Lật Mở Thiên Thư
Quyển 1 - Chương 7-1: Sơn động Tỵ Vân
Ghi chép (VII) Những chuyện kỳ lạ mà Đường Tiểu Bạch chứng kiến: Thiên Nhai Ký
Thuyền Sơn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố J, vì quả núi này trông giống hình một con thuyền, nên nó được đặt tên như vậy. Thuyền Sơn là nơi hiếm có trong toàn quốc song song tồn tại cả Phật giáo lẫn Đạo giáo. Phong cách kiến trúc ở đây rất kỳ quái. Kiến trúc ở ngay cổng chính đều mang phong cách Đạo giáo, điện chính ở giữa sườn núi thì mang phong cách Phật giáo; bên cạnh điện chính còn có một gian điện nhỏ, bên trong đặt “Cửu thiên huyền tạng[1] " - hiện nay được coi là văn vật trọng điểm cấp quốc gia. Đây là một trong những nét đặc sắc của Thuyền Sơn. Một nét đặc sắc khác là trên đỉnh Thuyền Sơn có hai đỉnh núi độc lập với nhau, gọi là hai “cô phong"; trên đó có hai ngôi miếu nhỏ: một miếu của Đạo giáo, một miếu của Phật giáo. Đi lại giữa hai cô phong và đỉnh núi chính bằng hệ thống cáp treo, đây cũng là cách “giao thông" duy nhất. Cho nên, việc người xưa xây miếu trên hai cô phong đương nhiên là cực kỳ khó khăn, cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu ra người xưa đã dùng cách gì để xây cất trên hai đỉnh cô phong này. Tư liệu về địa phương (gọi là huyện chí) để lại chỉ ghi chép kể từ cuối đời Thanh, các tư liệu cũ trước đó chỉ là một tập hợp thiếu hụt, rời rạc và chắp vá.
[1] Tượng nhà sư Huyền Trang
Động Tỵ Vân mà tờ Thư mời nhắc đến, liên quan đến một truyền thuyết có từ cuối đời Thanh, nói rằng đây là nơi Đậu Tử Minh tu luyện thành tiên, nhưng có tài liệu cho biết động này có từ đời Hàm Thông nhà Đường (năm 873), tương truyền địa phương này có một vị đạo sĩ nổi tiếng đã vào động Tỵ Vân luyện đan tu tiên. Vị trí cụ thể của động thì không được ghi cụ thể, ghi chép của người đời sau chủ yếu là suy đoán, có người nói động này ở dưới đỉnh cô phong, có người bảo động này “tối đến thì ẩn khuất, ban ngày thì hiện ra"… Thực ra, những truyền thuyết ấy không hấp dẫn du khách, điều khiến người ta thật sự quan tâm chú ý là: động Tỵ Vân là nơi Bạch Liên giáo (nổi dậy chống triều đình nhà Thanh trong thời kỳ Càn Long) cất giấu châu báu thu thập được trong dân gian; sau khi họ thất bại trong chiến dịch Mã Đề Cương (hiện thuộc địa phận thành phố J) vào năm thứ 5 đời vua Gia Khánh, Bạch Liên giáo đã cất giấu vô số vàng bạc châu báu trong động Tỵ Vân, họ lại dùng thuốc nổ đánh sập hang động, tất cả bị vùi dưới thảo mộc; đến năm thứ 6 Gia Khánh thì cuộc khởi nghĩa Bạch Liên giáo hoàn toàn thất bại, kể từ đó câu chuyện kho báu trong động Tỵ Vân được lưu truyền mãi về sau này.
Nghe đồn rằng, số châu báu ấy tương đương với nửa năm tài chính của triều đình nhà Thanh thời đó. Về sau, triều đình nhà Thanh sai người đến tìm kiếm khắp Thuyền Sơn suốt hai năm trời nhưng vẫn không tìm ra vị trí cụ thể của động Tỵ Vân là ở đâu, họ đành bỏ cuộc. Về sau nữa, đến thời Trung Hoa dân quốc (từ 1911 trở đi), bọn quân phiệt (Tứ Xuyên) Hùng Khắc Vũ cũng đã từng sai quân đi tìm động giấu của, kết quả cũng là tay trắng trở về. Các trùm quân phiệt khác như Dương Sâm, Lưu Văn Huy… sai quân đi tìm, cũng thất bại.
Một buổi tối trước khi xuất phát đi Thuyền Sơn, tôi và lão Phó đã đến nhà ông Chung Sênh hỏi ông ta đã biết những gì về Thuyền Sơn và các truyền thuyết về động Tỵ Vân. Chung Sênh nói ông cũng na ná như tôi, biết rất ít về núi ấy, nhưng ông và vài người bạn đã từng nghiên cứu các truyền thuyết về động Tỵ Vân (phần lớn các học giả đều cho rằng động Tỵ Vân không hề tồn tại, không có tư liệu nào ghi chép chính xác về nó, cũng không có các chứng cứ lịch sử khác chứng minh rằng nó từng tồn tại), các ông chỉ căn cứ vào một số ghi chép rải rác về hang động này để đưa ra hai kết luận. Một là, trên thực tế, không hề tồn tại cái động này. Đây chỉ là một thủ đoạn của Bạch Liên giáo thời đó tung ra để cho triều đình nhà Thanh hiểu rằng Bạch Liên giáo chưa bị đào tận gốc trốc tận rễ, họ có thể dựa vào nguồn tài chính này để trỗi dậy bất cứ lúc nào. Hai là, động này vốn dĩ có thật, và rất có thể trong đó có châu báu của Bạch Liên giáo cất giữ nhưng không nhiều như người ta vẫn đồn đại, và cũng không loại trừ khả năng trong đó còn cất giấu cả vật tư binh khí nữa. Bạch Liên Giáo xuất hiện từ thời Bắc Tống, họ vốn theo phái Tịnh thổ của Phật giáo, thời kỳ đầu lấy tên là Bạch Liên giáo. Sau thời Nam Tống, Bạch Liên giáo bị coi là tà giáo, thậm chí có một số tư liệu chép rằng tôn chỉ của Bạch Liên giáo sau này là mê hoặc dân chúng để dễ bề sai khiến họ. Bạch Liên giáo đã cho xây dựng hàng nghìn đàn tế ở khắp toàn quốc, nhưng những đàn tế tương đối lớn đã bị phá hủy hết trong các cuộc chiến loạn, rất có thể động Tỵ Vân là một đàn tế khá lớn thời đó.
Trên đường lái xe đi về hướng thành phố J, lão Phó cứ lẩm bẩm ba chữ “động Tỵ Vân"… nói nhanh một chút, nói thành “động Pi-uyn", rồi lão Phó bảo rằng chúng ta đã hiểu lầm ý của người thời xưa. Thực ra ở đó không cất giữ châu báu gì cả, mà là vì thời ấy nhân khẩu đông quá, mỗi nhà có đến bảy tám đứa con, sống đói rách nhếch nhác; nhưng có người phát hiện ra rằng hễ vào hang động ấy ở một ít hôm thì sẽ thôi không sinh đẻ gì được nữa, cho nên tên thật của nó là “động Pi-uyn[2] ", chỉ tại người đời sau đã nghe nhầm!
[2] Cả hai từ đều là tiếng Trung Quốc, nghĩa đen: tỵ vân = tránh mây, pi-uyn = tránh thai. Hai từ này gần như đồng âm. Ở đây, lão Phó nói hài hước.
Tôi nói: “Lão Phó à, các địa danh và tên hang động được đặt ra để cho cậu cố ý bẻ cong hay sao? Cậu ăn nói chẳng đứng đắn gì cả!"
Lão Phó còn lầu bầu trách tôi tại sao hễ có việc gì cũng đi gặp ông Chung Sênh. Tôi biết cậu ta vẫn ấm ức vì một điều sâu xa: Mễ Đâu vốn là học trò của Chung Sênh, hai thầy trò thân thiết như cha con; lão Phó sau khi chưng hửng “bị tuột mất" Mễ Đâu, hễ nhắc đến Chung Sênh thì lão Phó cũng không mấy dễ chịu. Tôi định châm chích lão Phó mấy câu, nhưng lại nhớ ra rằng lần này mình đi cùng là để lão Phó được thư giãn giải tỏa tâm trạng, nên tôi ngậm miệng, nhắm mắt lại để ngủ một giấc. Đi từ đây đến thành phố J cũng phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ, đến nơi rồi, nếu có thể thì tôi sẽ tranh thủ về thăm cha mẹ. Đã khá lâu không gặp, về nhà, chắc chắn tôi sẽ bị cha mẹ trách móc, nhưng không sao, lâu nay không được nghe mắng, tôi lại thấy nhơ nhớ…
Cái mồm lão Phó cứ không chịu ngừng lời, cậu ta liến thoắng nói chuyện về động Tỵ Vân xong xuôi, lại hỏi tôi về các món ăn ngon của thành phố J. Tôi nói hiện nay Thuyền Sơn đã được người ta bao thầu, ông chủ khá thân với cha tôi. Nghe nói trên núi có các món dê nướng, thỏ quay, gà quay gì đó, rất ngon. Lão Phó nghe xong, mắt sáng hẳn lên, cậu ta nhấn ga tăng tốc, tôi vội nhắc cậu ta hãy lái xe cho cẩn thận, các món nướng món quay ấy vẫn đang chờ chúng ta, có tiền là xong ngay, muốn ăn thịt gấu nướng cũng có.
Lúc đến thành phố J thì đã gần trưa, tôi đưa lão Phó về nhà mình. Cha mẹ tôi đều đang đi vắng. Tôi bèn lục lọi trong nhà tìm những tư liệu viết về Thuyền Sơn, thấy còn sót cả những mảnh cuống vé vào cửa tham quan thắng cảnh Thuyền Sơn. Sau đó lại tìm đồ ăn còn sót trong nhà để tôi và lão Phó ăn cho qua bữa. Sau đó hai chúng tôi lại lên xe phóng về phía Thuyền Sơn.
Trên xe, lão Phó lại than thở rằng đã nói là bữa trưa sẽ ăn món dê nướng, nhưng rốt cuộc chỉ ăn qua quýt như vậy, nên không thấy thoải mái. Tôi đành ngậm miệng phớt lờ. Đàn ông đàn ang sao lại hay dỗi như thế chứ?
Vậy là phải đi hơn một giờ nữa mới đến sơn trang Thuyền Sơn. Lúc vào cổng, thì bị mấy anh chàng cao to mặc âu phục vây lại đòi xem Thư mời của chúng tôi. Tôi và lão Phó vội đưa ra mã số di động và chứng minh thư. Họ đứng sang bên hội ý một lúc lâu, rồi kết luận là đúng, không vấn đề gì; sau đó phát cho mỗi chúng tôi một tấm thẻ đeo vào cổ, bảo chúng tôi có thể vào. Chúng tôi đỗ xe vào bãi, rồi bước vào đại sảnh của sơn trang. Lúc này mới nhận ra ở đây vắng tanh, ngoài hai chúng tôi và mấy phục vụ viên ra, không thấy có sự “sôi động" nào cả. Tôi hơi ngờ ngợ, chắc đây không đến nỗi là một trò lừa bịp gì đó chứ?
Tôi và lão Phó đang ngồi nghệt ra thì một nữ phục vụ viên bước lại, nhiệt tình hỏi có phải chúng tôi đến để tham gia hoạt động không. Hai chúng tôi vội gật đầu. Cô ta cầm tấm thẻ đeo cổ lên nhìn kỹ, rồi dẫn chúng tôi lên gác, dặn chúng tôi sau khi thu xếp xong các thứ, thì có thể sang nhà ăn để dùng bữa trưa, chúng tôi nói mình đã ăn rồi. Cô ta mỉm cười, rồi nói rằng trước bữa cơm tối nay, những người đến tham gia hoạt động có thể tự do làm gì thì làm, nhưng không được ra khỏi sơn trang, kẻo sẽ khó liên lạc khi có việc, vì sóng di động ở đây không tốt lắm; ăn tối xong, sẽ giới thiệu tỉ mỉ về hoạt động lần này, chúng tôi đừng bỏ lỡ.
Tôi vội hỏi có bao nhiêu người tham gia hoạt động lần này, cô ta chỉ tủm tỉm cười, nói rằng cô không rõ, hoạt động này do tập đoàn Mục Lâm tổ chức, các cô chỉ phụ trách tiếp tân. Tôi lại hỏi, người của tập đoàn đâu? Cô đáp tối nay các anh sẽ gặp họ. Nói xong, cô rất lễ phép chào tạm biệt chúng tôi, đi ra và khép cửa lại.
