[Đạo Mộ Bút Ký] Lão Cửu Môn
Chương 36: Bổ quan tài [1]
Chuyển ngữ: Vân Mộc
Đường mỏ này sâu vô cùng, nghiêng khoảng 30 độ, những điểm đặt chân toàn là những vết lõm đập ra từ trước, bị giẫm nhiều đến nỗi mòn cả đi, trơn trượt.
Trương Lão Quán ở đây lâu rồi, có nhiều kinh nghiệm leo trèo trong hầm mỏ nên đi trước dẫn dầu.
Lão già kia đi thứ hai, những người khác đi sau cùng, chen chúc cực kỳ. Chui rúc trong đường mỏ, vấn đề lớn nhất là cái bóng của mọi người, vì mọi người kẻ cầm đuốc kẻ cầm đèn bão, ánh sáng trên đầu chiếu xuống người bên dưới, bao nhiêu cái bóng cứ chồng chéo lên nhau, hết lớp này đến lớp khác, không nhìn rõ được gì cả.
Trương Khải Sơn tháo găng tay, sờ lên vách đá trong đường mỏ. Không giống như trong hang trộm, đường mỏ này đục đẽo hết sức thô sơ, chỉ chú trọng đến thời gian đục đẽo và mức độ kiên cố. Trên vách đá còn thấy vô số vụn đá mắt rắn, chỉ rời rạc lác đác chứ không nối liền thành mạch khoáng, tạp chất chiếm phần nhiều, chẳng có giá trị khai thác.
Chui xuống mãi suốt cả một canh giờ mà dường như vẫn chưa xuống đến đáy, không thấy bất cứ dấu vết gì cho thấy sắp đi đến cuối đường mỏ, tiếng hát tuồng vẫn loáng thoáng lúc ẩn lúc hiện, nghe ra đủ thứ biến hóa tùy theo mỗi đoạn đường có luồng khí lưu thông lớn hay nhỏ.
“Sao lại dài thế?" Trương Khải Sơn hỏi, lão mặt rỗ đáp: “Thưa ông, như thế này còn chưa tính là dài đâu, đá mắt rắn chôn rất sâu, muốn tìm một mạch khoáng phải chui xuống đất đến mấy dặm liền."
Một thân binh hỏi: “Chúng ta mang đuốc trong mỏ liệu có nổ không?"
“Đây không phải mỏ than, không khí này sống được, bao nhiêu năm qua cũng toàn dùng đèn lửa xuống mỏ, không sao." Trương Lão Quán nói.
Vừa dứt lời, bỗng nhiên tiếng hát bên dưới bỗng dưng vang lên ầm ầm, khiến mọi người ai nấy đều giật thót cả mình. Lão mặt rỗ cuống quít lùi lại, không dám chui xuống nửa bước. Trương Lão Quán dừng lại nói một câu: “Đến đáy rồi đấy, cứ bảo người bên trên túm chân nó mà kéo xuống, cho nó lộn ngược mà xuống, giơ đuốc xuống đây đi."
Trương Khải Sơn đẩy người chắn trước mặt ra nhìn xuống xem, bóng người cứ trùng điệp lên nhau không nhìn rõ, chỉ thấy cửa ra của đường mỏ đã xuất hiện rồi, bên ngoài cửa hang là một khoảng không gian cực rộng, chắc là một hầm mỏ chính. Đuốc chuyển xuống dưới, dường như có ánh sáng phản chiếu mặt nước trông loang loáng.
Trương Lão Quán nhảy ra khỏi cửa hang, trượt xuống vách đá, dưới đó nước đọng sâu không đến eo. Nước bị khuấy động, bốc lên một mùi tanh tưởi đặc trưng của ao tù nước đọng.
Trương Khải Sơn cũng nhảy xuống nước, chỉ còn mỗi Tề Thiết Chủy vẫn co rúm ở cửa hang. Trương Khải Sơn giơ đuốc lên, phát hiện hầm mỏ này rất cao, phải đến bốn năm mét, chứng tỏ nơi này là một mạch khoáng rất lớn.
Những người khác tản ra dùng đèn bão chiếu khắp xung quanh, thấy đây là một mạch khoáng chính, còn thấy mấy mỏ đá mắt rắn còn chưa đào khoét hết trên vách đá, trần hang phía trên rất trống trải, tiếng hát tuồng phát ra từ một nơi nào đó trong bóng tối phía trước, âm thanh cứ vọng đi vọng lại từng đợt, nghe rất rõ ràng.
“Đây là vở nào?" Trương Khải Sơn hỏi, tuy đã nói là một vở do Nhị Nguyệt Hồng hát, nhưng ông ta vẫn chẳng nghe ra được lề lối gì. Sân khấu của Nhị gia ông ta cũng từng đến xem mấy lần rồi, nhưng chẳng lần nào nghe hết một vở kịch cả.
Tề Thiết Chủy đáp: “Vở ‘Bổ quan tài’. Gần đây mới đi nghe xong, hát nghe cũng giống Nhị gia đến tám chín phần đấy, nhưng vẫn có chút gì không đúng lắm."
Trong lúc nói, hắn ngẩng đầu lên nhìn đoạn đường vừa đi, thấy đá mắt rắn ở những nơi mà đèn đuốc chiếu tới đều đã hấp thụ ánh sáng, phát ánh huỳnh quang, cả đoạn đường mỏ tối mịt bên trên giờ cũng lấm tấm những đốm sáng nhạt nhòa, không quá sáng cũng không quá tối.
“‘Bổ quan tài’ là một vở kịch hết sực kỳ quặc dù ở bất kỳ thời đại nào, bắt nguồn từ một câu chuyện do Phùng Mộng Long biên soạn trong ‘Cảnh thế thông ngôn’, truyện kể rằng Trang Chu giả chết, hóa thành một vị vương tôn đến tán tỉnh bà quả phụ vợ mình, bà quả phụ bèn động lòng ái mộ vị vương tôn, thế là tái giá động phòng, động phòng mới được phân nửa, giữa đêm vị vương tôn chợt ôm đầu kêu đau, đòi phải lấy não người làm thuốc mới hết. Bà vợ bèn chạy đi trộm mộ, bật nắp hòm săng của Trang Chu mong lấy được não tủy của chồng cũ làm thuốc hiến cho vương tôn."
“Sắp đặt cũng đến là tài tình." Trương Khải Sơn nghĩ bụng, rõ là châm chọc cái nghề này của Cửu Môn mà.
Người Trương gia bắt đầu đi về phía tiếng hát, Tề Thiết Chủy cuối cùng cũng chịu nhảy xuống nước. Ngẩng đầu, liền thấy các xà gỗ gia cố ở phía trên, từng thanh bắc trên hầm mỏ, chống đỡ cho sức nặng đè nghiến trên đỉnh.
Hắn nhíu mày, cảnh tượng này hắn từng nhìn thấy lúc trước khi bị Hoàng tiên yểm. Hắn cứ cảm thấy lần đó Hoàng tiên đã cho hắn chứng kiến cảnh tượng ở sâu trong núi mỏ này, bây giờ quả thực xuất hiện rồi.
Hắn lẳng lặng đi theo phía sau, thấp thỏm lo sợ tiến về phía trước, quả nhiên, đi chưa được bao lâu, trên các thanh xà ngang bắt đầu xuất hiện từng cái xác bị treo lơ lửng, quả thực giống y hệt trong cơn ác mộng lúc ấy.
Lão già dẫn đường không dám tiến bước nữa, chỉ muốn giật lùi về sau, bị Trương Lão Quán ghìm lại. “Thưa ông, thưa ông, phía trước chính là cái Đạo quán ấy đấy. Trong mỏ này, bao nhiêu người chết chính là bắt đầu từ đây vậy. Hễ cứ ai tới gần Đạo quán ấy, đều chết cả."
Trương Khải Sơn ngẩng đầu nhìn bao nhiêu là xác người treo trên đầu như những cành phướn rủ, trong lòng lấy làm lạ lắm, bèn gạt chân mấy cái xác ra tiếp tục bước về phía trước. Chả mấy đã thấy phía trước rộng rãi rõ ràng hẳn ra, một hang động khổng lồ xuất hiện. Một cánh cửa Tiên xuất hiện ngay giữa hang động, cao chừng năm người, phía trước còn có một tấm bia đá to tướng: Ngũ Bách Bàn Long.
Đằng sau là vô vàn tượng đá điêu khắc chia thành hai hàng, phía sau nữa là một tòa kiến trúc mái cong cũng cao cỡ năm người, trông xiêu xiêu vẹo vẹo, có thể nhìn thấy nước sơn đã bong tróc thành nhiều mảng như vảy cá, bụi phủ một lớp trắng xóa.
Không chỉ có vậy, toàn bộ cả hang động đều được phủ một lớp bụi trắng xóa này, từ từ bao trùm lên hết tất cả những gì có thể nhìn thấy được.
Trương Khải Sơn sửng sốt. Nơi này nhìn thì tưởng là một Đạo quán, nhưng thực chất không phải là Đạo quán, mà là một ngôi mộ cổ.
[1] “Đại Phách Quan" (dịch nôm là Bổ quan tài) là tên một vở kịch dân gian kể về Trang Chu, dựa trên một câu chuyện trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử, đến khoảng cuối thời Minh các tiểu thuyết gia biên ra một câu chuyện khác gọi là “Trang Chu thử vợ", dần dần trở thành vở kịch “Bổ quan tài". Từ tích này, dân gian Việt Nam có câu “Thương thay cho kẻ quạt mồ/ Ghét thay cho kẻ cầm vồ bửa săng."
Đường mỏ này sâu vô cùng, nghiêng khoảng 30 độ, những điểm đặt chân toàn là những vết lõm đập ra từ trước, bị giẫm nhiều đến nỗi mòn cả đi, trơn trượt.
Trương Lão Quán ở đây lâu rồi, có nhiều kinh nghiệm leo trèo trong hầm mỏ nên đi trước dẫn dầu.
Lão già kia đi thứ hai, những người khác đi sau cùng, chen chúc cực kỳ. Chui rúc trong đường mỏ, vấn đề lớn nhất là cái bóng của mọi người, vì mọi người kẻ cầm đuốc kẻ cầm đèn bão, ánh sáng trên đầu chiếu xuống người bên dưới, bao nhiêu cái bóng cứ chồng chéo lên nhau, hết lớp này đến lớp khác, không nhìn rõ được gì cả.
Trương Khải Sơn tháo găng tay, sờ lên vách đá trong đường mỏ. Không giống như trong hang trộm, đường mỏ này đục đẽo hết sức thô sơ, chỉ chú trọng đến thời gian đục đẽo và mức độ kiên cố. Trên vách đá còn thấy vô số vụn đá mắt rắn, chỉ rời rạc lác đác chứ không nối liền thành mạch khoáng, tạp chất chiếm phần nhiều, chẳng có giá trị khai thác.
Chui xuống mãi suốt cả một canh giờ mà dường như vẫn chưa xuống đến đáy, không thấy bất cứ dấu vết gì cho thấy sắp đi đến cuối đường mỏ, tiếng hát tuồng vẫn loáng thoáng lúc ẩn lúc hiện, nghe ra đủ thứ biến hóa tùy theo mỗi đoạn đường có luồng khí lưu thông lớn hay nhỏ.
“Sao lại dài thế?" Trương Khải Sơn hỏi, lão mặt rỗ đáp: “Thưa ông, như thế này còn chưa tính là dài đâu, đá mắt rắn chôn rất sâu, muốn tìm một mạch khoáng phải chui xuống đất đến mấy dặm liền."
Một thân binh hỏi: “Chúng ta mang đuốc trong mỏ liệu có nổ không?"
“Đây không phải mỏ than, không khí này sống được, bao nhiêu năm qua cũng toàn dùng đèn lửa xuống mỏ, không sao." Trương Lão Quán nói.
Vừa dứt lời, bỗng nhiên tiếng hát bên dưới bỗng dưng vang lên ầm ầm, khiến mọi người ai nấy đều giật thót cả mình. Lão mặt rỗ cuống quít lùi lại, không dám chui xuống nửa bước. Trương Lão Quán dừng lại nói một câu: “Đến đáy rồi đấy, cứ bảo người bên trên túm chân nó mà kéo xuống, cho nó lộn ngược mà xuống, giơ đuốc xuống đây đi."
Trương Khải Sơn đẩy người chắn trước mặt ra nhìn xuống xem, bóng người cứ trùng điệp lên nhau không nhìn rõ, chỉ thấy cửa ra của đường mỏ đã xuất hiện rồi, bên ngoài cửa hang là một khoảng không gian cực rộng, chắc là một hầm mỏ chính. Đuốc chuyển xuống dưới, dường như có ánh sáng phản chiếu mặt nước trông loang loáng.
Trương Lão Quán nhảy ra khỏi cửa hang, trượt xuống vách đá, dưới đó nước đọng sâu không đến eo. Nước bị khuấy động, bốc lên một mùi tanh tưởi đặc trưng của ao tù nước đọng.
Trương Khải Sơn cũng nhảy xuống nước, chỉ còn mỗi Tề Thiết Chủy vẫn co rúm ở cửa hang. Trương Khải Sơn giơ đuốc lên, phát hiện hầm mỏ này rất cao, phải đến bốn năm mét, chứng tỏ nơi này là một mạch khoáng rất lớn.
Những người khác tản ra dùng đèn bão chiếu khắp xung quanh, thấy đây là một mạch khoáng chính, còn thấy mấy mỏ đá mắt rắn còn chưa đào khoét hết trên vách đá, trần hang phía trên rất trống trải, tiếng hát tuồng phát ra từ một nơi nào đó trong bóng tối phía trước, âm thanh cứ vọng đi vọng lại từng đợt, nghe rất rõ ràng.
“Đây là vở nào?" Trương Khải Sơn hỏi, tuy đã nói là một vở do Nhị Nguyệt Hồng hát, nhưng ông ta vẫn chẳng nghe ra được lề lối gì. Sân khấu của Nhị gia ông ta cũng từng đến xem mấy lần rồi, nhưng chẳng lần nào nghe hết một vở kịch cả.
Tề Thiết Chủy đáp: “Vở ‘Bổ quan tài’. Gần đây mới đi nghe xong, hát nghe cũng giống Nhị gia đến tám chín phần đấy, nhưng vẫn có chút gì không đúng lắm."
Trong lúc nói, hắn ngẩng đầu lên nhìn đoạn đường vừa đi, thấy đá mắt rắn ở những nơi mà đèn đuốc chiếu tới đều đã hấp thụ ánh sáng, phát ánh huỳnh quang, cả đoạn đường mỏ tối mịt bên trên giờ cũng lấm tấm những đốm sáng nhạt nhòa, không quá sáng cũng không quá tối.
“‘Bổ quan tài’ là một vở kịch hết sực kỳ quặc dù ở bất kỳ thời đại nào, bắt nguồn từ một câu chuyện do Phùng Mộng Long biên soạn trong ‘Cảnh thế thông ngôn’, truyện kể rằng Trang Chu giả chết, hóa thành một vị vương tôn đến tán tỉnh bà quả phụ vợ mình, bà quả phụ bèn động lòng ái mộ vị vương tôn, thế là tái giá động phòng, động phòng mới được phân nửa, giữa đêm vị vương tôn chợt ôm đầu kêu đau, đòi phải lấy não người làm thuốc mới hết. Bà vợ bèn chạy đi trộm mộ, bật nắp hòm săng của Trang Chu mong lấy được não tủy của chồng cũ làm thuốc hiến cho vương tôn."
“Sắp đặt cũng đến là tài tình." Trương Khải Sơn nghĩ bụng, rõ là châm chọc cái nghề này của Cửu Môn mà.
Người Trương gia bắt đầu đi về phía tiếng hát, Tề Thiết Chủy cuối cùng cũng chịu nhảy xuống nước. Ngẩng đầu, liền thấy các xà gỗ gia cố ở phía trên, từng thanh bắc trên hầm mỏ, chống đỡ cho sức nặng đè nghiến trên đỉnh.
Hắn nhíu mày, cảnh tượng này hắn từng nhìn thấy lúc trước khi bị Hoàng tiên yểm. Hắn cứ cảm thấy lần đó Hoàng tiên đã cho hắn chứng kiến cảnh tượng ở sâu trong núi mỏ này, bây giờ quả thực xuất hiện rồi.
Hắn lẳng lặng đi theo phía sau, thấp thỏm lo sợ tiến về phía trước, quả nhiên, đi chưa được bao lâu, trên các thanh xà ngang bắt đầu xuất hiện từng cái xác bị treo lơ lửng, quả thực giống y hệt trong cơn ác mộng lúc ấy.
Lão già dẫn đường không dám tiến bước nữa, chỉ muốn giật lùi về sau, bị Trương Lão Quán ghìm lại. “Thưa ông, thưa ông, phía trước chính là cái Đạo quán ấy đấy. Trong mỏ này, bao nhiêu người chết chính là bắt đầu từ đây vậy. Hễ cứ ai tới gần Đạo quán ấy, đều chết cả."
Trương Khải Sơn ngẩng đầu nhìn bao nhiêu là xác người treo trên đầu như những cành phướn rủ, trong lòng lấy làm lạ lắm, bèn gạt chân mấy cái xác ra tiếp tục bước về phía trước. Chả mấy đã thấy phía trước rộng rãi rõ ràng hẳn ra, một hang động khổng lồ xuất hiện. Một cánh cửa Tiên xuất hiện ngay giữa hang động, cao chừng năm người, phía trước còn có một tấm bia đá to tướng: Ngũ Bách Bàn Long.
Đằng sau là vô vàn tượng đá điêu khắc chia thành hai hàng, phía sau nữa là một tòa kiến trúc mái cong cũng cao cỡ năm người, trông xiêu xiêu vẹo vẹo, có thể nhìn thấy nước sơn đã bong tróc thành nhiều mảng như vảy cá, bụi phủ một lớp trắng xóa.
Không chỉ có vậy, toàn bộ cả hang động đều được phủ một lớp bụi trắng xóa này, từ từ bao trùm lên hết tất cả những gì có thể nhìn thấy được.
Trương Khải Sơn sửng sốt. Nơi này nhìn thì tưởng là một Đạo quán, nhưng thực chất không phải là Đạo quán, mà là một ngôi mộ cổ.
[1] “Đại Phách Quan" (dịch nôm là Bổ quan tài) là tên một vở kịch dân gian kể về Trang Chu, dựa trên một câu chuyện trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử, đến khoảng cuối thời Minh các tiểu thuyết gia biên ra một câu chuyện khác gọi là “Trang Chu thử vợ", dần dần trở thành vở kịch “Bổ quan tài". Từ tích này, dân gian Việt Nam có câu “Thương thay cho kẻ quạt mồ/ Ghét thay cho kẻ cầm vồ bửa săng."
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc