Lam Y Nữ Hiệp
Chương 43: Bị khốn Ngao Sơn Đầu, tướng binh nếm mùi thất trận Sử dụng Mê Hồn phấn, mỹ nhân bắt khách tu mi

Lam Y Nữ Hiệp

Chương 43: Bị khốn Ngao Sơn Đầu, tướng binh nếm mùi thất trận Sử dụng Mê Hồn phấn, mỹ nhân bắt khách tu mi

Tam hiệp về được nửa đường thì gặp quản trang Vương Bình đi tìm. Vương Bình nói :

- Tôi định lên huyện mời ba vị về. Đức Võ Thượng Nhân, sư trưởng Thiếu Lâm tự và bên Âu Dương nhạc gia mới về tới nơi.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Sao quản trang không ở nhà tiếp đãi, phái trang đinh đi báo có hơn không?

- Tôi sửa soạn phòng ốc xong xuôi mới ra đi. Thượng nhân thận trọng không muốn sai tráng đinh e có điều gì sơ suất.

Về đến trang, Tam hiệp ra mắt chào mừng các bề trên. Thấy Chu Đức Kiệt bê bọc Phật tượng, Đức Võ hỏi :

- Bọc gì thế này? Quà của Huyện quan phải không?

Đức Kiệt mở bọc, bày Phật tượng lên án cho mọi người xem, Thượng nhân ngạc nhiên :

- Ủa! Tượng ngọc Lam Vân của Bình Sơn tự đây mà! Sao lại đến tay con?

Đức Kiệt thuật lại vụ án Hỏa Nhãn Hầu, Âu Dương Bích Nữ nói với Chiêu Đức thiền sư.

- Chính vì vụ mất Phật tượng này nên Minh Chiếu hòa thượng có ý yêu cầu sư phụ phái người lên Bình Sơn tự truyền võ nghệ cho chư tăng và xin Người thâu nhận hai vị thiếu tăng nhập học Thiếu Lâm tự.

Chiêu Đức ưng thuận ngay :

- Đó là một việc ích lợi cho Phật giáo, lẽ nào ta từ chối? Chừng nào các con trả tượng cho Bình Sơn tự, chúng ta sẽ đi vãn cảnh.

Mấy hôm sau đến kỳ húy nhật Chu Đức Văn, Đức Kiệt làm tiệc lớn gia đình tụ họp đông đủ thiệt là ấm cúng. Trại Mạnh Thường và Âu Dương phu nhân thấy Chu gia trang rộng rãi khang trang, ngăn nắp thì lấy làm mừng cho con gái, không những lấy được người chồng anh hùng mà gia phong còn bề thế đáng trọng.

Trong thời kỳ nửa tháng trời, mọi người ở chơi Chu gia trang. Đức Võ Thượng Nhân đích thân hướng dẫn các vị thân khách có tuổi đi thăm thú cảnh sắc Bình Dương, trong khi Tam hiệp tổ chức các cuộc săn bắn thú rừng để Âu Dương Bích Nữ, Tòng Cát, Tòng Đức, Nhạc Lan Anh giải trí.

Sau đó gia đình Âu Dương từ biệt con gái, con rể cùng mọi người trở về Nam. Đức Võ Thượng Nhân muốn nhân dịp đó đi Lao Sơn nên còn nán lại.

Vợ chồng Đức Kiệt và Lam Y tiễn họ Âu Dương ra khỏi Bình Dương thành đến năm dặm đường.

Âu Dương Bích Nữ xoắn xuýt lấy thân mẫu bịn rịn chẳng nỡ rời tay.

Trại Mạnh Thường thấy vậy liền bảo vợ con :

- Tiễn đưa biết mấy cũng phải chia tay, hai mẹ con nên tự nhiên mới được. Bắc Nam đôi ngả tuy xa xôi thiệt, nhưng vó câu rong ruổi sau này các con rảnh rỗi về thăm thì dặm trường cũng chẳng là bao. Phận gái theo chồng, con cư xử cho đủ bổn phận của một người vợ hiền gương mẫu tức là nhớ đến song thân đó. Thôi các con khá trở bước hồi trang cho vợ chồng lão phu an tâm lên đường.

Bích Nữ lạy song thân, đứng lại cùng Đức Kiệt, Lam Y nhìn theo tới lúc đoàn người khuất bóng ngàn cây mới đủng đỉnh trở về.

Chu Đức Kiệt vẫn thắc mắc về vụ Mai Lâm bên Hình Thai huyện bèn hỏi Đức Võ Thượng Nhân về thanh đơn đao Thất Tinh mà chàng đang dùng là của Thượng nhân ban cho Lam Y chuyến thứ nhất nàng hạ sơn.

Sau trận đánh với Lôi Vân Long trên đường Bình Sơn tự trước kia, Lam Y nhận thấy cần phải trao Thất Tinh đao cho Đức Kiệt, đến đợt thứ nhì nàng cùng Đức Kiệt lên Cửu Huyền sơn, Đức Võ Thượng Nhân đúc xong Thái Dương kiếm mới ban thanh trường kiếm đó cho Lam Y để thay thế cây đao nàng nhường lại cho anh.

Thượng nhân nói :

- Thất Tinh đao là của một thuật gia họ Thường tên Chung mà ta gặp ở Yên Kinh. Y tặng ta thanh báu đao ấy không ngoài lý do ta đã nhận xét được đó là một bảo vật hiếm có và thảo luận cùng y về phương pháp luyện thép đúc bảo kiếm. Thường Chung có nói sơ rằng y cư ngụ tại Mai Lâm đất Sơn Đông nhưng không muốn chỉ định rõ nơi nào thành thử ta trọng sự kín đáo của y chẳng hỏi thêm. Ngờ đâu y ở Hình Thai huyện thì cũng chẳng bao xa. Theo lời con, ta chắc chắn rằng một trong mấy bộ hài cốt bấy trong khu Mai Lâm là Thường Chung rồi. Y đã bị kẻ nào đó tham tâm sát hại vì ta biết rõ Thường Chung tuy là thuật gia chuyên nghiệp luyện thép tốt, nhưng hoàn toàn không biết võ nghệ. Chuyến này ở Lao Sơn về, ta sẽ vào Mai Lâm xem sao. Con khá họa một bản đồ chỉ dẫn lối đi, đỡ lầm đường mất công tìm kiếm.

Gia đình Âu Dương Bích Nữ đi được vài ngày, Thượng Nhân cũng lên đường thẳng ra miền duyên hải Sơn Đông du ngoạn Lao Sơn.

Lúc ra đi người nói :

- Chừng nào ở Lao Sơn trở về, ta sẽ đi vòng theo duyên hải phía Bắc qua Hình Thai huyện, các con bất tất phải mong chờ. Thời kỳ này nhàn rỗi, các con nên khảo cứu mấy cuốn sách ta đã trao cho, ích lợi lắm đó.

Một hôm Tam hiệp thảnh thơi ngồi đàm luận trên ghế đá bên ngọn giả sơn trong hoa viên, Bích Nữ chợt nhớ đến chuyện Đường Trại Nhi liền hỏi chồng và Lam Y :

- Triều đình vẫn có lệnh cho các quan địa phương truy nã đảng viên Bạch Liên giáo, cớ sao vụ Hỏa Nhãn Hầu, Tế Nam phủ được phúc trình rất rành mạch về hoạt động của bọn Hắc Vân Long mà không hề động dụng thi hành các biện pháp diệt trừ nhỉ?

Lam Y đáp :

- Chắc có đấy chớ. Từ hôm khám phá ra vụ án Tống Giao chúng ta không được nhàn rỗi, bỏ không theo dõi nên không biết tin đó thôi. Tế Nam phủ bỏ qua vụ Hắc Vân Long chẳng hóa ra kỳ lạ lắm sao?

Bích Nữ nói :

- Hay là chúng ta du ngoạn Ngao Sơn Đầu rồi nhân dịp theo dõi Đường Trại Nhi xem sao?

Đức Kiệt mỉm cười hiểu ý Bích Nữ vẫn muốn diệt trừ Đường Trại Nhi, chàng nói :

- Người ta ở xa xôi còn cố công đến Sơn Đông du ngoạn các vùng Ngao Sơn Đầu, Lao Sơn nữa là chúng ta là người xứ này. Ta sẽ du ngoạn quanh vùng nhưng chẳng nên tự ý theo dõi một việc thuộc phạm vi hành động của quan quân. Đường Trại Nhi và đồng bọn sống trái ngược với đạo trời tồn tại sao được? Dù chúng ta không diệt trừ, chúng sẽ tự tiêu diệt. Bận trí làm chi những chuyện ấy mà hiền thê.

Lam Y tủm tỉm cười kín đáo nhìn hai người. Thấy chồng không tán thành việc tìm đánh Đường Trại Nhi, Hắc Vân Long nhưng thuyết của chàng rất vững chắc hữu lý, Bích Nữ đành lặng thinh.

Chu Đức Kiệt vội săn đón :

- Ngu huynh không cố ý trái ý hiền thê đâu, nhưng lý lẽ phải như vậy, hiền thê chớ buồn nhé.

Bích Nữ tươi cười :

- Nói phải thì nghe biết nghe chớ, sao lại buồn? Có điều bực mình rằng con yêu nữ dám lên tới đất Sơn Đông hoạt động, khinh thường cả mọi người.

Chu Đức Kiệt cười vang :

- Nó vô tình đó thôi. Nếu khi đặt chân lên đất Sơn Đông mà họ Đường biết là chúng ta ở Bình Dương chắc không phải bảo nó cũng tự cao chạy xa bay.

Ba người đang trò chuyện thì gia nhân vào báo :

- Thưa Trang chủ. Thẩm đại nhân đến thăm.

Đức Kiệt đứng lên :

- Sao không mời ngay vào khách sảnh?

- Thưa, Thẩm đại nhân hiện đang chờ ở khách sảnh.

Chu Đức Kiệt dặn Lam Y, Bích Nữ :

- Ngu huynh vào trước nhé. Hai chị em cũng nên sửa soạn lên sảnh xem Thẩm Ngọc Thụ đến thăm có chuyện gì.

Đức Kiệt vào tới sảnh thấy huyện quan Thẩm Ngọc Thụ đang khoanh tay ra sau lưng ngắm bức cổ họa "Triệu Tử Long phò A Đẩu" đơn thương nhất mã xông xáo giữa đám quân Ngô đông đảo, treo ở giữa sảnh.

Hai người thi lễ xong cùng ngồi xuống kỷ. Thẩm đại nhân chỉ bức họa mà rằng :

- Nét họa của Tần Mẫn Giang tuyệt đẹp. Càng nhìn càng linh động đến nỗi tôi tưởng như Triệu Vân đang xung đột thật sự với toán Ngô binh. Hừ! Người xưa anh dũng như thế mà sao quân tướng thời này kém quá, dẹp đám giặc cỏ không xong.

Chu Đức Kiệt không hiểu :

- Đại công liên tưởng tới chuyện gì mà nói rằng quân tướng thời này kém?

Thẩm Ngọc Thụ gật gù đáp :

- Thật vậy đó Trang chủ ạ! Quân Đức Châu hèn yếu thực sự. Đánh Ngao Sơn Đầu từ ngót hai mươi hôm nay rồi, mà không những không xong lại còn bị bọn Hắc Vân Long vây khốn đến nỗi phải gọi thêm viện quân.

Lam Y, Bích Nữ vào khách sảnh. Chu Đức Kiệt bảo vợ và em :

- Thẩm đại công vừa cho biết rằng quan Tuần phủ Tế Nam đã phát quân Đức Châu chinh phạt bọn Bạch Liên giáo ở Ngao Sơn Đầu.

Lam Y hỏi :

- Xuất quân mau lẹ lắm nhỉ? Giao tranh thế nào? Có lẽ đó là cuộc hành quân nhỏ diệt trừ giáo đảng không đến nỗi khó khăn? Bắt được mấy tên đầu đảng chúng tự khắc tan rã.

Chu Đức Kiệt lắc đầu :

- Khởi đầu ngu huynh cũng nghĩ như hiền muội vậy nhưng Thẩm đại công vừa cho biết rằng binh lực Đức Châu hành chinh bị thất trận và bị bao vây.

Lam Y Bích Nữ cùng ngạc nhiên nhìn nhau. Hai nàng không thể ngờ được cớ sao trái ngược lại.

Lam Y hỏi Thẩm Ngọc Thụ :

- Tướng nào mở cuộc hành quân vào Ngao Sơn Đầu. Bị hại nhiều không?

- Sau khi nhận được phúc trình của Bình Dương về vụ Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao. Tuần phủ Tế Nam là Trịnh Tấn Trung lập tức hạ lệnh cho Tri phủ Đức Châu là Quán Bội Chấn chỉ huy trừ đảng khấu. Cho đến nay tử trận mất ba viên tướng, đại quân lâm nhược địa bị bọn giáo loạn ấy bao vây khá hiểm nghèo.

Chu Đức Kiệt nói :

- Bao vây khá hiểm nghèo mà tướng nào thoát nổi trùng vi về được Tế Nam xin viện binh kể cũng khá đấy.

Thẩm Ngọc Thụ đáp :

- Viên tướng thoát khỏi Ngao Sơn Đầu là Đan Quý. Y về thẳng Đức phủ phát phi mã quân ngày đêm về Tế Nam cấp báo xin viện binh. Tuần phủ Trịnh Tấn Trung đã phái tham tướng Trương Bỉnh Hoa cứu viện. Bỉnh Hoa là biểu đệ nên khi kéo quân qua địa phận Bình Dương có sai phi mã quân cầm thư về đây cho tôi biết tình hình.

Lam Y lắc dầu, chép miệng mà rằng :

- Tôi hoàn toàn không thể lượng đoán được lý do bất lợi của cuộc hành quân này. Tên giáo đạo Tống Liêm cung khai rõ ràng Hắc Vân Long có Lục Thủy trại. Tại sao quan quân không dùng nó chỉ đường và bao vây hẳn Lục Thủy trại thì bọn tặc đạo ấy thoát sao nổi sức đàn áp của quan quân? Ngao Sơn Đầu...

Nói đến đây, Lam Y bỗng ngưng bặt ra chiều nghĩ ngợi. Chu Đức Kiệt hỏi :

- Hiền muội nghĩ về địa thế thiên hiểm của Ngao Sơn Đầu, mà trước kia ta đã có lần qua chơi phải không?

Lam Y gật đầu :

- Hiền huynh nói đúng. Nếu được một bức họa đồ thuộc khu ấy, ta có thể nhận thấy rõ ràng hơn.

Thẩm Ngọc Thụ lấy trong tay áo ra một cuộn giấy trải lên án :

- Tôi có bản đồ ấy đấy sơ lược thôi.

Huyện quan và Tam hiệp đứng cả lên châu đầu nhận xét các điểm ghi trên họa đồ.

Lam Y rút cây kim trâm gài tóc chỉ theo các nét họa :

- Ngao Sơn Đầu tiếng là một hải khẩu, kỳ thiệt từ khu có dân cư buôn bán đông đảo ra tới bãi biển còn xa đến hai mươi dặm đường đi khá tốt. Trái lại, ở khu bên tả, mô đá lớn, nhỏ nhiều vô kể rải rác khắp tả khu này ra đến tận bờ biển, nếu Hắc Vân Long dựng Lục Thủy trại ở trong khu mô đá trùng điệp này quả cũng khó đánh thật. Có lẽ Lục Thủy trại ở trong khu đó?

Bích Nữ hỏi :

- Các mô đá dàn ra tới bờ biển rồi nhưng còn phía đất liền dựa vào đâu?

Lam Y giải thích :

- Rải rác trong khu vực khá rộng lớn rồi dựa vào Ngao Sơn thành đá gập ghềnh xen lẫn rừng cây rậm rạp. Xét như thế thì đủ hiểu Hắc Vân Long không dại gì mà không lập Lục Thủy trại trong khu này, vừa ăn thông vào Ngao Sơn, trong tình trạng nguy hiểm, toàn bọn có thể rút chạy được. Một mặt thông ra biển liên lạc bằng thuyền với Linh Sơn đảo.

- Linh Sơn đảo ở phía nào?

- Không thấy ghi trong bức họa đồ này, nhưng tiểu muội chắc chắn là đảo ấy ở hướng các mô đá này. Sở dĩ Hắc Vân Long lập căn cứ trên đảo không ngoài mục đích sống một cuộc đời vương giả riêng biệt, một trời một nước. Như vậy tất y có thủy quân phòng khi động dụng.

Nghe Lam Y giải thích, Thẩm Ngọc Thụ khen phải luôn miệng, rất phục vị kỳ nữ ấy. Nàng nói tiếp :

- Huy động lục quân đánh không đủ. Không hiểu Tế Nam phủ có hạ lệnh cho thủy quân đóng ở Chí Đạo góp sức không? Nếu chỉ dùng lục quân không thì vào Linh Sơn đảo sao nổi?

Thẩm Ngọc Thụ nói :

- Về phía thủy quân tôi không thấy trong thư của Trương Bỉnh Hoa nói tới.

Lam Y lắc đầu hậm hực :

- Sơ suất nhiều thế, thất trận cũng đích đáng lắm! Ngán quá!

Thẩm Ngọc Thụ vội nói :

- Trong bức thư tuy không đả động gì đến thủy quân nhưng không có nghĩa Trịnh Tấn đã sơ suất đến như thế.

Chợt nghĩ là mình nóng tánh, vô lý, Lam Y dịu giọng vui cười :

- Xin lỗi đại công, mỗi khi bàn tán đến chiến cuộc mà sơ hở, tôi hay tưởng như đó là việc của chính tôi nên hóa ra bực tức những chuyện không đâu. Đó là một tật xấu, đại công vui lòng thứ lỗi, nhé?

Thẩm Ngọc Thụ niềm nỡ :

- Tiểu thư trực tánh, trực nết đấy chớ! Trái lại, tôi nhận đó là một đức tánh đáng khen. Trong vụ xuất quân tiễu trừ đảng Bạch Liên ở Ngao Sơn Đầu, trước nhất khởi xuất bằng việc bắt Hỏa Nhãn Hầu và người có công khám phá ra vụ án quan trọng đó là Tam hiệp. Vậy dù muốn hay không, ba vị đã gián tiếp mở đường cho vụ đảng khấu ở Ngao Sơn Đầu rồi.

Từ nhiều năm nay, trên đường hành hiệp, quý vị cáng đáng không biết bao nhiêu là việc thiệt hại. Nay nói ngược lại, việc thiên hạ quý vị còn đem hùng tâm hào khí ra giúp đỡ huống chi là vụ Ngao Sơn Đầu này thuộc địa phận Sơn Đông, không xa nơi quán trú của Chu gia bao nhiêu, và nhất là lúc này Chu gia Tam hiệp đang có mặt tại chỗ, lẽ nào quý vị làm thinh được? Hai người trong các chánh phạm thoát lưới Kim Lăng - Đường Trại Nhi và Tôn Hoàn không xa lạ gì với quý vị.

Lam Y mỉm cười đưa mắt nhìn Đức Kiệt, Bích Nữ đoạn hỏi Thẩm Ngọc Thu :

- Đại công là một thuyết khách gia đại tài. Người muốn chúng tôi kết thúc vụ Đường Trại Nhi, phải không?

Thẩm Ngọc Thụ điềm đạm.

- Sau khi suy xét cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nghĩ rằng chỉ có ba vị mới đủ khả năng đưa quan quân đến kết quả hoàn hảo trong việc trừ đảng khấu Ngao Sơn Đầu. Bạch Liên giáo chuyên về bàng môn tả đạo, luồn lui nguy hiểm như rắn độc. Cuộc hành quân hiện tại có tánh cách địa phương, tôi nhận thấy khó thành công trước một đối phương không dám trận giao mà chỉ chập chờn xuất hiện bất kỳ. Chư tướng phục vụ dưới cờ chuyên dàn quân chiến đấu không thạo ngón tẩu bích phi thiềm theo lối võ giang hồ. Ba vị thừa hiểu việc ấy.

Bởi vậy, tôi mới dám quả quyết rằng không có sự trợ giúp của quý vị giang hồ hiệp khách, việc đảng khấu chắc chắn khó thành toại. Tôi nhấn mạnh hai tiếng "Địa phương" trong cuộc hành quân hiện tại. Nếu trận đảng khấu này do bộ binh Yên Kinh xuất chinh thì không khi nào tôi dám thúc đẩy, bàn tán phiền quấy quý vị trong khi nghỉ ngơi tại quê nhà.

Nghe câu chuyện Lam Y và Thẩm huyện quan, Chu Đức Kiệt bấy giờ thấy cần phải lên tiếng, chàng nói :

- Chúng tôi cũng bàn tán việc đi Ngao Sơn Đầu đây, Đại công an tâm. Bất cứ việc gì xảy ra trong địa phận Sơn Đông, anh em tôi dĩ nhiên coi như là việc nhà. Hiện thời, việc cần hành động trước như là uống rượu, lẽ nào quý khách đến nhà chỉ uống trà suông?

Thẩm Ngọc Thụ từ chối :

- Nhận được thư của bằng hữu Trương Bỉnh Hoa, tôi bỏ cả công việc đến quý trang hầu chuyện về tình hình Ngao Sơn Đầu. Quả thiệt hôm nay không có thì giờ, Trang chủ hãy vui lòng hoãn bữa rượu đó để uống mừng chiến thắng.

Nói đoạn, huyện quan từ tạ về huyện nha, Tam hiệp tiễn khách ra đến cổng trang. Lúc trở vào, Chu Đức Kiệt nói :

- Trước, sau cũng một chuyến đi Ngao Sơn Đầu. Hôm nào chúng ta khởi hành?

Lam Y nói :

- Lúc nào cũng được, tùy ý huynh, tẩu. Lam Y này son sẻ lắm.

Bích Nữ bảo chồng.

- Ta đi Sơn Đầu không ngoài mục đích tìm bọn Đường Trại Nhi ngầm giúp quan quân trừ đảng khấu, vậy cứu binh như cứu hỏa, nên sửa soạn mai đi ngay. Tiếc quá! Mới rảnh rang được vài hôm, đang định cải cách tàu ngựa nhà cho hợp ý muốn. Hiện thời có hai con cái sắp đẻ, tiểu muội đang định đóng vai bà mụ.

Đức Kiệt nói :

- Việc gì hiền thê phải bận tay. Người phụ trách tàu ngựa là Tào Chấn thạo lắm mà. Hồi nhỏ họ Tào theo bọn lái ngựa mãi nên quen tay.

Bích Nữ lắc đầu :

- Tào Chấn khá thật nhưng chưa hoàn hảo. Cách gây giống ngựa của y là phương pháp luyện mã chỉ là một việc làm lâu năm quen tay, vì vậy còn nhiều điểm bị bỏ sót. Chuyến này xong vụ Ngao Sơn Đầu trở về, việc làm trước nhất trong trang là tàu ngựa.

Lam Y đồng y :

- Tẩu tẩu nói phải. Chính tiểu muội cũng rất ưa phương pháp xây dựng tàu ngựa của Âu Dương trang. Còn nhớ một hôm tẩu tẩu săn sóc một con cái sắp đẻ mà đoán trước được rằng con ngựa con sẽ hai màu trắng đỏ. Thế mới tài tình chớ!

Bích Nữ nhìn Lam Y giải thích :

- Đó, không phải là xem tướng ngựa mà biết được con ngựa con sẽ như thế nào, nhưng là cả một phương pháp tìm ghép hai con đực, cái, lựa chọn màu sắc, vấn đề thời gian. Trưởng huynh, nhị huynh và tôi chuyên về phương pháp gây và luyện mã. Sau tàu ngựa Âu Dương trang có tàu ngựa của Thiên Lý Mã Tào Chí bên Dương Châu là đáng kể. Tào đại ca cũng rất thông thạo nghề nuôi ngựa. Rồi đây, Chu gia trang cũng sẽ có một tàu ngựa hoàn hảo.

Lam Y nói :

- Tẩu tẩu truyền bí quyết gây giống ngựa, nhé!

- Dĩ nhiên rồi. Tôi sẽ thay đổi phương pháp nhà nghề cho Tào Chấn để y có thể đảm nhiệm công việc của y một cách thiệt hoàn hảo, lỡ chúng ta đi vắng còn có người khả dĩ tin cậy được.

Chu Đức Kiệt phàn nàn :

- Có nhiều con ngựa xấu tướng không dùng được mà cứ vẫn phải nuôi chúng từ nhỏ đến già, chật cả tàu. Bỏ thì thương, vương thì tội.

Bích Nữ nói :

- Đáng lẽ phải coi tướng ngựa ngay từ khi nó còn nhỏ. Những con nào có tướng phản chủ hoặc vì lẽ gì khác mà ta không muốn nuôi, thì dồn chúng vào một nơi riêng. Cách thức bày trí khu riêng này cũng phải theo phương pháp khiến những con vật được nhốt ở đây sống như bầy ngựa rừng, người ta không cần trông nom tới chúng nữa. Chừng nào chúng lớn cứ thả lần vào trong núi thành ngựa hoang. Như vậy, trong thời gian vài năm, bầy ngựa rừng ấy sẽ tăng gia lớn dần và cấu tạo được nhiều con tự nhiên tuyệt đẹp mà ta có thể bắt được, dùng rất hay.

Lam Y hỏi :

- Chúng sống hoang dã, bỏ vùng này dông sang các vùng khác đi mất thì sao?

Bích Nữ lắc đầu :

- Không có thế đâu. Cô muội không thạo về môn gây ngựa nên nghĩ lầm đó. Thế này nhé: tôi nhận xét thấy ruộng đất ngoại thành của ta, có một nơi chưa khai khẩn giáp ngay một bên là rừng, một bên là núi, cỏ xanh mướt đúng là mã thảo, cây cao bóng mát, lại có suối chảy gần đó. Thiệt là một thiên đàng cho bầy ngựa rừng. Tôi muốn lập một biệt khu hoang mã ngay tại đó. Đàn ngựa hoang dù băng rừng, vượt núi, nhiều ngày sau chúng sẽ trở về khu khởi xuất như thường. Tuy nói là "hoang", thiệt ra chúng vẫn thuộc quyền ta vì chúng không bao giờ bỏ nơi đất quen thuộc ấy. Đó là đặc tánh của giống ngựa. Nếu bây giờ ta thả những con ngựa vô dụng trong tầu ra biệt khu ấy, chắc chắn chúng sẽ làm mồi cho hổ báo, không đủ khôn sống biệt lập. Trái lại, những con ngựa xấu tướng được ta bỏ phóng từ nhỏ ở một "phế khu" trong trang, tới khi chúng ngót năm được bỏ vào khu đất hoang ngoại thành, chúng sẽ đủ tánh khôn của bầy ngựa rừng, đủ sức tự vê, hổ báo nào dám gần bầy ngựa hung lớn ấy? Rừng núi hoang vu nuôi, gây đám ngựa ấy cho ta một cách rất thiên nhiên. Chà! Không còn gì đẹp bằng, hùng bằng cảnh đàn ngựa hoang phi như gió trong khu rừng núi hiểm tuấn. Chừng nào gây nổi đàn hoang mã rồi, muốn bắt con nào, ta không cần lựa chọn nhiều. Những con nào hay, luôn luôn làm "chủ đoàn" và tới bốn năm con cái và các con của nó. Các đoàn nhỏ ấy ở tập hợp lại với nhau dưới sự "chỉ huy" của một con tuấn mã "anh hùng" nhất.

Lam Y cười ròn rã :

- Nếu thế thì trong một đàn lớn có nhiều tuấn mã, chắc chúng phải tranh đấu giành ngôi "chỉ huy" cao cả ấy, phải không?

- Cô muội suy đoán rất trúng. Chúng tranh hùng mãi cho tới khi nào nẩy ra một con "vô địch" mới chịu thôi và phục tòng. Sự phục tòng ấy không lâu dài. Khi nào trong đàn có một con "kiệt liệt", nó sẽ không ngần ngại khởi trận tranh hùng cùng con Vô địch. Nếu con vô địch thua thì con mới chiến trắng đương nhiên thay thế chỉ huy toàn thể và nhận "gia đình" của con thua như chiến lợi phẩm.

Đức Kiệt hỏi :

- Tô Châu là xứ ít rừng núi, hiền thê quan sát ở đâu mà thuộc nhiều về giống hoang mã vậy?

Bích Nữ đáp :

- Trước kia, khi phụ thân định lập một tầu tuấn mã, có đem theo một nhà chuyên môn về giống thú ấy vào vùng Vũ Sơn trong Hồ Bắc, là nơi có nhiều mã trại chuyên bán các loại giống ngựa và gây ngựa rừng. Nhị huynh Tòng Cát, Tòng Đức, tiểu muội cũng được theo phụ thân để quan sát học hỏi. Thuộc cuốn Mã Đồ Thư lại nhờ người chuyên môn giảng dạy căn cứ vào các bầy hoang mã trông thấy trong Vũ Sơn, tiểu muội mới hiểu được như thế.

Lam Y nói :

- Tẩu tẩu chăm chỉ đấy, chẳng như Chu huynh và tiểu muội không chịu nghiên cứu về giống ngựa, tuy rằng trong địa hạt Sơn Đông nhiều nơi có ngựa rừng. Giống ngựa Sơn Đông nổi tiếng lắm.

Bích Nữ suy nghĩ giây lát :

- Đất đai của ta ở ngoại thành dựa vào thế núi, rừng đẹp đẽ đủ tư cách để ta lập một mã trại theo ý muốn. Buôn giống thú ấy có lời nhiều lắm, và hơn nữa, đó là một môn thể thao thích thú. Cô muội và Chu Lang có đồng ý lập một mã trại không?

Chu Đức Kiệt đáp :

- Trước kia ở nhà thì không chú ý về vấn đề ấy lắm. Sau đó theo học thúc thúc, khi hạ sơn, Lam Y và ngu huynh chuyên du hiệp thành thử không mấy khi rảnh rang tính đến việc gây giống tuấn mã. Thường thường chỉ trông thấy ngựa đẹp tốt là mua dùng thôi.

Hiện thời, nếu chúng ta chịu ở nhà nghỉ ngơi, tùy ý hiền thê định liệu. Lập mã trại hoặc gây giống hoang mã, điều cần nhất là chúng ta phải luôn luôn ở nhà. Hiền thê thử bàn tính với Lam Y xem. Đi cùng đi, ở nhà cùng ở mới được.

Nghe vợ chồng Đức Kiệt nói chuyện, Lam Y thầm tính: tuy mới lấy nhau, vợ chồng huynh trưởng rồi cũng sẽ có con nối dõi. Chu gia nếu luôn luôn du hiệp như nhiều năm nay thì bao giờ mới có "điệt nhi" mà bế, mà bồng? Ta nhiều lần thúc giục Chu huynh lập gia đình cũng không ngoài mục đích "nối dõi tông đường". Nay huynh trưởng có bạn rồi, ta nên nghĩ thế nào chớ?

Nghĩ đoạn Lam Y nói với Bích Nữ :

- Tẩu tẩu bàn công việc rất trúng ý với tiểu muội. Thế nào sáng mai chúng ta cũng phải lên đường đi Ngao Sơn Đầu. Xong vụ Ngao Sơn sẽ hay. Ta cần nghỉ ngơi một thời gian dài mới có "chú bé" kháu khỉnh bồng bế chớ?

Bích Nữ mắc cỡ, mặt đỏ bừng bừng, im lặng. Lam Y chăm chú nhìn chị dâu với cặp mắt thật dịu hiền.

° ° °

Nhắc lại Đường Trại Nhi và Tô Hoàng sau khi thoát khỏi Kim Lăng liền rủ nhau đi Tô Châu.

Sẵn tiền bạc, hai người ở nhà trọ sống đàng hoàng tựa thể cặp vợ chồng mới cưới một thời gian cốt ý quên những việc mới qua.

Tôn Hoàn bàn :

- Bây giờ ta về Hồ Nam ở cùng Cố giáo chủ?

Đường Trại Nhi suy tính hồi lâu :

- Không được. Sau vụ Kim Lăng đổ bể chắc có nhiều chuyện dứt dây động rừng lắm. Về nơi căn cứ hiện tại chưa chắc đã an thân, lỡ vừa phải đầu lại trúng tai thì sao? Ta cần đi xa, tránh các cuộc truy nã, như lên Bắc chẳng hạn.

- Lên Bắc biết ở vào đâu, chẳng lẽ cứ lang thang phiêu bạt mãi ru? Chi bằng, sẵn tiền đây, chúng ta mau tạm một nơi nào đó ẩn dật, sau sẽ hay. Hiện thời không nên lộ dạng.

- Tiểu muội nói tới lên Bắc đâu có phải để phiêu bạt đó đây! Sư huynh còn nhớ đến Náo Hải Thần Hắc Vân Long không?

Tôn Hoàn gật đầu :

- Nhớ chớ. Y được Cố giáo chủ phái lên Sơn Đông lập cơ sở truyền giáo từ lâu rồi. Hắc Vân Long vốn là hải tặc xuất thân, truyền giáo chi nổi? Chắc gì ta tìm nổi chốn dong thân ở đó?

- Sư huynh nhầm! Có lẽ vì sư huynh bỏ đi nhiều năm thành thử không hay tin tức về Hắc Vân Long. Y lập được cơ sở lớn lắm ở vùng duyên hải cực Đông bên Ngao Sơn, sống tiếp giáp ngay với biển cả. Nếu ta đến với y chắc an thân hơn mọi chỗ khác.

Thiệt ra, Tôn Hoàn không muốn Trại Nhi đến với họ Hắc là vì trước kia y nghi ngờ hai người dan díu với nhau.

Trại Nhi cũng thừa đoán như vậy, nàng nói :

- Sư huynh vẫn ngờ vực Vân Long? Dầu ngu si đần độn đến đâu, tôi cũng không khi nào bỏ được sư huynh để theo một kẻ dữ tướng như y. Ngoài việc lợi dụng căn cứ chắc chắn của Hắc Vân Long lấy chỗ tạm trú, tôi "thề" không có ý khác. Sư huynh cần suy xét cho rõ ràng mới được. Hiện thời không gì hơn bằng sự ẩn náu nơi vùng duyên hải.

Tôn Hoàn cầm tay Trại Nhi mà rằng :

- Sư muội tính thế nào, tôi cũng chiều ý, miễn là chúng ta được bền chặt bên nhau.

Tuy ngoài miệng nói vậy, trong tâm Tôn Hoàn vẫn không vui, khốn nỗi họ Tôn không dám phản dối Trại Nhi sợ nàng lại như chiếc chim ngàn bay đi nơi khác.

Tôn Hoàn nói :

- Vụ khởi quân ở Kim Lăng tuy bất thành nhưng sự đổ vỡ hoàn toàn không phải tại tôi. Tôi đã chiều ý sư muội về đủ phương diện, mong rằng sư muội chớ quên lời hứa cùng tôi chung sống?

Đường Trại Nhi bá vai Tôn Hoàn, ngước mắt lẳng lơ nhìn chàng :

- Sư huynh thắc mắc mãi vấn đề ấy! Bằng cớ hiển nhiên là hiện tại tôi đang theo sư huynh đây này. Nếu phụ lời chung sống, tất tôi phải bàn và nhất quyết về Chí huyện với Cố giáo chủ chớ?

Tôn Hoàn âu yếm gật đầu :

- Tôi muốn nói tới hai chữ "lâu dài". Đi đâu cũng được, miễn là sư muội luôn luôn ở bên tôi.

Đường Trại Nhi mỉm cười duyên dáng :

- Tôi biết rằng Hắc Vân Long vẫn dựa vào giáo thế Bạch Liên, tuyên truyền đám dân chài lưới làm hậu thuẫn, thật ra y vẫn hành nghề hải tặc hoạt động dọc theo bờ biển Sơn Đông, Hoàng Hải, Giang Tô.

Căn cứ Linh Sơn đảo của y kiên cố lắm, sư huynh mặc tôi tùy thời ứng biến lợi dụng căn cứ ấy làm chốn dong thân, há không phải là một điều hay?.

Tôn Hoàn tặc lưỡi, ghì Trại Nhi vào sát bên mình :

- Tôi biết sư muội vẫn cao đoán hơn tôi nhiều. Ờ, thì ta qua Sơn Đông. Nhưng sư muội định đến Ngao Sơn Đầu với tư cách gì? Dầu ngu si, Hắc Vân Long không là kẻ dễ để ta sai khiến y đâu!

- Sư huynh nói hữu lý nhưng vẫn chưa hoàn toàn. Hắc sư huynh thừa biết rằng mỗi khi Cố giáo chủ sai phái người nào đi đâu, đều qua tay tôi hết. Do đó bọn tín đồ đều cảm tưởng người điều khiển là tôi. Cố giáo chủ chỉ hữu danh vô hiệu. Tôi chắc chắn Hắc Vân Long tin tưởng tôi như một Nữ giáo chủ Bạch Liên. Sư huynh đừng lo.

Đường, Tôn bàn bạc cẩn thận rồi thuê xe ngược đường lên Bắc.

Một hôm đi tới địa giới Giang Tô, Sơn Tây, hai người bỗng gặp hai nữ đệ tử của Đường Trại Nhi là Khuất Tấn Nhi và Viên Thu Nhi trong một tửu điếm bên đường. Khuất, Viên mừng rỡ chào hỏi, Trại Nhi ngạc nhiên :

- Hai đồ đệ đi đâu mà qua đây?

Viên Thu Nhi nói :

- Đệ tử nhân rỗi lên Giáo sở thăm Khuất Tấn Nhi nên bàn nhau cùng về Chí huyện thăm Nữ chủ. May mắn gặp nhau ở khúc đường này, nếu không thì chúng đệ tử sẽ mất công xông pha ngàn dặm.

Trại Nhi nói :

- Hiện thời ta cùng Tôn sư bá qua Sơn Đông thăm Hắc Vân Long đây. Hai người có rảnh rang thì cùng đi cho vui?

Khuất Tất Nhi nói :

- Được như vậy càng hay. Hiện thời đệ tử cũng không có việc gì khác là về thăm Nữ chủ. Cố giáo chủ được mạnh không?

Đường Trại Nhi suy tính rất lẹ, nàng đáp ngay :

- Chẳng nói giấu diếm gì hai người, ta được lệnh của Giáo chủ qua Kim Lăng hành động, chẳng ngờ vụ Kim Lăng bị đổ bể, nhân lúc này ta không muốn về Chí huyện vội, e trụ sở bị động nên đi Sơn Đông quan sát công việc Hắc Vân Long tại Ngao Sơn Đầu. Theo ý ta, hai người cũng chẳng nên về Hồ Nam trong lúc này.

Khấut Tấn Nhi nói :

- Đệ tử và Viên Thu Nhi phong thanh vụ Kim Lăng nhưng không ngờ giáo giới ta nhúng tay trong vụ đó. Nếu biết trước, chúng đệ tử tất không về Hồ Nam vội.

Đường Trại Nhi hỏi :

- Xe ngựa đỗ trước tửu điếm kia của hai người phải không?

- Dạ.

- Trả tiền cho xa phu trở về đi. Xe ta còn rộng chỗ. Đi đường trường mà liên tiếp hai xe thường xuyên bị lục lâm đại đạo dòm ngó.

Thế là bọn Đường Trại Nhi vào địa hạt Sơn Đông. Tới Tế Nam Phủ, Trại Nhi thay xe khác. Lúc qua Bình Dương, xa phu bép xép ra mặt thông thạo kể sự tích Bình Sơn vãn cảnh thiền viên và khi thấy pho Phật tượng Lam Vân ngọc, nàng nẩy ý định chiếm đoạt báu vật ấy.

Ngày đi, đêm nghỉ, chẳng bao lâu đồng bọn đến Ngao Sơn Đầu tìm Hắc Vân Long ở Lục Thủy trại. Vốn đã thầm mến Đường Trại Nhi từ trước, Hắc Vân Long tiếp đón mọi người thật nồng hậu và để phô trương thanh thế của mình. Vân Long dẫn Đường Trại Nhi cùng Tôn Hoàn đi quan sát khắp Lục Thủy trại, Linh Sơn đỉnh, giới thiệu nàng là nữ lãnh tụ Bạch Liên từ Hồ Nam lên Ngao Sơn Đầu thuyết giáo. Đường Trại Nhi trang phục theo kiểu đạo cô, giữ nét mặt đóng kịch thiệt nghiêm chỉnh, giảng giáo nhiều rất hấp dẫn nên các tín đồ Ngao Sơn Đầu hoàn toàn tin tưởng quý mến nàng, rủ nhau thọ giáo Bạch Liên đông hơn trước.

Tôn Hoàn đổi tên là Tôn Triệu Lương, vận đạo bào cốt cách tiêu sái thần tiên, luân phiên cùng Trại Nhi truyền giáo cũng được toàn thể hoan nghênh. Họ Tôn quan sát cách tổ chức Lục Thủy trại và Linh Sơn đảo, thấy còn nhiều chỗ sơ hở liền khéo léo bày tỏ ý kiến giúp Vân Long điều chỉnh, thành thử chiếm cảm tình của Vân Long rất dễ dàng.

Hắc Vân Long là người có bản lãnh độc chiếm Linh Sơn đảo làm căn cứ, tụ tập được các bọn hải tặc lẻ loi, chỉ huy phân phát công tác hoạt động ngoài khơi, điều hòa đúng chỗ. Y không tham lam, chia chiến phẩm cho các đầu lãnh quy tụ theo y thiệt công bình, nên không những chẳng mích lòng ai mà còn được mọi người tôn phục.

Khi Đường Trại Nhi tới Ngao Sơn Đầu, lực lượng thủy lục chiến của Hắc Vân Long đã rất quan trọng, vòng hoạt động ở phía bắc lan rộng tới vịnh Trực Lệ, Liêu Đông, phía nam đến khắp miền hải phận Kiều Châu và một đôi khi tràn tới ngoài khơi Giang Tô. Riêng ở mũi Ngao Sơn Đầu và ngoài Linh Sơn đảo, Hắc Vân Long đã đụng độ hai lần với bọn Nụy khấu từ xa đến "ăn hàng" trong hải phận Sơn Đông. Nụy khấu không những thạo thủy chiến mà còn khỏe mạnh can đảm. Bọn chúng có những chiến thuyền lớn mạnh mẽ, nhưng bất lợi ở chỗ từ xa đến, thành thử hai lần tranh giành thương thuyền ở ngoài khơi với Hắc Vân Long, hai lần chúng đều bị thất bại nặng nề.

Thời ấy, Minh triều có một căn cứ hải quân lớn ở Thanh Đảo, lực lượng hùng hậu, tại sao lại để Hắc Vân Long lộng hành đến như vậy?

Trước hết, từ Thanh Đảo, đến Ngao Sơn Đầu, hai địa điểm ấy cách nhau xa. Các quân thuyền tuần tiễu dọc theo duyên hải gần bờ chớ không liều mạng ra xa ngoài khơi như khấu thuyền. Sau là Hắc Vân Long ra lệnh cho bộ hạ mỗi khi chẳng may có gặp quân thuyền thì phải liệu đường lảng tránh ra ngoài biển xa tựa thế ngư thuyền vượt khơi đánh cá, chớ không được ngang nhiên đụng độ giao phong.

Một đôi khi tránh không kịp, quan quân áp mạn lên khấu thuyền khám xét thì cũng không có gì lạ. Các nhân viên trên khấu thuyền trang phục kiểu ngư phủ, trong thuyền có đủ dụng cụ chài lưới, ngoài ra còn có các vũ khí không đáng kể, vì thuyền nào cũng cần phải tự vệ.

Nhắc lại Đường Trại Nhi ở Ngao Sơn Đầu và Linh Sơn đảo được hơn một tháng, liền vờ vĩnh từ biệt Hắc Vân Long ra đi.

Họ Hắc tưởng thật cố yêu cầu nàng và Tôn Hoàn ở lại ít lâu nữa :

- Các tín đồ đang tin tưởng, số người nhập giáo tăng thêm mỗi lúc một nhiều, nhị vị về Hồ Nam bây giờ là cả một sự tai hại lớn lao. Việc về Hồ Nam cũng không gấp, yêu cầu nhị vị ở lại Ngao Sơn lâu bao nhiêu hay bấy nhiêu...

Đường Trại Nhi vốn muốn thử xem Hắc Vân Long có tha thiết thật tình với sự hiện diện của nàng và Tôn Hoàn ở Ngao Sơn không, nên bày chuyện ra đi như vậy. Thiệt ra, tại khu vực này, hai người cùng được trọng vọng, an ninh, lẽ nào còn muốn đi đâu hơn nữa?

Nàng nói :

- Tôi ở lâu e không tiện, quấy rày đầu lãnh thôi.

Hắc Vân Long vội đáp :

- Sao Nữ chủ lại nói vậy? Tôi còn mong rằng nhị vị ở mãi nơi đây, lâu bao nhiêu hay bấy nhiêu. Nhị vị cần thứ gì xin cứ ra lệnh, Hắc Vân Long này chiều ý ngay.

Được lưu giữ ấy, Đường, Tôn hai người từ đó ở hẳn lại Ngao Sơn và Linh Sơn đảo.

Trại Nhi còn tiến xa hơn nữa. Những khi Tôn Hoàn ở Ngao Sơn, nàng vẽ vời chuyện nọ chuyện kia, về Linh Sơn đảo tư thông cùng Hắc Vân Long. Hoặc khi Tôn Hoàn ở ngoài đảo, nàng lại vào Ngao Sơn vui vầy cùng Vân Long.

Chiếm được Vân Long tức nàng đã ngự trị toàn khu thuộc ảnh hưởng của y.

Phần Hắc Vân Long tuy có đôi khi nghi ngờ mối liên lạc mật thiết giữa Trại Nhi và Tôn Hoàn, song y không đòi hỏi gì hơn nữa. Thỉnh thoảng được gần mỹ nhân là đủ rồi, ngoài ra nàng muốn sao y cũng mặc, không hề quan tâm.

Những khi họp mặt đông đủ bộ ba, Đường Trại Nhi, Tôn Hoàn, Hắc Vân Long, họ Đường khéo giữ nét mặt nghiêm nghị thuở ban đầu nên Tôn Hoàn yên trí Đường Trại Nhi hoàn toàn thuộc về mình, không lẳng lơ như hồi còn chung sống ở Chí huyện nữa.

Một hôm Trại Nhi chợt nhớ lại pho tượng Lam Vân ngọc ở Bình Sơn tự, nàng bèn ngỏ ý với Hắc Vân Long việc muốn "đem" báu vật về Ngao Sơn.

Vân Long nói :

- Bấy lâu nay, tôi vẫn muốn kiếm một bảo vật quý giá tặng hiền nương, hiềm vì thứ gì hiền nhi cũng có thừa rồi nên đành chần chờ. Nay nói tới Lam Vân ngọc tôi mới chợt nhớ ra. Vậy hiền nương an tâm, tôi sẽ phái người lấy kỳ được bảo vật đó về đây.

- Hắc lang nên thận trọng lựa chọn viên tướng nào thiệt đắc lực hãy sai phái. Nếu vụ đoạt Phật tượng này bị đổ bể có thể nguy hại đến chúng ta ở Ngao Sơn. Hiện thời có người nào khả dĩ đảm nhiệm được việc ấy không?

Hắc Vân Long suy nghĩ giây lát :

- Có. Có một người bản lãnh khá cao, tin cậy được. Nếu hiền nương muốn gặp hắn, tôi truyền gọi y đến đây tức khắc.

- Y là ai?

- Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao.

Thường ngày Đường Trại Nhi vốn hay quan sát, giao tiếp với các hàng thuộc hạ ở Ngao Sơn Đầu và Linh Sơn đảo nên đã gặp Tống Giao vài lần. Nghe đến tên y, nàng nhận ra ngay. Nàng nói :

- Phải chăng Tống Giao là viên đầu lãnh dong dỏng cao nước da ngăm đen?

Hắc Vân Long gật đầu :

- Chính gã đó. Vụ Lam Vân ngọc này, cần một người không những có bản lãnh mà còn thạo nghề phi thiềm tẩu bích, Phái Tống Giao đi, tôi an tâm lắm.

- Đầu lãnh không chú ý đến tật xấu của họ Tống ư?

Vân Long ngạc nhiên :

- Gã làm sao?

- Khi hai đệ tử Khuất Tấn Nhi, Viên Thu Nhi còn ở đây, tôi để ý thấy Tống Giao bỏ cả công việc để ve vãn chúng. Tôi e Bình Dương là một huyện lớn nhiều ca nhi kỷ viện, Tống Giao sẽ ham chơi bê bối chăng?

- Nói thế thì không biết thế nào cho cùng. Gã là người có tài, nên phái đi chắc chắn được việc.

Nếu Hắc Vân Long nghe lời Đường Trại Nhi thì vụ Bạch Liên giáo ở Ngao Sơn Đầu chưa đến nỗi tới thời kỳ bại lộ, nguy hiểm hơn nữa cho bọn tặc đạo là công cuộc của chúng bại lộ giữa lúc Tam hiệp hiện diện tại Bình Dương.

Hỏa Nhãn Hầu Tống Giao đi đến bốn tháng không về, Đường Trại Nhi, Tôn Hoàn cho rằng hoặc y đã bị bắt hoặc y lấy Phật tượng báu ngọc sanh tâm tham lam đi thẳng nơi khác.

Hắc Vân Long nóng ruột phái Đồng Mãnh, Cao Liêm đi tìm, chẳng dè hai người ấy cũng bị bắt nốt, biệt vô âm tín.

Giữa lúc đồng bọn Ngao Sơn Đầu hoang mang chưa toan tính hành động ra sao thì Tri phủ Đức Châu là Quán Bội Chấn đem binh bản bộ đến chinh phạt.

Quán tri phủ án binh lại Ngao Sơn trấn, phái thám tử đi dò la tung tích giặc.

Hắc Vân Long, Tôn Hoàn, Đường Trại Nhi biết ngay là quan quân Đức Châu kéo tới Ngao Sơn không ngoài mục đích chinh thảo, nên dự bị sẵn sàng, phái bộ hả giả làm dân chài trực tiếp với các thám tử quan quân cho tin tức sai chỉ đường cho họ vào nơi hiểm địa.

Quả nhiên Quán Bội Chấn mắc mưu, cậy quân số đông kéo rốc binh tướng vào khu có nhiều hốc đá ăn thông với Ngao Sơn tìm giặc.

Chờ quan binh vào sâu hiểm địa, Hắc Vân Long và Đường Trại Nhi đích thân điều khiển bộ binh núp sẵn ở bờ biển đánh tập hậu dồn toàn thể số tướng binh Đức Châu vào sâu hơn nữa chặn hẳn đường ra.

Một mặt Tôn Hoàn cũng kéo phục binh từ Ngao Sơn ùa xuống sát phạt vây tròn lấy bộ binh Đức Châu.

Với trận phục kích ấy, bọn tặc đạo hạ được non phân nửa lực lượng của Quán Bội Chấn. Họ Quán bèn liều mạng xua quân đánh luôn một trận nữa tìm đường ra nhưng vô ích thất trận đầu binh tướng Đức Châu hoang mang, mất tinh thần, bị thiệt hại thêm một phân nửa.

Quán Tri phủ đành hạ lệnh đóng trại thủ hiểm, một mặt phái Đan Quý là người độc nhất biết thuật phi hành, chờ đêm tối lẻn ra khỏi trùng vi về Đức Châu điều động binh cứu viện.

Số quân Đức Châu chẳng còn được bao nhiêu, Đan Quý liền cấp tốc phi mã nhật dạ về Tế Nam báo cáo.

Tuần phủ Tế Nam là Trịnh Tấn Trung tức khắc phái Tham tướng Trương Bỉnh Hoa đem binh cứu viện. Mặt khác, Trịnh tuần phủ thông đạt cho Thị Bạc Ty quan là Diêu Thái Khanh đôn đốc hải thuyền đến Ngao Sơn Đầu hiệp lực với Trương Bỉnh Hoa đảng diệt thủy khấu.

Nguyên đời Nguyên triều, nước Phù Tang hiềm khích với Trung Quốc, cấm nhân dân không được giao thương với nước này. Tuy cấm lệnh rất ngặt, vẫn có một hạng dân nghịch lén lút ra khơi làm thủy khấu. Bởi vậy người Trung Quốc mới gọi là Đông hải Nụy khấu (bọn cướp biển người lùn ở biển Đông).

Bọn Nụy khấu ngày một bành trướng, nước Phù Tang chia ra làm hai, Nam, Bắc triều. Về sau hợp tinh, một số dân quật cường đi ra các vùng duyên hải theo Nụy khấu hành nghề thủy tặc, luôn luôn quấy phá Triều Tiên và duyên hải Trung Quốc.

Bởi lẽ ấy ngoài hai căn cứ Hải quân lớn ở Trấn Giang, Thanh Đảo, Minh triều còn đặt các căn cứ thủy quân nhỏ dọc theo miền duyên hải dưới danh hiệu là "Thị Bạc ty" bề ngoài là để thâu thuế thương thuyền, kỳ thiệt không ngoài mục đích chế ngự thủy khấu hoành hành ghê gớm.

Bọn nghịch dân ở ven biển cũng phụ với cướp biển hành hai nghề: ngư phủ và thủy khấu. Chúng phụ họa với cướp cho dễ bề hoạt động vì lẽ nếu nghịch với thủy khấu thì khi ra khơi cũng bị chặn cướp như thường, thà rằng theo hẳn thủy tặc cho dễ bề sanh nhai.

Những tay kiệt hiệt hơn chiêu tập thành đảng lấy hiệu hẳn hoi, chiếm các hải đảo lập căn cứ, đói thì đột nhập lục địa cướp phá, khi biển lặn thuận buồm ra khơi lưới được nhiều cá no nê, chúng lại trở thành dân chài hiền lành.

Trung Quốc đất rộng mênh mông, người như kiến cỏ, nên dù triều đình hoặc thịnh hoặc suy quan quân cũng không thể nào chế ngự nổi lục lâm, thủy tặc nhan nhản khắp nơi.

Hắc Vân Long là một khấu tướng hữu danh hoành hành dưới hiệu kỳ màu đen chữ trắng "Náo Hải Thần" độc chiếm hải khu Ngao Sơn Đầu giữa thời bấy giờ. Uy thế Hắc Vân Long rất lớn, quân lực mạnh mẽ, dĩ nhiên toán quân bản bộ Đức Châu chống sao lại.

Thị Bạc Ty Diêu Thái Khánh trước kia đã phục vụ dưới quyền chỉ huy của Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục dưới Trấn Giang, là thủy tướng có tài được họ Đàm đề cử và được triều đình ủy nhiệm việc thị bạc đôn đốc một chi phái Thủy quân ở Kiều Châu trên Sơn Đông.

Nhận được thông tư của Tế Nam phủ, nơi y trực thuộc, Diêu Thái Khánh lập tức huy động binh tướng đôn đốc chiến thuyền ngược miền duyên hải Sơn Đông lên Ngao Sơn Đầu.

Nói về Tam hiệp dung ruỗi ra Ngao Sơn.

Ba hiệp khách ấy không có việc chi thúc bách nên đủng đỉnh nhàn du.

Một hôm vừa vượt khỏi địa giới Văn Lý huyện, Tam hiệp buông lỏng tay cương đang đi dưới chân đồi cây rậm, thì bỗng nghe có tiếng vó ngựa phi từ phía sau vọng tới.

Ba người tạ ngựa sang bên đường nhường lối.

Kỵ sĩ phóng ngựa như bay đến nơi, và Tam hiệp nhận ngay là giáo đầu Vân Bưu. Vân giáo đầu ghì ngựa lại chào.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Vân giáo đầu đi công tác gì mà cấp bách vậy?

- Tôi đuổi theo ba vị đây.

- A! Có chuyện gì vậy?

- Thẩm đại nhân phái tôi đến quý trang hỏi ngày ba vị lên đường để gởi phong thơ cho Tham tướng Trương Bỉnh Hoa, không dè các vị lại khởi hành rồi, nên huyện quan cho tôi cấp tốc đuổi theo để trao thơ, may quá gặp nhau nơi đây, nếu không tôi phải thẳng đường ra Ngao Sơn.

Nói đoạn Vân Bưu mở nút áo lấy ở ngực ra hai phong thư trao cho Đức Kiệt.

Chàng tiếp thơ nhìn qua thấy ngoài bì đề tên Trương Bỉnh Hoa, còn một bì đề tên mình liền mở ra đọc.

Chàng đưa thơ cho Lam Y, Bích Nữ :

- Thẩm huyện quan yêu cầu chúng ta tiếp xúc với Trương tham tướng và liệu bề giúp việc chinh phạt bè lũ Hắc Vân Long đây.

Lam Y bảo Vân Bưu :

- Nhờ giáo đầu thưa lại với Thẩm công rằng người khá an lòng. Chúng tôi sẽ tận tâm giúp. Được việc càng hay bằng như trái lại, thì không vì lẽ chúng tôi không cố gắng đâu, nhé?

- Tôi tin rằng quý vị sẽ mã đáo thành công, giờ đây tôi xin phép trở về phục lệnh.

Tam hiệp gật đầu rồi cùng họ Vân chia tay, chờ viên giáo đầu khuất bóng ngàn cây mới giục ngựa tiến bước.

Lam y nói :

- Trông thấy Vân giáo đầu, tiểu muội lại hồi tưởng tới hôm Chu huynh giao đấu với Lôi Vân Long tại võ đường Bình Dương. Ngày tháng thoi đưa, thấm thoắt đã nhiều năm qua rồi.

Ngày đi đêm nghỉ, không bao lâu Tam hiệp đã tới Ngao Sơn.

Đoàn quan binh Tế Nam còn đang hạ trại ngổn ngang cả ngoài tiểu trấn.

Tam hiệp gò ngựa lưng đồi quan sát. Gió biển từ xa thổi tới mát mẻ dễ chịu.

Bích Nữ nói :

- Gần biển có khác, gió đượm mùi muối khác hẳn với không khí lục địa.

Lam Y gật đầu :

- Từ đây đến bến nước còn một ngày đường đi lẹ. Chúng ta vào phố tìm tửu quán dùng bữa đã rồi hãy tới trung quân.

Ba người rẽ ngựa xuống đồi đi vòng tránh khu quan quân vào trấn. Tại đây, dân cư buôn bán khá sầm uất mái tranh, mái ngói lẫn lộn. Đường sá rộng rãi nhưng mỗi gió lùa, cát bụi lại bốc cuốn mịt mù.

Lựa một tửu quán lớn hơn cả, Tam hiệp xuống ngựa bước vào.

Thấy gian ngoài nhiều bụi, Bích Nữ dùng tiếng Sơn Đông hỏi chủ quán :

- Ngoài này bụi quá có nơi nào sạch kín hơn không?

Chủ quán nhìn ba người mới tới nơi, đoạn đáp :

- Thưa bổn quán có sẵn gian trong dành riêng cho viễn khách không quen với cảnh Ngao Sơn bụi bậm. Mời quý vị vào cho. Thực đơn có đủ các thứ hải vật tươi tốt.

Tam hiệp vén rèm cửa ngăn ngoài với căn trong sạch sẽ hơn nhiều.

Đặt hành lý xuống kỷ bên, ba người kéo ghế ngồi.

Bích Nữ bảo tiểu nhị lựa mấy món cá, mực và rượu ngon.

Lam Y chúm chím cười :

- Tẩu tẩu học lẹ thiệt. Dùng tiếng Sơn Đông y hệt dân bổn xứ khiến người trong quán cũng không phân biệt nổi ai là nữ khách Tô Châu.

Bích Nữ đưa mắt nhìn chồng :

- Hừ! Cô muội khen thật hay khen giả đấy! Chu lang vẫn chê tôi nói ngọng. Mang tiếng lấy chồng người Sơn Đông mà không thạo giọng Sơn Đông, kể cũng bực thật.

Đức Kiệt lắc đầu bảo Lam Y :

- Bích Nữ chỉ thạo gọi món ăn thôi đấy, và nhân lúc đấy trổ tài lòe hiền muội. Thật ra những lúc diện đối diện, Bích Nữ nói ngọng líu ngọng lịu không thành câu nữa!

Lam Y điềm nhiên :

- Hiền huynh nhìn người ta chằm chằm thế kia, ai mà không ngượng?

Tam hiệp bỗng im lặng vì chủ quán đi vào niềm nở hỏi xem khách hàng có cần dùng thứ gì thêm nữa không.

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Quán khá lắm mà sao vắng khách thế này?

- Thưa quý khách, không riêng gì một hôm nay, đã nhiều ngày ế ẩm rồi. Tiểu trấn này nằm trong khu vực hành quân nên việc thương mại bị ảnh hưởng rất nhiều. Hẳn lúc mới vào trấn, quý khách thấy quân binh hạ trại ngổn ngang cả ngoài đầu trấn?

- Tuy vậy, ngoài đường phố người ta qua lại vẫn tấp nập lắm.

- Thưa, quý khách mới đến nên không hiểu đó, mỗi ngày dân chúng cứ đến gần trưa là ra phố, ra chợ mua bán các thứ cần dùng. Quá trưa, ai về nhà nấy không đi đâu nữa. Họ lo binh biến có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

- Tôi tưởng có quân binh đóng ở đây thì sức tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm của trấn này tăng gia mới đúng lẽ chớ?

- Thưa không, quân lính không được phép ra khỏi trại. Trấn này tiếp giáp với khu vực chiến đấu rồi.

Hỏi qua cho biết tình hình Ngao Sơn, Tam hiệp trả tiền hàng lên ngựa ra đi.

Chủ quán nói đúng. Trong phố lúc này người qua lại thưa thớt. Nhà nào nhà ấy đều đóng cửa, ngoại trừ nhà buôn cửa chỉ hé mở mong vớt vát được chút ít nào chăng.

Tam hiệp vòng qua mấy số quan sát tình hình. Dân chúng nghe thấy tiếng vó ngựa đi lộp cộp ngoài đường, liền hé cửa ra nhìn.

Họ tưởng là quan binh và không khỏi lấy làm lạ khi thấy hai cô gái xinh đẹp hùng dũng đi với một tráng sĩ cao lớn. Cả ba võ trang đầy đủ nhưng không phải là quan quân.

Rẽ ngựa ra khỏi đầu Trấn, Tam hiệp đến thẳng cổng trại bảo quân canh rằng có người xin yết kiến Tham tướng.

Viên đội trưởng nhìn ba người nhận xét, rồi hỏi :

- Quý vị cho biết quý tánh cao danh và từ đâu tới, tôi phái người vào báo được.

Đức Kiệt đáp :

- Đội trưởng cứ nói rằng chúng tôi từ Bình Dương đến và có mật thư của Thẩm huyện quan gởi cho Tham tướng.

Viên đội trưởng phái quân vào báo, hồi lâu trở ra mời ba người vào trại.

Các lều vải san sát dựng thành hàng lối rất quy củ, bộ nào đội ấy nghiêm chỉnh.

Lều vị chỉ huy dựng ngay ở trung quân. Nóc lều có cắm lá danh kỳ thêu chữ "Trương", kế bên là cờ chỉ huy.

Trước lều hai ngàn quân dàn nghiêm chỉnh. Lính vào báo là khách đã tới, Trương tham tướng phái đội trưởng ra mời vào, nhưng Tam hiệp ngồi yên trên ngựa. Đức Kiệt đưa phong thư cho viên đội trưởng mà rằng :

- Nhờ đội trưởng cầm thư này vào cho quan Tham tướng.

Lát sau, một vị tướng quân giáp trụ đoàng hoàng, vóc dáng chầm hẩm, tuổi trạc tứ tuần, đai đeo kiếm bước ra khỏi lều.

Tam hiệp xuống ngựa. Trương Bỉnh Hoa cúi chào.

- Tôi không ngờ là ba vị hiệp khách cố công tới bản danh. Xin lỗi không ra đón ngay từ nãy. Kính mời quý vị vào tạm trong lều này.

Tam hiệp đáp lễ đoạn theo Trương Bỉnh Hoa vào lều chia ngôi chủ khách cùng ngồi.

Trương tham tướng niềm nở :

- Nghe đại danh quý vị đã lâu, nay nhờ Thẩm bằng hữu giới thiệu, tôi mới được hân hạnh diện kiến. Chẳng hay quý vị có điều chi cần dạy bảo cần ích cho cuộc hành quân này không?

Chu Đức Kiệt nói :

- Chúng tôi có thể biết chương trình hành quân của Tướng quân không?

Trương Bỉnh Hoa trải bức họa đồ lên mặt án, đoạn nói :

- Bản tướng đem quân ra đây để tiếp cứu bộ binh Đức Châu hiện thời bị hãm trong vòng hiểm địa. Giải vây xong, hai bộ binh sẽ hiệp lực tiếp tục nhiệm vụ trừ đảng khấu.

- Quân ta hạ trại được bao nhiêu lâu rồi.

- Vừa được hai ngày.

- Tướng quân đã liên lạc với bộ chỉ huy Đức Châu chưa?

- Có. Tôi đã phái Đan Quý là người thoát trùng vi về Tế Nam xin cứu viện. Y đi ngay từ hôm kia, bây giờ chưa thấy trở về.

Chu Đức Kiệt nói :

- Nếu Đan Quý vào thoát trùng vi thì sớm lắm cũng chiều nay hay sáng mai mới về đến đây. Từ đây đến bờ biển còn ngót ngày đường không thể lẹ hơn được.

- Ngoài việc phái Đan Quý liên lạc với bộ binh Đức Châu, tôi đã phái thám mã quân dò xét tình hình địch thế nào. Việc tôi kéo quân cứu viện đến đây tất không tránh được mắt do thám của chúng.

Đức Kiệt gật đầu.

- Việc đó hiển nhiên quá rõ. Khi địch biết viện binh tới không lẽ chúng giữ nguyên vị trí để bị thế trong đánh ra, ngoài đánh vào.

Nghe hai người nói chuyện đến đây, Lam Y liền hỏi Trương Bỉnh Hoa :

- Sao khi kéo quân đến đây, tướng quân không thẳng ra chiến địa bất ngờ đánh dốc một trận vào hậu quân địch, may ra một trận thành công có hơn không?

Trương tham tướng đáp :

- Tôi đã nghĩ tới điểm đó song le có hai điều tối kỵ cho cuộc hành quân. Thứ nhất quân ta từ xa kéo tới người mệt, ngựa mỏi, không đủ sức xung trận. Thứ nhì: Địch quân không lẽ nào không biết ta đến, chúng sẽ phục binh trong một khu vực quen thuộc với chúng, nhưng xa lạ với quân ta. Án quân tại đây trước khi khởi chiến được hai lợi điểm. Một là địch quân không rõ lực lượng quan quân ra sao, chúng tưởng còn có nhiều đạo quan quân sẽ lục tục kéo đến dự chiến. Hai là chúng ngờ vực không hiểu ta đánh ngả nào tiến ngả nào; số quân giặc có hạn, quan quân đông vô chừng, địch quân sợ bị bao vây nên có lẽ sẽ tự rút lui, không dám cùng ta ngang nhiên giáp chiến. Riêng phần tôi cũng không thể khởi chiến ngay được khi chưa liên lạc với thủy quân.

Lam Y hoan hỉ :

- A! Có huy động thủy quân! Chiếc thuyền thuộc khu vực nào.

- Căn cứ Kiều Châu gần hơn cả. Tướng chỉ huy là Diêu Thái Khánh, cựu thuộc hạ của Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phục Trấn Giang.

Chu Đức Kiệt nói :

- Có thế chớ, chúng tôi đang lo Tế Nam không huy động thủy quân.

Trương tham tướng hỏi :

- Quý vị có chương trình hành động gì khác hơn là giáp chiến đại quy mô với thủy khấu không?

Đức Kiệt đáp :

- Theo sự hiểu biết của chúng tôi, tên đại đầu lãnh thủy khấu Ngao Sơn Đầu và cũng là đảng viên Bạch Liên giáo là Hắc Vân Long. Y có bao nhiêu bộ hạ chúng tôi không rõ, nhưng còn có hai người cộng sự đắc lực, lợi hại với y là Đường Trại Nhi và Tôn Hoàn mà chúng tôi đã biết khi trước ở Kim Lăng. Vào tận sào huyệt chúng diệt được ba tên Hắc, Đường, Tôn thì chúng đông và mạnh đến mấy cũng phải tan.

- Đại hiệp định nói căn cứ sào huyệt của bọn Hắc Vân Long là Linh Sơn đảo, Lục Thủy trại?

Đức Kiệt gật đầu :

- Chính thế. Phải mạo hiểm vào hang cọp mới bắt được cọp con.

Trương tham tướng suy nghĩ hồi lâu :

- Theo lời Đan Quý, người đã từng ở trong trùng vây của địch quân, Lục Thủy trại hình như chỉ là một chuyện hư vô. Chính vì quan Tri phủ Đức Châu kéo dốc quân tướng vào khu có nhiều hốc đá lớn định đánh phá Lục Thủy trại nên mới bị giặc phục binh tứ phía đánh cho một trận thiệt hại vô kể và bị bao vây luôn cho tới nay. Tôi nghi ba tiếng "Lục Thủy trại" lắm.

Âu Dương Bích Nữ chú ý nghe chuyện từ nãy bèn lên tiếng :

- Lục Thủy trại tất phải có thật, nếu không Hắc Vân Long lấy binh tướng ở đâu ra để phục kích, bao vây đoàn quân của phủ quan Đức Châu? Có thể như thế này: Khu có nhiều hốc đá thông tới Ngao Sơn, và nơi khu tiếp giáp ấy có đường bí mật xuyên qua Ngao Sơn dẫn tới phía bên kia núi giáp ngay với biển. Lục Thủy trại ở phía ấy.

Mọi người đều khen phải.

Trương Bỉnh Hoa dò trên bức họa đồ, đoạn chỉ vào một điểm mà rằng :

- Chu phu nhân đoán trúng đấy. Phía đông nam, Ngao Sơn Đầu giáp với biển và đất liền. Chính bắc, Ngao Sơn Đầu giáp với biển không thôi. Lục Thủy trại có lẽ ở phía ấy, ngoài sự hiểu biết của mọi người.

Lam Y nói :

- Có thủy quân tiếp sức thì không khó khăn gì cả. Chừng nào đư
Tác giả : Tề Phong Quân
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại