Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 174: Chờ đợi
Trương Nguyên bây giờ phải đi Hội Kê gặp Thương Chu Đức. Tối qua hắn đã nói rõ với mẫu thân, muốn ở trên núi Bạch Mã ở Hội Kê Thương thị một thời gian, cách năm ba ngày sẽ trở về một lần. Dù sao còn chuyện kho lương Dương Hòa cần hắn bận tâm, lập tức để Thạch Song quãy gánh, Vũ Lăng lưng mang thư khiếp, ba người bước bộ đi Hội Kê. Bây giờ chỉ có đi bộ, cảng sông giăng khắp nơi trong thành Sơn Âm có một số đã không thể đi thuyền.
Vượt qua Tiền Túc Vương Từ, thẳng hướng góc thành đông Hội Kê, nửa đường thì gặp Thương Chu Đức phái xe ngựa tới đón hắn, Trương Nguyên cũng không ngồi xe, bước bộ tới trước đại trạch Thương thị. Thương Chu Đức đã được người hầu báo lại, ra ngoài cửa nghênh đón, gặp nhau rất là vui mừng, Trương Nguyên nói:
- Nhị huynh, hôm nay đệ chính là mang cả xiêm y, sách đến, chuẩn bị đọc sách tiêu khiển ngày hè ở núi Bạch Sơn.
Thương Chu Đức cười nói:
- Ta mời đệ đến chính là vì chuyện này. Bây giờ đang lúc nắng nóng gay gắt, tới đó đọc sách tốt nhất.
Đón Trương Nguyên tới chính sảnh ngồi vào chỗ, nói:
- Ta ở Hàng Châu đã nghe được tin tốt lành đệ đậu cao thủ án thi phủ. Những kiệu phu, phu xe bến tàu kênh đào cũng đều biết đại danh của Trương Giới Tử Trương công tử, nói là đám lính đánh thuê Hàng Châu làm xằng bậy chính là bị đệ diệt trừ hết, lại xảy ra chuyện gì?
Trương Nguyên liền đem chuyện ngày hôm đó nói ra sơ lược, Chu Thương Đức nói:
- Vậy Diêu Phục đúng là làm nhiều việc bất nghĩa cuối cùng tự diệt à.
Lại hỏi Trương Nguyên chuyện giúp Mã Thiên Thừa thoát tội, được biết chuyện đã thành, Chu Thương Đức rất vui, nói:
- Đại huynh ta tuy còn chưa thấy qua đệ, nhưng thấy mấy quyển chế nghệ của đệ, càng thêm khen ngợi đệ. Cảnh Lan, Cảnh Huy cũng đều khen đệ đấy.
Trương Nguyên liền hỏi tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy ở kinh thành tốt không? Thương Chu Đức cười nói:
- Đều tốt, hai tỷ muội đều viết thư đến, ở bên chỗ Đạm Nhiên, đợi lát nữa bảo nó cho đệ xem, rất thú vị.
Dùng bữa trưa ở Thương phủ, Trương Nguyên liền bảo Thạch Song trở về, Vũ Lăng ở lại chờ. Thương Chu Đức cùng hai người chủ tớ Trương Nguyên đi thuyền tới bến tàu Trà Viên dưới núi Bạch Sơn. Ao Đông Đại này vẫn chưa có thể đi thuyền, chỉ là mặt nước rõ ràng thấp hơn rất nhiều khiến cho bờ sông cao dốc lộ ra rõ hơn. Vũ Lăng cõng thư khiếp, người hầu Thương thị mang vật dụng thường dùng của hai chủ tớ Trương Nguyên tới nhà tranh ba gian trên lưng chừng núi. Trương Nguyên thấy nhà tranh này rất nhã khiết, trong trong ngoài ngoài thu dọn sạch sẽ, không giống bộ dạng rất lâu không có người ở, Thương Chu Đức cười nói:
- Tiểu muội mấy ngày trước liền bảo người sửa sang quét dọn nhà tranh trúc đình này xong rồi. Năm ngoái đệ nói muốn đến đây đọc sách tiêu khiển ngày hè nó vẫn luôn để trong lòng.
Thương Chu Đức cùng Trương Nguyên ngồi ở trúc đình một lúc, liền đi xuống núi. Nói nếu Trương Nguyên có chuyện thì bảo Vũ Lăng đi trong trạch truyền lời, phía dưới bến tàu sẽ có một con thuyền nhỏ đậu ở đó. Ngoài ra cơm ba bữa sẽ bảo người hầu đúng giờ đưa tới, bảo Trương Nguyên ở đây yên tâm đọc sách là được.
Sau khi Thương Chu Đức xuống núi, Trương Nguyên đứng trước nhà tranh híp mắt nhìn dòng nước ao Đông Đại dưới chân núi. Tuy đã là nửa năm không mưa, nhưng chỗ này lại không hiện ra cảnh tượng khô cạn, vẫn là sơn thanh thủy lục, cây trà núi xanh um tươi tốt, mười mẫu vườn cúc xanh tươi trù phú. So với cái nắng như thiêu đốt trong thành, trên lưng chừng núi này mát mẻ một chút. Dưới ánh mặt trời sáng rực, ngoại trừ ve kêu thì không có tiếng động khác, dưới núi thuyền bè cũng không tiếng động qua lại, Vũ Lăng hỏi:
- Thiếu gia đây là muốn ẩn cư đọc sách sao?
Trương Nguyên cười nói:
- Thế nào, ngươi mới đến thì buồn bực rồi à?
Vũ Lăng cười hì hì nói:
- Sao có thể chứ, thiếu gia đọc sách thượng tiến, có công danh, tiểu Vũ cũng nở mày. Thiếu gia cậu không biết đâu, tiểu Vũ tôi bây trên đường Thập Tự đều có người chỉ chỉ nói đây là thư đồng của Trương án thủ Đông Trương, tiểu Vũ cũng cảm thấy oai lắm.
Trương Nguyên cười to.
Nhà tranh ba gian, gian bên trái là phòng sách, Vũ Lăng chuyển sách trong thư khiếp lên trên giá, đột nhiên nói:
- Thiếu gia cậu nhìn xem, ở đây có một bức họa, hình như chưa vẽ xong.
Trương Nguyên nhìn qua, là một bức sơn thủy bút mục, vẽ núi Bạch Mã và ao Đông Đại, đơn thuần lấy thủy mặc miêu tả, vẽ phát họa nhạt. Ý cảnh thanh u, là toàn cảnh cấu đồ thường thấy ở tranh Trung Quốc. Núi Bạch Mã, dưới núi dòng nước chảy quanh, nhà tranh trúc đình lưng chừng núi chưa vẽ xong. Đây hẳn là bút mực của Thương Đạm Nhiên. Thương Đạm Nhiên bảo người dọn dẹp sạch sẽ nhà tranh lưng chừng núi này, để cô tiêu khiển ngày hè tạm thời ở đây trước, tranh này chính là vẽ nhà tranh này, còn chưa vẽ xong, không biết ngày mai sẽ lên núi để vẽ tiếp không?
Trương Nguyên mỉm cười ngồi xuống một cái ghế trúc, quạt giấy nhẹ lay, nói:
- Tiểu Vũ, mở quyển “Xuân Thu Giải" đọc mấy trang cho ta nghe.
Vũ Lăng ái ngại nói:
- Thiếu gia, tôi rất lâu chưa đọc sách, có những chữ đều quên rồi.
Từ sau khi Thanh Khách ở Tây Trương đến đọc sách cho Trương Nguyên, thì Vũ Lăng rất ít tiếp xúc sách vở. Y không thích đọc sách, có thể nhận biết nhiều chữ như vậy cũng là vì trước đây lúc Trương Nhược Hi ở nhà dạy, Trương Nguyên học chữ muốn y học theo, Trương Nguyên lắc đầu nói:
- Tiểu Vũ ngươi thật là không tiến bộ a, ngươi xem Mục Chân Chân học tốt như vậy.
Vũ Lăng thầm nghĩ: Chân Chân tỷ thích học, sao thiếu gia không để cô ấy tới hầu hạ, nói:
- Thiếu gia, bây giờ thư sinh đọc chữ lạ càng ngày càng nhiều, tôi đọc thật sự là rất vất, thiếu gia nghe cũng phí công. Thiếu gia, không phải nói Thương tiểu thư cũng đến đọc sách cho thiếu gia sao?
Hôm đó Thương Đạm Nhiên và Trương Nguyên ở dưới cây đào nơi bến tàu hậu viện Thương thị nói chuyện, Vũ Lăng nghe được không ít.
Trương Nguyên cười nói:
- Cái lỗ tai ngươi thật là thính... Bỏ đi, tự ta xem sách vậy.
Lần này Trương Nguyên mang đến “Xuân Thu Giải" bốn quyển, “Tả Thị Bác" hai quyển, Hoàng Tổ Phục “Xuân Thu Kinh Nghi Vấn Đối" hai quyển, Dương Duy Trinh “Xuân Thu Hợp Đề Trứ Thuyết" ba quyển, và Xuân Thu Từ Mệnh" của Vương Lê “ba quyển. Những cuốn sách này phần lớn đều là hắn lật tìm ra từ Tàng Thư lầu của tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương. “Xuân Thu Từ Mệnh" của Vương Lê là mua được từ cửa hiệu sách. Vương Lê là Thám hoa của giải nguyên, thi hội, thi đình vào năm Thành Hóa. Bản kinh khoa thi của Vương Lê là “Xuân Thu", Trương Nguyên chọn lựa tỉ mỉ, quyết định cẩn thận nghiên cứu “Xuân Thu" kinh nghĩa bát cổ của Vương Lê. Lúc chạng vạng người hầu Thương thị lên núi đưa cơm, có cá có thịt, có rau tươi hai loại và canh cá nhất phẩm, cơm trắng, thức ăn đều là tươi ngon.
Dùng xong cơm chiều, Trương Nguyên hỏi người hầu đó, cái ao Đông Đại dưới núi tắm rửa được không?
Người hầu đó nói:
- Trương công tử không cần thiết xuống ao Đông Đại bơi lội. Gần đây tuy khô hạn, nước trong ao cạn rất nhiều, nhưng ao Đông Đại có nhiều chỗ sâu tới mấy trượng. Thiếu gia muốn tắm rửa có thể đi con suối Tọa Ẩn bên dưới Cúc viên, nước suối ở đó rất trong khiết, nhị lão gia nhà tôi pha trà đều là lấy nước từ chỗ đó.
Trương Nguyên liền bảo người hầu này dẫn hắn đi tìm suối Tọa Ẩn đó. Xuyên qua Cúc viên, dọc theo con đường núi hơn trăm bước, thì thấy một dòng suối róc rách từ khe núi tuôn ra. Chỗ phía dưới con suối này một trượng, nước suối tụ thành một cái ao nhỏ chu vi mấy trượng. Nước ao trong và nông, bên bờ ao cây xanh um tùm, đáng mừng là nửa năm không mưa mà nước suối này lại không cạn.
Người hầu đó nói cái ao nhỏ này chỗ sâu nhất cũng chỉ ba tấc, nước không sâu thì nước cũng không lạnh. Trương Nguyên chân trần đi xuống thăm dò, người thoải mái khoan khoái, vừa thích hợp tắm rửa, vui vẻ nói:
- Hay lắm, hay lắm, núi Bạch Mã này quả nhiên là chỗ tiêu khiển trong ngày hè.
Chủ tớ Trương Nguyên, Vũ Lăng hai người tắm rửa xong trong ao nhỏ dưới suối Tọa Ẩn, Vũ Lăng quay lại nhà tranh lấy một cái hũ đến, múc nước suối về để pha trà. Lá trà đều là Thương Chu Đức sai người chuẩn bị xong, là trà Thiên Trì thượng hạng, suối Tọa Ẩn pha trà Thiên Trì, hương thơm đậm đà.
Trong đêm, Trương Nguyên đọc mấy trang sách dưới ngọn đèn, tự nghĩ ra một đề xuân thu và làm một bài văn bát cổ bốn trăm từ. Nghe thấy ngoài nhà tranh tiếng gió xào xạc, chỗ rất xa có tiếng chó sủa mơ hồ, rất có cảnh tượng của thư sinh đọc sách trong đêm ở chùa cổ thôn hoang vắng trong liêu trai (chỉ phòng nói chuyện), thư sinh dưới tình cảnh đó luôn chờ đợi một cuộc diễm ngộ.
Trương Sinh gác bút xuống, bước đi thong thả ở ngoài nhà tranh một hồi. Vách nhà tranh thoạt nhìn rất đơn giản, kỳ thực rất đáng được chú ý, vách gỗ cửa sổ đều là gỗ chương, xung quanh nhà tranh đều là bạc hà, xương bồ đều có thể đuổi muỗi, khó trách lúc này Vũ Lăng nói:
- Kỳ lạ, ở đây muỗi cũng không có một con.
Trương Nguyên tới ngồi trên trúc đình, gió nhẹ từ từ đến, khí trời nóng nực buổi tối đều tan hết, nhìn xa ngọn đèn dầu đại trạch Thương thị dưới núi, thật có cảm giác mình di thế mà độc lập rồi, thầm nghĩ: “Từ đại trạch đó nhìn lên ngọn núi đó, nhà tranh ba gian, một ngọn cô đăng, cũng có chút thú vị đấy. Không biết Đạm Nhiên lúc này có nhìn lên núi không, ngày mai cô ấy sẽ lên núi đọc sách cùng mình không. Ừ, nhất định là sẽ lên."
Trên núi gió mát, một đêm mộng đẹp.
Lúc Trương Nguyên tỉnh lại thì trời đã sáng rõ, hắn nằm trên gối nghe tiếng chim hót líu lo. Ồ, Vũ Lăng đang nói chuyện với ai vậy?
- Thiếu gia đêm qua đọc sách viết văn nên mới ngủ muộn như vậy thôi, trước kia thiếu gia đều dậy rất sớm, sau khi dậy còn luyện Ngũ Cầm Hí rèn luyện thân thể kia
- Ừ
Một tiếng “ừ" dịu dàng vang lên, giống như thanh âm dặt dìu của cây sáo.
Vượt qua Tiền Túc Vương Từ, thẳng hướng góc thành đông Hội Kê, nửa đường thì gặp Thương Chu Đức phái xe ngựa tới đón hắn, Trương Nguyên cũng không ngồi xe, bước bộ tới trước đại trạch Thương thị. Thương Chu Đức đã được người hầu báo lại, ra ngoài cửa nghênh đón, gặp nhau rất là vui mừng, Trương Nguyên nói:
- Nhị huynh, hôm nay đệ chính là mang cả xiêm y, sách đến, chuẩn bị đọc sách tiêu khiển ngày hè ở núi Bạch Sơn.
Thương Chu Đức cười nói:
- Ta mời đệ đến chính là vì chuyện này. Bây giờ đang lúc nắng nóng gay gắt, tới đó đọc sách tốt nhất.
Đón Trương Nguyên tới chính sảnh ngồi vào chỗ, nói:
- Ta ở Hàng Châu đã nghe được tin tốt lành đệ đậu cao thủ án thi phủ. Những kiệu phu, phu xe bến tàu kênh đào cũng đều biết đại danh của Trương Giới Tử Trương công tử, nói là đám lính đánh thuê Hàng Châu làm xằng bậy chính là bị đệ diệt trừ hết, lại xảy ra chuyện gì?
Trương Nguyên liền đem chuyện ngày hôm đó nói ra sơ lược, Chu Thương Đức nói:
- Vậy Diêu Phục đúng là làm nhiều việc bất nghĩa cuối cùng tự diệt à.
Lại hỏi Trương Nguyên chuyện giúp Mã Thiên Thừa thoát tội, được biết chuyện đã thành, Chu Thương Đức rất vui, nói:
- Đại huynh ta tuy còn chưa thấy qua đệ, nhưng thấy mấy quyển chế nghệ của đệ, càng thêm khen ngợi đệ. Cảnh Lan, Cảnh Huy cũng đều khen đệ đấy.
Trương Nguyên liền hỏi tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy ở kinh thành tốt không? Thương Chu Đức cười nói:
- Đều tốt, hai tỷ muội đều viết thư đến, ở bên chỗ Đạm Nhiên, đợi lát nữa bảo nó cho đệ xem, rất thú vị.
Dùng bữa trưa ở Thương phủ, Trương Nguyên liền bảo Thạch Song trở về, Vũ Lăng ở lại chờ. Thương Chu Đức cùng hai người chủ tớ Trương Nguyên đi thuyền tới bến tàu Trà Viên dưới núi Bạch Sơn. Ao Đông Đại này vẫn chưa có thể đi thuyền, chỉ là mặt nước rõ ràng thấp hơn rất nhiều khiến cho bờ sông cao dốc lộ ra rõ hơn. Vũ Lăng cõng thư khiếp, người hầu Thương thị mang vật dụng thường dùng của hai chủ tớ Trương Nguyên tới nhà tranh ba gian trên lưng chừng núi. Trương Nguyên thấy nhà tranh này rất nhã khiết, trong trong ngoài ngoài thu dọn sạch sẽ, không giống bộ dạng rất lâu không có người ở, Thương Chu Đức cười nói:
- Tiểu muội mấy ngày trước liền bảo người sửa sang quét dọn nhà tranh trúc đình này xong rồi. Năm ngoái đệ nói muốn đến đây đọc sách tiêu khiển ngày hè nó vẫn luôn để trong lòng.
Thương Chu Đức cùng Trương Nguyên ngồi ở trúc đình một lúc, liền đi xuống núi. Nói nếu Trương Nguyên có chuyện thì bảo Vũ Lăng đi trong trạch truyền lời, phía dưới bến tàu sẽ có một con thuyền nhỏ đậu ở đó. Ngoài ra cơm ba bữa sẽ bảo người hầu đúng giờ đưa tới, bảo Trương Nguyên ở đây yên tâm đọc sách là được.
Sau khi Thương Chu Đức xuống núi, Trương Nguyên đứng trước nhà tranh híp mắt nhìn dòng nước ao Đông Đại dưới chân núi. Tuy đã là nửa năm không mưa, nhưng chỗ này lại không hiện ra cảnh tượng khô cạn, vẫn là sơn thanh thủy lục, cây trà núi xanh um tươi tốt, mười mẫu vườn cúc xanh tươi trù phú. So với cái nắng như thiêu đốt trong thành, trên lưng chừng núi này mát mẻ một chút. Dưới ánh mặt trời sáng rực, ngoại trừ ve kêu thì không có tiếng động khác, dưới núi thuyền bè cũng không tiếng động qua lại, Vũ Lăng hỏi:
- Thiếu gia đây là muốn ẩn cư đọc sách sao?
Trương Nguyên cười nói:
- Thế nào, ngươi mới đến thì buồn bực rồi à?
Vũ Lăng cười hì hì nói:
- Sao có thể chứ, thiếu gia đọc sách thượng tiến, có công danh, tiểu Vũ cũng nở mày. Thiếu gia cậu không biết đâu, tiểu Vũ tôi bây trên đường Thập Tự đều có người chỉ chỉ nói đây là thư đồng của Trương án thủ Đông Trương, tiểu Vũ cũng cảm thấy oai lắm.
Trương Nguyên cười to.
Nhà tranh ba gian, gian bên trái là phòng sách, Vũ Lăng chuyển sách trong thư khiếp lên trên giá, đột nhiên nói:
- Thiếu gia cậu nhìn xem, ở đây có một bức họa, hình như chưa vẽ xong.
Trương Nguyên nhìn qua, là một bức sơn thủy bút mục, vẽ núi Bạch Mã và ao Đông Đại, đơn thuần lấy thủy mặc miêu tả, vẽ phát họa nhạt. Ý cảnh thanh u, là toàn cảnh cấu đồ thường thấy ở tranh Trung Quốc. Núi Bạch Mã, dưới núi dòng nước chảy quanh, nhà tranh trúc đình lưng chừng núi chưa vẽ xong. Đây hẳn là bút mực của Thương Đạm Nhiên. Thương Đạm Nhiên bảo người dọn dẹp sạch sẽ nhà tranh lưng chừng núi này, để cô tiêu khiển ngày hè tạm thời ở đây trước, tranh này chính là vẽ nhà tranh này, còn chưa vẽ xong, không biết ngày mai sẽ lên núi để vẽ tiếp không?
Trương Nguyên mỉm cười ngồi xuống một cái ghế trúc, quạt giấy nhẹ lay, nói:
- Tiểu Vũ, mở quyển “Xuân Thu Giải" đọc mấy trang cho ta nghe.
Vũ Lăng ái ngại nói:
- Thiếu gia, tôi rất lâu chưa đọc sách, có những chữ đều quên rồi.
Từ sau khi Thanh Khách ở Tây Trương đến đọc sách cho Trương Nguyên, thì Vũ Lăng rất ít tiếp xúc sách vở. Y không thích đọc sách, có thể nhận biết nhiều chữ như vậy cũng là vì trước đây lúc Trương Nhược Hi ở nhà dạy, Trương Nguyên học chữ muốn y học theo, Trương Nguyên lắc đầu nói:
- Tiểu Vũ ngươi thật là không tiến bộ a, ngươi xem Mục Chân Chân học tốt như vậy.
Vũ Lăng thầm nghĩ: Chân Chân tỷ thích học, sao thiếu gia không để cô ấy tới hầu hạ, nói:
- Thiếu gia, bây giờ thư sinh đọc chữ lạ càng ngày càng nhiều, tôi đọc thật sự là rất vất, thiếu gia nghe cũng phí công. Thiếu gia, không phải nói Thương tiểu thư cũng đến đọc sách cho thiếu gia sao?
Hôm đó Thương Đạm Nhiên và Trương Nguyên ở dưới cây đào nơi bến tàu hậu viện Thương thị nói chuyện, Vũ Lăng nghe được không ít.
Trương Nguyên cười nói:
- Cái lỗ tai ngươi thật là thính... Bỏ đi, tự ta xem sách vậy.
Lần này Trương Nguyên mang đến “Xuân Thu Giải" bốn quyển, “Tả Thị Bác" hai quyển, Hoàng Tổ Phục “Xuân Thu Kinh Nghi Vấn Đối" hai quyển, Dương Duy Trinh “Xuân Thu Hợp Đề Trứ Thuyết" ba quyển, và Xuân Thu Từ Mệnh" của Vương Lê “ba quyển. Những cuốn sách này phần lớn đều là hắn lật tìm ra từ Tàng Thư lầu của tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương. “Xuân Thu Từ Mệnh" của Vương Lê là mua được từ cửa hiệu sách. Vương Lê là Thám hoa của giải nguyên, thi hội, thi đình vào năm Thành Hóa. Bản kinh khoa thi của Vương Lê là “Xuân Thu", Trương Nguyên chọn lựa tỉ mỉ, quyết định cẩn thận nghiên cứu “Xuân Thu" kinh nghĩa bát cổ của Vương Lê. Lúc chạng vạng người hầu Thương thị lên núi đưa cơm, có cá có thịt, có rau tươi hai loại và canh cá nhất phẩm, cơm trắng, thức ăn đều là tươi ngon.
Dùng xong cơm chiều, Trương Nguyên hỏi người hầu đó, cái ao Đông Đại dưới núi tắm rửa được không?
Người hầu đó nói:
- Trương công tử không cần thiết xuống ao Đông Đại bơi lội. Gần đây tuy khô hạn, nước trong ao cạn rất nhiều, nhưng ao Đông Đại có nhiều chỗ sâu tới mấy trượng. Thiếu gia muốn tắm rửa có thể đi con suối Tọa Ẩn bên dưới Cúc viên, nước suối ở đó rất trong khiết, nhị lão gia nhà tôi pha trà đều là lấy nước từ chỗ đó.
Trương Nguyên liền bảo người hầu này dẫn hắn đi tìm suối Tọa Ẩn đó. Xuyên qua Cúc viên, dọc theo con đường núi hơn trăm bước, thì thấy một dòng suối róc rách từ khe núi tuôn ra. Chỗ phía dưới con suối này một trượng, nước suối tụ thành một cái ao nhỏ chu vi mấy trượng. Nước ao trong và nông, bên bờ ao cây xanh um tùm, đáng mừng là nửa năm không mưa mà nước suối này lại không cạn.
Người hầu đó nói cái ao nhỏ này chỗ sâu nhất cũng chỉ ba tấc, nước không sâu thì nước cũng không lạnh. Trương Nguyên chân trần đi xuống thăm dò, người thoải mái khoan khoái, vừa thích hợp tắm rửa, vui vẻ nói:
- Hay lắm, hay lắm, núi Bạch Mã này quả nhiên là chỗ tiêu khiển trong ngày hè.
Chủ tớ Trương Nguyên, Vũ Lăng hai người tắm rửa xong trong ao nhỏ dưới suối Tọa Ẩn, Vũ Lăng quay lại nhà tranh lấy một cái hũ đến, múc nước suối về để pha trà. Lá trà đều là Thương Chu Đức sai người chuẩn bị xong, là trà Thiên Trì thượng hạng, suối Tọa Ẩn pha trà Thiên Trì, hương thơm đậm đà.
Trong đêm, Trương Nguyên đọc mấy trang sách dưới ngọn đèn, tự nghĩ ra một đề xuân thu và làm một bài văn bát cổ bốn trăm từ. Nghe thấy ngoài nhà tranh tiếng gió xào xạc, chỗ rất xa có tiếng chó sủa mơ hồ, rất có cảnh tượng của thư sinh đọc sách trong đêm ở chùa cổ thôn hoang vắng trong liêu trai (chỉ phòng nói chuyện), thư sinh dưới tình cảnh đó luôn chờ đợi một cuộc diễm ngộ.
Trương Sinh gác bút xuống, bước đi thong thả ở ngoài nhà tranh một hồi. Vách nhà tranh thoạt nhìn rất đơn giản, kỳ thực rất đáng được chú ý, vách gỗ cửa sổ đều là gỗ chương, xung quanh nhà tranh đều là bạc hà, xương bồ đều có thể đuổi muỗi, khó trách lúc này Vũ Lăng nói:
- Kỳ lạ, ở đây muỗi cũng không có một con.
Trương Nguyên tới ngồi trên trúc đình, gió nhẹ từ từ đến, khí trời nóng nực buổi tối đều tan hết, nhìn xa ngọn đèn dầu đại trạch Thương thị dưới núi, thật có cảm giác mình di thế mà độc lập rồi, thầm nghĩ: “Từ đại trạch đó nhìn lên ngọn núi đó, nhà tranh ba gian, một ngọn cô đăng, cũng có chút thú vị đấy. Không biết Đạm Nhiên lúc này có nhìn lên núi không, ngày mai cô ấy sẽ lên núi đọc sách cùng mình không. Ừ, nhất định là sẽ lên."
Trên núi gió mát, một đêm mộng đẹp.
Lúc Trương Nguyên tỉnh lại thì trời đã sáng rõ, hắn nằm trên gối nghe tiếng chim hót líu lo. Ồ, Vũ Lăng đang nói chuyện với ai vậy?
- Thiếu gia đêm qua đọc sách viết văn nên mới ngủ muộn như vậy thôi, trước kia thiếu gia đều dậy rất sớm, sau khi dậy còn luyện Ngũ Cầm Hí rèn luyện thân thể kia
- Ừ
Một tiếng “ừ" dịu dàng vang lên, giống như thanh âm dặt dìu của cây sáo.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si