Lam Y Nữ Hiệp
Chương 40: Cứu người lành hiệp khách thám hiểm Vạn Đại Sơn Thăm thiền sư, hào kiệt nhàn du Thiếu Lâm tự

Lam Y Nữ Hiệp

Chương 40: Cứu người lành hiệp khách thám hiểm Vạn Đại Sơn Thăm thiền sư, hào kiệt nhàn du Thiếu Lâm tự

Chu Đức Kiệt đem việc Hoàng tri phủ yêu cầu kể cho Hoàng Hoa và Thiết Xích Tử nghe.

Hoàng Hoa Chiếm hỏi :

- Từ hôm tới Trường Sa, ba vị hoàn toàn bận về việc trừ thủy khấu, chưa kịp thăm thú mọi nơi, sao đã vội đi?

Lam Y đáp :

- Hôm nay còn rộng thì giờ từ trưa đến tối và suốt ngày mai, phủ thành có đặc điểm gì tiên sinh cho biết?

Trương Tam Nương nói :

- Để chúng tôi hướng dẫn Tam hiệp đến Lạc Tiên lầu xem một bức kỳ họa. Ta sửa soạn đi ngay đi. Uống rượu trên lầu đó luôn thể.

Hoàng Hoa Chiếm nhắc :

- Hiền thê nên sai gia nhân đến đó giữ trước một thồi, chắc chắn có chỗ thì hơn.

Âu Dương Nữ cười khanh khách :

- Uống rượu ngắm bức danh họa, thiệt kỳ thú! Nhưng du họa sư nào vậy?

Thiết Xích Tử nói :

- Đến nơi nhìn bút ký quý vị sẽ nhận ra họa sư là nhân vật thời nào. Mỗi khi qua đất Trường Sa, không bao giờ tôi bỏ lỡ dịp lên Lạc Tiên lầu uống rượu.

Vợ chồng Hoàng Hoa sửa soạn, giao việc phiêu cuộc cho Hoa Long, Hoa Hổ, cùng Tam hiệp và Thiết Xích Tử thanh thản đến Lạc Tiên lầu.

Trường Sa phủ là một thị thành rộng lớn không kém gì Kim Lăng. Duy về phương diện kiến trúc, phủ thành này cổ kính hơn nhiều bởi lẽ thị trấn thuộc phần trung tâm của Trung Hoa cận cổ. Nội thành chia ra thành hai khu thượng hạ. Thượng khu tức là trái đồi thấp, còn hạ khu là bình địa. Từ hạ khu qua thượng khu, khách bộ hành, kiệu phu có đường thẳng xâu thành bực thang đá. Trái lại, xe cộ thì dùng đường vòng thoai thoải dốc. Hai khu liền nhau, nhà cửa như bát úp, buôn bán, kẻ qua người lại sầm uất lạ thường, chỉ khác ở chỗ trên đường phố thỉnh thoảng du khách lại có dịp lên mấy bậc đá, leo dốc lần lần mà không hay.

Lạc Tiên lầu vẫn có từ lâu của nhà họ Tống truyền từ đời nọ đến đời kia và được sửa đi, sửa lại kiến trúc hợp thời. Lầu ở chênh chếch về hướng bắc thượng khu, ngay giữa hoa viên đầu kỳ hoa dị thảo, liễu rủ, tòng che với những nhịp cầu đá chênh vênh qua hồ sen nhận tạo, và những ngọn giả sơn khúc khuỷu uốn éo phần ngoạn mục. Lạc Tiên lầu cao ba tầng ngay tầng thứ nhất, chủ nhân dựng thêm một đài cao ngót trượng, nơi có bức kỳ họa nổi danh.

Tao nhân mặc khách, hiệp sĩ giang hồ, ai qua Trường Sa cũng tới lầu Lạc Tiên uống rượu, hoa tiên phóng bút đề thơ. Đó cũng là nơi gặp gỡ thơ mộng của cặp uyên ương cùng nhau chuốc chén tương quỳnh, hoặc các vương tôn công tử tụ họp để ngắm giai nhân thướt tha với giải xiêm y muôn màu ngàn sắc.

Sáu người đủng đỉnh đi khắp hoa viên thưởng ngoạn. Tam hiệp không ngớt lời khen, ca ngợi hảo cảnh, Lam Y nói :

- Đi nhiều biết rộng là thế. Mỗi nơi, mỗi lạ, mỗi đẹp, cảnh sắc thiệt đáng yêu.

Hoàng Hoa Chiếm nói :

- Chủ nhân hiện thời là Tống Phúc Bình, nguyên một dòng họ truyền từ thời Tống Mạt, qua Nguyên nay tới Minh, mỗi thời mỗi cải cách dù trải bao thế sự thăng trầm.

Sáu người lên lầu. Tới thượng lầu, mỗi người trạc ngoại tứ tuần, tầm thước phúc hậu, cốt cách hào sảnh, tiến tới niềm nở đón chào :

- Hoàng Hoa tiêu sư bữa nay rộng thì giờ thế? Người đã dành thồi chưa?

Hoàng Hoa Chiếm tươi cười đáp lời và giới thiệu đôi bên :

- Đây là Tam hiệp từ Giang Nam qua Trường Sa, và đây là Tống Phúc Bình tiên sinh chủ nhân Lạc Tiên lầu, vị này là gia huynh trưởng.

Hoàng Hoa Chiếm chưa dứt lời thì, Tống Phúc Bình đã cầm tay Thiết Xích Tử mà rằng :

- Ủa! Trương tiên sinh mà tôi không nhận ra, lỗi biết chừng nào! Ngờ đâu hôm nay tiên sinh đổi trang phục, coi lạ hẳn.

Thiết Xích Tử cười hà hà nói với Tam hiệp :

- Trước kia, mỗi khi Trương mỗ này lên lầu, Tống chủ nhân cứ tưởng là Lý Thiết Quài hiện về đây rủ Hà Tiên Cô vào núi.

Trương Tam Nương nói :

- Đi đâu cũng lôi thôi lếch thếch như hiền huynh, ai mà không lầm.

Trông Thiết Xích Tử ngất ngưởng trong bộ y phục mới, nguyên nếp, đại bào súng sính, Tam hiệp nhìn nhau bưng miệng cười.

Tống Phúc Bình thân dẫn mọi người đến thồi riêng.

Trước khi từ tạ xuống lầu, họ Tống mới nói với Hoàng Hoa Chiếm và Trương Tam Nương :

- Vụ bắt thủy khấu vừa rồi thiệt là kỳ công của Hoàng Hoa phiêu cuộc, lời đồn vang dậy khắp phủ thành.

Trương Tam Nương chỉ Tam hiệp :

- Nhờ võ công của ba đại hiệp mới thành tựu, vợ chồng tôi chỉ phụ tá thôi.

Trước lời chúc tụng nồng nhiệt của họ Tống, Tam hiệp nói mấy câu khiêm nhường Chỉ chiếc đài trong cùng lầu xây toàn bằng hồng thạch vân trắng có sáu bực cao, Lam Y hỏi Trương Tam Nương :

- Bức danh họa để trên đài kia, phải không Đại Nương?

- Dạ nơi hai người đang đứng xem. Mời quý vị lên coi!

Sáu người cùng lên hồng thạch đài. Phía trong cùng, lồng vào khung bằng hồng thạch là một bức tường sơn trắng phẳng lì. Lâu ngày màu trắng đã vàng như màu giấy lụa mà các họa sư vẫn dùng vẽ Thủy Mặc. Ngay chính giữa bức tường ấy là Hà Tiên Cô xách lẵng hoa, lớn bằng người thật.

Tam hiệp cùng ngạc nhiên vì nét họa cực kỳ linh động đến nỗi ai cũng có cảm tưởng như người trong tranh hiện nổi hẳn lên, và đang bước ra khỏi bức tường. Trong góc tả ở trên phiến tường ấy chỉ đề vỏn vẹn có ba chữ "Vương Liêu Nhân".

Chu Đức Kiệt hỏi :

- Trong "Họa Tùng Biên" có đoạn nói tới Vương Liêu Nhân thời Tống Độ Tông, người đất Hán Dương là một họa sư hữu danh chuyên về môn nhân họa. Sao lại có nét bút của họ Vương trên phiến tường này tại Trường Sa? Hoàng Hoa tiên sinh diễn giải được không?

Hoàng Hoa Chiếm đáp :

- Tôi biết chuyện qua lời của chủ nhân Tống Phúc Bình là một thân hữu. Họ Tống thiệt ra sanh quán tại Hán Dương, Đàm Vân Thôn ở chân Hữu Kỳ Sơn, sau đó mới thiên về Trường Sa là nơi quê ngoại và định cư từ đó tới nay.

