Kim Ngọc Kỳ Ngoại
Chương 98 Lật Xe. [1]
Biên tập: Ginny.
La gia ở kinh thành được coi là một gia tộc có máu mặt, lại thêm có Thành vương phi đứng ra mai mối, hôn sự của nhị công tử La gia hiển nhiên thỏa đáng cực kỳ, Liễu phu nhân đem ngày sinh bát tự của đôi trai gái cho bà mối xem, kết quả đại cát đại hợp, việc hôn sự cứ vậy được định ra.
Liễu gia tuy không thuộc dòng dõi cao quý, nhưng gia phong nhà họ nhìn chung không tệ. Liễu Tri Chu có hai trai một gái, trưởng tử Liễu Lạc đang nhậm chức ở địa phương, con trai thứ hai tên Liễu Nghị, năm nay khoảng mười ba mười bốn tuổi, còn đang đọc sách ở thư viện, khuê nữ duy nhất Liễu Như Ngọc cũng là một nữ tử nổi danh tài mạo song toàn.
Liễu tiểu thư sắp phải xuất giá, người không nỡ xa nhất là đệ đệ Liễu Nghị – Liễu nhị công tử.
Tại Nho Văn Thư Trai.
Vài thiếu niên đang đứng lật xem điển tịch, một người chợt hỏi: “Liễu huynh, nghe nói tỷ tỷ huynh sắp gả vào phủ Thượng Thư, là thật chăng?"
Liễu Nghị đáp: “Phải, thì sao?"
“Lẽ nào huynh chưa từng nghe người ta nói gì về vị La nhị công tử kia ư? Danh tiếng nghe đâu có vẻ không được tốt đẹp mấy."
Liễu Nghị buông sách xuống, nhíu mày hỏi người nọ: “Không tốt đẹp mấy?"
Có người nhỏ giọng kể lại: “Nghe nói La nhị công tử này thường lưu luyến mấy nơi ong bướm, là một người phong lưu đa tình. Mẫu thân ta kể, La nhị công tử trước kia từng được chỉ hôn trở thành hôn phu của An Thành quận chúa, sau An Thành quận chúa đào hôn, La nhị công tử bị chê cười suốt mấy năm nay, cho nên nhà hắn gia thế tuy tốt thì tốt thật, nhưng đến nay chỉ mới lập nghiệp chứ chưa thành gia là vì vậy."
Liễu Nghị siết chặt nắm tay, bắt đầu nổi cáu.
“Các huynh đừng nói lung tung, nếu thật là vậy, phụ mẫu ta làm sao bằng lòng mối hôn sự này, đã là lời đồn thì đừng quá tin là thật."
“Chỉ một hai người nói thì có lẽ không đáng tin, nhưng người người đều nói, mười phần hẳn cũng phải thật đến tám chín phần ấy chứ."
Liễu Nghị cầm túi đựng sách của mình lên, dường như đã nóng lòng không thể nào ngồi yên nổi nữa, nói với những người còn lại: “Ta phải nói chuyện này với cha mẹ, phỏng chừng họ bị người ta che mắt mất rồi."
“Phì…"
Bên cạnh bỗng vang lên tiếng cười khẽ, mấy cậu học trò đồng loạt nhìn sang, thì ra trong góc thư phòng có một thiếu niên bạch y không biết đã ngồi đó từ lúc nào, trông thiếu niên cẩm y cao quý, khuôn mặt như tranh, khóe môi hàm chứa ý cười, cực kỳ động nhân.
Mặt Liễu Nghị nháy mắt đỏ rần, lúng túng cất lời: “Vị huynh đài này, chẳng hay vì sao lại cười?"
Thiếu niên nghiêng đầu nhìn Liễu Nghị, ý cười trên môi vẫn không giảm: “Ta cười… cười ngươi thật khờ."
“Ta… Ta khờ chỗ nào?"
“Cha mẹ ngươi hẳn là có nỗi khổ tâm của riêng họ, trên đời nào có chuyện cha mẹ không thương con cái của mình, người sống một đời luôn có rất nhiều chuyện rầy rà khó xử, mấy ai có thể cả đời lúc nào cũng hài lòng toại nguyện được đâu. Đồng ý mối hôn sự này trong lòng cha mẹ ngươi đã không vui vẻ gì, ngươi lại còn chất vấn họ, không phải là muốn đâm thêm một dao vào lòng cha mẹ ngươi sao?"
“Mặt khác, mấy lời đồn về công tử La gia tuy đa phần đúng là vậy thật, nhưng phẩm hạnh người này không tệ, làm người rộng rãi phóng khoáng, nhất định sẽ đối xử tử tế với tỷ tỷ ngươi, không cần phải lo lắng quá như vậy."
Nói xong, thiếu niên sửa lại ống tay áo rồi bước ra khỏi thư trai. Một chiếc xe ngựa xuất hiện ở đầu hẻm đón thiếu niên rời đi.
Liễu Nghị còn đang ngây ngẩn thất thần, bỗng nghe có người thốt lên: “Đó là mã xa của Diệp gia."
“Lẽ nào vừa rồi là Diệp nhị công tử? Sao chẳng giống lời đồn chút nào vậy…"
“Tốt mã dẻ cùi chứ sao, nếu không sao ai cũng nói y chỉ là một bao áo gấm, bên ngoài khảm vàng nạm ngọc, bên trong chỉ là một mớ cỏ héo chẳng được cái tích sự gì, không tin cứ để y nhấc bút thử xem, sẽ lộ tẩy ngay ấy mà."
Liễu Nghị hỏi: “Vì sao lại nói y chỉ là một bao áo gấm?"
Người nọ cười nói: “Liễu huynh, huynh tới kinh thành hơn nửa năm rồi, sao ngay cả những chuyện thế này cũng không biết vậy? Danh môn Diệp Thị ai ai cũng tài năng kinh thiên động địa, chỉ duy vị nhị công tử này là trật đường, cả ngày chỉ biết chơi đùa, thậm chí còn nuôi cả hổ trong viện, mấy năm trước con hổ kia xổng ra ngoài, dọa không ít người nữa đấy."
Liễu Nghị nhíu mày, hồi tưởng lại mấy câu vừa rồi thiếu niên nói, cảm thấy lời đồn chưa chắc là thật.
Diệp Trọng Cẩm làm ổ trên xe ngựa, ho khan hai tiếng, Hạ Hà vội vàng lấy chai dược hoàn ngọc bích đưa tới môi y.
Y hé miệng nuốt thuốc, sau đó dặn dò: “Không được nói lại với phụ thân mẫu thân và ca ca."
Hạ Hà than thở: “Chủ tử, thật sự nóng đến vậy sao, rõ ràng biết sức khỏe mình không tốt, còn muốn đến thư trai dùng nhờ băng bồn, mấy năm bệ hạ không có ở đây ngài còn chịu an ổn nghe lời một chút, giờ thì…"
Diệp Trọng Cẩm cười nói: “Có ngài ấy ở đây, Diêm vương không thu ta đâu."
Hạ Hà hết cách, châm một ly dược trà ân cần đặt vào tay y.
Diệp Trọng Cẩm lại chê trà nóng, chau mày xua đuổi: “Cầm xa ta một chút."
“Nếu chủ tử không uống, nô tỳ sẽ cáo trạng với phu nhân."
“…"
Diệp Trọng Cẩm ủ rũ nhận chén trà, không cam tâm tình nguyện nhấp một ngụm, hầm hừ: “Lông cánh cứng cáp rồi đúng không, dám uy hiếp bản chủ tử, hôm nào ta phải tìm một nam nhân thật xấu gả ngươi đi cho rồi."
Hạ Hà biết y đùa, chỉ cười làm lành, không để trong lòng.
Nói đến hôn sự, Diệp Trọng Cẩm lại nghĩ đến chuyện thông gia hai nhà La Liễu, Liễu Tri Chu không phải là người yêu quyền thế, ngược lại, là một người luôn lấy thực tế làm chuẩn mực, cho nên khi biết Liễu Tri Chu đồng ý mối hôn sự này, Diệp Trọng Cẩm có hơi kinh ngạc
Đến cổng Kim Quang Tự, Diệp Trọng Cẩm bước xuống xe ngựa, quay sang căn dặn Hạ Hà: “Ta đi tìm sư phụ, ngươi đi dạo quanh tự một lát đi, nếu buồn chán quá thì qua đại điện rút xâm hỏi chuyện nhân duyên cũng được, Kim Quang Tự giải xâm chính xác lắm đó."
Mặt Hạ Hà thoắt cái đỏ bừng, nhìn y cứ vậy mà thong dong đi mất.
Vào thiền phòng ở hậu viện, một tiểu sa di trông thấy Diệp Trọng Cẩm đến, gật đầu với y: “Trường Sinh sư đệ, đến tìm sư phụ ư?"
“Vong Ưu sư huynh." Diệp Trọng Cẩm trả lễ với tiểu sa di, nói: “Dạo trước đệ có mượn sư phụ một bản cổ tịch, hôm nay đến trả."
Vong Ưu nói: “Hôm qua sư phụ đã vân du rồi, trước khi đi sư phụ nhắc bần tăng chuyển lại cho sư đệ một câu."
Diệp Trọng Cẩm nói: “Sư huynh mời nói."
“Sư phụ nói, chuyện làm khó đệ, bởi vì chưa phát sinh, cho nên giống như một biến số, vì vậy không thể nào đo đoán được. Giữ vững chính đạo mới là cách giải quyết vẹn toàn."
Nói xong, tiểu sa di chắp lại hai tay, gật đầu với y một cái nữa rồi sải bước.
Diệp Trọng Cẩm bật cười, lẩm nhẩm: “Giữ vững chính đạo, nhưng thế nào mới là chính đạo?"
Đời trước Tống Ly trên vì xã tắc, dưới vì lê dân, không thẹn với lòng, lẽ nào là tà đạo? Đời này Diệp Trọng Cẩm chỉ lo thân mình, rời xa triều chính, lẽ nào lại là chính đạo?
Thượng tuần tháng bảy, Yến Khách Sảnh của tướng phủ dựng thành giảng đường, Diệp lão gia tử bắt đầu ngày đầu tiên trong chuỗi mười buổi đứng lớp giảng bài, các danh sĩ của Đại Khâu lũ lượt kéo về kinh thành, mức độ rầm rộ xưa nay chưa từng có.
Lão tiên sinh đã rất lâu rồi không mở lớp giảng bài, song học vấn của ông vẫn chẳng ai bì được, mỗi lời thốt ra đều là dẫn kinh cứ điển, mỗi câu mỗi chữ tác động lòng người, giúp nhiều người vừa nghe đã ngộ ra rất nhiều triết lý. Chỉ tiếc lớp học chỉ xếp được hơn trăm ghế, nhiều văn sĩ không có thư mời vẫn kéo đến cổng tướng phủ, chấp nhận ngủ trong cảnh màn trời chiếu đất, chỉ mong có thể cướp được cơ hội bàng thính.
Không ít quan viên trong triều thậm chí còn mượn cớ bệnh nặng không thể thượng triều để chớp lấy thời gian chạy đến tướng phủ nghe giảng.
Diệp Thị “Truyền đạo thụ nghiệp" dường như đã thành bản năng dung nhập sâu vào máu thịt mỗi người, lão gia tử quy ẩn đã nhiều năm, lần này ngồi trở lại chiếc ghế tiên sinh dạy học, cùng học sinh đàm luận thi từ luận án, sức khỏe vốn ngày một già yếu vậy mà lại dần dần có thêm sức sống.
Diệp Nham Bách đứng tránh sau tấm bình phong nhìn thần thái sáng ngời của cha mình, đáy lòng trỗi lên bao nhiêu là cảm khái.
Diệp Trọng Cẩm nhỏ giọng nói: “Ông nội muốn về Tân Châu."
Diệp Nham Bách thở dài một tiếng, xoa đầu con trai: “Sẽ nhanh thôi."
Lúc trước ông đã ước định với tiên hoàng, sẽ phụ tá tân đế tọa vững giang sơn, một khi thế cục đã định, cả nhà ông đi ở tùy ý, mà nay Hoàn Nguyên đế tài năng kinh thế, nhân tài trong triều ngày càng sung túc, chỉ cần phụ tá thêm một khoảng thời gian nữa thôi, nhiều nhất là ba năm, gia đình bọn họ có thể yên tâm rời khỏi kinh thành."
Chỉ mong lão gia tử có thể đợi được ba năm ấy.
Sau khi kết thúc “Mười ngày học", kinh thành trở về dáng vẻ sóng yên biển lặng, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, bên trong lại đang diễn ra những biến hóa cực lớn.
Thứ nhất, lão gia tử chủ trương để lại bản sao của rất nhiều sách cổ và văn tự cổ đại vốn đã gần như tuyệt tích để hậu thế có thể xem và lưu giữ, vì vậy rất nhiều người trước đây không hiểu văn tự nguyên bản trong sách, thì ngày nay đã có thể nhìn thấy ánh bình minh, một ít văn tự cổ, lại thêm một ít văn tự ngoại lai, dần dà đã có người mở học đường truyền thụ lại kiến thức mình nghiệm được.
Thứ hai, lão gia tử chủ trương văn võ song tu, ông cho rằng kẻ học võ không hề thô lỗ, ngược lại học võ có thể giúp cường thân kiện thể, văn nhân và quân nhân không nên thù địch mà nên học hỏi lẫn nhau, bù đắp chỗ thiếu hụt cho nhau. Trong triều, học trò của Diệp Thị rất nhiều, bọn họ xem lời của Hoằng Văn tiên sinh nói như lời thánh nhân dạy, cũng vì vậy, làn sóng trọng văn khinh võ dần dần được cải thiện rất lớn.
Thứ ba, là về Hoàn Nguyên đế, tân đế đăng cơ chưa quá ba tháng, trước đây vì chuyện của Minh vương khiến cho người người đều e ngại, giờ đây trong nhận thức của mọi người, tân đế là một vị quân chủ được vạn dân kính ngưỡng.
Lão gia tử không tận lực ca ngợi triều đình, ông chỉ nói, tân đế tuổi còn nhỏ, nhưng có nhiều chỗ khiến một kẻ đã đến tuổi nhĩ thuận chi niên như ông cũng thấy hổ thẹn không bằng.
Chỉ vài ba câu đơn giản như vậy, còn lại không cần lão gia tử phải nói, tự có người thay ông nói.
Bệ hạ ở tái bắc hữu dũng hữu mưu, lập không biết bao nhiêu kỳ công. Bệ hạ ở trong triều bị người khác mưu hại, cuối cùng chỉ lấy ân báo oán. Bệ hạ thuở còn là thái tử, mới mười hai tuổi đã tự nguyện tòng quân, chính tay đâm thát tử, trận nào cũng xung phong đi đầu, đến cả Mạnh lão tướng quân cũng hết lời ngợi khen ngài có phong thái của tổ tiên… Công trạng mà bệ hạ lập nên có thể so với chiến tích của tổ tiên Cố Thị, sánh cùng Thái Tổ hoàng đế.
Cũng nhờ đó, triều đình muốn phổ biến chính pháp mới đã trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Chẳng qua khởi nguồn của mấy lời đồn thất thiệt bên ngoài đến nay vẫn chưa tra ra manh mối.
Lại qua thêm vài ngày, Diệp Trọng Cẩm gặp lại bạn tốt Lục Tử Diên.
Cậu chàng tay xách nách mang một bao quần áo to tổ chảng đến xin tá túc trong phòng Diệp Trọng Cẩm, dáng vẻ trông đến là tội nghiệp: “Ta bỏ nhà đi rồi, A Cẩm, ngươi cho ta nương nhờ đi."
Diệp Trọng Cẩm liếc hắn, hừ một tiếng: “Cho ngươi ở nhờ thì được cái gì?"
Lục Tử Diên sáp qua ôm eo Diệp Trọng Cẩm, ngả ngớn khiều khiều cằm y, lưu loát liệt kê chỗ tốt của mình: “Lợi nhiều lắm nha, ta có thể chọc cho ngươi vui vẻ, có thể hầu hạ ngươi, còn có thể làm ấm giường cho ngươi nữa."
“…"
Nếu hai người bọn họ dám làm vậy thật, Lục Lẫm mà thấy được, y chắc chắn sẽ bị ghim đến chết.
Diệp Trọng Cẩm đẩy Lục Tử Diên ra, tên tiểu bá vương này lại chẳng khác gì miếng kẹo mạch nha dính cứng ngắt, kéo mãi không rớt xuống được, y chột dạ hỏi: “Có phải ngươi còn trách lần trước ta gạt ngươi không, nên hôm nay đặc biệt đến đây để hãm hại ta?"
Lục Tử Diên hoảng hốt thốt lên: “Ấy ấy, ngươi không nói ta cũng quên mất chuyện này, ngươi và Lục Lẫm thế mà lại liên thủ lừa gạt ta, hại ta đau lòng chết đi được, mất hết niềm tin vào cuộc sống, ta thật sự nhìn lầm ngươi rồi."
Khóe môi Diệp Trọng Cẩm co rút một cái, thôi xong!
Lục Tử Diên phẫn nộ chọc chọc gáy y, càm ràm kể tội: “Ta bình thường không hề tệ bạc với ngươi, chuyện gì tốt cũng nghĩ đến ngươi đầu tiên, gặp phải chuyện phiền toái, ngươi cũng là người đầu tiên ta muốn nhờ giúp đỡ, huynh đệ nghĩa khí như ta ngươi đi đâu mà tìm ra được một người thứ hai? Ở lại kinh thành sẽ gặp nguy hiểm ta cũng báo trước cho ngươi, còn ngươi, còn ngươi thì sao?"
Diệp Trọng Cẩm cúi đầu, ngoan ngoãn chờ hắn phát tiết phẫn uất xong, lúc này mới dè chừng lên tiếng: “Làm sao ngươi biết trong kinh sắp tới sẽ có nguy hiểm?"
Lục Tử Diên mím môi, đảo mắt một lượt, thấy trong phòng không còn ai khác ngoài hai người bọn họ mới ghé sát vào tai Diệp Trọng Cẩm: “Bởi vì, hoàng đế sẽ bị gian nịnh mê hoặc."
“Gian nịnh? Làm sao ngươi biết?"
Lục Tử Diên đáp: “Những gì ta nói là do một vị đạo nhân vân du nói với ta, ông ấy nói tên gian nịnh kia là một hoạn thần, hoàng đế mù quáng tin lời kẻ gian mà ngoảnh mặt với triều cương, về sau… còn dẫn đến họa diệt quốc."
Huyết sắc trên mặt Diệp Trọng Cẩm rút sạch, y cố gắng điều chỉnh lại tâm tình, khàn giọng hỏi: “Chỉ một tên hoạn thần, cũng có thể dẫn đến diệt quốc ư?"
Lục Tử Diên là người có thù với lịch sử, huống chi mấy người viết sử không thể nào mà không có sai lầm hay bỏ sót gì đó, hắn cố gắng lục lại ký ức còn sót lại, đáp lời Diệp Trọng Cẩm: “Một hoạn thần thôi đương nhiên là không thể, nhưng sau khi y chết, hoàng đế lại phát điên phát rồ, giết không biết bao nhiêu người, còn dựng nghi thức tế thiên gì đó, toàn bộ thanh quan trong triều gần như bị hoàng đế tru diệt không còn một ai, lý do là để chôn cùng hoạn thần nọ."
Đầu Diệp Trọng Cẩm ong lên, giả, những điều này nhất định là giả! Cố Sâm đã hứa với y rồi mà, sẽ làm một hoàng đế tốt, người nọ, đã hứa với y như vậy mà…
Nhưng y tin những gì Lục Tử Diên nói, những tai họa phát sinh ở đời trước, những tai họa sau khi y chết…
Y nghe thấy giọng mình hỏi Lục Tử Diên: “Sau đó thì sao?"
Lục Tử Diên nói: “Sau đó… hoàng đế chết, triều đại lần nữa đổi chủ."
“Hoàng đế chết như thế nào?"
Lục Tử Diên nhận ra sắc mặt y không ổn, hốt hoảng kêu lên: “A Cẩm, ngươi làm sao vậy?"
Diệp Trọng Cẩm nắm chặt vai hắn, cơ hồ là cầu khẩn: “Tử Diên, hoàng đế vì sao chết, là ai giết?"
Lúc này Lục Tử Diên mới giật mình nhớ ra, A Cẩm từ nhỏ đã thân với thái tử, hắn lúng túng gãi đầu: “Chuyện này thì ta không biết."
Sử sách ghi chép lại, Hoàn Nguyên đế gây ra hai đại thảm án, tên là “Họa Thanh Lưu" và “Con Đường Đỏ", do số người liên lụy quá nhiều, toàn bộ mái ngói kinh thành đều tắm máu, trên đường phố, máu văn quan đọng thành suối cạn, vì vậy được xưng là “Con Đường Đỏ". Hoàn Nguyên đế thuở đầu là một vị quân vương anh minh thần võ, cuối đời lại là một đế vương tàn nhẫn vô đạo, chuyện này cực kỳ vô lý, hậu thế cũng vì vậy mà tranh luận về vị đế vương này triền miên.
Lục Tử Diên chỉ cần nhớ tới thảm trạng ấy toàn thân đã phát run rồi, “A Cẩm, so với hoàng đế, ngươi nên lo cho mình trước thì hơn, nói tới thanh quan, hứng mũi chịu sào là Diệp gia nhà các ngươi đó."
Diệp Trọng Cẩm hỏi: “Vị đạo nhân vân du kia, ngươi có nhớ dáng dấp của ông ấy ra sao không? Có những đặc thù gì?"
Lục Tử Diên bắt đầu đau đầu, vị đạo nhân vân du ấy hoàn toàn không tồn tại, đều do hắn bịa ra mà thôi.
“Bề ngoài người nọ trông như một tên khuất cái, bẩn thỉu, ăn mặc rách rưới, ngươi muốn tìm ông ấy chắc không tìm được đâu." Hắn vừa nói vừa xoa lưng bạn tốt của mình an ủi: “A Cẩm đừng sợ, ngươi theo ta đi, chúng ta rời khỏi kinh thành, cùng nhau lưu lạc chân trời."
“A Cẩm không đi đâu hết."
Lục Tử Diên ngớ người, một bóng đen xẹt qua bên cạnh, thân thể hắn nháy mắt đã lơ lửng trên không, bị một lực cực mạnh ném ra ngoài, sau đó lại được một hắc y thị vệ đỡ được.
Bảo bối của Lục hầu gia suýt nữa rớt hỏng, lòng thủ lĩnh thị vệ tới giờ vẫn còn sợ hãi.
Lục Tử Diên la oai oái: “Ai vậy? Ai dám lớn lối như vậy…"
Lời nói bỗng nghẹn ngang, bởi vì vị đại ca tướng mạo nghiêm túc trước mắt hắn vừa mới móc ra một lệnh bài hắc long, bên trên khắc ba chữ — Kim Ngô Vệ.
“Người đó…"
“Thánh thượng."
Lục Tử Diên thoáng chốc như bị ai đả thông hai mạch nhâm đốc, cái gì cũng nghĩ không ra, ngay sau đó lại lâm vào hoảng sợ tột độ — Bị lật xe rồi!
===========
Ht chương 98.
[1] Lật xe rồi: Mình tra thì đây là ngôn ngữ mạng, thấy nghĩa giống giống cụm Lật Thuyền Trong Mương, hình dung sự cố xui xẻo thình lình xảy ra.
La gia ở kinh thành được coi là một gia tộc có máu mặt, lại thêm có Thành vương phi đứng ra mai mối, hôn sự của nhị công tử La gia hiển nhiên thỏa đáng cực kỳ, Liễu phu nhân đem ngày sinh bát tự của đôi trai gái cho bà mối xem, kết quả đại cát đại hợp, việc hôn sự cứ vậy được định ra.
Liễu gia tuy không thuộc dòng dõi cao quý, nhưng gia phong nhà họ nhìn chung không tệ. Liễu Tri Chu có hai trai một gái, trưởng tử Liễu Lạc đang nhậm chức ở địa phương, con trai thứ hai tên Liễu Nghị, năm nay khoảng mười ba mười bốn tuổi, còn đang đọc sách ở thư viện, khuê nữ duy nhất Liễu Như Ngọc cũng là một nữ tử nổi danh tài mạo song toàn.
Liễu tiểu thư sắp phải xuất giá, người không nỡ xa nhất là đệ đệ Liễu Nghị – Liễu nhị công tử.
Tại Nho Văn Thư Trai.
Vài thiếu niên đang đứng lật xem điển tịch, một người chợt hỏi: “Liễu huynh, nghe nói tỷ tỷ huynh sắp gả vào phủ Thượng Thư, là thật chăng?"
Liễu Nghị đáp: “Phải, thì sao?"
“Lẽ nào huynh chưa từng nghe người ta nói gì về vị La nhị công tử kia ư? Danh tiếng nghe đâu có vẻ không được tốt đẹp mấy."
Liễu Nghị buông sách xuống, nhíu mày hỏi người nọ: “Không tốt đẹp mấy?"
Có người nhỏ giọng kể lại: “Nghe nói La nhị công tử này thường lưu luyến mấy nơi ong bướm, là một người phong lưu đa tình. Mẫu thân ta kể, La nhị công tử trước kia từng được chỉ hôn trở thành hôn phu của An Thành quận chúa, sau An Thành quận chúa đào hôn, La nhị công tử bị chê cười suốt mấy năm nay, cho nên nhà hắn gia thế tuy tốt thì tốt thật, nhưng đến nay chỉ mới lập nghiệp chứ chưa thành gia là vì vậy."
Liễu Nghị siết chặt nắm tay, bắt đầu nổi cáu.
“Các huynh đừng nói lung tung, nếu thật là vậy, phụ mẫu ta làm sao bằng lòng mối hôn sự này, đã là lời đồn thì đừng quá tin là thật."
“Chỉ một hai người nói thì có lẽ không đáng tin, nhưng người người đều nói, mười phần hẳn cũng phải thật đến tám chín phần ấy chứ."
Liễu Nghị cầm túi đựng sách của mình lên, dường như đã nóng lòng không thể nào ngồi yên nổi nữa, nói với những người còn lại: “Ta phải nói chuyện này với cha mẹ, phỏng chừng họ bị người ta che mắt mất rồi."
“Phì…"
Bên cạnh bỗng vang lên tiếng cười khẽ, mấy cậu học trò đồng loạt nhìn sang, thì ra trong góc thư phòng có một thiếu niên bạch y không biết đã ngồi đó từ lúc nào, trông thiếu niên cẩm y cao quý, khuôn mặt như tranh, khóe môi hàm chứa ý cười, cực kỳ động nhân.
Mặt Liễu Nghị nháy mắt đỏ rần, lúng túng cất lời: “Vị huynh đài này, chẳng hay vì sao lại cười?"
Thiếu niên nghiêng đầu nhìn Liễu Nghị, ý cười trên môi vẫn không giảm: “Ta cười… cười ngươi thật khờ."
“Ta… Ta khờ chỗ nào?"
“Cha mẹ ngươi hẳn là có nỗi khổ tâm của riêng họ, trên đời nào có chuyện cha mẹ không thương con cái của mình, người sống một đời luôn có rất nhiều chuyện rầy rà khó xử, mấy ai có thể cả đời lúc nào cũng hài lòng toại nguyện được đâu. Đồng ý mối hôn sự này trong lòng cha mẹ ngươi đã không vui vẻ gì, ngươi lại còn chất vấn họ, không phải là muốn đâm thêm một dao vào lòng cha mẹ ngươi sao?"
“Mặt khác, mấy lời đồn về công tử La gia tuy đa phần đúng là vậy thật, nhưng phẩm hạnh người này không tệ, làm người rộng rãi phóng khoáng, nhất định sẽ đối xử tử tế với tỷ tỷ ngươi, không cần phải lo lắng quá như vậy."
Nói xong, thiếu niên sửa lại ống tay áo rồi bước ra khỏi thư trai. Một chiếc xe ngựa xuất hiện ở đầu hẻm đón thiếu niên rời đi.
Liễu Nghị còn đang ngây ngẩn thất thần, bỗng nghe có người thốt lên: “Đó là mã xa của Diệp gia."
“Lẽ nào vừa rồi là Diệp nhị công tử? Sao chẳng giống lời đồn chút nào vậy…"
“Tốt mã dẻ cùi chứ sao, nếu không sao ai cũng nói y chỉ là một bao áo gấm, bên ngoài khảm vàng nạm ngọc, bên trong chỉ là một mớ cỏ héo chẳng được cái tích sự gì, không tin cứ để y nhấc bút thử xem, sẽ lộ tẩy ngay ấy mà."
Liễu Nghị hỏi: “Vì sao lại nói y chỉ là một bao áo gấm?"
Người nọ cười nói: “Liễu huynh, huynh tới kinh thành hơn nửa năm rồi, sao ngay cả những chuyện thế này cũng không biết vậy? Danh môn Diệp Thị ai ai cũng tài năng kinh thiên động địa, chỉ duy vị nhị công tử này là trật đường, cả ngày chỉ biết chơi đùa, thậm chí còn nuôi cả hổ trong viện, mấy năm trước con hổ kia xổng ra ngoài, dọa không ít người nữa đấy."
Liễu Nghị nhíu mày, hồi tưởng lại mấy câu vừa rồi thiếu niên nói, cảm thấy lời đồn chưa chắc là thật.
Diệp Trọng Cẩm làm ổ trên xe ngựa, ho khan hai tiếng, Hạ Hà vội vàng lấy chai dược hoàn ngọc bích đưa tới môi y.
Y hé miệng nuốt thuốc, sau đó dặn dò: “Không được nói lại với phụ thân mẫu thân và ca ca."
Hạ Hà than thở: “Chủ tử, thật sự nóng đến vậy sao, rõ ràng biết sức khỏe mình không tốt, còn muốn đến thư trai dùng nhờ băng bồn, mấy năm bệ hạ không có ở đây ngài còn chịu an ổn nghe lời một chút, giờ thì…"
Diệp Trọng Cẩm cười nói: “Có ngài ấy ở đây, Diêm vương không thu ta đâu."
Hạ Hà hết cách, châm một ly dược trà ân cần đặt vào tay y.
Diệp Trọng Cẩm lại chê trà nóng, chau mày xua đuổi: “Cầm xa ta một chút."
“Nếu chủ tử không uống, nô tỳ sẽ cáo trạng với phu nhân."
“…"
Diệp Trọng Cẩm ủ rũ nhận chén trà, không cam tâm tình nguyện nhấp một ngụm, hầm hừ: “Lông cánh cứng cáp rồi đúng không, dám uy hiếp bản chủ tử, hôm nào ta phải tìm một nam nhân thật xấu gả ngươi đi cho rồi."
Hạ Hà biết y đùa, chỉ cười làm lành, không để trong lòng.
Nói đến hôn sự, Diệp Trọng Cẩm lại nghĩ đến chuyện thông gia hai nhà La Liễu, Liễu Tri Chu không phải là người yêu quyền thế, ngược lại, là một người luôn lấy thực tế làm chuẩn mực, cho nên khi biết Liễu Tri Chu đồng ý mối hôn sự này, Diệp Trọng Cẩm có hơi kinh ngạc
Đến cổng Kim Quang Tự, Diệp Trọng Cẩm bước xuống xe ngựa, quay sang căn dặn Hạ Hà: “Ta đi tìm sư phụ, ngươi đi dạo quanh tự một lát đi, nếu buồn chán quá thì qua đại điện rút xâm hỏi chuyện nhân duyên cũng được, Kim Quang Tự giải xâm chính xác lắm đó."
Mặt Hạ Hà thoắt cái đỏ bừng, nhìn y cứ vậy mà thong dong đi mất.
Vào thiền phòng ở hậu viện, một tiểu sa di trông thấy Diệp Trọng Cẩm đến, gật đầu với y: “Trường Sinh sư đệ, đến tìm sư phụ ư?"
“Vong Ưu sư huynh." Diệp Trọng Cẩm trả lễ với tiểu sa di, nói: “Dạo trước đệ có mượn sư phụ một bản cổ tịch, hôm nay đến trả."
Vong Ưu nói: “Hôm qua sư phụ đã vân du rồi, trước khi đi sư phụ nhắc bần tăng chuyển lại cho sư đệ một câu."
Diệp Trọng Cẩm nói: “Sư huynh mời nói."
“Sư phụ nói, chuyện làm khó đệ, bởi vì chưa phát sinh, cho nên giống như một biến số, vì vậy không thể nào đo đoán được. Giữ vững chính đạo mới là cách giải quyết vẹn toàn."
Nói xong, tiểu sa di chắp lại hai tay, gật đầu với y một cái nữa rồi sải bước.
Diệp Trọng Cẩm bật cười, lẩm nhẩm: “Giữ vững chính đạo, nhưng thế nào mới là chính đạo?"
Đời trước Tống Ly trên vì xã tắc, dưới vì lê dân, không thẹn với lòng, lẽ nào là tà đạo? Đời này Diệp Trọng Cẩm chỉ lo thân mình, rời xa triều chính, lẽ nào lại là chính đạo?
Thượng tuần tháng bảy, Yến Khách Sảnh của tướng phủ dựng thành giảng đường, Diệp lão gia tử bắt đầu ngày đầu tiên trong chuỗi mười buổi đứng lớp giảng bài, các danh sĩ của Đại Khâu lũ lượt kéo về kinh thành, mức độ rầm rộ xưa nay chưa từng có.
Lão tiên sinh đã rất lâu rồi không mở lớp giảng bài, song học vấn của ông vẫn chẳng ai bì được, mỗi lời thốt ra đều là dẫn kinh cứ điển, mỗi câu mỗi chữ tác động lòng người, giúp nhiều người vừa nghe đã ngộ ra rất nhiều triết lý. Chỉ tiếc lớp học chỉ xếp được hơn trăm ghế, nhiều văn sĩ không có thư mời vẫn kéo đến cổng tướng phủ, chấp nhận ngủ trong cảnh màn trời chiếu đất, chỉ mong có thể cướp được cơ hội bàng thính.
Không ít quan viên trong triều thậm chí còn mượn cớ bệnh nặng không thể thượng triều để chớp lấy thời gian chạy đến tướng phủ nghe giảng.
Diệp Thị “Truyền đạo thụ nghiệp" dường như đã thành bản năng dung nhập sâu vào máu thịt mỗi người, lão gia tử quy ẩn đã nhiều năm, lần này ngồi trở lại chiếc ghế tiên sinh dạy học, cùng học sinh đàm luận thi từ luận án, sức khỏe vốn ngày một già yếu vậy mà lại dần dần có thêm sức sống.
Diệp Nham Bách đứng tránh sau tấm bình phong nhìn thần thái sáng ngời của cha mình, đáy lòng trỗi lên bao nhiêu là cảm khái.
Diệp Trọng Cẩm nhỏ giọng nói: “Ông nội muốn về Tân Châu."
Diệp Nham Bách thở dài một tiếng, xoa đầu con trai: “Sẽ nhanh thôi."
Lúc trước ông đã ước định với tiên hoàng, sẽ phụ tá tân đế tọa vững giang sơn, một khi thế cục đã định, cả nhà ông đi ở tùy ý, mà nay Hoàn Nguyên đế tài năng kinh thế, nhân tài trong triều ngày càng sung túc, chỉ cần phụ tá thêm một khoảng thời gian nữa thôi, nhiều nhất là ba năm, gia đình bọn họ có thể yên tâm rời khỏi kinh thành."
Chỉ mong lão gia tử có thể đợi được ba năm ấy.
Sau khi kết thúc “Mười ngày học", kinh thành trở về dáng vẻ sóng yên biển lặng, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, bên trong lại đang diễn ra những biến hóa cực lớn.
Thứ nhất, lão gia tử chủ trương để lại bản sao của rất nhiều sách cổ và văn tự cổ đại vốn đã gần như tuyệt tích để hậu thế có thể xem và lưu giữ, vì vậy rất nhiều người trước đây không hiểu văn tự nguyên bản trong sách, thì ngày nay đã có thể nhìn thấy ánh bình minh, một ít văn tự cổ, lại thêm một ít văn tự ngoại lai, dần dà đã có người mở học đường truyền thụ lại kiến thức mình nghiệm được.
Thứ hai, lão gia tử chủ trương văn võ song tu, ông cho rằng kẻ học võ không hề thô lỗ, ngược lại học võ có thể giúp cường thân kiện thể, văn nhân và quân nhân không nên thù địch mà nên học hỏi lẫn nhau, bù đắp chỗ thiếu hụt cho nhau. Trong triều, học trò của Diệp Thị rất nhiều, bọn họ xem lời của Hoằng Văn tiên sinh nói như lời thánh nhân dạy, cũng vì vậy, làn sóng trọng văn khinh võ dần dần được cải thiện rất lớn.
Thứ ba, là về Hoàn Nguyên đế, tân đế đăng cơ chưa quá ba tháng, trước đây vì chuyện của Minh vương khiến cho người người đều e ngại, giờ đây trong nhận thức của mọi người, tân đế là một vị quân chủ được vạn dân kính ngưỡng.
Lão gia tử không tận lực ca ngợi triều đình, ông chỉ nói, tân đế tuổi còn nhỏ, nhưng có nhiều chỗ khiến một kẻ đã đến tuổi nhĩ thuận chi niên như ông cũng thấy hổ thẹn không bằng.
Chỉ vài ba câu đơn giản như vậy, còn lại không cần lão gia tử phải nói, tự có người thay ông nói.
Bệ hạ ở tái bắc hữu dũng hữu mưu, lập không biết bao nhiêu kỳ công. Bệ hạ ở trong triều bị người khác mưu hại, cuối cùng chỉ lấy ân báo oán. Bệ hạ thuở còn là thái tử, mới mười hai tuổi đã tự nguyện tòng quân, chính tay đâm thát tử, trận nào cũng xung phong đi đầu, đến cả Mạnh lão tướng quân cũng hết lời ngợi khen ngài có phong thái của tổ tiên… Công trạng mà bệ hạ lập nên có thể so với chiến tích của tổ tiên Cố Thị, sánh cùng Thái Tổ hoàng đế.
Cũng nhờ đó, triều đình muốn phổ biến chính pháp mới đã trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Chẳng qua khởi nguồn của mấy lời đồn thất thiệt bên ngoài đến nay vẫn chưa tra ra manh mối.
Lại qua thêm vài ngày, Diệp Trọng Cẩm gặp lại bạn tốt Lục Tử Diên.
Cậu chàng tay xách nách mang một bao quần áo to tổ chảng đến xin tá túc trong phòng Diệp Trọng Cẩm, dáng vẻ trông đến là tội nghiệp: “Ta bỏ nhà đi rồi, A Cẩm, ngươi cho ta nương nhờ đi."
Diệp Trọng Cẩm liếc hắn, hừ một tiếng: “Cho ngươi ở nhờ thì được cái gì?"
Lục Tử Diên sáp qua ôm eo Diệp Trọng Cẩm, ngả ngớn khiều khiều cằm y, lưu loát liệt kê chỗ tốt của mình: “Lợi nhiều lắm nha, ta có thể chọc cho ngươi vui vẻ, có thể hầu hạ ngươi, còn có thể làm ấm giường cho ngươi nữa."
“…"
Nếu hai người bọn họ dám làm vậy thật, Lục Lẫm mà thấy được, y chắc chắn sẽ bị ghim đến chết.
Diệp Trọng Cẩm đẩy Lục Tử Diên ra, tên tiểu bá vương này lại chẳng khác gì miếng kẹo mạch nha dính cứng ngắt, kéo mãi không rớt xuống được, y chột dạ hỏi: “Có phải ngươi còn trách lần trước ta gạt ngươi không, nên hôm nay đặc biệt đến đây để hãm hại ta?"
Lục Tử Diên hoảng hốt thốt lên: “Ấy ấy, ngươi không nói ta cũng quên mất chuyện này, ngươi và Lục Lẫm thế mà lại liên thủ lừa gạt ta, hại ta đau lòng chết đi được, mất hết niềm tin vào cuộc sống, ta thật sự nhìn lầm ngươi rồi."
Khóe môi Diệp Trọng Cẩm co rút một cái, thôi xong!
Lục Tử Diên phẫn nộ chọc chọc gáy y, càm ràm kể tội: “Ta bình thường không hề tệ bạc với ngươi, chuyện gì tốt cũng nghĩ đến ngươi đầu tiên, gặp phải chuyện phiền toái, ngươi cũng là người đầu tiên ta muốn nhờ giúp đỡ, huynh đệ nghĩa khí như ta ngươi đi đâu mà tìm ra được một người thứ hai? Ở lại kinh thành sẽ gặp nguy hiểm ta cũng báo trước cho ngươi, còn ngươi, còn ngươi thì sao?"
Diệp Trọng Cẩm cúi đầu, ngoan ngoãn chờ hắn phát tiết phẫn uất xong, lúc này mới dè chừng lên tiếng: “Làm sao ngươi biết trong kinh sắp tới sẽ có nguy hiểm?"
Lục Tử Diên mím môi, đảo mắt một lượt, thấy trong phòng không còn ai khác ngoài hai người bọn họ mới ghé sát vào tai Diệp Trọng Cẩm: “Bởi vì, hoàng đế sẽ bị gian nịnh mê hoặc."
“Gian nịnh? Làm sao ngươi biết?"
Lục Tử Diên đáp: “Những gì ta nói là do một vị đạo nhân vân du nói với ta, ông ấy nói tên gian nịnh kia là một hoạn thần, hoàng đế mù quáng tin lời kẻ gian mà ngoảnh mặt với triều cương, về sau… còn dẫn đến họa diệt quốc."
Huyết sắc trên mặt Diệp Trọng Cẩm rút sạch, y cố gắng điều chỉnh lại tâm tình, khàn giọng hỏi: “Chỉ một tên hoạn thần, cũng có thể dẫn đến diệt quốc ư?"
Lục Tử Diên là người có thù với lịch sử, huống chi mấy người viết sử không thể nào mà không có sai lầm hay bỏ sót gì đó, hắn cố gắng lục lại ký ức còn sót lại, đáp lời Diệp Trọng Cẩm: “Một hoạn thần thôi đương nhiên là không thể, nhưng sau khi y chết, hoàng đế lại phát điên phát rồ, giết không biết bao nhiêu người, còn dựng nghi thức tế thiên gì đó, toàn bộ thanh quan trong triều gần như bị hoàng đế tru diệt không còn một ai, lý do là để chôn cùng hoạn thần nọ."
Đầu Diệp Trọng Cẩm ong lên, giả, những điều này nhất định là giả! Cố Sâm đã hứa với y rồi mà, sẽ làm một hoàng đế tốt, người nọ, đã hứa với y như vậy mà…
Nhưng y tin những gì Lục Tử Diên nói, những tai họa phát sinh ở đời trước, những tai họa sau khi y chết…
Y nghe thấy giọng mình hỏi Lục Tử Diên: “Sau đó thì sao?"
Lục Tử Diên nói: “Sau đó… hoàng đế chết, triều đại lần nữa đổi chủ."
“Hoàng đế chết như thế nào?"
Lục Tử Diên nhận ra sắc mặt y không ổn, hốt hoảng kêu lên: “A Cẩm, ngươi làm sao vậy?"
Diệp Trọng Cẩm nắm chặt vai hắn, cơ hồ là cầu khẩn: “Tử Diên, hoàng đế vì sao chết, là ai giết?"
Lúc này Lục Tử Diên mới giật mình nhớ ra, A Cẩm từ nhỏ đã thân với thái tử, hắn lúng túng gãi đầu: “Chuyện này thì ta không biết."
Sử sách ghi chép lại, Hoàn Nguyên đế gây ra hai đại thảm án, tên là “Họa Thanh Lưu" và “Con Đường Đỏ", do số người liên lụy quá nhiều, toàn bộ mái ngói kinh thành đều tắm máu, trên đường phố, máu văn quan đọng thành suối cạn, vì vậy được xưng là “Con Đường Đỏ". Hoàn Nguyên đế thuở đầu là một vị quân vương anh minh thần võ, cuối đời lại là một đế vương tàn nhẫn vô đạo, chuyện này cực kỳ vô lý, hậu thế cũng vì vậy mà tranh luận về vị đế vương này triền miên.
Lục Tử Diên chỉ cần nhớ tới thảm trạng ấy toàn thân đã phát run rồi, “A Cẩm, so với hoàng đế, ngươi nên lo cho mình trước thì hơn, nói tới thanh quan, hứng mũi chịu sào là Diệp gia nhà các ngươi đó."
Diệp Trọng Cẩm hỏi: “Vị đạo nhân vân du kia, ngươi có nhớ dáng dấp của ông ấy ra sao không? Có những đặc thù gì?"
Lục Tử Diên bắt đầu đau đầu, vị đạo nhân vân du ấy hoàn toàn không tồn tại, đều do hắn bịa ra mà thôi.
“Bề ngoài người nọ trông như một tên khuất cái, bẩn thỉu, ăn mặc rách rưới, ngươi muốn tìm ông ấy chắc không tìm được đâu." Hắn vừa nói vừa xoa lưng bạn tốt của mình an ủi: “A Cẩm đừng sợ, ngươi theo ta đi, chúng ta rời khỏi kinh thành, cùng nhau lưu lạc chân trời."
“A Cẩm không đi đâu hết."
Lục Tử Diên ngớ người, một bóng đen xẹt qua bên cạnh, thân thể hắn nháy mắt đã lơ lửng trên không, bị một lực cực mạnh ném ra ngoài, sau đó lại được một hắc y thị vệ đỡ được.
Bảo bối của Lục hầu gia suýt nữa rớt hỏng, lòng thủ lĩnh thị vệ tới giờ vẫn còn sợ hãi.
Lục Tử Diên la oai oái: “Ai vậy? Ai dám lớn lối như vậy…"
Lời nói bỗng nghẹn ngang, bởi vì vị đại ca tướng mạo nghiêm túc trước mắt hắn vừa mới móc ra một lệnh bài hắc long, bên trên khắc ba chữ — Kim Ngô Vệ.
“Người đó…"
“Thánh thượng."
Lục Tử Diên thoáng chốc như bị ai đả thông hai mạch nhâm đốc, cái gì cũng nghĩ không ra, ngay sau đó lại lâm vào hoảng sợ tột độ — Bị lật xe rồi!
===========
Ht chương 98.
[1] Lật xe rồi: Mình tra thì đây là ngôn ngữ mạng, thấy nghĩa giống giống cụm Lật Thuyền Trong Mương, hình dung sự cố xui xẻo thình lình xảy ra.
Tác giả :
Tịch Tịch Lý