Lắng Nghe Trong Gió
Quyển 4 - Chương 10
Cho tôi nghỉ một lúc để nhớ lại, đang định nói gì thì bỗng quên mất. Người già mọi thứ đều già, kể cả những ký ức cũng già, già đến mức có thể mất đi bất cứ lúc nào. Tôi có thể nói những việc về mẹ cô rất rõ, nhưng lúc này thì không thể, bây giờ chỉ nhớ được một nửa là khá lắm rồi, còn một nửa nữa không thể nhớ nổi, nó biến mất trong trí nhớ của tôi, cái chết giống như những cành cây khô trên thân cây. Không còn cách nào khác. Ở cái tuổi tôi, đừng nói gì những chuyện trong kí ức rời bỏ tôi, ngay cả hàm răng chắc khỏe như thế mà cũng rời bỏ tôi. Cô xem, toàn là răng giả. Kí ức con người giống như nước sông, chảy càng xa càng mất nhiều. Nước trong dòng sông của tôi mỗi ngày một cạn. Nói thật, lúc này tôi không sao nhớ nổi cái buổi tối hôm ấy đã chia tay nữ đồng chí kia để về nhà như thế nào. Buổi tối hôm ấy giống như bức màn tối, không những ngăn cách sống và chết của các đồng chí chúng tôi mà còn ngăn cách kí ức của tôi, kể cả những sự việc mấy hôm sau đấy tôi cũng không thể nhớ nổi.
Vừa rồi tôi nói kí ức con người giống như nước sông, đấy là để hình dung kí ức mất đi. Thật ra, nói như vậy cũng không đúng. Nếu tôi khẳng định cách nói ấy, vậy chúng ta phải thừa nhận đại não là cái máy quay phim (lại như cái máy chiếu phim), ghi lại tỉ mỉ từng sự việc xảy ra trong mỗi phút mỗi giây. Sự thật thì đại não của chúng ta không ghê gớm thế đâu, ít ra là năng lực ghi nhớ, nhiều lắm cũng chỉ như một cái máy ảnh. Nói về quá khứ, đại não chỉ như một tập sách ảnh, hồi ức của chúng ta dựa vào những tấm ảnh để tưởng tượng, tự do tưởng tượng và có thành công hay không là ở chỗ có bao nhiêu tấm ảnh được chụp. Lúc này tôi trông thấy một tấm ảnh, ảnh tôi và Dương Phong Mậu vào một đêm khuya ngồi với nhau trong phòng khách biệt thự Thủy Tây Môn, đấy cũng là “tấm ảnh" tiếp theo sau khi chạy thoát qua đường hầm. Trước đấy không có tấm ảnh nào ghi lại. Cho nên tôi không biết ai bảo tôi đến đấy, đến lúc nào, đến như thế nào...
Những tấm ảnh sau đấy càng ngày càng nhiều, cho nên tôi có thể kể lại với cô thật rõ ràng. Chúng tôi ngồi với nhau một lúc thì mẹ cô từ phòng bên cạnh bước ra, bước chân nặng nề, sắc mặt tái nhợt, vẻ ốm yếu, vừa thấy tôi, mẹ cô gục đầu vào người tôi như gặp được cứu tinh, mẹ cô khóc, khiến tôi nghĩ ngay chắc chắn mẹ cô đã bỏ đứa bé đi rồi. Cho nên tôi an ủi mẹ cô đừng khóc, bảo mẹ cô còn trẻ, chờ cách mạng thành công rồi sinh con sẽ tốt hơn, hãy chờ đợi.
Mẹ cô càng khóc thương tâm hơn, vừa khóc vừa nói: “Em phải sinh cháu... hu hu... bố cháu hi sinh rồi... hu hu... em phải sinh cháu... hu hu...". Giọng nói vô cùng đau khổ.
Cô thử nghĩ xem, lúc ấy Dương Phong Mậu đang ngồi bên tôi, mẹ cô nói như vậy tất nhiên tôi không thể nào hiểu nổi.
Dương Phong Mậu đi tới đỡ mẹ cô dậy, bảo mẹ cô ngồi lên sofa, rồi đến trước mặt tôi, nói rất nghiêm túc: “Đồng chí Thủy, tôi đã nhận được chỉ thị của cấp trên, từ nay về sau công tác bí mật do tôi phụ trách, tôi sẽ là đồng chí A. Bây giờ tôi cử đồng chí làm đại diện của A, đây là thư ủy nhiệm (anh đưa cho tôi một bản chứng nhận), từ nay về sau đồng chí có quyền thay tôi xử lí công việc. Bây giờ tôi quyết định công khai với đồng chí về bí mật của tôi và Bồ Câu, tôi và Bồ Câu không phải là vợ chồng, mà là anh em, chẳng qua để che đậy thân phận nên giả làm vợ chồng thôi".
Hai anh em giả làm vợ chồng, bây giờ nhìn lại không có gì là không thể, vì như vậy coi như hai trái bom buộc lại làm một, sức công có thể lớn gấp đôi. Nhưng hồi ấy như thế rất cần thiết, một mặt như vậy tiện cho những tin tình báo của Cục Bảo mật chuyển đi kịp thời, lúc ấy chúng tôi chỉ có một bộ điện đài ở biệt thự Thủy Tây Môn, nếu mẹ cô không sắm vai phu nhân mà cứ ra vào nơi này rõ ràng là rất khó, cũng không an toàn; mặt khác, là để tránh cho đám Tần Thời Quang cứ đeo bám mẹ cô. Cái lũ khốn kiếp ấy liệu có dám sàm sỡ với phu nhân Dương Phong Mậu không?
Vậy ai là bố đẻ của cô?
Phong Mậu nói với tôi: “Chính là đồng chí A".
“Anh biết đấy". Phong Mậu để tôi đứng đấy, anh vừa đi vừa nói: “Bồ Câu mang thai, tổ chức đã từng đề nghị cô không sinh đứa bé ấy, nhưng bây giờ đồng chí A bố đứa bé mất rồi. Có thể anh không biết, đồng chí A hôm ấy cũng có mặt trong buổi họp, hơn nữa vì yểm hộ cho các anh nên đã hi sinh. Bồ Câu rất mong tổ chức đồng ý để cô ấy sinh con, vì đấy là con đồng chí A. Tôi là anh trai của Bồ Câu, không có quyền quyết định, bây giờ anh đại diện cho A nên sẽ là người ra quyết định, quyết định của anh là quyết định của tổ chức".
Đối với tôi đây lại là một buổi tối kinh khủng. Tôi rất lấy làm tiếc, rất lấy làm tiếc, đồng chí A, đồng chí A - cũng là bố của cô - người mà tôi hằng ngưỡng mộ, buổi tối hôm ấy tôi cũng không biết là ai. Mẹ cô nói, bố của cô đeo kính, tối hôm ấy có một người đeo kính, tôi muốn mẹ cô kể cho tôi thêm những đặc điểm, mẹ cô bảo cũng khó nói rõ, vì bố cô từng làm diễn viên nên rất giỏi cải trang, mẹ cô không biết tối hôm ấy bố cô cải trang thế nào. Hơn nữa, nói thật, cho dù mẹ cô có nói rõ đặc điểm tôi cũng không có cách nào để nhận ra đâu là đồng chí A, bởi cuộc họp ngắn ngủi, tôi chưa kịp nhận ra ai với ai cũng như đặc điểm riêng của từng người. Nhưng tôi nghĩ, có thể là người đeo kính chờ chúng tôi ở trong nhà tắm, tức là người sau đấy nói chúng tôi bị bắt, cũng tức là người đeo kính chạy ra tắt đèn, cũng tức là người đưa chúng tôi xuống hầm chạy trốn, có thể đấy là đồng chí A.
Chính là người ấy, nhưng tôi không chú ý người ấy thế nào, chỉ mơ hồ cảm thấy đấy là một người cao lớn, mặc cái quần rộng thùng thình màu ghi nhạt rất mốt thời bấy giờ, bởi tôi chui qua chân anh ấy, cho nên chỉ nhớ đặc điểm cái quần. Quả thật là một chuyện tức cười, một người tôi ngưỡng mộ, một người rất muốn làm quen, hơn nữa cơ hội để tôi làm quen ngay gần kề, nhưng tôi chỉ nhớ nổi màu sắc và hình dáng cái quần. Ôi, đời người là vậy, nhầm lẫm sai sót chết người, thật sự đáng tiếc. Trong đời có nhiều chuyện đáng tiếc, ngồi với bố cô dưới một mái nhà mà không nhận ra, quả là việc đáng tiếc trong đời tôi.
Theo lời mẹ cô kể, mẹ cô quen bố cô trên chuyến tàu thủy đi Pháp, đấy là mùa xuân năm 1939 hoặc 1940, tôi không nhớ rõ lắm. Hồi ấy, bố cô đã là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, 30 tuổi, mẹ cô mới hơn hai mươi, du học tại Mĩ. Khi tàu đến Tây Ban Nha, bố cô lên bờ trước, vậy là hai người chia tay. Về sau, bố cô về Nam Kinh, đi lại thân thiết với Dương Phong Mậu, bác của cô, rõ ràng đã tạo điều kiện để mẹ cô gặp lại bố cô. Tôi nghĩ, bác Mậu của cô là nhân vật quan trọng tác thành cho hôn sự của hai người. Nhưng họ gặp lại nhau hồi nào, yêu nhau hồi nào, cưới nhau hồi nào... tất cả những chuyện ấy tôi đều không biết. Tôi đoán chừng, hai người cưới nhau trước khi mẹ cô đến Nam Kinh, sở dĩ mẹ cô về Nam Kinh công tác là để cùng chồng kề vai chiến đấu. Theo tôi biết, trước đấy mẹ cô làm việc trong Sở Hiến binh Quốc Dân Đảng tại Thượng Hải, mẹ cô về đây là do Dương Gia Hổ, Tư lệnh Hiến binh đề xuất.
Tôi vừa nói, bác Mậu của cô ủy nhiệm cho tôi làm đại diện của A, đồng thời giao quyền sinh quyền sát cho tôi. Cô biết đấy, xưa nay tôi không tán thành việc hi sinh trẻ con, bây giờ quyền vào tay, tất nhiên tôi không chút do dự để mẹ cô sinh con.
Sau đấy, tôi, mẹ của cô, cả bác cô, đều không ngờ, quyết định không do dự của tôi đã đưa đến những tổn thất không lường trước, không thể nào bù đắp nổi. Không ai có thể phủ nhận, cuộc họp trong nhà tắm làm chúng tôi hi sinh bảy tám đồng chí là tổn thất to lớn, nhưng để cô ra đời, tổn thất của chúng tôi còn lớn hơn nhiều, thê thảm hơn nhiều tổn thất cuộc họp trong nhà tắm.
_________________
Vừa rồi tôi nói kí ức con người giống như nước sông, đấy là để hình dung kí ức mất đi. Thật ra, nói như vậy cũng không đúng. Nếu tôi khẳng định cách nói ấy, vậy chúng ta phải thừa nhận đại não là cái máy quay phim (lại như cái máy chiếu phim), ghi lại tỉ mỉ từng sự việc xảy ra trong mỗi phút mỗi giây. Sự thật thì đại não của chúng ta không ghê gớm thế đâu, ít ra là năng lực ghi nhớ, nhiều lắm cũng chỉ như một cái máy ảnh. Nói về quá khứ, đại não chỉ như một tập sách ảnh, hồi ức của chúng ta dựa vào những tấm ảnh để tưởng tượng, tự do tưởng tượng và có thành công hay không là ở chỗ có bao nhiêu tấm ảnh được chụp. Lúc này tôi trông thấy một tấm ảnh, ảnh tôi và Dương Phong Mậu vào một đêm khuya ngồi với nhau trong phòng khách biệt thự Thủy Tây Môn, đấy cũng là “tấm ảnh" tiếp theo sau khi chạy thoát qua đường hầm. Trước đấy không có tấm ảnh nào ghi lại. Cho nên tôi không biết ai bảo tôi đến đấy, đến lúc nào, đến như thế nào...
Những tấm ảnh sau đấy càng ngày càng nhiều, cho nên tôi có thể kể lại với cô thật rõ ràng. Chúng tôi ngồi với nhau một lúc thì mẹ cô từ phòng bên cạnh bước ra, bước chân nặng nề, sắc mặt tái nhợt, vẻ ốm yếu, vừa thấy tôi, mẹ cô gục đầu vào người tôi như gặp được cứu tinh, mẹ cô khóc, khiến tôi nghĩ ngay chắc chắn mẹ cô đã bỏ đứa bé đi rồi. Cho nên tôi an ủi mẹ cô đừng khóc, bảo mẹ cô còn trẻ, chờ cách mạng thành công rồi sinh con sẽ tốt hơn, hãy chờ đợi.
Mẹ cô càng khóc thương tâm hơn, vừa khóc vừa nói: “Em phải sinh cháu... hu hu... bố cháu hi sinh rồi... hu hu... em phải sinh cháu... hu hu...". Giọng nói vô cùng đau khổ.
Cô thử nghĩ xem, lúc ấy Dương Phong Mậu đang ngồi bên tôi, mẹ cô nói như vậy tất nhiên tôi không thể nào hiểu nổi.
Dương Phong Mậu đi tới đỡ mẹ cô dậy, bảo mẹ cô ngồi lên sofa, rồi đến trước mặt tôi, nói rất nghiêm túc: “Đồng chí Thủy, tôi đã nhận được chỉ thị của cấp trên, từ nay về sau công tác bí mật do tôi phụ trách, tôi sẽ là đồng chí A. Bây giờ tôi cử đồng chí làm đại diện của A, đây là thư ủy nhiệm (anh đưa cho tôi một bản chứng nhận), từ nay về sau đồng chí có quyền thay tôi xử lí công việc. Bây giờ tôi quyết định công khai với đồng chí về bí mật của tôi và Bồ Câu, tôi và Bồ Câu không phải là vợ chồng, mà là anh em, chẳng qua để che đậy thân phận nên giả làm vợ chồng thôi".
Hai anh em giả làm vợ chồng, bây giờ nhìn lại không có gì là không thể, vì như vậy coi như hai trái bom buộc lại làm một, sức công có thể lớn gấp đôi. Nhưng hồi ấy như thế rất cần thiết, một mặt như vậy tiện cho những tin tình báo của Cục Bảo mật chuyển đi kịp thời, lúc ấy chúng tôi chỉ có một bộ điện đài ở biệt thự Thủy Tây Môn, nếu mẹ cô không sắm vai phu nhân mà cứ ra vào nơi này rõ ràng là rất khó, cũng không an toàn; mặt khác, là để tránh cho đám Tần Thời Quang cứ đeo bám mẹ cô. Cái lũ khốn kiếp ấy liệu có dám sàm sỡ với phu nhân Dương Phong Mậu không?
Vậy ai là bố đẻ của cô?
Phong Mậu nói với tôi: “Chính là đồng chí A".
“Anh biết đấy". Phong Mậu để tôi đứng đấy, anh vừa đi vừa nói: “Bồ Câu mang thai, tổ chức đã từng đề nghị cô không sinh đứa bé ấy, nhưng bây giờ đồng chí A bố đứa bé mất rồi. Có thể anh không biết, đồng chí A hôm ấy cũng có mặt trong buổi họp, hơn nữa vì yểm hộ cho các anh nên đã hi sinh. Bồ Câu rất mong tổ chức đồng ý để cô ấy sinh con, vì đấy là con đồng chí A. Tôi là anh trai của Bồ Câu, không có quyền quyết định, bây giờ anh đại diện cho A nên sẽ là người ra quyết định, quyết định của anh là quyết định của tổ chức".
Đối với tôi đây lại là một buổi tối kinh khủng. Tôi rất lấy làm tiếc, rất lấy làm tiếc, đồng chí A, đồng chí A - cũng là bố của cô - người mà tôi hằng ngưỡng mộ, buổi tối hôm ấy tôi cũng không biết là ai. Mẹ cô nói, bố của cô đeo kính, tối hôm ấy có một người đeo kính, tôi muốn mẹ cô kể cho tôi thêm những đặc điểm, mẹ cô bảo cũng khó nói rõ, vì bố cô từng làm diễn viên nên rất giỏi cải trang, mẹ cô không biết tối hôm ấy bố cô cải trang thế nào. Hơn nữa, nói thật, cho dù mẹ cô có nói rõ đặc điểm tôi cũng không có cách nào để nhận ra đâu là đồng chí A, bởi cuộc họp ngắn ngủi, tôi chưa kịp nhận ra ai với ai cũng như đặc điểm riêng của từng người. Nhưng tôi nghĩ, có thể là người đeo kính chờ chúng tôi ở trong nhà tắm, tức là người sau đấy nói chúng tôi bị bắt, cũng tức là người đeo kính chạy ra tắt đèn, cũng tức là người đưa chúng tôi xuống hầm chạy trốn, có thể đấy là đồng chí A.
Chính là người ấy, nhưng tôi không chú ý người ấy thế nào, chỉ mơ hồ cảm thấy đấy là một người cao lớn, mặc cái quần rộng thùng thình màu ghi nhạt rất mốt thời bấy giờ, bởi tôi chui qua chân anh ấy, cho nên chỉ nhớ đặc điểm cái quần. Quả thật là một chuyện tức cười, một người tôi ngưỡng mộ, một người rất muốn làm quen, hơn nữa cơ hội để tôi làm quen ngay gần kề, nhưng tôi chỉ nhớ nổi màu sắc và hình dáng cái quần. Ôi, đời người là vậy, nhầm lẫm sai sót chết người, thật sự đáng tiếc. Trong đời có nhiều chuyện đáng tiếc, ngồi với bố cô dưới một mái nhà mà không nhận ra, quả là việc đáng tiếc trong đời tôi.
Theo lời mẹ cô kể, mẹ cô quen bố cô trên chuyến tàu thủy đi Pháp, đấy là mùa xuân năm 1939 hoặc 1940, tôi không nhớ rõ lắm. Hồi ấy, bố cô đã là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, 30 tuổi, mẹ cô mới hơn hai mươi, du học tại Mĩ. Khi tàu đến Tây Ban Nha, bố cô lên bờ trước, vậy là hai người chia tay. Về sau, bố cô về Nam Kinh, đi lại thân thiết với Dương Phong Mậu, bác của cô, rõ ràng đã tạo điều kiện để mẹ cô gặp lại bố cô. Tôi nghĩ, bác Mậu của cô là nhân vật quan trọng tác thành cho hôn sự của hai người. Nhưng họ gặp lại nhau hồi nào, yêu nhau hồi nào, cưới nhau hồi nào... tất cả những chuyện ấy tôi đều không biết. Tôi đoán chừng, hai người cưới nhau trước khi mẹ cô đến Nam Kinh, sở dĩ mẹ cô về Nam Kinh công tác là để cùng chồng kề vai chiến đấu. Theo tôi biết, trước đấy mẹ cô làm việc trong Sở Hiến binh Quốc Dân Đảng tại Thượng Hải, mẹ cô về đây là do Dương Gia Hổ, Tư lệnh Hiến binh đề xuất.
Tôi vừa nói, bác Mậu của cô ủy nhiệm cho tôi làm đại diện của A, đồng thời giao quyền sinh quyền sát cho tôi. Cô biết đấy, xưa nay tôi không tán thành việc hi sinh trẻ con, bây giờ quyền vào tay, tất nhiên tôi không chút do dự để mẹ cô sinh con.
Sau đấy, tôi, mẹ của cô, cả bác cô, đều không ngờ, quyết định không do dự của tôi đã đưa đến những tổn thất không lường trước, không thể nào bù đắp nổi. Không ai có thể phủ nhận, cuộc họp trong nhà tắm làm chúng tôi hi sinh bảy tám đồng chí là tổn thất to lớn, nhưng để cô ra đời, tổn thất của chúng tôi còn lớn hơn nhiều, thê thảm hơn nhiều tổn thất cuộc họp trong nhà tắm.
_________________
Tác giả :
Mạch Gia