Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 216-2: Điên cuồng (2)
Hoàng Quốc Đỉnh thản nhiên nói:
- Vương tri huyện Thanh Phổ đã có thư đến, nói là sáu tên đó đã bị nhốt vào huyện lao, nhất thời không được thả, thế huynh hãy đưa mảnh giấy này cho thầy Đổng xem trước, sau giờ ngọ bổn phủ sẽ đích thân đến nói rõ ràng với thầy.
Đổng Tổ Thường đành phải cáo từ, chưa đạt được mục đích nên vô cùng tức giận, mở mảnh giấy rách ra xem, nào là “Lòng người hiểm như sông núi, khó hiểu như trời, trời vẫn còn thời gian ngày và đêm của bốn mùa xuân hạ thu đông nhưng người khó mà đoán được." Tiêu đề là “Thư họa khó luận tiếng lòng". Đổng Tổ Thường tức giận nói:
- Thật chẳng ra làm sao, đưa phụ thân ta xem tờ giấy rách nát này làm gì chứ, rõ ràng là tắc trách, không lẽ Hoàng Quốc Đỉnh cũng sợ bọn Trương thị ở Sơn Âm đó?
Nếu không phải Hoàng Quốc Đỉnh hết lần này đến lần khác dặn dò phải đưa thiếp văn này cho thầy Đổng xem thì Đổng Tổ Thường rất có thể sẽ tiện tay mà vứt đi rồi. Lúc này gã đành phải nhẫn nhịn đến chỗ phụ thân bên phủ đệ. Ba huynh đệ Đổng Tổ Nguyên, Đổng Tổ Thường và Đổng Tổ Hòa mỗi người đều có dinh thự riêng, đều không sống chung với Đổng Kỳ Xương nhưng khoảng cách lại rất gần, nhà có đến nghìn gian, phố phường tiếp nối nhau, năm ngoái Đổng Tổ Nguyên còn xây nhà mới bên cầu Trường Sinh.
Đổng Kỳ Xương mới sáng sớm đã luyện bút ở Họa Thiền phòng. Đây là thói quen đã mấy chục năm của lão. Đổng Kỳ Xương lúc mười bảy tuổi đã tham gia thi phủ ở Tùng Giang, vì thư pháp không giỏi nên không thể giành được thủ khoa thi phủ, từ đó đã cố gắng tập viết chữ theo mẫu. Từ Trung, Vương thời Ngụy Tấn đến Nhan, Liễu của triều Đường, từ Ngũ đại Dương Ngưng Thức đến Mễ Phất thời Tống, đều tập viết chữ theo mẫu rất chăm chỉ, cuối cùng trở thành những nhà thư pháp lớn. Lão đến hôm nay tuổi đã lục tuần nhưng mỗi ngày đều vẫn viết Khải thư Thiên tự văn cả trăm chữ. Hôm nay vừa mới viết xong cả cuốn thì con trai Đổng Tổ Thường đến, phẫn nộ nói Hoàng tri phủ không chịu nghiêm phạt Lục thị Thanh Phổ tội đánh người mà lại còn trịnh trọng bảo gã gửi một tờ giấy rách đến.
Đổng Kỳ Xương tỉnh như không, mở tờ giấy ra xem, đầu tiên là xem chữ, chữ viết rất kém, có thể phân biệt được từng chữ, hiển nhiên là viết rất qua loa, có hơn một nghìn chữ chi chít. Đọc được trên một trăm chữ, Đổng Kỳ Xương vốn đang ngồi liền đứng dậy, chống hai tay lên thư án tiếp tục xem, càng xem càng kinh hãi, càng phẫn nộ, hai tay chống trên bàn đều run lên bần bật.
Đổng Tổ Thường nhìn thấy dáng vẻ phẫn nộ của phụ thân, giờ mới hiều được tờ giấy rách nát kia quả nhiên là quan trọng, liền hỏi:
- Phụ thân, tờ giấy viết gì mà phụ thân lại tức giận đến thế?
Đổng Kỳ Xương thở dồn, cho đến khi đọc đến bài thơ của Văn Mạt Nguyên đột nhiên giận dữ kêu lên một tiếng, cầm lấy tờ giấy Tùng Giang vốn đã rách nát xé làm hai mảnh, lại quăng tay làm cái bình xanh trên bàn rớt xuống đất “choang" một tiếng, vỡ vụn văng khắp nơi, sau đó lão quay lại ngồi vào ghế mũ quan, lớn tiếng hỏi:
- Là ai? Là ai viết tờ giấy này?
Đổng Tổ Thường từ trước giờ chưa từng thấy phụ thân tức giận phẫn nộ như thế nên cũng đâm ra lo sợ, đáp:
- Hoàng tri phủ nói là nha dịch lấy từ Thân Minh đình xuống từ sáng sớm.
Đổng Kỳ Xương khàn giọng nói:
- Lời văn ác độc, là muốn đưa Đổng Kỳ Xương ta vào chỗ chết đây mà!
Vừa quát lão vừa ra sức đấm xuống mặt bàn, có thể thấy được sự phẫn nộ cực độ, gần như phát điên.
Đổng Tổ Thường cuống quýt nhặt tờ giấy rách nát bị xé làm hai mảnh kia lên, ghép lại xem chỗ nào đã chửi mắng phụ thân gã, nhìn trái nhìn phải nhưng vẫn không hiểu. Đổng Tổ Thường cũng chỉ có thể gọi là biết chữ, đọc một vài tiểu thuyết thông thường thì còn tạm được. Bài “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ này là bài thơ cổ văn thanh lịch thuần khiết, trích dẫn kinh điển, lưu loát phong phú, gã không nhìn ra được câu nào là câu mắng người nhưng phụ thân lại nổi giận điên cuồng như thế hiển nhiên bài thơ này là vô cùng ác độc, bèn nói:
- Phụ thân bớt giận, con sẽ điều tra xem ai đã viết tờ giấy này!
Đổng Kỳ Xương đã không còn kiềm chế được sự điên cuồng của mình, lão quát:
- Mau đi điều tra, điều tra ra là kẻ nào thì đánh cho ta, đánh thật lực vào!
Đổng Tổ Thường vâng một tiếng, cầm lấy hai mảnh giấy rách đi khỏi Họa Thiền thất, gã đi thương lượng với huynh trưởng Đổng Tổ Nguyên trước. Đổng Tổ Nguyên nhìn qua một lượt tờ giấy rách nát, y không phải không học vấn không nghề nghiệp giống như kỳ đệ Tổ Thường, giận dữ nói:
- Đây là muốn chửi bới phẩm hạnh của phụ thân mà, chẳng trách phụ thân nổi giận, bài viết này thật sự quá ác độc, bài viết này mà lưu truyền thì sẽ tổn hao đến thanh danh của phụ thân, phải lập tức điều tra ngay, cũng không phải trông cậy vào Hoàng tri phu nữa, mấy tên nha dịch đó chẳng có ích lợi gì cả, hãy bảo thủ hạ của Ngô Long điều tra toàn bộ, đã là dán ở Thân Minh đình thì phải có người nhìn thấy, có người muốn hủy hoại danh tiếng của phụ thân thì chắc chắn sẽ không chỉ dán ở mỗi Thân Minh đình mà ở những nơi khác cũng đều phải đi xem xét điều tra, nhìn thấy thì lập tức xé bỏ chớ để truyền ra bên ngoài.
Đổng Tổ Thường lập tức bảo người kêu Ngô Long đến, ra lệnh cho Ngô Long tức khắc sai người đi khắp nơi tìm người dán bài “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ . Thủ lĩnh bọn đánh người Ngô Long lộ vẻ khó xử, y không biết chữ, đám thanh thủ đánh thuê của hắn cũng không được mấy tên biết chữ, muốn bọn chúng đánh người thì được nhưng bắt chúng đọc chữ thì đúng là làm khó chúng rồi.
Đổng Tổ Thường không nhịn được nói:
- Không để ý nhiều thế làm gì, hễ nhìn thấy đứa nào dán giấy thì bắt tới tra tấn thẩm vấn ngay, gia phụ đã nổi trận lôi đình, không bắt được tên này thì không để yên.
Ngô Long hỏi:
- Nhị công tử, vậy để mặc kệ sáu tên bị giam giữ ở Thanh Phổ kia sao?
Đổng Tổ Thường quát:
- Trước hết việc gấp gáp nhất là phải bắt tên gian tặc dán giấy đã, mau đi đi!
Sau khi Ngô Long đi, Đổng Tổ Thường lại phái đi hơn một trăm gia đinh, đều là những người biết được vài chữ. Trên khắp phố to ngõ nhỏ huyện Hoa Đình, đâu đâu cũng thấy bọn đánh thuê và gia nô của Đổng phủ. Mấy tên đánh thuê này tiện thể ức hiếp người lương thiện, trêu ghẹo phụ nữ, trong phút chốc cả huyện thành và phủ thành đều chướng khí mù mịt, huyện thành lớn như vậy luôn có vài cáo thị tìm người hoặc tìm đồ vật, vừa lúc bị gia nô Đổng thị và bọn đánh thuê nhìn thấy, không biệt tốt xấu chúng đã ra tay hành hung trước, mà thiếp văn “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ này lại dán ở khắp nơi, gia nô Đổng thị và bọn đánh thuê đã bóc hơn hai mươi tờ nhưng vẫn không bắt được kẻ dán, bèn bắt hai tên dán cáo thị tìm đồ xui xẻo kia về nhà Đổng Tổ Thường để thẩm vấn.
Đổng Tổ Thường tự thiết lập hình đường, sai người đánh hai tên xui xẻo đó một trận, đánh đến bán sống bán chết nhưng vẫn không hỏi được gì, nghĩ là đã bắt nhầm người nhưng cũng không thả cho hai tên này đi mà nhốt chúng vào kho củi đợi điều tra chân tướng xong rồi thả cũng không muộn.
Đổng Tổ Thường oán hận nói với huynh trưởng Đổng Tổ Nguyên:
- Chuyện này chắc chắn có liên quan đến Trương Nguyên, tiểu tử đó vừa đến Tùng Giang thì chuyện gì cũng đến!
Đột nhiên gã nhớ đến Bặc Thế Trình từng nói còn có ba tú tài Hoa Đình ở cùng với Trương Nguyên, một người họ Tương không biết là ai, còn hai người kia là Kim Lang Chi và Ông Nguyên Thăng, bắt hai tên này về ép hỏi chắc chắn có thể biết được là ai dán “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ .
Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại lúc này đang uống trà chơi cờ bàn về thanh ngôn ở Đông Dư Sơn Cư của Trần Kế Nho, vô cùng nhàn nhã.
Trần Kế Nho thích vẽ, sớm đã ẩn cư ở phía Nam tiểu Côn Sơn, xây miếu thờ Nhị Lục (Lục Cơ và Lục Vân), đi xin những bông hoa nổi tiếng khắp nơi, trước Quảng Thực Đường, ông nói:
- Ta nghèo, lấy cái này để vui với hai vị tiên sinh.
Vì thế ông mới có cái tên phong nhã‘Khất hoa tràng’ như vậy.
Từ khi song thân qua đời, Trần Kế Nho di cư về núi Đông Dư, xây Ngoan Tiên Lư, Lai Nghi Đường, Lỗi Kha Hiên, Vãn Hương Đường, Nhất Phất Hiên, Lâm Hạ Uyển. Trần Kế Nho bây giờ đã không còn lo về tiền tài nữa, ông ta không làm quan, tuy thư họa rất giỏi nhưng không hề giống như Đổng Kỳ Xương lấy tiền nhuận bút từ thư họa để làm giàu, càng không ỷ thế ức hiếp người khác ở quê hương, vậy thì con đường phát tài của Trần Kế Nho ở đâu, sao lại có thể xây được Đông Dư Sơn Cư, kết giao danh sĩ, du ngoạn sơn thủy?
Trần Kế Nho là người thông minh tuyệt đỉnh. Ông thấy sự đấu đá chốn quan trường liền vứt bỏ mũ nho, từ bỏ ý định tiến thân bằng con đường làm quan. Nhưng ông không phải loại thư sinh cuồng ngạo, mà là một ẩn sĩ cô độc. Cũng chẳng phải ông không thích giàu sang phú quý, chỉ là không muốn vì giàu có mà phải mệt mỏi mà thôi. Ông không muốn làm ẩn sĩ chỉ sống nghèo khổ đạm bạc rồi chết đói trên núi Thủ Dương. Con đường phát tài của Trần Kế Nho là in ấn sách. Bảo Nhan Đường của ông ta là hiệu sách lớn nhất Giang Nam. “ Bảo Nhan Đường bí cấp “ do ông phụ trách biên tập một tháng xuất bản hai cuốn, hai mươi năm nay đã xuất bản hơn bốn trăm cuốn. “ Bảo Nhan Đường bí cấp “ là một cuốn sách tương tự như Bách khoa toàn thư, kinh sử tử tập, y học, bói toán, tướng số, tử vi đều được đề cập đến, còn có các loại bút kí tiểu thuyết, thanh ngôn tiểu phẩm. Những sách này vì hợp sở thích của kẻ sĩ thời Vãn Minh, cộng thêm danh tiếng của Trần Kế Nho nên được tiêu thụ khắp nam bắc Đại Giang, có thể nói Trần Kế Nho là thương gia về sách thành công nhất thời Vãn Minh.
- Vương tri huyện Thanh Phổ đã có thư đến, nói là sáu tên đó đã bị nhốt vào huyện lao, nhất thời không được thả, thế huynh hãy đưa mảnh giấy này cho thầy Đổng xem trước, sau giờ ngọ bổn phủ sẽ đích thân đến nói rõ ràng với thầy.
Đổng Tổ Thường đành phải cáo từ, chưa đạt được mục đích nên vô cùng tức giận, mở mảnh giấy rách ra xem, nào là “Lòng người hiểm như sông núi, khó hiểu như trời, trời vẫn còn thời gian ngày và đêm của bốn mùa xuân hạ thu đông nhưng người khó mà đoán được." Tiêu đề là “Thư họa khó luận tiếng lòng". Đổng Tổ Thường tức giận nói:
- Thật chẳng ra làm sao, đưa phụ thân ta xem tờ giấy rách nát này làm gì chứ, rõ ràng là tắc trách, không lẽ Hoàng Quốc Đỉnh cũng sợ bọn Trương thị ở Sơn Âm đó?
Nếu không phải Hoàng Quốc Đỉnh hết lần này đến lần khác dặn dò phải đưa thiếp văn này cho thầy Đổng xem thì Đổng Tổ Thường rất có thể sẽ tiện tay mà vứt đi rồi. Lúc này gã đành phải nhẫn nhịn đến chỗ phụ thân bên phủ đệ. Ba huynh đệ Đổng Tổ Nguyên, Đổng Tổ Thường và Đổng Tổ Hòa mỗi người đều có dinh thự riêng, đều không sống chung với Đổng Kỳ Xương nhưng khoảng cách lại rất gần, nhà có đến nghìn gian, phố phường tiếp nối nhau, năm ngoái Đổng Tổ Nguyên còn xây nhà mới bên cầu Trường Sinh.
Đổng Kỳ Xương mới sáng sớm đã luyện bút ở Họa Thiền phòng. Đây là thói quen đã mấy chục năm của lão. Đổng Kỳ Xương lúc mười bảy tuổi đã tham gia thi phủ ở Tùng Giang, vì thư pháp không giỏi nên không thể giành được thủ khoa thi phủ, từ đó đã cố gắng tập viết chữ theo mẫu. Từ Trung, Vương thời Ngụy Tấn đến Nhan, Liễu của triều Đường, từ Ngũ đại Dương Ngưng Thức đến Mễ Phất thời Tống, đều tập viết chữ theo mẫu rất chăm chỉ, cuối cùng trở thành những nhà thư pháp lớn. Lão đến hôm nay tuổi đã lục tuần nhưng mỗi ngày đều vẫn viết Khải thư Thiên tự văn cả trăm chữ. Hôm nay vừa mới viết xong cả cuốn thì con trai Đổng Tổ Thường đến, phẫn nộ nói Hoàng tri phủ không chịu nghiêm phạt Lục thị Thanh Phổ tội đánh người mà lại còn trịnh trọng bảo gã gửi một tờ giấy rách đến.
Đổng Kỳ Xương tỉnh như không, mở tờ giấy ra xem, đầu tiên là xem chữ, chữ viết rất kém, có thể phân biệt được từng chữ, hiển nhiên là viết rất qua loa, có hơn một nghìn chữ chi chít. Đọc được trên một trăm chữ, Đổng Kỳ Xương vốn đang ngồi liền đứng dậy, chống hai tay lên thư án tiếp tục xem, càng xem càng kinh hãi, càng phẫn nộ, hai tay chống trên bàn đều run lên bần bật.
Đổng Tổ Thường nhìn thấy dáng vẻ phẫn nộ của phụ thân, giờ mới hiều được tờ giấy rách nát kia quả nhiên là quan trọng, liền hỏi:
- Phụ thân, tờ giấy viết gì mà phụ thân lại tức giận đến thế?
Đổng Kỳ Xương thở dồn, cho đến khi đọc đến bài thơ của Văn Mạt Nguyên đột nhiên giận dữ kêu lên một tiếng, cầm lấy tờ giấy Tùng Giang vốn đã rách nát xé làm hai mảnh, lại quăng tay làm cái bình xanh trên bàn rớt xuống đất “choang" một tiếng, vỡ vụn văng khắp nơi, sau đó lão quay lại ngồi vào ghế mũ quan, lớn tiếng hỏi:
- Là ai? Là ai viết tờ giấy này?
Đổng Tổ Thường từ trước giờ chưa từng thấy phụ thân tức giận phẫn nộ như thế nên cũng đâm ra lo sợ, đáp:
- Hoàng tri phủ nói là nha dịch lấy từ Thân Minh đình xuống từ sáng sớm.
Đổng Kỳ Xương khàn giọng nói:
- Lời văn ác độc, là muốn đưa Đổng Kỳ Xương ta vào chỗ chết đây mà!
Vừa quát lão vừa ra sức đấm xuống mặt bàn, có thể thấy được sự phẫn nộ cực độ, gần như phát điên.
Đổng Tổ Thường cuống quýt nhặt tờ giấy rách nát bị xé làm hai mảnh kia lên, ghép lại xem chỗ nào đã chửi mắng phụ thân gã, nhìn trái nhìn phải nhưng vẫn không hiểu. Đổng Tổ Thường cũng chỉ có thể gọi là biết chữ, đọc một vài tiểu thuyết thông thường thì còn tạm được. Bài “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ này là bài thơ cổ văn thanh lịch thuần khiết, trích dẫn kinh điển, lưu loát phong phú, gã không nhìn ra được câu nào là câu mắng người nhưng phụ thân lại nổi giận điên cuồng như thế hiển nhiên bài thơ này là vô cùng ác độc, bèn nói:
- Phụ thân bớt giận, con sẽ điều tra xem ai đã viết tờ giấy này!
Đổng Kỳ Xương đã không còn kiềm chế được sự điên cuồng của mình, lão quát:
- Mau đi điều tra, điều tra ra là kẻ nào thì đánh cho ta, đánh thật lực vào!
Đổng Tổ Thường vâng một tiếng, cầm lấy hai mảnh giấy rách đi khỏi Họa Thiền thất, gã đi thương lượng với huynh trưởng Đổng Tổ Nguyên trước. Đổng Tổ Nguyên nhìn qua một lượt tờ giấy rách nát, y không phải không học vấn không nghề nghiệp giống như kỳ đệ Tổ Thường, giận dữ nói:
- Đây là muốn chửi bới phẩm hạnh của phụ thân mà, chẳng trách phụ thân nổi giận, bài viết này thật sự quá ác độc, bài viết này mà lưu truyền thì sẽ tổn hao đến thanh danh của phụ thân, phải lập tức điều tra ngay, cũng không phải trông cậy vào Hoàng tri phu nữa, mấy tên nha dịch đó chẳng có ích lợi gì cả, hãy bảo thủ hạ của Ngô Long điều tra toàn bộ, đã là dán ở Thân Minh đình thì phải có người nhìn thấy, có người muốn hủy hoại danh tiếng của phụ thân thì chắc chắn sẽ không chỉ dán ở mỗi Thân Minh đình mà ở những nơi khác cũng đều phải đi xem xét điều tra, nhìn thấy thì lập tức xé bỏ chớ để truyền ra bên ngoài.
Đổng Tổ Thường lập tức bảo người kêu Ngô Long đến, ra lệnh cho Ngô Long tức khắc sai người đi khắp nơi tìm người dán bài “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ . Thủ lĩnh bọn đánh người Ngô Long lộ vẻ khó xử, y không biết chữ, đám thanh thủ đánh thuê của hắn cũng không được mấy tên biết chữ, muốn bọn chúng đánh người thì được nhưng bắt chúng đọc chữ thì đúng là làm khó chúng rồi.
Đổng Tổ Thường không nhịn được nói:
- Không để ý nhiều thế làm gì, hễ nhìn thấy đứa nào dán giấy thì bắt tới tra tấn thẩm vấn ngay, gia phụ đã nổi trận lôi đình, không bắt được tên này thì không để yên.
Ngô Long hỏi:
- Nhị công tử, vậy để mặc kệ sáu tên bị giam giữ ở Thanh Phổ kia sao?
Đổng Tổ Thường quát:
- Trước hết việc gấp gáp nhất là phải bắt tên gian tặc dán giấy đã, mau đi đi!
Sau khi Ngô Long đi, Đổng Tổ Thường lại phái đi hơn một trăm gia đinh, đều là những người biết được vài chữ. Trên khắp phố to ngõ nhỏ huyện Hoa Đình, đâu đâu cũng thấy bọn đánh thuê và gia nô của Đổng phủ. Mấy tên đánh thuê này tiện thể ức hiếp người lương thiện, trêu ghẹo phụ nữ, trong phút chốc cả huyện thành và phủ thành đều chướng khí mù mịt, huyện thành lớn như vậy luôn có vài cáo thị tìm người hoặc tìm đồ vật, vừa lúc bị gia nô Đổng thị và bọn đánh thuê nhìn thấy, không biệt tốt xấu chúng đã ra tay hành hung trước, mà thiếp văn “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ này lại dán ở khắp nơi, gia nô Đổng thị và bọn đánh thuê đã bóc hơn hai mươi tờ nhưng vẫn không bắt được kẻ dán, bèn bắt hai tên dán cáo thị tìm đồ xui xẻo kia về nhà Đổng Tổ Thường để thẩm vấn.
Đổng Tổ Thường tự thiết lập hình đường, sai người đánh hai tên xui xẻo đó một trận, đánh đến bán sống bán chết nhưng vẫn không hỏi được gì, nghĩ là đã bắt nhầm người nhưng cũng không thả cho hai tên này đi mà nhốt chúng vào kho củi đợi điều tra chân tướng xong rồi thả cũng không muộn.
Đổng Tổ Thường oán hận nói với huynh trưởng Đổng Tổ Nguyên:
- Chuyện này chắc chắn có liên quan đến Trương Nguyên, tiểu tử đó vừa đến Tùng Giang thì chuyện gì cũng đến!
Đột nhiên gã nhớ đến Bặc Thế Trình từng nói còn có ba tú tài Hoa Đình ở cùng với Trương Nguyên, một người họ Tương không biết là ai, còn hai người kia là Kim Lang Chi và Ông Nguyên Thăng, bắt hai tên này về ép hỏi chắc chắn có thể biết được là ai dán “ Thư họa khó luận tiếng lòng “ .
Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại lúc này đang uống trà chơi cờ bàn về thanh ngôn ở Đông Dư Sơn Cư của Trần Kế Nho, vô cùng nhàn nhã.
Trần Kế Nho thích vẽ, sớm đã ẩn cư ở phía Nam tiểu Côn Sơn, xây miếu thờ Nhị Lục (Lục Cơ và Lục Vân), đi xin những bông hoa nổi tiếng khắp nơi, trước Quảng Thực Đường, ông nói:
- Ta nghèo, lấy cái này để vui với hai vị tiên sinh.
Vì thế ông mới có cái tên phong nhã‘Khất hoa tràng’ như vậy.
Từ khi song thân qua đời, Trần Kế Nho di cư về núi Đông Dư, xây Ngoan Tiên Lư, Lai Nghi Đường, Lỗi Kha Hiên, Vãn Hương Đường, Nhất Phất Hiên, Lâm Hạ Uyển. Trần Kế Nho bây giờ đã không còn lo về tiền tài nữa, ông ta không làm quan, tuy thư họa rất giỏi nhưng không hề giống như Đổng Kỳ Xương lấy tiền nhuận bút từ thư họa để làm giàu, càng không ỷ thế ức hiếp người khác ở quê hương, vậy thì con đường phát tài của Trần Kế Nho ở đâu, sao lại có thể xây được Đông Dư Sơn Cư, kết giao danh sĩ, du ngoạn sơn thủy?
Trần Kế Nho là người thông minh tuyệt đỉnh. Ông thấy sự đấu đá chốn quan trường liền vứt bỏ mũ nho, từ bỏ ý định tiến thân bằng con đường làm quan. Nhưng ông không phải loại thư sinh cuồng ngạo, mà là một ẩn sĩ cô độc. Cũng chẳng phải ông không thích giàu sang phú quý, chỉ là không muốn vì giàu có mà phải mệt mỏi mà thôi. Ông không muốn làm ẩn sĩ chỉ sống nghèo khổ đạm bạc rồi chết đói trên núi Thủ Dương. Con đường phát tài của Trần Kế Nho là in ấn sách. Bảo Nhan Đường của ông ta là hiệu sách lớn nhất Giang Nam. “ Bảo Nhan Đường bí cấp “ do ông phụ trách biên tập một tháng xuất bản hai cuốn, hai mươi năm nay đã xuất bản hơn bốn trăm cuốn. “ Bảo Nhan Đường bí cấp “ là một cuốn sách tương tự như Bách khoa toàn thư, kinh sử tử tập, y học, bói toán, tướng số, tử vi đều được đề cập đến, còn có các loại bút kí tiểu thuyết, thanh ngôn tiểu phẩm. Những sách này vì hợp sở thích của kẻ sĩ thời Vãn Minh, cộng thêm danh tiếng của Trần Kế Nho nên được tiêu thụ khắp nam bắc Đại Giang, có thể nói Trần Kế Nho là thương gia về sách thành công nhất thời Vãn Minh.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si