Thuyền Sơn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố J, vì quả núi này trông giống hình một con thuyền, nên nó được đặt tên như vậy. Thuyền Sơn là nơi hiếm có trong toàn quốc song song tồn tại cả Phật giáo lẫn Đạo giáo. Phong cách kiến trúc ở đây rất kỳ quái. Kiến trúc ở ngay cổng chính đều mang phong cách Đạo giáo, điện chính ở giữa sườn núi thì mang phong cách Phật giáo; bên cạnh điện chính còn có một gian điện nhỏ, bên trong đặt “Cửu thiên huyền tạng[1] " - hiện nay được coi là văn vật trọng điểm cấp quốc gia. Đây là một trong những nét đặc sắc của Thuyền Sơn. Một nét đặc sắc khác là trên đỉnh Thuyền Sơn có hai đỉnh núi độc lập với nhau, gọi là hai “cô phong"; trên đó có hai ngôi miếu nhỏ: một miếu của Đạo giáo, một miếu của Phật giáo. Đi lại giữa hai cô phong và đỉnh núi chính bằng hệ thống cáp treo, đây cũng là cách “giao thông" duy nhất. Cho nên, việc người xưa xây miếu trên hai cô phong đương nhiên là cực kỳ khó khăn, cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu ra người xưa đã dùng cách gì để xây cất trên hai đỉnh cô phong này. Tư liệu về địa phương (gọi là huyện chí) để lại chỉ ghi chép kể từ cuối đời Thanh, các tư liệu cũ trước đó chỉ là một tập hợp thiếu hụt, rời rạc và chắp vá.
[1] Tượng nhà sư Huyền Trang
Động Tỵ Vân mà tờ Thư mời nhắc đến, liên quan đến một truyền thuyết có từ cuối đời Thanh, nói rằng đây là nơi Đậu Tử Minh tu luyện thành tiên, nhưng có tài liệu cho biết động này có từ đời Hàm Thông nhà Đường (năm 873), tương truyền địa phương này có một vị đạo sĩ nổi tiếng đã vào động Tỵ Vân luyện đan tu tiên. Vị trí cụ thể của động thì không được ghi cụ thể, ghi chép của người đời sau chủ yếu là suy đoán, có người nói động này ở dưới đỉnh cô phong, có người bảo động này “tối đến thì ẩn khuất, ban ngày thì hiện ra"… Thực ra, những truyền thuyết ấy không hấp dẫn du khách, điều khiến người ta thật sự quan tâm chú ý là: động Tỵ Vân là nơi Bạch Liên giáo (nổi dậy chống triều đình nhà Thanh trong thời kỳ Càn Long) cất giấu châu báu thu thập được trong dân gian; sau khi họ thất bại trong chiến dịch Mã Đề Cương (hiện thuộc địa phận thành phố J) vào năm thứ 5 đời vua Gia Khánh, Bạch Liên giáo đã cất giấu vô số vàng bạc châu báu trong động Tỵ Vân, họ lại dùng thuốc nổ đánh sập hang động, tất cả bị vùi dưới thảo mộc; đến năm thứ 6 Gia Khánh thì cuộc khởi nghĩa Bạch Liên giáo hoàn toàn thất bại, kể từ đó câu chuyện kho báu trong động Tỵ Vân được lưu truyền mãi về sau này.
Nghe đồn rằng, số châu báu ấy tương đương với nửa năm tài chính của triều đình nhà Thanh thời đó. Về sau, triều đình nhà Thanh sai người đến tìm kiếm khắp Thuyền Sơn suốt hai năm trời nhưng vẫn không tìm ra vị trí cụ thể của động Tỵ Vân là ở đâu, họ đành bỏ cuộc. Về sau nữa, đến thời Trung Hoa dân quốc (từ 1911 trở đi), bọn quân phiệt (Tứ Xuyên) Hùng Khắc Vũ cũng đã từng sai quân đi tìm động giấu của, kết quả cũng là tay trắng trở về. Các trùm quân phiệt khác như Dương Sâm, Lưu Văn Huy… sai quân đi tìm, cũng thất bại.
Một buổi tối trước khi xuất phát đi Thuyền Sơn, tôi và lão Phó đã đến nhà ông Chung Sênh hỏi ông ta đã biết những gì về Thuyền Sơn và các truyền thuyết về động Tỵ Vân. Chung Sênh nói ông cũng na ná như tôi, biết rất ít về núi ấy, nhưng ông và vài người bạn đã từng nghiên cứu các truyền thuyết về động Tỵ Vân (phần lớn các học giả đều cho rằng động Tỵ Vân không hề tồn tại, không có tư liệu nào ghi chép chính xác về nó, cũng không có các chứng cứ lịch sử khác chứng minh rằng nó từng tồn tại), các ông chỉ căn cứ vào một số ghi chép rải rác về hang động này để đưa ra hai kết luận. Một là, trên thực tế, không hề tồn tại cái động này. Đây chỉ là một thủ đoạn của Bạch Liên giáo thời đó tung ra để cho triều đình nhà Thanh hiểu rằng Bạch Liên giáo chưa bị đào tận gốc trốc tận rễ, họ có thể dựa vào nguồn tài chính này để trỗi dậy bất cứ lúc nào. Hai là, động này vốn dĩ có thật, và rất có thể trong đó có châu báu của Bạch Liên giáo cất giữ nhưng không nhiều như người ta vẫn đồn đại, và cũng không loại trừ khả năng trong đó còn cất giấu cả vật tư binh khí nữa. Bạch Liên Giáo xuất hiện từ thời Bắc Tống, họ vốn theo phái Tịnh thổ của Phật giáo, thời kỳ đầu lấy tên là Bạch Liên giáo. Sau thời Nam Tống, Bạch Liên giáo bị coi là tà giáo, thậm chí có một số tư liệu chép rằng tôn chỉ của Bạch Liên giáo sau này là mê hoặc dân chúng để dễ bề sai khiến họ. Bạch Liên giáo đã cho xây dựng hàng nghìn đàn tế ở khắp toàn quốc, nhưng những đàn tế tương đối lớn đã bị phá hủy hết trong các cuộc chiến loạn, rất có thể động Tỵ Vân là một đàn tế khá lớn thời đó.
Trên đường lái xe đi về hướng thành phố J, lão Phó cứ lẩm bẩm ba chữ “động Tỵ Vân"… nói nhanh một chút, nói thành “động Pi-uyn", rồi lão Phó bảo rằng chúng ta đã hiểu lầm ý của người thời xưa. Thực ra ở đó không cất giữ châu báu gì cả, mà là vì thời ấy nhân khẩu đông quá, mỗi nhà có đến bảy tám đứa con, sống đói rách nhếch nhác; nhưng có người phát hiện ra rằng hễ vào hang động ấy ở một ít hôm thì sẽ thôi không sinh đẻ gì được nữa, cho nên tên thật của nó là “động Pi-uyn[2] ", chỉ tại người đời sau đã nghe nhầm!
[2] Cả hai từ đều là tiếng Trung Quốc, nghĩa đen: tỵ vân = tránh mây, pi-uyn = tránh thai. Hai từ này gần như đồng âm. Ở đây, lão Phó nói hài hước.
Tôi nói: “Lão Phó à, các địa danh và tên hang động được đặt ra để cho cậu cố ý bẻ cong hay sao? Cậu ăn nói chẳng đứng đắn gì cả!"
Lão Phó còn lầu bầu trách tôi tại sao hễ có việc gì cũng đi gặp ông Chung Sênh. Tôi biết cậu ta vẫn ấm ức vì một điều sâu xa: Mễ Đâu vốn là học trò của Chung Sênh, hai thầy trò thân thiết như cha con; lão Phó sau khi chưng hửng “bị tuột mất" Mễ Đâu, hễ nhắc đến Chung Sênh thì lão Phó cũng không mấy dễ chịu. Tôi định châm chích lão Phó mấy câu, nhưng lại nhớ ra rằng lần này mình đi cùng là để lão Phó được thư giãn giải tỏa tâm trạng, nên tôi ngậm miệng, nhắm mắt lại để ngủ một giấc. Đi từ đây đến thành phố J cũng phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ, đến nơi rồi, nếu có thể thì tôi sẽ tranh thủ về thăm cha mẹ. Đã khá lâu không gặp, về nhà, chắc chắn tôi sẽ bị cha mẹ trách móc, nhưng không sao, lâu nay không được nghe mắng, tôi lại thấy nhơ nhớ…
Cái mồm lão Phó cứ không chịu ngừng lời, cậu ta liến thoắng nói chuyện về động Tỵ Vân xong xuôi, lại hỏi tôi về các món ăn ngon của thành phố J. Tôi nói hiện nay Thuyền Sơn đã được người ta bao thầu, ông chủ khá thân với cha tôi. Nghe nói trên núi có các món dê nướng, thỏ quay, gà quay gì đó, rất ngon. Lão Phó nghe xong, mắt sáng hẳn lên, cậu ta nhấn ga tăng tốc, tôi vội nhắc cậu ta hãy lái xe cho cẩn thận, các món nướng món quay ấy vẫn đang chờ chúng ta, có tiền là xong ngay, muốn ăn thịt gấu nướng cũng có.
Lúc đến thành phố J thì đã gần trưa, tôi đưa lão Phó về nhà mình. Cha mẹ tôi đều đang đi vắng. Tôi bèn lục lọi trong nhà tìm những tư liệu viết về Thuyền Sơn, thấy còn sót cả những mảnh cuống vé vào cửa tham quan thắng cảnh Thuyền Sơn. Sau đó lại tìm đồ ăn còn sót trong nhà để tôi và lão Phó ăn cho qua bữa. Sau đó hai chúng tôi lại lên xe phóng về phía Thuyền Sơn.
Trên xe, lão Phó lại than thở rằng đã nói là bữa trưa sẽ ăn món dê nướng, nhưng rốt cuộc chỉ ăn qua quýt như vậy, nên không thấy thoải mái. Tôi đành ngậm miệng phớt lờ. Đàn ông đàn ang sao lại hay dỗi như thế chứ?
Vậy là phải đi hơn một giờ nữa mới đến sơn trang Thuyền Sơn. Lúc vào cổng, thì bị mấy anh chàng cao to mặc âu phục vây lại đòi xem Thư mời của chúng tôi. Tôi và lão Phó vội đưa ra mã số di động và chứng minh thư. Họ đứng sang bên hội ý một lúc lâu, rồi kết luận là đúng, không vấn đề gì; sau đó phát cho mỗi chúng tôi một tấm thẻ đeo vào cổ, bảo chúng tôi có thể vào. Chúng tôi đỗ xe vào bãi, rồi bước vào đại sảnh của sơn trang. Lúc này mới nhận ra ở đây vắng tanh, ngoài hai chúng tôi và mấy phục vụ viên ra, không thấy có sự “sôi động" nào cả. Tôi hơi ngờ ngợ, chắc đây không đến nỗi là một trò lừa bịp gì đó chứ?
Tôi và lão Phó đang ngồi nghệt ra thì một nữ phục vụ viên bước lại, nhiệt tình hỏi có phải chúng tôi đến để tham gia hoạt động không. Hai chúng tôi vội gật đầu. Cô ta cầm tấm thẻ đeo cổ lên nhìn kỹ, rồi dẫn chúng tôi lên gác, dặn chúng tôi sau khi thu xếp xong các thứ, thì có thể sang nhà ăn để dùng bữa trưa, chúng tôi nói mình đã ăn rồi. Cô ta mỉm cười, rồi nói rằng trước bữa cơm tối nay, những người đến tham gia hoạt động có thể tự do làm gì thì làm, nhưng không được ra khỏi sơn trang, kẻo sẽ khó liên lạc khi có việc, vì sóng di động ở đây không tốt lắm; ăn tối xong, sẽ giới thiệu tỉ mỉ về hoạt động lần này, chúng tôi đừng bỏ lỡ.
Tôi vội hỏi có bao nhiêu người tham gia hoạt động lần này, cô ta chỉ tủm tỉm cười, nói rằng cô không rõ, hoạt động này do tập đoàn Mục Lâm tổ chức, các cô chỉ phụ trách tiếp tân. Tôi lại hỏi, người của tập đoàn đâu? Cô đáp tối nay các anh sẽ gặp họ. Nói xong, cô rất lễ phép chào tạm biệt chúng tôi, đi ra và khép cửa lại.
Tác giả :
Đường Tiểu Hào