Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 319-1: Cuộc sống nở rộ (1)

Cho nên đối với sĩ tử bình thường mà nói, sử dụng thời gian một ngày để làm bảy đề văn là rất gấp, nhưng Trương Đại, Trương Nguyên, Kỳ Bưu Giai đều là người tài nổi danh, Chu Mặc Nông còn hơi châm chước, nhưng cũng không chậm, buổi sáng ba câu, buổi chiều bốn câu, vẫn còn thời gian rỗi.

Ngày kế thì làm năm câu phán từ, dùng thể biền ly, mỗi câu khoảng trăm chữ, mô phỏng, sáng chế một đoạn, không ít hơn ba trăm chữ.

Ngày thứ ba thi sách, làm năm đề, không hạn chế dài ngắn.

Mỗi đêm, bốn người ở cùng nhau bình luận văn của nhau, khi bình luận văn của một người, ba người kia liền lần lượt làm như là phòng quan, Phó chủ khảo và chủ khảo, phải viết lời bình luận. Sau ba ngày liên tục làm bài, nghỉ một ngày, ngày hôm đó chỉ để nghiên cứu thi văn của Tiền Khiêm Ích, chủ yếu là Trương Nguyên giảng, Trương Nguyên đã đọc qua toàn bộ bản thảo của Tiền Khiêm Ích, hắn tổng kết: đặc điểm học thuật, tư tưởng của Tiền Khiêm Ích là cùng kinh học cổ, trở về căn nguyên của học thuật, kinh thế trí dụng, xây dựng lại cương thường và các nội hàm khác.

Mặc kệ ngày sau Tiền Khiêm Ích có ngứa da đầu hay không, nước quá lạnh, lúc lâm chung có hối hận vì không chết ngày Ất Dậu để toàn danh tiết hay không, bây giờ Tiền Khiêm Ích mới ba mươi bốn tuổi, tài văn chương hơn người, lòng ôm chí lớn, lấy phong khí của Lưỡng Hán học để sửa chữa thói nói suông nông cạn đã phá hỏng học thuật cổ, làm cho thế đạo bất công và quốc sự không thịnh vượng.

Thông qua bước đầu nghiên cứu bộ sưu tập thi văn của Tiền Khiêm Ích, Trương Nguyên đã hiểu rõ được khuynh hướng tư tưởng, sở thích văn phong của Tiền Khiêm Ích. Tư tưởng Tiền Khiêm Ích cực kỳ tạp nham, không sách nào không đọc, đã thuần Lưỡng Hán rồi lại chịu ảnh hưởng lớn của Dương Minh tâm học, kinh Phật, đạo tạng và chư tử Tiên Tần. Thi văn có thể đột phá ra khỏi kiểu mô phỏng một cách cứng nhắc phục cổ phái, kiểu phiến diện của phái Cánh Lăng, kiểu nông cạn của phái Công An, văn phong rộng lớn dày dặn, có thể kết hợp được học vấn và tính cách rất tốt, tung hoành khúc chiết, không bị phóng túng. Về thơ, Tiền Khiêm Ích vô cùng cần cù, nghiền ngẫm danh gia Đường, Tống, qua nhiều thầy, học tập rất giỏi. Thơ của Tiền Khiêm Ích nổi danh đứng đầu Giang Tả tam đại gia, danh bất hư truyền.

...

Những ngày sống trong núi trôi qua rất chậm lại rất nhanh. Sáng nhìn sương sớm tan dần, sương mù trong núi bất giác tiêu tan hết. Chiều nhìn mặt trời lặn, nhìn áng mây đỏ kia trôi trên khoảng không của đỉnh Hương Lô, tối dần rồi biến thành màu xám, như một lò lửa than đang từ từ nguội dần, mặt trời sắp xuống núi, ánh hoàng hôn bao phủ. Gió đêm hơi lạnh, thời gian cứ thế quay vòng, hơn hai mươi ngày đã trôi qua.

Bốn người đều cảm thấy lần này tới Thiên Ngoã am đọc sách có ích lợi rất lớn, cho nên mười bốn tháng bảy xuống núi hẹn nhau qua lễ Vu Lan, mười sáu tháng bảy lại lên Thiên Ngoã am, sẽ làm thêm hai đợt văn nữa, hai mươi bốn ngày sau xuống núi rồi chuẩn bị đi Hàng Châu.

Sau giờ ngọ ngày mười tám tháng bảy, Trương Nguyên ở dưới cửa sổ phía tây của Tăng xá làm sách luận. Ngoài cửa sổ màu xanh của hòe trúc làm nền cho ánh nắng ánh chiếu vào, đập vào trước mắt một màu xanh, xanh đến mát lạnh, xanh đến sáng trong, từng chữ tiểu Khải được viết ra cũng mang một màu xanh ngọc bích.

Trong khung cảnh vui vẻ, mát mẻ Trương Nguyên hạ bút như bay. Cuối giờ Thân đã làm xong năm quyển sách luận, nhìn Đại huynh Trương Đại và Kỳ Hổ Tử vẫn đang làm đến đề thứ ba, còn Chu Mặc Nông thì càng chậm hơn, mới bắt đầu làm đề thứ hai.

Yên tĩnh quá lại muốn động đậy một chút, Trương Nguyên thu hồi giấy bút nói:
- Đại huynh, đệ lên đỉnh Hương Lô xem mặt trời lặn đây.

Trương Đại đang chuyên tâm viết văn, ừ bừa một tiếng.

Trương Nguyên uống một chén trà lạnh, dẫn theo Vũ Lăng ra ngoài Thiên Ngoã am, qua con đường ngoằn ngoèo dẫn lên đỉnh núi Hương Lô. Đường núi ngoằn ngoèo này có gần ngàn bậc thềm đá, một bên là vách đá cheo leo, có chút hiểm trở.

Con đường rẽ sang một phía, tới tảng đá bán nguyệt phía đông núi Ngọc Tứ, hòe trúc thấp thoáng, không thấy Thiên Ngoã am tường vàng ngói đen nữa. Ở phía dưới tảng đá bán nguyệt, từng mảnh rừng trúc liên tiếp trải dài xuống phía dưới hơn trăm trượng, một khe núi lấp ló ở giữa rừng trúc, ánh tà dương chiếu rọi, rừng trúc xanh, khe núi kia dường như do sắc xanh của rừng trúc hội tụ thành, xuống chút nữa, tùng hạp chân đá, cây cổ lá đỏ, ở giữa có một lầu các, mái hiên nhọn cao hơn rừng cây.

Trương Nguyên bỗng nhiên mất hứng thú với chuyện lên đỉnh Hương Lô xem nằng chiều, nói với Vũ Lăng:
- Tiểu Vũ, chúng ta đến khe núi ở rừng trúc chơi đi.

Vũ Lăng vừa nghe, vui vẻ nói:
- Đó là Tị viên của Vương lão gia.
Thấy thiếu gia không tiếp lời, thầm nghĩ:
"Làm sao thiếu gia không biết điều đó được, thiếu gia muốn gặp Anh Tư sư muội rồi, không trùng hợp như vậy chứ, sư muội đã ở trong vườn kia rồi sao?"

Vũ Lăng làm bộ như rất hào hứng nói:
- Hay lắm, tới bên khe núi vui đùa một chút, còn có thể bơi nữa.

Trong lòng Vũ Lăng, vẫn có kỳ vọng với "Tây Sương ký" của thiếu gia và Vương Anh Tư tiểu thư. Vương tiểu thư mười tám tuổi rồi, cũng bởi vì thiếu gia mà không chịu bàn chuyện hôn nhân, Vương tiểu thư rất si tình, nhưng phải làm sao, Vương tiểu thư không phải Vương Vi cô, khó giải quyết lắm, tuy nhiên trước "Tây sương" dường như cũng không phải lo lắm.

Vũ Lăng đi theo phía sau thiếu gia, thật cẩn thận từ ngã ba đường đi xuống hướng khe núi ở rừng trúc, không có đường, triền núi rất dốc, cũng may có những cây trúc lớn nhỏ dày đặc hai bên, hai người giống như khỉ bám vào gốc cây trúc trước rồi lại vịn vào gốc cây trúc sau, vịn trúc một mạch đi xuống, gần đến bên khe núi, triền núi đột nhiên bằng phẳng hơn, cánh tay và hai má của hai người đều bị trúc quyệt vào chảy máu, người đầy mồ hôi, nhìn nhau, đều cười ha ha, cảm thấy rất sung sướng.

Cánh rừng trúc này chính là chỗ Trương Nguyên và Vương Anh Tư đào măng hồi mùa xuân năm kia. Cây trúc sinh trưởng thật nhanh, đã không thể phân biệt cây phù trúc mà Vương Anh Tư tựa vào khóc lớn là gốc trúc nào nữa rồi. Xuân tới những củ măng chưa bị đào lớn thành những cây trúc nhỏ xanh tươi đáng yêu.

Đi vào bên khe núi, quay đầu nhìn hướng đỉnh Hương Lô, phía trên rừng trúc xanh ngắt, vầng mặt trời đỏ đã lặn xuống sau đỉnh núi từ lâu, xem ra bây giờ chắc là giờ Dậu nhị khắc giống như kiểu đồng hồ báo năm rưỡi.

Trương Nguyên vốc nước rửa mặt ở bên khe núi, đột nhiên nói:
- Tiểu Vũ, chúng ta bơi tới Tị viên đi, rồi lại đi vòng lại Thiên Ngoã am, thế nào.

Vũ Lăng nói:
- Được ạ.
Lớn lên ở vùng sông nước Thiệu Hưng, rất gần gũi với nước, khe nước ở núi này trong suốt thấy được tới đáy, có thể thấy những con cá nhỏ ở tảng đá dưới khe nước đột nhiên bơi đi, làm cho người ta rất muốn nhảy vào trong nước bơi như cá vậy.

Trương Nguyên tháo khăn vuông, cởi áo ngoài và tất, giày, thân trên mặc toàn bộ màu đỏ, thân dưới mặc quần dài đến gối, quay đầu lại nhìn Vũ Lăng, vẫn là thói quen bơi lội lúc nhỏ, cởi hết ra, không khỏi bật cười.

Thấy thiếu gia cười, Vũ Lăng lại vội vàng mặc quần đùi vào, học bộ dạng của thiếu gia quấn quần áo và tất giày cùng nhau, cầm một tay giơ lên, bơi vào khe núi.

Năm nay Thiệu Hưng lại có hạn hán, từ lập hạ tới nay chỉ mưa có một trận, khe núi này cũng nông, nước chỉ ngập đến đầu gối, tuy nhiên đi xuống khoảng mười trượng, nước đã ngập đến phần hông rồi, đi thêm mấy trượng nữa, nước đến eo, cả người nhảy nhào vào trong nước, chỉ lộ đầu và cánh tay trái cầm quần áo, xuôi dòng nước bơi xuống phía dưới, gần đến chỗ khe suối Mộc Các của Tị viên thì lên bờ.

Khe núi như gập lại, nhìn lên tòa sơn các kia, từ từ đã, ngồi trên mộc đài cạnh các là ai?

Vũ Lăng mắt tinh, nhận ra đó chính là Vương nhị tiểu thư, trong lòng hô to:
"Hữu duyên, hữu duyên, Vương nhị tiểu thư giống như chỉ ở chỗ này chờ thiếu gia nhà ta, đúng rồi, thiếu gia không hẹn với Vương nhị tiểu thư, Tiểu Vũ ta đã biết được, phải trốn đi thôi, để thiếu gia tiện hành sự."

Vũ Lăng bám vào bờ đá gần đó, dừng lại, nhìn tay thiếu gia đưa quần áo như tặng lễ rồi lại xuôi dòng bơi tiếp.

...

Từ hai mươi lăm tháng trước, lúc trời nóng, Vương Anh Tư và tỷ tỷ Vương Tĩnh Thục còn có mẫu thân cùng ba em trai vẫn ở Tị viên để tránh nóng. Vương Anh Tư mỗi ngày đọc sách, viết văn, ngâm thơ, hội họa, chơi cờ, còn ở bên khe núi thả câu, nước ở khe núi từ rừng trúc hai nhánh giao hội chảy xuống róc rách, đến trước thủy các này thế nước bằng phẳng, sâu thẳm, chỗ sâu nhất hơn năm thước, có đủ các loại cá sống ở đó.

Hoàng hôn, mặt trời đã lặn xuống sau đỉnh Hương Lô, rừng trúc xanh thẫm, thung lũng dày đặc, sắc hoàng hôn bắt đầu ngưng tụ. Vương Anh Tư và tỷ tỷ ngồi ở ghế trúc trên Mộc đài, một người thả câu, một người nói chuyện phiếm, có một chiếc chậu gỗ để bên cạnh. Nước đổ nửa chậu, trong nước có cá, có bốn, năm con, đều là dài ba, bốn tấc. Cá trích đen, cá mè trắng, cá sống quẫy đuôi, bơi quanh chiếc chậu, tưởng rằng bơi nhanh thì có thể trốn thoát.

Vương Tĩnh Thục cười nói:
- Vương Anh Tư mười tám. Khương Tử Nha tám mươi, đều rảnh rỗi đến thả câu ở khe suối này. Xin hỏi đã từng đi bên con thuyền mộng?

Vương Anh Tư nói:
- Đại Minh triều không cần nữ thủ phụ, nếu không thì muội đã có thể mơ rồi.

“Rảnh rỗi đến thả câu bên khe suối. Chợt lại đi bên con thuyền mộng" là hai câu thơ của Lý Bạch, câu trên chính là chỉ Khương Tử Nha, câu dưới chỉ chính là Y Doãn, hai người này đều là trọng thần khai quốc [endif]>
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại