Lật Mở Thiên Thư
Quyển 1 - Chương 7-5: Cuộc gặp riêng trước khi xuất phát
Lúc 2 giờ kém 10, tôi lẳng lặng đi ra bãi đỗ xe, nhìn bốn bề xung quanh, ngoài ba chiếc xe việt dã Misubishi ra, không thấy một bóng người. Tôi lững thững đi một vòng, rồi đứng tựa cửa nhà xe định châm thuốc hút, bỗng có một bàn tay thò ra lấy điếu thuốc trên môi tôi, rồi kéo tôi vào trong nhà xe. Tôi vội quay người lại thì bóng đen ấy nhảy ra phía sau lưng tôi và bẻ ngoặt tay tôi lại. Tiếp đó là một giọng nói quen thuộc: “Nam nhi mà chẳng có chút sức vóc gì cả à?"
Tôi thở dài: “Đừng đùa nữa, cô Thạch, cô dọa tôi sợ muốn chết!"
Thạch Bình Nhi bước vòng lại trước mặt tôi, nói: “Nhát gan như anh mà còn đến tham gia hoạt động này, lỡ xảy ra chuyện gì đó thì anh sợ chết ngất chứ gì?"
Tôi lầu bầu: “Cô, tôi còn không sợ, thì tôi sợ cóc gì những thứ khác?"
“Thì ra anh vẫn đến thật!" Thạch Bình Nhi kéo tôi vào trong một chiếc xe việt dã, rồi trả lại tôi điếu thuốc. Tôi châm thuốc, rồi nói: “Sao nói là vẫn đến thật? Cô bảo tôi phải đến kia mà?"
Thạch Bình Nhi nhìn tôi, nói: “Em bảo anh đến, nhưng anh có thể lựa chọn không đến, chứ em đâu có kề dao vào cổ anh bắt anh phải đến?"
Tôi bỗng nhớ đến chuyện nhắn tin, bèn hỏi: “Không có sóng di động, mà cô vẫn nhắn tin được à? Tài thật! Tập đoàn các cô làm về gì, chắc không phải là một tổ chức đặc vụ gián điệp đấy chứ?" Thạch Bình Nhi vuốt mái tóc, nhìn sang chỗ khác, nói: “Anh Bạch xem quá nhiều phim ảnh, và cũng nghĩ quá xa xôi rồi! Sự việc không phức tạp như anh tưởng đâu. Rồi sau đây anh sẽ biết thôi mà!"
Tôi gật đầu: “Thế thì nói đi, gọi tôi đến để làm gì? Khẩn trương lên, để tôi về đi ngủ, tờ mờ sáng mai đã phải dậy rồi."
Thạch Bình Nhi nói: “Em bảo anh đến, chỉ vì… đêm không ngủ được, em muốn tìm người để trò chuyện. Lý do này nghe được chưa?"
Tôi bật cười, gật đầu nói: “Lý do này tôi không thể phản bác. Đêm khuya, một cô gái nhắn nam giới ra gặp, hẳn là phải có trò vui. Cứ nói ra đi, tôi xin chiều cô."
Thạch Bình Nhi lắc đầu, nhìn tôi: “Không có gì cả, em chỉ muốn… muốn nói với anh rằng… ngày mai anh luôn phải cẩn thận mọi bề. Thế thôi! Em phải về đây. Tạm biệt!"
Nói xong cô quay người, xuống xe. Tôi vội kéo lại, vì trực giác mách bảo tôi sự việc sẽ không đơn giản như thế. Thạch Bình Nhi nghĩ một lúc, rồi lại nói: “Trong sơn động ấy có thứ gì đó thật, nhưng cụ thể là gì thì chưa biết. Cho nên em bảo anh rất nên cẩn thận…"
Tôi hỏi Thạch Bình Nhi tại sao lại gọi những người không chuyên nghiệp như chúng tôi đến, cô mỉm cười, bình thản nói: “Đến lúc đó các anh sẽ biết, chứ bây giờ thì không thể nói gì. Tổ B toàn là người do các tổ chức nổi tiếng châu Á về săn tìm báu vật, chúng tôi mời họ đến. Một tổ chuyên nghiệp và một tổ không chuyên. Thế thôi."
Tôi nghĩ ngợi, rồi hỏi: “Có nghĩa là tổ chuyên nghiệp ấy đã từng vào sơn động đó, nếu không, tại sao các cô lại biết trong động có các thứ gì đó?"
Thạch Bình Nhi lắc đầu nói họ chưa từng vào, mà đây chỉ là kết luận của công ty sau nhiều năm dùng các phương pháp thăm dò điện từ (một cách thăm dò của ngành khảo cổ, phát sóng điện từ hoặc cảm ứng điện từ xuống lòng đất, căn cứ vào tính chất của sóng phản hồi để nhận biết vật thể nằm bên dưới), dùng sóng ra-đa (dựa vào sự khác biệt của tính dẫn điện của các tầng đất ngầm, tìm hiểu các di vật của các di tích). Từ đó, công ty khẳng định bên dưới có hang động, trong hang có vật thể.
Nói xong Thạch Bình Nhi xuống xe, tôi cũng lập tức xuống xe, nhưng chẳng nhìn thấy bóng cô ta đâu nữa. Tôi rít mạnh mấy hơi hút hết điếu thuốc, rồi quay trở về phòng ngủ.
Lúc 6 giờ sáng, tôi bị ông Chung Sênh đánh thức dậy, nhìn thấy ông và Lưu Siêu đang thu xếp các thứ. Lưu Siêu đang đeo lên người đủ các thứ gì đó, trông như sắp đi đánh trận, ông Chung Sênh thì mặc bộ quần áo Tôn Trung Sơn, vai khoác túi, ngồi bên giường; tôi vội tranh thủ đi tắm. Sau đó tiếng điện thoại đánh thức vang lên. Một nữ phục vụ viên bước vào nói rằng chúng tôi có thể sang phòng ăn để ăn sáng. Ba chúng tôi cùng ra khỏi phòng, vừa khéo nhìn thấy Mông Nhân và Mễ Đâu, trông có vẻ như hai người đêm qua thiếu ngủ. Tôi bảo hai người cứ lên thang máy, tôi sẽ đi gọi lão Phó, nhưng Mông Nhân ngăn lại, nói: “Cậu ấy đã đến nhà ăn rồi. Ba chúng tôi nói chuyện với nhau suốt đêm qua." Nói rồi Mông Nhân mỉm cười với tôi. “Cậu Bạch à, chúng ta vẫn là anh em thân thiết chứ?"
Tôi gật đầu, nói: “Đương nhiên! Chúng ta mãi mãi là anh em." Mông Nhân mỉm cười, Mễ Đâu cũng bẽn lẽn tủm tỉm cười.
Vào nhà ăn ăn sáng qua loa, sau đó chúng tôi đi đến bãi đỗ xe. Đến nơi, nhìn thấy Thạch Bình Nhi và hai anh “hắc y" đứng đó, nhưng họ đều thay trang phục kỳ lạ màu xám đen, tựa như bộ đồ leo núi. Thạch Bình Nhi nhìn và đếm số lượng người, nói: “Người đã đến đủ cả, lát nữa sẽ phát trang bị rồi xuất phát. Tổ B đã đi trước chúng ta một tiếng đồng hồ rồi. Nhưng họ đi khác hướng với chúng ta." Nói xong cô bước lại phía chiếc xe tải kiểu công-ten-nơ cỡ nhỏ. Đêm qua tôi không nhìn thấy chiếc xe này.
Thạch Bình Nhi mở cửa công-ten-nơ, bảo hai anh hắc y vào khiêng thùng ra. Cả thảy bảy cái thùng được đặt xuống đất, Thạch Bình Nhi chỉ những cái hòm sơn đen này, nói: “Trang bị quân dụng, vất vả lắm mới kiếm được, chủ yếu là để đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người. Mỗi hòm đều có ổ khóa mật mã, mật mã là mã số Thư mời của các vị. Đường Tiểu Bạch hòm số 1, Mông Nhân hòm số 2. Phó Thanh số 3, Chung Sênh số 4, Mễ Đâu số 5, Lưu Siêu số 6, tôi số 7. Mọi người lấy các thứ ra đi! Thời gian không có nhiều, sau 10 phút nữa chúng ta xuất phát. Cứ cầm các trang bị lên xe, rồi chỉnh đốn sau."
Thạch Bình Nhi nói xong ngồi thụp xuống bên thùng số 7 nhập mật mã, sau đó cái hòm từ từ mở ra bốn phía, từng tầng từng tầng tựa như ngăn kéo. Cô nhanh chóng lấy các vật dụng ra, cầm đi. Chúng tôi cũng làm theo Thạch Bình Nhi, mở hòm lấy các thứ ra rồi đem lên xe, chính là chiếc xe tải này. Trong xe, Thạch Bình Nhi bảo chúng tôi cởi áo ngoài ra, rồi mặc bộ quần áo chẽn bé tẹo vừa cầm lên xe. Lưu Siêu càu nhàu: “Sao chật thế này? Cho đứa cháu tôi mặc cũng vẫn chật."
Thạch Bình Nhi cầm bộ quần áo của cô giơ lên, nói: “Đây là trang phục thế hệ mới nhất, do Israen sản xuất, nghe nói họ cùng người Mỹ nghiên cứu ra, có độ đàn hồi rất tốt, có thể kéo căng ra hai mét cũng không đứt, có thể duy trì nhiệt độ bình thường của thân nhiệt suốt 24 giờ, ta luôn cảm thấy không nóng cũng không lạnh. Giá chợ đen hiện giờ khoảng 500 ngàn nhân dân tệ. Các vị có mặc hay không thì tùy."
Lão Phó nuốt nước bọt, cầm bộ đồ lên ngắm nghía hồi lâu, rồi lẳng lặng trút quần áo cũ ra mặc bộ đồ này vào. Tiếp đó là chúng tôi, đều thay quần áo. Ông Chung Sênh chậm rãi thay đồ, miệng lẩm bẩm gì đó.
Thay quần áo xong xuôi, Thạch Bình Nhi lại bảo chúng tôi mặc bộ đồ leo núi đã treo sẵn trong xe, sau đó Thạch Bình Nhi giới thiệu về các trang bị khác: một đồng hồ chạy pin, chữ số dạ quang, có chức năng la bàn, chống nước, chống va đập, hiện số hoặc đủ kim giờ phút giây; một đèn pin chống nước, có dây quàng cổ, cắm điện nạp pin, có thể sáng liên tục ba giờ, kèm theo hai pin sơ-cua; một dao găm. Các thứ khác gồm thức ăn khô và lương khô, bình ô-xy mi-ni, chụp hô hấp, mặt nạ phòng độc, thiết bị thông tin…
Lão Phó đeo tất cả các thứ lên người, rồi hỏi Thạch Bình Nhi: “Không có súng à?"
Thạch Bình Nhi nhìn cậu ta, nói: “Anh cho là đi đánh trận ư? Cần súng để làm gì chứ? Dùng súng là phạm pháp."
Lão Phó nói: “Những thứ này các cô còn kiếm ra được, sao không thể kiếm được súng? Một con dao vớ vẩn thì có ích gì?"
Thạch Bình Nhi không trả lời, cô tiếp tục hướng dẫn chúng tôi dùng các trang bị này. Sau đó dặn dò chúng tôi rằng, vào động rồi thì đừng tự ý đi tách khỏi đội ngũ, phải cố định đội hình là: Thạch Bình Nhi đi đầu, tôi đi cuối cùng; cứ sau vài phút thì tôi và cô ấy phải đếm lại quân số để bảo đảm không thiếu ai.
Ngồi trong cái thùng xe này không thể nhìn thấy gì bên ngoài, xe chỉ có một ô cửa sổ bé tẹo có thể nhòm lên ca-bin phía trước, nhưng cửa lại đang đóng chặt. Tôi cố đoán tốc độ xe đang chạy và tình trạng mặt đường, tôi nhận ra đường hơi xấu, xe bị rung lắc khá mạnh. Tôi tin rằng nếu hỏi Thạch Bình Nhi đường này là đường gì thì cô ta sẽ không trả lời, tôi cứ thầm ghi nhớ theo cảm nhận của mình vậy. Tôi xem đồng hồ, xe đã chạy được hơn nửa giờ. Căn cứ vào tấm ảnh đèn chiếu hôm qua xem, thì cửa động sẽ xuất hiện ở chỗ cách đập nước dưới chân núi Thuyền Sơn không xa. Bình thường, đi từ sơn trang đến đập nước chỉ mất mười mấy phút, nhưng xe này đã chạy lâu hơn thế, tốc độ xe thì vào khoảng 70 km/giờ; nhưng, cảm giác vẫn chỉ là cảm giác, cách “áng chừng" của tôi là không chính xác.
Tôi thở dài: “Đừng đùa nữa, cô Thạch, cô dọa tôi sợ muốn chết!"
Thạch Bình Nhi bước vòng lại trước mặt tôi, nói: “Nhát gan như anh mà còn đến tham gia hoạt động này, lỡ xảy ra chuyện gì đó thì anh sợ chết ngất chứ gì?"
Tôi lầu bầu: “Cô, tôi còn không sợ, thì tôi sợ cóc gì những thứ khác?"
“Thì ra anh vẫn đến thật!" Thạch Bình Nhi kéo tôi vào trong một chiếc xe việt dã, rồi trả lại tôi điếu thuốc. Tôi châm thuốc, rồi nói: “Sao nói là vẫn đến thật? Cô bảo tôi phải đến kia mà?"
Thạch Bình Nhi nhìn tôi, nói: “Em bảo anh đến, nhưng anh có thể lựa chọn không đến, chứ em đâu có kề dao vào cổ anh bắt anh phải đến?"
Tôi bỗng nhớ đến chuyện nhắn tin, bèn hỏi: “Không có sóng di động, mà cô vẫn nhắn tin được à? Tài thật! Tập đoàn các cô làm về gì, chắc không phải là một tổ chức đặc vụ gián điệp đấy chứ?" Thạch Bình Nhi vuốt mái tóc, nhìn sang chỗ khác, nói: “Anh Bạch xem quá nhiều phim ảnh, và cũng nghĩ quá xa xôi rồi! Sự việc không phức tạp như anh tưởng đâu. Rồi sau đây anh sẽ biết thôi mà!"
Tôi gật đầu: “Thế thì nói đi, gọi tôi đến để làm gì? Khẩn trương lên, để tôi về đi ngủ, tờ mờ sáng mai đã phải dậy rồi."
Thạch Bình Nhi nói: “Em bảo anh đến, chỉ vì… đêm không ngủ được, em muốn tìm người để trò chuyện. Lý do này nghe được chưa?"
Tôi bật cười, gật đầu nói: “Lý do này tôi không thể phản bác. Đêm khuya, một cô gái nhắn nam giới ra gặp, hẳn là phải có trò vui. Cứ nói ra đi, tôi xin chiều cô."
Thạch Bình Nhi lắc đầu, nhìn tôi: “Không có gì cả, em chỉ muốn… muốn nói với anh rằng… ngày mai anh luôn phải cẩn thận mọi bề. Thế thôi! Em phải về đây. Tạm biệt!"
Nói xong cô quay người, xuống xe. Tôi vội kéo lại, vì trực giác mách bảo tôi sự việc sẽ không đơn giản như thế. Thạch Bình Nhi nghĩ một lúc, rồi lại nói: “Trong sơn động ấy có thứ gì đó thật, nhưng cụ thể là gì thì chưa biết. Cho nên em bảo anh rất nên cẩn thận…"
Tôi hỏi Thạch Bình Nhi tại sao lại gọi những người không chuyên nghiệp như chúng tôi đến, cô mỉm cười, bình thản nói: “Đến lúc đó các anh sẽ biết, chứ bây giờ thì không thể nói gì. Tổ B toàn là người do các tổ chức nổi tiếng châu Á về săn tìm báu vật, chúng tôi mời họ đến. Một tổ chuyên nghiệp và một tổ không chuyên. Thế thôi."
Tôi nghĩ ngợi, rồi hỏi: “Có nghĩa là tổ chuyên nghiệp ấy đã từng vào sơn động đó, nếu không, tại sao các cô lại biết trong động có các thứ gì đó?"
Thạch Bình Nhi lắc đầu nói họ chưa từng vào, mà đây chỉ là kết luận của công ty sau nhiều năm dùng các phương pháp thăm dò điện từ (một cách thăm dò của ngành khảo cổ, phát sóng điện từ hoặc cảm ứng điện từ xuống lòng đất, căn cứ vào tính chất của sóng phản hồi để nhận biết vật thể nằm bên dưới), dùng sóng ra-đa (dựa vào sự khác biệt của tính dẫn điện của các tầng đất ngầm, tìm hiểu các di vật của các di tích). Từ đó, công ty khẳng định bên dưới có hang động, trong hang có vật thể.
Nói xong Thạch Bình Nhi xuống xe, tôi cũng lập tức xuống xe, nhưng chẳng nhìn thấy bóng cô ta đâu nữa. Tôi rít mạnh mấy hơi hút hết điếu thuốc, rồi quay trở về phòng ngủ.
Lúc 6 giờ sáng, tôi bị ông Chung Sênh đánh thức dậy, nhìn thấy ông và Lưu Siêu đang thu xếp các thứ. Lưu Siêu đang đeo lên người đủ các thứ gì đó, trông như sắp đi đánh trận, ông Chung Sênh thì mặc bộ quần áo Tôn Trung Sơn, vai khoác túi, ngồi bên giường; tôi vội tranh thủ đi tắm. Sau đó tiếng điện thoại đánh thức vang lên. Một nữ phục vụ viên bước vào nói rằng chúng tôi có thể sang phòng ăn để ăn sáng. Ba chúng tôi cùng ra khỏi phòng, vừa khéo nhìn thấy Mông Nhân và Mễ Đâu, trông có vẻ như hai người đêm qua thiếu ngủ. Tôi bảo hai người cứ lên thang máy, tôi sẽ đi gọi lão Phó, nhưng Mông Nhân ngăn lại, nói: “Cậu ấy đã đến nhà ăn rồi. Ba chúng tôi nói chuyện với nhau suốt đêm qua." Nói rồi Mông Nhân mỉm cười với tôi. “Cậu Bạch à, chúng ta vẫn là anh em thân thiết chứ?"
Tôi gật đầu, nói: “Đương nhiên! Chúng ta mãi mãi là anh em." Mông Nhân mỉm cười, Mễ Đâu cũng bẽn lẽn tủm tỉm cười.
Vào nhà ăn ăn sáng qua loa, sau đó chúng tôi đi đến bãi đỗ xe. Đến nơi, nhìn thấy Thạch Bình Nhi và hai anh “hắc y" đứng đó, nhưng họ đều thay trang phục kỳ lạ màu xám đen, tựa như bộ đồ leo núi. Thạch Bình Nhi nhìn và đếm số lượng người, nói: “Người đã đến đủ cả, lát nữa sẽ phát trang bị rồi xuất phát. Tổ B đã đi trước chúng ta một tiếng đồng hồ rồi. Nhưng họ đi khác hướng với chúng ta." Nói xong cô bước lại phía chiếc xe tải kiểu công-ten-nơ cỡ nhỏ. Đêm qua tôi không nhìn thấy chiếc xe này.
Thạch Bình Nhi mở cửa công-ten-nơ, bảo hai anh hắc y vào khiêng thùng ra. Cả thảy bảy cái thùng được đặt xuống đất, Thạch Bình Nhi chỉ những cái hòm sơn đen này, nói: “Trang bị quân dụng, vất vả lắm mới kiếm được, chủ yếu là để đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người. Mỗi hòm đều có ổ khóa mật mã, mật mã là mã số Thư mời của các vị. Đường Tiểu Bạch hòm số 1, Mông Nhân hòm số 2. Phó Thanh số 3, Chung Sênh số 4, Mễ Đâu số 5, Lưu Siêu số 6, tôi số 7. Mọi người lấy các thứ ra đi! Thời gian không có nhiều, sau 10 phút nữa chúng ta xuất phát. Cứ cầm các trang bị lên xe, rồi chỉnh đốn sau."
Thạch Bình Nhi nói xong ngồi thụp xuống bên thùng số 7 nhập mật mã, sau đó cái hòm từ từ mở ra bốn phía, từng tầng từng tầng tựa như ngăn kéo. Cô nhanh chóng lấy các vật dụng ra, cầm đi. Chúng tôi cũng làm theo Thạch Bình Nhi, mở hòm lấy các thứ ra rồi đem lên xe, chính là chiếc xe tải này. Trong xe, Thạch Bình Nhi bảo chúng tôi cởi áo ngoài ra, rồi mặc bộ quần áo chẽn bé tẹo vừa cầm lên xe. Lưu Siêu càu nhàu: “Sao chật thế này? Cho đứa cháu tôi mặc cũng vẫn chật."
Thạch Bình Nhi cầm bộ quần áo của cô giơ lên, nói: “Đây là trang phục thế hệ mới nhất, do Israen sản xuất, nghe nói họ cùng người Mỹ nghiên cứu ra, có độ đàn hồi rất tốt, có thể kéo căng ra hai mét cũng không đứt, có thể duy trì nhiệt độ bình thường của thân nhiệt suốt 24 giờ, ta luôn cảm thấy không nóng cũng không lạnh. Giá chợ đen hiện giờ khoảng 500 ngàn nhân dân tệ. Các vị có mặc hay không thì tùy."
Lão Phó nuốt nước bọt, cầm bộ đồ lên ngắm nghía hồi lâu, rồi lẳng lặng trút quần áo cũ ra mặc bộ đồ này vào. Tiếp đó là chúng tôi, đều thay quần áo. Ông Chung Sênh chậm rãi thay đồ, miệng lẩm bẩm gì đó.
Thay quần áo xong xuôi, Thạch Bình Nhi lại bảo chúng tôi mặc bộ đồ leo núi đã treo sẵn trong xe, sau đó Thạch Bình Nhi giới thiệu về các trang bị khác: một đồng hồ chạy pin, chữ số dạ quang, có chức năng la bàn, chống nước, chống va đập, hiện số hoặc đủ kim giờ phút giây; một đèn pin chống nước, có dây quàng cổ, cắm điện nạp pin, có thể sáng liên tục ba giờ, kèm theo hai pin sơ-cua; một dao găm. Các thứ khác gồm thức ăn khô và lương khô, bình ô-xy mi-ni, chụp hô hấp, mặt nạ phòng độc, thiết bị thông tin…
Lão Phó đeo tất cả các thứ lên người, rồi hỏi Thạch Bình Nhi: “Không có súng à?"
Thạch Bình Nhi nhìn cậu ta, nói: “Anh cho là đi đánh trận ư? Cần súng để làm gì chứ? Dùng súng là phạm pháp."
Lão Phó nói: “Những thứ này các cô còn kiếm ra được, sao không thể kiếm được súng? Một con dao vớ vẩn thì có ích gì?"
Thạch Bình Nhi không trả lời, cô tiếp tục hướng dẫn chúng tôi dùng các trang bị này. Sau đó dặn dò chúng tôi rằng, vào động rồi thì đừng tự ý đi tách khỏi đội ngũ, phải cố định đội hình là: Thạch Bình Nhi đi đầu, tôi đi cuối cùng; cứ sau vài phút thì tôi và cô ấy phải đếm lại quân số để bảo đảm không thiếu ai.
Ngồi trong cái thùng xe này không thể nhìn thấy gì bên ngoài, xe chỉ có một ô cửa sổ bé tẹo có thể nhòm lên ca-bin phía trước, nhưng cửa lại đang đóng chặt. Tôi cố đoán tốc độ xe đang chạy và tình trạng mặt đường, tôi nhận ra đường hơi xấu, xe bị rung lắc khá mạnh. Tôi tin rằng nếu hỏi Thạch Bình Nhi đường này là đường gì thì cô ta sẽ không trả lời, tôi cứ thầm ghi nhớ theo cảm nhận của mình vậy. Tôi xem đồng hồ, xe đã chạy được hơn nửa giờ. Căn cứ vào tấm ảnh đèn chiếu hôm qua xem, thì cửa động sẽ xuất hiện ở chỗ cách đập nước dưới chân núi Thuyền Sơn không xa. Bình thường, đi từ sơn trang đến đập nước chỉ mất mười mấy phút, nhưng xe này đã chạy lâu hơn thế, tốc độ xe thì vào khoảng 70 km/giờ; nhưng, cảm giác vẫn chỉ là cảm giác, cách “áng chừng" của tôi là không chính xác.
Tác giả :
Đường Tiểu Hào