Lã Mai Nương
Chương 18: Tìm dấu kẻ thù, Song hiệp một phen ra Quan ngoại Dò đường thảo khấu, Càn Long đại phá núi Hổ Đầu

Lã Mai Nương

Chương 18: Tìm dấu kẻ thù, Song hiệp một phen ra Quan ngoại Dò đường thảo khấu, Càn Long đại phá núi Hổ Đầu

Nói về Song hiệp Lã Mai Nương, Cam Tử Long khi rời khỏi Tần gia trang ra khỏi đất Lạc Dương, bèn qua Bảo Định, Thiên Tân vào Bắc Kinh du ngoạn theo lời Thiên Bôi Tử Ngũ Bạch Đường hỏi thăm đến Thủy Tiên lầu, nơi mà trước đây bằng hữu của họ Ngũ là Lý Phúc Vĩnh gặp Tăng Tòng Hổ qua lại chè chén.

Thủy Tiên lầu là một trong những đại tửu lầu ở khu doanh thương thành Bắc Kinh, nên tuy chốn kinh kỳ rộng lớn, người ta chỉ Song hiệp đến Huy Quang lộ. Tới đây, Thủy Tiên lầu sừng sững đồ sộ với ba tầng lầu, choán cả một khu rộng lớn ngay đầu lộ.

Lã Mai Nương hỏi Cam Tử Long :

- Vào đây trọ chớ, sư huynh?

- Trọ đây may ra lân la thăm dò được hành tung Tăng tặc đồ thì hay quá. Từ ngày hạ sơn tới nay thấm thoát đã năm rưỡi trời rồi, mất bao công trình phiêu bạt mà kẻ thù đã bặt dạng. Nhiều lúc, ngu huynh tưởng như nó đã chết mất xác đâu rồi.

- Trung Quốc đất rộng người nhiều, chúng ta tìm họ Tăng quả là một việc rất khó khăn, nhất là sau trên mười năm trời đằng đẵng. Hiện thời biết rằng trước kia y qua lại nơi đây kể cũng là may mắn lắm rồi. Chỉ rối, gỡ lần lần vậy.

Song hiệp xuống ngựa vào tửu lầu, lựa một thồi trong góc kín đáo ngồi.

Lần đầu tiên Mai Nương, Tử Long đặt chân tới một đại đô mà người qua kẻ lại, y phục sang trọng, dáng dấp phong nhã hào hoa.

Mai Nương nói :

- Lạc Dương thành đã đẹp và rộng lớn nhưng so với đất Kinh kỳ quả còn kém xa.

Tử Long gật đầu mỉm cười :

- Chúng ta là dân sơn cước lạc lõng tới Bồng Lai hạ giới, đất gái lịch trai thanh, y phục lụa là sang trọng.

- Không cứ, sư huynh coi kìa, ngoài người Hán, còn có người Mãn, Mông qua lại, y phục gọn ghẽ, đeo võ khí kè kè bên mình. Hình như họ cùng là những kẻ từ xa qua đây như chúng ta, vậy anh em ta đây cũng đâu phải là khách tha phương cô độc?

Tửu bảo đến lãnh món ăn, Tử Long nhường Mai Nương gọi món... thứ ghi trong thư... kiểu Bắc Kinh và hồ rượu ngon. Thấy tửu bảo diện mạo sáng sủa hiền lành, Tử Long mỉm cười lấy cảm tình :

- Này, tôi còn trọ đây mấy ngày, đại ca cho biết tên để tiện nói chuyện?

Tửu bảo thấy khách hàng bình dân, dễ dãi khác hẳn với những vị đại quan, đại thương gia thường qua lại Thủy Tiên lầu, bèn lễ phép trả lời.

- Thưa thiếu gia, con là Trương Thành, làm việc nguyên trên lầu này được mười năm rồi. Thiếu gia cần gì cứ gọi A Lục thì ai cũng biết. Con là thứ sáu trong nhà.

- Được lắm, cần gì tôi sẽ gọi A Lục nhé. Giờ đây, cho ăn đi, đói bụng quá rồi.

Chờ A Lục đi khỏi, Mai Nương nói :

- A Lục ở đây mười năm rồi, tất phải quên nhiều khách hàng. May ra hỏi thăm được.

- Chính vì thấy y đứng tuổi nên ngu huynh mới làm quen, chẳng ngoài mục đích thăm dò.

Lát sau A Lục đem rượu và món ăn lên bày ra thồi, Cam Tử Long cầm hồ rượu mở nắp ngửi. A Lục vội nói :

- Thưa thiếu gia, thứ Hồng đào tửu này nổi tiếng nhất Bắc Kinh và chỉ riêng bổn lầu mới có thứ thiệt của dòng họ Lý gia cất lâu năm. Bởi lẽ ấy, khách hàng qua lại nơi bổn lầu, vị nào cũng đòi uống nguyên thứ bảo tửu này.

Tử Long gật gù đưa hồ rượu cho Mai Nương :

- Phải rồi, đích thứ Hồng đào tửu này, ông bạn đứng tuổi của chúng ta thường ca tụng được uống luôn tại Thủy Tiên lầu. Hương đượm ngọt giọng tệ!

A Lục thấy Tử Long nói vậy liền hỏi :

- Thưa thiếu gia, trừ các quý khách thường qua lại lầu Nhĩ hay dưới nhà, còn vị nào đã qua lầu ba thì con nhớ và biết tên hầu hết. Chẳng hay người quen biết của thiếu gia hình dáng thế nào?

Tử Long nói :

- Lực lưỡng, trạc ngoại tứ tuần, da đen sần sùi, râu quai nón, dáng điệu võ biền.

A Lục rót rượu mời hai người, nét mặt dáng suy nghĩ, đứng hầu kế bên. Tử Long mời Mai Nương nhấp ly rượu, khà một tiếng khen ngon rồi hỏi A Lục :

- Đại ca có nhớ người đó không?

- Thưa, vị quí khách ấy họ gì ạ?

Tử Long không muốn nói hẳn tên :

- Người ấy họ Tăng.

A Lục nghĩ thầm: “Gớm, hai vị quí khách trang nhã thế này mà sao quen với ông bạn diện mạo xấu xí đến như vậy!"

Nghĩ đoạn, A Lục nói :

- Con nhớ một vị khách quan diện mạo đúng như vậy, cách đây năm sáu năm, thường ngày tới lầu này uống rượu với các bạn, nhưng không phải họ Tăng.

Tử Long mừng thầm hỏi dựa :

- Phải rồi, bằng hữu của tôi trong thời gian đó thường qua lại Bắc Kinh.

A Lục lắc đầu :

- Nếu qua lại thì chắc không phải rồi, người này thường ngày cùng các bạn đến đây uống rượu suốt trong một năm như vậy tức là phải ở hẳn Bắc Kinh.

Tử Long nhìn A Lục :

- Có lẽ y ở hẳn Bắc Kinh vì tôi không nhớ rõ năm hay sáu năm.

- Thưa thiếu gia, nếu là người ấy thì đúng sáu năm, con nhớ rõ ràng. Suốt trên một năm trời, vị ấy đến bổn lầu uống Hồng đào mỹ tửu nhưng không bao giờ đi một mình.

Tử Long làm ra dáng thạo và tự nhiên đoán già đoán non :

- Ông bạn tôi hay đi với các vị hảo hán võ dũng.

A Lục lắc đầu :

- Thưa không. Chắc lại lầm rồi, vị đại hán ấy trang phục rất sang trọng, cùng đi với các bạn cũng hết sức cao sang, đúng thời trang. Về phương diện võ dòng thì không biết được vì người nào trông cũng mạnh khỏe.

- Phải người ấy họ Tăng không?

- Con không bao giờ được nghe các vị khách quan ấy nói chuyện. Mỗi khi gọi thực vật cần dùng xong, các vị ấy bảo con ra khỏi phòng, chừng nào cần mới gọi vào, khi con vào họ im lặng. Những việc tương tự xảy ra rất thường nên con không hề để ý.

- Những năm về sau này, người ấy có trở lại Thủy Tiên lầu nữa không?

Suy nghĩ giây lát, A Lục đáp :

- Bẵng hẳn đi một năm không thấy gì, về sau người ấy có trở lại đây với một vài người bạn luôn trong vài ba ngày rồi lại bẵng đi có khi nửa năm, hơn nửa năm, hoặc mươi tháng mới lại xuất hiện.

- Cho đến bây giờ cũng vẫn vậy ư?

- Dạ. Nhưng hai năm về sau này không hiểu vì lẽ gì vị ấy cạo bộ râu quai nón sùm sòe đi rồi. Để râu mặt đã dữ, bỏ râu còn dữ hơn. Tuy vậy, tâm tánh hào sảng lắm, không đến nỗi nào.

Muốn tránh cho A Lục khỏi bép xép, Tử Long nói :

- Lầm rồi, không phải người đó. Ông bạn tôi để râu như thường. À, đại ca có biết người nào tên Lý Phúc Vĩnh không?

A Lục không do dự :

- Thưa có, Lý Phúc Vĩnh là một trong những tiêu sư có phiêu cuộc trong thành Bắc Kinh.

- Y ở đâu?

- Phiêu cuộc hình như ở... Bích Cung Cái. Trước kia Lý tiêu sư cũng hay lại Thủy Tiên lầu uống rượu. Từ ngày mở thêm hai chi nhánh ở đâu đó thì chỉ khi nào có dịp qua Bắc Kinh mới đến bổn lầu thôi. Cách đây độ chừng hai tháng, tiêu sư có về Bắc Kinh.

- Bích Cung Cái có gần đây không?

- Thưa ở lối Bình Tây Môn, nhưng đường sá Bắc Kinh như mắc cửi. Nhị vị muốn đến đó nên đi kiệu sẽ khỏi mất công tìm đường.

Ăn xong, Song hiệp ngồi chơi uống trà ngắm cảnh Bắc Kinh chi dạ hồi lâu mới về phòng.

Tử Long hỏi Mai Nương :

- Sư muội suy luận về các tin tức của A Lục vừa nói thế nào?

- Chắc là Tăng Tòng Hổ. Có lẽ y kiếm ăn vùng này nên thỉnh thoảng ghé Bắc Kinh cùng đồng bọn ăn xài rồi lại đi. Việc chúng trang phục không đáng kể, vì chúng phải hóa trang để che đậy bộ mặt cường đạo đi chớ. Sư huynh có nhớ Ngũ Bạch Đường hôm ăn khánh hỉ ở Tần gia trang đã nói về sào huyệt của Tăng tặc không?

- Có chớ. Theo lời quái khách họ Ngũ thì tám năm về trước y lập căn cứ ở Hổ Đầu sơn thuộc Phong Linh huyện, tỉnh Nhiệt Hà, ngoài cửa Quan.

- Từ Bắc Kinh lên Quan ngoại không bao xa, biết đâu Tăng tặc đạo không trở lại quán trú tại Hổ Đầu sơn hành động trong hai vùng Quan nội và Quan ngoại? Có thế y mới qua lại Bắc Kinh dễ dàng. Sư huynh nghĩ phải không?

Cam Tử Long gật đầu :

- Hỏi sư muội xem có hợp ý không đó thôi, ngu huynh cũng nghĩ như vậy. Quái khách Ngũ Bạch Đường đã giới thiệu Lý Phúc Vĩnh, chúng ta thử tìm gặp y xem có biết được tin tức gì mới hơn không, rồi sẽ liệu sau.

Lã Mai Nương khen phải.

Hôm sau, Mai Nương và Tử Long gọi hai cỗ kiệu ngã giá đến Bình Tây Môn tìm phiêu cuộc Lý Phúc Vĩnh. Đến nơi Tử Long xưng danh hỏi thăm Lý tiêu sư.

Viên tài phú tưởng khách hạng sang trọng, xoắn suýt mời chào khiến Tử Long phì cười giải thích :

- Tôi là bạn của Thiên Bôi Tử Ngũ Bạc Đường, muốn gặp Lý tiêu sư có chút việc riêng. Chẳng hay tiêu sư có nhà không?

Lúc bấy giờ tài phú mới nghe ra, nhìn lại thấy Tử Long đeo kè kè thanh trường kiếm bên mình, dáng điệu kiêu hùng bèn đáp :

- Xin lỗi thiếu gia, tôi tưởng thiếu gia và nương tử cần tiêu sư hộ vệ. Mấy năm nay chủ nhân tôi mở thêm chi nhánh ở Trương Gia Khẩu và ở luôn trên đó điều khiển, một năm về vài ba lần thôi và hiện thời không có ở nhà.

- Phiêu cuộc trên Trương Gia Khẩu tên gì, ở đường nào?

Viên tài phú chỉ tấm biển treo dọc trên mé tường gần đường :

- Thưa, cùng một tên “Lý Gia Phiêu Cuộc" ở ngay khúc giữa Sơn Thần lộ.

Cam, Lã cám ơn, rồi thuê xe ra ngã Bắc Môn để luôn tiện thăm các ngôi cổ mộ Minh triều. Khu lăng tẩm này là cả một công trình kiến trúc mỹ thuật. Lã Mai Nương được Tử Long giảng giải sơ lược công nghiệp của hai mươi mốt đời Minh đế gồm hai trăm chín mươi sáu năm kể từ Thái Tổ Hồng Võ lập quốc đến Sùng Trinh. Song hiệp la cà xem tỉ mỉ đã mắt hiếu kỳ rồi mới thong thả trở ra, cùng vào Tiêu Tương điếm ăn uống.

Mấy hôm sau, Cam, Lã rời Bắc Kinh, ra lối Trấn Biên môn đi Trương Gia Khẩu.

Trương Gia Khẩu giáp với Vạn Lý Trường Thành là một trong những cửa ải địa đầu thành cao, hào sâu kiên cố bội phần. Nơi đây, dân chúng trà trộn ba giống người Hán, Mãn, Mông. Những đoàn khách thương Mông Cổ đầu đội mũ lông, áo da, ủng da, đoản đao gài đai lưng, tải hàng hóa buôn từ Trương Gia Khẩu ra khỏi cổng thành. Họ không dùng ngựa thồ như người Hán, Mãn mà dùng toàn giống lạc đà một bướu cao lênh khênh. Lúc đó một đoàn người ngựa thồ hàng đi tới.

Song hiệp gò ngựa đứng sang bên, nhường lối cho đoàn khách thương đi qua. Mai Nương đếm đúng bảy mươi hai thồ hàng. Bốn vị tiêu sư, hai Hán, hai Mông. Họ cưỡi bốn con tuấn mã cực kiêu hùng. Thấy đôi nam nữ thanh niên gò ngựa đứng nhìn, bốn vị tiêu sư dùng tiếng Mông Cổ xì xồ nói với nhau những gì không hiểu và đăm đăm ngó hai người.

Mai Nương bảo Tử Long :

- Vào thành đi sư huynh. Bốn tiêu sư có lẽ nghi ngờ chúng ta là bọn Hướng Mã.

Lục lâm cường đạo thường phải đồng bọn cải trang, trà trộn với dân chúng để dò thám ngày giờ, đường lối tải hàng và tên Bảo tiêu cuộc, số tiêu sư áp tải, để dự bị đón đường chận đánh cướp hàng cho dễ dàng. Bọn dò đường không cần phải là đồng bọn với lục lâm. Họ có tổ chức riêng, giao dịch với các sơn trại trong vùng và phi báo cho các Đại vương chặn đường cướp thồ hàng ngoài vùng sơn trại sào huyệt của chúng.

Lối tổ chức này có từ đời Bắc Tông và chỉ riêng trong địa hạt Sơn Đông, do những tay giang hồ hắc đạo người Sơn Đông đảm nhiệm. Bởi vậy mới thành tên “SƠN ĐÔNG HƯỚNG MÃ". Sau đó, các Hướng Mã lan tràn ra hai tỉnh Trực Lệ và Hà Bắc. Bọn Hướng Mã lúc đó không hẳn phải là người Sơn Đông, nhưng thiên hạ quen miệng gọi luôn những tay chỉ điểm cho lục lâm cường đạo là Sơn Đông Hướng Mã.

Không phải bất cứ người nào cũng hành nổi nghề Hướng Mã. Họ phải giỏi võ nghệ, tinh tường, giao dịch rộng với mọi người và nhất là trong giới giang hồ hắc đạo, thông thạo đủ các thứ tiếng lóng mà giới này thường dùng khi “làm việc".

Nhiều khi họ bày mưu lập kế cho bọn lục lâm hành động nữa. Họ đánh giá đoàn thồ hàng để ăn bách phần, thường lấy từ mười đến hai chục phần trăm và lấy tiền trước. Họ “hướng" Đại vương sơn trại đến địa điểm tốt, núp trong rừng hay sau các mô đá trong khe núi, chờ phục kích. Viên chỉ huy ước lượng các thồ hàng như tay Hướng Mã đã phi báo.

Theo lệ, viên chỉ huy trả tiền ngay tại chỗ cho y. Tới đây, nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ điểm của Hướng Mã đã xong. Y đi thẳng không cần ngó lại xem trận phục kích có đem lại kết quả hay không. Mặc hai bên giao chiến, mạnh ai nấy được. Nhưng không phải vụ nào cũng xong xuôi dễ như thế đâu. Bọn lục lâm nghe danh tiêu sư mới dám nhận lời đánh hay không đánh. Nếu gặp phải tay Bảo tiêu kiệt hiệt, danh tiếng lẫy lừng thì dù món hàng trị giá “ngon" biết mấy, chúng cũng từ chối như thường, mời Hướng Mã đi “ăn khách" khác.

Biết vậy, Hướng Mã tính toán hẳn hoi chứ không hướng dẫn liều, mất công. Họ biết tài nghệ, biết lực lượng của từng người, từng toán lục lâm một mới dẫn hàng. Nhiều khi có những đoàn thồ hàng cực giá trị, có bách phần lên cao, nhưng Hướng Mã đành khoanh tay nhìn với cặp mắt của khách bàng quan, chỉ vì Tiêu sư áp tải chuyến thồ ấy là một tay công phu điêu luyện, võ công tuyệt vời, danh trấn nội vùng, không một toán lục lâm đại đạo nào dám trêu chọc. Khốn nỗi, không phải Tiêu sư nào cũng vậy. Thực tài hiếm là hư danh rất nhiều. Đó là thói thường của đời người bất cứ cổ, kim.

Mai Nương, Tử Long vào thành, trời còn sớm, bèn hỏi thăm đến Sơn Thần lộ tìm “Phúc Vĩnh Phiêu Cục".

Chủ phiêu cuộc là Lý Phúc Vĩnh đã được Thiên Bôi Tử Bạch Ngũ Đường giới thiệu Cam, Lã đến đây và cũng đã từng nghe danh đôi danh tài Nam Nữ này nên tiếp đãi rất niềm nở. Lý Phúc Vĩnh liền giới thiệu hai vị tiêu sư của mình là Hứa Chuẩn, Tưởng Nguyên Sơn cùng Mai Nương và Tử Long.

Qua câu chuyện hỏi chào, Tử Long thăm dò tin tức của Tăng Tòng Hổ.

Lý Phúc Vĩnh ngạc nhiên, suy nghĩ muốn tìm trong trí nhớ xem gã ấy là ai, rồi hỏi lại :

- Cam hiệp có biết tên y không? Vì nghề nghiệp tôi có biết một số khá đông nhân vật hắc đạo ấy, nhưng không nhớ hẳn tên chung.

- Trước đây năm, sáu năm gì đó, tiên sinh cùng Ngũ anh hùng uống rượu tại Thủy Tiên lầu ở Bắc Kinh, đã từng gặp gã. Tiên sinh nhớ ra chưa?

Lý Phúc Vĩnh vỗ trán, gật đầu :

- A! Nhớ ra rồi. Hồi đó tôi chưa lập phiêu cuộc ở đây. Phải, Ngũ đại ca chỉ mặt y cho tôi, trái lại tôi biết tên và hành động của y trong khu vực bảo phiêu của tôi, Tăng Tòng Hổ, phải không?

- Chính phải.

- Thời gian ấy, họ Tăng có đi lại trong khu vực Bắc Hà, nhưng thật ra y hoạt động ở ngoài cửa Quan và vùng căn cứ của bọn tặc đạo lục lâm chiếm cứ Hổ Đầu sơn, một nơi thiên hiểm. Thấy Tòng Hổ qua lại đất Bắc Hà, tôi đã tưởng y ngấm ngầm nhúng tay vào các vụ cướp hàng hóa có bảo tiêu trong Quan nội. Thật ra không phải thế. Tôi gặp y tới bốn, năm lần uống rượu ở Thủy Tiên lầu cùng mấy bằng hữu y phục chỉnh tề, sang trọng. Nếu không biết rõ như tôi, tất không một ai có thể ngờ được rằng gã là một tên đại đạo nghiễm nhiên ăn uống tại nơi kinh kỳ, chuyện trò nhàn nhã như một phú gia hay một quan nhân vậy.

Lã Mai Nương hỏi :

- Trong thời gian ấy, tại Bắc Kinh có xảy ra vụ sát nhân đoạt của nào lớn không?

Lý Phúc Vĩnh suy nghĩ giây lát :

- Không. Chắc chắn không. Tôi cũng đã yên trí thế nào Tăng Tòng Hổ cũng âm mưu hành động “làm một chuyến" lớn. Nhưng trái lại, tuyệt nhiên không xảy ra vụ án nào cả.

- Thưa tiên sinh, mấy năm sau này thì sao?

- Từ ngày lập chi nhánh phiêu cuộc tại đây, tôi bận điều khiển công việc bảo tiêu tại Trương Gia Khẩu thỉnh thoảng mới về Bắc Kinh và cũng không bao giờ gặp tên tặc đạo ấy nữa. Y đã hoàn lương chăng? Hay đi nơi khác? Tôi không dám nói chắc.

Cam Tử Long hỏi :

- Theo ý tiên sinh, muốn kiếm gã bây giờ cần hành động thế nào?

- Bọn lục lâm Hổ Đầu sơn hãy còn tại chỗ, không gì hơn là nhị vị nên đến đó một phen cho đích xác rồi sẽ hay sau. Hiềm vì Hổ Đầu sơn là nơi thiên hiểm, bọn đại đạo ở đó khá mạnh mẽ. Quan quân đã kéo tới tiễu trừ hai ba lần đều bị thất bại. Nhị vị nên chuẩn bị cẩn thận trước khi hành động.

Cam Tử Long gật đầu, mỉm cười :

- Dạ, dĩ nhiên phải chuẩn bị trước khi vào miệng cọp. Vị trí Hổ Đầu sơn thế nào?

Lý Phúc Vĩnh lấy giấy, bút họa mấy đường chỉ dẫn cho Song hiệp :

- Núi Hổ Đầu thuộc Phong Linh huyện, ở phía Tây bắc hình như cách huyện đó chừng hai trăm dặm, giáp giới hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ, giữa quãng rừng núi chập chùng.

- Hiểm tuấn quá như vậy, bọn giặc Hổ Đầu sống bằng cách nào?

- Người ta nói rằng có hai con đường độc đạo chạy vắt qua mặt tiền và mặt hậu Hổ Đầu sơn. Sự thông thương giữa hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ đều do hai đại lộ ấy. Như vậy, Hổ Đầu sơn thiên hiểm và lợi thế nên bọn lục lâm mới lấy đó làm căn cứ địa.

- Từ Vạn Lý Trường Thành ra Phong Linh huyện, lối nào tiện hơn?

- Có hai lối đi bằng nhau. Từ Sơn Hải quan theo ngả tay tả. Từ Trương Gia Khẩu theo ngả tay hữu. Dĩ nhiên nhị vị hiện thời ở đây, đi lối Trương Gia gần hơn. Nhị vị có gấp không?

Cam Tử Long nói :

- Sớm ngày nào hay ngày ấy.

Lý Phúc Vĩnh hỏi Hứa Chuẩn :

- Bốc Đề Nhĩ theo đoàn áp tải đi Đại Đồng được mấy bữa rồi nhỉ?

Họ Hứa đáp :

- Năm hôm rồi, có lẽ chỉ một hai ngày nữa sẽ về tới đây.

Lý Phúc Vĩnh nói với Cam, Lã :

- Nếu nhị vị chờ được, tôi sẽ cho Bốc Đề Nhĩ, một thủ hả người Mãn khỏe mạnh, lanh lẹ. Y rất thuộc vùng Hổ Đầu, nhị vị sẽ đỡ mất công dò hỏi.

Cam Tử Long cả mừng :

- Ơn ấy chúng tôi không bao giờ quên.

- Anh em hồ hải chúng tôi giúp nhau được phần nào hay phần nấy, Cam hiệp cứ tự nhiên. Nhị vị có nói được tiếng Mãn tộc không?

- Tôi bập bẹ được vài tiếng cần thiết, nhưng Lã sư muội nói thạo y hệt người Mãn.

- Thế thì hay lắm, vì Bốc Đề Nhĩ không nói được Bạch thoại.

Song hiệp đứng lên từ tạ, Lý Phúc Vĩnh nói :

- Đáng lẽ tôi lưu khách, hiềm vì nơi Phiêu cuộc kẻ ra người vào, hàng hóa xô bồ bất tiện. Trương Gia Khẩu có Biên Cương quán ở Bắc Kinh lộ lớn nhất. Thể thức tiện nghi theo lối Kinh sư, nhị vị chờ đây chốc lát, tôi phái người đi lấy phòng. Tối nay chúng ta dùng bữa ở đó.

Cam Tử Long nói :

- Khỏi phiền, chúng tôi tự khắc tìm đến. Cuối giờ Mùi sẽ tái kiến.

Hai người ra khỏi phiêu cuộc, lên ngựa nhằm các nơi đông đúc đi tới. Đến đại lộ Bắc Kinh, Cam, Lã xuống ngựa trước Biên Cương quán, trao cương cho tửu bảo, vác hành lý vào thẳng quán trọ, lấy phòng trên lầu.

Tửu bảo chưa kịp bước thì từ trên lầu, một hòa thượng lực lưỡng vận áo đen đai vải vàng, lưng đeo nón lá úp lên thanh giới đao chuôi nhô lên khỏi vai, theo sau là một người trạc tứ tuần vóc trung bình vận võ phục, bên sườn gài cặp giản, lưng đeo hành lý, cả hai cùng vùn vụt bước hai bực một xuống lầu.

Họ đi gấp quá, gần như chạy, vô ý đến nỗi Mai Nương, Tử Long không lẹ chân tránh kịp thì kẻ đi lên, người đi xuồng xô cả vào nhau.

Riêng tên tửu bảo tránh không kịp, bị hòa thượng chạm nhẹ té cồng kềnh xuống mấy bực thang lầu.

Hòa thượng và người kia cũng chẳng buồn ngó lại, rảo bước ra phía quầy hàng.

Mai Nương nổi giận, toan đuổi theo nhưng Tử Long cầm tay giữ lại :

- Thôi, kệ chúng, xô xát nơi tửu lầu ngay vừa lúc tới không tiện.

Nói đoạn, chàng đỡ tửu bảo dậy :

- Có sao không?

Tửu bảo bóp cánh tay tả nhăn nhó :

- Gớm! Tay gì mà cứng như sắt, chạm phải tay còn đau hơn bị té trầy hông. Sư mô gì mà khiếp quá!

Từ đó, Mai Nương và Tử Long có ý dò xem lai lịch và hành động của vị hòa thượng này nên khi Lý Phúc Vĩnh, Tưởng Nguyên Sơn và Hứa Chuẩn đến dự tiệc.

Tử Long đem việc gặp hòa thượng dữ tướng ở thang lầu thuật lại cho ba vị tiêu sư nghe.

Tưởng Nguyên Sơn nói :

- Nhị vị đừng lấy làm lạ. Đạo giới ở Trương Gia Khẩu cũng có nhiều thứ người. Hòa thượng Hán, Mãn, Mông nhan nhản, phần đông đều cao lớn, lực lưỡng, nhất là hai giống người Mãn Châu, Mông Cổ. Thoạt nhìn, ta có cảm tưởng họ hung hãn như đầu đà Hán tộc, thật ra nét mặt dữ tợn nhưng tâm địa rất lành.

Mai Nương lắc đầu :

- Nhưng không phải là trường hợp của gã đầu đà gặp ở thang lầu. Chúng tôi từng thấy hòa thượng Mãn, Mông ở Bắc Kinh, Lư Câu kiều. Diện mạo lầm lì dữ thật, trái lại cặp mắt thật nhân từ, chớ không như cặp kim điểu nhãn của tên hồi nãy.

Cam Tử Long hỏi :

- Trương Gia Khẩu có ngôi đại tự nào khiến quý vị phải chú ý không?

Lý Phúc Vĩnh nhìn hai bạn đồng nghiệp như muốn hỏi ý kiến.

Tiêu sư Hứa Chuẩn đáp :

- Tại địa điểm biên ải này là bốn ngôi thiền viện. Một của người Mãn ở trong thành phía Tây Môn. Một ngôi riêng của người Mông Cổ gần Nam Môn. Ngôi thứ ba của hòa thượng người Hán ở gần chùa Mông, cách nhau bởi một khu đất lớn. Cả ba thiền viện này đều ở nội thành. Cổ kính nhất là ngôi chùa Mông Cổ xây dựng từ Nguyên triều. Sau đó là chùa Hán tộc có từ thời Minh Thành Tổ. Chùa của Mãn tộc mới nhất, xây từ hồi Thuận Trị vượt biên ải vào Trung Quốc lập nghiệp đế. Ngoài ra còn có một ngôi đại tự nữa ở ngoại thành lối Tây bắc. Tôi chưa tới đó dâng hương bao giờ, nhưng nghe nói chùa ấy cực kỳ rộng lớn oai nghiêm. Các hòa thượng trụ trì bất phân Mãn, Hán, Mông.

Lã Mai Nương vội hỏi :

- Tên thiền viện ấy là gì?

- Thiên Vương tự.

- Cách thành bao xa?

- Hình như năm, bảy dặm, tôi không đủ thì giờ đi chiêm bái nên không rõ lắm, chỉ nghe nói thôi. Tiện nội lễ quanh nội thành được rồi, đi xa phải đưa đón hộ vệ thêm phiền.

Mai Nương đưa mắt nhìn Tử Long. Chàng hỏi :

- Hứa tiên sinh có biết pháp hiệu vị đại hòa thượng Thiên Vương tự không?

Hứa Chuẩn hỏi Tưởng Nguyên Sơn :

- Đại ca thường đi lễ tại Thiền viện đó ư? Bao lâu nay cộng sự với nhau không nghe nói đại ca đi chùa?

Nhìn Cam, Lã, Tưởng Nguyên Sơn nói tiếp :

- Đại hòa thượng Thiên Vương tự thuộc giống Bạch quỷ thật. Nước da trắng hồng như Lã tiểu thư thật hiếm có cho một nam nhi. Dị kỳ hơn nữa là râu tóc y vàng hoe, tròng con ngươi xanh như mắt mèo, mũi dài dị thường. Thân hình cao lớn đặc biệt. Như Cam hiệp đầy nở nang lực lưỡng ít người bì kịp nếu đứng bên cũng chỉ cao đến tai y thôi.

Cam Tử Long hỏi Nguyên Sơn :

- Vị hòa thượng đó đạo hiệu là gì, nói tiếng gì?

- Pháp hiệu là Thiên Cương hòa thượng, nhưng tên ghi sổ danh hạ tại dinh Tổng binh là Lịch Sơn Độ. Vì y dị tướng, dân chúng Trương Gia Khẩu thường gọi y là Bạch quỷ hòa thượng, Hoàng Mao hay Miêu nhãn, Thiên Cương thạo Bạch thoại và Mông Cổ, chữ viết cực tốt.

- Hòa thượng ấy trạc bao nhiêu tuổi?

- Thiên Cương hòa thượng mới ba mươi bảy tuổi, để râu quai nón, nét mặt già dặn như kẻ ngót ngũ tuần.

- Thiên Cương đến trụ trì Thiên Vương tự được bao lâu?

- Tôi không rõ. Lúc trước tôi ở Thiên Tân, lên Trương Gia Khẩu được hơn một năm ở Phiêu cuộc thì gặp Lý đại ca đây. Hai bên hợp tác cho đến nay.

- Một điều đáng chú ý đến Thiên Vương tự là vị đệ nhị hòa thượng phụ trách các Kinh Lễ trong chùa thuộc giống Hắc quỷ.

Cam Tử Long phì cười :

- Nếu thế kể cũng thế gian hãn hữu thật, Bạch, Hắc quỷ trùng phùng trong một đại gia thiền viện, Triệu tổng binh nghi ngờ là phải! Hắc hòa thượng đạo hiệu là gì?

- Hắc Phong hòa thượng Mông Lộ Di. Không biết gốc tích ở đâu nhưng từ Tây Tạng vào Trung Quốc. To ngang, thấp hơn Thiên Cương, xem chừng cũng sức lực lắm. Nực cười một điều là Thiên Cương hòa thượng trắng bao nhiêu thì Hắc Phong đen kịt bấy nhiêu. Từ chân lên tới toàn thân đen như mực, mắt lồi, răng nhe trắng nhởn, nhìn phát khiếp tưởng như quỷ sứ hiện thân. Thiên Cương đến Trương Gia Khẩu hơn bốn năm, tôi mới trông thấy Thiên Cương hòa thượng ra phố mỗi một lần, còn Hắc Phong thì thường gặp.

- Lúc nãy, tôi ngờ tên đầu đà ở trên lầu xuống là người tu hành xứ này nên mới hỏi chuyện về thiền viện, chẳng ngờ được nghe chuyện Thiên Vương tự kể cũng thú.

Tưởng Nguyên Sơn nói :

- Kể đi đã nhiều nơi, tôi nghiệm rằng không xứ nào đạo giới lại nhiều giống người trà trộn như Trương Gia Khẩu. Diện mạo chư tăng phần đông dữ dội, vóc dáng mập mạp khỏe mạnh khiến người ở xa tới không quen mặt, ai nấy đều có cảm tưởng này là xứ sở của đầu đà. Người Mông thì lầm lì, mặt lạnh như tiền. Người Mãn thì nham hiểm, ác. Nếu chỉ xét riêng vẻ bề ngoài tất sai hết. Tiếp xúc với giới tăng đạo trong nội thành, tôi nhận thấy họ đạo hạnh rất cao, đáng kính lắm.

Lã Mai Nương nói :

- Tiêu sư suy luận như vậy cũng phải, nhưng còn có một lý do nữa khiến bọn đầu đà tồn tại hết thế hệ này qua thế hệ kia.

- Sao vậy?

- Dễ hiểu lắm. Trung Quốc rộng mênh mông, thiền viện, am miếu nhan nhản, mạnh ai nấy tu. Đạo giáo được toàn dân tôn trọng, tuy thiền môn có quy chế hẳn hoi, nhưng các cấp trên dưới không đủ phương tiện kiểm soát khắp mọi nơi, thành thử mỗi thiền viện là một giang sơn riêng biệt mà vị sự trưởng trụ trì điều khiển theo lề lối riêng mình. Vị sư trưởng nào đạo hạnh cao siêu, lựa chọn cẩn thận các tăng, tiểu thế phát, ngôi chùa ấy không hổ danh thiền tự. Trái lại, một tên đạo tặc đội lốt thiền y, thâu nạp đồ đảng, dùng chốn thiền môn làm căn cứ cho tiện bề hành động, dĩ nhiên thiền viện dù là cổ tự hữu danh biết mấy cũng thành nguy hiểm cho dân chúng địa phương.

Nói tới đây, Lã Mai Nương thuật vụ Pháp Quang hạ sát Huệ Tĩnh thiền sư, chiếm đoạt chùa Thiên Sơn bên Túc Kỳ Châu cho hai vị tiêu sư nghe.

Lý Phúc Vĩnh nói với Song hiệp :

- Nhân dịp qua Trương Gia Khẩu, nhị vị nên dâng hương Thiên Vương tự thăm thử một phen.

Cam Tử Long đáp :

- Chúng tôi ra Quan ngoại trước cần tìm Tăng Tòng Hổ, sau đó mới tính chuyện thăm Thiên Vương tự.

- Cam hiệp có thể cho tôi biết lý do muốn gặp Tăng Tòng Hổ không?

Tử Long đem việc Tăng tặc đạo mượn tiếng thách đầu võ, phục kích hạ sát lão anh hùng Cam Trường Mâu trong Tần Lĩnh sơn thuật rõ ràng cho hai tiêu sư nghe.

Lý, Hứa, Tưởng bùi ngùi thương cảm và giận thay tên tặc đồ hèn nhát.

Tới gần trưa hôm sau, Lý Phúc Vĩnh dẫn Bốc Đề Nhĩ đến giới thiệu Tử Long để dẫn đường thám thính Hổ Đầu sơn

* * * * *

Hổ Đầu sơn cây cối um tùm ở giữa dãy núi ngăn đôi hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ ngoài cửa Quan. Ngọn núi ấy không những là nơi thiên hiểm mà còn là căn cứ địa thuận lợi cho bọn lục lâm cường đạo nhan nhản khắp nơi thời tàn Minh và Thanh triều.

Đại vương chiếm cứ Hổ Đầu sơn họ Sử tên Đại Toàn, đồ đệ của võ sư lợi hại Mông Cổ, giống người Đạt Đất ở An Đài Sơn, tên là Cát Đạt. Thầy nào trò nấy, Sử Đại Toàn tánh tình hung dữ, sức khỏe, tài nghệ hay, muốn giàu có bằng nghề tắt nên trở thành tay độc cước đại đạo chuyên “làm ăn" ở vùng biên giới Mãn, Mông thuộc phần đất Mông Cổ, xuất hiện bất kỳ, nổi danh trong giới lục lâm là Thần Sơn. Lần lần, y tụ tập được nhiều bè đảng, tính đến việc lập căn cứ, sơn trại. Sau một thời gian thăm dò, Sử Đại Toàn kéo đồng bọn vào Mãn Châu chiếm cứ Hổ Đầu sơn lập doanh trại kiên cố.

Thần Sơn Sử Đại Toàn quen sử dụng một lá chắn bằng đồng, nơi cầm có một mũi nhọn, tay hữu cầm cây đồng giản bốn cạnh. Chiếc lá chắn bằng đồng có mũi nhọn mới lợi hại ghê gớm. Thường ra, người ta dùng lá chắn để gạt đỡ đòn địch và trả đòn bằng khí giới cầm tay hữu. Nhưng với mũi nhọn ở vành lá chắn đồng, Sử Đại Toàn có thể bất ngờ vừa đỡ, vừa quật trái mũi nhọn vào địch thủ như thường.

Lập sơn trại trên Hổ Đầu sơn được hai năm, Sử Đại Toàn thâu dụng ba lục lâm hữu danh. Một người Hán tộc là Đặng Cửu Bá, đại đạo gốc ở Thái Nguyên phủ, tỉnh Sơn Tây, tước hiệu Thạch Đầu Quỷ. Họ Đặng thấp không đầy bốn thước, cổ to vai rộng, tay chân ngắn nhưng nở nang dị thường, toàn thân lông lá xồm xoàm như thủy ngưu, trái lại đầu nhẵn trụi bóng loáng không có lấy một sợi tóc.

Không hiểu Thạch Đầu Quỷ Đặng Cửu Bá tập luyện “Thủ Công Pháp" từ hồi nào và ở đâu, nhưng mỗi khi lâm trận, y bất chợt phóng toàn thân đầu đi trước húc mạnh vào ngực, bụng đối phương. Sức húc của y mạnh như sức trâu điên, địch thủ trúng đòn thường nghẹt hơi chết ngất. Đặng Cửu Bá chỉ có việc hạ đồng nhân là môn võ khí y quen dùng kết quả tánh mạng của kẻ địch.

Trông họ Đặng tập luyện “Thủ Công Pháp" trên võ sảnh mới lạ kỳ. Y đứng vào giữa những túi cát to lớn nặng ít nhất cũng một tạ, quay cuồng húc lia lịa tứ phía, quật đầu sang tả, sang hữu, húc tiền, húc hậu, hai tay chắp sau lưng, y hệt một con trâu hung hăng.

Cũng vì Đặng Cửu Bá diện mạo dữ tợn lại có cái đầu đặc biệt ấy nên nổi danh trong bọn lục lâm với tước hiệu Thạch Đầu Quỷ, kể cũng xứng đáng vậy.

Hai người nữa gốc Mông Cổ, thuộc dòng Chuẫn Khất Nhĩ. Người thứ nhất tên Thiết Mộc Can, lực lưỡng, quen sử dụng độc chùy dũng mãnh vô cùng.

Thiết Mộc Can mắt một mí, sắc như dao, tròng mắt vàng tựa đồng thau. Y nhìn được rất xa, đêm cũng như ngày nên thành tước hiệu Kim Điêu Nhãn.

Người thứ hai tên Thành Man Đô, mặt đỏ nhừ, có tài chạy nhanh như ngựa, bắt đuôi ngựa phóng mình lên lưng ngựa không yên cương, múa thiết xích xung đột dữ dội. Người đồng chủng gọi Thành Man Đô là Xích Mã.

Đại vương Hổ Đầu sơn Sử Đại Toàn là anh đồng phụ dị mẫu với vợ Bành Khoát Hải bị Song hiệp Cam Tử Long, Lã Mai Nương giúp hai mẹ con Cầm Đại Nương hỏa thiêu trọn ổ bên Hoa Châu trước.

Hôm đó vợ Bành Khoát Hải là Sử Huyền Cô cùng con gái là Bành Thúy Linh ra ngoài cửa Quan thăm Sử Đại Toàn. Bởi vậy mới thoát tay mẹ con Cầm Đại Nương và Song hiệp. Ít lâu sau, Sử Huyền Cô và Bành Thúy Linh về Hóa Châu không ngờ khi tới nơi thì Bành gia ổ chỉ còn là đống tro tàn. Mấy tên trang đinh chạy thoát còn lẫn quẩn quanh vùng, gặp chủ mẫu bèn thuật lại trận đánh chỉ cho xem lưu bút của Song hiệp và mẹ con họ Cầm ghi trên vách tường.

Sử Huyền Cô, Bàng Thúy Linh không biết làm thế nào, đành trở ra Quan ngoại lên Hổ Đầu sơn kêu khóc nương nhờ Sử Đại Toàn. Đại vương núi Hổ Đầu bảo em và cháu gái :

- Cơ sự đã là như vậy, hiền muội cùng điệt nữ hãy chịu khó ở lại đây, sau này sẽ có dịp báo thù, thiên hạ mênh mông biết tìm kẻ địch nơi nào bây giờ?

Trước khi mẹ con Sử Huyền Cô lên Hổ Đầu sơn, Tăng Tòng Hổ bỏ đi nơi khác đã lâu rồi. Sử Đại Toàn quen Tăng tặc đạo không phải không có nguyên do.

Nguyên lúc họ Sử bỏ biên giới Mông Cổ và Mãn Châu chăm chú lập căn cứ thì gặp Tăng Tòng Hổ. Nhờ sự chỉ dẫn của tên này, Đại Toàn mới biết Hổ Đầu sơn lập thành căn cứ theo ý muốn. Trong thời gian ấy, họ Tăng hoành hành ở khu vực phía Đông nam Nhiệt Hà gần Sơn Hải quan nên Đại Toàn mới về Hổ Đầu sơn cùng ở.

Tòng Hổ nhận lời, lúc đi lúc ở bất thường. Phần vị y lo dòng dõi Cam Trường Mâu báo thu, phần vi y ưa lưu động nay tung hoành nơi này. Mai vùng vẫy nơi khác để “kiếm ăn" đỡ lo hơn lập sơn trại chiêu nạp đồng đẳng nhiều điều bó buộc. Tăng Tòng Hổ không ở chỗ nào nhất định.

Tuy vậy, sau khi Sử Đại Toàn thiết lập Hổ Đầu sơn trại, Tòng Hổ vẫn thường qua tại trú ngụ lúc năm bữa, nửa tháng, lúc vài tháng rồi đi biệt lâu lâu mới trở lại không chừng, như thế suốt trong mấy năm trời. Đó là thời gian mà Ngũ Bạch Đường và Lý Phúc Vĩnh gặp Tăng Tòng Hổ tại Thủy Tiên lầu Bắc Kinh.

Ra khỏi ải Trương Gia Khẩu, Song hiệp và Bóc Đề Nhĩ đi vào địa phận Nhiệt Hà.

Thật ra hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ cũng như Ninh Hạ, Tuy Viễn là phần đất nội Mông. Nhưng từ khi Thuận Trị giúp Ngô Tam Quế trừ Lý Sấm, họ Ngô thấy khí thế nhà Minh đã hết không thể cố gắng hồi phục được nữa bèn mời Sơn Hải quan rước Thuận Trị vào lập nghiệp đế ở Trung Quốc.

Khí thế Mãn tộc lúc đó đang vượng, bộ đội Mãn Châu hùng mạnh tiến vào Quan nội. Dân Mãn cũng theo đà từ Đông Tam Tỉnh tràn xuống lập nghiệp, kẻ đi xa thì vào Quan nội, người đi gần ở Quan ngoại. Họ định cư ở phía Đông Nhiệt Hà rồi lần lần trà trộn tiến sang phía Tây và Tây bắc sanh cơ, lập nghiệp lan tràn khắp hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ. Qua mấy thế hệ sau, truyền đến thời Càn Long thì người Mãn ở hai tỉnh này đông hơn người Mông.

Người Hán cũng từ Quan nội vượt ải ra đó định cư buôn bán ngày một đông, canh tân hóa hẳn lối sống man rợ của dân Quan ngoại. Đó là một việc trái ngược.

Minh triều đổ, dân Hán võ lực và thế lực chánh trị thua kém, bị Mãn tộc chinh phục, nhưng nhờ dân số đông, trình độ văn hóa cao hơn, thành thử Mãn tộc vẫn phải coi theo phép cai trị, nên văn mình của Hán tộc và một thời gian sau kẻ chinh phục bị đồng hóa, đồng chủng với dân bị trị. Với triều Minh, Trung Quốc thêm phần đất Nội Mông, nay với triều Thanh, bờ cõi được mở rộng thêm phần Mãn Châu quốc lên đến Hắc Long Giang.

Ba dân tộc Hán, Mãn, Mông từ đó liên kết cho đến thời Dân Quốc không kể Tạng tộc và Hồi tộc.

Song hiệp và Bốc Đề Nhĩ thảnh thơi buông lỏng cương ngựa, ngắm phong cảnh hùng vĩ, núi cao rừng rậm trùng điệp.

Ngày đi đêm nghỉ, ba hôm sau tới Phong Linh huyện. Tại đây dân Hán, Mãn, Mông buôn bán khá sầm uất tuy không bằng ải nội Trương Gia. Nghỉ lại huyện một ngày, ba người lên đường nhằm nảo Hổ Đầu sơn. Hai bên đường, cây cối thưa lần, nhường chỗ cho những mõm đá lớn ngổn ngang đây đó. Trời xế chiều, rừng ô đỏ ối ngả non tây. Những chặng núi đá xa xa nổi bật ở chân trời tím ngắt, dài dằng dặc, như bức trường thành Vạn Lý, đèo ải muôn trùng. Lưng trời, những khóm mây bạc dồn lại tạo thành nhiều hình kỳ dị khổng lồ.

Mai Nương lắng tai nghe :

- Gió thổi nhẹ mà sao có tiếng rào rào kỳ lạ.

Bốc Đề Nhĩ chỉ tay sang phía hữu :

- Nghỉ chân ở đây. Tuy còn sớm, nếu đi nữa sẽ phải ngủ ngoài trời.

Lã Mai Nương nói :

- Bốc đại ca dẫn xem dòng Loan Hà nào!

Đề Nhĩ lên ngựa, giục chạy trước, độ hơn hai trăm thước tới bờ sông. Sông nhỏ nhưng nước chảy xiết, ba đảo cuồng cuộn đẩy vào những mõm đá giữa dòng bật thành tiếng vang dội ở xa nghe thấy.

Nàng hỏi :

- Loan Hà chảy về đâu? Ta sẽ phải qua sông chăng?

- Loan Hà đổ về vịnh Liêu Đông. Sáng mau lên đường theo ngọn sông này đến trưa thì rẽ về Tây bắc nhằm nẻo Hổ Đầu. Bây giờ ta trở về hốc đá cơm nước thì vừa, thưa tiểu thư.

Ba người lẳng lặng trở bước hạ trại, đặt hành lý vào một nơi, tháo yên cương cho ba con tuấn mã nghỉ ngơi.

Trong khi Tử Long, Mai Nương tháo cung, kiếm dựng vào thành đá, ra vũng nước rửa mặt và xách túi nước về dùng, Bốc Đề Nhĩ đi lượm cây khô chất thành đống, đánh lửa thổi cơm, pha trà.

Mai Nương xắt thịt muối ra xào.

Tử Long đánh hơi :

- Chà! Thơm quá, đói bụng thiệt!

Chàng mở vung nồi cơm xem có nhiều không. Bốc Đề Nhĩ mỉm cười, bập bẹ nói mấy câu tiếng Hán khó hiểu :

- Đầy nồi mà thiếu gia lo gì?

Chàng vỗ vai họ Bốc cười lớn :

- Tối muốn có đại ca cùng đi với tôi mãi mãi.

Bốc Đề Nhĩ không hiểu, nhìn Mai Nương vui vẻ thông ngôn sang tiếng Mãn, Bốc Đề Nhĩ cười khanh khách, gật đầu lia lịa, líu lo mấy cầu mà Tử Lòng cũng đành ngẩn người không hiểu nốt :

- Y nói gì vậy, hả sư muội?

Mai Nương đỏ mặt, im lìm, Tử Long thắc mắc hỏi gặng.

Bất đắc dĩ, nàng nói nhỏ :

- Y nói bậy quá! Khó dịch lại lắm. Sư huynh đừng gặng nữa.

Tử Long không chịu, nghiêm nghị :

- Nói bậy đâu có được! Ngu huynh mới khen y xong.

Sắc diện đỏ nhừ, Mai Nương đẹp lộng lẫy giữa khung cảnh hoang vu.

Nàng ngập ngừng hồi lâu :

- Y tưởng rằng chúng ta... đính hôn nhau mới nên... nên nói rằng muốn theo ta cho đến lúc... lúc con cái đầy đàn... Đấy là lối chúc tụng rất chân thành của người Mãn tộc, sư huynh đừng để ý.

Nói đoạn, nàng cúi xuống thổi lửa, tránh cặp mắt long lanh điện tử của bạn đồng môn.

Cam Tử Long cười vang :

- Tường gì chớ nói vậy mà muội cho là... bậy ư? Ngập ngừng mãi khiến ngu huynh lên ruột muốn chết đó!

Chàng âu yếm nhìn mái tóc mây huyền đang thổi lửa, tuy ngọn lửa đã bốc bừng bừng.

Ăn cơm xong, Cam Tử Long ra dắt ngựa về cột bên hốc đá. Mai Nương lo trải chỗ nằm, Bốc Đề Nhĩ dẹp đồ ăn thức đựng, Mọi việc xong xuôi, vừa vặn trời ngả hoàng hôn. Tử Long ngả mình xuống mền, hai tay khoanh sau gáy, đầu dựa lên yên ngựa thay gối. Mai Nương ngồi bên tấm mền của nàng trải gần đó.

Bốc Đề Nhĩ leo lên mỏm đá cao, ngồi khoanh tròn cất tiếng hát líu lo theo Mãn ngữ, thỉnh thoảng đưa tay vỗ Nhĩp.

Tiếng ca man dại chập chùng giọng ấm áp khiến đôi khách giang hồ cảm thấy lạnh lùng tha hương vạn dặm.

Tử Long nói :

- Bốc Đề Nhĩ hát gì vậy? Buồn ghê!

Mai Nương suy nghĩ giây lát :

- Y ca mấy câu ngụ ý tha hương nơi bến sông dặm trường hoang vắng.

Chàng ngoái lại nhìn bạn :

- Sư muội dịch cho ngu huynh nghe nào?

- Trời ơi, lời thơ mà! Tiểu muội dịch sao trôi?

- Trôi hay không cũng là dịch.

Mai Nương mỉm cười tươi như hoa :

- Sư huynh đừng chê nhé?

- Ai dám chê? Hồi ở trên núi, sư muội ham đọc sách hơn ngu huynh.

- Đây nè. Bốc Đề Nhĩ ca đại khái rằng:

Mây làn mây trắng lửng lơ.

Trăng tòng soi nước ngẩn ngơ dặm hàng

Bến chiều lạc cảnh tha hương

Giang hồ lạc bước biết phương trời nài

Không đi cho khắc dặm ngàn

Vùi đây án sách nồng đời làm trai...

Tử Long gật đầu khen :

- Hay! Lời ca mô tả đúng tánh tình khoáng đạt ưa phiêu lưu của Mãn tộc. Sư muội dịch cũng tài tình.

Chàng đăm chiêu nhìn chân trời xa thẳm qua màn sương nhẹ chiều thu.

Mai Nương thắc mắc :

- Sư huynh nghĩ gì vậy?

- Ngu huynh nhớ đến Cam gia trại vì lời ca tha hương của Bốc Đề Nhĩ. Nhớ hồi nào mới ra đi bỏ lại hoa viên đầy cúc, đào chen nở. Nay hạ qua, thu tới, và rồi đây thu tàn lại sang Đông. Chiều nay hoàn toàn hoài cảm về thu.

Mai Nương ngả đầy xuống yên ngựa :

- Sư huynh có nhớ bài “Thu hứng" của Thiếu Lăng Dã Lão không nhỉ?

- Lời thơ thu dễ cảm hứng bất hỷ của Đỗ Phủ thời Đường Huyền Tông, phải không?

Mai Nương gật đầu :

- Tiểu muội quên bài đó rồi. Thế nào nhỉ?

Cam Tử Long cất giọng trầm trầm, khẽ đọc:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn vu giáp khí tiên sâm

Giang giang ba lãng kiêm thiêm dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tòng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xứ thôi đao, xích,

Bạch đế thành cao cấp mộ châm.

Tạm dịch:

Rừng phong lác đác bụi sương sa.

Vu Sơn hiu hắt hơi mây phủ

Cuồn cuộn lưng trời gợn thủy ba

Rợp đất mây bay mờ ngọn ải.

Hai lần cúc nở lệ sầu sa

Tình quê vương vấn nơi vườn cũ,

Áo lạnh quê người tay bước kéo

Đập ải thành hôm rộn tiếng chày.

Nghe bạn đọc xong bài thơ, Mai Nương nói :

- Cô mẫu Lã Mai Nương thường ngâm bài Thu Hoài mỗi chuyến thu về.

Cam Tử Long ngóc đầu lắng nghe, nói khẽ :

- Sư muội có nghe thấy gì không?

Mai Nương lắng tai giây lát :

- Tiếng nước Loan Hà đập vào đá. Y hệt tiếng chày đập vải chiều có thôn. Màn đêm lần lần bao phủ cảnh vật, vầng trăng huyền ảo chiếu sương khuya.

Cam Tử Long vùng dậy lấy kiếm cung đưa cho Mai Nương gác bên mình. Bốc Đề Nhĩ lựa mấy cành khô lớn gây thêm lửa trại, đoạn vào chỗ trải sẵn trong cùng hốc đá, đặt mình nằm là ngáy vo vo.

Mai Nương nói :

- Sung sướng thay con người vô tư lự! Chúc sư huynh ngon giấc nhé.

Tử Long vẫy tay chào bạn, quay mình sang bên ngủ.

Sáng hôm sau, điểm tâm xong, ba người lên đường. Đi ngày rưỡi thì đến sơn thôn. Dân thôn thấy người lạ chạy ra xem.

Họ nhận ra họ Bốc, bèn lên tiếng chào hỏi.

Đề Nhĩ vui vẻ đáp lời. Gã dẫn Song hiệp đến nhà Cửu mẫu giới thiệt chủ nhân có việc qua đây muốn nán lại vài ngày thăm thú vùng này. Ngay chiều hôm ấy, Bốc Đề Nhĩ đi thăm các người quen cũ, nhân dịp dò tin tức về bọn tặc đạo Hổ Đầu sơn, tối mịt mới về.

Lã Mai Nương gọi y vào phòng hỏi :

- Thế nào? Có tin tức gì không?

- Chúng vẫn hoành hành như xưa, nhưng theo lời mấy tiều phu thì trên trại thêm mấy nữ đầu lãnh nữa (tức Sử Huyền Cô, Bành Thúy Linh).

- Làm sao họ biết rõ vậy?

- Gặp chúng vào rừng săn bắn. Như vậy tổng cộng độ sáu người, kể cả Sử Đại Cương. Núi Hổ Đầu có lối sau lên, phải chui qua hang. Tôi xin dẫn lộ. Dân thôn vẫn ước ao được về chốn cũ, nếu Nhĩ bị tiểu trừ được bọn chúng thì hay vô kể.

- Việc này cần lúc đao mới được. Bốc đại ca có hiểu không?

- Tôi hiểu rõ nhị vị định nói gì?

- Thật ra chúng tôi lặn lội tới đây chỉ cốt tìm một người trong bọn đại đạo ấy thôi, nhưng mấy dân thôn muốn hồi cố quân, chúng tôi sẽ hết sức giúp đỡ.

Bốc Đề Nhĩ vui vẻ :

- Nhị vị tin tôi là đủ rồi. Cần gì cứ sai bảo.

Cam Lã ngồi bên song cửa trông sương núi.

Hai người tính toàn hồi lâu, Tử Long nói :

- Theo tin Bốc Đề Nhĩ lượm được, bọn Hổ Đầu sơn có độ sáu đầu lãnh. Số người đó chỉ là ước đoán. Dù sao, số người không đáng quan tâm. Phẩm giá công phu của chúng mới là vấn đề đáng kể. Đã tới hang giặc không lẽ bỏ đi, chi bằng trừ khử cho rồi.

- Tiểu muội đồng ý, có hai cách đánh. Bọn tiều phu thường gặp chúng săn bắn, tức là chúng hay săn nhất định tại một khu rừng nào nhiều thú. Có thể cho Bốc Đề Nhĩ giả làm tiều phu đón đường săn, chúng ta chờ ở đó hạ được tên nào hay tên này, sau sẽ lên trừ khử toàn thể, sư huynh nghĩ sao?

Tử Long suy nghĩ giây lát :

- Sư muội định chia mà đánh phải không? E rằng...

Mai Nương ngắt lời :

- E chúng thấy thiếu người sục sạo tìm kiếm động chạm tới thôn này?

Tử Long gật đầu. Mai Nương không do dự :

- Nếu chúng kéo đến sơn thôn này chỉ đánh cho một trận tới bờ rồi kéo róc lên núi Hổ Đầu càn quét chớ sao.

- Kế thứ nhì của sư muội như thế nào?

- Chúng ta lên thẳng Hổ Đầu sơn giả đò đầu bôn đặng dò tìm Tăng Tòng Hổ. Nếu thấy y, sư huynh tức khắc khiêu khích đánh ngay và ta sẽ xử trí sau với bọn Sử tặc. Trong trường hợp Tăng tặc không còn trên núi, ta sẽ tùy cơ ứng biến phá núi Hổ Đầu trừ hại cho dân.

- Theo kế hoạch thứ hai tiện hơn.

Mai Nương hỏi :

- Có nên đem theo Bốc Đề Nhĩ không?

- Không nên. Y không phi hành được đi cũng chỉ thêm vướng. Sáng mai nhờ y dẫn vào núi thám thính xem sao.

Hôm sau, Bốc Đề Nhĩ nai nịt gọn ghé dắt dao, đeo cung tên, cùng Song hiệp đi về nẻo núi Hổ Đầu.

Đường đất lẫn đá gồ ghề, bên hữu là rừng cây, bên tả là dãy núi đá khúc khủyu nhấp nhô.

Vừa đi vừa mải chuyện trò, bắt giác đã được hơn ba dặm đường.

Bốc Đề Nhĩ rẽ vào khe núi bên tả :

- Đây là sau núi Hổ Đầu. Không chắc có lâu la canh phòng vì bọn tặc đạo không ngờ rằng có lối dẫn tới đây. Mà quả vậy, xưa kia tôi leo đèo băng suối nên khám phá ra con đường khe núi này dẫn tới Hổ Đầu sơn. Nhị vị không thấy dấu chân người tức là chưa ai qua đây.

Lã Mai Nương nói :

- Giá nhìn được phía trước núi thì hay quá!

Bốc Đề Nhĩ đáp :

- Có thể được, nếu đường không bị canh phòng. Nhị vị hãy theo tôi. Lúc này cần phải để ý xem các cành cao, bụi rậm có kẻ canh phòng hay không.

Ba người thoăn thoắt tiến vào chân núi leo lên. Độ hai trượng cao, Bốc Đè Nhĩ nhận xét qua loa, đoạn tiếng thẳng đến một bụi cây lớn mọc giáp vách đá.

Y vẫy tay ra hiệu bảo hai người theo rồi rẽ bụi cây len vào.

Sau bụi cây rậm rạp ấy có cửa hang cao hơn đầu người bề ngang vừa một người đi.

Ba người từ từ len vào, đi bộ vài chục bước lên dốc thì hàng đá rộng hẳn đủ cho mọi người đi hàng chữ nhất.

Mai Nương hỏi :

- Hang thông ra phía trước núi?

- Dạ, cứ theo đường dốc này sẽ lên tới của hang trông ngay xuống trại giặc. Miệng hang sau núi không người canh phòng và không bị lấp, tức là miệng hang trên cũng không có gì. Cả hai miệng hang đều bị bụi cây rậm rạp che nên bọn tặc đạo không ngờ. Vả lại chùng khinh thường cho rằng không ai dám len lỏi vào tới đây.

Trong hang, ánh sáng mờ mờ, dẽ đi. Ba người lẳng lặng đi hồi lâu lên tới cửa hang trên. Như Bốc Để Nhĩ đã nói, bụi cây che kín cửa hang vẫn y nguyên.

Đề Nhĩ nhón nhén ló đầu ra cửa hang nhìn hai bên không thấy gì lạ bèn lùi bước, nhường chỗ cho Cam, Lã :

- Nhị vị lựa tay rẽ bụi cây đứng hẳn vào giữa sẽ nhìn thấy sơn trại ngay ở phía dưới, bên tay hữu.

Song hiên hành động theo đúng lời họ Bốc, đứng giữa bụi cây nhìn xuống.

Hình thế, mặt tiền Hổ Đầu sơn thật kỳ lạ. Từ miệng hang nơi hai người đứng, xuống đến khu bán nguyệt mà sơn trại được thiết lập chỉ cách nhau trên năm trượng. Toàn trại có sáu mái nhà lớn ngang, dọc la liệt và mấy mái nhỏ ở phía sau vách đá. Trong trại người qua lại lăng xăng trông thật rõ.

Cam Tử Long nói :

- Sư muội coi, nếp nhà ngang đứng đầy dãy có lẽ là đại sảnh. Lớp thứ nhì nối liền với mái thứ nhất bởi hành lang là hậu sảnh. Bốn nếp nhà dọc chắc là trại quân, kho lương thực ngăn nắp nhỉ.

Nhận xét hồi lâu, Cam, Lã trở vào trong hang.

Bốc Đề Nhĩ chỉ tay sang phía tả cửa hang :

- Theo lối này xuống được dưới trại, càng về phía dưới càng khó đi, dốc đá cheo leo, trượt chân té bể sọ.

Mai Nương nói :

- Vì khó đi nên bọn tặc đạo mới không lên tới miệng hang này. Đó là một ưu điểm cho ta.

Cam Tử Long nói :

- Trở về đi. Sư muội liệu giải thích cho Bốc Đề Nhĩ biết dự tính hành động của chúng ta. Sáng mai ta lên thẳng sơn trại và sáng ngày mốt giờ Mão, y chờ ở miệng hang này.

Ba người len lỏi theo đường cũ ra đến khe núi ngoài đại lộ, đi được một quãng đường bỗng thấy một kỵ sĩ từ phía trước chạy tới. Thoạt trông kỵ sĩ trang phục nón da, áo vải thô, tà hai bên tới trên đầu gối, đai lưng bằng da tết lại, ủng da cao đủ biết y là người Mông. Diện mạo kỵ sĩ lầm lì, đối mắt sắc như dao, gò má thiệt cao, cằm bạnh ra như mang rắn.

Kỵ sĩ nhìn Lã Mai Nương không chớp mắt. Lúc qua rồi, Cam Tử Long ý tứ đưa mắt nhìn theo mấy người đó hãy còn ngoái cổ lại cố nhìn Mai Nương cho kỳ được.

Chằng lắc đầu tặc lưỡi mà rằng :

- Thằng cha kỳ quặc! Không khéo lại là một tên độc cước đại đạo nào đó!

Về tới sơn thôn, Bốc Đề Nhĩ ra ngoài tửu điếm đầu thôn chuyện văn với chủ quán là người quen thuộc khi trước.

Trong khi hai người đang ngồi uống rượu thì có hai tên đầu mục Hổ Đầu sơn vâng lệnh lão sư của chúng xuống tìm kiếm thiếu nữa gặp bên đường bắt đem về sơn trại, vì người kỵ sĩ đã trân trân nhìn Mai Nương hồi sáng chính là lão sư, thầy của bọn cầm đầu sơn trại. Dò dẫm không được, chúng ra về.

Bốc Đề Nhĩ nghe được, vội về báo tin cho Tử Long và Mai Nương hay.

Mai Nương hỏi :

- Chúng đi về hướng nào?

- Thưa hướng Hổ Đầu sơn. Con đường sáng nay ta đã qua.

Cam Tử Long nói :

- Đề Nhĩ coi nhà. Tôi đi một lát về ngay.

Chàng nháy mắt bảo Mai Nương cùng đi. Hai người đi vòng phía sau thôn ra đại lộ chạy vùn vụt đuổi theo bọn đầu mục.

Chúng đang đi lẹ bước ở phía trước.

Song hiệp ngừng chạy, cố ý đi mạnh chân cho hai tên đó nghe tiếng.

Quay lại, chúng chần chờ nhìn hai người đi tới.

Tên nọ bảo tên kia :

- Kìa cặp thanh niên nam nữ mà ta được lệnh bắt đó! Tốt đôi quá! Thiếu nữ đẹp nhường kia thảo nào lão sư chẳng chết mệt!

Chúng im lặng khi Song hiệp đi qua nơi chúng đang đứng.

Tử Long nói nhỏ :

- Ta vào cánh rừng bên tay hữu này cho chúng theo. Không tha thứ được mấy tên khát máu này.

Cam, Lã đi tạt vào cửa rừng, đi rất lẹ.

Cam, Lã qua cửa rừng, mất hút các gốc cây chi chít.

Hai đầu mục vội vàng đi theo. Lát sau vào tới cửa rừng, chúng láo liên nhìn, không thấy cặp nam nữ vừa rồi đâu cả.

Cho tiền cũng không ai dám vào khu rừng già độc địa này! Một tên tuốt dao đi trước. Tên kia theo sau. Cả hai cùng ngó quanh quẩn, trong bụi, sau các gốc cây lớn. Tuyệt nhiên không thấy một bóng người. Ngoài tiếng chim kêu hầu hú xa xa, cảnh rừng hoàn toàn u tịch.

Hai tên tìm kiếm một hồi nữa, bỗng thấy rợn người, không tên nào bảo tên nào, cùng giơ đao quay phắt lại trừng trừng nhìn nhau.

Tên thứ nhất nói :

- Thôi, đi ra, kiếm mãi mất cả thì giờ!... Kỳ lắm!...

- Ừ! Đi ra. Hình như có con thú nào đang rình chúng mình đây đây.

Hai đầu mục vội vàng trở ra, nhưng khi vừa đi qua dưới một cành cây bỗng bị một vậy gì cứng như hai mỏ kềm sắt cặp chặt lấy gáy nhắc bổng lên khỏi mặt đất, toàn thân đau buốt lạ lùng.

Một tiếng quát nhẹ đủ nghe vọng ngay ở phía trên đầu chúng :

- Muốn sống buông đao ra ngay!

Gọng kềm bóp nơi gáy siết chặt thêm khiến hai tặc đạo muốn nghẹt thở. Chúng vội vàng buông khí giới rớt xuống mặt cỏ ngay gần gốc cây.

Hai gọng kềm sắt cặp gáy nhấc bổng hai tên đầu mục lên khỏi mặt đất không phải thứ gì xa lạ hơn là hai bàn tay của Song hiệp.

Nguyên khi vào rừng, Cam, Lã, nhìn lại thấy hai đầu mục vào theo liền rảo bước lựa một cành cây có lá um tùm, nhảy lên núp.

Chẳng dè chúng vô tình đi qua ngay dưới cành cây nơi Song hiệp đang núp.

Tính chiều cao, Lã Mai Nương ra hiệu cho Cam Tử Long cùng dùng thế “Hầu Vương Đảo Quái" móc vào cây thả vụt người xuống với tay tóm trúng gáy, co chúng lên khỏi mặt đất độ một tấc.

Bàn tay siết chặt trúng hai huyết quản chánh ở hai bên cổ nên bọn tặc đạo không những bị nghẹt thở mà còn thấy tê nhức toàn thân. Đây là một lối bóp trúng mạch huyết theo phương pháp điểm huyệt gọi là “Tẩy Tủy kinh pháp" do Đạt Ma sư tổ truyền lại khởi thủy cho vị sư trưởng Thiếu Lâm tự với di ngôn rằng chỉ được dạy phép bí truyền ấy cho những môn đồ nào chắc chắn hoàn toàn đức độ.

Tới đời Minh Tuyên Tông, niên hiệu Tuyên Đức, một vị cao đồ Thiếu Lâm tự họ Âu Dương sanh quán tại Tô Châu, thấy Mã Dương cương hùng vĩ, bèn xuất tiền ra xây dựng Bạch Vân tự, tu đạo, thọ pháp danh Âu Dương đại sư, thành lập Bắc Thiếu Lâm.

Âu Dương đại sư là một người được lãnh hội đầy đủ võ thuật Thiếu Lâm tự, chuyên về “Dịch Cân pháp" và “Tẩy Tủy kinh pháp". Truyền đến đời Chiêu Dương thiền sư. Ngoài Mạnh Sơn, Võ Sơn theo Thiền sư thế phát từ nhỏ Chiêu Dương chỉ truyền nghề cho Lã Mai Nương, Cam Tử Long là hai đồ đệ sau cùng.

Thiền sư không ưa dạy nhiều môn đồ, nhưng đã thâu người nào thì chắc chắn ở sự thành công về phương diện võ thuật và đạo đức. Với thuật “Tẩy Tủy kinh pháp", Cam, Lã có thể tính biết giờ, phút nào Nhâm Thần ở huyệt nào, điểm trúng huyện ấy, tự khắc đối phương toàn thân bị tê liệt, hoặc chết ngay.

Sau khi ha
Tác giả : Tề Phong Quân
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 1 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại