Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 287-2: Mệt vì thích sạch (2)
- A, thật tình cờ, Giới Tử công tử.
Vương Vi cười thầm, có vẻ rất vui mừng, nhưng gò má lại có vệt nước mắt. Thực ra hôm nay Vương Vi cố ý đến Kê Minh tự, không nghĩ tới sẽ gặp được Trương Nguyên, chỉ nghĩ trong đêm trăng ở đây sẽ gần Trương Nguyên một chút, bây giờ gặp được Trương Nguyên, tất hiên là mừng ra mặt.
Trương Nguyên thở dài nói:
- Mới vừa rồi thấy cô lễ phật, người Thảo Y Đạo cũng thờ phật sao?
Vương Vi cười nói lại:
- Vào chùa không bái Phật sao được!
Rồi hỏi:
- Vừa rồi ở ngoài điện nói chuyện là lệnh tôn ạ, lão tiên sinh không trách huynh việc tối qua chứ?
Cô vừa nói vừa liếc nhìn Tiết Đồng.
Tiết đồng xấu hổ.
Trương Nguyên nói:
- Mới vừa rồi ngoài sơn môn, ta đã bị nói một trận, nhưng chuyện này không có liên quan gì đến Tiết Đồng.
Vương Vi nghĩ đên cảnh Trương Nguyên đứng khoanh tay nghe giáo huấn thì không thể nhịn cười, nói:
- Lúc gần tối ta đi thuyền tới cầu Thông Tế, có thấy mấy người Tông Tử tướng công, Yến Khách tướng công cười nói đi về phía Đào Diệp Độ, nhưng ta không lên tiếng chào hỏi.
Trương Nguyên cười một tiếng:
- Bọn họ nhất định sẽ đi tìm cô và Tuyết Y cô nương.
Vương Vi nói:
- Vậy thì không may rồi, Tuyết Y tỷ cũng không ở Tương Chân Quán.
Trương Nguyên nói:
- Kệ bọn họ, họ tự tìm nơi có thú vui.
Nhìn thấy mí mắt Vương Vi hơi sưng thì hỏi:
- Cô đã khóc sao?
Vương Vi dùng ngón tay nhẹ nhàng lau mắt nói:
- Mắt công tử không phải không được tốt hay sao? Tại sao lại nhìn thấy rõ vậy? Vương Vi mới vừa rồi quỳ trước Phật, bỗng nhiên nghĩ tới linh cữu của vong phụ còn đang gửi trong Phật tự thuộc một nơi nào đó ở Giang Bắc, mà lúc đó ta còn nhỏ tuổi không nhớ rõ địa danh, không thể tìm kiếm, nên trong lòng thấy buồn bã.
Nói tới đây cô hướng mắt về phía Trương Nguyên cười cười, đôi mắt trong veo nói:
- Xin lỗi, ta không nên nói chuyện buồn ở đây, mong Giới Tử công tử đừng để ý.
Trương Nguyên nói:
- Có gì đâu, chúng ta là… bạn bè mà.
Đi dạo được vài bước với Vương Vi dưới ánh trăng, hắn nói:
- Thôi, ta phải quay lại khách đường trong chùa, cha ta vẫn ngồi đó uống trà, cô hãy về đi, đi cẩn thận.
Nói xong, hắn quay lại khách đường trong chùa, đợi cha uống xong trà rồi cùng ra khỏi chùa. Trước khi ra khỏi cửa thì đã không thấy Vương Vi và Tiết Đồng đâu nữa, Vũ Lăng dò xét nói:
- Thiếu gia, Vương Vi cô nương mời thiếu gia khi nào rảnh thì qua chơi, lúc nào cô ấy cũng đón tiếp.
Khi Trương Nguyên theo cha về Thính Thiện Cư thì đã canh hai mà Trương Đại và Trương Ngạc chưa thấy về, Trương Thụy Dương lại nhân cơ hội nói với Trương Nguyên đừng học theo hai người anh, Trương Nguyên đương nhiên nghe theo.
Vì ngày mai Trương Thụy Dương sẽ rời khỏi Nam kinh, nên Trương Nguyên liền viết thư trả lời chị và anh rể. Viết xong, đưa Lục Đại Hữu cất đi.
Cảnh đèn Tần Hoài, ánh sáng phát ra mãnh liệt, tiếng ca tiếng sáo rộn ràng. Hai bên bờ sông trai gái dựa vào lan can cười nói, âm thanh hỗn loạn, khiến người ta không thể không chú ý đến, đúng là tiên cảnh dục thế.
Trương Đại, Trương Ngạc, Hạ Doãn Di, Dương Thạch Hương, Phùng Mông Long, Nghê Nguyên Lộ 6 người ngồi uống rượu ngắm trăng trên chiếc thuyền dài bốn trượng, bên cạnh có sáu cô kỹ nữ Tần Hoài, với mái tóc quyến rũ lòng người đang hầu rượi, Trương Ngạc vui vẻ nói:
- Thật tội nghiệp Giới Tử đệ không được vui như thế này, bị Ngũ bá phụ quản, chắc là đã ngủ rồi.
Trương Đại nói:
- Còn có Vương Vi luôn cùng Giới Tử mà.
Mọi người vui vẻ uống rượu, nói cười, sáu kỹ nữ lúc thì thổi tiêu lúc lại ngân nga ca hát, trong ánh đèn và tiếng mái chèo trên sông Tần Hoài, chẳng còn hay biết thời gian là gì.
Đêm khuya, thuyền đi tới Đào Điệp Độ, Hạ Doãn Di và Phùng Mộng Long xin cáo lui, Nghê Nguyên Lộ cũng muốn về thì bị Trương Ngạc níu lại, cùng với Trương Đại, Dương Thạch Hương đến nghỉ trọ bên sông Tần Hoài, Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ có tình ý với một cô kỹ nữ, y liền để cho ả hầu hạ Nghê Nguyên Lộ.
Nghê Nguyên Lộ là con người sạch sẽ, tuy nhắm mắt làm ngơ nhưng vẫn cảm thấy ả không được sạch sẽ liền bắt ả đi tắm rửa rồi quay lại, ả kỹ nữ thấy vậy nói:
- Nghê công tử, lúc chập tối thiếp thân đã tắm qua rồi.
Nghê Nguyên Lộ nói:
- Không được, nhất định phải đi tắm.
Ả đành phải chuẩn bị hương liệu tắm sạch sẽ thơm tho, nhưng Nghê Nguyên Lộ không chịu nổi mùi hương đó, bắt ả tắm lại, tắm xong gã sờ tới sờ lui vẫn cảm thấy chỗ này không sạch chỗ kia không sạch, lại bắt ả tắm lần nữa, tắm đi tắm lại, đến sáng, ả bị giày vò đến phát bệnh, Nghê Nguyên Lộ đành phải bỏ thêm cả tiền thuốc men cho ả.
Trương Đại cùng những người khác khi biết được chuyện này thì cười đùa không dứt.
Đến giờ Thìn, bốn người cả Trương Đại quay về Thính Thiện Cư, Phùng Mộng Long, Hạ Doãn Di đã đến trước, Tông Dực Thiện cũng đã chuẩn bị xong hành lý cùng Trương Thụy Dương đi Thanh Phổ, Tông Dực Thiện sốt ruột báo cáo, anh ta muốn đưa cha mẹ về Sơn Âm, nên đi cùng đường với cha của Trương Nguyên.
Đoàn người tiễn Trương Thụy Dương và Tông Dực Thiện đến thủy quan Tụ Bảo môn, thuyền do Lai Phúc thuê đã chờ sẵn ở đó. Trương Thụy Dương dặn dò mấy đứa con trước khi lên thuyền, hỏi xem lúc nào thì chúng về quê, Trương Nguyên nói giữa tháng 11 sẽ khởi hành từ Kim Lăng, cũng sẽ đến Thanh Phổ một chuyến.
Bắt đầu là một trận mưa sau đó là cái lạnh tràn về. Trước và sau tết trung thu trời nắng ráo được vài ngày, đến cuối tháng tám lại mưa liên tục, một chiếc áo mỏng không đủ để tránh cái lạnh mà phải mặc thêm áo nữa.
Phùng Mộng Long, Dương Thạch Hương và Hạ Doãn Di ở lại Kim Lăng hơn nửa tháng, đến mùng năm tháng chín thì từ biệt ba anh em họ Trương lên thuyền về quê trong cái lạnh của mùa thu. Họ không có cảm giác ly biệt mà thay vào đó là cảm giác hưng phấn. Cùng trò chuyện với Trương Nguyên trong những ngày qua, họ càng có cái nhìn tốt hơn về Hàn Xã và Hàn Xã Thư cục, cổ phần của Hàn Xã Thư cục là 10 lượng trên một cổ phần, tất cả có hơn 1 nghìn cổ phần, tính ra thì vốn góp đã đủ vạn lượng, kế hoạch mở rộng Thư cục của Trương Nguyên cũng đã đâu vào đấy, mỗi bước đều có tính toán kĩ càng và có mục tiêu rõ ràng.
Trước cuối năm Hàn Xã Thư cục muốn đem bốn mươi quyển< Tiểu thuyết cổ kim> của Mã Phùng Long gộp thành 10 tập đổi tên là < Dụ thế minh ngôn> để phát hành tại Lục Thiên Quán, sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm nay, mỗi tháng in hai quyển. Trước tiên tổng hợp 2 quyển trong số 5 quyển < Cảnh thế thông ngôn> thành một quyển để in ấn. Để hoàn thiện được thì cần phải mời những người tài giỏi trong việc viết, khắc, vẽ minh họa đến làm, dùng gỗ làm bản khắc, giấy in loại tốt. Những năm đầu thì chưa cần phải có lợi nhuận, chỉ cần không lỗ là được, phải biết nhìn xa trông rộng, trước tiên phải dùng những bộ sách có tiếng để tạo nên thương hiệu cho nhà in, sau đó dựa vào ảnh hưởng của Hàn Xã để tạo nguồn tiêu thụ, Hàn Xã cũng dựa vào số lượng lưu hành sách của nhà in mà mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, hai bên bổ sung giá trị cho nhau, tương trợ lẫn nhau.
Một mai khi thời cơ chín muồi, Trương Nguyên có thể lợi dụng nhà in và Hàn Xã để tuyên truyền quan điểm trị quốc, đạo đức, triết học của mình , để dần dần hình thành môi trường dư luận. Tất nhiên những điều này được thực hiện dựa trên sự trung thành vì lợi ích của dân và bảo vệ đất nước. Nhưng trước tiên hắn cần phải tích lũy đạo đức, phẩm hạnh cao thì mới có thế chống lại mồm mép của những kẻ đối nghịch.
Lần này Dương Thạch Hương còn mang về một bộ bản thảo định danh 《Tiêu thị thừa bút》 của Tiêu Pháp, khoảng 8 vạn chữ. Mấy ngày này Trương Nguyên ở Đạm Viên đọc bản thảo, đây là những lĩnh ngộ và kiến thức phong phú về kinh tế, lịch sử, văn học, y học cùng nhiều phương diện khác mà Tiêu Pháp nỗ lực cả cuộc đời, kiến thức phong phú, ngòi bút sắc xảo, có thể nói toàn là những kiến thức quý báu.
Tiêu Pháp sáng tác phong phú, Trương Nguyên độc tuyển tác phẩm này cho Hàn Xã Thư Cục xuất bản là quyết định đúng đắn. Trước tiên, thể bút ký được phần đông trí thức yêu thích và lưu hành thời Vãn Minh. Mặt khác tác phẩm này không quá khó hiểu như những tác phẩm khác của Tiêu Pháp, hơn nữa, Trương Nguyên rất thích những tư tưởng tiến bộ, nhận thức văn minh, phản đối chế độ bảo thủ, phản đối việc gò bó ngôn luận, tất cả đều được thể hiện trong tác phẩm. Phát hành bộ sách này làm nền tảng để tuyên truyền rộng rãi tư tưởng, mục đích của nhà in Hàn Xã.
Nghê Nguyên Lộ không đi cùng ba người Dương Thạch Hương mà ở đến giữa tháng 11 để cùng về Thiệu Hưng với anh em Trương Nguyên . Những ngày sống ở Thính Thiền Cư , Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ ở đây thì không muốn ở Quốc Tử Giám nữa , mà xin phép xuất giám để đi du ngoại sơn thủy cùng Nghê Nguyên Lộ, xem Nghê Nguyên Lộ vẽ tranh. Mặt khác, Trương Ngạc lại đợi ở trong Quốc Tử Giám một thời gian dài, đương nhiên Trương Ngạc cũng không học hỏi được gì ở Quốc Tử Giám, thành quả duy nhất của y là bán được 150 chiếc kính quang học, 120 chiếc kính cận thị, 100 kính thắp hương, tổng cộng hơn 1600 lượng. Y và Trương Nguyên chia làm hai, mỗi người hơn 800 lượng.
Trương Nguyên đề nghị mỗi người góp 500 lượng gộp thành 1000 lượng để mở rộng xưởng kính và để đợi cuối năm về quê, xưởng kính sẽ lấy tên là kính phường Hàn Xã. Theo như kế hoạch của Trương Nguyên thì sẽ sản xuất theo phương thức dây truyền. Mỗi nhân công sẽ phụ trách một giai đoạn, như vậy vừa có thể bảo đảm chất lượng và hiệu quả làm việc, vừa tránh được việc khi nhân công thôi việc mang theo toàn bộ kỹ thuật làm kính của mình. -special-character:line-break'>
Vương Vi cười thầm, có vẻ rất vui mừng, nhưng gò má lại có vệt nước mắt. Thực ra hôm nay Vương Vi cố ý đến Kê Minh tự, không nghĩ tới sẽ gặp được Trương Nguyên, chỉ nghĩ trong đêm trăng ở đây sẽ gần Trương Nguyên một chút, bây giờ gặp được Trương Nguyên, tất hiên là mừng ra mặt.
Trương Nguyên thở dài nói:
- Mới vừa rồi thấy cô lễ phật, người Thảo Y Đạo cũng thờ phật sao?
Vương Vi cười nói lại:
- Vào chùa không bái Phật sao được!
Rồi hỏi:
- Vừa rồi ở ngoài điện nói chuyện là lệnh tôn ạ, lão tiên sinh không trách huynh việc tối qua chứ?
Cô vừa nói vừa liếc nhìn Tiết Đồng.
Tiết đồng xấu hổ.
Trương Nguyên nói:
- Mới vừa rồi ngoài sơn môn, ta đã bị nói một trận, nhưng chuyện này không có liên quan gì đến Tiết Đồng.
Vương Vi nghĩ đên cảnh Trương Nguyên đứng khoanh tay nghe giáo huấn thì không thể nhịn cười, nói:
- Lúc gần tối ta đi thuyền tới cầu Thông Tế, có thấy mấy người Tông Tử tướng công, Yến Khách tướng công cười nói đi về phía Đào Diệp Độ, nhưng ta không lên tiếng chào hỏi.
Trương Nguyên cười một tiếng:
- Bọn họ nhất định sẽ đi tìm cô và Tuyết Y cô nương.
Vương Vi nói:
- Vậy thì không may rồi, Tuyết Y tỷ cũng không ở Tương Chân Quán.
Trương Nguyên nói:
- Kệ bọn họ, họ tự tìm nơi có thú vui.
Nhìn thấy mí mắt Vương Vi hơi sưng thì hỏi:
- Cô đã khóc sao?
Vương Vi dùng ngón tay nhẹ nhàng lau mắt nói:
- Mắt công tử không phải không được tốt hay sao? Tại sao lại nhìn thấy rõ vậy? Vương Vi mới vừa rồi quỳ trước Phật, bỗng nhiên nghĩ tới linh cữu của vong phụ còn đang gửi trong Phật tự thuộc một nơi nào đó ở Giang Bắc, mà lúc đó ta còn nhỏ tuổi không nhớ rõ địa danh, không thể tìm kiếm, nên trong lòng thấy buồn bã.
Nói tới đây cô hướng mắt về phía Trương Nguyên cười cười, đôi mắt trong veo nói:
- Xin lỗi, ta không nên nói chuyện buồn ở đây, mong Giới Tử công tử đừng để ý.
Trương Nguyên nói:
- Có gì đâu, chúng ta là… bạn bè mà.
Đi dạo được vài bước với Vương Vi dưới ánh trăng, hắn nói:
- Thôi, ta phải quay lại khách đường trong chùa, cha ta vẫn ngồi đó uống trà, cô hãy về đi, đi cẩn thận.
Nói xong, hắn quay lại khách đường trong chùa, đợi cha uống xong trà rồi cùng ra khỏi chùa. Trước khi ra khỏi cửa thì đã không thấy Vương Vi và Tiết Đồng đâu nữa, Vũ Lăng dò xét nói:
- Thiếu gia, Vương Vi cô nương mời thiếu gia khi nào rảnh thì qua chơi, lúc nào cô ấy cũng đón tiếp.
Khi Trương Nguyên theo cha về Thính Thiện Cư thì đã canh hai mà Trương Đại và Trương Ngạc chưa thấy về, Trương Thụy Dương lại nhân cơ hội nói với Trương Nguyên đừng học theo hai người anh, Trương Nguyên đương nhiên nghe theo.
Vì ngày mai Trương Thụy Dương sẽ rời khỏi Nam kinh, nên Trương Nguyên liền viết thư trả lời chị và anh rể. Viết xong, đưa Lục Đại Hữu cất đi.
Cảnh đèn Tần Hoài, ánh sáng phát ra mãnh liệt, tiếng ca tiếng sáo rộn ràng. Hai bên bờ sông trai gái dựa vào lan can cười nói, âm thanh hỗn loạn, khiến người ta không thể không chú ý đến, đúng là tiên cảnh dục thế.
Trương Đại, Trương Ngạc, Hạ Doãn Di, Dương Thạch Hương, Phùng Mông Long, Nghê Nguyên Lộ 6 người ngồi uống rượu ngắm trăng trên chiếc thuyền dài bốn trượng, bên cạnh có sáu cô kỹ nữ Tần Hoài, với mái tóc quyến rũ lòng người đang hầu rượi, Trương Ngạc vui vẻ nói:
- Thật tội nghiệp Giới Tử đệ không được vui như thế này, bị Ngũ bá phụ quản, chắc là đã ngủ rồi.
Trương Đại nói:
- Còn có Vương Vi luôn cùng Giới Tử mà.
Mọi người vui vẻ uống rượu, nói cười, sáu kỹ nữ lúc thì thổi tiêu lúc lại ngân nga ca hát, trong ánh đèn và tiếng mái chèo trên sông Tần Hoài, chẳng còn hay biết thời gian là gì.
Đêm khuya, thuyền đi tới Đào Điệp Độ, Hạ Doãn Di và Phùng Mộng Long xin cáo lui, Nghê Nguyên Lộ cũng muốn về thì bị Trương Ngạc níu lại, cùng với Trương Đại, Dương Thạch Hương đến nghỉ trọ bên sông Tần Hoài, Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ có tình ý với một cô kỹ nữ, y liền để cho ả hầu hạ Nghê Nguyên Lộ.
Nghê Nguyên Lộ là con người sạch sẽ, tuy nhắm mắt làm ngơ nhưng vẫn cảm thấy ả không được sạch sẽ liền bắt ả đi tắm rửa rồi quay lại, ả kỹ nữ thấy vậy nói:
- Nghê công tử, lúc chập tối thiếp thân đã tắm qua rồi.
Nghê Nguyên Lộ nói:
- Không được, nhất định phải đi tắm.
Ả đành phải chuẩn bị hương liệu tắm sạch sẽ thơm tho, nhưng Nghê Nguyên Lộ không chịu nổi mùi hương đó, bắt ả tắm lại, tắm xong gã sờ tới sờ lui vẫn cảm thấy chỗ này không sạch chỗ kia không sạch, lại bắt ả tắm lần nữa, tắm đi tắm lại, đến sáng, ả bị giày vò đến phát bệnh, Nghê Nguyên Lộ đành phải bỏ thêm cả tiền thuốc men cho ả.
Trương Đại cùng những người khác khi biết được chuyện này thì cười đùa không dứt.
Đến giờ Thìn, bốn người cả Trương Đại quay về Thính Thiện Cư, Phùng Mộng Long, Hạ Doãn Di đã đến trước, Tông Dực Thiện cũng đã chuẩn bị xong hành lý cùng Trương Thụy Dương đi Thanh Phổ, Tông Dực Thiện sốt ruột báo cáo, anh ta muốn đưa cha mẹ về Sơn Âm, nên đi cùng đường với cha của Trương Nguyên.
Đoàn người tiễn Trương Thụy Dương và Tông Dực Thiện đến thủy quan Tụ Bảo môn, thuyền do Lai Phúc thuê đã chờ sẵn ở đó. Trương Thụy Dương dặn dò mấy đứa con trước khi lên thuyền, hỏi xem lúc nào thì chúng về quê, Trương Nguyên nói giữa tháng 11 sẽ khởi hành từ Kim Lăng, cũng sẽ đến Thanh Phổ một chuyến.
Bắt đầu là một trận mưa sau đó là cái lạnh tràn về. Trước và sau tết trung thu trời nắng ráo được vài ngày, đến cuối tháng tám lại mưa liên tục, một chiếc áo mỏng không đủ để tránh cái lạnh mà phải mặc thêm áo nữa.
Phùng Mộng Long, Dương Thạch Hương và Hạ Doãn Di ở lại Kim Lăng hơn nửa tháng, đến mùng năm tháng chín thì từ biệt ba anh em họ Trương lên thuyền về quê trong cái lạnh của mùa thu. Họ không có cảm giác ly biệt mà thay vào đó là cảm giác hưng phấn. Cùng trò chuyện với Trương Nguyên trong những ngày qua, họ càng có cái nhìn tốt hơn về Hàn Xã và Hàn Xã Thư cục, cổ phần của Hàn Xã Thư cục là 10 lượng trên một cổ phần, tất cả có hơn 1 nghìn cổ phần, tính ra thì vốn góp đã đủ vạn lượng, kế hoạch mở rộng Thư cục của Trương Nguyên cũng đã đâu vào đấy, mỗi bước đều có tính toán kĩ càng và có mục tiêu rõ ràng.
Trước cuối năm Hàn Xã Thư cục muốn đem bốn mươi quyển< Tiểu thuyết cổ kim> của Mã Phùng Long gộp thành 10 tập đổi tên là < Dụ thế minh ngôn> để phát hành tại Lục Thiên Quán, sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm nay, mỗi tháng in hai quyển. Trước tiên tổng hợp 2 quyển trong số 5 quyển < Cảnh thế thông ngôn> thành một quyển để in ấn. Để hoàn thiện được thì cần phải mời những người tài giỏi trong việc viết, khắc, vẽ minh họa đến làm, dùng gỗ làm bản khắc, giấy in loại tốt. Những năm đầu thì chưa cần phải có lợi nhuận, chỉ cần không lỗ là được, phải biết nhìn xa trông rộng, trước tiên phải dùng những bộ sách có tiếng để tạo nên thương hiệu cho nhà in, sau đó dựa vào ảnh hưởng của Hàn Xã để tạo nguồn tiêu thụ, Hàn Xã cũng dựa vào số lượng lưu hành sách của nhà in mà mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, hai bên bổ sung giá trị cho nhau, tương trợ lẫn nhau.
Một mai khi thời cơ chín muồi, Trương Nguyên có thể lợi dụng nhà in và Hàn Xã để tuyên truyền quan điểm trị quốc, đạo đức, triết học của mình , để dần dần hình thành môi trường dư luận. Tất nhiên những điều này được thực hiện dựa trên sự trung thành vì lợi ích của dân và bảo vệ đất nước. Nhưng trước tiên hắn cần phải tích lũy đạo đức, phẩm hạnh cao thì mới có thế chống lại mồm mép của những kẻ đối nghịch.
Lần này Dương Thạch Hương còn mang về một bộ bản thảo định danh 《Tiêu thị thừa bút》 của Tiêu Pháp, khoảng 8 vạn chữ. Mấy ngày này Trương Nguyên ở Đạm Viên đọc bản thảo, đây là những lĩnh ngộ và kiến thức phong phú về kinh tế, lịch sử, văn học, y học cùng nhiều phương diện khác mà Tiêu Pháp nỗ lực cả cuộc đời, kiến thức phong phú, ngòi bút sắc xảo, có thể nói toàn là những kiến thức quý báu.
Tiêu Pháp sáng tác phong phú, Trương Nguyên độc tuyển tác phẩm này cho Hàn Xã Thư Cục xuất bản là quyết định đúng đắn. Trước tiên, thể bút ký được phần đông trí thức yêu thích và lưu hành thời Vãn Minh. Mặt khác tác phẩm này không quá khó hiểu như những tác phẩm khác của Tiêu Pháp, hơn nữa, Trương Nguyên rất thích những tư tưởng tiến bộ, nhận thức văn minh, phản đối chế độ bảo thủ, phản đối việc gò bó ngôn luận, tất cả đều được thể hiện trong tác phẩm. Phát hành bộ sách này làm nền tảng để tuyên truyền rộng rãi tư tưởng, mục đích của nhà in Hàn Xã.
Nghê Nguyên Lộ không đi cùng ba người Dương Thạch Hương mà ở đến giữa tháng 11 để cùng về Thiệu Hưng với anh em Trương Nguyên . Những ngày sống ở Thính Thiền Cư , Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ ở đây thì không muốn ở Quốc Tử Giám nữa , mà xin phép xuất giám để đi du ngoại sơn thủy cùng Nghê Nguyên Lộ, xem Nghê Nguyên Lộ vẽ tranh. Mặt khác, Trương Ngạc lại đợi ở trong Quốc Tử Giám một thời gian dài, đương nhiên Trương Ngạc cũng không học hỏi được gì ở Quốc Tử Giám, thành quả duy nhất của y là bán được 150 chiếc kính quang học, 120 chiếc kính cận thị, 100 kính thắp hương, tổng cộng hơn 1600 lượng. Y và Trương Nguyên chia làm hai, mỗi người hơn 800 lượng.
Trương Nguyên đề nghị mỗi người góp 500 lượng gộp thành 1000 lượng để mở rộng xưởng kính và để đợi cuối năm về quê, xưởng kính sẽ lấy tên là kính phường Hàn Xã. Theo như kế hoạch của Trương Nguyên thì sẽ sản xuất theo phương thức dây truyền. Mỗi nhân công sẽ phụ trách một giai đoạn, như vậy vừa có thể bảo đảm chất lượng và hiệu quả làm việc, vừa tránh được việc khi nhân công thôi việc mang theo toàn bộ kỹ thuật làm kính của mình. -special-character:line-break'>
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si