Hồi ấy, tổ phụ Phúc Bình là Tống Đức Lương ngụ tại Đạm Vân thôn. Cùng thôn có Vương Liêu Nhân. Đồng niên tuế, hai người rất thâm giao, thường rủ nhau vào núi Hữu Kỳ đánh cờ, uống rượu. Về sau, Tống Đức Lương xuống Trường Sa hưởng gia tài khá lớn bên ngoại và ở luôn đó buôn bán kinh doanh. Đức Lương lập một ngôi tửu quán. Nhờ ở đức tính cần mẫn, hoạt động, Họ Tống phát đạt rất mau lẹ, chẳng bao lâu tửu quán đã thành đại tửu lầu trong vòng mười năm trời. Đức Lương lập gia đình và thưởng cho người lên Hán Dương rước Vương Liêu Nhân về Trường Sa chơi.

Trương Tam Nương ngắt lời chồng :

- Phu quân mời Tam hiệp về thồi uống rượu kể chuyện, chớ đứng đây ư?

Sáu người xuống đài, tửu bảo bưng các món ăn đã đặt lên từ trước.

Sau tuần rượu, Âu Dương Nữ hỏi Hoàng Hoa Chiếm :

- Câu chuyện về sau thế nào, tiên sinh kể cho nghe đi.

- Xin vâng

- "Họ Vương vô gia đình nên có khi ở Trường Sa khá lâu mới trở về Đạm Vân thôn trên Hán Dương.

Trước kia, Vương Liêu Nhân có tài nhưng không được mấy ai chú ý tới vì cư ngụ tại chân núi Hữu Kỳ thì hầu như kẻ yếm thế lấy bàn cờ ly rượu qua ngày Bức họa đầu tiên của Vương Liêu Nhân tại Trường Sa là "Bát Tiên đồ" thân tặng Tống Đức Lương, hiện nay còn treo trong tư thất của Tống Phúc Bình.

Tống Đức Lương trưng bày bức họa ấy ngay giữa phòng khách lớn, nơi quan khách ra vào. Ngờ đâu cử chỉ ấy đã đưa Vương Liêu Nhân lên đài danh vọng. Tuy họa "Bát Tiên đồ", Vương Liêu Nhân vẫn không đắc ý và thường nói:

"Tiểu đệ họa người như họa tượng, không có "thần". Xé bỏ đi... họa bức khác. Đại huynh treo làm chi thêm chướng mắt như kẻ qua, người lại".

Không đồng ý, Tống Đức Lương đáp:

"Hiền đệ khó tánh quá. Bức họa linh động nhường ấy, còn muốn hơn thế nào nữa? Họa là bổn phận của hiền đệ. Trưng bày là việc của ngu huynh. Thế nào cũng kết quả tốt. Định họa người đi lại được như thật chăng".

Vương Liêu Nhân bướng bỉnh:

"Chớ không ư? Thế nào cũng có bữa, tiểu đệ họa nổi Hà Tiên Cô biết đi cho mà coi".

Họ Vương rất ưa các tiên nữ và nhất là Hà Tiên Cô. Trưng bày cũng có mà họa xong xé đi cũng có Quan khách qua lại Lạc Tiên lầu đông đảo. Ai nấy đều trầm trồ khen ngợi các bức họa "Vương Liêu Nhân" do Tống Đức Lương trưng bày Từ đó, họa phẩm bán chạy vô cùng, giá cả đều do họ Tống định đoạt. Có nhiều nơi mời Vương Liêu Nhân về tận phủ tân trang để họa, nhưng họ Vương từ chối không đi, giao phí hết việc giao dịch tài chính mặc Tống Đức Lương. Tống Đức Lương thường khuyên bạn: "Tiền bạc, danh vọng lớn rồi, hiền đệ nên nghĩ đến việc lập gia đình, sanh con nối dõi tông đường chớ".

Vương Liêu Nhân chối nguầy nguậy:

"Không! Chúng ta chung sống với nhau thế này không đủ sao? Không con thì cháu. Các con của Đại huynh vẫn mến tiểu đệ như cha ruột chúng. Việc chi phải đi đâu? Hoặc giả đại huynh muốn như vậy".

Tống Đức Lương sửng sốt:

"Đâu có chuyện ấy! Ngu huynh tỏ bày điều hơn lẽ phải đó thôi. Chúng ta tình bạn nhưng còn thân hơn cốt nhục, lẽ nào ngu huynh muốn xa hiền đệ".

Vương Liêu Nhân cười:

"Vậy, yêu cầu đại huynh từ nay đừng nhắc tới việc lập gia đình với tiểu đệ nữa nhé!"

Họ Vương ở hẳn Trường Sa với Tống Đức Lương.

Việc kinh doanh phát đạt vô cùng, Tống Đức Lương sửa sang mở rộng Lạc Tiên lầu thành đệ nhất tửu lầu phủ Trường Sa. Vương Liêu Nhân cũng nổi tiếng như cồn, họa bức tranh nào là bán luôn bức đó, mọi người đều ưa thích, chỉ riêng họ Vương là không ưa tác phẩm của mình. Chàng gọi là bức họa không "thần". Nhiều khi chàng bỏ cả mấy tháng trời không cầm tới bút, đi lang thang khắp đây đó, đến khi trở về làm việc lia lịa mới tìm thấy một đề tài gì mới lạ.

Tống Đức Lương biết tánh bạn nên cũng mặc Vương Liêu Nhân đi chán thì về. Họ Tống chuyên trông coi việc bán tranh, nhiều lúc thiếu họa phẩm, không đủ cung cấp cho số đông khách hàng từ khắp nơi trong nước lặn lội dặm trường đến Trường Sa tìm mua. Tình bằng hữu giữa hai người ngày càng mật thiết.

Thời gian qua...

Vương, Tống đều lớn tuổi. Tống Đức Lương trao việc kinh doanh cho con cái lúc đó đã phương trưởng, cùng Vương Liêu Nhân du lịch khắp đó đây.

Năm ấy, Vương Liêu Nhân sáu mươi bảy tuổi. Một hôm hai bằng hữu thảnh thơi ngồi uống rượu, bỗng Liêu Nhân nói với Tống Đức Lương:

"Đại huynh sai gia nhân mài một châu mực, lẹ lên, tiểu đệ cảm thấy lúc này có thể họa một bức thiệt thọ 'Nhập thần'."

Tống Đức Lương chiều ý bạn sửa soạn đầy đủ các dụng cụ hội họa để trên án, giấy lụa căng sẵn trên mặt tường.

Liêu Nhân ngà ngà say, chập choạng đứng dậy hối gia nhân bê chậu mực, phóng bút vẽ luôn trên tường sơn trắng hình Hà Tiên Cô xách lẵng bông lớn bằng người thật.

Vẽ xong, họ Vương liệng bút, trở lại thồi tiệc hỏi Tống Đức Lương:

"Đại huynh coi thử, nhập thần chưa? Nhân vật trên tường đã hệt người sống chưa? Nói đi, tiểu đệ không dám nhìn nữa".

Tống Đức Lương nhìn vào tường, thì lạ thay! Hà Tiên Cô linh động thật, cầm lẵng bông như muốn bước ra khỏi mặt tường, thân hình uyển chuyển. Họ Tống giật mình la: "Trời ơi, tuyệt hảo! Hà Tiên Cô muốn bước ra khỏi tường! Lạ quá!... Vương hiền đệ coi kìa".

Vương Liêu Nhân vội phắt dậy nhìn lên tường. Quả nhiên, Đức Lương nói đúng, bức họa hoàn toàn linh động. Ngọn bút điêu luyện của chàng đã cho nét họa trên tường một linh hồn. Liêu Nhân sung sướng ngắm nghía hồi lâu, gật đầu đắc ý lảo đảo ngồi xuống kỷ, vỗ vai bạn rằng: "Hà Tiên Cô đã về Lạc Tiên lầu! Đại huynh liệu giữ gìn nàng..." Dứt lời, Liêu Nhân ngả xuống vai bạn thiêm thiếp ngủ.

Tống Đức Lương tưởng họ Vương quá chén, hối gia nhân vực về phòng chẳng dè Liêu Nhân đã quy tiên lúc nào không rõ.

Họ Tống thương xót vô cùng, ma chay cho bạn đầy đủ.

Sau đó, Đức Lương gọi thợ khéo đúc bức tượng thành khuôn lấy hẳn phiến tường có hình Hà Tiên Cô dùng toàn bằng hồng thạch vân trắng xây đài, hồng phiến họa đó vào, di chúc cho con cháu đời đời gìn giữ tôn thờ.

Công việc ấy đã xong, một năm sau, đúng ngày giỗ Vương Liêu Nhân thì Tống Đức Lương cũng mất.

Người nối nghiệp an táng Đức Lương ngay bên mộ phần họa sư họ Vương.

Truyền đời nọ qua đời kia, con cháu họ Vương vẫn giữ được nếp cũ. Lạc Tiên lầu ngày càng canh tân và hồng thạch đài cũng trơ trơ cùng tuế nguyệt.

Riêng phần Hà Tiên Cô, nợ trần hầu chưa dứt, nên tuy hữu linh hồn động mà mãi vẫn không thoát ra khỏi hồng đài...".

Hoàng Hoa Chiếm kể xong câu chuyện danh họa Vương Liêu Nhân ai nấy đều bùi ngùi tưởng tới cố nhân.

Lam Y nói :

- Thiên hạ mênh mông, thế sự thăng trầm, con người kiếp phù du sẽ trở về với gió bụi, duy chỉ có công quả đặc biệt, mới được lưu lại ngàn thu...

Âu Dương Nữ gật đầu :

- Kẻ duyên nghiên bút, người nợ cung kiếm, phải chăng hai món đó đều là kỳ khí của khách giang hồ văn, võ để lưu cái dở hoặc cái hay lại hậu thế.

Bữa rượu thanh thả kéo dài đến tận chiều mới tàn.

Thiết Xích Tử nói :

- Tôi định nhân dịp này mời Tam hiệp về đất Võ Dương cho gia đệ Trương Tam Vân được diện kiến, dè đâu lại vội đi Cẩn Châu giúp phủ quan Hoàng Kinh Tân.

Chu Đức Kiệt đáp :

- Thiệt ra không đến nỗi vội vàng như chúng tôi đã nói với phủ quan đâu. Có thế, họ mới không hoàn toàn ỷ lại vào sự giúp đỡ, sửa soạn binh tướng thiệt đầy đủ chinh phạt sơn khấu.

Lam Y nói :

- Đáng lẽ không thấy hai nhân viên trở về, phủ quan phải lập tức cất quân, lẽ nào chần chờ đến nay, mấy người đó thịt nát xương tan rồi còn gì.

Âu Dương Nữ hỏi :

- Hay là Trương tiên sinh cùng đi với chúng tôi xem tình hình Hoàng Trọng Hà, Tôn Vương ở Thập Vạn Đại Sơn thế nào. Sau đó ta sẽ ngược dòng qua Võ Đang, Tung Sơn, rồi về thẳng Giang Nam. Hình như tiên sinh có ý đi cùng gia phụ qua thăm Bắc Kinh.

Thiết Xích Tử hoan nghênh :

- Cũng được. Nếu Tam hiệp rảnh rang, lúc này Trương mỗ cũng không có việc gì chuẩn đích.

° ° °

Nói về Thác Tháp Thiên Vương Hầu Văn Lượng chiếm cứ ngọn Đại Sơn hùng vĩ, thiên hiểm từ lâu. Trước kia, quan quân đã có lần đến bao vây song bị đánh tan.

Đến khi em Thuận Vương là Chu Vĩnh An được bổ nhiệm Trường Sa, chiêu dụ được Hầu Văn Lượng về làm bè cánh cho Kim Lăng, con Hầu Văn Lượng là Hầu Văn Báo, về nhập Ngũ Hổ dưới trướng Thuận Vương, thì Thác Tháp Thiên Vương họ Hầu được thảnh thơi nghênh ngang riêng một sơn hà. Trên sơn trại, xây dựng thành quách kiên cố, đặt cơ quan phòng ngừa gian tế, Hầu Văn Lượng còn có hai nam, nữ đầu lãnh cộng sự rất đắc lực.

Một người là Tiết Cẩn Hoa, nữ đầu lãnh, tuổi ngót tứ tuần, tánh tình ác nghiệt nên giới hắc đạo lâm đặt cho tước hiệu là Mẫu Đại Trùng. Tiết Cẩn Hoa cao lớn, sức khỏe đặc biệt, quen dùng cặp song đao nặng nề ít người bì kịp. Trước kia, Mẫu Đại Trùng thường hoạt động trong vùng Quý Châu.

Một hôm Hầu Văn Lượng có việc vào đất ấy, tình cờ gặp Mẫu Đại Trùng. Thấy họ Tiết bản lãnh khá, kinh nghiệm nhiều về ngành lãnh đạo, Hầu Văn Lượng bèn rủ về Đại Sơn làm đầu lãnh. Chán cảnh hành động một mình, Tiết Cẩn Hoa nhận xét có thể trông cậy được ở họ Hầu bèn ưng thuận về Đại Sơn.

Lúc ấy, Hầu Văn Báo còn dùng dằng chưa chịu đi gia nhập Ngũ Hổ Kim Lăng vì Thác Tháp Thiên Vương chưa có người phụ việc.

Khi Văn Báo đi Lạc Tiên lầu rồi, Hầu Văn Lượng còn chiêu nạp thêm một người nữa vốn là đạo sĩ, đồ đệ của Chương Dương, đồng môn với Đới Vĩnh Khang chủ nhân Xích Hoa viện mà trước kia đã bị Lam Y nữ hiệp và Chu Đức Kiệt hỏa thiêu bên Sơn Phu hắc điếm, Hứa Khải Liêm, trước làm đồng đạo ở Quan Âm am trong cửa Tây thuộc Côn Minh, tỉnh Vân Nam.

Họ Hứa lớn lên tính tình phóng khoáng không chịu được cảnh am thừa dưa muối, thèm khát mùi trần tục, nên bỏ am trốn đi, đội lốt đạo sĩ vào đời. Ngày thời lang thang khắp chốn, miệng vờ vĩnh tụng niệm kỳ thực dò xét các nhà giàu hoặc nơi nào có gái đẹp, chờ đến đêm giở thủ đoạn phi thiềm tẩu bích vào cướp của hiếp tróc. Bị truy nã tại nhiều nơi, Hứa Khải Liêm lại bị quan sở tại truy tìm về các hành động của y vì có người bị hiếp nhận được mặt tên đạo sĩ đại đạo ấy.

Trước sự truy nã gắt gao, Hứa Khải Liêm đành bỏ lốt đạo sĩ, khăn gói lên đường vào đất Hồ Nam định lần mò ra miền duyên hải Quảng Đông. Nhưng khi qua Cẩn Châu, nghe tiếng Thác Tháp Thiên Vương trên Đại sơn, y liền lần mò đến xin đầu bôn.

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, sau khi thử thách thấy bản lãnh Hứa Khải Liêm rất đáng kể, Hầu Văn Lượng ưng thuận chịu dung nạp y. Khải Liêm muốn trở lại lốt đạo sĩ cho tiện việc lợi dụng những người hiền lành quá tin tưởng, mỗi khi y vào thành Cẩn Châu. Hầu Văn Lượng không chịu, buộc y phải vận thường phục và ở lại sơn trại, nếu không sẽ không dung nạp y nữa.

Không có cách nào hơn, vả lại cuộc sống trên sơn trại cũng rất đầy đủ duy chỉ thiếu có "sắc" nên Khải Liêm cố nén tâm ở lại.

Sau khi quen thuộc với lối sống tặc khấu trên núi, họ Hứa thông đồng với một số đầu mục bắt phụ nữ, thỏa thú tính. Hành động này của y được đồng bọn giữ kín, Hầu Văn Lượng không hay biết chi cả, Hầu Văn Lượng biết thì Hứa Khải Liêm không chắc ở nổi trên Đại Sơn.

Thiệt ra không phải Hầu Văn Lượng ghét nữ sắc, nhưng việc không xâm phạm tới đàn bà, con gái các nơi lân cận là huấn lệnh của Thuận Vương bắt Sơn trại phải giữ uy tín, phòng sau này khởi sự.

Ngày tháng qua, hôm nhận được lệnh Kim Lăng sửa soạn đề binh, Hầu Văn Lượng khấp khởi mừng thầm sẽ có dịp chọc trời khuấy nước một trời cho thế gian biết mặt Hoàng Sào. Dè đâu từ tính toán đến hành động là một bước dài, cuộc khởi loạn im bặt. Hầu Văn Lượng nóng ruột bội phần, toan phái bộ hạ thân tín về Kim Lăng xem xét tình hình, bỗng một tên quân hầu cận của Hầu Văn Báo lẻn vào báo hung tin, các anh hùng hào kiệt và võ tướng của triều đình đã đột nhập Vương phủ đánh tan tướng Kim Lăng, Bạt Sơn Hổ tử trận.

Hầu Văn Lượng đau đớn gầm thét suốt cả ngày như hổ dữ, khiến bọn bộ hạ ai nấy xanh mặt. Gầm thét, tức giận cho hả lòng thôi, chớ có binh cô tướng quả, y làm chi nổi?

Trước kia, dựa vào thế lực Thuận Vương, được Chu Vĩnh An trấn thủ Trường Sa che chở, nay trở lại tình thế lục lâm cường đạo, có thể bất chợt bị quan quân triều đình tiến đánh, chinh phạt. Hầu Văn Lượng biết vậy nên hạ lệnh cho hai đầu lãnh Tiết Cẩn Hoa, Hứa Khải Liêm phải điều khiển lâu ngày canh phòng cẩn mật, e bị đánh bất ngờ.

Hoàng Trọng Hà được phủ quan Trường Sa, phái xuống Thập Vạn Đại Sơn do thám không hiểu tình hình, vừa lảng vảng tới gần núi thì bị phục binh ùa ra bắt đem về Sơn trại tra tấn. Không chịu nổi cực hình, trước Hoàng Trọng Hà còn chối sau đành thú thật. Hầu Văn Lượng không dám giết họ Hoàng truyền giam vào sơn lao giữ làm con tin.

Mười mấy hôm sau, phó tướng Tôn Vương giả làm tiều phu đi qua chân Đại Sơn cũng bị bắt nốt, giam riêng.

Trong vòng hai tháng trời, bắt luôn được hai thám tử của bộ đội Trường Sa, Hầu Văn Lượng hạ lệnh canh tuần gắt gao, luyện tập lâu la phòng có ngày phải thọ địch.

Tuy Hầu Văn Lượng không còn phong độ như khi trước dưới thời Thuận Vương, nhưng nhờ thế Đại Sơn thiên hiểm, tiếng cường sơn thảo khắp nơi Thập Vạn cũng vẫn làm thất đởm tất cả những ai qua lại trong vùng.

Một hôm, Hầu Văn Lượng đang ngồi cùng Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa và Hứa Khải Liêm uống rượu giải sầu, bàn tán tình hình hiện tại thì chợt có lâu La phi mã lên đại trại báo :

- Thưa Đại Vương, có hai người xin lên núi yết kiến.

Hầu Văn Lượng cau mặt :

- Ai vậy? Nam hay nữ?

- Thưa, hai người đàn bà cả.

Hầu Văn Lượng nhìn Tiết, Hứa hai người như muốn phân trần, thì Tiết Cẩn Hoa đã nói :

- Kỳ quá nhỉ? Sơn trại ta giao dịch với ai đâu? Gian tế chăng?

Hầu Văn Lượng hỏi lâu la :

- Hai người phụ nữ đó người thế nào, có nói từ đâu tới không?

- Thưa, một lão phụ trạc ngoại thất thập, nhưng còn khỏe mạnh lắm và một thiếu nữ xinh đẹp. Lão phụ nói là từ Giang Tây tới.

- Cho vào.

Tên lâu la vâng dạ lui ra, hồi lâu một bọn hơn mười tên áp giải lão phụ và thiếu nữ vào tới đại sảnh.

Hầu Văn Lượng nhận thấy lão phụ tóc bạc phơ như cước, vóc dáng khỏe mạnh, đi lại cực kỳ lanh lẹ, duy có nét mặt ám ngắt độc ác lạ thường. Còn thiếu nữ thì khá kiều diễm tuy không điểm phấn tô son.

Hai người đeo hành lý. Hai tên lâu la đi sau cùng vác cây trượng đốt sắt và thanh kiếm.

Vừa vào tới thềm, lão phụ đã cất tiếng oang oang :

- Lạ thay cho sơn trại này, mụ phải nói, phải van, phân trần cả giờ, khô cả cổ, lâu la mới chịu vào báo rằng mụ xin yết kiến. Đại vương liệu trừng phạt tên đầu mục canh phòng hôm nay đi kẻo có ngày lỡ việc đó.

Hầu Văn Lượng nhìn hai người từ đầu xuống chân :

- Tên hai người là gì? Đến đây có mục đích gì?

Như bực mình về câu nói của Hầu Văn Lượng, lão phụ cười gằn :

- Hừ! Ngoài sơn trại đã căn vặn một thôi, một hồi rồi, nay tới lần Đại vương bắt cung khai nữa?

Họ Hầu khó chịu :

- Ít nhất mụ phải xưng danh và bày tỏ muốn gặp ta có mục đích gì chớ?

Lão phụ nói xẵng :

- Tôi là Bạch Mẫu Ngô Công Tần thị và đây là Hoa cô nương Đới Ngọc Hoàn. Từ Kim Lăng chạy vào Giang Tây và nay tới đây xin ở nhờ.

Hầu Văn Lượng giật mình nhìn hai người:

"Trước kia, mỗi lần viết thơ về Thập Vạn Đại Sơn thăm cha, Hầu Văn Báo thường hay kể các nhân vật Kim Lăng và có mấy lần nói tới Tần thị và Đới Ngọc Hoàn, bởi vậy Hầu Văn Lượng mới sửng sốt khi nghe đến hai tên quen thuộc này".

Họ Hầu yên trí là toàn thể mọi người kẻ tử trận, người bị bắt, chớ không hay là có người thoát, nên chưa hết nghi ngờ :

- Tại Kim Lăng có ai trốn thoát đâu? Sao mụ tới đây được? Nói cho thiệt!

Tần thị cười ha hả, tiếng lanh lảnh như quạ cái rợn người :

- Thế thì Đại vương không được báo cáo rõ ràng rồi. Riêng trong các tướng trên mặt trận, chúng tôi trốn thoát sau khi thấy cơ sự bất thành còn những người khác không hiểu sống chết thế nào. Lịnh lang Bạt Sơn Hổ bị tử trận trước nhất sau khi đã tranh đấu một trận nảy lửa cùng địch tướng.

Biết lão bà nói thật, Hầu Văn Lượng vội cùng hai đầu lãnh Tiết, Hứa xuống thềm vái chào rước vào sảnh mời ngồi :

- Lão mẫu đừng trách tôi. Từ ngày hay tin Kim Lăng bị thất bại, Sơn trại phải hết sức dè dặt để tránh mọi tai vạ bất ngờ.

Dứt lời, Hầu Văn Lượng giới thiệu hai đầu lãnh Tiết, Hứa.

Chào hỏi xong xuôi, Hầu Văn Lượng thân rót rượu mời Tần thị và Đới Ngọc Hoàn.

- Cơ sự ở Kim Lăng xảy ra như thế nào, lão mẫu kể rành mạch cho tôi nghe với. Tôi vẫn thắc mắc không an tâm.

Tần thị và Đới Ngọc Hoàn thay phiên nhau kể lại trận chiến trong Vương phủ thật tỉ mỉ rõ ràng cho Hầu Văn Lượng nghe. Đoạn nói tiếp :

- Cầm đầu trận đánh bất ngờ ấy là bọn anh em Lam Y nữ hiệp, làm sao có dịp xé xác chúng ta mới hả giận.

- Chính hai tên ấy đã hạ sát Phi Không ở Kim Cương tự bên Dương Châu và Đới Vĩnh Khang bên Sơn Phu. Họ Đới là phụ thân điệt nữ Đới Ngọc Hoàn đây. Chúng hạ sát cả vợ chồng Vĩnh Khang. Đêm đó, con tôi là Lã Ứng Đãng cũng không thoát nổi. Đới Ngọc Hoàn bị gãy chân, tôi bế chạy thoát.

Hầu Văn Lượng mặt đỏ bừng bừng đập bàn :

- Bọn Lam Y ghê gớm thật! Thù này không trả không xong.

Hứa Khải Liêm nghe Tần thị nhắc đến Đới Vĩnh Khang liền hỏi :

- Họ Đới là sư huynh của tôi, khi đến thọ giáo vân Nam, tôi còn nhỏ tuổi. Thấm thoắt, mấy chục năm rồi.

Ngọc Hoàn khoanh tay nói Hứa Khải Liêm :

- Thế ra Hứa thúc phụ mà điệt nữ không biết, đáng tội quá.

Tần thị hỏi Hầu Văn Lượng :

- Sơn trại lớn thế này sao hiền điệt không chiêu nạp thêm các đầu lãnh cho thêm phần được mạnh mẽ có hơn không?

- Trước khi Kim Lăng chưa thất bại, nơi này đâu có cần nhiều đầu lãnh mà chỉ cần chứa thảo đồn lương. Mỗi khi thêm được người nào thì gởi cả về Kim Lăng cho Thuận Vương sử dụng.

- Nay tới lúc cần người thì gấp quá, tôi không dám rời khỏi sơn trại, e quan quân tới chinh phạt bất thần. Lão mẫu và Đới điệt nữ ở lại Sơn trại chứ.

Tần thị gật đầu :

- Dĩ nhiên rồi. Từ Kim Lăng chạy qua Giang Tây ẩn náu ít lâu, chợt nhớ ra đã có lần Bạt Sơn Hổ nói chuyện Thập Vạn Đại Sơn nên chúng tôi mới rủ nhau về đây lấy chỗ dung thân.

Hầu Văn Lượng nói :

- Lão mẫu tới đúng lúc, thành phần sơn trại mạnh thêm.

- Tuy vậy hiền điệt vẫn cần tuyển dụng thêm vài người đích đáng nữa, và ta phải đặt thêm "tai mắt" ngoài sơn trại mới được.

- Hiện thời mới bắt được hai tên gian tế do thám sơn trại, còn giam trong lao.

Tần thị hỏi :

- Chúng do thám cho ai?

- Theo lời cung, cả hai đều thuộc thủ phủ Trường Sa.

Tần thị thất sắc :

- Sơn trại này bắt đầu bị dòm ngó rồi còn gì? Đã có biện pháp gì chưa?

- Tình hình Kim Lăng biến chuyển mau lẹ quá, sơn trại thiếu người nên không kịp thay đổi cho hợp thời, lão mẫu và Đới cô nương đến vừa đúng lúc.

Tần thị cười khẩy :

- Tôi e cũng không làm được việc gì có lợi cho Trại chủ. Ở địa vị ấy tôi củng cố sơn trại từ lâu rồi. Tiếc quá! Một nơi thiên hiểm hiếm có như Thập Vạn Đại Sơn, để lỡ cơ hội kiến thiết xây dựng nơi này thành một căn cứ bất khả xâm phạm là một điểm đáng trách.

Hầu Văn Lượng phản đối :

- Tôi muốn nói về việc thiết lập các địa điểm đầu "Tai mắt" cho sơn trại, mà trước kia hoàn toàn không cần tới. Riêng phần đại trại không có gì đáng chê trách. Khi vào tới đây, tất lão mẫu đã để ý tới ba cửa ải được xây dựng dựa vào thế hiểm tuấn của Đại Sơn? Được trấn giữ chu đáo, dù thiên binh vạn mã cũng khó vào nổi độc đạo ấy. Hậu trại là cả một dãy Thập Vạn chưa từng biết dấu chân người. Trong trường hợp khó khăn chẳng hạn, chúng ta có thể đi sâu vào dãy núi ấy dẫn tới biên giới Lưỡng Quảng. Trước kia, tôi đã mạo hiểm đi thử nên mới thiết lập sơn trại nơi đây. Nếu không mệt mỏi, mời lão mẫu và Đới cô nương thăm thú sơn trại tức thì.

Tần thị nói :

- Đến nương nhờ chủ tất cũng phải nghĩ đến vấn đề an ninh chung, không thể bỏ phí một ngày qua. Nào, ta đi quan sát ngay. Chờ đợi nóng ruột chịu không nổi.

Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa nói :

- Mời lão mẫu và cô nương cất hành lý về tư phòng đã. Tôi cho sửa soạn sẵn sàng rồi. Xin theo tôi.

Trong khi chờ hai người mới tới về phòng sửa soạn, Hứa Khải Liêm nói với đại đầu lãnh :

- Tôi ra tiền trại tuần phòng và ở luôn ngoài đó, sáng mai Tiết Cẩn Hoa thay thế mới về nhé.

- Nhà có khách, chiều hiền đệ không về uống rượu ư?

- Khách người nhà, câu nệ làm chi? Lão mẫu còn nghiệt hơn đại ca, vậy không nên để cho người ấy tưởng anh em ta biếng nhác.

Hầu Văn Lượng mỉm cười, vỗ vai Hứa Khải Liêm :

- Đã vậy, tùy ý hiền đệ, ngu huynh không nghiệt với anh em đâu nhé.

Hứa Khải Liêm vác giáo ra khỏi đại sảnh. Lát sau, Tần thị và Đới Ngọc Hoàn theo Hầu Văn Lượng chỉ dẫn cho quan sát toàn khu. Tần thị khen có nhiều có sáng kiến hay.

Hai bên sườn núi, vách đá nhô ra, chênh vênh, hiểm tuấn lạ thường nếu không phải là tay tuyệt kỷ về môn phi thiềm tẩu bích tất không thể nào do hai ngả ấy vào đại trại được.

Tần thị nói :

- Hai bên vách núi này để cung thủ phòng vệ, mỗi bên chỉ cần độ hai chục tên thừa đủ.

Hầu Văn Lượng lẳng lặng lấy chiếc tu hít trong túi ra thổi nhẹ hai tiếng dài, một tiếng ngắn làm hiệu. Tức thì, từ các hốc đá gần đấy mấy đầu mục nhô ra, nhìn ngược lên phía trên. Một tên hỏi :

- Đại vương sai khiến?

- Không. Ta xem các ngươi có tỉnh ngủ hay không đó thôi.

Bọn chúng lẳng lặng biến mình vào chỗ cũ.

Hầu Văn Lượng giải thích :

- Hai sườn núi có nhiều hốc đá. Mỗi hốc tôi đặt ba cung thủ bắn giỏi, chọn lọc.

Nói đoạn, Hầu Văn Lượng dẫn Tần thị và Đới Ngọc Hoàn ra phía hậu trại tới một khe núi vừa người đi. Họ Hầu đi trước dẫn đường. Ba người len lỏi, vòng vèo tới một hang đá rộng rãi, phía trên, vách đá nhô hẳn ra như mái hiên. Trong hang để toàn các bì gạo thóc và lương khô. Bốn tên thấy đại đầu lãnh tới, răm rắp đứng thẳng người chào.

Hầu Văn Lượng bảo chúng :

- Cho các ngươi tự nhiên.

Nói đoạn, Hầu Văn Lượng dẫn hai người vào hang đi quanh xem xét. Lương thực được chất lên các khung cây chắc chắn, cách nền đá hơn một thước. Trong hang sạch sẽ khô ráo đặc biệt, cách này đặt khung cây chất lương thực thành hàng lối ngăn nắp vô cùng.

Hầu Văn Lượng nói :

- Đây là một trong những kho lương thực tích trữ. Từ đây, cứ đi mãi có tất cả mười hang xấp xỉ như hang này và cùng được tổ chức y hệt. Người trong trại gọi là Thập Loa cốc.

Tần thị hỏi :

- Khi Trại chủ mới đến đây các hang đều sẵn sàng như bây giờ sao?

- Thập Loa cốc thiên nhiên. Dĩ nhiên không được sạch sẽ vì đó là những hang dơi. Chúng ở thành đàn hàng vạn con. Tôi cho phá tổ, đốt mái, hơn một năm mới trừ hết giống đó. Từ hồi đầu bôn Thuận Vương tôi tổ chức thành kho thực vật, tiện biết nhường nào.

- Đường nhỏ này dẫn tới đâu?

- Mới đầu, đường này không dễ đi như hiện tại. Phá phách xây đắp mới được như ngày nay. Vào tới hang thứ mười thì đường nguyên như cũ, len lỏi, cheo leo, vắt vẻo qua năm ngọn núi, người đi sẽ xuống dốc lần lần và bắt vào con đường mà tôi đã vượt qua khi từ ranh giới Lưỡng Quảng mạo hiểm đến đây. Trong trường hợp vạn nhất, sơn trại bị thất thủ, mọi người đều có thể rút chạy qua lối này, chất hai thùng thuốc pháo, đốt pháo cho đổ vách đá xuống, đường sẽ bị nghẽn ngay, trừ phi biết bay mới vào nổi bên trong.

Ba người vừa rời khỏi hang đá. Hầu Văn Lượng dẫn Tần thị và Ngọc Hoàn đi sâu vào chút ít chỉ mấy phiến đá phẳng lì mà rằng :

- Lão mẫu và cô nương ngồi xuống đây nghỉ chân nói chuyện.

Ba người cùng ngồi. Tần thị nhìn xuống sườn núi thăm thẳm. Xa xa ở phía dưới cây rừng chi chít um tùm. Tiếng vượn kêu chim hót vọng lên kỳ lạ.

Gió thổi phần phật nhẹ lùa mấy khóm lá xào xạc chung quanh, khiến họ quên cả bản thân sơn tặc đang lo lắng tìm phương pháp duy trì chốn dung thân.

Tần thị phá tan yên lặng trước nhất :

- Trên sơn trại hiện thời tổng số bao nhiêu lâu la?

Hầu Văn Lượng trầm ngâm :

- Tất cả hai trăm ba mươi lăm người kể cả ba đầu lãnh.

- Vậy thôi ư!

- Có vậy thôi. Dưới thời Thuận Vương tổng số lớn lắm. Đây là một nơi đồn trú quan trọng của vị vương gia ấy. Khi được lệnh gửi quân về Kim Lăng, tôi cho đi hết chỉ giữ nguyên thành phần rất ít thuộc về sơn trại.

Nhìn hai người ngạc nhiên im lặng, Hầu Văn Lượng nói tiếp :

- Xưa nay, tôi vẫn không chủ trương tụ tập nhiều lâu la trong đời sơn trại. Có việc gì đây? Ăn nhiều, tốn của, luôn luôn phải kéo quân đi cướp phá các thôn, trang châu huyện mới cung cấp nổi số lương cần thiết nuôi nhiều miệng. Lão mẫu thử tính coi. Với một sơn trại được tổ chức đầy đủ gọn gàng như Đại sơn, tôi thấy cần chiêu nạp nhiều đầu lãnh hơn là số quân. Lúc giao tranh, tướng đánh nhiều hơn là số quân đông. Khi giữ nhà cũng vậy. Đầu lãnh vẫn được nhiều việc hơn. Nói tóm lại, chỉ nên nuôi quân cho đủ canh phòng các nơi thủ hiểm và làm việc trong trại. Ta thủ hiểm chớ không cần dàn thành mặt trận như quan quân đi chinh phục. Du kích chiếm căn cứ về phẩm chớ không về lượng. Điều lo nhất bây giờ là làm thế nào chiêu thâu nạp được một số đầu lãnh võ nghệ cao cường.

Tần thị nói :

- Và lập tửu quán địa đầu do thám kẻ qua người lại thuộc khu Đại Sơn. Ít nhất cần năm, sáu đầu lãnh nữa.

Hầu Văn Lượng gật đầu :

- Lão mẫu nói trúng tâm can tôi. Quen biết nhiều, không hiểu lâu nay tại sao các bạn đồng đạo ít qua thăm. Nếu họ tới thế nào tôi cũng ân cần mời giữ. Họ lang bạt, bóng chim tăm cá, biết tìm kiếm phương trời nào bây giờ? Nay thêm lão mẫu và Đới cô nương, tôi muốn cất công liều đi một chuyến. Chỉ e một điều, lỡ quan quân bất thần kéo tới chinh phạt trong khi tôi vắng nhà thì sao?

Tần thị nói :

- Hay là tôi về chốn cũ tìm bọn hảo hán quen thuộc nhủ họ về đây?

- Sanh quán của lão mẫu ở đâu?

- Đất Võ Giang, thuộc Xuyên Vỹ huyện bên Quý châu. Trại chủ nói phải. Tôi đồng ý ở điểm cần đầu lãnh kiệt hơn là số quân. Trong trận đánh trong Vương phủ Kim Lăng thì đủ hiểu.

Hầu Văn Lượng suy nghĩ hồi lâu :

- Nếu cần phải đi thì chính tôi sẽ thân xuất sơn, nhờ lão mẫu trông coi toàn thể trong sơn trại, Mẫu Đại Trùng, Hứa Khải Liêm bản lãnh đáng kể duy có Hứa Khải Liêm hay lông bông về vấn đề nữ sắc, lão mẫu cần để ý kẻo va đi xa gây vạ. Thiệt tình bọn đô đầu phủ, huyện hay châu đến đây, tôi không sợ nhưng chỉ e bọn giang hồ thuộc phe Lam Y nữ hiệp giúp quan quân chinh phạt điều ấy mới đáng lo.

Tần thị chép miệng :

- Nói đến anh em Lam Y quả không có bờ bến nào cả. Cây thiết trúc trượng trước kia của tôi xưa nay làm ghê hồn địch thủ đã nhiều, nhưng bọn Lam Y coi như không. Lam Y dùng trường kiếm, anh nó sử dụng đơn đao, cả hai cùng có lối vung trận ào ào biến hiện bất ngờ. Tay chân rất đều. Nhiều khi đang võ khí bên tay hữu, chúng chuyển sang tay tả, khiến đối thủ bị trái tay không thể ngừa nổi đòn tấn công nữa. Tôi được đấu hai lần với chúng nên nhận xét rất rõ. Theo kinh nghiệm, khi đấu bằng võ khí không có ai dùng cả quyền lẫn cước được hiệu nghiệm. Trái lại, anh em Lam Y có thể sử dụng cả võ khí lẫn quyền, cước trong khi đấu, cho nên trận đánh nhiều hiệp bất ngờ, bất ngờ cho đối phương. Đành rằng công phu luyện tập của chúng rất cao siêu đáng liệt vào bực thượng thừa, nhưng phương pháp "hoặc tả, hoặc hữu" và "Tam dụng" ấy đã đưa lại phần thắng lợi không nhỏ.

Chỉ Đới Ngọc Hoàn, Tần thị nói tiếp :

- Đới Ngọc Hoàn đây cũng đã hai lần gặp Lam Y. Ở Sơn Phu thì bị gãy chân và lần sau này gặp ngay mới đây trong Vương phủ.

Đới Ngọc Hoàn nói :

- Lần đầu chưa hiểu Lam Y thế nào, nên khi giáp chiến không thấy sợ. Giao tranh vài hiệp đầu, tự nhiên cảm thấy khó chịu về phương pháp xung trận của nó, tự khắc thần trí hoang mang, bất định. Gặp nó lần thứ nhì, thú thật rằng điệt nữ hoảng hốt lo sợ ra mặt khi biết phải đụng độ cùng nó, tuy bề ngoài vẫn phải nói cứng.

Hầu Văn Lượng trầm ngâm :

- Nói tóm lại, nếu gặp bọn Lam Y thì nên dùng mẹo mực tranh thắng bại, trông cậy vào sự diện kiến giao đấu tất bị nguy hiểm.

Tần thị gật đầu :

- Chính thế. Không đánh lại được nó trận nào, bực quá! Trong đời tôi quá thất thập, lần đầu bị ức như vậy.

- Chúng là người xứ nào, lão mẫu nhận ra không?

Tần thị suy nghĩ :

- Căn cứ vào thổ âm, anh em Lam Y là người Sơn Đông thì phải. Thuận Vương nói chúng thuộc họ Chu, chắc anh em Lam Y là dòng dõi họ Chu ở Bình Dương đó.

Tần thị hỏi :

- Trại chủ quen biết chúng?

- Không! Nếu biết đã không lo. Phỏng đoán là bọn Lam Y vậy thôi. Danh tiếng Đơn đao pháp Chu gia đất Bình Dương, Sơn Đông trấn khắp miền Đông bắc. Lên tới Giang Tô là có nhiều người biết tiếng Chu gia. Sở dĩ tôi nghe danh vì có họ Lưu tên Đức Quan, sanh quán tại Ý Châu nơi giáp giới hai tỉnh Giang Tô và Sơn Đông. Họ Lưu cũng thạo môn đơn đao, thường đeo chiếc đai lưng bằng vàng chói lọi nên thành hỗn danh Kim Đới Lãng Tử. Y là tay anh hùng độc cước chuyên đơn thân hành động, biến hiện bất chừng, sử dụng thanh đơn đao thập phần khủng khiếp, khiến các tiêu sư trong vùng Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam nhiều lần phải ngán gã. Tuy vậy, Lưu Đức Quan rất sợ một tiêu sư họ Chu tên Đức Văn người Sơn Đông, Bình Dương huyện và cũng là người có môn đơn đao gia truyền cao hơn lối đao của họ Lưu quá nhiều bậc. Đức Quan còn trẻ mà e sợ một người có tuổi như Chu Đức Văn, đủ hiểu họ Chu có thành tích thế nào. Nay anh em Lam Y họ Chu sinh quán tại Sơn Đông, sử dụng đơn đao tuyệt kỹ tất là con cháu Chu Đức Văn chớ chẳng sai.

Tần thị hỏi :

- Kim Đới Lãng Tử bây giờ ở đâu, Trại chủ có biết không?

- Trước kia, gã thường hoạt động ở vùng ranh giới Giang Tô, Hà Nam. Trong vùng ấy, gã hay đụng chạm với Chu Đức Văn, nên phát ngán, bỏ sang Khai Phong phủ và nổi tiếng ở dải đất Hoàng Hà. Chẳng ngờ một hôm lớ ngớ thế nào đụng ngay phải Chu Đức Văn đơn thân quá giang. Họ Chu bảo Đức Quan: "Tôi ngỡ đại ca đi xa rồi, chẳng hóa ra còn lẩn quẩn nơi đây ư. Nên hiểu rằng tôi thường qua đây! Cho đến nay, tôi không muốn 'nói chuyện' với anh em vì biết rằng anh em vạn bất đắc dĩ mới 'làm nhộn' khách thương. Nên nhớ lời khuyên hôm nay. Đi nơi khác đi! Thiên hạ thiếu gì nơi? Và đừng làm tôi nổi giận". Theo sự hiểu biết của Lưu Đức Quan thì tiêu sư họ Chu bổn tánh ôn tồn, ít khi rút đơn đao ra khỏi vỏ, nhưng lời nói lạnh như tiền. Y không phá ai cả, và cũng đừng ai mon men phá y mà mang khốn. Y đã không muốn gặp ai thì người ấy phải đi. Bởi vậy, Lưu Đức Quan bỏ miền Khai Phong, Hoàng Hà đi liền nơi khác. Từ đó Kim Đới Lãng Tử lưu động nay đó mai kia, và gặp tôi. Hồi mới xây dựng sơn trại này, tôi mời gã ở lại cộng sự nhưng gã quen hồ hải tang bồng nên ở chơi ít lâu rồi lại ra đi. Cách đây hai năm, Lưu Đức Quan còn qua vùng này, lên núi ở lại mươi ngày. Cho đến nay bặt tin tức. Nếu ta được gã cộng sự trong tình thế này mới thiệt hay.

Tần thị nói :

- Thêm người tài ba một việc tốt rồi. Tuy vậy giá có Lưu Đức Quan cũng chưa phải là lý do để ta an tâm không e ngại bọn Lam Y nữ hiệp.

- Dù sao, Lưu Đức Quan cũng kinh nghiệm nhiều, với thời gian tay đao của gã chắc không đến nỗi nào so với đao pháp của Chu gia. Nếu thiệt ra anh em Lam Y là dòng dõi Chu Đức Văn, biết đâu con chẳng kém cha? Lưu Đức Quan chỉ ngán có một mình Chu Đức Văn mà thôi à.

Tần thị mỉm cười :

- Chưa bao giờ tôi tâng bốc kẻ địch, không hiểu trước kia Chu Đức Văn "hay" tới đâu, nhưng với tuổi tôi, suốt mấy mươi năm hoạt động đụng độ với không biết bao nhiêu người mà tôi chưa từng thấy tay đao, kiếm nào có đấu pháp kỳ diệu như bọn Lam Y. Hồi ở Sơn Phu, tôi gặp riêng hai anh em nhà ấy, kỳ vừa rồi đánh trong Vương phủ Kim Lăng, có một thiếu nữ cùng nhập với Lam Y. Tài sức thiếu nữ ấy cũng thiệt ghê gớm, Thiếu Lâm tự chánh tông.

Ba người đang nói chuyện vãn bỗng có tiếng chân chạy thình thịch tiến tới.

Một lâu la chạy đến thưa :

- Có Lưu đầu lãnh qua thăm sơn trại, mời đại vương về ngay. Đầu lãnh hiện chờ ở đại sảnh. Hứa đầu lãnh đi tuần quanh núi nên không gặp.

Hầu Văn Lượng cau mặt :

- Lưu đầu lãnh nào? Ta đã ra lệnh bất cứ ai cũng phải chờ ta định đoạt mới được mời lên sơn trại, tại sao ngươi dám trái lời, muốn phạt trượng hẳn?

Tên lâu la sợ hãi :

- Thưa đại vương, chúng con ngăn cản nhưng Lưu đầu lãnh nhất định ùa vào. Sau đó, con nhận ra vị đầu lãnh thân hữu với đại vương, đã từng ở chơi Sơn trại cách đây hai năm, nên đành đi theo vào và báo đại vương hay.

Hầu Văn Lượng bỗng nhiên tươi cười, nói với Tần thị và Đới Ngọc Hoàn :

- À! Lưu Đức Quan! Thiêng quá, vừa nhắc tới xong thì y tới, may mắn biết chừng nào. Mời nhị vị về sảnh.

Dứt lời, Hầu Văn Lượng quay bảo tên lâu la đang nửa mừng, nửa lo :

- Chuyến này ta tha tội, nhưng nếu tái phạm thì đừng có trách nghe.

Tên lâu la thoát đòn vái tạ, đi sau ba người trở về đại sảnh.

Tới nơi, Hầu Văn Lượng quả nhiên thấy Kim Đới Lãng Tử đang đi đi lại lại trước thềm đá.

Họ Lưu trạc ngũ tuần, vóc người tầm thước lún phún để râu mép và cằm, trầm hẩm khỏe mạnh, lưng đeo thanh đơn đao vỏ đồng, tua đen.

Đi lẹ tới, Hầu Văn Lượng giơ hai tay niềm nở :

- Chao ôi! Lưu hiền đệ! Hai năm ở đâu mà không qua chơi! Mạnh giỏi chớ?

Lưu Đức Quan cũng vồ vập cầm vai Hầu Văn Lượng lắc mạnh :

- Phải hai năm rồi. Đệ từ Trường Châu qua đây, nhân không có việc gì quan trọng nên rẽ lên sơn trại thăm đại ca. Làm gì mà canh phòng dữ vậy?

Hầu Văn Lượng giới thiệu Tần thị và Đới Ngọc Hoàn với Lưu Đức Quan, đoạn mời mọi người an tọa.

Họ Hầu rầu rầu mặt kẻ tình hình hiện tại trên sơn trại và việc Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Báo tử trận trong vương phủ Kim Lăng cho khách nghe.

Lưu Đức Quan sửng sốt, nói mấy câu chia buồn. Hầu Văn Lượng nói tiếp :

- Vừa nhắc chuyện hiền đệ với Tần lão mẫu đây. Chuyến này chắc hiền đệ không nỡ chối từ, nán lại Đại Sơn giúp Ngu huynh một tay.

- Trước kia khác, nay khác, lẽ nào hiền đệ từ chối không giúp đại ca trong lúc khó khăn này? Từ ngày rời Đại Sơn, tiểu đệ sang Quảng Đông và ở liền đó cho tới nay. Đại ca con nhớ Chử Thiện và Đặng Kim Thanh không?.

Hầu Văn Lượng đáp ngay :

- Có phải Tiểu Bá Ôn và Hắc Thủy Giao không? Hai người cùng lên núi với hiền đệ chuyến trước? Thế sao?

Lưu Đức Quan gật đầu :

- Chính vậy. Có lẽ họ cũng sẽ về đây. Khi ở Trường Châu ra đi, tiểu đệ gặp Chử, Đặng hai người ở Dương Châu nên rủ về Đại Sơn thăm đại ca.

Hầu Văn Lượng vội hỏi :

- Chử, Đặng trả lời sao?

- Có chớ! Họ nói sẽ đi sau vì còn bận chút việc bên Văn Lương huyện. Xong việc sẽ qua Cẩn Châu ngay. Đại ca liệu lời giữ họ ở lại cộng tác luôn thể.

Hầu Văn Lượng xoa tay :

- Có hiền đệ, ngu huynh đã như người bắt được vàng, nay thêm Chử Thiện, Đặng Kim Thanh nữa thì may mắn quá. Ngu huynh lo rầu thiếu bằng hữu cộng tác từ hồi Thuận Vương sơ hở làm hỏng việc lớn. Công trình bao năm nay đều tan thành mây khói, nghĩ mà tiếc!

Lưu Đức Quan cười lớn :

- Tiếc mà chi? Ta phải để thì giờ, tâm trí vào việc trang phòng Đại Sơn chứ? Nhưng đại ca có thể nói chắc rằng anh em Lam Y quả thiệt là dòng dõi Chu Đức Văn?

Hầu Văn Lượng chỉ Tần thị và Đới Ngọc Hoàn :

- Thiệt ra thì ngu huynh không biết hai người đó, duy Tần lão mẫu đã hai lần so thiết trúc trượng cùng chúng rồi. Đới cô nương đây cũng vậy. Không chuyến nào hiền đệ trở về Bắc sao, mà không nghe nói tới chúng?

Lưu Đức Quan trầm ngâm giây lát :

- Có về qua các chốn cũ mấy lần và cũng đã từng nghe đại danh Lam Y nữ hiệp, song không ngờ anh em Lam Y là dòng dõi Chu Đức Văn. Chỉ biết rằng kiếm pháp và đao pháp của chúng ghê gớm lắm. Thế thôi.

Tần thị kể lại việc hai lần gặp Lam Y và những điều nghe thấy, trông thấy về anh em kỳ hiệp ấy cho Lưu Đức Quan nghe.

Họ Lưu nói :

- Việc phòng bị là bổn phận của chúng ta, nhưng xin nói thật chẳng nên đụng độ với anh em Lam Y, như trước kia tôi tránh Chu Đức Văn, có sao đâu.

Hầu Văn Lượng bực mình :

- Lưu hiền đệ cũng tin rằng bọn Lam Y là dòng dõi Chu Đức Văn?

- Đệ biết Lam Y qua lời nói của Tần lão mẫu và đại ca, nên cũng nghĩ như vậy mà phát biểu ý kiến. Nếu trông thấy chúng, đệ có thể phân biệt được ngay. Con thế nào chẳng giống cha?

Tần thị hỏi Lưu Đức Quan :

- Vóc dáng tiêu sư Chu Đức Văn thế nào?

Lưu Đức Quan không do dự :

- Cao lớn uyển chuyển như con báo, mặt tựa mỹ ngọc, mi thanh, mục tú, râu năm chòm cao nhẵn, đẹp tướng như Thường Sơn Triệu Vân, thời Tam Quốc. Hai tay tả, hữu dùng đơn đao đều như nhau. Riêng tôi chưa từng được hân hạnh cùng y giao đấu bao giờ. Nói thiệt, tôi cũng không dám tiếp chiến y, nhưng đã có dịp xem trộm Chu Đức Văn đánh mấy người bên Trực Lệ, khủng khiếp thật.

Tần thị nhìn Đới Ngọc Hoàn. Hai người lặng lẽ gật đầu khiến Hầu Văn Lượng thắc mắc :

- Tần lão mẫu và Đới cô nương có chuyện gì mà gật đầu vậy?

Đới Ngọc Hoàn đáp :

- Người anh Lam Y giống hệt hình dáng Chu Đức Văn như Lưu lão thúc vừa tả, hôm ở Sơn Phu, tiểu nữ đã có dịp ngồi cùng thồi với y, nhìn kỹ. Phải không lão mẫu?

Tần thị gật đầu.

Lưu Đức Quan hỏi Hầu Văn Lượng :

- Tiết Cẩn Hoa đầu lãnh đâu rồi?

- Y đang đi xem xét mọi việc trong Sơn trại.

- Đệ tưởng Cẩn Hoa bỏ đi rồi. Hiện thời chúng ta sáu người. Nếu Chử Thiện, Đặng Kim Thanh đúng hẹn, tổng cộng sẽ có tám người, yên trí được về mặt quan quân. Hẳn Hầu đại ca bớt lo hơn trước.

- Dĩ nhiên rồi. Một ngày trời, bỗng dưng sơn trại có thêm được ba hảo đầu lãnh, đâu phải chuyện dễ dàng.

Từ hôm đó, Hầu Văn Lượng bàn bạc với mọi người, cắt đặt lại các công việc trên sơn trại, canh phòng thêm nghiêm ngặt hơn nữa.

Ngoài ra, họ Hầu còn theo ý kiến Tần thị và Lưu Đức Quan, lập hai ngôi tửu điếm ở hai địa đầu lối vào sơn trại Một điếm ở lối Cẩn Châu tới do Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa đảm nhiệm.

Một điếm ở trên đường Định Châu thuộc Phúc Kiến. Điếm này Hầu Văn Lượng nhờ Tần thị và Đới Ngọc Hoàn trông coi, chờ chừng nào có thêm đầu lãnh sẽ mời Tần thị về sơn trại, thích hợp với bản lãnh hơn.

Thiệt ra, Hầu Văn Lượng muốn đặt Hứa Khải Liêm vào chân Tần thị xuống coi tửu điếm cùng Đới Ngọc Hoàn, nhưng sau khi suy tính thấy không được, e Hứa Khải Liêm háo sắc thấy Đới Ngọc Hoàn diễm dáng mỹ miều, động tình, làm bậy xao lãng bổn phận làm tai mắt cho sơn trại chăng.

Hứa Khải Liêm cũng muốn xuống tửu điếm vì ở sơn trại bị Hầu Văn Lượng kiểm soát gắt gao quá, gần lửa rát mặt.

Hầu Văn Lượng theo phương hướng, đặt tên điếm hướng Cẩn Châu là Tây Phương lữ điếm, còn ngôi điếm bên đường Định Châu lấy tên là Đông Phương. Hai ải đệ nhất và đệ nhị đặt dưới quyền Hứa Khải Liêm. Mọi việc cắt đặt xong xuôi thì vừa lúc hai người bạn giang hồ hắc đạo của Lưu Đức Quan và Hầu Văn Lượng tới nơi.

Tay bắt mặt mừng, Hầu Văn Lượng yêu cầu Chử Thiện và Đặng Kim Thanh ở lại giúp sức. Hai người nhận lời ngay.

Chử, Đặng vốn là hai bạn thân thiết, hoạt động tay đôi trong vùng Lưỡng Quảng, thường xuất hiện trên đường từ Liễu Châu đến trường Châu. Chử Thiện lùn không đầy bốn thước, nhưng to ngang quen sử dụng cây côn sắt hổ đầu, bản lãnh rất khá, lanh lẹ vô cùng, nổi danh trong giới lục lâm là Nụy Cước Hổ.

Trái với vóc dáng mập lùn của bạn thiết, Đặng Kim Thanh cao lênh khênh gầy guộc, tóc đỏ hoe, mặt vàng mét như kẻ mới ốm dậy, kỳ thiệt bẩm sanh hình vóc như vậy, nhưng không bao giờ đau ốm, dũng lực đáng kể, thiện dụng cặp giản.

Giới đại đao gọi Đặng Kim Thanh là Bệnh Nhị Lang. Họ Đặng còn có tài phóng phi tiêu bách phát bách trúng, nổi tiếng ưa dùng đòn ngầm, miễn sao hạ được địch thủ thì thôi.

Các bạn đồng nghiệp giao dịch với Bệnh Nhị Lang Đặng Kim Thanh đều nhất mực nể hay sợ y, không bao giờ dám xích mích cùng y, chỉ vì e họ Đặng "thù dai" thì rất phiền.

Tuy vậy, Kim Thanh rất biết nhường nhịn, ít khi nóng giận. Ai biết tánh y, giao thiệp dễ dàng, ưa giúp đỡ, dù công chuyện khó khăn đến đâu, Kim Thanh cũng không từ nan. Đối với Lưu Đức Quan, Kim Thanh kính trọng như bậc anh cả, phần nể vì tài đơn đao, phần kính vì họ Lưu đứng đắn. Hai người Chử, Đặng sở dĩ quen thuộc với Hầu Văn Lượng là cũng do Lưu Đức Quan giới thiệu.

Trước kia, Hầu Văn Lượng thấy cả hai cũng có tài võ nghệ nên định giới thiệu về Kim Lăng cho Thuận Vương, ngôi cao bổng hậu. Quen với đời sống phiêu bạt, lưu động nay đó mai đây. Chử, Đặng cũng chối từ không tham dự. Đó là một điều may mắn cho họ, nếu không thì có lẽ lúc này cả hai cùng hoặc bị tử trận, hoặc bị bắt giải về Yên Kinh cùng đồng bọn Kim Lăng tặc tướng rồi...

° ° °

Nói về Tam hiệp, Thiết Xích Tử cùng Trương Nghĩa, người nhà của quan Trường Sa, rời phủ thành xuống lối Cẩn Châu.

Tới đâu bốn người hỏi thăm đường vào Thập Vạn Đại Sơn.

Con đường này khá lớn vì là lối thông thương thuyết huyết mạch từ Cẩn Châu qua Định Châu, thuộc địa phận Phúc Kiến.

Khách thương qua lại không ít. Họ đi thành đoàn đông, nhờ các phiêu cuộc ở Cẩn Châu hay Định Châu bảo vệ Sự bảo vệ này không có nghĩa là định đối đầu với Thác Tháp Thiên Vương hùng cứ Đại Sơn, nhưng để đối đầu với các lục lâm lẻ tẻ khác Riêng với Hầu Văn Lượng dưới thời Thuận Vương không những lực lượng đã mạnh mà uy thế cũng ghê gớm, huyện quan Cẩn Châu cũng phải e nể nữa là các tiêu sư tầm thường Bởi thế, nhiều người biết mình, trăm trận đánh trăm được, các tiêu sư đều chẳng ai bảo ai, mà đều dùng mánh khóe "ngoại khoa" giao dịch, thương lượng ngầm với sơn khấu Thập Vạn, yêu cầu ngơ việc chặn đường mãi lộ, cho các thương đoàn được qua lại trót lọt Tùy theo sự hàng hóa nhiều ít, khi đi qua đại sơn, Hầu Văn Lượng phái người ngầm kiểm điểm, bắt các tiêu sư nộp một số bạc bách phần tương đối Các tiêu sư không kém, "mánh lới" cùng với bọn đầu mục có phận sự kiểm điểm thương đoàn, "vi thiềng" và đóng ít tiền đi. Bọn đầu mục thấy phát tài, chịu điều đình ăn thông với tiêu sư, Hầu Văn Lượng và các đầu lãnh ở trên núi biết đâu mà dò Lúc đó nhờ số bạc do Thuận Vương cung cấp nuôi binh, Hầu Văn Lượng mãi trông coi các việc khác hệ trọng hơn là sự thâu "mãi lộ ngầm" của tiêu sư, nên các tiêu sư thả cửa ăn thông với bọn đầu mục Đại lộ quan trọng giữa hai miền Cẩn Định song bị Đại sơn án ngữ ngay vào quãng gần giữa, thành thử chỉ có lữ điếm ở hai bên đầu đường. Phần giữa gần sơn trại quá, không một ai dám thành lập tửu quán, sợ bị sơn khấu quấy nhiều. Vả lại, Thác Tháp Thiên Vương cũng ra lệnh cấm nhặt, bắt bộ hạ dò thám, tuần tiễu khắp vùng lân cận, nếu kẻ nào dại dột mon men đến đó, thì bắt ngay sơn trại điều tra. Hầu Văn Lượng còn cấm các tiều phu không được vào núi đốn củi tìm cây Sau khi em Thuận Vương trấn nhiệm Trường Sa bị triệu hồi Yên Kinh và tân quan thay thế, Hầu Văn Lượng còn nghiệt nữa về đủ phương diện. Bọn đầu mục bị kiểm soát chặt chẽ, không thể thông đồng với các tiêu sư được như trước nữa. Phiêu cuộc phải nạp đủ số tiền tương đối với thương đoàn qua khu vực Đại Sơn, một phân bạc cũng không thiếu Hai người, Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương không thận trọng, trá hình làm tiều phu vác rìu vào rừng sâu thuộc phạm vi Đại Sơn vờ đốn củi, dò thám tình thế hiểm tuấn của ngọn núi nên sa lưới sơn khấu ngay Hoàng, Tôn không còn chối cãi được nữa. Đời ai lại dám đi một mình vào một khu hoang sơ như Đại Sơn đẵn củi.

Đẵn bán củi cho ai? Nhất là quanh vùng thiếu chi rừng hoang đốn củi mà lại tới đó.

Hoàng, Tôn hấp tấp không hiểu tình hình đã vội "lạc lõng" ngay vào giữa khu vực nguy hiểm, nên để bại lộ việc phủ quan Trường Sa định chinh phạt thảo khấu.

Sự sơ hở của phủ quan phái người bất đắc lực đi do thám một việc quan trọng, sự kém cỏi vụng về Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương tr
Tác giả : Tề Phong Quân
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại