thể cô, từ trong ra ngoài, từ ngón tay luôn có mùi đàn ông tới bờ môi luôn mọng từ đêm gặp Lucio, cái đêm đúng ra là đêm tân hôn của Veronika và Alberto.
Mới xa London vài ngày mà Hạnh thành một con người khác, sống đích thực vì mình, tận hưởng mọi thứ cuộc sống đem cho, vào đúng lúc này. Hạnh còn mạnh bạo hơn với bản thân là vứt phăng đi cái thói dò la, xét hỏi mà một số bạn của cô ở Việt Nam vẫn có. Hỏi người ta lương bao nhiêu để làm gì, để xin tiền, để so bì? Hỏi gã đàn ông có vợ chưa để làm gì, để chia rẽ, nói xấu tình địch vắng mặt, để sẵn sàng cào cấu đánh nghen? Những hoạt cảnh ấy có đấy, chúng vẫn chạy qua tâm trí cô nhưng chỉ là phần chưa cắt bỏ cuối một bộ phim. Chúng là phần đạo diễn thích để cho khán giả xem trước khi đi ngủ, nhằm gửi ra thông điệp: “Phim hay mấy thì vẫn là trò chơi thôi quý vị thân mến của tôi". Còn với Hạnh lúc này những giờ sống hết mình với Lucio, sống trọn với bản năng lần đầu được khám phá, mới là phần phim chính.
Buổi tối trước khi Lucio ra sân bay, hai người đi nghe hòa nhạc ở Nova Synagoga, đền Do Thái cuối cùng ở Slovakia trước Thế Chiến, bị tàn phá và mới được xây lại lộng lẫy. Hạnh bị cuốn vào thế giới của dàn nhạc dây và vĩ cầm có âm sắc thật lạ. Chỉ có ba nghệ sĩ thôi mà tiếng vừa toát trí tuệ của nhạc châu Âu, vừa ngấm lịm vào tin như lời than khóc vừa tro bụi của xác người Do Thái bỏ mạng trong cuộc diệt chủng Holocaust. Cô chấm nước mắt, dụi đầu vào vai Lucio và nhớ...lời Karl nói về góc tối của tâm hồn châu Âu và hồi ở Việt Nam cô không hề biết. Karl bảo người Do Thái là dân tộc được Chúa chọn để chịu đựng tất cả những khổ đau của thế giới cổ đại. Họ là bộ tộc bị lưu đày đầu tiên, trở về xây dựng ngôi đền thiêng để rồi lại bị người La Mã đốt trụi. Họ có triết học, có thần học khi các bộ tộc châu Âu còn sống trong rừng. Anh bảo Hạnh là hiểu được người Do Thái thì sẽ hiểu được mọi nỗi đau của tất cả các dân tộc khác, xưa và nay. Hạnh thì không thấy như vậy. Mỗi dân tộc có huyền thoại về cuộc di cư riêng của họ, và sang Anh cô mới thấy cách người Việt Nam lưu lạc bốn phương trời đã rất khác nhau. Những hành trình đó đơn thuần là vì miếng cơm manh áo, chẳng cần dựa vào triết lý “Chúa ơi hãy chọn tôi để tôi không từ chối Chúa" của người Do Thái.
Chiều hôm sau, Hạnh quay lại ngôi đền Do Thái để xem nối một triển lãm ảnh lịch sử. Cô rùng mình nhìn những đôi giày của bé gái trong tấm ảnh đen trắng về nạn nhân trẻ tuổi nhất của cuộc diệt chủng. Lời giới thiệu cho biết cộng đồng Do Thái ở Zilina này từng chung sống tốt đẹp với người Thiên Chúa Giáo qua hàng trăm năm, và dưới thời Áo-Hung, đa số họ đã hòa nhập, dùng tốt tiếng Đức để về Vienna làm ăn, học hành. Một thế hệ trí thức tự do hình thành, mang cả hai bản sắc, Tiệp Khắc và Do Thái, thấm nhuần văn hóa tiếng Đức. Nhưng chiến tranh và sự chiếm đóng của quân đội Hitler đã chặt đứt quá trình đó. Tất cả cư dân xóm đạo Do Thái bị vây bắt, và đẩy lên xe lửa chở sang trại tập trung-lò thiêu Auschwitz nằm ở phần Ba Lan bị phát-xít chiếm đóng, cách đây chưa đến 150 km.
Trong bữa tối, cô hỏi thêm về chuyện đó. Không khí trong nhà bỗng dưng lắng xuống, Veronika nhìn sang bố mẹ cô. Bà hắng giọng rồi kể về quan hệ không dễ dàng giữa các cộng đồng sắc tộc ở thành phố này nói riêng, và ở Slovakia ngày nay:
“-Cháu à, phố nhà bác đây thời còn trong Liên bang Tiệp Khắc, mang tên Hanna Fanova, một nữ anh hùng chống phát-xít. Trước chiến tranh, cô ấy là đoàn viên cộng sản, tên thật là Hannah Goldberg, và là người Do Thái nên đổi tên họ tiếng Slovakia để hoạt động. Khi phát-xít chiếm đóng thành phố thì cô ấy phải đi trốn. Hồi đó ai bao che, chứa chấp người Do Thái sẽ bị xử bắn, nhưng một gia đình hàng xóm Slovakia vẫn dũng cảm làm chuyện đó..."
“-Giống như chuyện về Anne Frank ở Hà Lan được một gia đình hảo tâm che giấu đấy ạ?"
“-Đúng thế, nhưng Hannah đã là người lớn, không nhỏ như Anne Frank, và trong thời gian ấy cô vẫn nhờ cậu con trai ông bà chủ nhà giả vờ đi làm đồng, chuyển các thông tin về rừng cho du kích..."
Veronika góp chuyện:
“-Con được học là Hanna Franova và Jan Novak yêu nhau, và bị bắt."
“-Chuyện họ có yêu nhau không thì không biết nhưng điều sau đã được kể lại là cô ấy bị đưa lên tàu chở sang Auschwitz, còn Jan thì bị xử bắn ngay ngoài trung tâm thành phố," bà mẹ Veronika nói tiếp.
“...Chính thức thì Hann chết trong trại tập trung, nhưng có huyền thoại là cô ấy nhảy từ con tàu qua sông xuống nước, lính Đức bắn theo nhưng không chết."
“-Người ta hay hy vọng chuyện có hậu phải không bác?" Hạnh hỏi.
“-Không hẳn thế đâu. Hồi bác còn nhỏ đã nghe kể là ở Israel có một nữ sĩ quan cao cấp mà người ta tin là Hanna Franova. Bà ấy bỏ châu Âu về cùng các đồng chí của đảng Zionist lập quốc và phụ trách ngành tình báo. Người phụ nữ, công dân Israel đó đã về thăm thành phố này, chỉ một lần thôi, tất nhiên là khi bà đã già và mang tên khác. Bác nghe kể là bà ra đứng ở bờ sông rất lâu, một mình rồi ra đi không bao giờ trở lại. Không rõ đó chỉ là lời kể hay sự thực. Điều có thực xảy ra là sau chuyến thăm đó, thành phố được nhiều đầu tư từ Mỹ, từ cộng đồng Do Thái ở New York, và ngôi đền cháu đến thăm được xây lại to đẹp là nhờ những khoản viện trợ rất lớn đấy..."
Hạnh không ngờ một thành phố nhỏ thế này lại có chuyện đời kỳ lạ đến vậy. Chưa hết, theo mẹ Veronika kể thì sau khi Slovakia và Czech “ly hôn", phái dân tộc chủ nghĩa Slovakia đã xóa tên phố Hanna Franova...'vì bà là cộng sản'. Họ lấy tên một linh mục bị phát-xít bắn chết năm 1940, được Giáo hội đề nghị phong á thánh để đặt cho con phố này.
Veronika nói thêm rằng mới đây thôi có các sử gia đề nghị nhìn nhận lại vai trò của bà Hann Franova. Hội đồng thành phố muốn có cử chỉ tưởng nhớ bà để xây dựng quan hệ với cộng đồng Do Thái châu Âu và Israel nhưng có các nghị viên một đảng cánh hữu phản đối, nên mọi sự tạm dừng.
Câu chuyện làm Hạnh xúc động. Cô không hỏi thêm, chỉ nghĩ các vết thương của quá khứ thật không dễ hàn gắn, nhất là các nhân vật chính xuất thân khác nhau về tôn giáo và chủng tộc. Trách gì cộng đồng nhỏ bé của người Việt ở London có biết bao nhiêu là khác biệt sinh ra từ quá khứ. Chị chủ nhà của Hạnh cứ đến Tết là lại than vãn, đi chùa nào, đi gặp hội đồng cộng nào đây. Vì lễ hội cũng không làm chung mà theo từng nhóm bạn bè, hội đoàn, làm chung thì hiềm tị từ việc tổ chức sao cho phải đến chung chia tiền bạc. Sinh viên Việt Nam cũng năm bè bảy phái, làm được buổi 'party' cho các bạn nước khác biết đến văn hóa của mình là cả một cuộc cãi vã, làm xong còn giận hờn, bình phẩm cả tháng mới nguôi. họ làm cũng theo các nhóm khác nhau, và cùng ngôn ngữ, dòng máu nhưng gặp nhau ngoài đường thường chỉ lờ đi, tránh không nói chuyện. Thế nhưng, nơi chôn rau cắt rốn ai cũng chỉ có một, nên chuyện đi và về, có khi là sự trở về từ cõi chết qua chuyện bà Hanna Fanova, vẫn bắt chặt dòng suy tưởng của mọi thế hệ sau, của cả Hạnh, dù mới đến vùng đất này lần đầu.
Tác giả :
Lý Thanh