Lật Mở Thiên Thư
Quyển 1 - Chương 7-4: Những điểm chung
Thạch Bình Nhi nói xong, cả phòng họp bỗng yên tĩnh khác thường, tôi đoán rằng mọi người cũng đang nghĩ như tôi: Tại sao công ty này lại tìm những “khách mời" không chuyên nghiệp như chúng tôi đến sơn động? Tại sao lại chọn dịp này? Tôi định giơ tay hỏi Thạch Bình Nhi thì cô ấy đã tắt thiết bị đèn chiếu, rồi nói: “Trước tiên, tôi muốn nói với các vị hai sự việc mà các vị muốn biết nhất. Một là, tại sao lại mời các vị đến: tại vì mọi người ở đây đều đã từng tiếp xúc với cuốn sách kia; hai là, chúng tôi suy đoán rằng sơn động này cứ cách 30 năm lại xuất hiện một lần, và ngày mai chính là ngày nó xuất hiện. 6 giờ 30 sáng mai, chúng ta sẽ tập hợp tại bãi đỗ xe phía sau núi, lúc đó chúng tôi sẽ phát cho mọi người các thứ trang bị - đều là trang bị mà công ty chúng tôi đặt mua từ nước ngoài, cách sử dụng tương đối đơn giản. Như thế, sẽ đảm bảo an toàn tốt nhất cho các vị."
Nói xong, Thạch Bình Nhi bước xuống, lúc đi ra đến cửa, cô ngoảnh lại bổ sung một câu: “À, tôi là tổ trưởng tổ A của các vị. Tôi họ Thạch." Sau đó cô quay người, cùng hai anh chàng “hắc y" bước ra khỏi phòng họp.
Cô ta đi rồi, tôi im lặng chưa nói gì thì Lưu Siêu đã hỏi tôi: “Các… các vị cũng đã nhìn thấy cuốn sách Thiên thư đó à?" Tôi đưa mắt cho lão Phó, Mông Nhân và Mễ Đâu quay lại nhìn Lưu Siêu, mọi người cùng gật đầu. Ông Chung Sênh thì đứng bên châm điếu thuốc lá. Tôi hỏi Lưu Siêu: “Tại sao anh lại có thể nhìn thấy cuốn Thiên thư?"
Lưu Siêu hỏi vặn tôi: “Tại sao tôi lại không thể nhìn thấy cuốn sách đó? Tôi lấy làm lạ, sao có nhiều người như thế này đã nhìn thấy nó?"
Tôi không muốn quá nhiều người biết cuốn Thiên thư đang nằm trong tay lão Phó, bèn nói: “Tôi luôn giữ nó trong người, chưa từng rời xa. Anh hiểu ý tôi chứ?"
Ánh mắt Lưu Siêu bỗng sáng lên, anh ta gần như đứng bật dậy, hỏi tôi: “Sách ở chỗ anh? Ở đây, thật không?" Tôi gật đầu, và cũng không ngờ Lưu Siêu phản ứng thế này khi nhắc đến cuốn sách.
Tôi vỗ vào ghế bảo anh ta ngồi xuống, và hỏi anh đã nhìn thấy cuốn sách như thế nào. Lưu Siêu lắc đầu: “Thực ra tôi chưa nhìn thấy bản gốc, chỉ nhìn thấy bản phô-tô, do một người bạn đưa tôi xem."
Cách đây không lâu, Lưu Siêu nhìn thấy bản phô-tô cuốn sách; người bạn của anh dặn dò rất kỹ rằng không được nói với ai rằng mình đã nhìn thấy, và còn nói nhân vật đưa cho người bạn Lưu Siêu bản phô-tô ấy muốn anh ta dựa vào nó để chế tác ra một bản ngụy tạo, phải làm cho thật giống sách cổ. Người bạn của Lưu Siêu chuyên nghề làm nhái, tạo dựng lại các văn vật cổ. Lưu Siêu còn nói, các “văn vật giả cổ" trưng bày trong phần lớn các danh thắng ở vùng xung quanh đây đều là do người bạn anh làm ra; người bạn này từ gần hai chục năm trước đã từng theo học môn nghệ thuật này từ một đại sư phụ ở miền bắc.
Lưu Siêu nói đến đây, mấy người chúng tôi đều sửng sốt. Tôi quay sang nhìn ông Chung Sênh, ông nhìn tôi gật đầu. Chúng tôi đều hiểu rằng nhân vật nhờ người bạn của Lưu Siêu ngụy tạo cuốn sách giả, chắc chắn là Vương Cường chứ không thể là ai khác.
Tôi hỏi Lưu Siêu: “Nếu… theo như cách nói của cô Thạch: Những người đã từng nhìn thấy cuốn sách ấy đều tham gia hoạt động lần này, vậy tại sao người bạn của anh lại không đến?"
Lưu Siêu lắc đầu thở dài: “Người bạn ấy của tôi, chỉ ít lâu sau khi cầm cuốn sách phô-tô ấy đến cho tôi xem, đã chết bởi tai nạn xe cộ. Sau đó tôi còn gặp một người nữa…" Lưu Siêu nhìn tôi, rồi quay sang nhìn Mông Nhân, rồi nín lặng không nói nữa. Tôi băn khoăn, gặng hỏi Lưu Siêu về người này. Lưu Siêu tiếp tục nói: “Người ấy, chính là… anh này, bạn của anh."
Nói rồi Lưu Siêu chỉ vào Mông Nhân, Mông Nhân bỗng ngớ ra, rồi ngoảnh lại nhìn Mễ Đâu. Tôi gần như túm áo Lưu Siêu giật thật mạnh và hỏi sự việc đó xảy ra khi nào, anh ta nói là dịp X hồi nọ. Tôi nhẩm tính, đó là khi gã Trương Ái Dân xuất hiện trở lại. Thế là rõ rồi: khi đó Trương Ái Dân không chỉ tìm gặp chúng tôi mà còn tìm đến cả Lưu Siêu nữa. Tôi lại hỏi Lưu Siêu: “Có phải hắn đã lấy cuốn sách phô-tô đó không?" Lưu Siêu gật đầu, nói: “Đúng. Tôi đã đưa cho anh ta… vì anh ta cho tôi một món tiền khá lớn. Nói thực tình… những người như tôi, tuy nói là dân hâm mộ khảo cổ, hoặc gọi là nhà sưu tầm cổ vật… thực ra cũng vì muốn kiếm tiền, phất nhanh."
Tôi thì đang nghĩ rằng, gã Trương Ái Dân đã cầm được bản phô-tô cuốn sách rồi, tại sao gã lại giả vờ nói rằng không biết gì về cuốn sách và còn hỏi chúng tôi về chuyện lá bùa? Đầu óc tôi bỗng chồng chất vô số dấu hỏi, dấu chấm than và dấu chấm lửng…
Lúc chúng tôi ra khỏi phòng họp thì đã gần 10 giờ tối, mọi người đi về khu nhà ở, lão Phó đi phía sau tôi và ông Chung Sênh, cậu ta nhìn thấy Mông Nhân và Mễ Đâu bước vào một căn phòng, bỗng cảm thấy bức xúc bất an. Tôi vội kéo lão Phó rảo bước về phòng ở. Ông Chung Sênh hình như cũng nhận ra… bèn khẽ bảo tôi nên dẫn lão Phó đi dạo, nhưng cậu ta quyết không đi, lại còn nói rằng mình chỉ muốn uống rượu. Chúng tôi khuyên giải hồi lâu, lão Phó mới tạm nguôi ngoai, nhưng cứ ngồi xuống ghế châm thuốc hút hết điếu này đến điếu khác, không nói một câu. Tôi và ông Chung Sênh ngồi một góc, cùng Lưu Siêu bàn về hoạt động lần này, và nói ra những thắc mắc của mình. Thắc mắc chủ yếu vẫn là: thực ra tập đoàn Mục Lâm này làm về gì? Hình như không phải là công ty thương mại đa lĩnh vực, hình như họ còn liên quan đến những thứ khác. Thắc mắc của tôi là Thạch Bình Nhi làm gì ở công ty này? Tại sao cô ta lại có thân thủ khác thường như thế?
Lúc gần 12 giờ đêm, ông Chung Sênh nói nên đi nghỉ, để ngày mai cần dậy sớm; nếu đúng là có thể vào động, trong động sẽ xảy ra những chuyện gì thì không ai có thể biết được… Ông cầm di động lên định gọi về gia đình, thì nhận ra ở đây hoàn toàn không có sóng di động. Điện thoại của phòng ở thì không gọi được. Tôi bỗng thấy hơi căng thẳng, bèn đi ra gọi phục vụ viên. Cô ta trả lời rằng mình chịu, không biết gì cả. Lát sau, anh chàng “hắc y" đứng sửa móng tay trong phòng họp, gõ cửa phòng, bước vào rồi anh ta nói rằng hoạt động lần này cần giữ bí mật hoàn toàn, kể từ sau cuộc họp trở đi chúng tôi phải cắt đứt liên lạc với bên ngoài, không ai được liên lạc với bên ngoài cho đến khi hoạt động kết thúc.
Lúc này tôi bỗng nhớ đến Trần Trọng, đã sớm đoán ra chuyến đi này không hề đơn giản thì tại sao tôi lại không gọi anh đi cùng? Thực ra, nguyên nhân cũng đơn giản, vì Trần Trọng là cảnh sát, cảnh sát không thích hợp tham dự những hoạt động kiểu này; nghiêm khắc mà nói, thì những hoạt động như thế này là trái pháp luật. Hiện giờ dù chúng tôi muốn rút lui thì cũng không thể thực hiện được nữa.
Ông Chung Sênh an ủi tôi, nói rằng đã trót đến thì đành vậy thôi, ngày mai xảy ra chuyện gì chúng tôi đều không biết, đi được bước nào thì hay bước ấy vậy. Và, xem ra, những con người ở đây đều không có ý làm hại chúng ta, họ đã tra được vô số tài liệu về động Tỵ Vân, đủ thấy họ có thực lực mạnh, phủ khắp các phương diện. Nếu họ định làm gì chúng ta thật, thì họ đã sớm ra tay rồi.
Bốn người chúng tôi bàn bạc một hồi nhưng không đưa ra được một kết luận nào, đành đi ngủ vậy. Lão Phó nói mình muốn ngủ một gian riêng, cậu ta bèn đi gặp quản lý để mượn chìa khóa rồi đi ngủ. Tôi và ông Chung Sênh nằm với nhau. Còn Lưu Siêu thì nói là rất sợ, muốn ở cùng chúng tôi, nằm dưới sàn cũng xong. Tôi và ông Chung Sênh thấy thế cũng vui vẻ chiều ý anh ta.
Chúng tôi đi nằm không lâu, thì di động của tôi nhận được một tin nhắn, nhưng không hiện lên số máy của đối phương, bên dưới có ba chữ “Thạch Bình Nhi". Nội dung rất đơn giản: 2 giờ sáng, gặp nhau ở bãi đỗ xe.
Đọc xong tin nhắn, tôi thấy ông Chung Sênh đã đi vào giấc ngủ, Lưu Siêu thì chưa nhưng miệng đang lẩm bẩm gì đó không biết. Tôi nghĩ một lát, rồi xem đồng hồ. Còn 30 phút nữa mới đến giờ…
Nói xong, Thạch Bình Nhi bước xuống, lúc đi ra đến cửa, cô ngoảnh lại bổ sung một câu: “À, tôi là tổ trưởng tổ A của các vị. Tôi họ Thạch." Sau đó cô quay người, cùng hai anh chàng “hắc y" bước ra khỏi phòng họp.
Cô ta đi rồi, tôi im lặng chưa nói gì thì Lưu Siêu đã hỏi tôi: “Các… các vị cũng đã nhìn thấy cuốn sách Thiên thư đó à?" Tôi đưa mắt cho lão Phó, Mông Nhân và Mễ Đâu quay lại nhìn Lưu Siêu, mọi người cùng gật đầu. Ông Chung Sênh thì đứng bên châm điếu thuốc lá. Tôi hỏi Lưu Siêu: “Tại sao anh lại có thể nhìn thấy cuốn Thiên thư?"
Lưu Siêu hỏi vặn tôi: “Tại sao tôi lại không thể nhìn thấy cuốn sách đó? Tôi lấy làm lạ, sao có nhiều người như thế này đã nhìn thấy nó?"
Tôi không muốn quá nhiều người biết cuốn Thiên thư đang nằm trong tay lão Phó, bèn nói: “Tôi luôn giữ nó trong người, chưa từng rời xa. Anh hiểu ý tôi chứ?"
Ánh mắt Lưu Siêu bỗng sáng lên, anh ta gần như đứng bật dậy, hỏi tôi: “Sách ở chỗ anh? Ở đây, thật không?" Tôi gật đầu, và cũng không ngờ Lưu Siêu phản ứng thế này khi nhắc đến cuốn sách.
Tôi vỗ vào ghế bảo anh ta ngồi xuống, và hỏi anh đã nhìn thấy cuốn sách như thế nào. Lưu Siêu lắc đầu: “Thực ra tôi chưa nhìn thấy bản gốc, chỉ nhìn thấy bản phô-tô, do một người bạn đưa tôi xem."
Cách đây không lâu, Lưu Siêu nhìn thấy bản phô-tô cuốn sách; người bạn của anh dặn dò rất kỹ rằng không được nói với ai rằng mình đã nhìn thấy, và còn nói nhân vật đưa cho người bạn Lưu Siêu bản phô-tô ấy muốn anh ta dựa vào nó để chế tác ra một bản ngụy tạo, phải làm cho thật giống sách cổ. Người bạn của Lưu Siêu chuyên nghề làm nhái, tạo dựng lại các văn vật cổ. Lưu Siêu còn nói, các “văn vật giả cổ" trưng bày trong phần lớn các danh thắng ở vùng xung quanh đây đều là do người bạn anh làm ra; người bạn này từ gần hai chục năm trước đã từng theo học môn nghệ thuật này từ một đại sư phụ ở miền bắc.
Lưu Siêu nói đến đây, mấy người chúng tôi đều sửng sốt. Tôi quay sang nhìn ông Chung Sênh, ông nhìn tôi gật đầu. Chúng tôi đều hiểu rằng nhân vật nhờ người bạn của Lưu Siêu ngụy tạo cuốn sách giả, chắc chắn là Vương Cường chứ không thể là ai khác.
Tôi hỏi Lưu Siêu: “Nếu… theo như cách nói của cô Thạch: Những người đã từng nhìn thấy cuốn sách ấy đều tham gia hoạt động lần này, vậy tại sao người bạn của anh lại không đến?"
Lưu Siêu lắc đầu thở dài: “Người bạn ấy của tôi, chỉ ít lâu sau khi cầm cuốn sách phô-tô ấy đến cho tôi xem, đã chết bởi tai nạn xe cộ. Sau đó tôi còn gặp một người nữa…" Lưu Siêu nhìn tôi, rồi quay sang nhìn Mông Nhân, rồi nín lặng không nói nữa. Tôi băn khoăn, gặng hỏi Lưu Siêu về người này. Lưu Siêu tiếp tục nói: “Người ấy, chính là… anh này, bạn của anh."
Nói rồi Lưu Siêu chỉ vào Mông Nhân, Mông Nhân bỗng ngớ ra, rồi ngoảnh lại nhìn Mễ Đâu. Tôi gần như túm áo Lưu Siêu giật thật mạnh và hỏi sự việc đó xảy ra khi nào, anh ta nói là dịp X hồi nọ. Tôi nhẩm tính, đó là khi gã Trương Ái Dân xuất hiện trở lại. Thế là rõ rồi: khi đó Trương Ái Dân không chỉ tìm gặp chúng tôi mà còn tìm đến cả Lưu Siêu nữa. Tôi lại hỏi Lưu Siêu: “Có phải hắn đã lấy cuốn sách phô-tô đó không?" Lưu Siêu gật đầu, nói: “Đúng. Tôi đã đưa cho anh ta… vì anh ta cho tôi một món tiền khá lớn. Nói thực tình… những người như tôi, tuy nói là dân hâm mộ khảo cổ, hoặc gọi là nhà sưu tầm cổ vật… thực ra cũng vì muốn kiếm tiền, phất nhanh."
Tôi thì đang nghĩ rằng, gã Trương Ái Dân đã cầm được bản phô-tô cuốn sách rồi, tại sao gã lại giả vờ nói rằng không biết gì về cuốn sách và còn hỏi chúng tôi về chuyện lá bùa? Đầu óc tôi bỗng chồng chất vô số dấu hỏi, dấu chấm than và dấu chấm lửng…
Lúc chúng tôi ra khỏi phòng họp thì đã gần 10 giờ tối, mọi người đi về khu nhà ở, lão Phó đi phía sau tôi và ông Chung Sênh, cậu ta nhìn thấy Mông Nhân và Mễ Đâu bước vào một căn phòng, bỗng cảm thấy bức xúc bất an. Tôi vội kéo lão Phó rảo bước về phòng ở. Ông Chung Sênh hình như cũng nhận ra… bèn khẽ bảo tôi nên dẫn lão Phó đi dạo, nhưng cậu ta quyết không đi, lại còn nói rằng mình chỉ muốn uống rượu. Chúng tôi khuyên giải hồi lâu, lão Phó mới tạm nguôi ngoai, nhưng cứ ngồi xuống ghế châm thuốc hút hết điếu này đến điếu khác, không nói một câu. Tôi và ông Chung Sênh ngồi một góc, cùng Lưu Siêu bàn về hoạt động lần này, và nói ra những thắc mắc của mình. Thắc mắc chủ yếu vẫn là: thực ra tập đoàn Mục Lâm này làm về gì? Hình như không phải là công ty thương mại đa lĩnh vực, hình như họ còn liên quan đến những thứ khác. Thắc mắc của tôi là Thạch Bình Nhi làm gì ở công ty này? Tại sao cô ta lại có thân thủ khác thường như thế?
Lúc gần 12 giờ đêm, ông Chung Sênh nói nên đi nghỉ, để ngày mai cần dậy sớm; nếu đúng là có thể vào động, trong động sẽ xảy ra những chuyện gì thì không ai có thể biết được… Ông cầm di động lên định gọi về gia đình, thì nhận ra ở đây hoàn toàn không có sóng di động. Điện thoại của phòng ở thì không gọi được. Tôi bỗng thấy hơi căng thẳng, bèn đi ra gọi phục vụ viên. Cô ta trả lời rằng mình chịu, không biết gì cả. Lát sau, anh chàng “hắc y" đứng sửa móng tay trong phòng họp, gõ cửa phòng, bước vào rồi anh ta nói rằng hoạt động lần này cần giữ bí mật hoàn toàn, kể từ sau cuộc họp trở đi chúng tôi phải cắt đứt liên lạc với bên ngoài, không ai được liên lạc với bên ngoài cho đến khi hoạt động kết thúc.
Lúc này tôi bỗng nhớ đến Trần Trọng, đã sớm đoán ra chuyến đi này không hề đơn giản thì tại sao tôi lại không gọi anh đi cùng? Thực ra, nguyên nhân cũng đơn giản, vì Trần Trọng là cảnh sát, cảnh sát không thích hợp tham dự những hoạt động kiểu này; nghiêm khắc mà nói, thì những hoạt động như thế này là trái pháp luật. Hiện giờ dù chúng tôi muốn rút lui thì cũng không thể thực hiện được nữa.
Ông Chung Sênh an ủi tôi, nói rằng đã trót đến thì đành vậy thôi, ngày mai xảy ra chuyện gì chúng tôi đều không biết, đi được bước nào thì hay bước ấy vậy. Và, xem ra, những con người ở đây đều không có ý làm hại chúng ta, họ đã tra được vô số tài liệu về động Tỵ Vân, đủ thấy họ có thực lực mạnh, phủ khắp các phương diện. Nếu họ định làm gì chúng ta thật, thì họ đã sớm ra tay rồi.
Bốn người chúng tôi bàn bạc một hồi nhưng không đưa ra được một kết luận nào, đành đi ngủ vậy. Lão Phó nói mình muốn ngủ một gian riêng, cậu ta bèn đi gặp quản lý để mượn chìa khóa rồi đi ngủ. Tôi và ông Chung Sênh nằm với nhau. Còn Lưu Siêu thì nói là rất sợ, muốn ở cùng chúng tôi, nằm dưới sàn cũng xong. Tôi và ông Chung Sênh thấy thế cũng vui vẻ chiều ý anh ta.
Chúng tôi đi nằm không lâu, thì di động của tôi nhận được một tin nhắn, nhưng không hiện lên số máy của đối phương, bên dưới có ba chữ “Thạch Bình Nhi". Nội dung rất đơn giản: 2 giờ sáng, gặp nhau ở bãi đỗ xe.
Đọc xong tin nhắn, tôi thấy ông Chung Sênh đã đi vào giấc ngủ, Lưu Siêu thì chưa nhưng miệng đang lẩm bẩm gì đó không biết. Tôi nghĩ một lát, rồi xem đồng hồ. Còn 30 phút nữa mới đến giờ…
Tác giả :
Đường Tiểu Hào