Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)
Chương 14 Khói lửa giữa nhân gian (2)
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Hà Vị vừa nghĩ xong, Tạ Vụ Thanh đã khoác áo đi vào.
Có lẽ… người ta chỉ nhìn bức tường phía sau, không phải nhìn cô. Cô tự trấn an bản thân, lướt qua Triệu Ứng Khác bước vào trong tấm bình phong.
Hà gia vốn đã mời mấy vị giác nhi[1] có tiếng trong kinh, nhưng ông chủ không cho hát, nói khách quý phía đối diện sợ ồn ào.
[1] “giác nhi" là từ dùng để chỉ diễn viên hát hí kịch, diễn xướng hồi xưa
Kết quả là mấy vị giác nhi đều tẩy trang, khoác thêm áo choàng đến chỗ bàn đãi khách, nói vài câu khách sáo với chủ bữa tiệc rồi rời đi. Chỉ giữ lại một số gánh hát phía góc đông nam trong phòng kéo đàn gõ kẻng góp vui, náo nhiệt chơi đàn cổ huyền, tiết tấu chậm rì khiến người ta bật cười, lại có vài phần… mỹ cảm mới mẻ.
Hai nhà Triệu – Hà ngồi chia hai khu.
Đàn ông Hà gia lấy áo dài kiểu cũ làm chủ đạo, lác đác vài thanh niên trẻ mặc âu phục xám đen, nếu thấy lạnh thì khoác thêm áo choàng bằng lông chồn xám bên ngoài. Phụ nữ ngoại trừ cô bảy của cô mặc quần dài áo sam xanh thiên thanh kiểu cũ, còn lại đều chỉ có một kiểu. Bất kể người già trẻ đều diện nguyên bảo lãnh [2], chỉ lộ ra hai phần ba khuôn mặt nhọn hoắt trên cổ áo, son phấn trát đầy đến mức không nhìn nổi. Vì để bày ra vẻ khinh thường, những đôi mắt long lanh ánh nước kia như kết băng, không ngừng phóng về phía cô.
[2] Một loại trang phục cổ truyền của người Trung Quốc, khá giống kiểu váy áo của triều Thanh, thường mặc trong những dịp lễ tiệc lớn, có cổ áo cao che khuất một phần cằm.
Ảnh minh hoạ “nguyên bảo lãnh"
Triệu gia đối với cô tốt hơn, dù sao cũng suýt trở thành dâu cả nhà người ta, mỗi khi vô tình chạm mặt đều khẽ gật đầu chào hỏi.
Mỗi bàn trong phòng đều đầy ắp người, duy chỉ có bàn của cô và chú hai là vắng vẻ.
Cô vừa đến cạnh bàn, cởi khăn choàng bằng lông chồn trên vai xuống, cẩn thận đắp lên đùi của chú hai: “Vừa đủ nóng, có thể làm ấm chân".
Hà Tri Hành cười ôn hoà với cô: “Ngồi trước đi".
…
Bên kia là bữa cơm hào môn dậy sóng, bên này lại là tiệc rượu toàn anh hùng.
Từ sau tấm bình phong của hội bạn học, Đặng Nguyên Sơ đưa Tạ Vụ Thanh dáng vẻ không khác gì trong quá khứ tiến vào. Có người kể chuyện ngày xưa với thầy Tạ, trong mắt vẫn rực sáng sự sùng bái ngưỡng mộ. Giữa thời cuộc loạn lạc, tướng quân cùng binh khí và ngựa chiến là mối quan hệ keo sơn, sống chết không rời, những vị danh tướng thường rất giỏi thuật cưỡi ngựa, hiện tại thì ngựa đã được thay thế bằng những phương tiện khác. Nhưng Tạ Vụ Thanh lại không như thế, mỗi khi cao hứng, anh thường vỗ mạnh lưng ngựa trên thảo nguyên hoang vu, để ngựa lao vun vút về phía trước, anh lại đuổi theo phía sau, lúc bắt kịp tốc độ phi nước đại của ngựa thì nhanh chân nhảy lên.
Người bình thường nếu làm thế, chỉ sợ không khiến đám đàn ông nhiệt huyết bừng bừng này tâm phục, mà còn bị cười nhạo là màu mè. Nhưng vì anh là Tạ Vụ Thanh, nên liền khác biệt, đó là một vị tướng nổi danh tuỳ thời uống máu trên lưng ngựa, hiếm khi có được khoảnh khắc phóng túng vì bản thân.
“Anh Thanh dù chỉ dạy chúng ta có mấy tháng nhưng cũng xem như là thầy của tất cả", có người nói, “Hôm nay rốt cuộc cũng sống sót quay về, nhìn thấy cảnh học trò mình trải khắp thiên hạ, không biết có cảm nghĩ gì?"
Tạ Vụ Thanh cười cười. Nói nhiều vô ích, sợ khiến bọn họ gặp thêm phiền phức.
Anh đứng dậy, tay nâng ly, kính rượu hai mươi mấy bàn người: “Đàn ông chúng ta đã ra đi hơn nửa, có thể thấy những người còn ngồi đây quả không dễ dàng. Tối nay chúng ta chỉ nói chuyện xuân thu phong nguyệt, không liên quan đến thầy trò hay thiên hạ".
Dứt lời, anh uống cạn ly.
Cách đó không xa bỗng truyền đến vài tiếng đập vỡ đồ đạc.
Tạ Vụ Thanh vờ như không nghe thấy, cầm đôi đũa bạc, gắp một miếng cá chưng mềm rục.
Từ đầu anh đã biết hai nhà gặp nhau ắt sẽ xảy ra chuyện nên mới sắp xếp Đặng Nguyên Sơ tổ chức họp mặt bạn cũ ở đây. Quả nhiên không nằm ngoài dự liệu. Đặng Nguyên Sơ rũ mắt, cánh tay khoát trên lưng ghế: “Gọi ông chủ đến".
“Bên kia xảy ra chuyện gì vậy?" Bàn bên cạnh có người không vui, “Không phải sớm chào hỏi rồi ư?"
Có người biết được quan hệ giữa phòng hai Hà gia với Tạ Vụ Thanh và Đặng Nguyên Sơ, thì thầm giải thích. Lời nói lặng lẽ truyền ra ngoài, tất cả đều ngầm hiểu. Thì ra hôm nay ở phòng bên là tiệc nhà của cô hai Hà.
Phòng kia giờ phút này, Hà Vị bị cái đĩa ném vỡ dưới chân doạ sợ, trong lòng nhanh nhớ lại cảnh tượng tranh chấp vừa rồi.
Năm ngoái chú hai bệnh nặng phải đến Hồng Kông một chuyến, ông nói với bên ngoài là mình đi xem Mai tiên sinh [3] diễn ở Hồng Kông… nhưng thật ra bên trong còn có ẩn tình khác. Không biết sao ông tìm được một người chú cố ngày xưa từng đi Nam Dương, sau đó ngụ ở đất Hồng Kông mua nhà quyên tiền. Sau khi sắp xếp đâu vào đấy, người chú cố đó đã nhận phòng hai Hà gia làm con thừa tự dưới gối mình.
[3] “Mai tiên sinh" ý chỉ Mai Lan Phương – một diễn viên kinh kịch tài hoa vô cùng nổi tiếng thời bấy giờ. Ông được xem là “quốc bảo" trong giới kinh kịch của Trung Quốc. Sau khi “Thanh biến", ông một lần nữa gây dựng lại tên tuổi và từng tổ chức rất nhiều buổi lưu diễn khắp nơi.
Cô trong lòng thầm tính mấy lượt vai vế bối phận, cuối cùng cũng hiểu rõ.
Vậy thì cha ruột đứng cách đó vài bước, sau này sẽ được cô gọi một tiếng anh họ cả ư?
Chú hai thật là… không hổ là chú hai.
…
“Hà Tri Hành!" Cha ruột Hà Tri Nghiễm tiến lên hai bước, giận dữ đập bàn.
Nhất thời cả phòng tiệc náo loạn ầm ĩ như nồi cháo, có người lạnh nhạt xem kịch, có người nhỏ nhẹ khuyên ngăn, cũng không ít người túm tụm lại. Triệu gia mất mặt, nhưng vì hai nhà còn chưa kết thân nên không tiện xen vào.
Từ đầu chí cuối Hà Tri Hành vẫn giữ bộ dáng “hơi tàn bệnh tật", có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào, mặc kệ bọn họ ầm ĩ tranh cãi, ông chỉ nặng nề nhắm mắt bảo hai gã sai vặt đứng chờ bên ngoài dìu ông đi ra, Hà Vị phía sau ôm theo áo khoác của chú hai, “nhắm mắt theo đuôi" định rời đi. Không ngờ phía sau cha ruột bỗng kéo cô lại, bàn tay nắm chặt không khác gì kìm sắt.
Cổ tay Hà Vị đau đớn, nhưng trên mặt vẫn không thay đổi, chỉ cười: “Bác cả có chuyện gì dặn dò sao?"
Cha ruột nhìn chằm chằm cô, sắc mặt vô cùng khó coi.
“Vị Vị". Chú hai đang được hai gã sai vặt dìu đỡ, quay đầu nhẹ giọng gọi cô về.
“Chú cứ đi trước đi", Hà Vị quay đầu nói, “Con cùng bác cả nói hai câu với nhau đã".
Hà Tri Hành đã lệnh người canh chừng, không để Hà Vị chịu thương tổn, chỉ là trước mắt còn chưa ầm ĩ đến mức người ngoài can ngăn. Ông bảo chú Mậu ở lại, còn mình ra ngoài cùng gã sai vặt.
Hà Vị nhìn chú hai bình an rời đi cũng yên tâm hơn.
Cô xoay người nhìn cha ruột Hà Tri Nghiễm đang nắm chặt tay mình không buông: “Tôi biết rõ bác cả vì sao lại tức giận đùng đùng như thế. Nếu bác cả nghe không quen tai thì tôi cũng không đổi xưng hô làm gì. Nhưng vai vế anh em họ của chúng ta đã là đinh đóng trên ván sắt, không gì lay chuyển được, đây cũng là giấy trắng mực đen trên gia phả dòng tộc".
“Đừng tưởng rằng bản thân vin vào cái cớ này thì tao không thể làm gì mày". Hà Tri Nghiễm âm trầm cười, “Cho dù thay đổi bối phận, tao vẫn như cũ muốn đánh mày thì đánh mày. Cho dù có đánh chết mày cũng không ai dám nói nửa chữ".
“Đương nhiên. Anh trai dạy dỗ em gái, chuyện này nói sao cũng thấu tình đạt lý", cô nhìn chòng chọc cha ruột, nhẹ giọng nói, “Nhưng bác cả thật sự muốn ra tay với tôi ngay ở chỗ này sao? Hà gia ở đây, ngoại trừ phòng hai, còn lại ai cũng một lòng ngóng trông phòng lớn các người sụp đổ. Hôm nay càng quậy tưng bừng, người xem kịch càng vui, bác cả chẳng lẽ không hiểu đạo lý này ư?" Cuối cùng Hà Vị nhìn Triệu gia ngồi bên kia, “Huống hồ hôm nay còn có Triệu gia. Bác đã chờ mối hôn sự này cả năm rồi, cần gì phải vì một người như tôi khiến thông gia tương lai chướng mắt".
“Nha đầu chết tiệt này, miệng lưỡi lợi hại như thế", Trong mắt Hà Tri Nghiễm lạnh đến mức đóng băng, có thể đông chết người, “Tâm tư thâm độc, càng lớn càng lộ rõ".
Hà Vị đanh mặt nhìn cha ruột: “Thâm độc thế nào cũng không bằng ông, đến cả con trai ruột của mình cũng không cứu".
…
“Vị Vị, đừng cãi nữa", cô bảy Hà Tri Hân ngăn cản chú Mậu vừa muốn gọi người đến, sau đó đi qua cạnh Hà Vị, thấp giọng khuyên nhủ, “Anh cả bớt giận".
“Em muốn giúp nó à?" Sắc mặt Hà Tri Nghiễm tái xanh.
“Em chỉ nghĩ cho anh cả", cô bảy tiến thêm một bước, dịu giọng nói, “Anh cả đã quên, hôm nay ở đây còn có ai đãi tiệc sao?" Ông chủ đã sớm truyền lời, nói bên đối diện đều là bạn học của công tử Đặng gia.
Người ta theo đuổi Hà Vị, chuyện này không ai không biết.
Cô bảy lại nói nhỏ: “Nếu chỉ có một mình hắn thì cũng thôi đi, lúc nảy em có hỏi thăm, hôm nay trong bữa tiệc đều là những bạn học cùng giáo viên ngày xưa ở trường Bảo Định, một nửa quân nhân một nửa quan lớn. Anh cả tội gì nhất thời tức giận mà đắc tội với bọn họ?"
Cô bảy nói chuyện hợp tình hợp lý, ngược lại càng khiến Hà Tri Nghiễm như đi trên lửa nóng.
Lúc này buông tha cho Hà Vị thì không còn uy nghiêm, nhưng nếu không buông… vì nha đầu này mà đắc tội người ta thật không đáng.
Cô bảy vừa nói xong, ông chủ liền đi vào, chắp tay cáo lỗi với mọi người trong phòng. Lập tức sải bước đến trước mặt Hà Tri Nghiễm, lại chắp tay nói: “Tôi muốn mang đồ ăn lên, Hà lão tiên sinh. Ngài xem…"
Hà Tri Nghiễm nhận lấy bậc thang bước xuống[4] do ông chủ đưa tới, tìm được cái cớ bỏ qua Hà Vị.
[4] ý là đường lui
“Đồ ăn gì?" Toàn bộ món ăn bọn họ đặt đều đã lên hết, sao còn thừa lại?
“Là món ngài không đoán được đâu". Ông chủ cười nói, phía sau mười mấy vị đầu bếp mặc đồ trắng nối đuôi nhau tiến vào, mỗi người bưng theo một mâm bạc lớn, đi đến trước mỗi bàn.
Hà Vị tò mò nhìn theo những vị đầu bếp này.
“Công tử Tạ gia bên cạnh nghe nói cô hai Hà đang ở đây nên đặc biệt lệnh người mang đến thiết đãi hai nhà Triệu – Hà", ông chủ thấp giọng giải thích, “Là vịt nướng của Tiện Nghi Phường, nhờ phúc của cô hai".
Hà Tri Nghiễm sửng sốt, công tử Tạ gia cũng tới?
Hà Vị cũng bất ngờ, lúc ở Bách Hoa Thâm Xử chỉ nhắc qua một câu, mà anh lại nhớ rõ như thế?
Những bàn ăn phía xa cũng kinh ngạc. Thái Phong Lâu chỉ bán món Sơn Đông, lấy đâu ra vịt nướng? Có người nhận thấy lồng hấp bằng tre đựng đầy bánh tráng là của Tiện Nghi Phường, lại càng không tin nổi, đến Tiện Nghi Phường mua một lúc nhiều món như thế, lại còn để người của họ đích thân mang đến… Hơn nữa còn được Thái Phong Lâu cho phép nhận đồ ăn bên ngoài mang vào bàn tiệc của mình, người đó đến tột cùng là ai?
“Nếu là công tử Tạ mang đến", Hà Tri Nghiễm không muốn vô cớ hưởng ân người ta, định ra ngoài, “Vậy thì tôi phải đến gặp mặt cảm ơn".
Ông chủ vội vàng ngăn lại, nhẹ giọng dỗ dành: “Người ta vì sao lại mang đồ ăn, ngài còn không hiểu sao? Nếu giờ qua đó, thì quả thật là không còn bậc thang đi xuống đâu".
Hà Tri Nghiễm sững lại.
Ông chủ vẫy tay về phía sau, tiểu nhị phục vụ tiến lên. Tiểu nhị bưng theo một cái mâm kiểu dáng giống hệt, nhưng so ra nhỏ hơn một chút, được đậy bằng một cái lồng bạc giống món vịt nướng.
“Công tử Tạ nói, ngày mùng 8 tháng Chạp là ngày lành, hắn hao hết tâm tư sức lực mới dỗ được cô hai vui vẻ, không thể vì tối nay mà bị quét sạch", ông chủ cẩn thận truyền lời, “Còn mời Hà lão tiên sinh chớ nên phụ ngày tốt thế này, giữ lại cho nhau một cái mặt".
Ông chủ giúp Hà Tri Nghiễm giữ thể diện, không mở nắp hoàn toàn, chỉ hơi hé một chút, lộ ra hai viên đạn màu vàng sậm bên trong cùng với một cái đồng hồ nam nạm kim cương đến từ Đức. Đồng hồ đeo tay là của một người đàn ông trung niên khoảng bốn mươi tuổi bên cạnh công tử Tạ ném vào. Còn viên đạn là do một sĩ quan ngồi cạnh cố tình giữ tiểu nhị lại, rút súng sau thắt lưng, lấy ra hai viên bỏ thêm.
Ngược lại với bọn họ, công tử Tạ gia nói chuyện vô cùng lịch sự khách sáo, cũng không phiền không giận.
Nhưng vì cứ khách sáo lịch sự nên ông chủ từ lúc đi vào đến khi đi ra cũng không dám cẩn thận quan sát, chỉ liếc mắt nhìn anh một cái.
Hà Tri Nghiễm vừa nhìn thấy viên đạn, sống lưng rét run, lại nhìn đồng hồ, mồ hôi toát đầy đầu. Cái đồng hồ này là Hà Tri Nghiễm dùng một số tiền lớn mua hồi năm ngoái, vốn để đút lót vun vén cho con đường tương lai của con trai út ông…
Hà Vị thấy sắc mặt cha ruột hết xanh lại trắng, thay đổi khó lường… Cô định nhìn xem trong mâm thật sự có gì, không ngờ ông chủ lại nhanh tay hơn, trực tiếp đậy nắp lại.
Hà Tri Nghiễm mặt trắng bệt, quay đầu về bàn chính, xem Hà Vị như không khí.
Cô còn chưa xem được trong mâm có gì, ngượng ngùng cúi đầu, bĩu môi một cái, thứ gì tốt chứ, cũng không để cô nhìn.
Triệu Ứng Khác đứng cách cô bảy mấy bước, quan sát chăm chú tình hình nơi đây, vừa nhìn thấy Hà Vị không có chuyện gì, liền cầm âu phục rời khỏi. Triệu gia giống như tìm được cái cớ ra về, sau khi chào tạm biệt xong xuôi thì mười bàn bên kia rất nhanh trống trơn. Thấy nhà cô gia tương lai đều đã đi, Hà gia cũng không còn lý do ở lại, một bữa cơm gia đình tan tác không vui.
Chờ mọi người rời đi hết, cô bảy ngược lại vô cùng nhàn nhã ngồi xuống bàn tròn của phòng hai, cầm đũa gắp vài miếng: “Mấy món này thật đáng tiếc".
Hà Vị cũng ngồi xuống: “Cảm ơn cô bảy giúp đỡ".
Cô bảy từ khi sinh ra đã có mặt mày tuấn lãng, anh khí bức người, ánh mắt so với nhiều gã đàn ông còn trầm ổn trải đời hơn, cô bảy thanh đạm cười: “Anh hai không nói trước chuyện này cho cháu à?"
Hà Vị khẽ gật đầu: “Chắc chú sợ nói ra cháu sẽ không tới".
Vừa nghĩ đến hiện giờ chú hai đau ốm bệnh tật như thế, còn nghĩ chuyện đến Hồng Kông suy tính đường lui cho mình… Nếu cô biết trước, hôm nay tuyệt đối sẽ không cho chú hai đến đây để cha ruột mắng nhiếc.
“Có điều anh hai xử lý chuyện này rất tốt", cô bảy thả đôi đũa xuống, nhận lấy áo choàng từ gã sai vặt, đứng dậy ra ngoài với cô, “Cháu thay ta nói với anh ấy, ngày khác em gái sẽ đến nhà cùng anh uống rượu".
Hà Vị cười đồng ý, cùng cô bảy vòng qua bình phong ra ngoài, men theo hành lang đi về cửa lớn.
Trước hiên quán ăn có một bóng dáng, là Tạ Vụ Thanh đứng đợi cô. Hà Vị dừng bước, cô bảy nhác thấy là người khoác quân trang, liền hiểu ý cười cười: “Đi thôi".
“Cô bảy biết anh là ai sao?"
“Là người bảo vệ cháu tối nay", cô bảy thì thầm, “Trong kịch người ta thường xướng như thế".
“…Cô cũng không phải lão sinh[5] mà?"
[5] “Lão sinh" là một từ gọi nhân vật nam lớn tuổi trong những vở diễn kinh kịch
“Có ai không từng vụng trộm hát vài câu tình chàng ý thiếp hả?" Cô bảy trêu chọc cô. Lúc đi lướt qua người Tạ Vụ Thanh, cô bảy còn cảm kích gật đầu, cảm ơn anh hôm nay đã giúp phòng hai chống đỡ.
Tạ Vụ Thanh tuy không biết người phụ nữ này, nhưng thoáng thấy đi cạnh Hà Vị, cũng gật đầu đáp lễ.
Hà Vị đích thân tiễn cô bảy ra cửa, qua tay vịn bằng đồng, bắt gặp mẹ mình được người ta dìu đỡ, bước lên chiếc xe kéo.
Cả đêm cô luôn muốn tìm mẹ một lần, có điều phòng lớn người nhiều, phụ nữ lại càng trầm mặc yên tĩnh, nghĩ chắc đến một gian phòng nhỏ ăn một mình. Hà Vị toan gọi, nhưng mẹ đã cùng với ba nha hoàn theo hầu không chớp mắt lướt qua trước mặt cô. Từ sau khi anh trai qua đời, mẹ con hai người cũng chỉ gặp mặt một lần duy nhất, là lúc mẹ đến nhà chú hai, năn nỉ cô buông tay Triệu Ứng Khác.
Ngày đó cô đồng ý, cho rằng sau này có thể cùng mẹ thân thiết hơn…
Mượn ánh trăng, cô nhìn theo xe kéo mẹ rời đi, chớp mắt vài lần mới đè nén hơi nóng quanh mắt.
Hà Vị quay đầu, nhìn về phía Tạ Vụ Thanh đã đứng đợi cô từ lâu, dịu dàng nói: “Cảm ơn anh".
Tạ Vụ Thanh thấy mắt cô phiếm hồng, chỉ cười hỏi: “Cảm ơn anh làm gì?"
Anh cố gắng làm tất cả mọi thứ, không ngờ đến cuối vẫn như cũ, vẫn luôn có người làm tổn thương trái tim cô.
Cô không biết rằng, hôm nay khi đèn khuya còn chưa tắt hết, người thiếu nữ vòng qua tấm bình phong bước đến mang theo đôi mắt ánh nước trong vắt hơn vô vàn sông núi, khiến anh nhung nhớ hết đêm này tới đêm khác. Đôi mắt ấy có thể không nhìn anh, có thể phân tâm, có thể phản chiếu bóng dáng của người khác, nhưng tuyệt đối không thể che giấu uỷ khuất vì bất kỳ ai.
“Những vị bạn học này chọn chỗ cũng trùng hợp thật". Hà Vị nói.
“Cho rằng anh đến vì bảo vệ thể diện của em à?" Tạ Vụ Thanh hỏi ngược lại, “Lỡ đoán sai, không phải càng thêm thất vọng sao?"
“Không phải thất vọng, cho dù thế nào cũng đều đã giúp em". Nỗi khổ sở trong lòng cô vẫn chưa tan hết, càng không có tinh thần cãi nhau với anh.
Tạ Vụ Thanh đưa tay trước mắt cô. Trong lòng bàn tay là một ngọn nến sinh nhật, màu sắc rực rỡ, nhưng có chút xấu. Hà Vị sửng sốt, sau đó cánh mũi chua xót.
Anh rút nửa hộp diêm nước ngoài, lấy que diêm màu hồng anh đào trong đó, quẹt một cái ra ánh lửa, châm lên dây lõi trắng của nến.
“Ước cái gì, thổi nến rồi nói với anh". Tạ Vụ Thanh nói.
Cô nhẹ giọng thì thầm: “Hôm nay không phải sinh nhật em". Là ngày mai mới đúng.
“Ăn cơm lâu chút nữa, còn không đến ngày mai sao?" Anh cười.
Thì ra… tất cả đều nằm trong sự sắp xếp của anh.
Hà Vị giờ phút này nhìn chằm chằm ánh lửa trên nến sinh nhật, đúng là hình dáng không đẹp mắt nhưng lại nhỏ nhắn đáng yêu.
“Còn cái đẹp hơn", Tạ Vụ Thanh nhìn thấu tâm tư cô, nói: “Nhưng chọn tới chọn lui, vẫn lấy cái này".
Cô cách ánh lửa nhìn Tạ Vụ Thanh: “Vì sao?"
“Ngụ ý tốt", anh nói: “Anh muốn em sống lâu trăm tuổi, sống thọ hơn bất kỳ ai".
Đây là lời chúc phúc từ một kẻ đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, là tâm nguyện từ tận đáy lòng.
Hạ Vị không rời nhìn anh, đột nhiên thốt không nên lời.
Đến khi cô phát hiện có quan quân đi ngang qua chỗ họ. Từ lúc hai người bắt đầu đứng đó hàn huyên, đám khách bên kia chưa từng cắt ngang, nhóm đàn ông hơn ba mươi tuổi, ai nấy đều giống hệt nhau khi thấy thầy giáo mình nói chuyện tình cảm với cô gái khác, có người thoải mái liếc mắt qua, muốn nhìn thêm một cái, có người đi vòng lén lút nhìn, cũng có mấy thầy giáo đầu bạc ghé đến xem náo nhiệt.
Giờ này lại xuất hiện hai người đàn ông, sóng vai nhau dưới tấm biển đãi khách nói chuyện phiếm. Người cao lớn nói, tôi không nên xếp trước cậu, giờ chức quan của cậu cao hơn tôi nhiều, người thấp hơn trả lời, anh là học trưởng của tôi, anh em chúng ta không so đo quan chức. Nội dung trò chuyện thấm tình huynh đệ, nhưng ý đồ đằng sau chỉ có một: Muốn xem thầy Tạ định làm gì…
“Người của anh vẫn luôn nhìn chúng ta". Cô bị người khác để ý nên không thoải mái lắm.
“Nhìn cũng tốt, sau này có thêm mấy người âm thầm bảo vệ sau lưng em". Anh nói.
“Bảo vệ em làm gì". Cô nhẹ giọng đáp.
“Dù sao em từng yêu đương với thầy của họ, vẫn nên bảo vệ chứ", anh lại nói, “Nếu không để lộ ra ngoài, mặt mũi họ cũng khó coi".
Lại nữa rồi. Cô không hé răng.
“Còn chưa nghĩ xong à?" Anh quay lại vấn đề chính.
Hà Vị khẽ lắc đầu, thật ra cô luyến tiếc nên không muốn thổi tắt.
Nhưng cô bất chợt thấy sáp màu chảy xuống tay anh, vội chỉ vào nói: “Nó chảy rồi".
Anh cười không nhúc nhích. Chút sáp lỏng này vốn không là gì.
Hà Vị cuống quýt ghé sát gần, hít một ngụm thật sâu rồi thổi tắt nến. Đến khi nhìn thấy khói trắng lượn lờ bốc lên mới nhớ… rốt cuộc cô ước gì? Đúng là chưa nghĩ ra thật.
Tạ Vụ Thanh nhìn bộ dạng hoảng hốt của cô, liền nhớ đến khoảng thời gian ngắn ngủi khi cô đứng dưới mái hiên lúc chiều.
“Ước gì?" Anh hỏi lần ba.
Ước gì đây?
“Em muốn…" Cô suy nghĩ chốc lát rồi nói, “Một câu thật lòng của Tạ Vụ Thanh".
Anh nhìn cô, không đáp lại.
Thật ra cô cũng không biết bản thân muốn nghe lời thật lòng gì, chỉ cảm thấy trước nay anh cứ nửa thật nửa đùa, nên muốn nghe một câu nói thật. Chỉ là có lẽ anh vẫn không chịu nói. Hà Vị rũ mắt, tránh đi cái nhìn của Tạ Vụ Thanh, thấy nếp gấp quần dài trên đôi ủng quân đội anh, nghĩ đến đôi giày này đã đi qua bao con đường nhuộm máu bùn, mới có thể đứng ởđây.
Thôi quên đi, kỳ thật cũng chỉ là chút tia sáng loé lên, nên mới bật thốt câu đó.
Cô ngẩng đầu, đối diện mắt anh.
Tạ Vụ Thanh trước sau vẫn nhìn cô chăm chú, giống hệt vừa rồi.
Trên khung cửa thuỷ tinh màu đỏ hiện lên hai bóng người, là bóng lưng của cô và khuôn mặt của anh.
Ngoài đường có khoảng mười con lạc đà mang vác mấy bao tải hàng hoá đi ngang, lúc anh vừa vào kinh cũng có một nhóm người chở hàng như thế, đội lạc đà bước vào cổng thành nối đuôi nhau giống một bức tường uốn lượn, kéo dài mấy dặm. Ở đầu đường cuối phó đâu đâu cũng thấy được nó, tiếng chuông leng keng trên cổ lạc đà nơi cổng thành cũng là một cảnh sắc của thành Bắc Kinh. Nơi này vốn không phải quê anh, nhưng vì gặp được cô ở Bách Hoa Thâm Xử, khiến anh sinh lòng luyến tiếc không nỡ.
Chuông lục lạc đinh đang, là cô đang ở Bắc Kinh.
“Chờ anh trở về". Anh cuối cùng nói.
“Có lẽ là một hai năm, cũng có thể lâu hơn". Tạ Vụ Thanh chưa bao giờ mang vẻ mặt nghiêm túc như thế, nhìn thẳng cô nói, “Em có thể kết hôn bất cứ lúc nào, nhưng anh nhất định sẽ trở về, gặp lại em một lần".
Cô ý thức được lời này có nghĩa gì… Không dám tin nhìn chằm chằm Tạ Vụ Thanh.
“Chỉ cần anh còn sống". Anh trịnh trọng hứa.
Anh không thể đưa cô đi, vì Hà Vị không thể lẩn trốn cùng anh được. Không giống việc gả xa, nếu thật sự cô gả xa, đắn đo duy nhất cũng chỉ là chuyện không thể ở cạnh chăm sóc Hà Tri Hành. Nhưng một khi cô bỏ trốn cùng Tạ Vụ Thanh, dù là Hà Tri Hành hay vận tải đường thuỷ Hà gia tất sẽ bị liên luỵ chịu tội, mà cơ nghiệp vận tải đường thuỷ nhà cô cũng sẽ rơi vào tay kẻ khác.
Nếu cô không phải Hà Vị, chỉ là một cô gái bình thường, hoặc giá như anh chỉ là một người đàn ông bình thường như bao người khác, thì có lẽ mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều.
Bởi vì cô là cô hai nhà họ Hà, thế nên gặp được Tạ Vụ Thanh, chỉ có một chữ “đợi".
Nhưng người con gái đương độ trẻ trung như cô, xứng đáng được chọn một tấm chồng tốt, anh không cách nào mở miệng yêu cầu cô chờ gả cho mình.
Đợi, là nói với anh. Đợi đến khi chiến loạn bình ổn, chỉ cần Tạ Vụ Thanh này còn sống, anh nhất định sẽ quay về, gặp mặt cô một lần. Đây là tất cả những gì anh có thể hứa với cô.
— HẾT CHƯƠNG 14 —
Hà Vị vừa nghĩ xong, Tạ Vụ Thanh đã khoác áo đi vào.
Có lẽ… người ta chỉ nhìn bức tường phía sau, không phải nhìn cô. Cô tự trấn an bản thân, lướt qua Triệu Ứng Khác bước vào trong tấm bình phong.
Hà gia vốn đã mời mấy vị giác nhi[1] có tiếng trong kinh, nhưng ông chủ không cho hát, nói khách quý phía đối diện sợ ồn ào.
[1] “giác nhi" là từ dùng để chỉ diễn viên hát hí kịch, diễn xướng hồi xưa
Kết quả là mấy vị giác nhi đều tẩy trang, khoác thêm áo choàng đến chỗ bàn đãi khách, nói vài câu khách sáo với chủ bữa tiệc rồi rời đi. Chỉ giữ lại một số gánh hát phía góc đông nam trong phòng kéo đàn gõ kẻng góp vui, náo nhiệt chơi đàn cổ huyền, tiết tấu chậm rì khiến người ta bật cười, lại có vài phần… mỹ cảm mới mẻ.
Hai nhà Triệu – Hà ngồi chia hai khu.
Đàn ông Hà gia lấy áo dài kiểu cũ làm chủ đạo, lác đác vài thanh niên trẻ mặc âu phục xám đen, nếu thấy lạnh thì khoác thêm áo choàng bằng lông chồn xám bên ngoài. Phụ nữ ngoại trừ cô bảy của cô mặc quần dài áo sam xanh thiên thanh kiểu cũ, còn lại đều chỉ có một kiểu. Bất kể người già trẻ đều diện nguyên bảo lãnh [2], chỉ lộ ra hai phần ba khuôn mặt nhọn hoắt trên cổ áo, son phấn trát đầy đến mức không nhìn nổi. Vì để bày ra vẻ khinh thường, những đôi mắt long lanh ánh nước kia như kết băng, không ngừng phóng về phía cô.
[2] Một loại trang phục cổ truyền của người Trung Quốc, khá giống kiểu váy áo của triều Thanh, thường mặc trong những dịp lễ tiệc lớn, có cổ áo cao che khuất một phần cằm.
Triệu gia đối với cô tốt hơn, dù sao cũng suýt trở thành dâu cả nhà người ta, mỗi khi vô tình chạm mặt đều khẽ gật đầu chào hỏi.
Mỗi bàn trong phòng đều đầy ắp người, duy chỉ có bàn của cô và chú hai là vắng vẻ.
Cô vừa đến cạnh bàn, cởi khăn choàng bằng lông chồn trên vai xuống, cẩn thận đắp lên đùi của chú hai: “Vừa đủ nóng, có thể làm ấm chân".
Hà Tri Hành cười ôn hoà với cô: “Ngồi trước đi".
…
Bên kia là bữa cơm hào môn dậy sóng, bên này lại là tiệc rượu toàn anh hùng.
Từ sau tấm bình phong của hội bạn học, Đặng Nguyên Sơ đưa Tạ Vụ Thanh dáng vẻ không khác gì trong quá khứ tiến vào. Có người kể chuyện ngày xưa với thầy Tạ, trong mắt vẫn rực sáng sự sùng bái ngưỡng mộ. Giữa thời cuộc loạn lạc, tướng quân cùng binh khí và ngựa chiến là mối quan hệ keo sơn, sống chết không rời, những vị danh tướng thường rất giỏi thuật cưỡi ngựa, hiện tại thì ngựa đã được thay thế bằng những phương tiện khác. Nhưng Tạ Vụ Thanh lại không như thế, mỗi khi cao hứng, anh thường vỗ mạnh lưng ngựa trên thảo nguyên hoang vu, để ngựa lao vun vút về phía trước, anh lại đuổi theo phía sau, lúc bắt kịp tốc độ phi nước đại của ngựa thì nhanh chân nhảy lên.
Người bình thường nếu làm thế, chỉ sợ không khiến đám đàn ông nhiệt huyết bừng bừng này tâm phục, mà còn bị cười nhạo là màu mè. Nhưng vì anh là Tạ Vụ Thanh, nên liền khác biệt, đó là một vị tướng nổi danh tuỳ thời uống máu trên lưng ngựa, hiếm khi có được khoảnh khắc phóng túng vì bản thân.
“Anh Thanh dù chỉ dạy chúng ta có mấy tháng nhưng cũng xem như là thầy của tất cả", có người nói, “Hôm nay rốt cuộc cũng sống sót quay về, nhìn thấy cảnh học trò mình trải khắp thiên hạ, không biết có cảm nghĩ gì?"
Tạ Vụ Thanh cười cười. Nói nhiều vô ích, sợ khiến bọn họ gặp thêm phiền phức.
Anh đứng dậy, tay nâng ly, kính rượu hai mươi mấy bàn người: “Đàn ông chúng ta đã ra đi hơn nửa, có thể thấy những người còn ngồi đây quả không dễ dàng. Tối nay chúng ta chỉ nói chuyện xuân thu phong nguyệt, không liên quan đến thầy trò hay thiên hạ".
Dứt lời, anh uống cạn ly.
Cách đó không xa bỗng truyền đến vài tiếng đập vỡ đồ đạc.
Tạ Vụ Thanh vờ như không nghe thấy, cầm đôi đũa bạc, gắp một miếng cá chưng mềm rục.
Từ đầu anh đã biết hai nhà gặp nhau ắt sẽ xảy ra chuyện nên mới sắp xếp Đặng Nguyên Sơ tổ chức họp mặt bạn cũ ở đây. Quả nhiên không nằm ngoài dự liệu. Đặng Nguyên Sơ rũ mắt, cánh tay khoát trên lưng ghế: “Gọi ông chủ đến".
“Bên kia xảy ra chuyện gì vậy?" Bàn bên cạnh có người không vui, “Không phải sớm chào hỏi rồi ư?"
Có người biết được quan hệ giữa phòng hai Hà gia với Tạ Vụ Thanh và Đặng Nguyên Sơ, thì thầm giải thích. Lời nói lặng lẽ truyền ra ngoài, tất cả đều ngầm hiểu. Thì ra hôm nay ở phòng bên là tiệc nhà của cô hai Hà.
Phòng kia giờ phút này, Hà Vị bị cái đĩa ném vỡ dưới chân doạ sợ, trong lòng nhanh nhớ lại cảnh tượng tranh chấp vừa rồi.
Năm ngoái chú hai bệnh nặng phải đến Hồng Kông một chuyến, ông nói với bên ngoài là mình đi xem Mai tiên sinh [3] diễn ở Hồng Kông… nhưng thật ra bên trong còn có ẩn tình khác. Không biết sao ông tìm được một người chú cố ngày xưa từng đi Nam Dương, sau đó ngụ ở đất Hồng Kông mua nhà quyên tiền. Sau khi sắp xếp đâu vào đấy, người chú cố đó đã nhận phòng hai Hà gia làm con thừa tự dưới gối mình.
[3] “Mai tiên sinh" ý chỉ Mai Lan Phương – một diễn viên kinh kịch tài hoa vô cùng nổi tiếng thời bấy giờ. Ông được xem là “quốc bảo" trong giới kinh kịch của Trung Quốc. Sau khi “Thanh biến", ông một lần nữa gây dựng lại tên tuổi và từng tổ chức rất nhiều buổi lưu diễn khắp nơi.
Cô trong lòng thầm tính mấy lượt vai vế bối phận, cuối cùng cũng hiểu rõ.
Vậy thì cha ruột đứng cách đó vài bước, sau này sẽ được cô gọi một tiếng anh họ cả ư?
Chú hai thật là… không hổ là chú hai.
…
“Hà Tri Hành!" Cha ruột Hà Tri Nghiễm tiến lên hai bước, giận dữ đập bàn.
Nhất thời cả phòng tiệc náo loạn ầm ĩ như nồi cháo, có người lạnh nhạt xem kịch, có người nhỏ nhẹ khuyên ngăn, cũng không ít người túm tụm lại. Triệu gia mất mặt, nhưng vì hai nhà còn chưa kết thân nên không tiện xen vào.
Từ đầu chí cuối Hà Tri Hành vẫn giữ bộ dáng “hơi tàn bệnh tật", có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào, mặc kệ bọn họ ầm ĩ tranh cãi, ông chỉ nặng nề nhắm mắt bảo hai gã sai vặt đứng chờ bên ngoài dìu ông đi ra, Hà Vị phía sau ôm theo áo khoác của chú hai, “nhắm mắt theo đuôi" định rời đi. Không ngờ phía sau cha ruột bỗng kéo cô lại, bàn tay nắm chặt không khác gì kìm sắt.
Cổ tay Hà Vị đau đớn, nhưng trên mặt vẫn không thay đổi, chỉ cười: “Bác cả có chuyện gì dặn dò sao?"
Cha ruột nhìn chằm chằm cô, sắc mặt vô cùng khó coi.
“Vị Vị". Chú hai đang được hai gã sai vặt dìu đỡ, quay đầu nhẹ giọng gọi cô về.
“Chú cứ đi trước đi", Hà Vị quay đầu nói, “Con cùng bác cả nói hai câu với nhau đã".
Hà Tri Hành đã lệnh người canh chừng, không để Hà Vị chịu thương tổn, chỉ là trước mắt còn chưa ầm ĩ đến mức người ngoài can ngăn. Ông bảo chú Mậu ở lại, còn mình ra ngoài cùng gã sai vặt.
Hà Vị nhìn chú hai bình an rời đi cũng yên tâm hơn.
Cô xoay người nhìn cha ruột Hà Tri Nghiễm đang nắm chặt tay mình không buông: “Tôi biết rõ bác cả vì sao lại tức giận đùng đùng như thế. Nếu bác cả nghe không quen tai thì tôi cũng không đổi xưng hô làm gì. Nhưng vai vế anh em họ của chúng ta đã là đinh đóng trên ván sắt, không gì lay chuyển được, đây cũng là giấy trắng mực đen trên gia phả dòng tộc".
“Đừng tưởng rằng bản thân vin vào cái cớ này thì tao không thể làm gì mày". Hà Tri Nghiễm âm trầm cười, “Cho dù thay đổi bối phận, tao vẫn như cũ muốn đánh mày thì đánh mày. Cho dù có đánh chết mày cũng không ai dám nói nửa chữ".
“Đương nhiên. Anh trai dạy dỗ em gái, chuyện này nói sao cũng thấu tình đạt lý", cô nhìn chòng chọc cha ruột, nhẹ giọng nói, “Nhưng bác cả thật sự muốn ra tay với tôi ngay ở chỗ này sao? Hà gia ở đây, ngoại trừ phòng hai, còn lại ai cũng một lòng ngóng trông phòng lớn các người sụp đổ. Hôm nay càng quậy tưng bừng, người xem kịch càng vui, bác cả chẳng lẽ không hiểu đạo lý này ư?" Cuối cùng Hà Vị nhìn Triệu gia ngồi bên kia, “Huống hồ hôm nay còn có Triệu gia. Bác đã chờ mối hôn sự này cả năm rồi, cần gì phải vì một người như tôi khiến thông gia tương lai chướng mắt".
“Nha đầu chết tiệt này, miệng lưỡi lợi hại như thế", Trong mắt Hà Tri Nghiễm lạnh đến mức đóng băng, có thể đông chết người, “Tâm tư thâm độc, càng lớn càng lộ rõ".
Hà Vị đanh mặt nhìn cha ruột: “Thâm độc thế nào cũng không bằng ông, đến cả con trai ruột của mình cũng không cứu".
…
“Vị Vị, đừng cãi nữa", cô bảy Hà Tri Hân ngăn cản chú Mậu vừa muốn gọi người đến, sau đó đi qua cạnh Hà Vị, thấp giọng khuyên nhủ, “Anh cả bớt giận".
“Em muốn giúp nó à?" Sắc mặt Hà Tri Nghiễm tái xanh.
“Em chỉ nghĩ cho anh cả", cô bảy tiến thêm một bước, dịu giọng nói, “Anh cả đã quên, hôm nay ở đây còn có ai đãi tiệc sao?" Ông chủ đã sớm truyền lời, nói bên đối diện đều là bạn học của công tử Đặng gia.
Người ta theo đuổi Hà Vị, chuyện này không ai không biết.
Cô bảy lại nói nhỏ: “Nếu chỉ có một mình hắn thì cũng thôi đi, lúc nảy em có hỏi thăm, hôm nay trong bữa tiệc đều là những bạn học cùng giáo viên ngày xưa ở trường Bảo Định, một nửa quân nhân một nửa quan lớn. Anh cả tội gì nhất thời tức giận mà đắc tội với bọn họ?"
Cô bảy nói chuyện hợp tình hợp lý, ngược lại càng khiến Hà Tri Nghiễm như đi trên lửa nóng.
Lúc này buông tha cho Hà Vị thì không còn uy nghiêm, nhưng nếu không buông… vì nha đầu này mà đắc tội người ta thật không đáng.
Cô bảy vừa nói xong, ông chủ liền đi vào, chắp tay cáo lỗi với mọi người trong phòng. Lập tức sải bước đến trước mặt Hà Tri Nghiễm, lại chắp tay nói: “Tôi muốn mang đồ ăn lên, Hà lão tiên sinh. Ngài xem…"
Hà Tri Nghiễm nhận lấy bậc thang bước xuống[4] do ông chủ đưa tới, tìm được cái cớ bỏ qua Hà Vị.
[4] ý là đường lui
“Đồ ăn gì?" Toàn bộ món ăn bọn họ đặt đều đã lên hết, sao còn thừa lại?
“Là món ngài không đoán được đâu". Ông chủ cười nói, phía sau mười mấy vị đầu bếp mặc đồ trắng nối đuôi nhau tiến vào, mỗi người bưng theo một mâm bạc lớn, đi đến trước mỗi bàn.
Hà Vị tò mò nhìn theo những vị đầu bếp này.
“Công tử Tạ gia bên cạnh nghe nói cô hai Hà đang ở đây nên đặc biệt lệnh người mang đến thiết đãi hai nhà Triệu – Hà", ông chủ thấp giọng giải thích, “Là vịt nướng của Tiện Nghi Phường, nhờ phúc của cô hai".
Hà Tri Nghiễm sửng sốt, công tử Tạ gia cũng tới?
Hà Vị cũng bất ngờ, lúc ở Bách Hoa Thâm Xử chỉ nhắc qua một câu, mà anh lại nhớ rõ như thế?
Những bàn ăn phía xa cũng kinh ngạc. Thái Phong Lâu chỉ bán món Sơn Đông, lấy đâu ra vịt nướng? Có người nhận thấy lồng hấp bằng tre đựng đầy bánh tráng là của Tiện Nghi Phường, lại càng không tin nổi, đến Tiện Nghi Phường mua một lúc nhiều món như thế, lại còn để người của họ đích thân mang đến… Hơn nữa còn được Thái Phong Lâu cho phép nhận đồ ăn bên ngoài mang vào bàn tiệc của mình, người đó đến tột cùng là ai?
“Nếu là công tử Tạ mang đến", Hà Tri Nghiễm không muốn vô cớ hưởng ân người ta, định ra ngoài, “Vậy thì tôi phải đến gặp mặt cảm ơn".
Ông chủ vội vàng ngăn lại, nhẹ giọng dỗ dành: “Người ta vì sao lại mang đồ ăn, ngài còn không hiểu sao? Nếu giờ qua đó, thì quả thật là không còn bậc thang đi xuống đâu".
Hà Tri Nghiễm sững lại.
Ông chủ vẫy tay về phía sau, tiểu nhị phục vụ tiến lên. Tiểu nhị bưng theo một cái mâm kiểu dáng giống hệt, nhưng so ra nhỏ hơn một chút, được đậy bằng một cái lồng bạc giống món vịt nướng.
“Công tử Tạ nói, ngày mùng 8 tháng Chạp là ngày lành, hắn hao hết tâm tư sức lực mới dỗ được cô hai vui vẻ, không thể vì tối nay mà bị quét sạch", ông chủ cẩn thận truyền lời, “Còn mời Hà lão tiên sinh chớ nên phụ ngày tốt thế này, giữ lại cho nhau một cái mặt".
Ông chủ giúp Hà Tri Nghiễm giữ thể diện, không mở nắp hoàn toàn, chỉ hơi hé một chút, lộ ra hai viên đạn màu vàng sậm bên trong cùng với một cái đồng hồ nam nạm kim cương đến từ Đức. Đồng hồ đeo tay là của một người đàn ông trung niên khoảng bốn mươi tuổi bên cạnh công tử Tạ ném vào. Còn viên đạn là do một sĩ quan ngồi cạnh cố tình giữ tiểu nhị lại, rút súng sau thắt lưng, lấy ra hai viên bỏ thêm.
Ngược lại với bọn họ, công tử Tạ gia nói chuyện vô cùng lịch sự khách sáo, cũng không phiền không giận.
Nhưng vì cứ khách sáo lịch sự nên ông chủ từ lúc đi vào đến khi đi ra cũng không dám cẩn thận quan sát, chỉ liếc mắt nhìn anh một cái.
Hà Tri Nghiễm vừa nhìn thấy viên đạn, sống lưng rét run, lại nhìn đồng hồ, mồ hôi toát đầy đầu. Cái đồng hồ này là Hà Tri Nghiễm dùng một số tiền lớn mua hồi năm ngoái, vốn để đút lót vun vén cho con đường tương lai của con trai út ông…
Hà Vị thấy sắc mặt cha ruột hết xanh lại trắng, thay đổi khó lường… Cô định nhìn xem trong mâm thật sự có gì, không ngờ ông chủ lại nhanh tay hơn, trực tiếp đậy nắp lại.
Hà Tri Nghiễm mặt trắng bệt, quay đầu về bàn chính, xem Hà Vị như không khí.
Cô còn chưa xem được trong mâm có gì, ngượng ngùng cúi đầu, bĩu môi một cái, thứ gì tốt chứ, cũng không để cô nhìn.
Triệu Ứng Khác đứng cách cô bảy mấy bước, quan sát chăm chú tình hình nơi đây, vừa nhìn thấy Hà Vị không có chuyện gì, liền cầm âu phục rời khỏi. Triệu gia giống như tìm được cái cớ ra về, sau khi chào tạm biệt xong xuôi thì mười bàn bên kia rất nhanh trống trơn. Thấy nhà cô gia tương lai đều đã đi, Hà gia cũng không còn lý do ở lại, một bữa cơm gia đình tan tác không vui.
Chờ mọi người rời đi hết, cô bảy ngược lại vô cùng nhàn nhã ngồi xuống bàn tròn của phòng hai, cầm đũa gắp vài miếng: “Mấy món này thật đáng tiếc".
Hà Vị cũng ngồi xuống: “Cảm ơn cô bảy giúp đỡ".
Cô bảy từ khi sinh ra đã có mặt mày tuấn lãng, anh khí bức người, ánh mắt so với nhiều gã đàn ông còn trầm ổn trải đời hơn, cô bảy thanh đạm cười: “Anh hai không nói trước chuyện này cho cháu à?"
Hà Vị khẽ gật đầu: “Chắc chú sợ nói ra cháu sẽ không tới".
Vừa nghĩ đến hiện giờ chú hai đau ốm bệnh tật như thế, còn nghĩ chuyện đến Hồng Kông suy tính đường lui cho mình… Nếu cô biết trước, hôm nay tuyệt đối sẽ không cho chú hai đến đây để cha ruột mắng nhiếc.
“Có điều anh hai xử lý chuyện này rất tốt", cô bảy thả đôi đũa xuống, nhận lấy áo choàng từ gã sai vặt, đứng dậy ra ngoài với cô, “Cháu thay ta nói với anh ấy, ngày khác em gái sẽ đến nhà cùng anh uống rượu".
Hà Vị cười đồng ý, cùng cô bảy vòng qua bình phong ra ngoài, men theo hành lang đi về cửa lớn.
Trước hiên quán ăn có một bóng dáng, là Tạ Vụ Thanh đứng đợi cô. Hà Vị dừng bước, cô bảy nhác thấy là người khoác quân trang, liền hiểu ý cười cười: “Đi thôi".
“Cô bảy biết anh là ai sao?"
“Là người bảo vệ cháu tối nay", cô bảy thì thầm, “Trong kịch người ta thường xướng như thế".
“…Cô cũng không phải lão sinh[5] mà?"
[5] “Lão sinh" là một từ gọi nhân vật nam lớn tuổi trong những vở diễn kinh kịch
“Có ai không từng vụng trộm hát vài câu tình chàng ý thiếp hả?" Cô bảy trêu chọc cô. Lúc đi lướt qua người Tạ Vụ Thanh, cô bảy còn cảm kích gật đầu, cảm ơn anh hôm nay đã giúp phòng hai chống đỡ.
Tạ Vụ Thanh tuy không biết người phụ nữ này, nhưng thoáng thấy đi cạnh Hà Vị, cũng gật đầu đáp lễ.
Hà Vị đích thân tiễn cô bảy ra cửa, qua tay vịn bằng đồng, bắt gặp mẹ mình được người ta dìu đỡ, bước lên chiếc xe kéo.
Cả đêm cô luôn muốn tìm mẹ một lần, có điều phòng lớn người nhiều, phụ nữ lại càng trầm mặc yên tĩnh, nghĩ chắc đến một gian phòng nhỏ ăn một mình. Hà Vị toan gọi, nhưng mẹ đã cùng với ba nha hoàn theo hầu không chớp mắt lướt qua trước mặt cô. Từ sau khi anh trai qua đời, mẹ con hai người cũng chỉ gặp mặt một lần duy nhất, là lúc mẹ đến nhà chú hai, năn nỉ cô buông tay Triệu Ứng Khác.
Ngày đó cô đồng ý, cho rằng sau này có thể cùng mẹ thân thiết hơn…
Mượn ánh trăng, cô nhìn theo xe kéo mẹ rời đi, chớp mắt vài lần mới đè nén hơi nóng quanh mắt.
Hà Vị quay đầu, nhìn về phía Tạ Vụ Thanh đã đứng đợi cô từ lâu, dịu dàng nói: “Cảm ơn anh".
Tạ Vụ Thanh thấy mắt cô phiếm hồng, chỉ cười hỏi: “Cảm ơn anh làm gì?"
Anh cố gắng làm tất cả mọi thứ, không ngờ đến cuối vẫn như cũ, vẫn luôn có người làm tổn thương trái tim cô.
Cô không biết rằng, hôm nay khi đèn khuya còn chưa tắt hết, người thiếu nữ vòng qua tấm bình phong bước đến mang theo đôi mắt ánh nước trong vắt hơn vô vàn sông núi, khiến anh nhung nhớ hết đêm này tới đêm khác. Đôi mắt ấy có thể không nhìn anh, có thể phân tâm, có thể phản chiếu bóng dáng của người khác, nhưng tuyệt đối không thể che giấu uỷ khuất vì bất kỳ ai.
“Những vị bạn học này chọn chỗ cũng trùng hợp thật". Hà Vị nói.
“Cho rằng anh đến vì bảo vệ thể diện của em à?" Tạ Vụ Thanh hỏi ngược lại, “Lỡ đoán sai, không phải càng thêm thất vọng sao?"
“Không phải thất vọng, cho dù thế nào cũng đều đã giúp em". Nỗi khổ sở trong lòng cô vẫn chưa tan hết, càng không có tinh thần cãi nhau với anh.
Tạ Vụ Thanh đưa tay trước mắt cô. Trong lòng bàn tay là một ngọn nến sinh nhật, màu sắc rực rỡ, nhưng có chút xấu. Hà Vị sửng sốt, sau đó cánh mũi chua xót.
Anh rút nửa hộp diêm nước ngoài, lấy que diêm màu hồng anh đào trong đó, quẹt một cái ra ánh lửa, châm lên dây lõi trắng của nến.
“Ước cái gì, thổi nến rồi nói với anh". Tạ Vụ Thanh nói.
Cô nhẹ giọng thì thầm: “Hôm nay không phải sinh nhật em". Là ngày mai mới đúng.
“Ăn cơm lâu chút nữa, còn không đến ngày mai sao?" Anh cười.
Thì ra… tất cả đều nằm trong sự sắp xếp của anh.
Hà Vị giờ phút này nhìn chằm chằm ánh lửa trên nến sinh nhật, đúng là hình dáng không đẹp mắt nhưng lại nhỏ nhắn đáng yêu.
“Còn cái đẹp hơn", Tạ Vụ Thanh nhìn thấu tâm tư cô, nói: “Nhưng chọn tới chọn lui, vẫn lấy cái này".
Cô cách ánh lửa nhìn Tạ Vụ Thanh: “Vì sao?"
“Ngụ ý tốt", anh nói: “Anh muốn em sống lâu trăm tuổi, sống thọ hơn bất kỳ ai".
Đây là lời chúc phúc từ một kẻ đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, là tâm nguyện từ tận đáy lòng.
Hạ Vị không rời nhìn anh, đột nhiên thốt không nên lời.
Đến khi cô phát hiện có quan quân đi ngang qua chỗ họ. Từ lúc hai người bắt đầu đứng đó hàn huyên, đám khách bên kia chưa từng cắt ngang, nhóm đàn ông hơn ba mươi tuổi, ai nấy đều giống hệt nhau khi thấy thầy giáo mình nói chuyện tình cảm với cô gái khác, có người thoải mái liếc mắt qua, muốn nhìn thêm một cái, có người đi vòng lén lút nhìn, cũng có mấy thầy giáo đầu bạc ghé đến xem náo nhiệt.
Giờ này lại xuất hiện hai người đàn ông, sóng vai nhau dưới tấm biển đãi khách nói chuyện phiếm. Người cao lớn nói, tôi không nên xếp trước cậu, giờ chức quan của cậu cao hơn tôi nhiều, người thấp hơn trả lời, anh là học trưởng của tôi, anh em chúng ta không so đo quan chức. Nội dung trò chuyện thấm tình huynh đệ, nhưng ý đồ đằng sau chỉ có một: Muốn xem thầy Tạ định làm gì…
“Người của anh vẫn luôn nhìn chúng ta". Cô bị người khác để ý nên không thoải mái lắm.
“Nhìn cũng tốt, sau này có thêm mấy người âm thầm bảo vệ sau lưng em". Anh nói.
“Bảo vệ em làm gì". Cô nhẹ giọng đáp.
“Dù sao em từng yêu đương với thầy của họ, vẫn nên bảo vệ chứ", anh lại nói, “Nếu không để lộ ra ngoài, mặt mũi họ cũng khó coi".
Lại nữa rồi. Cô không hé răng.
“Còn chưa nghĩ xong à?" Anh quay lại vấn đề chính.
Hà Vị khẽ lắc đầu, thật ra cô luyến tiếc nên không muốn thổi tắt.
Nhưng cô bất chợt thấy sáp màu chảy xuống tay anh, vội chỉ vào nói: “Nó chảy rồi".
Anh cười không nhúc nhích. Chút sáp lỏng này vốn không là gì.
Hà Vị cuống quýt ghé sát gần, hít một ngụm thật sâu rồi thổi tắt nến. Đến khi nhìn thấy khói trắng lượn lờ bốc lên mới nhớ… rốt cuộc cô ước gì? Đúng là chưa nghĩ ra thật.
Tạ Vụ Thanh nhìn bộ dạng hoảng hốt của cô, liền nhớ đến khoảng thời gian ngắn ngủi khi cô đứng dưới mái hiên lúc chiều.
“Ước gì?" Anh hỏi lần ba.
Ước gì đây?
“Em muốn…" Cô suy nghĩ chốc lát rồi nói, “Một câu thật lòng của Tạ Vụ Thanh".
Anh nhìn cô, không đáp lại.
Thật ra cô cũng không biết bản thân muốn nghe lời thật lòng gì, chỉ cảm thấy trước nay anh cứ nửa thật nửa đùa, nên muốn nghe một câu nói thật. Chỉ là có lẽ anh vẫn không chịu nói. Hà Vị rũ mắt, tránh đi cái nhìn của Tạ Vụ Thanh, thấy nếp gấp quần dài trên đôi ủng quân đội anh, nghĩ đến đôi giày này đã đi qua bao con đường nhuộm máu bùn, mới có thể đứng ởđây.
Thôi quên đi, kỳ thật cũng chỉ là chút tia sáng loé lên, nên mới bật thốt câu đó.
Cô ngẩng đầu, đối diện mắt anh.
Tạ Vụ Thanh trước sau vẫn nhìn cô chăm chú, giống hệt vừa rồi.
Trên khung cửa thuỷ tinh màu đỏ hiện lên hai bóng người, là bóng lưng của cô và khuôn mặt của anh.
Ngoài đường có khoảng mười con lạc đà mang vác mấy bao tải hàng hoá đi ngang, lúc anh vừa vào kinh cũng có một nhóm người chở hàng như thế, đội lạc đà bước vào cổng thành nối đuôi nhau giống một bức tường uốn lượn, kéo dài mấy dặm. Ở đầu đường cuối phó đâu đâu cũng thấy được nó, tiếng chuông leng keng trên cổ lạc đà nơi cổng thành cũng là một cảnh sắc của thành Bắc Kinh. Nơi này vốn không phải quê anh, nhưng vì gặp được cô ở Bách Hoa Thâm Xử, khiến anh sinh lòng luyến tiếc không nỡ.
Chuông lục lạc đinh đang, là cô đang ở Bắc Kinh.
“Chờ anh trở về". Anh cuối cùng nói.
“Có lẽ là một hai năm, cũng có thể lâu hơn". Tạ Vụ Thanh chưa bao giờ mang vẻ mặt nghiêm túc như thế, nhìn thẳng cô nói, “Em có thể kết hôn bất cứ lúc nào, nhưng anh nhất định sẽ trở về, gặp lại em một lần".
Cô ý thức được lời này có nghĩa gì… Không dám tin nhìn chằm chằm Tạ Vụ Thanh.
“Chỉ cần anh còn sống". Anh trịnh trọng hứa.
Anh không thể đưa cô đi, vì Hà Vị không thể lẩn trốn cùng anh được. Không giống việc gả xa, nếu thật sự cô gả xa, đắn đo duy nhất cũng chỉ là chuyện không thể ở cạnh chăm sóc Hà Tri Hành. Nhưng một khi cô bỏ trốn cùng Tạ Vụ Thanh, dù là Hà Tri Hành hay vận tải đường thuỷ Hà gia tất sẽ bị liên luỵ chịu tội, mà cơ nghiệp vận tải đường thuỷ nhà cô cũng sẽ rơi vào tay kẻ khác.
Nếu cô không phải Hà Vị, chỉ là một cô gái bình thường, hoặc giá như anh chỉ là một người đàn ông bình thường như bao người khác, thì có lẽ mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều.
Bởi vì cô là cô hai nhà họ Hà, thế nên gặp được Tạ Vụ Thanh, chỉ có một chữ “đợi".
Nhưng người con gái đương độ trẻ trung như cô, xứng đáng được chọn một tấm chồng tốt, anh không cách nào mở miệng yêu cầu cô chờ gả cho mình.
Đợi, là nói với anh. Đợi đến khi chiến loạn bình ổn, chỉ cần Tạ Vụ Thanh này còn sống, anh nhất định sẽ quay về, gặp mặt cô một lần. Đây là tất cả những gì anh có thể hứa với cô.
— HẾT CHƯƠNG 14 —
Tác giả :
Mặc Bảo Phi Bảo