Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 45: Ta là tiếc nhân tài đó

Cái chau mày thoạt đầu của Lưu Tông Chu, Trương Nguyên đã trông thấy, trong lòng không khỏi có chút hổ thẹn, chữ viết hơi tệ, sau này còn phải tiếp tục luyện tập, nhưng rất nhanh, cậu phát hiện lông mày của Lưu Tông Chu đã giãn ra, lông mau thỉnh thoảng nhướng lên, hình như có ý tán thưởng.

Đề văn hơn hai trăm chữ này Lưu Tông Chu xem qua hai lần, ngước mắt nhìn Trương Nguyên nói:

- Ngươi đi theo ta.

Rồi xoay người bước đi.

Trương Nguyên đi theo sau Lưu Tông Chu, đi vào gian thứ hai bên phải, có một lão nô bộc đang thu dọn trong phòng, thấy Lưu Tông Chu vào, lão nô bộc kia liền lui ra.

Lưu Tông Chu ngồi xuống một cái ghế cao bằng trúc có chỗ tựa lưng, trước mặt có ghế nhưng ông không bảo Trương Nguyên ngồi xuống, Trương Nguyên đương nhiên không dám ngồi, cung kính đứng hầu, chờ Lưu Tông Chu lên tiếng. Lưu Tông Chu dường như đang suy nghĩ lí do thoái thác, sau một lúc lâu không nói gì, đúng lúc Trương Nguyên tưởng chừng thời gian đang ngưng đọng thì Lưu Tông Chu lên tiếng:

- Ngươi đã đọc thông “Xuân thu tam truyền" rồi, vậy ta hỏi ngươi, tam truyền và xuân thu, có gì khác nhau? Không cần nói dài dòng, ngắn gọn là được.

Trương Nguyên suy nghĩ một chút, đáp:

- Tả thị thiên về chuyện, sử dụng lối viết văn hoa; Công Dương, Cốc Lương thì thiên về nghĩa, sử dụng những từ ngữ trang nghiêm hơn.

Lưu Tông Chu gật đầu khen ngợi, hỏi:

- “Xuân thu tam truyền" ngươi đã đọc qua mấy lần rồi?

Trương Nguyên nói:

- Tả truyện thì học trò đọc qua hai lần, Công, Cốc nhị truyền thì chỉ nghe qua một lần, họctrò mấy tháng trước bị đau mắt nên chỉ có thể nghe đọc sách mà thôi.

Lưu Tông Chu hỏi:

- Nói vậy ngươi nghe một lần thì thuộc luôn, đây không phải là nói ngoa rồi?

Trương Nguyên đáp:

- Đồn đại khó tránh khỏi có chút khuyếch đại, học trò phải tĩnh tâm nghe sách mới có thể miễn cưỡng nhớ được một chút.

Lưu Tông Chu thở dài:

- Chỉ nghe một lần mà đã có thể hiểu sâu như vậy, khả năng thiên phú như vậy thật là hiếm có.

Giọng điệu có chút thay đổi, nghiêm túc nói:

- Trương Nguyên, vậy ta hỏi người, ngươi đọc sách là vì cái gì?

Trương Nguyên nói:

- Đọc sách để hiểu lý lẽ, học theo bậc hiền nhân, tuy không thể bằng nhưng tâm vẫn luôn hướng tới.

Lưu Tông Chu nghiêm nghị nói:

- Nói thật suy nghĩ của ngươi đi, bái ta làm sư, là vì cái gì?

Trương Nguyên biết vị Lưu Khải Đông tiên sinh này nổi danh nghiêm khắc, nói lời khách sáo, nói suông chỉ tổ bị lão khinh thường mà thôi, lập tức nói thẳng vào ý định lúc đầu của mình:

- Bái tiên sinh làm thầy là để học nghệ chế nghệ ạ.

Lưu Tông Chu gần như nghẹn thở, lúc này mới thở ra được, nói:

- Thì ra là thế, đáng tiếc, đáng tiếc… học chế nghệ đương nhiên là để đi thi, để làm quan rồi. Ta lại hỏi ngươi, ngươi làm quan là vì cái gì?

Ánh mắt lão sáng ngời như soi rọi được cả tâm tư của người đứng dối diện.

Trương Nguyên điềm tĩnh, đáp một cách hết sức tự nhiên:

- Trị quốc bình thiên hạ.

Lưu Tông Chu hỏi:

- Có ham muốn cá nhân không ?

Trương Nguyên nói:

- Người không phải thánh hiền, ai có thể không có ham muốn, theo ý kiến thiển cận của học trò, ngay cả thánh hiền cũng có dục vọng. Phu Tử bôn ba các nước, thi hành lễ nhạc vương đạo, chẳng phải là dục hay sao? “Cá và bàn tay gấu" của Mạnh Tử là ví dụ, cũng là nói tới dục, quan trọng là có dùng tới dục vọng ấy hay từ bỏ nó đi mà thôi.

- Sai!

Lưu Tông Chu hét lớn một tiếng, dưới bộ râu ngắn khẽ động:

- Dục ngươi nói chỉ là dục của Phật giáo. Phật giáo nếu muốn người ta hoàn toàn không có dục thì là yên tĩnh niết bàn. Vô tử vô sinh, đây há chẳng phải là dục vọng của con người mà các tiên thánh đạt nho nói hay sao?

Lưu Tông Chu đột nhiên lớn tiếng như vậy, Trương Nguyên bị lão làm cho hoảng sợ, giật mình nhớ ra vị Khải Đông tiên sinh này là người phản Phật, cả đời đều bài trử Phật. Lãotuy là kế thừa con đường học vấn của Vương Dương Minh nhưng lại rất bất mãn đối với “Tạp vu thiền" của Vương học, với “Lý học đại thành" của Đối Trình, Chu Tập nho đạo cũng có nhiều dị nghị , ông hy vọng quay về với Nho học Khổng Mạnh ban đầu, Lưu Tông Chu cho rằng loại bỏ tư tưởng Thiền tông của Vương Dương Minh thì chính là Nho học thuần khiết…

Trương Nguyên vội nói:

- Học trò nói chỉ là những ý kiến thiển cận, xin tiên sinh dạy bảo.

Lưu Tông Chu chậm rãi nói:

- Nói lương tri thì dễ lưu truyền cho thiền, trong lúc vội cũng khó mà phân biệt rõ cho ngươi. Ngươi nhân tài hiếm khó. chỉ Ta không muốn ngươi bị nhục dục trước mắt mê hoặc, ta có thể nhận người làm đệ tử, nhưng ngươi phải hứa với ta trước hai mươi tuổi không được tham gia khoa cử.

Trương Nguyên ngạc nhiên, hắn đến bái sư chính là để học chế nghệ chuẩn bị sang năm thi đồng sinh , Lưu Tông Chu lại bắt hắn trước hai mươi tuổi không được tham gia khoa cử, rút cuộc đây là chuyện gì đây!

Trương Nguyên thận trọng nói:

- Học trò không rõ ý của tiên sinh, tiên sinh năm đó đỗ đồng sinh hình như cũng chưa tới hai mươi tuổi.

Lưu Tông Chu hơi cười rộ lên:

- Tên hậu sinh này hiểu rất rõ, muốn lấy mâu của ta đâm vào chính thuẫn của ta sao(mâu và thuẫn là hai vật từa tựa như giáo và khiên đó), nói thực cho ngươi biết, bây giờ ta cũng hối hận năm đó học bát cổ quá sớm, cho nên sau khi đậu tiến sĩ còn phải lặn lội tới tận Đức Thanh xa xôi bái kính dốc lòng thỉnh giáo làm môn hạ của Am tiên sinh, đây mới là bước đầu trên con đường nho học, còn ngươi …

Lưu Tông Chu chỉ vào Trương Nguyên:

- Tư chất thiên phú của ngươi còn hơn ta, lúc ta mười lăm tuổi đối với mấy thứ “Tứ thư", “xuân thu" nàykhông hiểu thấu được như ngươi, còn ngươi lại tự học mà có thể lĩnh ngộ được tới như vậy, ta tự thấy không bằng. Cho nên nói ngươi tuổi còn nhỏ mà học chế nghệ thật sự là đáng tiếc, theo ý của ta, hai mươi tuổi ngươi tham gia khoa cử vẫn là sớm, tốt nhất là cả đời không nên tham gia khoa cử, gia cảnh nhà của ngươi bậc trung, không cần vì áo cơm mà phiền não, chuyên tâm nghiên cứu học vấn không phải là tốt sao.

Lưu Tông Chu nghiêng người về phía trước, ánh mắt tha thiết nhìn Trương Nguyên. Lão rất kỳ vọng vào Trương Nguyên, với lĩnh ngộ của Trương Nguyên, thêm với sự dốc lòng dạy bảo của lão thì Trương Nguyên trở thành một đại nho cũng phải điềukhông thể.

Trương Nguyên dở khóc dở cười, thật không biết nói như thế nào với Lưu Tông Chu nữa. Nói nông dân muốn tạo phản, Lưu Tông Chu nhất định sẽ nói lở nấm da cần gì lo lắng, nói Đại Minh triều sắp tiêu diệt vong, còn diệt vong trong tay đứa con của Nỗ Nhĩ Cáp Xích - Hoàng Thái Cực, Lưu Tông Chu sẽ hỏi Nỗ Nhĩ Cáp Xích là ai sau đó mắng Trương Nguyên một trận…

Trương Nguyên khiêm tốn nói:

- Tiên sinh quá khen, thiên phú của học trò không bằng tộc huynh Trương Tông Tử, càng không bằng Kỳ Hổ Tử bên cạnh.

Lưu Tông Chu nói:

- Trương Tông Tử tâm tư phức tạp, là thiên tài con ông cháu cha. Kỷ Hổ Tử thì quả thật trí tuệ, nhưng vẫn không bằng ngươi, từ bài Tứ thư nghĩa kia ta có thể thấy ngươi suy nghĩ sâu xa lại rất thông hiểu, rất hợp ý ta, nhưng làm bát cổ văn không hợp quy cách, cho nên ngươi không thích hợp học bát cổ, nên lấy việc tìm tòi học hỏi làm chí hướng.

Trương Nguyên thầm nghĩ: “Không xong rồi, cứ nhằm vào ta như vậy, ta thực sự không thích hợp nghiên cứu học vấn".

Nói:

- Tiên sinh, người không thể quy định bắt buộc năm nào tiểu sinh mới có thể tham gia thì cử. Tiểu sinh có thể vừa tham gia khoa cử vừa theo tiên sinh nghiên cứu học vấn, tiên sinh cũng không phải như vậy sao, có công danh tiến sĩ rồi, đồng thời vẫn không ngừng học tập.

Lưu Tông Chu điểm đúng chỗ mấu chốt, nói:

- Ta đậu Tiến sĩ cho tới nay đã hơn mười năm, còn chưa đi làm quan, ngươi có thể sao?

Trương Nguyên thành thật thật nói:

- Không thể.

Lưu Tông Chu nói:

- Vậy ngươi chuyên tâm dốc lòng cầu học, không suy xét công danh, hoặc là thi lấy công danh sinh đồ, được miễn thuế khoá lao dịch, thế nào?

Trương Nguyên cố thuyết phục lần cuối:

- Tiên sinhỏitongTả truyện đã nói, có ba sự nghiệp lớn, đầu tiên là lập đức, tiếp theo là lập công, cuối cùng là lập ngôn, lập công sao lại không bằng lập ngôn?

Lưu Tông Chu nói:

- Lập công tự có người đi lập, hôm nay ta thấy ngươi thích hợp lập ngôn.

Trương Nguyên cũng chẳng còn cách nào khác, “Đạo bất đồng bất tương vi mưu"( Không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu sự nghiệp được), thi lễ nói:

- Học trò không phải là người thích hợp nghiên cứu học vấn, cáo từ tiên sinh.

Lui ra phía sau hai bước, xoay người đi.

Lưu Tông Chu không ngờTrương Nguyên lại dứt khoát như vậy, đứng lên nói:

- Ngươi còn nhỏ, sao lại xem trọng công lợi như vậy?

Lão muốn giữ Trương Nguyên lại, lão cho rằng Trương Nguyên là nhân tài hiếm có, là hạt giống để đọc sách.

Trương Nguyên không có lời nào để nói, kỳ thi sang năm nhất định phải tham gia, quay ra sau lại vái chào Lưu Tông Chu, rời khỏi nhà tranh, đi đến thư phòng lúc trước chào hỏi Kỳ Hổ Tử và Hoàng Mặc Lôi rồi tìm Vũ Lăng, rời khỏi chùa Đại Thiện để đi về.

Hai người Kỳ Bưu Giai và Hoàng Đình cho rằng Trương Nguyên làm văn không tốt nên bị tiên sinh từ chối, nhưng sau đó thấy Khải Đông tiên sinh than thở, nói:

- Đáng tiếc, đáng tiếc.

Hai người họ Kỳ, Hoàng không hiểu Khải Đông tiên sinh tiếc cái gì?

Lúc Trương Nguyên dẫn Vũ Lăng đi qua quảng trường trước chùa thì không thấy Mục Chân Chân đâu. Thiếu nữ đọa dân cũng không nghĩ Trương Nguyên đi nhanh như vậy, tưởng rằng phải học đến canh ba buổi trưa nên đầu giờ trưa nàng mới chú ý đợi, không quên còn để lại vài trái quýt ngon nhất trong sọt trúc, lúc nãy Trương thiếu gia sợ bị tiên sinh mắng không dám ăn, bây giờ ra về có thể ăn được rồi.

Nhưng đã đợi qua chính Ngọ , Mục Chân Chân thấy mười mấy học trò của học quán sau chùa đều đã ra về rồi mà vẫn không thấy chủ tớ Trương Nguyên đi ra, nàng vòng ra sau chùa xem, đã không còn học trò nào nữa rồi, chỉ có vị Lưu tiên sinh và lão nô bộc kia.

Mục Chân Chân tự trách mình đã không chú ý tới Trương thiếu gia ra về, thầm nghĩ:

- Sau buổi trưa ngày mai ta lại đến vậy, sau buổi trưaTrương thiếu gia sẽ lại đến học mà.

Thiếu nữ đọa dân vui sướng chờ mong được gặp lại Trương Nguyên, nhảy chân sáo vượt qua núi Song Châu sau chùa, đi về phố Tam Đại.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại