Kinh Thánh Của Một Người
Chương 5
Chẳng rõ vì sao về đến Bắc Kinh, lục mãi trong tất cả túi áo, túi quần anh vẫn tìm không thấy chìa khóa phòng ở đâu cả. Cửa đã không mở được, mà lại còn sợ người lầu trên, gác dưới nhận ra mình. Nghe bước chân ai đó từ trên vọng xuống, anh vội vàng quay người giả bộ cũng xuống lầu, nào ngờ nơi quay vòng ở cầu thang tầng một lão Lưu đi lên và hai người xáp mặt nhau, lão hỏi: “Thế nào, cậu đã về rồi à?". Lưu là thủ trưởng của anh lúc đang làm biên tập vài năm trước đây, vẫn để râu lồm xồm như hồi Văn cách bị đấu tố. Thời ấy anh đã có công bảo vệ người cán bộ già này, nay nghĩ lại tình xưa nghĩa cũ, anh mạnh dạn nói thật với lão Lưu là tìm không thấy chìa khóa phòng. Lão Lưu chần chừ một lát rồi nói: “Cái phòng ấy của cậu đã phân cho người khác rồi" và lúc này anh mới nhớ ra là phòng ở của mình đã bị lục soát và niêm phong từ lâu. “Có chỗ nào cho tôi tạm nấp được không?", anh hỏi và lão Lưu chau mày trả lời “Khó lắm, phải thông qua ban quản lí chung cư, nhưng mà vì sao cậu lại đường đột trở về như thế này?". Anh nói, mua vé máy bay xong, và thế là quên luôn, không nghĩ tới. Đáng lẽ anh phải đắn đo, suy tính kĩ càng, không được sơ suất như vậy, mà cũng có thể sống ở nước ngoài lâu năm nên không còn nhớ cái cảnh gian khổ trước đây chăng. Lầu trên có người đi xuống, lão Lưu giả bộ không quen biết anh, vội vàng rời bước, đi ra ngoài. Anh cũng vậy, đuổi theo lão Lưu, nhưng chẳng thấy bóng hình đâu cả.
Ngoài trời bụi bay mù mịt. Bắc Kinh hễ vào xuân là gặp bão cát, khiến người ta nhầm lẫn với mùa thu, anh mặc hơi phong phanh và cảm thấy lành lạnh, rồi sực nhớ, cái lão Lưu này đã nhảy lầu thiệt mạng từ lâu, anh phải nhanh chân tẩu thoát, gọi xe taxi đánh thẳng ra sân bay, nhưng lại nghĩ, giấy tờ của anh ở Hải quan nhất định sẽ bị tra cứu và anh trở thành kẻ thù của nhân dân là điều chắc chắn. Kẻ thù của nhân dân, sao mà lạ lùng thế? Lạ lùng hơn nữa là tìm không ra một chỗ dung thân ở cái đô thị nơi ta đã từng sống quá nửa cuộc đời. Sau đó anh lang thang tìm đến một công xã nhân dân mé ngoại ô, định thuê phòng trọ. Người nông dân nọ vai vác cái xẻng dẫn anh vào căn lều phủ kín ni lông, đoạn dùng xẻng chỉ cho anh thấy một dãy hầm láng xi măng, có lẽ là kho rau quả mùa đông, kể cũng đã ít nhiều tiến bộ, anh nghĩ. Không phải là anh chưa hề ngủ trên nền đất, hồi đi lao động cải tạo ở nông trường chuyện như vậy là bình thường, mỗi người một ổ rơm rộng khoảng bốn mươi phân, cứ thế sắp sát cạnh nhau, so với cái huyệt hợp táng cha mẹ anh có nhỉnh hơn một chút, vậy thì bây giờ còn gì nữa mà phải ta thán. Ngoài ra lại có một bậc hầm sâu hơn nữa, nếu mà thuê thì phải chọn chỗ này, vì nó cách âm, anh nói, vợ tôi thích ca hát... Trời ơi, đem theo cả đàn bà làm gì cho cực thân... Anh tỉnh giấc, hóa ra là một cơn ác mộng!
Lâu rồi anh không hay gặp những giấc mơ như vậy, giá có mộng mị điều gì thì cũng ít liên quan tới Trung Quốc. Ở hải ngoại anh thường gặp nhiều người đến từ nơi đó, ai cũng bảo anh nên trở về mà xem, Bắc Kinh đổi thay lớn lắm, anh khó mà nhận ra, khách sạn năm sao nhiều hơn cả Paris, anh tin như thế. Người nào nói bây giờ sống ở Bắc Kinh có thể phát tài, anh bèn hỏi, thế người đó đã phát tài hay chưa? Họ lại bảo, anh không nhớ Trung Quốc à? Dạ thưa phụ mẫu song thân đều quy tiên mà nỗi hương sầu thì cũng mai táng từ lâu, anh xa nơi ấy hơn mười mấy năm nay, không muốn quay về dĩ vãng, xem như đã một lần bị cắt chia.
Giờ đây anh như một cánh chim, tự do trong cõi lòng, không vương vấn, nhẹ nhàng tựa gió tựa mây. Cái quyền tự do đó không phải do trời ban, ngược lại đã trả giá, quý báu lắm và chỉ mỗi mình anh mới tỏ. Anh cũng không dại gì mà cột chặt tự do vào một ai đó, phụ nữ, gia đình hay trẻ nhỏ, những người khiến anh phải gánh vác nặng nề. Nhắm mắt lại rồi bắt đầu cuộc thần du, phiêu lãng, bởi chỉ có nhắm mắt mới không cảm thấy người khác tò mò, để ý, thậm chí giám sát và khống chế ta. Nhắm mắt lại và tự do sẽ đến, tha hồ mà đặt chân tới mọi ngóc ngách diệu kì nơi người con gái. Hồi ở bên Pháp, vùng cao nguyên miền trung, người ta còn giữ lại một cái động rất hoàn chỉnh, du khách chỉ có thể đi vào bằng tàu điện cáp treo, ngồi trong toa nhìn xuống ôi cơ man là nham thạch, cơ man là những núm vú mọc lên, nhỏ dần nhỏ dần bao giọt sữa với màu vàng chanh óng ánh. Trong cảnh tự nhiên âm u và đen tối đó, anh có cảm giác mình vô cùng bé nhỏ, giống như một con tinh trùng lọt giữa tử cung, loại tinh trùng vô sinh, không có khả năng kết giao cùng noãn, chỉ lang thang, giải thoát và thỏa nguyện dục vọng.
Thuở nhỏ khi tính dục còn nằm im chưa trỗi dậy, mẹ anh đã mua cho anh những cuốn truyện đồng dao cưỡi thiên nga dạo chơi, hoặc đứa trẻ không nhà trên lưng con lợn bằng đồng lạc tới nơi giàu có. Anh còn nhớ in nữ tính đầu tiên đến với anh lại không phải từ bà mẹ vô cùng gần gũi, thân tình, ấm áp; ngược lại là vú Lý, nữ bộc trong nhà, người luôn tắm cho anh. Anh cởi tồng ngồng nằm trong chậu nước, vú kì cọ, vuốt ve, ẵm lên, anh úp mặt sát vào bầu ngực phập phồng của vú, vú đặt anh lên giường lau khô, gãi ngứa và vỗ về cho anh thiếp ngủ. Người con gái nhà quê trẻ trung, ngây thơ ấy cứ tưởng anh là con nít không biết gì, nên đã tự nhiên thoải mái một mình tắm gội, và bao khuôn hình đẹp đẽ nữ nhân đều được thu vào ống kính trẻ thơ của cậu bé đang thì măng sữa. Anh ghét người đàn ông nọ vũ phu đánh chị, mẹ anh can ngăn cũng không có kết quả gì, mãi sau phải tốn tiền chuộc mới thành. Tự do là nhân quyền không do trời phú, còn tự do trong giấc mơ cũng chẳng phải hễ mới sinh ra là đã có ngay, nó cần được bảo vệ, giữ gìn nhờ vào một loại năng lực, ý thức, huống hồ ta vẫn thường gặp bao cơn ác mộng quấy rầy.
- Tôi xin nhắc nhở các đồng chí, chúng nó là bọn người muốn âm mưu khôi phục chủ nghĩa tư bản. Ý tôi muốn nói là trên trên, dưới dưới, từ trung ương cho chí địa phương, tất cả đều là đầu trâu mặt ngựa, phải đấu tranh không thương tiếc, phải bảo vệ sự trong sạch của Đảng, giữ gìn quang vinh không bị nhiễm bẩn. Trong những người ngồi đây có hay không lũ đầu trâu mặt ngựa ấy, tôi chẳng dám đảm bảo cái điều mạo hiểm đó, cả ngàn người chật cứng hội trường thế này đều sạch sẽ, đều không có ai trà trộn để kết bè kéo mảng hay sao? Chắc chắn là chúng đang tìm cách chui vào hàng ngũ giai cấp của ta, vì vậy tôi mong các đồng chí đề cao cảnh giác, lau sáng mắt mà nhìn cho rõ, ai chống đối Mao Chủ tịch, chống đối trung ương, chống đổi chủ nghĩa xã hội thì phải lôi ra đấu gục!
Thủ trưởng mặc quân phục màu lục ngồi trên chủ tịch đoàn vừa dứt lời, thì cả hội trường bật đứng dậy và cùng hô vang:
- Quyết quét sạch tất cả bọn đầu trâu mặt ngựa!
- Thà chết để bảo vệ Mao Chủ tịch!
- Thà chết để bảo vệ Trung ương Đảng!
- Kẻ thù nào không đầu hàng thì quyết tiêu diệt chúng!
Ngồi phía trước và phía sau anh đều có người lĩnh xướng hò reo, vì vậy anh cũng phải hô thật to cho tất cả xung quanh đều nghe thấy, ngoài cử chỉ giơ nắm tay lên quá đầu, anh đã hét to đấy chứ. Anh biết, bất kể ai ngồi trong hội trường này hễ có hành động gì khác thường là y như bị theo dõi, người ta theo dõi cả cái lưng của anh nữa, nên sợ toát mồ hôi. Lần đầu tiên anh cảm thấy, rất có thể anh sẽ thành kẻ thù và bị tiêu diệt.
Đại khái anh thuộc loại giai cấp kẻ thù cần tiêu diệt, nhưng cha mẹ anh, những người đã bị giết từ lâu thì thuộc giai cấp nào? Ông nội anh muốn làm quan bèn cống nạp tài sản cả một dãy phố, nhưng vẫn không mua nổi cái mão đôi hia, đã điên lên phóng hỏa thiêu trụi tòa nhà còn lại mà gia đình đang ở, đó là thời đế quốc Đại Thanh và cha anh chưa chào đời. Còn bà ngoại anh, sớm đã cầm cố sạch trơn bao gia sản do ông ngoại để lại, không cần đợi đến lúc mẹ anh lớn lên mới bắt đầu phá phách. Cha mẹ anh chẳng ai làm chính trị, duy chỉ mỗi chú hai lập công với chính quyền mới nhờ vào khoản tiền định tuồn ra Đài Loan, sau đó mang hàm nhân sĩ dân chủ, nhưng bảy tám năm trước đây vẫn không thoát khỏi thân phận là một tên hữu phái. Họ đều sống nhờ lương, nhưng không đến nỗi thiếu ăn thiếu mặc hay sợ thất nghiệp và tất cả đều hoan nghênh một Trung Quốc mới ra đời, dẫu sao thì cái mới vẫn hơn cái cũ.
Ấy là thời sau “giải phóng", “Cộng phỉ"[3] được gọi là “Cộng quân", rồi “Giải phóng quân", và cuối cùng chính thống “Nhân dân giải phóng quân" lần lượt tiến vào thành phố cha mẹ anh đều cảm thấy thế là đã giải phóng! Những cảnh tượng chiến tranh liên miên, bom rơi đạn nổ, tản cư chạy loạn tựa hồ đã vĩnh viễn qua đi, như không bao giờ quay lại. Cha anh là người chẳng ưa chính phủ cũ, từng làm tới chức chủ nhiệm gì đó tại một chi nhánh của ngân hàng nhà nước, nhưng về sau, nói theo ngôn ngữ cha anh là không có quan hệ vây cánh, nên mất việc, thất nghiệp, sung vào hàng ngũ kí giả cho tờ báo cỏn con nào đó, cuối cùng tòa báo này cũng bị đóng cửa luôn, đành bán dần của cải để qua ngày. Anh nhớ thỏi bạc rõ to giấu trong hộp giày nhét dưới gầm tủ ngày một nhỏ dẩn, rồi đến lượt vòng ngọc, nhẫn vàng trên tay mẹ cũng biến đi đâu mất. Điều quan trọng là trong hộp giày kia còn tàng trữ một cuốn sách do người bạn rất kì lạ của cha anh là Hồ đại ca đem đến, in rõ dòng chữ “Tân dân chủ chủ nghĩa luận", có lẽ đây là bản trước tác của Mao Trạch Đông mà anh gặp đầu tiên, được cất giấu với thỏi bạc gia sản nuôi sống cả nhà.
Hồ đại ca dạy trung học, mỗi lần ông đến thăm cha anh là lũ trẻ nhỏ bị đuổi ra ngoài sân nô đùa, ở nhà trong chỉ mỗi người lớn chụm đầu bàn luận xung quanh vấn đề chờ mong “giải phóng". Chủ cho thuê nhà là cục trưởng bưu chính, thân hình béo mập, nói rất khẽ với mọi người rằng Cộng phỉ là cộng sản, cộng thê, ăn chung một nồi, chẳng nhận bà con ruột thịt gì cả, lại còn thẳng tay giết người. Cha mẹ anh không tin lời ông ta, bởi vì họ có một người anh họ từng là cộng sản, lúc còn học đại học ở Thượng Hải đã tham gia hoạt động bí mật, hai mươi năm qua vẫn còn sống, anh gặp ông bác họ này rồi. Mặt ông rỗ, nhưng chẳng làm ai khiếp đảm, ngược lại khi uống rượu đỏ bừng trông rất hào hiệp, giọng cười âm vang thoải mái, có điều bị suyễn, nghe nói những năm đánh du kích dùng lá dại thay thuốc hút nên sinh bệnh. Người bác họ ấy cùng đại quân tiến vào thành, đăng báo tìm thân nhân, nhờ bà con dưới quê chỉ giùm thằng em đang ở chốn nào, hai anh em gặp nhau tại nhà ga xe lửa bằng ám hiệu một cây cờ trắng, chẳng rõ ai đầu hàng ai, nhưng đã khiến hành khách chứng kiến phải ôm bụng bật cười.
Cha anh cũng như người bác họ đều rất háo rượu, mỗi lần đến thăm em ông không quên mang theo một hũ rượu cao lương và cả bọc thức nhắm, hai người chén tạc chén thù phải tới nửa đêm và liên lạc dìu ông về doanh trại. Chuyện về người bác họ rất nhiều, từ lúc ở nhà, cho đến khi du kích đánh nhau, khiến anh say mê, mắt mở không ra, mẹ bảo đi ngủ mà cứ thế ngồi lì. Những câu chuyện này so với các chuyện anh đọc từ trong sách vở hoàn toàn khác nhau, từ chỗ mê đồng dao, cổ tích anh trở nên đứa trẻ sùng bái thần thoại cách mạng. Ông bác họ còn bày anh viết lách làm văn, đưa về nhà ở hai ba tháng. Nhà ông chẳng có cuốn sách nào cho nhi đồng cả, chỉ mỗi một pho “Lỗ Tấn toàn tập", hàng ngày ông bắt anh đọc cho xong một thiên tiểu thuyết, tối về kể lại ông nghe. Anh chẳng rõ những tiểu thuyết cũ kĩ ấy nói gì, bởi vì sở thích lúc bấy giờ của anh là đi đào tường bắt dế. Ông bác họ đem anh trả về cho cô em dâu và cười ha ha, tự công nhận là giáo dục thất bại.
Kì thực thì mẹ anh còn rất trẻ, chưa tới ba mươi tuổi, không muốn làm bà chủ gia đình trông nom lũ trẻ, ưa đời sống mới, tham gia công tác xã hội và do đó thiếu thời gian chiếu cố đến anh. Anh học hành cũng chẳng mấy khó khăn, nhanh chóng trở thành học sinh giỏi, được quàng khăn đỏ và không hề bắt chước bọn con trai nói tục, trêu chọc đám nữ sinh. Ngày mồng 1 tháng 6 anh được nhà trường chọn đi lên thành phố dự lễ nhi đồng quốc tế, vinh dự ở trong đội tặng hoa cho các chiến sĩ thi đua, anh hùng mô phạm. Cha mẹ anh cũng nhiều lần đạt danh hiệu lao động tiên tiến ở cơ quan, đơn vị công tác, mang về bao nhiêu là phần thưởng, nào ca uống nước, nào sổ tay... mà trên đó đều in một chữ “thưởng" rõ to. Có thể nói đó là những ngày tháng hạnh phúc của đời anh, anh mơ ước cũng có dịp lên sân khấu cung thiếu nhi để biểu diễn ca múa như các bạn cùng trang lứa.
Anh đã nghe cô giáo nọ đọc thuộc lòng thiên tiểu thuyết của một nhà văn Nga nào đó, kể chuyện giữa đêm gió tuyết mịt mù, nhân vật chính đánh xe jeep đi công tác, chẳng may hư hỏng nằm đường, nhưng cuối cùng nhìn thấy ánh lửa, tìm đến nhà dân xin độ nhật, và mỗi bà cụ già lặng lẽ mở cửa đón ông ta.
- Nửa đêm ngoài trời gió gào gió rít, tôi (nhân vật chính) không thể nào chợp mắt, vẳng nghe đâu đó những tiếng thở than, vội ngồi dậy và thấy đằng kia cụ già chiếc bóng, mặt nhìn ra ngoài cửa đang ào ào gió tuyết. Tôi bèn hỏi, sao già chưa đi nghỉ, hẳn phải đang đợi ai, lão chờ con? Tôi bảo, để con được thay già trông cửa, gác đêm. Con lão chết rồi, cuối cùng già mới nói, và chính lão là người đã xô nó xuống vực sâu...
- Vì sao lại như thế hở già?
- Nó đi lính, đào ngũ, trốn về nhà và lão không cho nó đẩy cửa bước vào...
Câu chuyện ấy đã đánh động lòng anh thời thơ ấu, anh lắc đầu, thế giới của người lớn quả là khó hiểu. Còn bây giờ anh chẳng những là một tên lính đào tẩu, hơn thế nữa, sẽ trở thành kẻ thù, có lẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện quay về, sà vào lòng mẹ. Anh nhớ cái năm lên tám lần đầu tiên biết suy tư nghĩ ngợi, làm rơi quả bóng xuống sân vườn, nhờ chú út lượm giúp, chú út mắng anh là đồ lười, anh bảo, mẹ dặn không viết xong nhật kí thì không cho xuống lầu. Chú út vẫn khăng khăng, nhặt lên cho mày rồi mày lại ném xuống. Anh hứa không đâu, quả bóng nó tự rơi mà. Chú út rất bực mình nhưng rồi cũng nhặt quẳng lên cho anh, anh chồm qua cửa sổ và nói vọng xuống:
- Bóng rơi xuống đó sao không quay trở lại hả chú? Giá như bóng rơi lên cao thì chẳng phiền chú phải nhặt.
- Mồm mày dẻo nhỉ, đây là vấn đề vật lí, nhóc ạ.
- Vật lí gì thưa chú?
- Nó liên quan đến một định luật cơ bản, có nói mày cũng không hiểu.
Hồi ấy chú út là học sinh trung học mà anh rất sùng kính, lại còn nói những gì là vật lí, là định luật cơ bản. Lần đó chỉ nhớ nổi hai chữ và ngộ ra, tất cả mọi vật trên thế gian này hoạt động trông đều rất bình thường, nhưng nếu xem xét kĩ càng thì lại sâu sắc vô cùng. Về sau mẹ anh mua cho anh toàn tập “Mười vạn cái vì sao", cuốn nào anh cũng xem cả, nhưng chẳng có ấn tượng gì, tuy vậy những nghi vấn đầu đời đối với thế giới thì cứ giữ mãi trong lòng.
Thời ấu thơ xa xôi như mây như khói, một vài điểm sáng thỉnh thoảng nổi lên trong kí ức, nhắc lại nó thì cả một chuỗi sự kiện bị thời gian nhấn chìm bỗng dần dần hiện rõ, như tấm lưới nằm sâu dưới nước, nếu kéo một mắt nào đó lên rồi thì các mắt khác cứ thế nối tiếp, nối tiếp cùng theo. Mỗi thời kì một sự việc đồng thời trở lại, khiến anh không kịp trở tay lần mò, theo dõi, xử lí, vả lại không thể nào đối xử rõ ràng. Đời như một tấm lưới, nếu anh muốn gỡ hết, mắt này sang mắt khác, có lẽ sẽ vô cùng rối rắm và món nợ đó e khó mà trả nổi.
Ngoài trời bụi bay mù mịt. Bắc Kinh hễ vào xuân là gặp bão cát, khiến người ta nhầm lẫn với mùa thu, anh mặc hơi phong phanh và cảm thấy lành lạnh, rồi sực nhớ, cái lão Lưu này đã nhảy lầu thiệt mạng từ lâu, anh phải nhanh chân tẩu thoát, gọi xe taxi đánh thẳng ra sân bay, nhưng lại nghĩ, giấy tờ của anh ở Hải quan nhất định sẽ bị tra cứu và anh trở thành kẻ thù của nhân dân là điều chắc chắn. Kẻ thù của nhân dân, sao mà lạ lùng thế? Lạ lùng hơn nữa là tìm không ra một chỗ dung thân ở cái đô thị nơi ta đã từng sống quá nửa cuộc đời. Sau đó anh lang thang tìm đến một công xã nhân dân mé ngoại ô, định thuê phòng trọ. Người nông dân nọ vai vác cái xẻng dẫn anh vào căn lều phủ kín ni lông, đoạn dùng xẻng chỉ cho anh thấy một dãy hầm láng xi măng, có lẽ là kho rau quả mùa đông, kể cũng đã ít nhiều tiến bộ, anh nghĩ. Không phải là anh chưa hề ngủ trên nền đất, hồi đi lao động cải tạo ở nông trường chuyện như vậy là bình thường, mỗi người một ổ rơm rộng khoảng bốn mươi phân, cứ thế sắp sát cạnh nhau, so với cái huyệt hợp táng cha mẹ anh có nhỉnh hơn một chút, vậy thì bây giờ còn gì nữa mà phải ta thán. Ngoài ra lại có một bậc hầm sâu hơn nữa, nếu mà thuê thì phải chọn chỗ này, vì nó cách âm, anh nói, vợ tôi thích ca hát... Trời ơi, đem theo cả đàn bà làm gì cho cực thân... Anh tỉnh giấc, hóa ra là một cơn ác mộng!
Lâu rồi anh không hay gặp những giấc mơ như vậy, giá có mộng mị điều gì thì cũng ít liên quan tới Trung Quốc. Ở hải ngoại anh thường gặp nhiều người đến từ nơi đó, ai cũng bảo anh nên trở về mà xem, Bắc Kinh đổi thay lớn lắm, anh khó mà nhận ra, khách sạn năm sao nhiều hơn cả Paris, anh tin như thế. Người nào nói bây giờ sống ở Bắc Kinh có thể phát tài, anh bèn hỏi, thế người đó đã phát tài hay chưa? Họ lại bảo, anh không nhớ Trung Quốc à? Dạ thưa phụ mẫu song thân đều quy tiên mà nỗi hương sầu thì cũng mai táng từ lâu, anh xa nơi ấy hơn mười mấy năm nay, không muốn quay về dĩ vãng, xem như đã một lần bị cắt chia.
Giờ đây anh như một cánh chim, tự do trong cõi lòng, không vương vấn, nhẹ nhàng tựa gió tựa mây. Cái quyền tự do đó không phải do trời ban, ngược lại đã trả giá, quý báu lắm và chỉ mỗi mình anh mới tỏ. Anh cũng không dại gì mà cột chặt tự do vào một ai đó, phụ nữ, gia đình hay trẻ nhỏ, những người khiến anh phải gánh vác nặng nề. Nhắm mắt lại rồi bắt đầu cuộc thần du, phiêu lãng, bởi chỉ có nhắm mắt mới không cảm thấy người khác tò mò, để ý, thậm chí giám sát và khống chế ta. Nhắm mắt lại và tự do sẽ đến, tha hồ mà đặt chân tới mọi ngóc ngách diệu kì nơi người con gái. Hồi ở bên Pháp, vùng cao nguyên miền trung, người ta còn giữ lại một cái động rất hoàn chỉnh, du khách chỉ có thể đi vào bằng tàu điện cáp treo, ngồi trong toa nhìn xuống ôi cơ man là nham thạch, cơ man là những núm vú mọc lên, nhỏ dần nhỏ dần bao giọt sữa với màu vàng chanh óng ánh. Trong cảnh tự nhiên âm u và đen tối đó, anh có cảm giác mình vô cùng bé nhỏ, giống như một con tinh trùng lọt giữa tử cung, loại tinh trùng vô sinh, không có khả năng kết giao cùng noãn, chỉ lang thang, giải thoát và thỏa nguyện dục vọng.
Thuở nhỏ khi tính dục còn nằm im chưa trỗi dậy, mẹ anh đã mua cho anh những cuốn truyện đồng dao cưỡi thiên nga dạo chơi, hoặc đứa trẻ không nhà trên lưng con lợn bằng đồng lạc tới nơi giàu có. Anh còn nhớ in nữ tính đầu tiên đến với anh lại không phải từ bà mẹ vô cùng gần gũi, thân tình, ấm áp; ngược lại là vú Lý, nữ bộc trong nhà, người luôn tắm cho anh. Anh cởi tồng ngồng nằm trong chậu nước, vú kì cọ, vuốt ve, ẵm lên, anh úp mặt sát vào bầu ngực phập phồng của vú, vú đặt anh lên giường lau khô, gãi ngứa và vỗ về cho anh thiếp ngủ. Người con gái nhà quê trẻ trung, ngây thơ ấy cứ tưởng anh là con nít không biết gì, nên đã tự nhiên thoải mái một mình tắm gội, và bao khuôn hình đẹp đẽ nữ nhân đều được thu vào ống kính trẻ thơ của cậu bé đang thì măng sữa. Anh ghét người đàn ông nọ vũ phu đánh chị, mẹ anh can ngăn cũng không có kết quả gì, mãi sau phải tốn tiền chuộc mới thành. Tự do là nhân quyền không do trời phú, còn tự do trong giấc mơ cũng chẳng phải hễ mới sinh ra là đã có ngay, nó cần được bảo vệ, giữ gìn nhờ vào một loại năng lực, ý thức, huống hồ ta vẫn thường gặp bao cơn ác mộng quấy rầy.
- Tôi xin nhắc nhở các đồng chí, chúng nó là bọn người muốn âm mưu khôi phục chủ nghĩa tư bản. Ý tôi muốn nói là trên trên, dưới dưới, từ trung ương cho chí địa phương, tất cả đều là đầu trâu mặt ngựa, phải đấu tranh không thương tiếc, phải bảo vệ sự trong sạch của Đảng, giữ gìn quang vinh không bị nhiễm bẩn. Trong những người ngồi đây có hay không lũ đầu trâu mặt ngựa ấy, tôi chẳng dám đảm bảo cái điều mạo hiểm đó, cả ngàn người chật cứng hội trường thế này đều sạch sẽ, đều không có ai trà trộn để kết bè kéo mảng hay sao? Chắc chắn là chúng đang tìm cách chui vào hàng ngũ giai cấp của ta, vì vậy tôi mong các đồng chí đề cao cảnh giác, lau sáng mắt mà nhìn cho rõ, ai chống đối Mao Chủ tịch, chống đối trung ương, chống đổi chủ nghĩa xã hội thì phải lôi ra đấu gục!
Thủ trưởng mặc quân phục màu lục ngồi trên chủ tịch đoàn vừa dứt lời, thì cả hội trường bật đứng dậy và cùng hô vang:
- Quyết quét sạch tất cả bọn đầu trâu mặt ngựa!
- Thà chết để bảo vệ Mao Chủ tịch!
- Thà chết để bảo vệ Trung ương Đảng!
- Kẻ thù nào không đầu hàng thì quyết tiêu diệt chúng!
Ngồi phía trước và phía sau anh đều có người lĩnh xướng hò reo, vì vậy anh cũng phải hô thật to cho tất cả xung quanh đều nghe thấy, ngoài cử chỉ giơ nắm tay lên quá đầu, anh đã hét to đấy chứ. Anh biết, bất kể ai ngồi trong hội trường này hễ có hành động gì khác thường là y như bị theo dõi, người ta theo dõi cả cái lưng của anh nữa, nên sợ toát mồ hôi. Lần đầu tiên anh cảm thấy, rất có thể anh sẽ thành kẻ thù và bị tiêu diệt.
Đại khái anh thuộc loại giai cấp kẻ thù cần tiêu diệt, nhưng cha mẹ anh, những người đã bị giết từ lâu thì thuộc giai cấp nào? Ông nội anh muốn làm quan bèn cống nạp tài sản cả một dãy phố, nhưng vẫn không mua nổi cái mão đôi hia, đã điên lên phóng hỏa thiêu trụi tòa nhà còn lại mà gia đình đang ở, đó là thời đế quốc Đại Thanh và cha anh chưa chào đời. Còn bà ngoại anh, sớm đã cầm cố sạch trơn bao gia sản do ông ngoại để lại, không cần đợi đến lúc mẹ anh lớn lên mới bắt đầu phá phách. Cha mẹ anh chẳng ai làm chính trị, duy chỉ mỗi chú hai lập công với chính quyền mới nhờ vào khoản tiền định tuồn ra Đài Loan, sau đó mang hàm nhân sĩ dân chủ, nhưng bảy tám năm trước đây vẫn không thoát khỏi thân phận là một tên hữu phái. Họ đều sống nhờ lương, nhưng không đến nỗi thiếu ăn thiếu mặc hay sợ thất nghiệp và tất cả đều hoan nghênh một Trung Quốc mới ra đời, dẫu sao thì cái mới vẫn hơn cái cũ.
Ấy là thời sau “giải phóng", “Cộng phỉ"[3] được gọi là “Cộng quân", rồi “Giải phóng quân", và cuối cùng chính thống “Nhân dân giải phóng quân" lần lượt tiến vào thành phố cha mẹ anh đều cảm thấy thế là đã giải phóng! Những cảnh tượng chiến tranh liên miên, bom rơi đạn nổ, tản cư chạy loạn tựa hồ đã vĩnh viễn qua đi, như không bao giờ quay lại. Cha anh là người chẳng ưa chính phủ cũ, từng làm tới chức chủ nhiệm gì đó tại một chi nhánh của ngân hàng nhà nước, nhưng về sau, nói theo ngôn ngữ cha anh là không có quan hệ vây cánh, nên mất việc, thất nghiệp, sung vào hàng ngũ kí giả cho tờ báo cỏn con nào đó, cuối cùng tòa báo này cũng bị đóng cửa luôn, đành bán dần của cải để qua ngày. Anh nhớ thỏi bạc rõ to giấu trong hộp giày nhét dưới gầm tủ ngày một nhỏ dẩn, rồi đến lượt vòng ngọc, nhẫn vàng trên tay mẹ cũng biến đi đâu mất. Điều quan trọng là trong hộp giày kia còn tàng trữ một cuốn sách do người bạn rất kì lạ của cha anh là Hồ đại ca đem đến, in rõ dòng chữ “Tân dân chủ chủ nghĩa luận", có lẽ đây là bản trước tác của Mao Trạch Đông mà anh gặp đầu tiên, được cất giấu với thỏi bạc gia sản nuôi sống cả nhà.
Hồ đại ca dạy trung học, mỗi lần ông đến thăm cha anh là lũ trẻ nhỏ bị đuổi ra ngoài sân nô đùa, ở nhà trong chỉ mỗi người lớn chụm đầu bàn luận xung quanh vấn đề chờ mong “giải phóng". Chủ cho thuê nhà là cục trưởng bưu chính, thân hình béo mập, nói rất khẽ với mọi người rằng Cộng phỉ là cộng sản, cộng thê, ăn chung một nồi, chẳng nhận bà con ruột thịt gì cả, lại còn thẳng tay giết người. Cha mẹ anh không tin lời ông ta, bởi vì họ có một người anh họ từng là cộng sản, lúc còn học đại học ở Thượng Hải đã tham gia hoạt động bí mật, hai mươi năm qua vẫn còn sống, anh gặp ông bác họ này rồi. Mặt ông rỗ, nhưng chẳng làm ai khiếp đảm, ngược lại khi uống rượu đỏ bừng trông rất hào hiệp, giọng cười âm vang thoải mái, có điều bị suyễn, nghe nói những năm đánh du kích dùng lá dại thay thuốc hút nên sinh bệnh. Người bác họ ấy cùng đại quân tiến vào thành, đăng báo tìm thân nhân, nhờ bà con dưới quê chỉ giùm thằng em đang ở chốn nào, hai anh em gặp nhau tại nhà ga xe lửa bằng ám hiệu một cây cờ trắng, chẳng rõ ai đầu hàng ai, nhưng đã khiến hành khách chứng kiến phải ôm bụng bật cười.
Cha anh cũng như người bác họ đều rất háo rượu, mỗi lần đến thăm em ông không quên mang theo một hũ rượu cao lương và cả bọc thức nhắm, hai người chén tạc chén thù phải tới nửa đêm và liên lạc dìu ông về doanh trại. Chuyện về người bác họ rất nhiều, từ lúc ở nhà, cho đến khi du kích đánh nhau, khiến anh say mê, mắt mở không ra, mẹ bảo đi ngủ mà cứ thế ngồi lì. Những câu chuyện này so với các chuyện anh đọc từ trong sách vở hoàn toàn khác nhau, từ chỗ mê đồng dao, cổ tích anh trở nên đứa trẻ sùng bái thần thoại cách mạng. Ông bác họ còn bày anh viết lách làm văn, đưa về nhà ở hai ba tháng. Nhà ông chẳng có cuốn sách nào cho nhi đồng cả, chỉ mỗi một pho “Lỗ Tấn toàn tập", hàng ngày ông bắt anh đọc cho xong một thiên tiểu thuyết, tối về kể lại ông nghe. Anh chẳng rõ những tiểu thuyết cũ kĩ ấy nói gì, bởi vì sở thích lúc bấy giờ của anh là đi đào tường bắt dế. Ông bác họ đem anh trả về cho cô em dâu và cười ha ha, tự công nhận là giáo dục thất bại.
