Ký Ức Tựa Mùa Rơi
Chương 12: Vì mấy khi yêu, mà chắc được yêu
Vào sâu trong hạ, thời tiết càng không tốt. Nhiều lúc từ cửa sổ nhìn ra, bầu trời chỉ một màu âm u ảm đạm. Những ngày này ở trong nhà, chốc chốc lại nghe thấy tiếng mưa tí tách, chốc chốc lại chỉ nghe tiếng gió rít qua. Bão mùa hè, đến rồi tàn. Giông mùa hè, đến rồi tan.
Dạo này, khóa luận của sinh viên đã hoàn thành xong bước thực nghiệm, tôi chỉ cần ở nhà nhận mail sửa bài giúp mấy em. Mỗi ngày, tôi chỉ ủ dột ở trong nhà. Mấy lần Đăng đến rủ đi chơi, tôi đều tìm cớ từ chối. Còn Như biết tôi đang trong giai đoạn tâm lý bất ổn, thường không làm phiền đến tôi.
Sáng nay lúc tôi thức dậy, nhà cửa vắng tanh. Như đã đi làm từ sớm. Trước khi đi, cô bạn mua về cho tôi một phần bánh căn, xếp sẵn ra đĩa đặt dưới lồng bàn. Tôi đánh răng xong, vừa đi vào bếp thì thấy cửa tủ lạnh dán một tờ giấy nhỏ ghi: “ Phải đối diện với cuộc sống chứ, đừng âu sầu mãi. Thực ra đâu có gì khó khăn, chỉ cần bà nhìn nhận tích cực hơn một chút." Tôi đọc xong, dùng viết ghi lại hai chữ “đã xem", sau đó dán mảnh giấy vào vị trí cũ. Đi đến ăn bữa sáng được chuẩn bị sẵn.
Một giờ sau, tôi có mặt ở bệnh viện, theo giấy hẹn đi tái khám.
Bó bột thức sự rất phiền phức, bây giờ ngoài việc bất tiện, da tay tôi vì bí quá mà cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bác sĩ bảo tôi hơn tháng nữa mới được tháo bột, đồng thời dặn dò nếu ngứa quá thì chỉ được dùng cây gãi nhẹ. Tôi lấy thuốc, mua thêm một cây gãi chuyên dụng thì về.
Tôi vừa ra đến cổng bệnh viện, mấy người lái xe ôm liền chạy đến kề sát chèo kéo. Tôi bị vây quanh, vừa khó xử vừa bức bối, đang lúc đó thì Đăng gọi. Tôi giơ điện thoại ra hiệu cho mấy người đó thấy, giả bộ nói “Người nhà con đến rồi." Họ tưởng thật, ngay lập tức khinh khỉnh bỏ đi chỗ khác.
- Nghe.
- Cô, cô bận nữa hả?
- Cô đang ở bệnh viện.
- Cô bệnh hả, hay gãy chỗ nào nữa?
- Bậy bạ. Cô đi tái khám.
- Cô khám xong chưa?
- Rồi.
- Ai đưa cô về?
- Cô đi xe ôm. Chắc vậy…
- Cô ở đó đi, em qua đón. Tiện thể em kể chuyện này cho cô nghe, nghiêm trọng lắm.
- …
Tôi chưa kịp nói gì, đầu dây bên kia đã bị ngắt tín hiệu.
Rất nhanh, hơn mười phút sau Đăng có mặt.
- Được đi đón cô mà em phấn khích vậy à?
- Đây, em đội nón cho cô. Lên xe đi, em kể.
…
- Rồi, vụ gì.
- Nghiêm trọng lắm cô.
- Nói lẹ lên.
- Yeahhh, em đậu rồi nhé, đậu thủ khoa nhé.
- Thiệt hả? Giỏi quá đi, xuất sắc. Good boy. Good boy.
- …
Hai cô trò tôi ngồi trên xe, mừng rỡ hú hét tưng bừng. Đi cả quãng đường dài mới nhận người đi đường đang nhìn chằm chằm vào mình, lúc này tôi mới tiết chế lại, vỗ vỗ vai Đăng.
- Đi, kem bơ thẳng tiến, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, cô bao hết.
- Đi luôn, hí hí.
Quán kem nổi tiếng của thành phố may mắn vẫn còn trống một bàn. Tôi và Đăng ngồi xuống, lập tức kêu ra bốn ly kem bơ. Kem bơ ở đây rất ngon, đặc trưng của món kem này là kiểu kem đặc sệt, không vón đá như kem thường, không béo ngậy và loãng xốp như kem tươi, vị kem mát dịu, thơm lừng.
Đăng ăn rất nhanh. Khi tôi mơi bắt đầu ăn ly thứ hai, cu cậu đã xử sạch hai ly.
- Em ăn nữa nha cô.
- Ừ.
- Cô ơi lấy thêm con một ly.
- …
- Cô…
- Hửm?
- Tối mai ba mẹ em lên, làm tiệc liên hoan cho em.
- Sướng nha. Mà sao không về nhà làm?
- Làm ở nhà em không mời bạn được.
- À, ra vậy.
- Cô…
- Gì nữa?
- Cô qua chơi nha.
- Để cô suy nghĩ.
- Suy nghĩ gì? Cô rãnh mà. Qua nha cô. Ha.
- Ai nói cô rãnh?
- Bữa nay cô lạ lạ lắm. Em rủ đi đâu cũng không chịu. Anh Hai gọi có khi cô còn không nghe.
- Tại cô bận mà.
- Thiệt không. Hay hết dạy rồi cô muốn bơ em luôn. Hay cô muốn ân đoạn nghĩa tuyệt.
- Không hề. Mai đúng không? Đi.
- Em ăn thêm nữa nha.
- Ừ, chưa ơn hả?
Đột nhiên tôi muốn vứt hết sỉ diện để nói với Đăng “ Chia tiền đi em."
Cuối ngày, Như đi làm về, chứng kiến tâm trạng tôi đã chuyển biến liền vui vẻ ôm ấp, nói chuyện bình thường. Tôi nhìn Như ngân nga trong bếp, thấy có lỗi với cô bạn vô cùng.
Tôi hiếm khi buồn, nhưng lúc buồn lại rất dai dẳng và ủy mị. Vì có tính cách như thế, nên tôi luôn ở một mình. Bởi tôi sợ người xung quanh tôi sẽ bị ảnh hưởng, sợ mình khiến họ cảm thấy mệt mỏi và khó khăn.
Đến ở cùng Như đã được gần một tháng, trong ba mươi ngày thì có đến hai ngày tôi như người tự kỷ. Vậy mà cô bạn chẳng hề khó chịu với tôi lấy một lần. Cả một ngày làm việc mệt nhọc trở về, Như vẫn dành cho tôi sự ân cần chu đáo. Có lẽ vì đã quá quen với tính cách và những sự thay đổi đột ngột của tôi, Như luôn kiên nhẫn bên tôi đi qua những ngày tháng ấy.
Có lẽ, Như là món quà tuyệt vời nhất mà thanh xuân đã dành tặng cho tôi.
- Cần tui giúp gì không?
- Không, tay què quặt mà đòi giúp.
- Vậy tui ra ngoài một tí.
Tôi cần ví tiền, đi bộ ra một cửa hàng thể thao lớn. Dứt ruột chi tiền mua một cái xe điện cân bằng. Tiền rời khỏi ví, vơi đi một nữa. Dù tiếc tiền lắm nhưng tôi vẫn mua món quà này tặng Đăng. So với những gì tôi nhận được, chiếc xe điện này chẳng đáng là gì.
Tôi dùng một tay xách món đồ nặng trịch trở về. Đi ngang qua cửa hàng điện thoại, tôi thấy một cái ốp hoa rất đẹp được trưng ngay ngoài cửa. Không nghĩ nhiều, tôi vô xem thử. Cái ốp này không xài được cho điện thoại của tôi, tìm được ốp dùng được thì lại không có loại hoa văn đó. Tôi chần chừ, hồi sau quyết định mua ba cái ốp trơn, một cho điện thoại tôi, một cho Như và một cho Quân.
***
Sáng hôm sau, Quân gọi điện cho tôi. Thấy số của anh, tôi không chần chừ liền nghe máy.
- Alo.
- Anh muốn mời em tối qua ăn cơm.
- À, Đăng nói với em rồi.
- Em đi được không?
- Được.
- Ừ. Chiều đừng đi xe ôm. Anh qua đón.
- Dạ. À em không ở bên phòng, em ở bên nhà bạn ở…
- Anh biết rồi. Chiều năm giờ anh qua.
- … vâng. Vậy em đứng đầu đường đợi anh.
Buổi trưa, sau khi vẽ hoa linh tinh lên ba cái ốp, tôi trở ra cửa hàng điện thoại kia, nhờ họ dán keo đè lên để lớp màu nước không bị trôi đi.
Năm giờ chiều, tôi chuẩn bị sang nhà Quân. Như thấy tôi ăn mặc chỉnh tề liền chọc ghẹo:
- Đi ra mắt hả?
- Mắt mũi gì.
- Còn không. Mới cắt tóc mái đúng không. Còn cái áo khoác này đi đâu quan trọng mới thấy mặc.
- Vớ vẩn. Hôm đưa bà đi bệnh viện mổ ruột thừa tui cũng mặc còn gì.
- Thì quan trọng đó, haha…
- Giỡn hoài. Có quà cho bà đấy. Để trên bàn trang điểm.
Ra khỏi nhà rồi, tôi vẫn nghe tiếng Như từ phòng ngủ vọng ra “ Oa, đẹp thế. Cảm ơn nha."
Tôi đứng ở đầu đường đợi chưa đầy năm phút thì Quân xuất hiện. Anh dừng xe trước mặt tôi, một tay cầm mũ bảo hiểm, một tay khoát khoát ý bảo tôi cúi đầu xuống để anh đội giúp.
Đã gần một tháng rồi tôi mới thấy Quân. Có vẻ như anh mới tan làm. Hôm nay trời không quá lạnh, Quân chỉ mặc một chiếc áo da mỏng khoác ngoài áo sơ-mi. Tóc anh hình như có chút ngắn hơn.
Anh vẫn giữ vẻ trầm lặng thường trực, có điều nhìn anh hình như đang có gì vui thì phải.
- Đợi lâu chưa?
- Chưa.
- Đi thôi.
- Vâng.
…
Nhà Quân trước bữa tiệc, khách khứa đến rất đông. Phòng khách có vài người đàn ông lớn tuổi đang uống trà. Bạn bè của Đăng thì ngồi chật kín trong phòng cậu, đùa giỡn ồn ào. Trong bếp, người tới tới lui lui không ngưng nghỉ, luôn tay chuẩn bị món ăn.
Tôi chào mẹ Quân và mấy cô gì trong bếp xong thì đứng nép vào một góc. Theo lẽ bình thường, con gái lớn nếu đi ăn cỗ sẽ phải đến sớm phụ giúp mọi người, tuyệt đối không được ăn không ngồi rồi, đến giờ ăn mới ló mặt ra. Hiện tại, tôi đối với mấy người trong bếp này vừa lạ lẫm, vừa khó xử. Đi không được, ở thì vướng víu.
Mẹ Quân giống như hiểu được suy nghĩ của tôi, bác lại gần, vỗ nhẹ vai tôi bảo:
- Con lên phòng khách ngồi đi. Dưới này xong cả rồi.
- Dạ thôi, con ngồi đây cũng được.
- Không sao, tay bó bột thế này, bác hiểu mà, lên trên kia đi, trong này chật lắm.
Tôi không muốn lên phòng khách. Người trên đấy, tôi vừa nhìn qua đã biết toàn là lãnh đạo, không thì cũng là cán bộ thâm niên. Tôi sợ tiếp xúc với những người có địa vị đó, họ vừa xa cách vừa nghiêm nghị, bộ dạng uy nghiêm không xâm phạm được, khiến người khác cảm thấy gò bó, e dè.
Mẹ Quân nói thêm mấy câu nữa, tôi cười ngượng rời đi, muốn tìm một chỗ kín kín để ngồi. Lúc đang bí bách đứng ở hành lang thì thấy Quân mở cửa phòng đi ra. Anh nhìn tôi, mày hơi chau lại.
- Sao lại đứng đây?
- Không giúp được gì cả.
Quân hiểu ý tôi, anh cười cười nói
- Người nhiều mà, em không có việc đâu.
- …
- Vào ngồi đỡ đi. Đông như thế, cẩn thận người ta đi qua đi lại đụng trúng tay.
Vừa nói, Quân vừa mở cửa phòng rộng ra hơn.
- Tự nhiên nha, anh ra ngoài một lát.
Tôi như đang chới với giữa dòng nước vớ được cái phao, không chần chừ đi thẳng vào phòng anh.
Căn phòng này tôi đã nhìn thoáng qua nhiều lần, nhưng đây mới là lần đầu bước vào. Phòng rất rộng, rộng gấp đôi phòng của Đăng. Bên trong ngoài những đồ vật thông thường, thứ thu hút tôi nhất là một tủ kính nhỏ treo đầy bằng khen và huy chương. Tất cả đều là phần thưởng của các giải bóng chuyền.
Cả khoảng thời gian sau đó, tôi chỉ tập trung sự chú ý của mình vào tủ kính, đọc các danh hiệu, xem các loại huy chương Quân đạt được, trong lòng trăm phần ngưỡng mộ. Xem xong, tôi đến bàn làm việc của anh, ngồi xuống trước máy vi tính. Ngồi được một lát, tôi buồn chán cầm cây viết bi vẽ bậy lên tờ giấy trắng trước mặt.
Đang khoái chí vẽ đống phân, tôi bị hù giật mình vì Quân thình lình bước vào, cả người nảy lên. Quân đến đứng gần tôi.
- Làm gì mờ ám mà giật mình vậy?
- Không.
- Ha, ngoài vẽ hoa em còn thích vẽ cái này à.
Quân nhìn tờ giấy cười nhạt một cái, sau đó ngồi xuống mép giường ở sau lưng tôi.
Tôi xoay lại nhìn Quân, nhớ ra một thứ.
- Cái hộp của em vẫn treo trên xe anh đúng không?
- Ừ. Cái gì đó? Quà?
- Vâng, cho Đăng.
- À, còn cái này…
Tôi móc từ túi áo ra cái ốp điện thoại, đưa qua cho anh.
- Tặng anh. Em vẽ đó.
Quân nhận lấy, lật qua lật lại cái ốp, nhìn chăm chăm như thể đang tìm gì trong đó, lát sau anh mới nói.
- Cảm ơn.
Tôi nhìn cái điện thoại màu đen anh để trên bàn, lại nhìn cái ốp hoa mình vừa đưa, đột nhiên cảm thấy có gì đó không phù hợp. Sau đó mới nhận ra, cái ốp hoa đó chính là điểm lạc tông không phù hợp nhất.
Tôi đứng dậy, đi đến lấy lại cái ốp.
- Cái này bỏ đi, em tặng anh cái khác.
Quân ngạc nhiên nhìn tôi.
- Tặng cái khác làm gì, sao bỏ?
- Con trai đâu ai xài ốp hoa. Để em vẽ cái khác.
Quân cũng đứng dậy, giành cái ốp từ trong tay tôi.
- Xài, anh xài. Em vẽ cái khác, vẽ đống phân lên thì đúng là anh không xài được đó.
Tôi phì cười, cạn lời trước câu nói đùa cửa Quân.
Lúc này, mẹ Quân đi ngang, nhìn thấy hai người chúng tôi đứng đối diện nhau cười cười nói nói, vẻ mặt bác có chút kỳ quái, sau đó lướt qua rất nhanh. Tôi vốn trong sáng, tự dưng bị hành động của bác gái làm cho ngượng chín mặt. Thế là tôi nhanh chân chạy ra khỏi phòng Quân, để lại cho anh một câu:
- Em mang quà tặng Đăng.
Đến giờ vào bàn ăn, tôi bám dính lấy Đăng, định bụng sẽ ngồi cạnh cu cậu. Ai ngờ mới ngồi xuống, mẹ cậu liền đến kéo tay tôi đứng dậy, dắt tôi qua bàn khác.
- Con ngồi bàn thanh niên này này, bên đó mấy đứa nhỏ, cho tụi nó quậy.
Nói rồi, bác ấn tôi ngồi xuống cạnh Quân. Bàn này toàn những người cỡ tuổi như tôi, trai có gái có. Họ đang nhìn tôi, vẻ rất tò mò.
- Đây là cô giáo của Đăng.
- …
- Còn đây là anh, em họ của anh.
- …
Chúng tôi gật đầu chào nhau, sau đó mỗi người đều tập trung ăn và nói những câu chuyện của họ. Suốt quá trình đó, Quân cũng hòa hợp cùng họ, nói chuyện thân mật, gần gũi. Lâu lâu gắp cho tôi một ít thức ăn. Buổi tiệc khá vui nhưng tôi lại hơi lạc lỏng, chỉ biết ngồi nghe chuyện này chuyện kia. Giống như con chim sẻ lạc đàn, bay cùng đàn chim sáo.
Tôi ăn xong, buông đũa được một lát thì Quân ở bên cạnh đập tay anh vào bàn tay tôi.
- Em muốn về chưa?
- …
- Đừng ngại, muốn về anh đưa em về.
Tôi thầm nghĩ, nếu ở lại thêm mình cũng chỉ có thể ngồi hoài như thế, cũng không thể giúp rửa chén được. Tôi gật đầu đáp lời Quân, thở phào nhẹ nhỏm.
Sau vài thủ tục xin phép, chào hỏi, tôi thoát ra khỏi buổi tiệc ồn ào. Mẹ Quân đưa tôi ra tận cửa, Đăng cũng theo sau. Cu cậu đã say là ngà, khoác tay lên vai tôi, sang sảng nói:
- Cô về sớm thế?
- Ừ. Say rồi, đừng uống nữa.
- Hì, vui mà cô. Lâu lâu em mới được uống đó.
Mẹ cậu kéo cậu ra khỏi người tôi, quở mắng:
- Coi chừng đụng tay cô. Không có uống nữa, thằng quỷ!
- …
- Bác cảm ơn con nhiều.
- Không đâu bác. Con mới phải cảm ơn, ngại quá, con không giúp được gì.
- Giúp gì mà giúp. Con đến là vui rồi.
- Dạ, chào bác.
…
Quân đưa tôi đến cửa nhà Như, thái độ của anh hơi khác lạ, cả lúc lái xe anh cũng không nói gì. Tôi xuống xe, lo lắng hỏi thăm:
- Anh có sao không? Say hả? Buồn nôn hả?
Lúc nãy chỉ uống có mấy ly, lẽ nào say. Người còn không có mùi rượu.
- Không.
- Vậy anh về cẩn thận, đi chậm thôi.
- Thư…
Tôi giật thót tim. Hiếm khi nào anh gọi tên tôi, từ khi biết nhau đến hiện tại, số lần anh gọi tên tôi còn chưa đủ đếm trên mười ngón tay.
Trong đêm, bóng đèn đường vốn mờ mờ, tối tối lại đứng khá xa, tôi không thể nào thấy rõ mặt Quân. Càng không biết anh đang nghĩ gì, gọi tôi làm gì. Tôi đứng tại chỗ, chờ đợi anh nói tiếp.
Quân dựng xe, đứng trước mặt tôi.
- Anh muốn hỏi…
- Dạ?
- Em quen anh được không?
- Hả?
Bộ não tôi cố xử lý từ “quen" anh nói, đơ một lúc lâu. Quân không kiên nhẫn, giọng trầm trầm nói:
- Anh tỏ tình với em mà em phản ứng thế này anh biết phải làm sao?
Tim tôi đập thình thịch, không ngờ anh nói thẳng ra điều mình đang nghĩ. Tôi cố không thở gấp, giữ bình tĩnh trả lời:
- Nhưng anh có người yêu rồi mà.
- Hả? Người yêu nào?
Tôi ngạc nhiên trước câu hỏi của anh, đầu óc dần bị phức tạp.
- Đăng.
- Đăng? Là sao?
- Đăng bảo anh có người yêu rồi.
Quân nghe xong, vội vã lục túi tìm gì đó. Anh lục túi trên túi dưới, bộ dạng rất mất kiên nhẫn, cuối cùng nói với tôi:
- Em cho anh mượn điện thoại.
- Đây.
- Em có số nó không?
- Số ai?
- Đăng.
- Có, lưu tên Đăng.
Tôi khó hiểu nhìn Quân, không biết anh gọi Đăng để làm gì.
- Đăng. Là anh.
- …
- Bồ anh là ai? Ai nói?
- …
- Hồi nào?
- …
- Ừ.
Quân cúp máy, khuôn mặt đầy vẻ nôn nóng ban nãy được thay bằng nét cười nhàn nhạt, giải thích:
- Nó bảo với em anh có người yêu?.
- Dạ.
- Nó bảo nó nghe bạn anh nói anh có người yêu?
- Dạ.
- Đúng rồi.
- Dạ?
- Vì anh nói với bạn anh, em là người yêu của anh.
- Hả?
Tôi bất ngờ đến không kiểm soát được mình, nói giọng hơi to:
- Anh nói thế khi nào?
- Từ lúc đó.
- Tại sao?
- Tại tụi nó định tán em.
- …
- Anh không nói thế, chắc giờ em bị tán mất rồi.
- …
- Mình quen nhau đi!
Tôi vào nhà, người vẫn như ở trên mây. Tình huống vừa rồi vẫn chưa tiêu hóa hết. Như từ phòng tắm bước ra, hỏi tôi qua loa.
- Vui không?
- Ờ.
- Ai chở về á?
- Thì Quân.
- Sướng thế. Mà bà làm gì ngồi đực ra thế, nhìn mặt ngu không chịu nổi.
- Có chuyện rồi…
- Chuyện gì?
- Quân tỏ tình rồi.
- Ôi trời ơi! Kể tui nghe, lẹ lên.
Tôi và Như ngôi trên ghế sofa, người kể, người hú hét một lúc lâu. Như nghe xong chuyện, đưa ra kết luận:
- Bà đói yêu quá đâm ra mất khôn rồi. Không lẽ vừa tỏ tình là bà nhận lời ngay. Phải làm giá chứ. Có thích cỡ nào cũng giả bộ nói cần thời gian suy nghĩ chứ!
- Ai mà biết. Đã thích thì nhận lời, còn làm thế làm gì?
- Cạn lời…
- Thôi tôi xem phim đây, đến giờ chiếu rồi.
- Hết biết, mới được tỏ tình còn có tâm trạng coi phim. Bà chả biết cái gì, tối ngày chỉ biết phim.
- Kệ tui. Đi facetime với người yêu đi.
Đuổi Như đi rồi, tôi nằm ườn trên ghế bật phim coi. Thực ra, phim hay thế nào tôi cũng không đưa vào đầu nổi. Lúc này chỉ nghĩ đến Quân.
Xuân Diệu từng viết “Yêu, là chết trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu." Vậy nên tôi không muốn sau này phải nuối tiếc vì bỏ lỡ một cơ hội được yêu. Bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ, được người mình thích tỏ tình lại có cảm giác ngọt ngào đến vậy. Tim không ngừng lỗi nhịp và lồng ngực không thể thở một cách bình thường.
Sau khi tôi chấp nhận lời tỏ tình của Quân, niềm hạnh phúc theo máu đi khắp cơ thể. Quân cũng thế, mặt anh cúi xuống đặt gần sát mặt tôi, mắt anh híp lại, miệng cười mỉm, hai hột gạo lún xuống rất sâu.
- May thật. Cảm ơn em... Mai gặp.
- Mai gặp.
Trong đêm tối, Quân rời đi. Dù đèn trong hẻm nhỏ tắt hết, tôi cũng không thấy được sao trên trời. Ánh sáng duy nhất trước mắt tôi là anh, từ từ xa mất.
Dạo này, khóa luận của sinh viên đã hoàn thành xong bước thực nghiệm, tôi chỉ cần ở nhà nhận mail sửa bài giúp mấy em. Mỗi ngày, tôi chỉ ủ dột ở trong nhà. Mấy lần Đăng đến rủ đi chơi, tôi đều tìm cớ từ chối. Còn Như biết tôi đang trong giai đoạn tâm lý bất ổn, thường không làm phiền đến tôi.
Sáng nay lúc tôi thức dậy, nhà cửa vắng tanh. Như đã đi làm từ sớm. Trước khi đi, cô bạn mua về cho tôi một phần bánh căn, xếp sẵn ra đĩa đặt dưới lồng bàn. Tôi đánh răng xong, vừa đi vào bếp thì thấy cửa tủ lạnh dán một tờ giấy nhỏ ghi: “ Phải đối diện với cuộc sống chứ, đừng âu sầu mãi. Thực ra đâu có gì khó khăn, chỉ cần bà nhìn nhận tích cực hơn một chút." Tôi đọc xong, dùng viết ghi lại hai chữ “đã xem", sau đó dán mảnh giấy vào vị trí cũ. Đi đến ăn bữa sáng được chuẩn bị sẵn.
Một giờ sau, tôi có mặt ở bệnh viện, theo giấy hẹn đi tái khám.
Bó bột thức sự rất phiền phức, bây giờ ngoài việc bất tiện, da tay tôi vì bí quá mà cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bác sĩ bảo tôi hơn tháng nữa mới được tháo bột, đồng thời dặn dò nếu ngứa quá thì chỉ được dùng cây gãi nhẹ. Tôi lấy thuốc, mua thêm một cây gãi chuyên dụng thì về.
Tôi vừa ra đến cổng bệnh viện, mấy người lái xe ôm liền chạy đến kề sát chèo kéo. Tôi bị vây quanh, vừa khó xử vừa bức bối, đang lúc đó thì Đăng gọi. Tôi giơ điện thoại ra hiệu cho mấy người đó thấy, giả bộ nói “Người nhà con đến rồi." Họ tưởng thật, ngay lập tức khinh khỉnh bỏ đi chỗ khác.
- Nghe.
- Cô, cô bận nữa hả?
- Cô đang ở bệnh viện.
- Cô bệnh hả, hay gãy chỗ nào nữa?
- Bậy bạ. Cô đi tái khám.
- Cô khám xong chưa?
- Rồi.
- Ai đưa cô về?
- Cô đi xe ôm. Chắc vậy…
- Cô ở đó đi, em qua đón. Tiện thể em kể chuyện này cho cô nghe, nghiêm trọng lắm.
- …
Tôi chưa kịp nói gì, đầu dây bên kia đã bị ngắt tín hiệu.
Rất nhanh, hơn mười phút sau Đăng có mặt.
- Được đi đón cô mà em phấn khích vậy à?
- Đây, em đội nón cho cô. Lên xe đi, em kể.
…
- Rồi, vụ gì.
- Nghiêm trọng lắm cô.
- Nói lẹ lên.
- Yeahhh, em đậu rồi nhé, đậu thủ khoa nhé.
- Thiệt hả? Giỏi quá đi, xuất sắc. Good boy. Good boy.
- …
Hai cô trò tôi ngồi trên xe, mừng rỡ hú hét tưng bừng. Đi cả quãng đường dài mới nhận người đi đường đang nhìn chằm chằm vào mình, lúc này tôi mới tiết chế lại, vỗ vỗ vai Đăng.
- Đi, kem bơ thẳng tiến, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, cô bao hết.
- Đi luôn, hí hí.
Quán kem nổi tiếng của thành phố may mắn vẫn còn trống một bàn. Tôi và Đăng ngồi xuống, lập tức kêu ra bốn ly kem bơ. Kem bơ ở đây rất ngon, đặc trưng của món kem này là kiểu kem đặc sệt, không vón đá như kem thường, không béo ngậy và loãng xốp như kem tươi, vị kem mát dịu, thơm lừng.
Đăng ăn rất nhanh. Khi tôi mơi bắt đầu ăn ly thứ hai, cu cậu đã xử sạch hai ly.
- Em ăn nữa nha cô.
- Ừ.
- Cô ơi lấy thêm con một ly.
- …
- Cô…
- Hửm?
- Tối mai ba mẹ em lên, làm tiệc liên hoan cho em.
- Sướng nha. Mà sao không về nhà làm?
- Làm ở nhà em không mời bạn được.
- À, ra vậy.
- Cô…
- Gì nữa?
- Cô qua chơi nha.
- Để cô suy nghĩ.
- Suy nghĩ gì? Cô rãnh mà. Qua nha cô. Ha.
- Ai nói cô rãnh?
- Bữa nay cô lạ lạ lắm. Em rủ đi đâu cũng không chịu. Anh Hai gọi có khi cô còn không nghe.
- Tại cô bận mà.
- Thiệt không. Hay hết dạy rồi cô muốn bơ em luôn. Hay cô muốn ân đoạn nghĩa tuyệt.
- Không hề. Mai đúng không? Đi.
- Em ăn thêm nữa nha.
- Ừ, chưa ơn hả?
Đột nhiên tôi muốn vứt hết sỉ diện để nói với Đăng “ Chia tiền đi em."
Cuối ngày, Như đi làm về, chứng kiến tâm trạng tôi đã chuyển biến liền vui vẻ ôm ấp, nói chuyện bình thường. Tôi nhìn Như ngân nga trong bếp, thấy có lỗi với cô bạn vô cùng.
Tôi hiếm khi buồn, nhưng lúc buồn lại rất dai dẳng và ủy mị. Vì có tính cách như thế, nên tôi luôn ở một mình. Bởi tôi sợ người xung quanh tôi sẽ bị ảnh hưởng, sợ mình khiến họ cảm thấy mệt mỏi và khó khăn.
Đến ở cùng Như đã được gần một tháng, trong ba mươi ngày thì có đến hai ngày tôi như người tự kỷ. Vậy mà cô bạn chẳng hề khó chịu với tôi lấy một lần. Cả một ngày làm việc mệt nhọc trở về, Như vẫn dành cho tôi sự ân cần chu đáo. Có lẽ vì đã quá quen với tính cách và những sự thay đổi đột ngột của tôi, Như luôn kiên nhẫn bên tôi đi qua những ngày tháng ấy.
Có lẽ, Như là món quà tuyệt vời nhất mà thanh xuân đã dành tặng cho tôi.
- Cần tui giúp gì không?
- Không, tay què quặt mà đòi giúp.
- Vậy tui ra ngoài một tí.
Tôi cần ví tiền, đi bộ ra một cửa hàng thể thao lớn. Dứt ruột chi tiền mua một cái xe điện cân bằng. Tiền rời khỏi ví, vơi đi một nữa. Dù tiếc tiền lắm nhưng tôi vẫn mua món quà này tặng Đăng. So với những gì tôi nhận được, chiếc xe điện này chẳng đáng là gì.
Tôi dùng một tay xách món đồ nặng trịch trở về. Đi ngang qua cửa hàng điện thoại, tôi thấy một cái ốp hoa rất đẹp được trưng ngay ngoài cửa. Không nghĩ nhiều, tôi vô xem thử. Cái ốp này không xài được cho điện thoại của tôi, tìm được ốp dùng được thì lại không có loại hoa văn đó. Tôi chần chừ, hồi sau quyết định mua ba cái ốp trơn, một cho điện thoại tôi, một cho Như và một cho Quân.
***
Sáng hôm sau, Quân gọi điện cho tôi. Thấy số của anh, tôi không chần chừ liền nghe máy.
- Alo.
- Anh muốn mời em tối qua ăn cơm.
- À, Đăng nói với em rồi.
- Em đi được không?
- Được.
- Ừ. Chiều đừng đi xe ôm. Anh qua đón.
- Dạ. À em không ở bên phòng, em ở bên nhà bạn ở…
- Anh biết rồi. Chiều năm giờ anh qua.
- … vâng. Vậy em đứng đầu đường đợi anh.
Buổi trưa, sau khi vẽ hoa linh tinh lên ba cái ốp, tôi trở ra cửa hàng điện thoại kia, nhờ họ dán keo đè lên để lớp màu nước không bị trôi đi.
Năm giờ chiều, tôi chuẩn bị sang nhà Quân. Như thấy tôi ăn mặc chỉnh tề liền chọc ghẹo:
- Đi ra mắt hả?
- Mắt mũi gì.
- Còn không. Mới cắt tóc mái đúng không. Còn cái áo khoác này đi đâu quan trọng mới thấy mặc.
- Vớ vẩn. Hôm đưa bà đi bệnh viện mổ ruột thừa tui cũng mặc còn gì.
- Thì quan trọng đó, haha…
- Giỡn hoài. Có quà cho bà đấy. Để trên bàn trang điểm.
Ra khỏi nhà rồi, tôi vẫn nghe tiếng Như từ phòng ngủ vọng ra “ Oa, đẹp thế. Cảm ơn nha."
Tôi đứng ở đầu đường đợi chưa đầy năm phút thì Quân xuất hiện. Anh dừng xe trước mặt tôi, một tay cầm mũ bảo hiểm, một tay khoát khoát ý bảo tôi cúi đầu xuống để anh đội giúp.
Đã gần một tháng rồi tôi mới thấy Quân. Có vẻ như anh mới tan làm. Hôm nay trời không quá lạnh, Quân chỉ mặc một chiếc áo da mỏng khoác ngoài áo sơ-mi. Tóc anh hình như có chút ngắn hơn.
Anh vẫn giữ vẻ trầm lặng thường trực, có điều nhìn anh hình như đang có gì vui thì phải.
- Đợi lâu chưa?
- Chưa.
- Đi thôi.
- Vâng.
…
Nhà Quân trước bữa tiệc, khách khứa đến rất đông. Phòng khách có vài người đàn ông lớn tuổi đang uống trà. Bạn bè của Đăng thì ngồi chật kín trong phòng cậu, đùa giỡn ồn ào. Trong bếp, người tới tới lui lui không ngưng nghỉ, luôn tay chuẩn bị món ăn.
Tôi chào mẹ Quân và mấy cô gì trong bếp xong thì đứng nép vào một góc. Theo lẽ bình thường, con gái lớn nếu đi ăn cỗ sẽ phải đến sớm phụ giúp mọi người, tuyệt đối không được ăn không ngồi rồi, đến giờ ăn mới ló mặt ra. Hiện tại, tôi đối với mấy người trong bếp này vừa lạ lẫm, vừa khó xử. Đi không được, ở thì vướng víu.
Mẹ Quân giống như hiểu được suy nghĩ của tôi, bác lại gần, vỗ nhẹ vai tôi bảo:
- Con lên phòng khách ngồi đi. Dưới này xong cả rồi.
- Dạ thôi, con ngồi đây cũng được.
- Không sao, tay bó bột thế này, bác hiểu mà, lên trên kia đi, trong này chật lắm.
Tôi không muốn lên phòng khách. Người trên đấy, tôi vừa nhìn qua đã biết toàn là lãnh đạo, không thì cũng là cán bộ thâm niên. Tôi sợ tiếp xúc với những người có địa vị đó, họ vừa xa cách vừa nghiêm nghị, bộ dạng uy nghiêm không xâm phạm được, khiến người khác cảm thấy gò bó, e dè.
Mẹ Quân nói thêm mấy câu nữa, tôi cười ngượng rời đi, muốn tìm một chỗ kín kín để ngồi. Lúc đang bí bách đứng ở hành lang thì thấy Quân mở cửa phòng đi ra. Anh nhìn tôi, mày hơi chau lại.
- Sao lại đứng đây?
- Không giúp được gì cả.
Quân hiểu ý tôi, anh cười cười nói
- Người nhiều mà, em không có việc đâu.
- …
- Vào ngồi đỡ đi. Đông như thế, cẩn thận người ta đi qua đi lại đụng trúng tay.
Vừa nói, Quân vừa mở cửa phòng rộng ra hơn.
- Tự nhiên nha, anh ra ngoài một lát.
Tôi như đang chới với giữa dòng nước vớ được cái phao, không chần chừ đi thẳng vào phòng anh.
Căn phòng này tôi đã nhìn thoáng qua nhiều lần, nhưng đây mới là lần đầu bước vào. Phòng rất rộng, rộng gấp đôi phòng của Đăng. Bên trong ngoài những đồ vật thông thường, thứ thu hút tôi nhất là một tủ kính nhỏ treo đầy bằng khen và huy chương. Tất cả đều là phần thưởng của các giải bóng chuyền.
Cả khoảng thời gian sau đó, tôi chỉ tập trung sự chú ý của mình vào tủ kính, đọc các danh hiệu, xem các loại huy chương Quân đạt được, trong lòng trăm phần ngưỡng mộ. Xem xong, tôi đến bàn làm việc của anh, ngồi xuống trước máy vi tính. Ngồi được một lát, tôi buồn chán cầm cây viết bi vẽ bậy lên tờ giấy trắng trước mặt.
Đang khoái chí vẽ đống phân, tôi bị hù giật mình vì Quân thình lình bước vào, cả người nảy lên. Quân đến đứng gần tôi.
- Làm gì mờ ám mà giật mình vậy?
- Không.
- Ha, ngoài vẽ hoa em còn thích vẽ cái này à.
Quân nhìn tờ giấy cười nhạt một cái, sau đó ngồi xuống mép giường ở sau lưng tôi.
Tôi xoay lại nhìn Quân, nhớ ra một thứ.
- Cái hộp của em vẫn treo trên xe anh đúng không?
- Ừ. Cái gì đó? Quà?
- Vâng, cho Đăng.
- À, còn cái này…
Tôi móc từ túi áo ra cái ốp điện thoại, đưa qua cho anh.
- Tặng anh. Em vẽ đó.
Quân nhận lấy, lật qua lật lại cái ốp, nhìn chăm chăm như thể đang tìm gì trong đó, lát sau anh mới nói.
- Cảm ơn.
Tôi nhìn cái điện thoại màu đen anh để trên bàn, lại nhìn cái ốp hoa mình vừa đưa, đột nhiên cảm thấy có gì đó không phù hợp. Sau đó mới nhận ra, cái ốp hoa đó chính là điểm lạc tông không phù hợp nhất.
Tôi đứng dậy, đi đến lấy lại cái ốp.
- Cái này bỏ đi, em tặng anh cái khác.
Quân ngạc nhiên nhìn tôi.
- Tặng cái khác làm gì, sao bỏ?
- Con trai đâu ai xài ốp hoa. Để em vẽ cái khác.
Quân cũng đứng dậy, giành cái ốp từ trong tay tôi.
- Xài, anh xài. Em vẽ cái khác, vẽ đống phân lên thì đúng là anh không xài được đó.
Tôi phì cười, cạn lời trước câu nói đùa cửa Quân.
Lúc này, mẹ Quân đi ngang, nhìn thấy hai người chúng tôi đứng đối diện nhau cười cười nói nói, vẻ mặt bác có chút kỳ quái, sau đó lướt qua rất nhanh. Tôi vốn trong sáng, tự dưng bị hành động của bác gái làm cho ngượng chín mặt. Thế là tôi nhanh chân chạy ra khỏi phòng Quân, để lại cho anh một câu:
- Em mang quà tặng Đăng.
Đến giờ vào bàn ăn, tôi bám dính lấy Đăng, định bụng sẽ ngồi cạnh cu cậu. Ai ngờ mới ngồi xuống, mẹ cậu liền đến kéo tay tôi đứng dậy, dắt tôi qua bàn khác.
- Con ngồi bàn thanh niên này này, bên đó mấy đứa nhỏ, cho tụi nó quậy.
Nói rồi, bác ấn tôi ngồi xuống cạnh Quân. Bàn này toàn những người cỡ tuổi như tôi, trai có gái có. Họ đang nhìn tôi, vẻ rất tò mò.
- Đây là cô giáo của Đăng.
- …
- Còn đây là anh, em họ của anh.
- …
Chúng tôi gật đầu chào nhau, sau đó mỗi người đều tập trung ăn và nói những câu chuyện của họ. Suốt quá trình đó, Quân cũng hòa hợp cùng họ, nói chuyện thân mật, gần gũi. Lâu lâu gắp cho tôi một ít thức ăn. Buổi tiệc khá vui nhưng tôi lại hơi lạc lỏng, chỉ biết ngồi nghe chuyện này chuyện kia. Giống như con chim sẻ lạc đàn, bay cùng đàn chim sáo.
Tôi ăn xong, buông đũa được một lát thì Quân ở bên cạnh đập tay anh vào bàn tay tôi.
- Em muốn về chưa?
- …
- Đừng ngại, muốn về anh đưa em về.
Tôi thầm nghĩ, nếu ở lại thêm mình cũng chỉ có thể ngồi hoài như thế, cũng không thể giúp rửa chén được. Tôi gật đầu đáp lời Quân, thở phào nhẹ nhỏm.
Sau vài thủ tục xin phép, chào hỏi, tôi thoát ra khỏi buổi tiệc ồn ào. Mẹ Quân đưa tôi ra tận cửa, Đăng cũng theo sau. Cu cậu đã say là ngà, khoác tay lên vai tôi, sang sảng nói:
- Cô về sớm thế?
- Ừ. Say rồi, đừng uống nữa.
- Hì, vui mà cô. Lâu lâu em mới được uống đó.
Mẹ cậu kéo cậu ra khỏi người tôi, quở mắng:
- Coi chừng đụng tay cô. Không có uống nữa, thằng quỷ!
- …
- Bác cảm ơn con nhiều.
- Không đâu bác. Con mới phải cảm ơn, ngại quá, con không giúp được gì.
- Giúp gì mà giúp. Con đến là vui rồi.
- Dạ, chào bác.
…
Quân đưa tôi đến cửa nhà Như, thái độ của anh hơi khác lạ, cả lúc lái xe anh cũng không nói gì. Tôi xuống xe, lo lắng hỏi thăm:
- Anh có sao không? Say hả? Buồn nôn hả?
Lúc nãy chỉ uống có mấy ly, lẽ nào say. Người còn không có mùi rượu.
- Không.
- Vậy anh về cẩn thận, đi chậm thôi.
- Thư…
Tôi giật thót tim. Hiếm khi nào anh gọi tên tôi, từ khi biết nhau đến hiện tại, số lần anh gọi tên tôi còn chưa đủ đếm trên mười ngón tay.
Trong đêm, bóng đèn đường vốn mờ mờ, tối tối lại đứng khá xa, tôi không thể nào thấy rõ mặt Quân. Càng không biết anh đang nghĩ gì, gọi tôi làm gì. Tôi đứng tại chỗ, chờ đợi anh nói tiếp.
Quân dựng xe, đứng trước mặt tôi.
- Anh muốn hỏi…
- Dạ?
- Em quen anh được không?
- Hả?
Bộ não tôi cố xử lý từ “quen" anh nói, đơ một lúc lâu. Quân không kiên nhẫn, giọng trầm trầm nói:
- Anh tỏ tình với em mà em phản ứng thế này anh biết phải làm sao?
Tim tôi đập thình thịch, không ngờ anh nói thẳng ra điều mình đang nghĩ. Tôi cố không thở gấp, giữ bình tĩnh trả lời:
- Nhưng anh có người yêu rồi mà.
- Hả? Người yêu nào?
Tôi ngạc nhiên trước câu hỏi của anh, đầu óc dần bị phức tạp.
- Đăng.
- Đăng? Là sao?
- Đăng bảo anh có người yêu rồi.
Quân nghe xong, vội vã lục túi tìm gì đó. Anh lục túi trên túi dưới, bộ dạng rất mất kiên nhẫn, cuối cùng nói với tôi:
- Em cho anh mượn điện thoại.
- Đây.
- Em có số nó không?
- Số ai?
- Đăng.
- Có, lưu tên Đăng.
Tôi khó hiểu nhìn Quân, không biết anh gọi Đăng để làm gì.
- Đăng. Là anh.
- …
- Bồ anh là ai? Ai nói?
- …
- Hồi nào?
- …
- Ừ.
Quân cúp máy, khuôn mặt đầy vẻ nôn nóng ban nãy được thay bằng nét cười nhàn nhạt, giải thích:
- Nó bảo với em anh có người yêu?.
- Dạ.
- Nó bảo nó nghe bạn anh nói anh có người yêu?
- Dạ.
- Đúng rồi.
- Dạ?
- Vì anh nói với bạn anh, em là người yêu của anh.
- Hả?
Tôi bất ngờ đến không kiểm soát được mình, nói giọng hơi to:
- Anh nói thế khi nào?
- Từ lúc đó.
- Tại sao?
- Tại tụi nó định tán em.
- …
- Anh không nói thế, chắc giờ em bị tán mất rồi.
- …
- Mình quen nhau đi!
Tôi vào nhà, người vẫn như ở trên mây. Tình huống vừa rồi vẫn chưa tiêu hóa hết. Như từ phòng tắm bước ra, hỏi tôi qua loa.
- Vui không?
- Ờ.
- Ai chở về á?
- Thì Quân.
- Sướng thế. Mà bà làm gì ngồi đực ra thế, nhìn mặt ngu không chịu nổi.
- Có chuyện rồi…
- Chuyện gì?
- Quân tỏ tình rồi.
- Ôi trời ơi! Kể tui nghe, lẹ lên.
Tôi và Như ngôi trên ghế sofa, người kể, người hú hét một lúc lâu. Như nghe xong chuyện, đưa ra kết luận:
- Bà đói yêu quá đâm ra mất khôn rồi. Không lẽ vừa tỏ tình là bà nhận lời ngay. Phải làm giá chứ. Có thích cỡ nào cũng giả bộ nói cần thời gian suy nghĩ chứ!
- Ai mà biết. Đã thích thì nhận lời, còn làm thế làm gì?
- Cạn lời…
- Thôi tôi xem phim đây, đến giờ chiếu rồi.
- Hết biết, mới được tỏ tình còn có tâm trạng coi phim. Bà chả biết cái gì, tối ngày chỉ biết phim.
- Kệ tui. Đi facetime với người yêu đi.
Đuổi Như đi rồi, tôi nằm ườn trên ghế bật phim coi. Thực ra, phim hay thế nào tôi cũng không đưa vào đầu nổi. Lúc này chỉ nghĩ đến Quân.
Xuân Diệu từng viết “Yêu, là chết trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu." Vậy nên tôi không muốn sau này phải nuối tiếc vì bỏ lỡ một cơ hội được yêu. Bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ, được người mình thích tỏ tình lại có cảm giác ngọt ngào đến vậy. Tim không ngừng lỗi nhịp và lồng ngực không thể thở một cách bình thường.
Sau khi tôi chấp nhận lời tỏ tình của Quân, niềm hạnh phúc theo máu đi khắp cơ thể. Quân cũng thế, mặt anh cúi xuống đặt gần sát mặt tôi, mắt anh híp lại, miệng cười mỉm, hai hột gạo lún xuống rất sâu.
- May thật. Cảm ơn em... Mai gặp.
- Mai gặp.
Trong đêm tối, Quân rời đi. Dù đèn trong hẻm nhỏ tắt hết, tôi cũng không thấy được sao trên trời. Ánh sáng duy nhất trước mắt tôi là anh, từ từ xa mất.
Tác giả :
Nhạc Vũ