Lắng Nghe Trong Gió
Quyển 1 - Chương 6
Thế giới có lúc rất bé nhỏ, ông già ra dáng người thành phố lại là người cùng công tác với ông La Sơn, vừa về hưu mấy năm trước. Khỏi phải nói, La Sơn qua ông già này mới biết Bỉnh.
Ông già bảo với tôi, Bỉnh là một quái nhân, đẻ ra đã ngớ ngẩn, 3 tuổi chưa biết đi, 5 tuổi mới biết gọi mẹ. Lên 5, Bỉnh sốt cao, nằm mê man suốt ba ngày ba đêm, lúc tỉnh lại mở miệng nói chuyện, nhưng đôi mắt bị mù, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Kì lạ nữa là, không trông thấy gì, nhưng những thứ cậu ta biết không kém gì người sáng mắt trong làng, thảm hoạ cào cào, châu chấu phá mùa màng cũng biết, nửa đêm nửa hôm trộm vào làng cũng biết, chị nào trong làng đưa trai về nhà Bỉnh cũng biết, thậm chí nền nhà của nhà nào bị lún sụt cậu ta cũng biết. Tất cả những thứ đó có được là từ đôi tai thính một cách kì lạ của Bỉnh, trong làng có chuyện gì, mọi người chưa biết, đôi tai của cậu ta đã biết. Có người nói tai cậu ta mọc từ gió, hễ có gió, mọi âm thanh cực nhỏ, cực nhỏ đều theo gió chui vào lỗ tai cậu ta. Cũng có người nói, mỗi sợi lông tơ trên người cậu ta là một lỗ tai, vì mọi người phát hiện cho dù tai cậu ta bịt chặt, bịt hết lại, thì thính lực của cậu ta vẫn hơn người khác, tai cậu ta thật siêu, tuy mắt bị mù, nhưng vẫn có thể dựa vào âm thanh để biết mọi chuyện.
Ông già cho rằng, Bỉnh có thính lực như thế, tốt nhất là nên đi làm nghề chỉnh âm nhạc cụ, cho nên đã có thời ông La Sơn định nhận Bỉnh học nghề, để cậu ta kiếm bát cơm, nhưng về làng thấy Bỉnh như vậy (vừa mù vừa ngớ ngẩn) ông không nhận, mặc dù mẹ của Bỉnh và nhiều người trong làng đã van xin ông. Ông già cho rằng, La Sơn là con người ích kỉ, với hậu quả của ông ta như ngày nay (tôi kể lại) ông già không vui mừng vì tai hoạ nhưng cũng không tỏ ra buồn bã hoặc phàn nàn điều gì.
Trong lúc tôi với ông già nói chuyện, có người bế đứa con đến “thử" Bỉnh, đứa bé mới hơn 1 tuổi, chưa biết nói, chỉ mới biết gọi chú, gọi cô như con vẹt. Theo cách ăn mặc, đứa bé hình như không phải người trong làng, nó nói tiếng phổ thông. Người ta để đứa bé trước mặt Bỉnh, bảo nó gọi “chú Bỉnh", vừa bảo Bỉnh đoán xem nó là con nhà ai. Sau khi đứa bé như con vẹt gọi “chú Bỉnh", nó cầm cái gậy thô ráp của Bỉnh, bi bô đùa nghịch. Ngay lúc ấy, Bỉnh không chút do dự nói:
“Đây là con nhà Quan Lâm bên Lục Thủy Căn, nó là con trai. Nếu tôi không nhầm, nhà Lâm đã đi khỏi làng chín năm hai tháng mười hai ngày, đi bộ đội ở Phúc Châu, từ ngày ra đi đến nay đã về bốn lần, lần gần đây nhất là dịp Tết Đoan Ngọ năm kia, anh ta đưa vợ đi theo. Vợ anh ta đã có lần nói chuyện với tôi, tôi còn nhớ, chị ta là người miền Bắc. Giọng thằng nhỏ này giống mẹ, rất sạch sẽ, cứng cáp".
Tuy giọng nói còn ồm ồm, nhưng không căng thẳng, lắp bắp như vừa rồi, cảm giác như cậu ta học thuộc lòng, lại như cái máy nói. Tưởng như tất cả đã thuộc trong bụng, chỉ cần há miệng là những lời nói kia lập tức tuôn ra.
Ông già giải thích với tôi, Lục Gia Yến là một làng lớn nổi tiếng mấy chục dặm quanh vùng, có ba trăm hộ, hơn hai ngàn nhân khẩu cả lớn bé già trẻ, trong làng không ai có thể nhớ hết họ tên, nhà cửa của từng người trong làng, chỉ có Bỉnh, bất kể là người lớn hay trẻ con, bất kể là sống trong làng hay đi làm ăn xa, chỉ cần đó là người làng, đời cha hoặc bản thân sống ở đây, sau đấy chỉ cần nói với Bỉnh vài câu, nghe giọng nói là biết ngay anh là người nhà nào, cha mẹ là ai, có mấy anh chị em, là hàng thứ mấy, gia đình đã xảy ra việc gì... mọi chuyện lớn nhỏ, chuyện hay chuyện dở trong nhà, cậu ta đều kể ra bằng hết, kể không sai, không sót. Đứa bé vừa rồi đẻ trong quân đội, lớn lên trong quân đội, lần đầu tiên về làng, nhưng vẫn được lỗ tai Bỉnh xới tận gốc rễ.
Tôi kinh ngạc vô cùng.
Tôi nghĩ, Bỉnh vừa mù vừa ngớ ngẩn nhưng đúng là một quái nhân, có một thính lực kinh người và một trí nhớ tài tình, tất nhiên đấy là người tôi cần tìm. Trong làng không có điện thoại, ngay tối hôm ấy tôi về thành phố, gọi điện cho Cục trưởng của tôi, báo cáo rõ tình hình Bỉnh và ông La Sơn. Người muốn tìm thì không thể được, người cần dùng lại mù và ngớ ngẩn. Cục trưởng của tôi đắn đo do dự mãi, ông đưa điện thoại cho Thủ trưởng đơn vị, Thủ trưởng nghe tôi báo cáo rồi nói:
“Tục ngữ có câu, mười người tài thì chín người ngớ ngẩn, mười người ngớ ngẩn thì có một thiên tài, nghe anh nói như vậy, có thể người này là thiên tài trong số ngớ ngẩn, đưa người ấy về đây".
Ông già bảo với tôi, Bỉnh là một quái nhân, đẻ ra đã ngớ ngẩn, 3 tuổi chưa biết đi, 5 tuổi mới biết gọi mẹ. Lên 5, Bỉnh sốt cao, nằm mê man suốt ba ngày ba đêm, lúc tỉnh lại mở miệng nói chuyện, nhưng đôi mắt bị mù, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Kì lạ nữa là, không trông thấy gì, nhưng những thứ cậu ta biết không kém gì người sáng mắt trong làng, thảm hoạ cào cào, châu chấu phá mùa màng cũng biết, nửa đêm nửa hôm trộm vào làng cũng biết, chị nào trong làng đưa trai về nhà Bỉnh cũng biết, thậm chí nền nhà của nhà nào bị lún sụt cậu ta cũng biết. Tất cả những thứ đó có được là từ đôi tai thính một cách kì lạ của Bỉnh, trong làng có chuyện gì, mọi người chưa biết, đôi tai của cậu ta đã biết. Có người nói tai cậu ta mọc từ gió, hễ có gió, mọi âm thanh cực nhỏ, cực nhỏ đều theo gió chui vào lỗ tai cậu ta. Cũng có người nói, mỗi sợi lông tơ trên người cậu ta là một lỗ tai, vì mọi người phát hiện cho dù tai cậu ta bịt chặt, bịt hết lại, thì thính lực của cậu ta vẫn hơn người khác, tai cậu ta thật siêu, tuy mắt bị mù, nhưng vẫn có thể dựa vào âm thanh để biết mọi chuyện.
Ông già cho rằng, Bỉnh có thính lực như thế, tốt nhất là nên đi làm nghề chỉnh âm nhạc cụ, cho nên đã có thời ông La Sơn định nhận Bỉnh học nghề, để cậu ta kiếm bát cơm, nhưng về làng thấy Bỉnh như vậy (vừa mù vừa ngớ ngẩn) ông không nhận, mặc dù mẹ của Bỉnh và nhiều người trong làng đã van xin ông. Ông già cho rằng, La Sơn là con người ích kỉ, với hậu quả của ông ta như ngày nay (tôi kể lại) ông già không vui mừng vì tai hoạ nhưng cũng không tỏ ra buồn bã hoặc phàn nàn điều gì.
Trong lúc tôi với ông già nói chuyện, có người bế đứa con đến “thử" Bỉnh, đứa bé mới hơn 1 tuổi, chưa biết nói, chỉ mới biết gọi chú, gọi cô như con vẹt. Theo cách ăn mặc, đứa bé hình như không phải người trong làng, nó nói tiếng phổ thông. Người ta để đứa bé trước mặt Bỉnh, bảo nó gọi “chú Bỉnh", vừa bảo Bỉnh đoán xem nó là con nhà ai. Sau khi đứa bé như con vẹt gọi “chú Bỉnh", nó cầm cái gậy thô ráp của Bỉnh, bi bô đùa nghịch. Ngay lúc ấy, Bỉnh không chút do dự nói:
“Đây là con nhà Quan Lâm bên Lục Thủy Căn, nó là con trai. Nếu tôi không nhầm, nhà Lâm đã đi khỏi làng chín năm hai tháng mười hai ngày, đi bộ đội ở Phúc Châu, từ ngày ra đi đến nay đã về bốn lần, lần gần đây nhất là dịp Tết Đoan Ngọ năm kia, anh ta đưa vợ đi theo. Vợ anh ta đã có lần nói chuyện với tôi, tôi còn nhớ, chị ta là người miền Bắc. Giọng thằng nhỏ này giống mẹ, rất sạch sẽ, cứng cáp".
Tuy giọng nói còn ồm ồm, nhưng không căng thẳng, lắp bắp như vừa rồi, cảm giác như cậu ta học thuộc lòng, lại như cái máy nói. Tưởng như tất cả đã thuộc trong bụng, chỉ cần há miệng là những lời nói kia lập tức tuôn ra.
Ông già giải thích với tôi, Lục Gia Yến là một làng lớn nổi tiếng mấy chục dặm quanh vùng, có ba trăm hộ, hơn hai ngàn nhân khẩu cả lớn bé già trẻ, trong làng không ai có thể nhớ hết họ tên, nhà cửa của từng người trong làng, chỉ có Bỉnh, bất kể là người lớn hay trẻ con, bất kể là sống trong làng hay đi làm ăn xa, chỉ cần đó là người làng, đời cha hoặc bản thân sống ở đây, sau đấy chỉ cần nói với Bỉnh vài câu, nghe giọng nói là biết ngay anh là người nhà nào, cha mẹ là ai, có mấy anh chị em, là hàng thứ mấy, gia đình đã xảy ra việc gì... mọi chuyện lớn nhỏ, chuyện hay chuyện dở trong nhà, cậu ta đều kể ra bằng hết, kể không sai, không sót. Đứa bé vừa rồi đẻ trong quân đội, lớn lên trong quân đội, lần đầu tiên về làng, nhưng vẫn được lỗ tai Bỉnh xới tận gốc rễ.
Tôi kinh ngạc vô cùng.
Tôi nghĩ, Bỉnh vừa mù vừa ngớ ngẩn nhưng đúng là một quái nhân, có một thính lực kinh người và một trí nhớ tài tình, tất nhiên đấy là người tôi cần tìm. Trong làng không có điện thoại, ngay tối hôm ấy tôi về thành phố, gọi điện cho Cục trưởng của tôi, báo cáo rõ tình hình Bỉnh và ông La Sơn. Người muốn tìm thì không thể được, người cần dùng lại mù và ngớ ngẩn. Cục trưởng của tôi đắn đo do dự mãi, ông đưa điện thoại cho Thủ trưởng đơn vị, Thủ trưởng nghe tôi báo cáo rồi nói:
“Tục ngữ có câu, mười người tài thì chín người ngớ ngẩn, mười người ngớ ngẩn thì có một thiên tài, nghe anh nói như vậy, có thể người này là thiên tài trong số ngớ ngẩn, đưa người ấy về đây".
Tác giả :
Mạch Gia