Kì thực thì mẹ anh còn rất trẻ, chưa tới ba mươi tuổi, không muốn làm bà chủ gia đình trông nom lũ trẻ, ưa đời sống mới, tham gia công tác xã hội và do đó thiếu thời gian chiếu cố đến anh. Anh học hành cũng chẳng mấy khó khăn, nhanh chóng trở thành học sinh giỏi, được quàng khăn đỏ và không hề bắt chước bọn con trai nói tục, trêu chọc đám nữ sinh. Ngày mồng 1 tháng 6 anh được nhà trường chọn đi lên thành phố dự lễ nhi đồng quốc tế, vinh dự ở trong đội tặng hoa cho các chiến sĩ thi đua, anh hùng mô phạm. Cha mẹ anh cũng nhiều lần đạt danh hiệu lao động tiên tiến ở cơ quan, đơn vị công tác, mang về bao nhiêu là phần thưởng, nào ca uống nước, nào sổ tay... mà trên đó đều in một chữ “thưởng" rõ to. Có thể nói đó là những ngày tháng hạnh phúc của đời anh, anh mơ ước cũng có dịp lên sân khấu cung thiếu nhi để biểu diễn ca múa như các bạn cùng trang lứa.
Anh đã nghe cô giáo nọ đọc thuộc lòng thiên tiểu thuyết của một nhà văn Nga nào đó, kể chuyện giữa đêm gió tuyết mịt mù, nhân vật chính đánh xe jeep đi công tác, chẳng may hư hỏng nằm đường, nhưng cuối cùng nhìn thấy ánh lửa, tìm đến nhà dân xin độ nhật, và mỗi bà cụ già lặng lẽ mở cửa đón ông ta.
- Nửa đêm ngoài trời gió gào gió rít, tôi (nhân vật chính) không thể nào chợp mắt, vẳng nghe đâu đó những tiếng thở than, vội ngồi dậy và thấy đằng kia cụ già chiếc bóng, mặt nhìn ra ngoài cửa đang ào ào gió tuyết. Tôi bèn hỏi, sao già chưa đi nghỉ, hẳn phải đang đợi ai, lão chờ con? Tôi bảo, để con được thay già trông cửa, gác đêm. Con lão chết rồi, cuối cùng già mới nói, và chính lão là người đã xô nó xuống vực sâu...
- Vì sao lại như thế hở già?
- Nó đi lính, đào ngũ, trốn về nhà và lão không cho nó đẩy cửa bước vào...
Câu chuyện ấy đã đánh động lòng anh thời thơ ấu, anh lắc đầu, thế giới của người lớn quả là khó hiểu. Còn bây giờ anh chẳng những là một tên lính đào tẩu, hơn thế nữa, sẽ trở thành kẻ thù, có lẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện quay về, sà vào lòng mẹ. Anh nhớ cái năm lên tám lần đầu tiên biết suy tư nghĩ ngợi, làm rơi quả bóng xuống sân vườn, nhờ chú út lượm giúp, chú út mắng anh là đồ lười, anh bảo, mẹ dặn không viết xong nhật kí thì không cho xuống lầu. Chú út vẫn khăng khăng, nhặt lên cho mày rồi mày lại ném xuống. Anh hứa không đâu, quả bóng nó tự rơi mà. Chú út rất bực mình nhưng rồi cũng nhặt quẳng lên cho anh, anh chồm qua cửa sổ và nói vọng xuống:
- Bóng rơi xuống đó sao không quay trở lại hả chú? Giá như bóng rơi lên cao thì chẳng phiền chú phải nhặt.
- Mồm mày dẻo nhỉ, đây là vấn đề vật lí, nhóc ạ.
- Vật lí gì thưa chú?
- Nó liên quan đến một định luật cơ bản, có nói mày cũng không hiểu.
Hồi ấy chú út là học sinh trung học mà anh rất sùng kính, lại còn nói những gì là vật lí, là định luật cơ bản. Lần đó chỉ nhớ nổi hai chữ và ngộ ra, tất cả mọi vật trên thế gian này hoạt động trông đều rất bình thường, nhưng nếu xem xét kĩ càng thì lại sâu sắc vô cùng. Về sau mẹ anh mua cho anh toàn tập “Mười vạn cái vì sao", cuốn nào anh cũng xem cả, nhưng chẳng có ấn tượng gì, tuy vậy những nghi vấn đầu đời đối với thế giới thì cứ giữ mãi trong lòng.
Thời ấu thơ xa xôi như mây như khói, một vài điểm sáng thỉnh thoảng nổi lên trong kí ức, nhắc lại nó thì cả một chuỗi sự kiện bị thời gian nhấn chìm bỗng dần dần hiện rõ, như tấm lưới nằm sâu dưới nước, nếu kéo một mắt nào đó lên rồi thì các mắt khác cứ thế nối tiếp, nối tiếp cùng theo. Mỗi thời kì một sự việc đồng thời trở lại, khiến anh không kịp trở tay lần mò, theo dõi, xử lí, vả lại không thể nào đối xử rõ ràng. Đời như một tấm lưới, nếu anh muốn gỡ hết, mắt này sang mắt khác, có lẽ sẽ vô cùng rối rắm và món nợ đó e khó mà trả nổi.
Tác giả :
Cao Hành Kiện