Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 10 - từ knightsbridge đến hòn đảo adventure

Lên Tàu Ở London Bridge

Chương 10 - từ knightsbridge đến hòn đảo adventure

Việc chọn áo cưới cho Veronika diễn ra chóng vánh hơn Hạnh dự đoán, nghĩa là chỉ là mất...có đúng ba tiếng đồng hồ. Hạnh nghe kể có những người mất cả một ngày hoặc hai ba lần đi lại mới xong việc quan trọng là chọn tấm áo đẹp nhất trong đời người con gái. Tiệm áo ở Knightsbridge, khu phố giàu sang của London có cả người phục vụ gốc Trung Quốc. Thấy hai cô bước vào, một bạn trong nhóm nhân viên bước ra hỏi Veronika bằng tiếng Anh rồi quay sang khe khẽ hỏi Hạnh bằng tiếng Trung. Hạnh lắc đầu làm người đó xấu hổ, chuyển nhanh sang tiếng Anh. Hạnh không muốn thêm sự hiểu lầm là cô sắ̃p làm 'bride' nên bảo luôn: “Tôi đi cùng bạn, bạn tôi đã đặt cuộc hẹn."

Cô gái người Trung Quốc nhanh nhẹn mở máy tính in ra tờ booking của Veronika rồi dẫn hai người vào phòng đã có sẵn ba bộ áo cưới lộng lẫy. Hình như mọi tấm áo cưới kiểu Âu có dải voan lựa trắng như tuyết, thân áo thêu ren hoa, tà áo thướt tha đã được người ta nghĩ ra từ mấy trăm năm cho các cô gái trời Tây. Dáng vóc cao, chân dài, vòng ngực nở căng đẩy vai áo lên sang trọng, Veronika mặc gì mà chả đẹp. Hạnh vui với bạn nhưng không nói ra ý nghĩ so bì. Chọn được áo rồi hai đứa còn ngồi lại bàn làm việc để xem đủ thứ tranh trí, nào hoa cài áo, vương miện nhỏ màu ngọc ruby cài tóc, và đủ thứ linh tinh khác mà cô dâu có thể mua, hoặc thuê. Đúng là dân gốc nước ngoài vừa thích các dịp khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm của một thế giới đặc thù Ăng lê ở đẳng cấp cao, vừa lo ngại về túi tiền. Veronika đã thì thầm với Hạnh từ trước rằng việc thuê áo cô dâu, theo phong tục Đông Âu là chuyện của nhà gái, và người chồng tương lai phải đến ngày 'đón nàng về dinh' mới được lần đầu nhìn thấy tấm áo. Hạnh hỏi:

“-Phong tục quê mày có của hồi môn không?"

“-Không có, thời nay làm gì còn. Thời trước, sau chiến tranh bà ngoại tao để lại một chùm nhẫn vàng mà thời chạy loạn cụ mang theo, và cho bố mẹ để đánh lại thành hai chiếc. Nhưng Alberto nói nhà anh ấy sẽ lo nhẫn cưới, vì phong tục Tây Ban Nha là thế. Thế nhưng việc chọn bộ smoking lại là việc chung. Khi nào sang bên đó hai đứa bọn tao sẽ chọn. Họ may chỉ trong vòng một ngày."

Lúc ra về, cô người Trung Quốc gửi riêng Hạnh tấm danh thiếp mang tên cô ấy, Jennifer Kang, và nói nhỏ là khi nào Hạnh cần cho bản thân thì cứ gọi. Hạnh biết người bán hàng ở các tiệm sang này được hoa hồng khi đem khách tới cho công ty. Ừ biết đâu mình sẽ cần, cô nhận danh thiếp và cùng Veronika đi về.

Tuần sau đó, Hạnh có ngày nghỉ dài khi đã nộp phần sửa luận án. Cô tính đi tàu ra bờ biển dạo mát. Đi một mình thôi, không cần ai. Cô đã bắt đầu quen là sống cho bản thân, dành cho mình thời gian quý báu, mà người Anh gọi là 'quality time'. Thị trấn Southend-on-Sea nằm cách London hơn một giờ tàu, có những dãy phố cổ đầy hàng cây, một công viên rộng có thảm hoa nhìn xuống biển. Góc xa là một khu vui chơi có tên là Adventure Island (Hòn đảo Phiêu lưu). Hạnh đi bộ từ nhà ga ra đó ngó xem các nhóm thanh thiếu niên rú lên trên máng trượt tốc độ, trên tháp rơi tự do. Tiếng nhạc xập xình pha tiếng hò la, rao bán bánh ngọt, trò chơi có thưởng làm Hạnh nhớ hồi nhỏ đi xem xiếc ở Hà Nội. Cô mua một chiếc bánh ngọt rồi đi bộ dọc bờ biển, tìm chiếc ghế đá nhỏ ngồi nghỉ, ngắm trời và hít thở không khí biển. Điện thoại đánh nhạc thánh thót.

“-Hi there, it's me, Steve. Am I lucky to have a brief chat? (Chào bạn, Steve đây, bạn nói chuyện được không?)

Hạnh nhìn màn hình điện thoại. Đúng là số và tên của Steve, nhưng phần 'image' không có ảnh, chỉ là hình đầu người màu trắng. Thì Hạnh đã có ảnh của anh ấy đâu. Tiếng nhạc ở máy dừng nhưng tiếng reo trong tim Hạnh nổi lên. Cô không nhấc máy vội mà nhìn ra biển. Ước gì hạn anh ấy ở đây luôn thì vui.

“-Hello, yes, it's me, Hạnh here. Yes, I can talk." (Tôi là Hạnh đây, tôi nói được)

Giọng Steve vui hẳn hên. Anh hỏi cô đang ở đâu.

“-Trời ơi, ở Southend-on-Sea? Mọi việc có ổn không? Có những phố nơi đó đừng đi vào nhé."

Hạnh ngạc nhiên vì Steve lo lắng cho cô. Mãi về sau này, khi đã quen Steve hơn Hạnh mới biết người Anh có nhiều định kiến về một số thành phố ven biển. Ngay quanh vùng Đông Nam nước Anh thôi, các thị trấn ven biển bên Sussex, Kent thì 'ok', còn Southend-on-Sea ở Essex, Southampton ở Hamshire lại có tiếng xấu, là nơi cho người nghèo, và lộn xộn, có cả băng đảng về đêm. Tuy thế, hôm ấy Steve không nói gì thêm, chỉ bảo Hạnh cẩn thận, ra tàu về sớm. Hai người hẹn nhau ở trung tâm vào tuần tới.

Trên đường bãi biển trở lại ga tàu hỏa, Hạnh bị ấn tượng bởi điều Steve nói về thị trấn ven biển, nên tự nhiên thấy cảnh vật trên đường về xấu hẳn đi. Đi bộ qua một phố sau siêu thị Tesco, cô thấy một nhóm thanh niên say xỉn tụ bậy tụ bạ bên một bức tường thấp. Một đứa thấy cô đi qua thì quay ra gọi, giọng nhão nhoét mùi cồn:

“-Hey Chinese girl, do you want a beer?" (Cô em Tàu muốn uống bia không?)

Hạnh bước nhanh qua đường, đi không ngoái đầu lại, tim đập thình thịch. Gần tới ga, ở một ngã ba vắng cô thấy nhiều xe cảnh sát chặn một xe tải to bên đường. Không thấy xe tải bị đổ mà hình như có cảnh bắt người. Chuyện băng đảng hay cướp đường? Những thứ đó rất khó xảy ra giữa ban ngày ở Anh, xứ sở dù sao cũng rất an toàn. Hạnh không biết nữa. Cô rảo bước lên tàu đi về London và cầu mong tàu chạy nhanh khỏi nơi này. Chuyến đi mất hết cả hứng thú, trở nên một kỷ niệm tồi.

Tác giả : Lý Thanh
3/5 của 2 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại