Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 190: Trung dung* của tiểu nhân
Mục Chân Chân lắc đầu nói:
- Tỳ nữ không đói.
Trương Nguyên xụ mặt nói:
- Rốt cuộc có đói hay không? Ta không thích nghe lời nói dối.
Mục Chân Chân biết rõ thiếu gia không phải trách nàng, mà có chút trêu chọc, cúi đầu nói khẽ:
- Thưa thiếu gia..., tỳ nữ hơi đói.
- Đói là tốt.
Trương Nguyên như làm ảo thuật, lấy ba quả quýt từ trong tay áo đưa cho Mục Chân Chân, nói:
- Đây là quýt đường Hàng Châu, ngươi nếm thử xem, so với quýt của Sơn Âm của chúng ta như thế nào?
Mục Chân Chân hơi do dự, liền vội vàng nhận lấy, tuy chưa ăn nhưng trong lòng đã sớm thấy ngọt.
Ba người vừa đi qua tháp Lôi Phong, đã thấy Tần Dân Bình cùng Vũ Lăng mang theo ngựa tìm đến. Vũ Lăng ở Chức Tạo Thự chờ thiếu gia về, thấy sắp tối mà vẫn không thấy bóng dáng thiếu gia với Chân Chân tỷ, Vũ Lăng luống cuống năn nỉ Tần Dân Bình đến mấy chỗ ở bên cạnh Thảo Đường tìm, người hầu Thảo Đường nói mấy người Trương công tử đến Nam Viên ở dưới tháp Lôi Phong, Tần Dân Bình, Vũ Lăng liền tìm đến Nam Viên. Từ Nam Viên đến Chức Tạo Thự có hơn năm dặm đường, có ánh trăng nên đi đường không cần đèn lồng, Trương Nguyên và Tần Dân Bình đi ở ven đường nói chuyện, hôm qua Tần Dân Bình mới chạy tới, nhưng chưa rảnh để nói chuyện lâu với Trương Nguyên.
Lúc này nói cho Trương Nguyên biết, tỷ phu của gã, Thạch Trụ Tuyên Phủ Sứ Mã Thiên Thừa, lúc ở trong ngục Vân Dương bị nhiễm bệnh nhưng không kịp trị, dù hiện tại đã rời ngục, nhưng tình trạng bệnh nghiêm trọng, liên tục không thấy chuyển biến tốt, nếu không Mã Thiên Thừa muốn đích thân đến chúc sinh từ (miếu thờ sống) của Chung thái giám một lò hương thượng đẳng.
Theo lịch sử Trương Nguyên biết, Mã Thiên Thừa chết ở trong ngục Vân Dương, Tần Lương Ngọc mới kế nhiệm Thạch Trụ Tuyên Phủ Sứ, Đại Minh để bộ lạc Thổ Ty thi hành chế độ tự trị nhất định, cũng không phái quan viên triều đình quản lý, mà người Thổ Ty thừa kế là, con chết thì vợ thay. Hiện Mã Thiên Thừa còn sống ra khỏi ngục Vân Dương, không biết sau này sẽ xảy ra chuyện gì, nhưng Tần Lương Ngọc sớm theo chồng xuất chinh nhiều lần, vị anh thư này tuyệt đối không phải không có tiếng tăm gì. Vừa về tới Chức Tạo Thự, con nuôi của Chung thái giám Tiểu Cao đang đợi Trương Nguyên trở về, vội nói:
- Trương công tử, cha nuôi ta mời Trương công tử đến có việc trao đổi.
Trương Nguyên theo Tiểu Cao đến thư phòng nội viện. Chung thái giám rất chờ mong điển lễ dâng hương ngày mai, thấy Trương Nguyên đến, trước hỏi Trương Nguyên đi nơi nào mà để Tần Dân Bình đi tìm?
Trương Nguyên nói:
- Tiêu Thái Sử đồng ý nhận ta và Tông Dực Thiện làm đệ tử, Tiêu Thái Sử đang ở tại Nam Viên của Bao Phó Sử, cơm tối dùng ở đấy.
- Tiêu Nhược Hầu Tiêu Trạng Nguyên nhận ngươi làm đệ tử rồi!
Chung thái giám mở to mắt nhìn Trương Nguyên, đột nhiên có chút thấy bất công mà tức giận, nói:
- Vì sao ngươi được ưa thích như thế, còn chúng ta lại không được người chào đón?
Đây là Chung thái giám coi Trương Nguyên như người một nhà, mới bực tức ở trước mặt Trương Nguyên, bực tức phát ra có nghĩa tâm không còn gì khúc mắc, nếu không sẽ che dấu ghi hận trong lòng, Trương Nguyên vội hỏi:
- Công công lời ấy có ý gì, ai dám mạo phạm công công?
Chung thái giám ngồi lại ghế bành, có phần uể oải nói:
- Ai có gan mạo phạm chúng ta, còn không phải lão sư Tiêu Trạng Nguyên của ngươi, chúng ta ngưỡng mộ thanh danh Trạng Nguyên của y, nhờ Bao Lôi Sử hướng y xin một bài “ Chung thị sinh từ ký “ lão Tiêu liền từ chối, nói không ghi loại văn xã giao này, thật ra làm gì có chuyện y không ghi văn xã giao, rõ ràng đang xem thường chúng ta.
Chung thái giám thật sự tức giận, nhưng chỉ có thể cằn nhằn, Tiêu Pháp thanh danh quá lớn, lại không làm quan, chỉ dạy học, Chung thái giám gã có thể làm gì y?
Trương Nguyên âm thầm lắc đầu, Chung thái giám gióng trống khua chiêng quá mức rồi, người ta đường đường là Trạng Nguyên lại viết cho ngươi một bài sinh từ ký, mặt người ta để đâu!
Trương Nguyên an ủi Chung thái giám vài câu, lại nghe Chung thái giám nói:
- Trương công tử, chúng ta tìm ngươi là để bàn bạc chuyện này, Tiêu Nhược Hầu không viết cho chúng ta, vậy chúng ta cầu người khác, tộc thúc tổ của ngươi Túc Ông học vấn vốn tốt, thanh danh cũng lớn, mời Túc Ông viết cho chúng ta một bài sinh từ ký thế nào? Chúng ta có tạ lễ.
Trương Nguyên thầm kêu: “ Không xong, kết giao một thái giám thật không dễ dàng, thái giám có lúc không phân lớn nhỏ phải trái, ngươi phải theo tính tình của họ, không thể khiến họ tức giận. “
Ánh mắt Chung thái giám sáng ngời nhìn chằm chằm Trương Nguyên, đợi Trương Nguyên có câu trả lời thuyết phục.
Trương Nguyên nói ra:
- Chung công công cũng biết ta đang ở học đường, tháng sau mới trở về Sơn Âm, công công muốn làm sinh từ ký, nhất định muốn khắc trên đá làm bia, nếu để thúc tổ ta làm, phải chờ đến cuối năm mới thành bia.
Nói đến đây, Trương Nguyên cố ý dừng lại, Chung thái giám quả nhiên hỏi:
- Vậy theo ý kiến của ngươi nên mời ai làm ký? Chúng ta cũng không gấp, cuối năm làm sinh từ ký lại khắc bia cũng chưa muộn, muốn là hiền sĩ nổi tiếng làm ký.
Trương Nguyên nói:
- Sinh từ là đại sự cả đời công công, ta làm được bao nhiêu tuyệt đối không cất dấu, chỉ cần công công chịu bỏ vốn lớn, ta nguyện khẩn cầu Tiêu lão sư làm ký cho công công.
Chung thái giám vui mừng, nói không ngớt:
- Nếu có thể mời Tiêu Trạng Nguyên làm ký cho chúng ta, muốn bao nhiêu bạc cứ nói, ba ngàn lượng bạc có đủ không? Hay là năm ngàn lượng?
Thái giám vì hư danh còn hơn người đọc sách, bởi vì khắc sâu bên trong thái giám là sự tự ti.
Trương Nguyên nói:
- Ta chỉ nói sẽ hết sức đi khẩn cầu, không dám nói được hay không. Tiêu lão sư lớn tuổi đức cao, là ông tổ văn học trong nước, muốn mời Tiêu lão sư viết bia ký, ta hoàn toàn không nắm chắc, chỉ vì giao tình giữa ta và công công, mới ra sức đi làm.
Chung thái giám bị Trương Nguyên kéo lên hứng thú, cảm kích nói:
- Chúng ta biết rõ ngươi là người phúc hậu, không giống như những người khác bề ngoài thì nịnh nọt chúng ta, sau lưng lại chửi chúng ta là Yêm cẩu (chó hoạn quan), ngươi làm hết sức là được, mặc kệ được hay không, chúng ta đều nhận nhân tình này của ngươi, đương nhiên, có thể làm được là tốt nhất, muốn bao nhiêu bạc chúng ta đều có thể bỏ.
Trương Nguyên nói:
- Công công, tại hạ nói thẳng, cầu Tiêu Trạng Nguyên viết sinh từ ký, dù là đương kim Tư Lễ Giám, thái giám chủ toạ cũng không có thể diện này, dù đặt vạn lượng bạc, Tiêu Trạng Nguyên cũng không thèm ngó tới. Nhưng công công đừng vội, ta nói cầu Tiêu Trạng Nguyên làm ký cho công công, tuyệt đối sẽ không làm qua loa về trả công công. Mặc dù không nắm chắc mười phần, vẫn có năm, sáu phần, nhưng phải đi cầu hơi quanh co.
Chung thái giám gấp không chịu nổi hỏi:
- Đi cầu quanh co vòng vèo là như thế nào?
Trương Nguyên nói:
- Công công cũng biết, năm nay Chiết Giang trước hạn sau lũ, nhiều nơi gặp hoạ, ở đâu cũng có người chết đói, nếu công công chịu bỏ bạc xây một toà viện dưỡng tế dưới ngọn bảo thạch kia, thu nhận cô nhi, cứu tế dân nghèo, thì có thể mượn danh nghĩa này mời Tiêu Trạng Nguyên ghi một bài “ Dưỡng tế viện ký “ . Tiêu lão sư là người nhân hậu, sẽ ghi bia ký như vậy, hơn nữa Chung công công làm việc này sẽ là một công ba việc, thứ nhất, Chung công công xây dưỡng tế viện sẽ có thanh danh thích làm việc thiện, thứ hai, dưỡng tế viện ký được lữu giữ trong sinh từ, cũng mượn được thanh danh Tiêu Trạng Nguyên, thứ ba là điều quan trọng nhất, Chung công công xây xong dưỡng tế viện dưới bảo thạch, những dân chúng nhận được ân huệ của công công lúc nào cũng sẽ lên núi dâng hương, dù công công tới trăm tuổi, hương khói cũng sẽ không ngừng, cũng không ai dám huỷ thần miếu của công công, con cháu dưỡng tế viện sẽ đời đời liều chết giữ gìn đền thờ công công, công công thấy thế nào?
Trương Nguyên không phải đào tiền của Chung thái giám, mà thật sự suy nghĩ cho Chung thái giám. Chung thái giám không có đời sau, giữ nhiều bạc làm cái gì, dẫn đạo để gã làm chút việc thiện mới đúng là bằng hữu, ừm, kho lương Dương Hoà ở Sơn Âm cũng phải để Chung thái giám bỏ ít bạc.
Mạnh Thường Quân đứng đầu bốn công tử Chiến Quốc, có một vị môn khách tên là Phùng Viện, đến thái ấp Tiết Thành thu nợ cho y. Phùng Viện đã không những không thu được nợ về mà ngược lại còn đem đốt toàn bộ số giấy nợ đó ngay trước mặt các con nợ. Mạnh Thường Quân vô cùng tức giận, nghe Phùng Viện giải thích một hồi xong vẫn không vui, về sau Mạnh Thường Quân bất hòa với Tề Vương, bỏ về Tiết Thành. Dân chúng Tiết Thành từ già tới trẻ ra nghênh đón, lúc này Mạnh Thường Quân mới cảm nhận được điểm tốt của việc năm đó Phùng Viện đốt giấy nợ để mua lòng người. Đây chính là điển cố nổi tiếng ‘Thỏ khôn có ba hang’.
Chung thái giám không phải là người hồ đồ mù chữ không tự biết mình, trong lòng cũng mơ hồ lo lắng rằng sau khi lão rời khỏi Hàng Châu thì sinh từ này sẽ bị phá hủy hoặc dùng vào mục đích khác. Lão vốn tính toán là nhờ Trương Kỳ Liêm, bao gồm cả các vị quan khác nữa trông coi giúp, nhưng gã cũng biết mình và các vị quan đó không có quan hệ thân thiết, nếu lão hồi kinh có thể nắm được đại quyền ở nội đình thì quan lại Hàng Châu tự khắc sẽ bợ đỡ, căn bản không cần phải lo lắng sinh từ bị dỡ bỏ, nhưng một khi nắm giữ vị trí không mấy quan trọng thì ai sẽ để ý đến gã, lúc này nghe Trương Nguyên nói một hồi, gã thấy vui vẻ hẳn lên, cười ha hả nói:
- Trương công tử có thể nói là bạn hữu cố vấn của ta, ta nghe lời ngươi. Nếu dân chúng Hàng Châu đã gọi ta là Tây Hồ công đức chủ thì ta sẽ lại làm một việc thiện lớn nữa, xây dựng một viện tế bần.
- Tỳ nữ không đói.
Trương Nguyên xụ mặt nói:
- Rốt cuộc có đói hay không? Ta không thích nghe lời nói dối.
Mục Chân Chân biết rõ thiếu gia không phải trách nàng, mà có chút trêu chọc, cúi đầu nói khẽ:
- Thưa thiếu gia..., tỳ nữ hơi đói.
- Đói là tốt.
Trương Nguyên như làm ảo thuật, lấy ba quả quýt từ trong tay áo đưa cho Mục Chân Chân, nói:
- Đây là quýt đường Hàng Châu, ngươi nếm thử xem, so với quýt của Sơn Âm của chúng ta như thế nào?
Mục Chân Chân hơi do dự, liền vội vàng nhận lấy, tuy chưa ăn nhưng trong lòng đã sớm thấy ngọt.
Ba người vừa đi qua tháp Lôi Phong, đã thấy Tần Dân Bình cùng Vũ Lăng mang theo ngựa tìm đến. Vũ Lăng ở Chức Tạo Thự chờ thiếu gia về, thấy sắp tối mà vẫn không thấy bóng dáng thiếu gia với Chân Chân tỷ, Vũ Lăng luống cuống năn nỉ Tần Dân Bình đến mấy chỗ ở bên cạnh Thảo Đường tìm, người hầu Thảo Đường nói mấy người Trương công tử đến Nam Viên ở dưới tháp Lôi Phong, Tần Dân Bình, Vũ Lăng liền tìm đến Nam Viên. Từ Nam Viên đến Chức Tạo Thự có hơn năm dặm đường, có ánh trăng nên đi đường không cần đèn lồng, Trương Nguyên và Tần Dân Bình đi ở ven đường nói chuyện, hôm qua Tần Dân Bình mới chạy tới, nhưng chưa rảnh để nói chuyện lâu với Trương Nguyên.
Lúc này nói cho Trương Nguyên biết, tỷ phu của gã, Thạch Trụ Tuyên Phủ Sứ Mã Thiên Thừa, lúc ở trong ngục Vân Dương bị nhiễm bệnh nhưng không kịp trị, dù hiện tại đã rời ngục, nhưng tình trạng bệnh nghiêm trọng, liên tục không thấy chuyển biến tốt, nếu không Mã Thiên Thừa muốn đích thân đến chúc sinh từ (miếu thờ sống) của Chung thái giám một lò hương thượng đẳng.
Theo lịch sử Trương Nguyên biết, Mã Thiên Thừa chết ở trong ngục Vân Dương, Tần Lương Ngọc mới kế nhiệm Thạch Trụ Tuyên Phủ Sứ, Đại Minh để bộ lạc Thổ Ty thi hành chế độ tự trị nhất định, cũng không phái quan viên triều đình quản lý, mà người Thổ Ty thừa kế là, con chết thì vợ thay. Hiện Mã Thiên Thừa còn sống ra khỏi ngục Vân Dương, không biết sau này sẽ xảy ra chuyện gì, nhưng Tần Lương Ngọc sớm theo chồng xuất chinh nhiều lần, vị anh thư này tuyệt đối không phải không có tiếng tăm gì. Vừa về tới Chức Tạo Thự, con nuôi của Chung thái giám Tiểu Cao đang đợi Trương Nguyên trở về, vội nói:
- Trương công tử, cha nuôi ta mời Trương công tử đến có việc trao đổi.
Trương Nguyên theo Tiểu Cao đến thư phòng nội viện. Chung thái giám rất chờ mong điển lễ dâng hương ngày mai, thấy Trương Nguyên đến, trước hỏi Trương Nguyên đi nơi nào mà để Tần Dân Bình đi tìm?
Trương Nguyên nói:
- Tiêu Thái Sử đồng ý nhận ta và Tông Dực Thiện làm đệ tử, Tiêu Thái Sử đang ở tại Nam Viên của Bao Phó Sử, cơm tối dùng ở đấy.
- Tiêu Nhược Hầu Tiêu Trạng Nguyên nhận ngươi làm đệ tử rồi!
Chung thái giám mở to mắt nhìn Trương Nguyên, đột nhiên có chút thấy bất công mà tức giận, nói:
- Vì sao ngươi được ưa thích như thế, còn chúng ta lại không được người chào đón?
Đây là Chung thái giám coi Trương Nguyên như người một nhà, mới bực tức ở trước mặt Trương Nguyên, bực tức phát ra có nghĩa tâm không còn gì khúc mắc, nếu không sẽ che dấu ghi hận trong lòng, Trương Nguyên vội hỏi:
- Công công lời ấy có ý gì, ai dám mạo phạm công công?
Chung thái giám ngồi lại ghế bành, có phần uể oải nói:
- Ai có gan mạo phạm chúng ta, còn không phải lão sư Tiêu Trạng Nguyên của ngươi, chúng ta ngưỡng mộ thanh danh Trạng Nguyên của y, nhờ Bao Lôi Sử hướng y xin một bài “ Chung thị sinh từ ký “ lão Tiêu liền từ chối, nói không ghi loại văn xã giao này, thật ra làm gì có chuyện y không ghi văn xã giao, rõ ràng đang xem thường chúng ta.
Chung thái giám thật sự tức giận, nhưng chỉ có thể cằn nhằn, Tiêu Pháp thanh danh quá lớn, lại không làm quan, chỉ dạy học, Chung thái giám gã có thể làm gì y?
Trương Nguyên âm thầm lắc đầu, Chung thái giám gióng trống khua chiêng quá mức rồi, người ta đường đường là Trạng Nguyên lại viết cho ngươi một bài sinh từ ký, mặt người ta để đâu!
Trương Nguyên an ủi Chung thái giám vài câu, lại nghe Chung thái giám nói:
- Trương công tử, chúng ta tìm ngươi là để bàn bạc chuyện này, Tiêu Nhược Hầu không viết cho chúng ta, vậy chúng ta cầu người khác, tộc thúc tổ của ngươi Túc Ông học vấn vốn tốt, thanh danh cũng lớn, mời Túc Ông viết cho chúng ta một bài sinh từ ký thế nào? Chúng ta có tạ lễ.
Trương Nguyên thầm kêu: “ Không xong, kết giao một thái giám thật không dễ dàng, thái giám có lúc không phân lớn nhỏ phải trái, ngươi phải theo tính tình của họ, không thể khiến họ tức giận. “
Ánh mắt Chung thái giám sáng ngời nhìn chằm chằm Trương Nguyên, đợi Trương Nguyên có câu trả lời thuyết phục.
Trương Nguyên nói ra:
- Chung công công cũng biết ta đang ở học đường, tháng sau mới trở về Sơn Âm, công công muốn làm sinh từ ký, nhất định muốn khắc trên đá làm bia, nếu để thúc tổ ta làm, phải chờ đến cuối năm mới thành bia.
Nói đến đây, Trương Nguyên cố ý dừng lại, Chung thái giám quả nhiên hỏi:
- Vậy theo ý kiến của ngươi nên mời ai làm ký? Chúng ta cũng không gấp, cuối năm làm sinh từ ký lại khắc bia cũng chưa muộn, muốn là hiền sĩ nổi tiếng làm ký.
Trương Nguyên nói:
- Sinh từ là đại sự cả đời công công, ta làm được bao nhiêu tuyệt đối không cất dấu, chỉ cần công công chịu bỏ vốn lớn, ta nguyện khẩn cầu Tiêu lão sư làm ký cho công công.
Chung thái giám vui mừng, nói không ngớt:
- Nếu có thể mời Tiêu Trạng Nguyên làm ký cho chúng ta, muốn bao nhiêu bạc cứ nói, ba ngàn lượng bạc có đủ không? Hay là năm ngàn lượng?
Thái giám vì hư danh còn hơn người đọc sách, bởi vì khắc sâu bên trong thái giám là sự tự ti.
Trương Nguyên nói:
- Ta chỉ nói sẽ hết sức đi khẩn cầu, không dám nói được hay không. Tiêu lão sư lớn tuổi đức cao, là ông tổ văn học trong nước, muốn mời Tiêu lão sư viết bia ký, ta hoàn toàn không nắm chắc, chỉ vì giao tình giữa ta và công công, mới ra sức đi làm.
Chung thái giám bị Trương Nguyên kéo lên hứng thú, cảm kích nói:
- Chúng ta biết rõ ngươi là người phúc hậu, không giống như những người khác bề ngoài thì nịnh nọt chúng ta, sau lưng lại chửi chúng ta là Yêm cẩu (chó hoạn quan), ngươi làm hết sức là được, mặc kệ được hay không, chúng ta đều nhận nhân tình này của ngươi, đương nhiên, có thể làm được là tốt nhất, muốn bao nhiêu bạc chúng ta đều có thể bỏ.
Trương Nguyên nói:
- Công công, tại hạ nói thẳng, cầu Tiêu Trạng Nguyên viết sinh từ ký, dù là đương kim Tư Lễ Giám, thái giám chủ toạ cũng không có thể diện này, dù đặt vạn lượng bạc, Tiêu Trạng Nguyên cũng không thèm ngó tới. Nhưng công công đừng vội, ta nói cầu Tiêu Trạng Nguyên làm ký cho công công, tuyệt đối sẽ không làm qua loa về trả công công. Mặc dù không nắm chắc mười phần, vẫn có năm, sáu phần, nhưng phải đi cầu hơi quanh co.
Chung thái giám gấp không chịu nổi hỏi:
- Đi cầu quanh co vòng vèo là như thế nào?
Trương Nguyên nói:
- Công công cũng biết, năm nay Chiết Giang trước hạn sau lũ, nhiều nơi gặp hoạ, ở đâu cũng có người chết đói, nếu công công chịu bỏ bạc xây một toà viện dưỡng tế dưới ngọn bảo thạch kia, thu nhận cô nhi, cứu tế dân nghèo, thì có thể mượn danh nghĩa này mời Tiêu Trạng Nguyên ghi một bài “ Dưỡng tế viện ký “ . Tiêu lão sư là người nhân hậu, sẽ ghi bia ký như vậy, hơn nữa Chung công công làm việc này sẽ là một công ba việc, thứ nhất, Chung công công xây dưỡng tế viện sẽ có thanh danh thích làm việc thiện, thứ hai, dưỡng tế viện ký được lữu giữ trong sinh từ, cũng mượn được thanh danh Tiêu Trạng Nguyên, thứ ba là điều quan trọng nhất, Chung công công xây xong dưỡng tế viện dưới bảo thạch, những dân chúng nhận được ân huệ của công công lúc nào cũng sẽ lên núi dâng hương, dù công công tới trăm tuổi, hương khói cũng sẽ không ngừng, cũng không ai dám huỷ thần miếu của công công, con cháu dưỡng tế viện sẽ đời đời liều chết giữ gìn đền thờ công công, công công thấy thế nào?
Trương Nguyên không phải đào tiền của Chung thái giám, mà thật sự suy nghĩ cho Chung thái giám. Chung thái giám không có đời sau, giữ nhiều bạc làm cái gì, dẫn đạo để gã làm chút việc thiện mới đúng là bằng hữu, ừm, kho lương Dương Hoà ở Sơn Âm cũng phải để Chung thái giám bỏ ít bạc.
Mạnh Thường Quân đứng đầu bốn công tử Chiến Quốc, có một vị môn khách tên là Phùng Viện, đến thái ấp Tiết Thành thu nợ cho y. Phùng Viện đã không những không thu được nợ về mà ngược lại còn đem đốt toàn bộ số giấy nợ đó ngay trước mặt các con nợ. Mạnh Thường Quân vô cùng tức giận, nghe Phùng Viện giải thích một hồi xong vẫn không vui, về sau Mạnh Thường Quân bất hòa với Tề Vương, bỏ về Tiết Thành. Dân chúng Tiết Thành từ già tới trẻ ra nghênh đón, lúc này Mạnh Thường Quân mới cảm nhận được điểm tốt của việc năm đó Phùng Viện đốt giấy nợ để mua lòng người. Đây chính là điển cố nổi tiếng ‘Thỏ khôn có ba hang’.
Chung thái giám không phải là người hồ đồ mù chữ không tự biết mình, trong lòng cũng mơ hồ lo lắng rằng sau khi lão rời khỏi Hàng Châu thì sinh từ này sẽ bị phá hủy hoặc dùng vào mục đích khác. Lão vốn tính toán là nhờ Trương Kỳ Liêm, bao gồm cả các vị quan khác nữa trông coi giúp, nhưng gã cũng biết mình và các vị quan đó không có quan hệ thân thiết, nếu lão hồi kinh có thể nắm được đại quyền ở nội đình thì quan lại Hàng Châu tự khắc sẽ bợ đỡ, căn bản không cần phải lo lắng sinh từ bị dỡ bỏ, nhưng một khi nắm giữ vị trí không mấy quan trọng thì ai sẽ để ý đến gã, lúc này nghe Trương Nguyên nói một hồi, gã thấy vui vẻ hẳn lên, cười ha hả nói:
- Trương công tử có thể nói là bạn hữu cố vấn của ta, ta nghe lời ngươi. Nếu dân chúng Hàng Châu đã gọi ta là Tây Hồ công đức chủ thì ta sẽ lại làm một việc thiện lớn nữa, xây dựng một viện tế bần.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si