Lấy Chồng Tây
Chương 27
Dù có luyến tiếc đến đâu thì sau khi kỳ nghỉ kết thúc Hạnh vẫn phải trở về. Đêm cuối cùng ở Việt Nam Hạnh đã khóc ướt đầm gối, đôi môi cô cứ thế cắn chặt vào nhau để ngăn không cho tiếng nấc nghẹn ngào phát ra.
Andrew sớm đã nhận ra đôi mắt đượm buồn của vợ từ sáng, nhưng ngoài mấy câu an ủi như:
- Sau này nhất định chúng ta sẽ trở về nữa mà.
- Liệu bao lâu nữa hả anh, em thật sự không muốn xa nơi này một chút nào cả. Thật sự không muốn.
Andrew ôm vợ vào lòng, bàn tay khẽ luồn vào mái tóc xuôn mềm của vợ mà an ủi:
- Anh sẽ cố gắng để em có thể trở về nơi này, chỉ cần chúng ta đồng lòng, anh tin không gì là không thể cả.
Hạnh ngoài ngoan ngoãn gật đầu thì cũng chẳng biết phải nói thêm điều gì. Cô hiểu bản thân mình là ai, những đòi hỏi vượt xa với hoàn cảnh chỉ khiến cô trở nên đáng ghét trong mắt chồng, chứ chẳng giúp cô đạt được thứ minh muốn.
Gần đây Andrew cũng đã thay đổi rất nhiều rồi, Hạnh cũng chẳng muốn dồn ép hay tạo áp lực cho chồng mình thêm nữa. Bởi vậy cô vờ như nguôi ngoai, chờ đến khi anh ngủ say, mới khẽ lách người dậy mà khóc.
Những tiến nấc bị Hạnh kìm nén nơi cổ họng nghe càng nghẹn ngào hơn bao giờ hết. Hồi chiều mẹ Hạnh cũng có dặn dò cô nhiều thứ lắm:
- Con sang bên ấy nhớ phải giữ gìn sức khoẻ, cố gắng hiếu thuận với bố mẹ chồng. Mẹ thấy thằng Andrew nó cũng biết yêu thương con, như thế là bố mẹ mừng rồi.
- Dạ con nhớ rồi, bố mẹ ở lại cũng nhớ phải giữ gìn sức khoẻ, ở nhà có bất kỳ chuyện gì phải báo cho con ngay nhé. Con sẽ thường xuyên gọi điện về cho mẹ.
- Được rồi, con gái lớn rồi, đừng có hơi tí lại mít ướt như thế, bố mẹ ở nhà còn có các em, các bác và hàng xóm láng giềng nữa, con không phải lo.
Bà Hạ nói thì nói thế, nhưng lòng bà buồn lắm, bà cũng từng mong con gái lấy chồng gần để mà “có bát canh cần nó cũng mang cho". Nhưng mà suy đi tính lại thì ở cái làng quê nghèo này, biết đến bao giờ cuộc đời con gái bà mới tốt đẹp lên được. Bởi vậy bà mới nén nước mắt mà gả con xa cả nửa vọng trái đất, những mong nó sẽ có một tương lại tốt đẹp hơn vợ chồng bà.
Lần nào nói chuyện với con gái nó cũng bảo: “cuộc sống của con bên này tốt lắm, bố mẹ chồng con thương con hệt như con gái vậy, bố mẹ không phải lo gì cả đâu". Nó nói thế thì bà cũng tạm tin để mà yên tâm. Cũng may lần này vợ chồng nó trở về, bà quan sát thì thấy vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Con rể của bà cũng biết yêu thương và quan tâm đến vợ.
Bà cũng chỉ mong thế, chứ con gái lấy chồng xa, chẳng có người thân bên cạnh, nếu bà buồn thì biết tâm sự cùng ai. Bà cũng như bao bà mẹ khác, luôn mong các con mình có cuộc sống ấm êm hạnh phúc.
Bà cũng sợ con gái bà con trẻ, rồi chưa biết cách ứng xử lại làm phật lòng người ta, nên bà nắm táy nó mà dặn dò:
- Bố mẹ chồng và gia đình chồng thương yêu là phúc phận của con, nhưng con cũng đừng vì thế mà không biết giữ ý nghe không. Dẫu sao họ cũng là bố mẹ chồng, chẳng thể nào bao dung như bố mẹ đẻ được, vậy nên con phải biết lựa mà sống. Cả với chồng nữa, phải nhớ câu: “chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê". Chứ đừng có chồng ném cái phích, vợ đập cái mâm là hỏng. Mình là đàn bà phải biết liệu chiều mà ứng xử, trước là vì bản thân mình, sau là con cho con cái nữa nhớ chưa?
Hạnh nghe xong mà nước mắt lại rơi lã chã, ướt đầm cả khuôn mặt, nếu thời gian có quay trở lại, nhất định cô sẽ chẳng bao giờ lấy chồng xa xứ. Chỉ muốn ở mãi bên gia đình mà thôi,
Trước đây khi còn chưa lấy chồng, phần vì trẻ con, phần vì ngang bướng mà Hạnh thường xuyên cãi lời mẹ. Nhưng bây giờ, khi đã làm mẹ rồi, Hạnh mới thấy bản thân thương bà hơn bao giờ hết.
Sau 3 năm lấy chồng Hạnh mới trở về quê hương, chứng kiến cái cảnh bố mẹ vui mừng khi thấy con, thấy cháu, rồi ông bà lại chuẩn bị hết món này sang món khác chỉ vì:
- Sao nuôi con nhỏ mà gầy thế, ráng ăn nhiều vào có sức còn chăm con nữa chứ. Thanh niên chúng mày là cứ hay dữ dáng, rồi ăn kiêng, mẹ là mẹ cấm. Chừng nào cai sữa thì muốn giảm cân thế nào thì giảm, bây giờ là phải đặt con bé lên hàng đầu nhớ chưa.
- Mẹ ơi đâu phải cứ ăn nhiều là tốt, mà phải ăn đúng, ăn đủ chất, và ăn khoa học mới tốt.
- Tôi chả biết cái khoa học khoa hiếc gì của anh chị, chỉ biết hôm nay chị phải ăn hết bát canh gà này cho tôi, ăn nhanh lên kẻo nguội.
Hạnh ngao ngán nhìn mẹ, bát canh gà này lớn như thế, một mình hạnh ăn sao cho hết. Đút cho mẹ thì bà nhất quyết không ăn, mà công sức bà nấu cả buổi, Hạnh đâu thể nào mà phụ công được. nên dù no không thở nổi vẫn cố húp chút nước còn sót lại dưới đấy bát cho bà vui lòng.
Nhưng mà quãng thời gian vui vẻ ấy trôi qua nhanh quá, ngày mai, khi trời sáng rồi hạnh sẽ phải dời khỏi nơi đây, trở về nơi nước Pháp xa hoa để sinh sống. Biết bao giờ mới lại được ăn cơm mẹ nấu nữa đây?
Khoảng cách của cô với gia đình sau ngày mai không phải là từ làng này sang làng khác, vùng này sang vùng khác, mà là nước này sang nước khác, xa xôi vạn dặm.
Cã lũ nhóc kia nữa, HẠnh chẳng thể nào chứng kiến sự trưởng thành của bọn nó. Chỉ biết nhắc nhở mấy đứa sau này, chọn chồng tuyệt đối không được chọn chồng xa. Con cái út đã nào hiểu gì, nghe chị nói vậy nó cong cái môi lên mà cãi lại:
- Chị đừng có mà lừa em, chị lấy chồng xa sướng như thế mà cứ sui dại em.
- Sướng, thế nào là sướng.
- Thì đấy, anh rể tuy không đẹp trai, nhưng em thấy thương chị mà, so với bố mình chả ăn đứt à. Đã thế lai còn lắm tiền nữa chứ, đến thăm nhà ai cũng mua toàn quà xịn, quê mình có mà cả năm cũng chả mua nổi 1 lần.
Hạnh sững sờ nhìn em gái, năm nay nó mới 14 tuổi thôi, mà sao nó nói hệt như bà cụ non thế này. Nhìn từ góc độ của nó, thì quả thật lời nó nói chả sai điểm nào, Hạnh cũng chẳng biết phải nói sao, chỉ biết ngao ngán lắc đầu. Thôi thì nó con bé, sau này nó lớn nó tự hiểu, cái duyên cái số của mỗi người ấn định từ khi lọt lòng rồi, có muốn cũng chẳng thay đổi được.
Lại nghĩ đến ông nội, ông giờ chẳng khác nào ngọn đèn trước gió, nếu mai này ông bỏ con bỏ cháu lại mà đi xa. Liệu rằng Hạnh có thể về mà chịu tang ông được hay không?
Chỉ nghĩ đến đây thôi mà lòng Hạnh đau nhói, thương cho cái cảnh lấy chồng xa của bản thân. Rồi lại từ trách mình đã lựa chọn một con đường quá gập ghềnh để mà đi như thế.
Buồn nhiều là thế, nhưng giây phút tạm biệt mọi người, Hạnh vẫn luôn cười thật tươi, cố gắng không rơi một giọt nước mắt nào. Cô không muốn bố mẹ lại phải lo lắng thêm, bởi vậy dù trong lòng đang héo úa, thì vẻ ngoài Hạnh vẫn phải tươi vui.
Hạnh cảm nhận rõ được ánh mắt của bố mẹ đang dõi theo cô phía sau. Vậy nên cô càng phải gồng mình lên mạnh mẽ. Mãi cho đến khi khuất sau quầy làm thủ tục Hạnh mới bật khóc nức nở, suốt từ đó cho đến lúc máy bay cất cạnh, chẳng lúc nào là mắt Hạnh không nhoè nước. Julie có lẽ biết mẹ đang buồn nên dù đang ở trong vòng tay bố vẫn cô nhoài người sang mà ôm mẹ.
Cái vòng tay bé nhỏ của con khiến hạnh như được an ủi, bế con bé vào lòng, Hạnh ôm thật chặt, nước mắt cũng ngừng rơi. Cảnh vật phía ngoài cửa sổ cứ nhỏ dần, nhỏ dần rồi khuất hẳn sau những đám mây.
- ---*----*----
Thấy vợ chồng Hạnh trở về, bố mẹ chồng cô vui lắm, mấy ngày qua chỉ có 2 ông bà lủi thủi, nhớ con, nhớ cháu vô cùng.
Hạnh ôm lấy mẹ chồng mà nói:
- Mẹ, con thật sự nhớ mẹ.
- Mẹ cũng nhớ mấy đứa, đi đường xa có mệt không con, mệt thì cứ đi nghỉ ngơi đi, lát xong bữa mẹ gọi.
- Mệt một chút thôi, nhưng con muốn cùng mẹ nấu cơm trò truyện cho tình cảm. Mẹ chờ chút con cất đồ con ra liền, mà con có mang quà quê cho mẹ đấy, con nghĩ là mẹ sẽ thích.
Bà Funny uống ngụm nước sau đó chân thành nói:
- Mẹ cảm ơn, nhưng lần sau thì không cần phải mua bán gì đâu, có con nhỏ còn mang nhiều đồ làm gì.
- Có gì đâu mẹ, máy bay trở mà, à có cả đồ bố mẹ con bên ấy gửi biếu bố mẹ nữa. lát con soạn đồ con sẽ đem qua phòng mẹ ạ.
- Được rồi, cứ cất đồ rồi rửa chân tay mặt mũi cho khoẻ đã, lúc nào rảnh lấy sau cũng được.
Hạnh gật đầu khẽ quay sang bên canh, bố chồng cô và Julie đang ôm nhau mà hít hà như thể xa nhau ngàn năm mới gặp lại. Phía sau lưng Andrew cũng xách hành lý lên phòng. Thấy vậy Hạnh đứng dậy phụ cũng chồng, cô cũng muốn trở về phòng thay đồ cho thoải mái.
Bữa cơm hôm ấy vì là giữa tuần nên chỉ có 5 người, bố mẹ chồng Hạnh, Andrew, Julie và Hạnh. Lúc về Hạnh có vô thức đưa mắt tìm kiếm khắp nhà, nhưng bóng lưng ấy cô không hề thấy.
Nỗi buồn xa quê, cộng với sự hụt hẫng ban nãy khiến cho Hạnh ăn không vào. Andrew cứ nghĩ do Hạnh đi đường xa mệt nên bảo vợ:
- Thôi, em lên phòng nghỉ ngơi đi, lát đỡ mệt thì ăn sau cũng được, nhìn em mệt mỏi lắm đấy.
- Em không sao, em còn cho con ngủ nữa.
- Được rồi, anh sẽ lo cho con, không thì đã có bố mẹ, em cứ yên tâm mà đi nghỉ đi. Không cần phải gắng làm gì.
Nghe chồng nói thế Hạnh cũng có chút cảm động, nhìn anh bằng ánh mắt biết ơn, Hạnh khẽ gật đầu rồi quay qua bố mẹ chồng nói:
- Bố mẹ dùng bữa, con hơi mệt, con xin phép.
Ông David đang cười với cháu nội nghe con dâu nói thế cũng quay qua bảo:
- Ừ, mệt thì cứ đi nghỉ trước đi con.
Bà funny thì lo lắng hỏi:
- Con có mệt lắm không, lát mẹ nấu cho bát cháo nhé.
Hạnh vội xua tay đáp:
- Không cần đâu mẹ, chắc do con mất ngủ thôi, con ngủ một giấc là ổn, con xin phép đi trước.
Hạnh nói rồi quay người dời đi, lên tới phòng nước mắt lại rơi, nhưng vì quá mệt nên cô thiếp đi lúc nào chẳng hay. Đến khi tỉnh dậy thì trời đã sang chiều, ngó quanh phòng không thấy ai. Hạnh quyết định soạn đống hành lý kia cất gọn gàng vào tủ.
Ngăn tủ nhỏ mở ra, bất ngờ hộp ô mai lăn xuống, chạm vào mặt đất, vỡ mất 1 góc, một vài hột ô mai theo đó mà lăn ra ngoài. Hạnh vội vàng nhặt chúng lại, cần thận bỏ vào hộp như cũ, sau đó lấy băng keo dán chúng lại.
Hộp ô mai này Hạnh đã để dành từ lâu lắm, cô dự định giữ lại làm kỷ niệm chứ không nỡ ăn chúng. Trước khi trở về Việt Nam hạnh có lôi ra xem, nhưng nghe thấy tiếng bước chân của chồng nên cô bỏ vội vào trong. Có lẽ vì để vội nên hôm nay vừa mở tủ, hộp ô mai mới bị rơi ra ngoài.
Nhìn cái hộp bị dán một vài chỗ, lòng Hạnh lại trùng xuống, thẫn thờ nghĩ ngợi. Liệu có khi nào đây là điềm báo trước cho tương lai hay không?
Ngắm nhìn một lát Hạnh quyết định cất hộp ô mai vào 1 góc tủ, cũng giống như cách cô cất những suy nghĩ về Nacer ở một góc khuất trong tim vậy.
Soạn xong đồ, HẠnh đem một ít quà quê, và mấy món đồ bố mẹ cô gửi biếu bố mẹ chồng dưới nhà. Không thấy Andrew, chỉ thấy bố mẹ chồng cô đang chơi đùa cùng Julie.
Thấy con dâu xuống bà Funny quan tâm hỏi:
- Con thấy khoẻ hơn chưa, đồ ăn mẹ phần con trong tủ, nếu đói thì ăn nhé.
- Vâng, mẹ cứ kệ con, mà mẹ mơi, đây là đồ mẹ con gửi biếu bộ mẹ ạ.
Bà Funny, cả ông David cũng tiền lại chỗ hạnh, từng món đồ được bà Funy cẩn thật lấy ra. Không phải thứ gì quá đắt tiền, nhưng tất cả đều là thành ý của ông bà thông gia. Vậy nên bà trân trọng lắm, cũng không quên nhờ con dâu gửi lời cảm ơn đến họ.
Ông David thì hồ hởi nói:
- Có mấy đồ này, tối nay con trổ tài nấu đồ Việt Nam nhé, bố muốn nếm thử hương vị đồ ăn Việt. Mà tối nay 2 đứa nó cũng về đấy, hai mẹ con bà xem chuẩn bị nấu nướng gì thì chuẩn bị, ông cháu tôi đi chơi đây.
“Hai đứa nó cũng về" là bố chồng cô đang nhắc đến Marie và nacer có phải không? Là họ, đúng rồi, họ sẽ về nhà ăn tối. Hạnh vẫn nhớ lần trước Nacer có nói muốn Hạnh đem ít quà quê, tiện đây Hạnh sẽ trổ tài cho mọi người nếm thử vài món đặc sản quê hương.
Thấy tâm tình con dâu bống nhiên vui vẻ hơn trước, bà Funny hơi nhíu mày suy nghĩ. Nhưng rất nhanh sau đó nét mặt bà lại trở lại bình thường, mọi thay đổi ấy Hạnh không hề hay biết. Vì cô đang mải suy nghĩ đến thứ khác.
Mọi mệt mỏi nhờ câu nói ấy của bố chồng Hạnh mà bỗng dưng tan biến, ngay cả Hạnh cũng không biết rằng bản thân cứ vừa nấu vừa tủm tỉm cười.
Tối ấy quả thật Marie cùng nacer trở về, thấy NAcer Hạnh thoáng chút ngượng ngùng, khác hẳn với vẻ mong chờ hồi chiều. Nacer cũng tỏ vẻ lảng tránh Hạnh chứ không thân thiết như trước kia.
Còn Marie thấy Hạnh thì vội vàng nói:
- Chị dâu, quà em đâu?
- Đây, làm sao mà quên được Marie dễ thương kia chứ.
Marie được khen thì cười tít mắt, theo chân chị dâu lên phòng, món quà Hạnh dành cho cô em chồng là một chiếc thuyền bằng gỗ nho nhỏ. Marie có sở thích sưu tầm những món quà lưu niệm nhỏ xinh thế này. Vì thế khi nhìn thấy, ngay lập tức Hạnh đã nghĩ đến con bé, nên quyết định mua để làm quà.
Bữa cơm tối, ngoài một chút ngượng ngùng khi vô tình bắt gặp ánh nhìn của nacer thì mọi thứ đều vui vẻ. Mọi người nghe Andrew kể về cái tết truyền thống của quê cô mà nhiều khi phá lên cười vì cái cách miêu tả của anh.
Có một hành động mà Andrew luôn nói là không nên, đó chính là khi nhìn mọi người thi nhau bẻ cây, bẻ cành trên chùa về để làm lộc. Anh nói hành động đó vô cùng kém duyên, và giống với việc đang phá hoại cảnh quan môi trường nhiều hơn.
Nghe anh phân tích Hạnh thấy cũng có lý, nhưng mà đó là phong tục từ lâu đời, có đẹp hay không thì nó vẫn cứ diễn ra năm này qua năm khác. Có chăng chỉ mong về sau mọi người ý thức được mà sửa đổi.
Bữa cơm kết thúc, hạnh cùng marie dọn dẹp, còn mọi người thì ở cả trên phòng khách trò truyện. Marie cứ thế ríu rít hỏi thăm mọi người ở quê, Hạnh trả lời mà lòng nặng trĩu, hạnh nhớ nhà, nhớ quê…
- ---*-----*----
Do buổi chiều hôm ấy Hạnh ngủ nhiều, nên đến mãi 12h đêm cô vẫn chẳng tài nào chợp mắt nổi. Cứ hết xoay bên này, Hạnh lại trở bên kia, bên cạnh cô là một chiếc vỏ ốc khá lớn. Đó chính là món quà cô mua dành tặng Nacer, nhưng lại chẳng đủ can đảm để đưa cho cậu ta.
Con ốc này, nếu áp vào tai, sẽ nghe được tiếng rì rào của biển cả, nó sẽ thay Hạnh gói cả quê hương để làm quà cho em chồng.
Nhưng mà đưa cho chú ấy bằng cách nào, ngày mai chú ấy lại lên thành phố để đi làm, cuối tuần này cũng chẳng biết có trở về hay không. Suy nghĩ một hồi, Hạnh đánh liều nhắn 1 tin cho Nacer:
- Chú ngủ chưa?
- Em chưa, chị ngủ muộn thế.
- Tôi có món quà tặng chú mà hồi chiều quên mất, tôi để ở cửa phòng nhé.
- Trời, sao mà còn phải quà cáp cho em làm gì cho tốn kém. Em không nhận đâu.
- Có gì đâu, chỉ là món quà nhỏ, không đáng bao nhiêu cả. Chú nhận nhé, tôi cứ đề trước cửa phòng chú đấy.
- Vâng, vậy thì em xin.
Chỉ chờ có thế, Hạnh nhẹ nhàng bước chân xuống giường, tay cầm chặt con ốc rón rén bước qua phòng Nacer. Vừa định đặt con ốc xuống hành lang thì cánh cửa bên trong mở ra. Ánh sáng từ chiếc đèn ngủ trong phòng hắt ra, khiến cho bóng Nacer đổ dài, ôm trọn lấy Hạnh.
Lâu lắm rồi cô chẳng đối diện với cậu ta, vậy nên lần này, tim cô bỗng dưng hẫng một nhịp. mắt cứ thể không dời khỏi thân hình to lớn ấy mà đứng dậy.
- Tôi… tôi… tặng chú này…
Chẳng thèm bận tâm đến việc Hạnh đang chìa con ốc ra trước mặt, nacer cứ thế tiến đến vòng tay mà ôm chặt chị dâu vào lòng, hơi rượu từ trong hơi thở của cậu cũng vì thế mà phả thẳng vào mặt chị dâu.
Bữa cơm ban nãy đâu có ai uống rượu, vậy tại sao người cậu lại nồng năc mùi rượu thế này. Là cậu đang trốn trong phòng uống rượu một mình hay sao?
Andrew sớm đã nhận ra đôi mắt đượm buồn của vợ từ sáng, nhưng ngoài mấy câu an ủi như:
- Sau này nhất định chúng ta sẽ trở về nữa mà.
- Liệu bao lâu nữa hả anh, em thật sự không muốn xa nơi này một chút nào cả. Thật sự không muốn.
Andrew ôm vợ vào lòng, bàn tay khẽ luồn vào mái tóc xuôn mềm của vợ mà an ủi:
- Anh sẽ cố gắng để em có thể trở về nơi này, chỉ cần chúng ta đồng lòng, anh tin không gì là không thể cả.
Hạnh ngoài ngoan ngoãn gật đầu thì cũng chẳng biết phải nói thêm điều gì. Cô hiểu bản thân mình là ai, những đòi hỏi vượt xa với hoàn cảnh chỉ khiến cô trở nên đáng ghét trong mắt chồng, chứ chẳng giúp cô đạt được thứ minh muốn.
Gần đây Andrew cũng đã thay đổi rất nhiều rồi, Hạnh cũng chẳng muốn dồn ép hay tạo áp lực cho chồng mình thêm nữa. Bởi vậy cô vờ như nguôi ngoai, chờ đến khi anh ngủ say, mới khẽ lách người dậy mà khóc.
Những tiến nấc bị Hạnh kìm nén nơi cổ họng nghe càng nghẹn ngào hơn bao giờ hết. Hồi chiều mẹ Hạnh cũng có dặn dò cô nhiều thứ lắm:
- Con sang bên ấy nhớ phải giữ gìn sức khoẻ, cố gắng hiếu thuận với bố mẹ chồng. Mẹ thấy thằng Andrew nó cũng biết yêu thương con, như thế là bố mẹ mừng rồi.
- Dạ con nhớ rồi, bố mẹ ở lại cũng nhớ phải giữ gìn sức khoẻ, ở nhà có bất kỳ chuyện gì phải báo cho con ngay nhé. Con sẽ thường xuyên gọi điện về cho mẹ.
- Được rồi, con gái lớn rồi, đừng có hơi tí lại mít ướt như thế, bố mẹ ở nhà còn có các em, các bác và hàng xóm láng giềng nữa, con không phải lo.
Bà Hạ nói thì nói thế, nhưng lòng bà buồn lắm, bà cũng từng mong con gái lấy chồng gần để mà “có bát canh cần nó cũng mang cho". Nhưng mà suy đi tính lại thì ở cái làng quê nghèo này, biết đến bao giờ cuộc đời con gái bà mới tốt đẹp lên được. Bởi vậy bà mới nén nước mắt mà gả con xa cả nửa vọng trái đất, những mong nó sẽ có một tương lại tốt đẹp hơn vợ chồng bà.
Lần nào nói chuyện với con gái nó cũng bảo: “cuộc sống của con bên này tốt lắm, bố mẹ chồng con thương con hệt như con gái vậy, bố mẹ không phải lo gì cả đâu". Nó nói thế thì bà cũng tạm tin để mà yên tâm. Cũng may lần này vợ chồng nó trở về, bà quan sát thì thấy vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Con rể của bà cũng biết yêu thương và quan tâm đến vợ.
Bà cũng chỉ mong thế, chứ con gái lấy chồng xa, chẳng có người thân bên cạnh, nếu bà buồn thì biết tâm sự cùng ai. Bà cũng như bao bà mẹ khác, luôn mong các con mình có cuộc sống ấm êm hạnh phúc.
Bà cũng sợ con gái bà con trẻ, rồi chưa biết cách ứng xử lại làm phật lòng người ta, nên bà nắm táy nó mà dặn dò:
- Bố mẹ chồng và gia đình chồng thương yêu là phúc phận của con, nhưng con cũng đừng vì thế mà không biết giữ ý nghe không. Dẫu sao họ cũng là bố mẹ chồng, chẳng thể nào bao dung như bố mẹ đẻ được, vậy nên con phải biết lựa mà sống. Cả với chồng nữa, phải nhớ câu: “chồng nóng thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê". Chứ đừng có chồng ném cái phích, vợ đập cái mâm là hỏng. Mình là đàn bà phải biết liệu chiều mà ứng xử, trước là vì bản thân mình, sau là con cho con cái nữa nhớ chưa?
Hạnh nghe xong mà nước mắt lại rơi lã chã, ướt đầm cả khuôn mặt, nếu thời gian có quay trở lại, nhất định cô sẽ chẳng bao giờ lấy chồng xa xứ. Chỉ muốn ở mãi bên gia đình mà thôi,
Trước đây khi còn chưa lấy chồng, phần vì trẻ con, phần vì ngang bướng mà Hạnh thường xuyên cãi lời mẹ. Nhưng bây giờ, khi đã làm mẹ rồi, Hạnh mới thấy bản thân thương bà hơn bao giờ hết.
Sau 3 năm lấy chồng Hạnh mới trở về quê hương, chứng kiến cái cảnh bố mẹ vui mừng khi thấy con, thấy cháu, rồi ông bà lại chuẩn bị hết món này sang món khác chỉ vì:
- Sao nuôi con nhỏ mà gầy thế, ráng ăn nhiều vào có sức còn chăm con nữa chứ. Thanh niên chúng mày là cứ hay dữ dáng, rồi ăn kiêng, mẹ là mẹ cấm. Chừng nào cai sữa thì muốn giảm cân thế nào thì giảm, bây giờ là phải đặt con bé lên hàng đầu nhớ chưa.
- Mẹ ơi đâu phải cứ ăn nhiều là tốt, mà phải ăn đúng, ăn đủ chất, và ăn khoa học mới tốt.
- Tôi chả biết cái khoa học khoa hiếc gì của anh chị, chỉ biết hôm nay chị phải ăn hết bát canh gà này cho tôi, ăn nhanh lên kẻo nguội.
Hạnh ngao ngán nhìn mẹ, bát canh gà này lớn như thế, một mình hạnh ăn sao cho hết. Đút cho mẹ thì bà nhất quyết không ăn, mà công sức bà nấu cả buổi, Hạnh đâu thể nào mà phụ công được. nên dù no không thở nổi vẫn cố húp chút nước còn sót lại dưới đấy bát cho bà vui lòng.
Nhưng mà quãng thời gian vui vẻ ấy trôi qua nhanh quá, ngày mai, khi trời sáng rồi hạnh sẽ phải dời khỏi nơi đây, trở về nơi nước Pháp xa hoa để sinh sống. Biết bao giờ mới lại được ăn cơm mẹ nấu nữa đây?
Khoảng cách của cô với gia đình sau ngày mai không phải là từ làng này sang làng khác, vùng này sang vùng khác, mà là nước này sang nước khác, xa xôi vạn dặm.
Cã lũ nhóc kia nữa, HẠnh chẳng thể nào chứng kiến sự trưởng thành của bọn nó. Chỉ biết nhắc nhở mấy đứa sau này, chọn chồng tuyệt đối không được chọn chồng xa. Con cái út đã nào hiểu gì, nghe chị nói vậy nó cong cái môi lên mà cãi lại:
- Chị đừng có mà lừa em, chị lấy chồng xa sướng như thế mà cứ sui dại em.
- Sướng, thế nào là sướng.
- Thì đấy, anh rể tuy không đẹp trai, nhưng em thấy thương chị mà, so với bố mình chả ăn đứt à. Đã thế lai còn lắm tiền nữa chứ, đến thăm nhà ai cũng mua toàn quà xịn, quê mình có mà cả năm cũng chả mua nổi 1 lần.
Hạnh sững sờ nhìn em gái, năm nay nó mới 14 tuổi thôi, mà sao nó nói hệt như bà cụ non thế này. Nhìn từ góc độ của nó, thì quả thật lời nó nói chả sai điểm nào, Hạnh cũng chẳng biết phải nói sao, chỉ biết ngao ngán lắc đầu. Thôi thì nó con bé, sau này nó lớn nó tự hiểu, cái duyên cái số của mỗi người ấn định từ khi lọt lòng rồi, có muốn cũng chẳng thay đổi được.
Lại nghĩ đến ông nội, ông giờ chẳng khác nào ngọn đèn trước gió, nếu mai này ông bỏ con bỏ cháu lại mà đi xa. Liệu rằng Hạnh có thể về mà chịu tang ông được hay không?
Chỉ nghĩ đến đây thôi mà lòng Hạnh đau nhói, thương cho cái cảnh lấy chồng xa của bản thân. Rồi lại từ trách mình đã lựa chọn một con đường quá gập ghềnh để mà đi như thế.
Buồn nhiều là thế, nhưng giây phút tạm biệt mọi người, Hạnh vẫn luôn cười thật tươi, cố gắng không rơi một giọt nước mắt nào. Cô không muốn bố mẹ lại phải lo lắng thêm, bởi vậy dù trong lòng đang héo úa, thì vẻ ngoài Hạnh vẫn phải tươi vui.
Hạnh cảm nhận rõ được ánh mắt của bố mẹ đang dõi theo cô phía sau. Vậy nên cô càng phải gồng mình lên mạnh mẽ. Mãi cho đến khi khuất sau quầy làm thủ tục Hạnh mới bật khóc nức nở, suốt từ đó cho đến lúc máy bay cất cạnh, chẳng lúc nào là mắt Hạnh không nhoè nước. Julie có lẽ biết mẹ đang buồn nên dù đang ở trong vòng tay bố vẫn cô nhoài người sang mà ôm mẹ.
Cái vòng tay bé nhỏ của con khiến hạnh như được an ủi, bế con bé vào lòng, Hạnh ôm thật chặt, nước mắt cũng ngừng rơi. Cảnh vật phía ngoài cửa sổ cứ nhỏ dần, nhỏ dần rồi khuất hẳn sau những đám mây.
- ---*----*----
Thấy vợ chồng Hạnh trở về, bố mẹ chồng cô vui lắm, mấy ngày qua chỉ có 2 ông bà lủi thủi, nhớ con, nhớ cháu vô cùng.
Hạnh ôm lấy mẹ chồng mà nói:
- Mẹ, con thật sự nhớ mẹ.
- Mẹ cũng nhớ mấy đứa, đi đường xa có mệt không con, mệt thì cứ đi nghỉ ngơi đi, lát xong bữa mẹ gọi.
- Mệt một chút thôi, nhưng con muốn cùng mẹ nấu cơm trò truyện cho tình cảm. Mẹ chờ chút con cất đồ con ra liền, mà con có mang quà quê cho mẹ đấy, con nghĩ là mẹ sẽ thích.
Bà Funny uống ngụm nước sau đó chân thành nói:
- Mẹ cảm ơn, nhưng lần sau thì không cần phải mua bán gì đâu, có con nhỏ còn mang nhiều đồ làm gì.
- Có gì đâu mẹ, máy bay trở mà, à có cả đồ bố mẹ con bên ấy gửi biếu bố mẹ nữa. lát con soạn đồ con sẽ đem qua phòng mẹ ạ.
- Được rồi, cứ cất đồ rồi rửa chân tay mặt mũi cho khoẻ đã, lúc nào rảnh lấy sau cũng được.
Hạnh gật đầu khẽ quay sang bên canh, bố chồng cô và Julie đang ôm nhau mà hít hà như thể xa nhau ngàn năm mới gặp lại. Phía sau lưng Andrew cũng xách hành lý lên phòng. Thấy vậy Hạnh đứng dậy phụ cũng chồng, cô cũng muốn trở về phòng thay đồ cho thoải mái.
Bữa cơm hôm ấy vì là giữa tuần nên chỉ có 5 người, bố mẹ chồng Hạnh, Andrew, Julie và Hạnh. Lúc về Hạnh có vô thức đưa mắt tìm kiếm khắp nhà, nhưng bóng lưng ấy cô không hề thấy.
Nỗi buồn xa quê, cộng với sự hụt hẫng ban nãy khiến cho Hạnh ăn không vào. Andrew cứ nghĩ do Hạnh đi đường xa mệt nên bảo vợ:
- Thôi, em lên phòng nghỉ ngơi đi, lát đỡ mệt thì ăn sau cũng được, nhìn em mệt mỏi lắm đấy.
- Em không sao, em còn cho con ngủ nữa.
- Được rồi, anh sẽ lo cho con, không thì đã có bố mẹ, em cứ yên tâm mà đi nghỉ đi. Không cần phải gắng làm gì.
Nghe chồng nói thế Hạnh cũng có chút cảm động, nhìn anh bằng ánh mắt biết ơn, Hạnh khẽ gật đầu rồi quay qua bố mẹ chồng nói:
- Bố mẹ dùng bữa, con hơi mệt, con xin phép.
Ông David đang cười với cháu nội nghe con dâu nói thế cũng quay qua bảo:
- Ừ, mệt thì cứ đi nghỉ trước đi con.
Bà funny thì lo lắng hỏi:
- Con có mệt lắm không, lát mẹ nấu cho bát cháo nhé.
Hạnh vội xua tay đáp:
- Không cần đâu mẹ, chắc do con mất ngủ thôi, con ngủ một giấc là ổn, con xin phép đi trước.
Hạnh nói rồi quay người dời đi, lên tới phòng nước mắt lại rơi, nhưng vì quá mệt nên cô thiếp đi lúc nào chẳng hay. Đến khi tỉnh dậy thì trời đã sang chiều, ngó quanh phòng không thấy ai. Hạnh quyết định soạn đống hành lý kia cất gọn gàng vào tủ.
Ngăn tủ nhỏ mở ra, bất ngờ hộp ô mai lăn xuống, chạm vào mặt đất, vỡ mất 1 góc, một vài hột ô mai theo đó mà lăn ra ngoài. Hạnh vội vàng nhặt chúng lại, cần thận bỏ vào hộp như cũ, sau đó lấy băng keo dán chúng lại.
Hộp ô mai này Hạnh đã để dành từ lâu lắm, cô dự định giữ lại làm kỷ niệm chứ không nỡ ăn chúng. Trước khi trở về Việt Nam hạnh có lôi ra xem, nhưng nghe thấy tiếng bước chân của chồng nên cô bỏ vội vào trong. Có lẽ vì để vội nên hôm nay vừa mở tủ, hộp ô mai mới bị rơi ra ngoài.
Nhìn cái hộp bị dán một vài chỗ, lòng Hạnh lại trùng xuống, thẫn thờ nghĩ ngợi. Liệu có khi nào đây là điềm báo trước cho tương lai hay không?
Ngắm nhìn một lát Hạnh quyết định cất hộp ô mai vào 1 góc tủ, cũng giống như cách cô cất những suy nghĩ về Nacer ở một góc khuất trong tim vậy.
Soạn xong đồ, HẠnh đem một ít quà quê, và mấy món đồ bố mẹ cô gửi biếu bố mẹ chồng dưới nhà. Không thấy Andrew, chỉ thấy bố mẹ chồng cô đang chơi đùa cùng Julie.
Thấy con dâu xuống bà Funny quan tâm hỏi:
- Con thấy khoẻ hơn chưa, đồ ăn mẹ phần con trong tủ, nếu đói thì ăn nhé.
- Vâng, mẹ cứ kệ con, mà mẹ mơi, đây là đồ mẹ con gửi biếu bộ mẹ ạ.
Bà Funny, cả ông David cũng tiền lại chỗ hạnh, từng món đồ được bà Funy cẩn thật lấy ra. Không phải thứ gì quá đắt tiền, nhưng tất cả đều là thành ý của ông bà thông gia. Vậy nên bà trân trọng lắm, cũng không quên nhờ con dâu gửi lời cảm ơn đến họ.
Ông David thì hồ hởi nói:
- Có mấy đồ này, tối nay con trổ tài nấu đồ Việt Nam nhé, bố muốn nếm thử hương vị đồ ăn Việt. Mà tối nay 2 đứa nó cũng về đấy, hai mẹ con bà xem chuẩn bị nấu nướng gì thì chuẩn bị, ông cháu tôi đi chơi đây.
“Hai đứa nó cũng về" là bố chồng cô đang nhắc đến Marie và nacer có phải không? Là họ, đúng rồi, họ sẽ về nhà ăn tối. Hạnh vẫn nhớ lần trước Nacer có nói muốn Hạnh đem ít quà quê, tiện đây Hạnh sẽ trổ tài cho mọi người nếm thử vài món đặc sản quê hương.
Thấy tâm tình con dâu bống nhiên vui vẻ hơn trước, bà Funny hơi nhíu mày suy nghĩ. Nhưng rất nhanh sau đó nét mặt bà lại trở lại bình thường, mọi thay đổi ấy Hạnh không hề hay biết. Vì cô đang mải suy nghĩ đến thứ khác.
Mọi mệt mỏi nhờ câu nói ấy của bố chồng Hạnh mà bỗng dưng tan biến, ngay cả Hạnh cũng không biết rằng bản thân cứ vừa nấu vừa tủm tỉm cười.
Tối ấy quả thật Marie cùng nacer trở về, thấy NAcer Hạnh thoáng chút ngượng ngùng, khác hẳn với vẻ mong chờ hồi chiều. Nacer cũng tỏ vẻ lảng tránh Hạnh chứ không thân thiết như trước kia.
Còn Marie thấy Hạnh thì vội vàng nói:
- Chị dâu, quà em đâu?
- Đây, làm sao mà quên được Marie dễ thương kia chứ.
Marie được khen thì cười tít mắt, theo chân chị dâu lên phòng, món quà Hạnh dành cho cô em chồng là một chiếc thuyền bằng gỗ nho nhỏ. Marie có sở thích sưu tầm những món quà lưu niệm nhỏ xinh thế này. Vì thế khi nhìn thấy, ngay lập tức Hạnh đã nghĩ đến con bé, nên quyết định mua để làm quà.
Bữa cơm tối, ngoài một chút ngượng ngùng khi vô tình bắt gặp ánh nhìn của nacer thì mọi thứ đều vui vẻ. Mọi người nghe Andrew kể về cái tết truyền thống của quê cô mà nhiều khi phá lên cười vì cái cách miêu tả của anh.
Có một hành động mà Andrew luôn nói là không nên, đó chính là khi nhìn mọi người thi nhau bẻ cây, bẻ cành trên chùa về để làm lộc. Anh nói hành động đó vô cùng kém duyên, và giống với việc đang phá hoại cảnh quan môi trường nhiều hơn.
Nghe anh phân tích Hạnh thấy cũng có lý, nhưng mà đó là phong tục từ lâu đời, có đẹp hay không thì nó vẫn cứ diễn ra năm này qua năm khác. Có chăng chỉ mong về sau mọi người ý thức được mà sửa đổi.
Bữa cơm kết thúc, hạnh cùng marie dọn dẹp, còn mọi người thì ở cả trên phòng khách trò truyện. Marie cứ thế ríu rít hỏi thăm mọi người ở quê, Hạnh trả lời mà lòng nặng trĩu, hạnh nhớ nhà, nhớ quê…
- ---*-----*----
Do buổi chiều hôm ấy Hạnh ngủ nhiều, nên đến mãi 12h đêm cô vẫn chẳng tài nào chợp mắt nổi. Cứ hết xoay bên này, Hạnh lại trở bên kia, bên cạnh cô là một chiếc vỏ ốc khá lớn. Đó chính là món quà cô mua dành tặng Nacer, nhưng lại chẳng đủ can đảm để đưa cho cậu ta.
Con ốc này, nếu áp vào tai, sẽ nghe được tiếng rì rào của biển cả, nó sẽ thay Hạnh gói cả quê hương để làm quà cho em chồng.
Nhưng mà đưa cho chú ấy bằng cách nào, ngày mai chú ấy lại lên thành phố để đi làm, cuối tuần này cũng chẳng biết có trở về hay không. Suy nghĩ một hồi, Hạnh đánh liều nhắn 1 tin cho Nacer:
- Chú ngủ chưa?
- Em chưa, chị ngủ muộn thế.
- Tôi có món quà tặng chú mà hồi chiều quên mất, tôi để ở cửa phòng nhé.
- Trời, sao mà còn phải quà cáp cho em làm gì cho tốn kém. Em không nhận đâu.
- Có gì đâu, chỉ là món quà nhỏ, không đáng bao nhiêu cả. Chú nhận nhé, tôi cứ đề trước cửa phòng chú đấy.
- Vâng, vậy thì em xin.
Chỉ chờ có thế, Hạnh nhẹ nhàng bước chân xuống giường, tay cầm chặt con ốc rón rén bước qua phòng Nacer. Vừa định đặt con ốc xuống hành lang thì cánh cửa bên trong mở ra. Ánh sáng từ chiếc đèn ngủ trong phòng hắt ra, khiến cho bóng Nacer đổ dài, ôm trọn lấy Hạnh.
Lâu lắm rồi cô chẳng đối diện với cậu ta, vậy nên lần này, tim cô bỗng dưng hẫng một nhịp. mắt cứ thể không dời khỏi thân hình to lớn ấy mà đứng dậy.
- Tôi… tôi… tặng chú này…
Chẳng thèm bận tâm đến việc Hạnh đang chìa con ốc ra trước mặt, nacer cứ thế tiến đến vòng tay mà ôm chặt chị dâu vào lòng, hơi rượu từ trong hơi thở của cậu cũng vì thế mà phả thẳng vào mặt chị dâu.
Bữa cơm ban nãy đâu có ai uống rượu, vậy tại sao người cậu lại nồng năc mùi rượu thế này. Là cậu đang trốn trong phòng uống rượu một mình hay sao?
Tác giả :
Dạ Thảo