Lá Cờ Ma
Chương 5: Bốn anh em cầm cờ
Tôi báo cáo tình hình tổng thể với sếp Lam, có nhắc tới kì tích năm xưa và cho anh xem bản scan của tấm ảnh. Sếp Lam tỏ ra vô cùng phấn khởi. Anh đồng tình với xuất phát điểm của tôi trên hành trình đưa tin, đồng thời nhấn mạnh nhất định tôi phải tìm thật chi tiết về bí ẩn làm nên kì tích đó. Xem ra vị lãnh đạo này cũng biết nhìn xa đấy.
Tôi nói với anh, hai đối tượng phỏng vấn của tôi ở cách tòa soạn khá xa, hơn nữa lần điều tra thu thập thông tin để viết bài lần này có thể sẽ trở thành một cuộc điều tra tương đối rộng, nên tôi không thể nộp bài viết cho anh trong ngày một ngày hai được. Khi nói như thế tôi vốn muốn sếp Lam điều cho tôi một chiếc xe công vụ để đi phỏng vấn nhưng không ngờ anh ta lại vỗ vỗ vào vai tôi và bảo: “Na Đa, anh đừng để ý tới thời gian, tôi chỉ cần anh điều tra sâu và điều tra tỉ mỉ để làm sáng tỏ việc này, một tuần hay hai tuần mới nộp bài cũng không sao. Ngoài ra, anh cũng không cần phải lo lắng về lượng công việc của tháng này, hoàn thành phóng sự này, nhuận bút và tiền thưởng của anh không thành vấn đề đâu."
Và thế là tôi đi tàu điện ngầm tuyến số 2 tới nhà ông lão Dương Thiết.
Ông lão Dương Thiết sống trong một căn hộ gồm hai phòng ngủ và một phòng khách cùng với các con trai và con gái. Ban ngày, các con đều đi làm, hiếm khi có khách trẻ tuổi tới chơi nhà, vì thế ông lão tỏ ra rất vui mừng khi thấy tôi đến.
Trông dáng vẻ bên ngoài thì ông lão Dương Thiết già yếu hơn nhiều so với bác Trương Khinh và bác Tô Miễn Tài, mà xem chừng thần trí của ông không còn được minh mẫn lắm.
“Ái chà, quả là một sự may mắn đấy, tôi còn nhớ, năm đó, khi quân xâm lược Nhật ném bom Thượng Hải, chúng kéo theo cả một phi đội bay đông đảo. Phi đội bay của quân Nhật lượn ở tầm thấp, tiếng bom rơi đạn nổ ầm ầm, khi ấy, những người trải qua cảnh đó như chúng tôi tưởng chừng như tất cả mọi thứ đều đã chấm hết, chúng tôi trốn miết trong nhà không dám ra ngoài". Ông lão Dương Thiết kể lại chuyện năm xưa, chẳng chút e dè, sợ sệt.
“Thế nhưng vì sao chúng lại không hủy diệt được bốn tòa nhà ba tầng trong khi các tòa nhà xung quanh không thoát khỏi tai kiếp ạ?"
Đúng lúc tôi đang thầm nghĩ không biết trí nhớ của ông lão có kém đi vì tuổi già hay không thì hình như ông lão đã đáp lời tôi ngay.
“Ồ, không phải là anh cho rằng tôi đã từng sống ở ‘khu ba tầng’ vào thời điểm quân Nhật ném bom oanh tạc đấy chứ?"
“Á, chẳng lẽ không phải như thế sao hả bác?" Tôi bật ra một câu hỏi nằm ngoài dự định.
“Không phải thế, không phải thế. Tôi chuyển đến sinh sống tại ‘khu ba tầng’ vào năm 1939, trận ném bom xảy ra năm 1937 tôi không có mặt ở đó, nhưng khi thảm họa qua đi, tôi đã đích thân đến đó xem xét, thật vô cùng kì lạ."
Mãi tới năm 1939 mới chuyển đến sinh sống cơ mà! Có lẽ, theo quan điểm của Tổ dân phố khu ba tầng thì những cư dân này cũng có thể được coi là một trong những cư dân sinh sống lâu năm nhất trong khu, nhưng đối tượng mà tôi muốn phỏng vấn lại là những người đã từng sống ở đó vào thời điểm quân Nhật oanh tạc Thượng Hải năm 1937 kia!
“Ồ, xem ra cháu nhầm lẫn thật rồi. Vốn dĩ, cháu còn muốn hỏi bác chuyện về lá cờ ngoại quốc nữa cơ". Lòng tôi chợt rầu rĩ. Biết làm sao được, đã tới rồi thì không thể ra về như thế được nên tôi muốn hỏi một số chuyện khác.
“Lá cờ ngoại quốc ư?"
“Đúng thế đấy bác ạ. Cháu nghe nói có người nào đó ở bên trong tòa nhà đã giương cao một lá cờ ngoại quốc, lính Nhật trông thấy lá cờ ấy nên thôi không ném bom tòa nhà", tôi thuận miệng đáp lời ông lão Dương Thiết.
Gương mặt ông lão Dương Thiết đờ đẫn một hồi, phần da thịt trên hai má khẽ giần giật.
“Lá cờ, anh hỏi lá cờ ngoại quốc, bọn họ đã giương cao lá cờ ư?"
“Cháu đọc một cuốn tư liệu thấy người ta viết thế bác ạ".
“Là lá cờ đó, thảo nào, thảo nào!", ông lão gật gật đầu, đôi mắt ánh lên thần thái khó hiểu.
“Bác biết chuyện về lá cờ đó ạ?", trong lòng tôi rộn ràng một niềm vui như khi qua hết chốn hiu quạnh bỗng gặp thôn làng.
“Những người sống ở ‘khu ba tầng’ thời đó ai cũng biết lá cờ đó".
“Lá cờ đó là quốc kì của nước nào hả bác?", dù trong lòng đã mơ hồ cảm nhận rằng lá cờ ngoại quốc này không đơn giản như thế nhưng tôi vẫn hỏi ông lão Dương Thiết câu này.
“Cái này thì tôi cũng không biết. Chúng tôi biết tất cả những lá quốc kì tung bay trước gió trong khu tô giới của thành phố Thượng Hải nhưng chưa từng trông thấy lá cờ này".
“Vậy người cầm lá cờ đó là người nước nào ạ?" Tôi thầm rủa mình ngu ngốc ngay khi câu hỏi này vừa buột ra khỏi miệng. Vào thời điểm ấy, ông lão Dương Thiết không có mặt ở đó, làm sao biết được ai là người giương lá cờ cơ chứ.
“Người nước nào ư?", ông lão Dương Thiết nở một nụ cười, “Người Trung Quốc đấy".
“Người Trung Quốc ạ?" Xem chừng ông lão Dương Thiết biết rất rõ lá cờ đó và cả chủ nhân của nó, chẳng lẽ tư liệu viết trong sách lại sai?
“Cũng không trách được. Ban đầu chúng tôi cứ ngỡ bọn họ là người nước ngoài, mãi về sau, khi tiếp xúc nhiều hơn với họ và thấy họ nói giọng Bắc Kinh chuẩn hơn mọi người, chúng tôi mới biết, con cháu trong gia tộc họ từ đời này sang đời khác sở hữu một mái tóc hơi ngả vàng và một đôi mắt không phải màu đen, không biết tổ tông họ là người Hồ[1] bắt đầu từ đời nào".
[1] Người Hồ: thời xưa người Hán gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây Trung Quốc là người Hồ.
“Bác biết bọn họ ạ?"
Ông lão Dương Thiết vỗ đầu nói: “Giờ tôi già rồi, nói năng lộn xộn hết cả, thật ngại quá. Bọn họ chính là những người đã xây lên ‘khu ba tầng’, tức bốn anh em nhà họ Tôn đấy".
Lại thêm một câu trả lời nữa nằm ngoài ý nghĩ của tôi.
“Theo như bác nói thì bọn họ chính là người đã ở trong tòa nhà và giương cờ vào thời điểm đó, phải không ạ?" Ông lão Dương Thiết nói chắc như đinh đóng cột, chừng như ông lão đã chìm vào trong hồi ức về những chuyện ngày xa xưa, chỉ có điều hồi ức ấy có lẽ không phải là một kỉ niệm đẹp.
Những lời ông lão Dương Thiết vừa chia sẻ ban nãy khiến tôi biết được người nước ngoài vẫn được nhắc tới trên thực tế không hề tồn tại và lá cờ ngoại quốc kia thực chất chỉ có một lá chính nhờ nó mà cả “khu ba tầng" được bảo vệ nguyên vẹn trong mưa bom bão đạn.
Lá cờ ấy rốt cuộc là lá cờ như thế nào?
“Chỉ một lá cờ làm sao lại có được sức mạnh to lớn nhường ấy hả bác?", tôi thắc mắc với ông lão Dương Thiết điều tôi vẫn hoài nghi trong lòng.
“Đó là vì anh chưa nhìn thấy lá cờ đó thôi". Ông lão Dương Thiết hít một hơi thở dài rồi kể lại kí ức mà mấy mươi năm qua ông vẫn luôn giấu kín bằng chất giọng khàn khàn.
Hồi ấy, những người dân sống ở quận Sạp Bắc chỉ biết bốn anh em nhà họ Tôn nói giọng Bắc Kinh nhưng rốt cuộc họ là người địa phương nào và từ đâu đến thì không ai biết. Họ chỉ biết một hôm, bốn anh em nhà họ Tôn cùng ngồi trên một chiếc xe ô tô mui trần từ từ chạy qua địa phận quận Sạp Bắc. Trong bốn anh em ngồi trên xe ô tô, có một người vóc dáng khôi ngô vạm vỡ khác người, to cao hơn hẳn ba người còn lại. Người này đứng trong xe, hai tay giơ cao một lá cờ lớn. Mãi về sau ông lão Dương Thiết mới biết người đó là Tôn Tam Gia. Ông lão Dương Thiết không biết Tôn Tam Gia tên thật là gì, chỉ nghe người ta nói, Tôn Tam Gia từng là cấp dưới của Tôn Điện Anh[2], giữ chức phó sư trưởng, cả hai người đều họ Tôn, không biết có họ hàng gì không.
[2] Tôn Điện Anh, 1887-1947, là một lãnh chúa quân phiệt Trung Hoa trong thời kì quân phiệt. Năm 1925, Tôn Điện Anh gia nhập Quân đội Cách mạng Quốc dân. Năm 1928, ông thực hiện vụ đào trộm mộ tai tiếng tại Đông Lăng của các hoàng đế triều Mãn Thanh, trong đó có cả mộ Từ Hi Thái Hậu. Về sau, Tôn Điện Anh cùng Phùng Ngọc Tường và Diệm Tích Sơn tham gia nhiều phong trào chống Tưởng Giới Thạch.
Tôn Điện Anh? Tôi bỗng thót tim khi nghe thấy cái tên này. Tôn Điện Anh, là tay quân phiệt[3] đã đào mộ Từ Hi Thái Hậu ư?
[3] Quân phiệt: chỉ thủ lĩnh cát cứ một vùng theo cách dùng từ cổ.
Nghe nói, trước khi tới quận Sạp Bắc, bốn anh em nhà họ Tôn vừa ngồi trên xe vừa giương cao lá cờ, cứ như thế rong ruổi qua rất nhiều nơi, thậm chí không biết làm cách nào mà họ đi qua cả khu tô giới. Cuối cùng họ vẫn tới quận Sạp Bắc.
Kì lạ ở chỗ, khi lái xe tới quận Sạp Bắc, bốn anh em nhà họ Tôn không cho xe đi thẳng qua như những nơi khác mà vòng đi vòng lại nhiều lần qua khắp các ngõ lớn ngách nhỏ của quận Sạp Bắc. Họ lái như thế luôn mấy hôm rồi bỗng một hôm, họ bắt đầu thôi không lái xe nữa mà vác lá cờ đi khắp phố lớn.
“Lá cờ đó to cỡ nào hả bác?"
Ông lão Dương Thiết chỉ cánh cửa ra vào ngay bên cạnh đáp lời tôi: “Lá cờ đó to thật đấy, to bằng cánh cửa này, người ta có thể nghe thấy tiếng ràn rạt phát ra từ nó mỗi khi gió thổi qua".
“Ôi, lá cờ to như thế thì chắc hẳn cái cán của nó cũng phải dài lắm bác nhỉ. Bốn anh em nhà họ Tôn vác lá cờ đó đi diễu phố hình như có ý muốn khoe khoang thì phải". Vừa nói tôi vừa thầm ước lượng, để giương cao lá cờ ấy suốt một ngày ròng người ta phải cần tới bao nhiêu sức vóc và lòng kiên trì cơ chứ.
“Khoe khoang à?", nét mặt ông lão Dương Thiết trở nên kì quặc. Ông lão chậm rãi lắc đầu.
“Bác bảo sao cơ ạ, như thế chẳng nhẽ không phải cố ý phô trương thanh thế ạ? Nếu bây giờ có người nào đó cầm lá cờ to như thế đi diễu phố thì chắc chắn sẽ tắc đường vì những người hiếu kì đứng xem bác nhỉ?", tôi nói.
“Anh đừng coi thường bộ xương cốt yếu mòn, ra khỏi cửa đi được vài bước đã run lẩy bẩy này của tôi bây giờ nhé, chà chà, nhớ năm xưa, cái tên lão Thiết này của tôi lẫy lừng khắp mấy con phố đấy. Tôi còn có một tên khác là Dương Thiết Đảm. Hễ anh mà chọc tức tôi thì dù anh là nhân vật tai to mặt lớn đi nữa, tôi cũng chẳng ngần ngại. Như cái lão Tiểu Lục Tử ở ngay phố bên cạnh thích đối đầu với tôi đấy, lão ấy mời hẳn một tay tiểu đội trưởng của phủ Tuần phủ tới định để dằn mặt tôi, thế mà cuối cùng tay tiểu đội trưởng phải gọi tôi một câu người anh em đấy".
Tôi nhủ thầm, thật không ngờ ông lão ngồi trước mặt tôi đây năm xưa lại là một tay trùm lưu manh. Ông lão Dương Thiết nói say sưa đến nỗi bắn cả nước bọt, càng nói càng hăng. Lão không ngừng giơ nắm đấm như thể muốn diễn lại cảnh của một thời đã xa. Ngày ấy, quả đấm này có lẽ đã làm khiếp đảm những người trông thấy nó, nhưng giờ thì nó quắt queo đến thảm hại. Lão Dương Thiết ơi là lão Dương Thiết, lão đi lạc đề quá xa mất rồi, tôi tới đây không phải là để nghe lão ôn lại những “sự tích huy hoàng" ngày xưa.
Tôi tỏ ý mấy lần, ông lão Dương Thiết mới ngừng lại. Lão uống ngụm trà, thưởng thức những vụn trà trong chén, bàn tay bưng chén trà của lão run rẩy. Tôi nghĩ, chắc là do cơn hưng phấn vừa rồi vẫn chưa tan biến hết.
Ông lão Dương Thiết cũng chú ý tới bàn tay đang rung rung của mình. Ông lão đặt chén trà xuống, mỉm cười gượng gạo: “Giờ tôi già và trở nên vô dụng mất rồi. Lão Dương Thiết Đảm năm xưa bây giờ nhớ lại lá cờ đó lại sợ hãi tới mức này đây, khà khà".
“Ban nãy tôi kể chuyện mình chỉ muốn nói với anh lá cờ đó quái dị đến mức nào thôi. Một người to gan lớn mật, dám ngủ trên nấm mồ người chết, dám đánh lại người của phủ Tuần phủ như tôi mà vừa trông thấy lá cờ đó đã thấy ớn lạnh thấu tim gan". Lão Dương Thiết uống thêm một ngụm trà nữa, cơ hồ lão muốn dùng luồng hơi nóng rẫy của nước trà để xua đi nỗi ớn lạnh trong lòng.
“Tôi mà còn thế, nói gì đến người khác! Mới đầu, không ai dám lại gần lá cờ đó, chỉ đứng từ xa nhìn lại, người ta cũng thấy chân tay bủn rủn, tim đập hoảng hốt rồi. Vì thế, bốn anh em nhà họ Tôn và lá cờ đó đi tới đâu, ở đó không có người, lá cờ đó khiến người ta sợ hãi đến nỗi phải vội vàng tránh xa".
Lão Dương Thiết lại uống thêm một ngụm trà lớn, trông điệu bộ của lão thì hình như không phải lão đang thưởng thức trà Long Tỉnh của Tây Hồ, mà lão đang uống một thứ rượu mạnh có thể thiêu đốt ruột gan như ngọn lửa thiêu đốt lưỡi đao trong bễ rèn.
“Khà khà, nhưng cái tên Dương Thiết Đảm của tôi cũng không phải hữu danh vô thực đâu nhé. Hồi ấy tôi nghĩ, bốn anh em nhà họ Tôn dám giương cao lá cờ đó, lẽ nào Dương Thiết Đảm tôi lại không dám tới gần nó? Tôi không những muốn tới gần nó mà còn muốn thử chạm vào nó. Về sau, khi trông thấy lá cờ đó nhiều lần, cảm giác sợ hãi trong lòng dần biến mất, đôi chân thôi không mềm nhũn nữa. Một lần tôi bạo gan theo gót bốn anh em nhà họ Tôn, càng tới gần lá cờ đó, khà khà, anh đoán thử xem, sẽ như thế nào?"
Bị kích thích trí tò mò, tôi hỏi ngay tức khắc: “Như thế nào hả bác?"
“Khi tôi chỉ còn cách lá cờ đỏ chừng ba, bốn chục bước chân, cảm giác sợ hãi mất hẳn. Anh đừng cho là tôi duy tâm nhé, cảm giác đó rất thực, như thể đang trong tiết trời tháng chạp bỗng đột ngột chuyển sang buổi đầu xuân".
“Cảm giác đông qua xuân tới ấy ạ?", tôi chau mày, cố gắng nghiền ngẫm hàm ý ẩn trong câu nói của ông lão.
“Phải, lúc ấy thay vì sợ hãi tôi lại cảm thấy một luồng khí nóng bừng tràn trề khắp cơ thể, dường như có một nguồn sức mạnh vô cùng vô tận. Anh nói thử xem, như thế có quái đản không?"
“Thế bác có chạm tay vào lá cờ đó không ạ?" Tôi hỏi.
“Không, vì bốn anh em nhà họ Tôn không cho tôi sờ". Gương mặt ông lão Dương Thiết lộ rõ vẻ ủ rũ.
Tôi nói với anh, hai đối tượng phỏng vấn của tôi ở cách tòa soạn khá xa, hơn nữa lần điều tra thu thập thông tin để viết bài lần này có thể sẽ trở thành một cuộc điều tra tương đối rộng, nên tôi không thể nộp bài viết cho anh trong ngày một ngày hai được. Khi nói như thế tôi vốn muốn sếp Lam điều cho tôi một chiếc xe công vụ để đi phỏng vấn nhưng không ngờ anh ta lại vỗ vỗ vào vai tôi và bảo: “Na Đa, anh đừng để ý tới thời gian, tôi chỉ cần anh điều tra sâu và điều tra tỉ mỉ để làm sáng tỏ việc này, một tuần hay hai tuần mới nộp bài cũng không sao. Ngoài ra, anh cũng không cần phải lo lắng về lượng công việc của tháng này, hoàn thành phóng sự này, nhuận bút và tiền thưởng của anh không thành vấn đề đâu."
Và thế là tôi đi tàu điện ngầm tuyến số 2 tới nhà ông lão Dương Thiết.
Ông lão Dương Thiết sống trong một căn hộ gồm hai phòng ngủ và một phòng khách cùng với các con trai và con gái. Ban ngày, các con đều đi làm, hiếm khi có khách trẻ tuổi tới chơi nhà, vì thế ông lão tỏ ra rất vui mừng khi thấy tôi đến.
Trông dáng vẻ bên ngoài thì ông lão Dương Thiết già yếu hơn nhiều so với bác Trương Khinh và bác Tô Miễn Tài, mà xem chừng thần trí của ông không còn được minh mẫn lắm.
“Ái chà, quả là một sự may mắn đấy, tôi còn nhớ, năm đó, khi quân xâm lược Nhật ném bom Thượng Hải, chúng kéo theo cả một phi đội bay đông đảo. Phi đội bay của quân Nhật lượn ở tầm thấp, tiếng bom rơi đạn nổ ầm ầm, khi ấy, những người trải qua cảnh đó như chúng tôi tưởng chừng như tất cả mọi thứ đều đã chấm hết, chúng tôi trốn miết trong nhà không dám ra ngoài". Ông lão Dương Thiết kể lại chuyện năm xưa, chẳng chút e dè, sợ sệt.
“Thế nhưng vì sao chúng lại không hủy diệt được bốn tòa nhà ba tầng trong khi các tòa nhà xung quanh không thoát khỏi tai kiếp ạ?"
Đúng lúc tôi đang thầm nghĩ không biết trí nhớ của ông lão có kém đi vì tuổi già hay không thì hình như ông lão đã đáp lời tôi ngay.
“Ồ, không phải là anh cho rằng tôi đã từng sống ở ‘khu ba tầng’ vào thời điểm quân Nhật ném bom oanh tạc đấy chứ?"
“Á, chẳng lẽ không phải như thế sao hả bác?" Tôi bật ra một câu hỏi nằm ngoài dự định.
“Không phải thế, không phải thế. Tôi chuyển đến sinh sống tại ‘khu ba tầng’ vào năm 1939, trận ném bom xảy ra năm 1937 tôi không có mặt ở đó, nhưng khi thảm họa qua đi, tôi đã đích thân đến đó xem xét, thật vô cùng kì lạ."
Mãi tới năm 1939 mới chuyển đến sinh sống cơ mà! Có lẽ, theo quan điểm của Tổ dân phố khu ba tầng thì những cư dân này cũng có thể được coi là một trong những cư dân sinh sống lâu năm nhất trong khu, nhưng đối tượng mà tôi muốn phỏng vấn lại là những người đã từng sống ở đó vào thời điểm quân Nhật oanh tạc Thượng Hải năm 1937 kia!
“Ồ, xem ra cháu nhầm lẫn thật rồi. Vốn dĩ, cháu còn muốn hỏi bác chuyện về lá cờ ngoại quốc nữa cơ". Lòng tôi chợt rầu rĩ. Biết làm sao được, đã tới rồi thì không thể ra về như thế được nên tôi muốn hỏi một số chuyện khác.
“Lá cờ ngoại quốc ư?"
“Đúng thế đấy bác ạ. Cháu nghe nói có người nào đó ở bên trong tòa nhà đã giương cao một lá cờ ngoại quốc, lính Nhật trông thấy lá cờ ấy nên thôi không ném bom tòa nhà", tôi thuận miệng đáp lời ông lão Dương Thiết.
Gương mặt ông lão Dương Thiết đờ đẫn một hồi, phần da thịt trên hai má khẽ giần giật.
“Lá cờ, anh hỏi lá cờ ngoại quốc, bọn họ đã giương cao lá cờ ư?"
“Cháu đọc một cuốn tư liệu thấy người ta viết thế bác ạ".
“Là lá cờ đó, thảo nào, thảo nào!", ông lão gật gật đầu, đôi mắt ánh lên thần thái khó hiểu.
“Bác biết chuyện về lá cờ đó ạ?", trong lòng tôi rộn ràng một niềm vui như khi qua hết chốn hiu quạnh bỗng gặp thôn làng.
“Những người sống ở ‘khu ba tầng’ thời đó ai cũng biết lá cờ đó".
“Lá cờ đó là quốc kì của nước nào hả bác?", dù trong lòng đã mơ hồ cảm nhận rằng lá cờ ngoại quốc này không đơn giản như thế nhưng tôi vẫn hỏi ông lão Dương Thiết câu này.
“Cái này thì tôi cũng không biết. Chúng tôi biết tất cả những lá quốc kì tung bay trước gió trong khu tô giới của thành phố Thượng Hải nhưng chưa từng trông thấy lá cờ này".
“Vậy người cầm lá cờ đó là người nước nào ạ?" Tôi thầm rủa mình ngu ngốc ngay khi câu hỏi này vừa buột ra khỏi miệng. Vào thời điểm ấy, ông lão Dương Thiết không có mặt ở đó, làm sao biết được ai là người giương lá cờ cơ chứ.
“Người nước nào ư?", ông lão Dương Thiết nở một nụ cười, “Người Trung Quốc đấy".
“Người Trung Quốc ạ?" Xem chừng ông lão Dương Thiết biết rất rõ lá cờ đó và cả chủ nhân của nó, chẳng lẽ tư liệu viết trong sách lại sai?
“Cũng không trách được. Ban đầu chúng tôi cứ ngỡ bọn họ là người nước ngoài, mãi về sau, khi tiếp xúc nhiều hơn với họ và thấy họ nói giọng Bắc Kinh chuẩn hơn mọi người, chúng tôi mới biết, con cháu trong gia tộc họ từ đời này sang đời khác sở hữu một mái tóc hơi ngả vàng và một đôi mắt không phải màu đen, không biết tổ tông họ là người Hồ[1] bắt đầu từ đời nào".
[1] Người Hồ: thời xưa người Hán gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây Trung Quốc là người Hồ.
“Bác biết bọn họ ạ?"
Ông lão Dương Thiết vỗ đầu nói: “Giờ tôi già rồi, nói năng lộn xộn hết cả, thật ngại quá. Bọn họ chính là những người đã xây lên ‘khu ba tầng’, tức bốn anh em nhà họ Tôn đấy".
Lại thêm một câu trả lời nữa nằm ngoài ý nghĩ của tôi.
“Theo như bác nói thì bọn họ chính là người đã ở trong tòa nhà và giương cờ vào thời điểm đó, phải không ạ?" Ông lão Dương Thiết nói chắc như đinh đóng cột, chừng như ông lão đã chìm vào trong hồi ức về những chuyện ngày xa xưa, chỉ có điều hồi ức ấy có lẽ không phải là một kỉ niệm đẹp.
Những lời ông lão Dương Thiết vừa chia sẻ ban nãy khiến tôi biết được người nước ngoài vẫn được nhắc tới trên thực tế không hề tồn tại và lá cờ ngoại quốc kia thực chất chỉ có một lá chính nhờ nó mà cả “khu ba tầng" được bảo vệ nguyên vẹn trong mưa bom bão đạn.
Lá cờ ấy rốt cuộc là lá cờ như thế nào?
“Chỉ một lá cờ làm sao lại có được sức mạnh to lớn nhường ấy hả bác?", tôi thắc mắc với ông lão Dương Thiết điều tôi vẫn hoài nghi trong lòng.
“Đó là vì anh chưa nhìn thấy lá cờ đó thôi". Ông lão Dương Thiết hít một hơi thở dài rồi kể lại kí ức mà mấy mươi năm qua ông vẫn luôn giấu kín bằng chất giọng khàn khàn.
Hồi ấy, những người dân sống ở quận Sạp Bắc chỉ biết bốn anh em nhà họ Tôn nói giọng Bắc Kinh nhưng rốt cuộc họ là người địa phương nào và từ đâu đến thì không ai biết. Họ chỉ biết một hôm, bốn anh em nhà họ Tôn cùng ngồi trên một chiếc xe ô tô mui trần từ từ chạy qua địa phận quận Sạp Bắc. Trong bốn anh em ngồi trên xe ô tô, có một người vóc dáng khôi ngô vạm vỡ khác người, to cao hơn hẳn ba người còn lại. Người này đứng trong xe, hai tay giơ cao một lá cờ lớn. Mãi về sau ông lão Dương Thiết mới biết người đó là Tôn Tam Gia. Ông lão Dương Thiết không biết Tôn Tam Gia tên thật là gì, chỉ nghe người ta nói, Tôn Tam Gia từng là cấp dưới của Tôn Điện Anh[2], giữ chức phó sư trưởng, cả hai người đều họ Tôn, không biết có họ hàng gì không.
[2] Tôn Điện Anh, 1887-1947, là một lãnh chúa quân phiệt Trung Hoa trong thời kì quân phiệt. Năm 1925, Tôn Điện Anh gia nhập Quân đội Cách mạng Quốc dân. Năm 1928, ông thực hiện vụ đào trộm mộ tai tiếng tại Đông Lăng của các hoàng đế triều Mãn Thanh, trong đó có cả mộ Từ Hi Thái Hậu. Về sau, Tôn Điện Anh cùng Phùng Ngọc Tường và Diệm Tích Sơn tham gia nhiều phong trào chống Tưởng Giới Thạch.
Tôn Điện Anh? Tôi bỗng thót tim khi nghe thấy cái tên này. Tôn Điện Anh, là tay quân phiệt[3] đã đào mộ Từ Hi Thái Hậu ư?
[3] Quân phiệt: chỉ thủ lĩnh cát cứ một vùng theo cách dùng từ cổ.
Nghe nói, trước khi tới quận Sạp Bắc, bốn anh em nhà họ Tôn vừa ngồi trên xe vừa giương cao lá cờ, cứ như thế rong ruổi qua rất nhiều nơi, thậm chí không biết làm cách nào mà họ đi qua cả khu tô giới. Cuối cùng họ vẫn tới quận Sạp Bắc.
Kì lạ ở chỗ, khi lái xe tới quận Sạp Bắc, bốn anh em nhà họ Tôn không cho xe đi thẳng qua như những nơi khác mà vòng đi vòng lại nhiều lần qua khắp các ngõ lớn ngách nhỏ của quận Sạp Bắc. Họ lái như thế luôn mấy hôm rồi bỗng một hôm, họ bắt đầu thôi không lái xe nữa mà vác lá cờ đi khắp phố lớn.
“Lá cờ đó to cỡ nào hả bác?"
Ông lão Dương Thiết chỉ cánh cửa ra vào ngay bên cạnh đáp lời tôi: “Lá cờ đó to thật đấy, to bằng cánh cửa này, người ta có thể nghe thấy tiếng ràn rạt phát ra từ nó mỗi khi gió thổi qua".
“Ôi, lá cờ to như thế thì chắc hẳn cái cán của nó cũng phải dài lắm bác nhỉ. Bốn anh em nhà họ Tôn vác lá cờ đó đi diễu phố hình như có ý muốn khoe khoang thì phải". Vừa nói tôi vừa thầm ước lượng, để giương cao lá cờ ấy suốt một ngày ròng người ta phải cần tới bao nhiêu sức vóc và lòng kiên trì cơ chứ.
“Khoe khoang à?", nét mặt ông lão Dương Thiết trở nên kì quặc. Ông lão chậm rãi lắc đầu.
“Bác bảo sao cơ ạ, như thế chẳng nhẽ không phải cố ý phô trương thanh thế ạ? Nếu bây giờ có người nào đó cầm lá cờ to như thế đi diễu phố thì chắc chắn sẽ tắc đường vì những người hiếu kì đứng xem bác nhỉ?", tôi nói.
“Anh đừng coi thường bộ xương cốt yếu mòn, ra khỏi cửa đi được vài bước đã run lẩy bẩy này của tôi bây giờ nhé, chà chà, nhớ năm xưa, cái tên lão Thiết này của tôi lẫy lừng khắp mấy con phố đấy. Tôi còn có một tên khác là Dương Thiết Đảm. Hễ anh mà chọc tức tôi thì dù anh là nhân vật tai to mặt lớn đi nữa, tôi cũng chẳng ngần ngại. Như cái lão Tiểu Lục Tử ở ngay phố bên cạnh thích đối đầu với tôi đấy, lão ấy mời hẳn một tay tiểu đội trưởng của phủ Tuần phủ tới định để dằn mặt tôi, thế mà cuối cùng tay tiểu đội trưởng phải gọi tôi một câu người anh em đấy".
Tôi nhủ thầm, thật không ngờ ông lão ngồi trước mặt tôi đây năm xưa lại là một tay trùm lưu manh. Ông lão Dương Thiết nói say sưa đến nỗi bắn cả nước bọt, càng nói càng hăng. Lão không ngừng giơ nắm đấm như thể muốn diễn lại cảnh của một thời đã xa. Ngày ấy, quả đấm này có lẽ đã làm khiếp đảm những người trông thấy nó, nhưng giờ thì nó quắt queo đến thảm hại. Lão Dương Thiết ơi là lão Dương Thiết, lão đi lạc đề quá xa mất rồi, tôi tới đây không phải là để nghe lão ôn lại những “sự tích huy hoàng" ngày xưa.
Tôi tỏ ý mấy lần, ông lão Dương Thiết mới ngừng lại. Lão uống ngụm trà, thưởng thức những vụn trà trong chén, bàn tay bưng chén trà của lão run rẩy. Tôi nghĩ, chắc là do cơn hưng phấn vừa rồi vẫn chưa tan biến hết.
Ông lão Dương Thiết cũng chú ý tới bàn tay đang rung rung của mình. Ông lão đặt chén trà xuống, mỉm cười gượng gạo: “Giờ tôi già và trở nên vô dụng mất rồi. Lão Dương Thiết Đảm năm xưa bây giờ nhớ lại lá cờ đó lại sợ hãi tới mức này đây, khà khà".
“Ban nãy tôi kể chuyện mình chỉ muốn nói với anh lá cờ đó quái dị đến mức nào thôi. Một người to gan lớn mật, dám ngủ trên nấm mồ người chết, dám đánh lại người của phủ Tuần phủ như tôi mà vừa trông thấy lá cờ đó đã thấy ớn lạnh thấu tim gan". Lão Dương Thiết uống thêm một ngụm trà nữa, cơ hồ lão muốn dùng luồng hơi nóng rẫy của nước trà để xua đi nỗi ớn lạnh trong lòng.
“Tôi mà còn thế, nói gì đến người khác! Mới đầu, không ai dám lại gần lá cờ đó, chỉ đứng từ xa nhìn lại, người ta cũng thấy chân tay bủn rủn, tim đập hoảng hốt rồi. Vì thế, bốn anh em nhà họ Tôn và lá cờ đó đi tới đâu, ở đó không có người, lá cờ đó khiến người ta sợ hãi đến nỗi phải vội vàng tránh xa".
Lão Dương Thiết lại uống thêm một ngụm trà lớn, trông điệu bộ của lão thì hình như không phải lão đang thưởng thức trà Long Tỉnh của Tây Hồ, mà lão đang uống một thứ rượu mạnh có thể thiêu đốt ruột gan như ngọn lửa thiêu đốt lưỡi đao trong bễ rèn.
“Khà khà, nhưng cái tên Dương Thiết Đảm của tôi cũng không phải hữu danh vô thực đâu nhé. Hồi ấy tôi nghĩ, bốn anh em nhà họ Tôn dám giương cao lá cờ đó, lẽ nào Dương Thiết Đảm tôi lại không dám tới gần nó? Tôi không những muốn tới gần nó mà còn muốn thử chạm vào nó. Về sau, khi trông thấy lá cờ đó nhiều lần, cảm giác sợ hãi trong lòng dần biến mất, đôi chân thôi không mềm nhũn nữa. Một lần tôi bạo gan theo gót bốn anh em nhà họ Tôn, càng tới gần lá cờ đó, khà khà, anh đoán thử xem, sẽ như thế nào?"
Bị kích thích trí tò mò, tôi hỏi ngay tức khắc: “Như thế nào hả bác?"
“Khi tôi chỉ còn cách lá cờ đỏ chừng ba, bốn chục bước chân, cảm giác sợ hãi mất hẳn. Anh đừng cho là tôi duy tâm nhé, cảm giác đó rất thực, như thể đang trong tiết trời tháng chạp bỗng đột ngột chuyển sang buổi đầu xuân".
“Cảm giác đông qua xuân tới ấy ạ?", tôi chau mày, cố gắng nghiền ngẫm hàm ý ẩn trong câu nói của ông lão.
“Phải, lúc ấy thay vì sợ hãi tôi lại cảm thấy một luồng khí nóng bừng tràn trề khắp cơ thể, dường như có một nguồn sức mạnh vô cùng vô tận. Anh nói thử xem, như thế có quái đản không?"
“Thế bác có chạm tay vào lá cờ đó không ạ?" Tôi hỏi.
“Không, vì bốn anh em nhà họ Tôn không cho tôi sờ". Gương mặt ông lão Dương Thiết lộ rõ vẻ ủ rũ.
Tác giả :
Na Đa