Lãnh Nữ Thập Nhị Phu
Chương 34: Tiểu Sinh chặn kiệu
Mắt hạnh của Thấm Thủy Bình thoáng chốc đờ đẫn song nhanh chóng nghiêng người né, chưởng lực mãnh liệt tung vào khoảng không phía sau, tầng tầng lớp lớp tường viện chỉ còn lại một mảnh mịt mù khói bụi.
Tất cả đồng thời nuốt nước bọt, mắt trợn to nhìn Tư Nguyệt. Mỗi người đều lùi mình nép vào góc tường chỉ hận không thể biến thành con ruồi hoặc con muỗi rời khỏi nơi này.
Mặc dù kinh hoàng trước võ công của Tư Nguyệt nhưng Thẩm Thủy Bình vẫn không lùi bước, đánh bạo chém song đao lên người Tư Nguyệt.
Tư Nguyệt nhíu mày, đẩy Mạc Thương đang mê man cho Tư Không Hạ, nhân lúc Thẩm Thủy Bình vung đao liền bắt lấy cánh tay của ả, tay kia vận công tung chưởng vào ngực Thẩm Thủy Bình.
Vì cánh tay ả nằm trong tay Tư Nguyệt nên luồng nội lực xoáy sâu không có chỗ phát tác, lan khắp kinh mạch, phá hủy từng đoạn gân cột, bát kỳ kinh mạch nứt toát, máu từ miệng ứa ra, khí tức dư thừa oanh động phía sau tiếp tục phá hủy nơi này.
Xương cốt Thẩm Thủy Bình tan rã, lục phủ ngũ tạng chấn động, người ả mềm oặt ngã xuống. Tư Nguyệt hừ nhẹ đưa tay bóp cổ ả, nhàn nhạt nói : “ Thuốc giải."
Vốn cảnh tượng vừa xảy ra đã khiến những người đương ở đây, đa số đều là tà phái sợ hãi, Tư Nguyệt lên tiếng càng làm họ run rẩy. Cái gọi là tu la giết người như ngóe không phải là sát khí đằng đằng, máu chảy thành sông mà là thủ đoạn của họ đày đọa người khác nhưng khi kết thúc lại dường như họ không có bất kỳ liên quan gì cả. Đơn thuần giết người giống như giết chết một con kiến…Cảnh giới này không phải ai cũng đạt được.
Thẩm Thủy Bình vừa nhấc môi, máu bên trong lần lượt tuôn ra, cực kỳ bi thảm.
Tư Nguyệt trầm ngâm thả nàng ta xuống rồi liếc Trương Thụy Các đang nép mình trong đám người tà phái.
Trương Thụy Các rùng mình, bước chân không vững, cực kỳ nhanh chóng vừa bò vừa lết đi đến chỗ Tư Nguyệt đưa ra lọ thuốc màu xanh.
Nàng tiếp lấy, không nói không rằng ôm Mạc Thương rời đi. Người của Thiên Hải Lâu cũng nhanh chóng đi theo.
Huyễn Yêu Lâu chỉ còn lại một mảnh hoang tàn.
Đưa Mạc Thương về Thiên Hải Lâu không lâu thì Chiêu Vân hấp tấp đến báo Vệ Quân Thương triệu nàng tiến cung. Tư Nguyệt cho Mạc Thương uống giải dược rồi dặn dò Tư Không Hạ chăm sóc hắn, sau đó mới trở về Tướng quân phủ.
Đường từ Tướng quân phủ đến Hoàng cung khá gần nên Tư Nguyệt không đi xe ngựa mà ngồi kiệu, âu cũng là Nam Cung phu nhân lo lắng cho nàng, dù sao xe ngựa chạy nhanh rất không an toàn. Tư Nguyệt chỉ gật đầu qua loa, đối với nàng thì đều như nhau, bất quá kiệu đi chậm hơn.
Qua đường lớn phía Đông là đến Hoàng cung, đang tĩnh tọa, cỗ kiệu chợt dừng lại.
“ Đại quan xin dừng bước, tiểu sinh có việc thỉnh cầu."
Thanh âm không cao không thấp, lại xưng là tiểu sinh khiến mày ngài hơi nhướn lên, không đáp.
Kiệu phu thô lỗ nói : “ Ngươi là ai ? Dám chặn kiệu của tiểu thư nhà ta ? Khôn hồn thì cút đi !"
Nguyên là Tư Nguyệt được sắc phong Quận chúa, kiệu được làm lại tốt hơn, còn phải khắc dấu nên hôm nay tiến cung Nam Cung phu nhân liền lấy kiệu của huynh trưởng nàng là Nam Cung Hạo Kỳ đưa nàng đi. Vì vậy người tự xưng là “tiểu sinh" kia tưởng nhầm mới đi ra chặn kiệu.
Câu nói của kiệu phu khiến người nọ đỏ mặt, lắp bắp : “ Tiểu sinh thất lễ…tiểu sinh không biết."
Thật ra không trách được hắn, ở Vệ quốc kiệu của nam nữ khác biệt, mà kiệu quan lại cũng phân theo đẳng cấp khác nhau. Nam Cung Hạo Kỳ thiên võ, không thích rườm rà nhưng từng chỗ một đều được chạm trổ tinh tế, ngọc bội được đính trên màn cẩm vân còn khắc phẩm vị.
Tư Nguyệt xoay chiếc nhẫn bạch ngọc : “ Ngươi có việc gì thỉnh cầu ?"
Người nọ nghe thanh âm của nàng, hơi ngẩn người, khuôn mặt càng đỏ, lúng túng : “ Tiểu sinh…tiểu sinh…"
Người dân xung quanh thấy cảnh tượng như vậy ùn ùn kéo đến. bàn tán xôn xao. Có người còn nói người nọ to gan chặn kiệu con gái nhà quan khiến người nọ sợ hãi hơn. Đôi mắt nhìn mũi giày nửa ngày không nói được gì.
Tư Nguyệt thấy người nọ thú vị liền nói với kiệu phu đưa hắn đến tửu lâu gần đó.
Tiểu sinh kia nghe thấy thì mừng rỡ, hấp ta hấp tấp chạy theo cỗ kiệu của Tư Nguyệt.
Vì để người khác không chú ý, Tư Nguyệt đeo mạn che lại đặt nhã phòng trên tầng hai, sau đó kiệu phu mới gọi người nọ.
Hắn giới thiệu họ Bạch tên Thiển Sinh, quê ở huyện Liêu Sơn, phủ Kinh Châu. Trước đó thi Đình vì không đỗ nên không phục mới hỏi thăm vài người rồi chặn kiệu của nàng. Dĩ nhiên người hắn muốn tìm là Nam Cung lão cha hoặc hai vị huynh trưởng kia của Tư Nguyệt.
Ấp úng nói một lúc, hắn mới cúi đầu uống trà.
Bạch Thiển Sinh khuôn mặt nếu sinh ra là nữ nhân hẳn rất họa thủy nhưng chung quy vẫn là nam nhân. Đôi mắt hoa đào xinh đẹp, làn da trắng nõn mịn màng như trân châu cùng đôi môi phím hồng thật sự gợi cho người khác cảm giác loli khó tả. Gò má ửng đỏ bội phần dễ thương. Tư Nguyệt ung dung nhìn hắn, cảm thấy khá thú vị. Có lẽ nàng lạnh lùng quen rồi giờ tiếp xúc với nam nhân như vậy, trong lòng liền thoải mái.
“ Ý ngươi là muốn khảo thí lần nữa ?" Nàng nhếch môi cười.
Bạch Thiển Sinh nghe thấy, môi bím lại, gật đầu. Dù hắn chỉ chuyên tâm đọc sách nhưng chuyện của Tam tiểu thư Nam Cung Tướng quân phủ hắn từng nghe nói. Chuyện thị phi hắn nghe nhiều nhưng cũng không mấy chú ý cho đến khi nghe nàng được sắc phong Quận chúa hắn mới ngưỡng mộ. Bởi vì hắn vốn yếu ớt, nam nhân ra trận đã khiến hắn bái phục, còn nàng là nữ nhi, còn lập được công lớn nên hắn có chút để tâm. Chỉ là không nghĩ gặp được vị tiểu thư trong truyền thuyết thực khác xa trí tưởng tượng.
Bởi Tư Nguyệt tiến cung nên xiêm y rất sang trọng. Bộ cẩm y bằng gấm Ngưng Hoa, trên y phục thêu chín con hồ điệp bằng chỉ ngũ sắc, đai gấm thanh thiên được buộc thêm khối bạch ngọc trong trẻo. Tóc đen búi lên phi nguyệt, dùng bốn thanh ngọc trâm điểm xuyến, trước trán rũ viên bích ngọc nàng vốn diễm lệ lại thêm bội phần rực rỡ, tựa như tiên nữ hạ phàm. Mặc dù đeo mạn che nhưng phượng mi diễm át quần phương (*), hồng nhan họa thủy.
(*) : xinh đẹp lấn át tất cả.
Hắn chợt lẩm bẩm : “ Xán như xuân hoa, kiều như thu nguyệt…"
Tư Nguyệt nghe thấy chỉ nhíu mày nhìn hắn, mâu quang ánh lên ý cười, chậm rãi nói : “ Hai ngày nữa ngươi trở lại đây, bổn cung sẽ nhờ người xem xét bài thi của ngươi. Nếu có vấn đề bổn cung sẽ xin cho ngươi khảo thí lần nữa. Bất quá ngươi vẫn nên đưa cho bổn cung vài văn tự của ngươi chứ ?"
Câu nói ra làm thần sắc đang mơ hồ của Bạch Thiển Sinh trở nên xán lán, hắn bật dậy, lúng túng : “ Đa tạ Quận chúa." Song rút ra từ trong lồng ngực ra một xấp giấy đưa cho Tư Nguyệt : “ Đây là mấy bài đề của tiểu sinh. Còn có luận quyển viết về trị an nông gia."
Tay ngọc tiếp lấy, mắt phượng chăm chú nhìn chúng.
Tư Nguyệt nàng ở hiện đại hứng thú với thư pháp cùng cầm kỳ thi họa của cổ đại. Nàng từng sưu tầm bút tích nhiều nhà thư pháp nổi tiếng, hôm nay thấy nét chữ của Bạch Thiển Sinh quả thực cảm thán lại xem qua đề luận của hắn, đúng là tư chất hơn người. Nàng gõ lách cách mấy cái xuống bàn, mắt vẫn hướng luận trị an nông gia của hắn : “ Ngươi xuất thân ?"
Bạch Thiển Sinh cung kính : “ Gia phụ gia mẫu đều là nông phu, quanh năm chỉ nhìn ruộng đồng nên hiểu biết về bên ngoài không nhiều. Nếu có sai sót mong Quận chúa thứ tội."
“ Nông phu ? Vậy người học ở học đường hay tiên sinh chỉ dạy ?" Nàng vuốt vuốt góc giấy Tuyên Thành.
Hắn đáp : “ Sư phụ tiểu sinh là Châu Nhạc…từng đảm nhiệm ngũ phẩm quan lại. Vì tuổi già nên cáo lão hồi hương, nương tình dạy dỗ cho tiểu sinh." Ngừng một lúc lại nói : “ Lần này tiểu sinh mang theo hi vọng của gia mẫu cùng sư phụ thi không qua, không dám trở về. Bất quá tiểu sinh không phải cực lực ham vinh hoa phú quý mà chính là không phục." Bạch Thiển Sinh vốn nhìn có mấy phần ẻo lả nhưng nói đến đây trung khí hùng hồn khiến người ta bất giác thưởng thức.
Tư Nguyệt gật đầu, gấp xấp giấy lại : “ Bổn cung nhất định sẽ tra lại cho người, không để oan uổng nhân tài. Hai ngày nữa ngươi trở lại đây." Nói xong nàng bước đi, được một bước nàng xoay người lại : “ Ngươi ở Liêu Sơn ?"
Bạch Thiển Sinh nhanh chóng gật đầu : “ Vâng."
Nàng trầm ngâm : “ Nông nghiệp khá trù phú ?"
Hắn ngẩn người, không rõ ý nàng, hàm hồ đáp : “ Liêu Sơn vốn do sông Liêu bồi đắp, đất đai màu mỡ nên nông nghiệp rất phát triển."
Tư Nguyệt khẽ cười : “ Khi nào rãnh bổn cung nhất định đến đó." Dù sao cũng là đất phong của nàng.
Đợi đến khi Tư Nguyệt rời đi hồi lâu, Bạch Thiển Sinh mới lấy lại thần hồn, cảm giác vừa qua giống như một giấc mơ vậy.
Tất cả đồng thời nuốt nước bọt, mắt trợn to nhìn Tư Nguyệt. Mỗi người đều lùi mình nép vào góc tường chỉ hận không thể biến thành con ruồi hoặc con muỗi rời khỏi nơi này.
Mặc dù kinh hoàng trước võ công của Tư Nguyệt nhưng Thẩm Thủy Bình vẫn không lùi bước, đánh bạo chém song đao lên người Tư Nguyệt.
Tư Nguyệt nhíu mày, đẩy Mạc Thương đang mê man cho Tư Không Hạ, nhân lúc Thẩm Thủy Bình vung đao liền bắt lấy cánh tay của ả, tay kia vận công tung chưởng vào ngực Thẩm Thủy Bình.
Vì cánh tay ả nằm trong tay Tư Nguyệt nên luồng nội lực xoáy sâu không có chỗ phát tác, lan khắp kinh mạch, phá hủy từng đoạn gân cột, bát kỳ kinh mạch nứt toát, máu từ miệng ứa ra, khí tức dư thừa oanh động phía sau tiếp tục phá hủy nơi này.
Xương cốt Thẩm Thủy Bình tan rã, lục phủ ngũ tạng chấn động, người ả mềm oặt ngã xuống. Tư Nguyệt hừ nhẹ đưa tay bóp cổ ả, nhàn nhạt nói : “ Thuốc giải."
Vốn cảnh tượng vừa xảy ra đã khiến những người đương ở đây, đa số đều là tà phái sợ hãi, Tư Nguyệt lên tiếng càng làm họ run rẩy. Cái gọi là tu la giết người như ngóe không phải là sát khí đằng đằng, máu chảy thành sông mà là thủ đoạn của họ đày đọa người khác nhưng khi kết thúc lại dường như họ không có bất kỳ liên quan gì cả. Đơn thuần giết người giống như giết chết một con kiến…Cảnh giới này không phải ai cũng đạt được.
Thẩm Thủy Bình vừa nhấc môi, máu bên trong lần lượt tuôn ra, cực kỳ bi thảm.
Tư Nguyệt trầm ngâm thả nàng ta xuống rồi liếc Trương Thụy Các đang nép mình trong đám người tà phái.
Trương Thụy Các rùng mình, bước chân không vững, cực kỳ nhanh chóng vừa bò vừa lết đi đến chỗ Tư Nguyệt đưa ra lọ thuốc màu xanh.
Nàng tiếp lấy, không nói không rằng ôm Mạc Thương rời đi. Người của Thiên Hải Lâu cũng nhanh chóng đi theo.
Huyễn Yêu Lâu chỉ còn lại một mảnh hoang tàn.
Đưa Mạc Thương về Thiên Hải Lâu không lâu thì Chiêu Vân hấp tấp đến báo Vệ Quân Thương triệu nàng tiến cung. Tư Nguyệt cho Mạc Thương uống giải dược rồi dặn dò Tư Không Hạ chăm sóc hắn, sau đó mới trở về Tướng quân phủ.
Đường từ Tướng quân phủ đến Hoàng cung khá gần nên Tư Nguyệt không đi xe ngựa mà ngồi kiệu, âu cũng là Nam Cung phu nhân lo lắng cho nàng, dù sao xe ngựa chạy nhanh rất không an toàn. Tư Nguyệt chỉ gật đầu qua loa, đối với nàng thì đều như nhau, bất quá kiệu đi chậm hơn.
Qua đường lớn phía Đông là đến Hoàng cung, đang tĩnh tọa, cỗ kiệu chợt dừng lại.
“ Đại quan xin dừng bước, tiểu sinh có việc thỉnh cầu."
Thanh âm không cao không thấp, lại xưng là tiểu sinh khiến mày ngài hơi nhướn lên, không đáp.
Kiệu phu thô lỗ nói : “ Ngươi là ai ? Dám chặn kiệu của tiểu thư nhà ta ? Khôn hồn thì cút đi !"
Nguyên là Tư Nguyệt được sắc phong Quận chúa, kiệu được làm lại tốt hơn, còn phải khắc dấu nên hôm nay tiến cung Nam Cung phu nhân liền lấy kiệu của huynh trưởng nàng là Nam Cung Hạo Kỳ đưa nàng đi. Vì vậy người tự xưng là “tiểu sinh" kia tưởng nhầm mới đi ra chặn kiệu.
Câu nói của kiệu phu khiến người nọ đỏ mặt, lắp bắp : “ Tiểu sinh thất lễ…tiểu sinh không biết."
Thật ra không trách được hắn, ở Vệ quốc kiệu của nam nữ khác biệt, mà kiệu quan lại cũng phân theo đẳng cấp khác nhau. Nam Cung Hạo Kỳ thiên võ, không thích rườm rà nhưng từng chỗ một đều được chạm trổ tinh tế, ngọc bội được đính trên màn cẩm vân còn khắc phẩm vị.
Tư Nguyệt xoay chiếc nhẫn bạch ngọc : “ Ngươi có việc gì thỉnh cầu ?"
Người nọ nghe thanh âm của nàng, hơi ngẩn người, khuôn mặt càng đỏ, lúng túng : “ Tiểu sinh…tiểu sinh…"
Người dân xung quanh thấy cảnh tượng như vậy ùn ùn kéo đến. bàn tán xôn xao. Có người còn nói người nọ to gan chặn kiệu con gái nhà quan khiến người nọ sợ hãi hơn. Đôi mắt nhìn mũi giày nửa ngày không nói được gì.
Tư Nguyệt thấy người nọ thú vị liền nói với kiệu phu đưa hắn đến tửu lâu gần đó.
Tiểu sinh kia nghe thấy thì mừng rỡ, hấp ta hấp tấp chạy theo cỗ kiệu của Tư Nguyệt.
Vì để người khác không chú ý, Tư Nguyệt đeo mạn che lại đặt nhã phòng trên tầng hai, sau đó kiệu phu mới gọi người nọ.
Hắn giới thiệu họ Bạch tên Thiển Sinh, quê ở huyện Liêu Sơn, phủ Kinh Châu. Trước đó thi Đình vì không đỗ nên không phục mới hỏi thăm vài người rồi chặn kiệu của nàng. Dĩ nhiên người hắn muốn tìm là Nam Cung lão cha hoặc hai vị huynh trưởng kia của Tư Nguyệt.
Ấp úng nói một lúc, hắn mới cúi đầu uống trà.
Bạch Thiển Sinh khuôn mặt nếu sinh ra là nữ nhân hẳn rất họa thủy nhưng chung quy vẫn là nam nhân. Đôi mắt hoa đào xinh đẹp, làn da trắng nõn mịn màng như trân châu cùng đôi môi phím hồng thật sự gợi cho người khác cảm giác loli khó tả. Gò má ửng đỏ bội phần dễ thương. Tư Nguyệt ung dung nhìn hắn, cảm thấy khá thú vị. Có lẽ nàng lạnh lùng quen rồi giờ tiếp xúc với nam nhân như vậy, trong lòng liền thoải mái.
“ Ý ngươi là muốn khảo thí lần nữa ?" Nàng nhếch môi cười.
Bạch Thiển Sinh nghe thấy, môi bím lại, gật đầu. Dù hắn chỉ chuyên tâm đọc sách nhưng chuyện của Tam tiểu thư Nam Cung Tướng quân phủ hắn từng nghe nói. Chuyện thị phi hắn nghe nhiều nhưng cũng không mấy chú ý cho đến khi nghe nàng được sắc phong Quận chúa hắn mới ngưỡng mộ. Bởi vì hắn vốn yếu ớt, nam nhân ra trận đã khiến hắn bái phục, còn nàng là nữ nhi, còn lập được công lớn nên hắn có chút để tâm. Chỉ là không nghĩ gặp được vị tiểu thư trong truyền thuyết thực khác xa trí tưởng tượng.
Bởi Tư Nguyệt tiến cung nên xiêm y rất sang trọng. Bộ cẩm y bằng gấm Ngưng Hoa, trên y phục thêu chín con hồ điệp bằng chỉ ngũ sắc, đai gấm thanh thiên được buộc thêm khối bạch ngọc trong trẻo. Tóc đen búi lên phi nguyệt, dùng bốn thanh ngọc trâm điểm xuyến, trước trán rũ viên bích ngọc nàng vốn diễm lệ lại thêm bội phần rực rỡ, tựa như tiên nữ hạ phàm. Mặc dù đeo mạn che nhưng phượng mi diễm át quần phương (*), hồng nhan họa thủy.
(*) : xinh đẹp lấn át tất cả.
Hắn chợt lẩm bẩm : “ Xán như xuân hoa, kiều như thu nguyệt…"
Tư Nguyệt nghe thấy chỉ nhíu mày nhìn hắn, mâu quang ánh lên ý cười, chậm rãi nói : “ Hai ngày nữa ngươi trở lại đây, bổn cung sẽ nhờ người xem xét bài thi của ngươi. Nếu có vấn đề bổn cung sẽ xin cho ngươi khảo thí lần nữa. Bất quá ngươi vẫn nên đưa cho bổn cung vài văn tự của ngươi chứ ?"
Câu nói ra làm thần sắc đang mơ hồ của Bạch Thiển Sinh trở nên xán lán, hắn bật dậy, lúng túng : “ Đa tạ Quận chúa." Song rút ra từ trong lồng ngực ra một xấp giấy đưa cho Tư Nguyệt : “ Đây là mấy bài đề của tiểu sinh. Còn có luận quyển viết về trị an nông gia."
Tay ngọc tiếp lấy, mắt phượng chăm chú nhìn chúng.
Tư Nguyệt nàng ở hiện đại hứng thú với thư pháp cùng cầm kỳ thi họa của cổ đại. Nàng từng sưu tầm bút tích nhiều nhà thư pháp nổi tiếng, hôm nay thấy nét chữ của Bạch Thiển Sinh quả thực cảm thán lại xem qua đề luận của hắn, đúng là tư chất hơn người. Nàng gõ lách cách mấy cái xuống bàn, mắt vẫn hướng luận trị an nông gia của hắn : “ Ngươi xuất thân ?"
Bạch Thiển Sinh cung kính : “ Gia phụ gia mẫu đều là nông phu, quanh năm chỉ nhìn ruộng đồng nên hiểu biết về bên ngoài không nhiều. Nếu có sai sót mong Quận chúa thứ tội."
“ Nông phu ? Vậy người học ở học đường hay tiên sinh chỉ dạy ?" Nàng vuốt vuốt góc giấy Tuyên Thành.
Hắn đáp : “ Sư phụ tiểu sinh là Châu Nhạc…từng đảm nhiệm ngũ phẩm quan lại. Vì tuổi già nên cáo lão hồi hương, nương tình dạy dỗ cho tiểu sinh." Ngừng một lúc lại nói : “ Lần này tiểu sinh mang theo hi vọng của gia mẫu cùng sư phụ thi không qua, không dám trở về. Bất quá tiểu sinh không phải cực lực ham vinh hoa phú quý mà chính là không phục." Bạch Thiển Sinh vốn nhìn có mấy phần ẻo lả nhưng nói đến đây trung khí hùng hồn khiến người ta bất giác thưởng thức.
Tư Nguyệt gật đầu, gấp xấp giấy lại : “ Bổn cung nhất định sẽ tra lại cho người, không để oan uổng nhân tài. Hai ngày nữa ngươi trở lại đây." Nói xong nàng bước đi, được một bước nàng xoay người lại : “ Ngươi ở Liêu Sơn ?"
Bạch Thiển Sinh nhanh chóng gật đầu : “ Vâng."
Nàng trầm ngâm : “ Nông nghiệp khá trù phú ?"
Hắn ngẩn người, không rõ ý nàng, hàm hồ đáp : “ Liêu Sơn vốn do sông Liêu bồi đắp, đất đai màu mỡ nên nông nghiệp rất phát triển."
Tư Nguyệt khẽ cười : “ Khi nào rãnh bổn cung nhất định đến đó." Dù sao cũng là đất phong của nàng.
Đợi đến khi Tư Nguyệt rời đi hồi lâu, Bạch Thiển Sinh mới lấy lại thần hồn, cảm giác vừa qua giống như một giấc mơ vậy.
Tác giả :
Lạc Tuyết