Kim Ngọc Kỳ Ngoại
Chương 69 Ba Năm Rồi Lại Bốn Năm
Biên tập: Ginny.
Ba năm sau, kinh thành vẫn tấp nập phồn hoa chưa từng thay đổi.
Dương xuân tháng ba, tơ liễu tung bay khắp vòm trời rộng lớn, bờ Minh Nguyệt hồ vẫn náo nhiệt như dĩ vãng, văn nhân học tử tới lui không ngớt, nếu có khác thì chỉ khác rằng Vọng Nguyệt Lâu nứt tiếng gần xa năm nào ngày nay đã là chuyện của thuở trước.
Vài thiếu niên mặc nho y bước ra cửa thư trai, dáng dấp khoảng mười ba mười bốn tuổi, trong lòng mỗi người ôm một chồng sách, đi ngang qua Vọng Nguyệt Lâu thì bỗng một người lên tiếng: “Trà lâu này nhìn có vẻ thanh tĩnh, hay là chúng ta vào uống một chén trà đi."
Một người khác đề nghị: “Trân Vị Lâu bên cạnh được hơn."
Người đánh tiếng lúc đầu do dự: “Trân Vị Lâu… Cái tên này nghe có vẻ dung tục thế nào ấy, kém xa “Vọng Nguyệt" có bao nhiêu văn nhã."
Mấy người còn lại nghe vậy cười nói: “Liễu huynh, chắc huynh vừa đến kinh thành nên chưa biết đấy thôi, Vọng Nguyệt Lâu mấy năm trước đúng là rất đông khách, nhưng phần nhiều là những kẻ ra vẻ học sang, từ ngày Trân Vị Lâu mở cửa thì Vọng Nguyệt Lâu đã không còn đông nữa, nói cho cùng, mấy nơi như tửu lâu trà quán thì bữa cơm mỹ vị mới là chân lý."
“Phẩm qua chung trà trong Trân Vị Lâu rồi sẽ thấy, trà nước ở Vọng Nguyệt Lâu chỉ là trà thô, thật tình nuốt không xuống nổi, đó là còn chưa kể các loại điểm tâm mỹ vị bên Trân Vị Lâu, ai, đừng chỉ lo nói, trễ thêm chút nữa phỏng chừng chẳng còn chỗ để mà ngồi."
Thiếu niên họ Liễu lấy làm tò mò: “Nếu vậy hôm nay ta nhất định phải nếm thử mới được, nếu không như lời các huynh nói, ta sẽ không tha cho các huynh đâu."
Bọn họ vừa đi vừa trò chuyện, tiến vào trà lâu.
Vừa vào đã có tiểu nhị chạy ra đón khách: “Các vị khách quý có đặt trước sương phòng chưa ạ?"
“Vẫn chưa."
“Vậy không biết có quen khách nhân nào đang dùng bữa hay chăng?"
Nhóm người hai mặt nhìn nhau, một người trong đó hỏi: “Lẽ nào hôm nay chúng ta chậm chân rồi, quý lâu đã hết chỗ trống?"
“Thưa, không phải không còn, chỗ ngồi thì vẫn có, có điều chưởng quỹ của chúng tôi về nhà sớm để bồi phu nhân, chỉ chuẩn bị thức ăn đã đặt trước, nếu không đặt trước, cũng không quen vị bằng hữu nào đang dùng bữa trong điếm, hiện tại tệ điếm chỉ còn trà bánh bình thường, không biết ý các vị thế nào?"
“Trà bánh cũng được rồi, chúng ta không kén chọn." Một vị công tử có vẻ xuất thân nhà cao cửa rộng khoát tay nói.
Thiếu niên họ Liễu trầm tư: “Có khách lại không muốn làm ăn, nhất định cứ phải về nhà bồi thê tử, chưởng quỹ này đúng là một người kỳ lạ."
Tiểu nhị cười đáp: “Cũng không hẳn là quá kỳ lạ đâu, chưởng quỹ của chúng tôi thương phu nhân lắm, mấy năm trước một thân một mình chạy tới tận Tân Châu, quỳ trước cửa nhạc phụ gia gia mấy ngày trời mới đả động được lòng của nhạc gia bên đó, nhạc gia mới đồng ý gả phu nhân đến kinh thành. Bây giờ tuy làm ăn buôn bán ngày càng phát đạt, chưởng quỹ vẫn luôn nâng phu nhân trong lòng bàn tay, thật đúng y mấy câu về thần tiên quyến lữ mà người đời thường nói."
Mấy thiếu niên nghe xong đều cảm khái: “Quả là tình thâm đáng trọng,"
Nhóm người đang chuyện trò bỗng dưng im bặt. Chỉ thấy một nam tử bạch y từ trên lầu đi xuống, khuôn mặt tuấn duật vô song, quanh thân phát ra khí chất cao quý như hàn ngọc, đôi mắt lại đặc biệt lạnh lùng. Những người có mặt bên dưới trong khoảnh khắc vừa thấy bạch y nam tử thì không hẹn cùng nhấc bước nhường đường, có lẽ cảm thấy bản thân đứng cạnh người này là một chuyện gì đó rất khó khăn, khiến cho họ hận không thể hóa thành hạt bụi ngay lập tức.
Phía sau bỗng vang lên một tiếng cười khẽ, thì ra sau nam tử bạch y còn một người nữa, nhìn tuổi tác trông có vẻ lớn hơn một chút, nụ cười trên mặt đậm nét phong lưu, vừa đuổi theo bạch y vừa nói: “Hằng Chi, ngươi xem này, mấy bạn nhỏ này giống hệt chúng ta thời trẻ, lúc nào cũng thích tìm mấy quyển kỳ văn dị lục trong thư trai lén giấu trong túi sách mang về, ngươi khi đó thích nhất hình như là mấy loại quỷ quái chí dị, giấu riêng không biết bao nhiêu bản."
Diệp Trọng Huy lạnh nhạt ậm ừ một tiếng, bước chân càng nhanh hơn.
La Diễn nhìn theo bóng lưng bạch y, khóe môi lại nở nụ cười, quay đầu nhìn mấy “bạn nhỏ", thở dài ai oán: “Các ngươi đừng có học theo hắn, nửa phần nhân tình cũng không có, thật khiến cho người ta vừa giận vừa hận." Dứt lời lại vội vã đuổi theo, luôn miệng gọi: “Hằng Chi, này, Hằng Chi."
Sau khi hai người đột ngột xuất hiện rồi đột ngột rời đi, mấy người còn lại như vừa tỉnh mộng, Liễu Nghị hỏi: “Người vừa rồi là ai vậy?"
Tiểu nhị đáp: “Vị mặc lam y là nhị công tử của La thượng thư, hiện là Bộ Hộ Viên Ngoại Lang, còn vị bạch y công tử kia…"
Một khách nhân đúng lúc đi ngang qua cười lạnh tiếp lời: “Cái vị bạch y kia càng không tầm thường, xuất thân từ danh môn Diệp Thị, trưởng tử của đương triều thừa tướng Đại Khâu, chưa từng tham gia khoa khảo đã được thánh thượng hạ chỉ phong làm Biên Tu Hàn Lâm Viện, đến cả tân khoa trạng nguyên cũng chưa chắc có được đãi ngộ bậc này. Mà cả triều văn võ không một ai dám nói một chữ “Không"."
“Ba đời Diệp gia đều là cái dạng đó, bên ngoài thì bày ra dáng vẻ thanh cao thoát tục, ngồi đợi thánh thượng ban ân, còn Đại Khâu ta, cứ như không thể thiếu Diệp gia được vậy…"
Lời gã còn chưa nói hết đã bị người đi cùng chặn miệng, liên tục phân trần: “Các vị tiểu hữu xin chớ để ý, hắn hơi quá chén nên nói sảng ấy mà."
Nói là uống say nhưng không ngửi được hương rượu, đoàn người vội vã rời đi, tiểu nhị nhìn theo lắc đầu cảm thán: “Vị đại nhân “quá chén" này không phải là trạng nguyên lang Từ Nhiếp đề tên bảng vàng năm nay sao?"
Mọi người nghe vậy thì hiểu ngay, vốn nên là người danh tiếng vang dội nhất, ấy vậy mà lại trở thành nền cho một đạo thánh chỉ, dù là ai cũng không tránh khỏi buồn bực muộn phiền.
La Diễn nhanh chóng leo lên mã xa của Diệp gia, hỏi: “Ta chỉ mới nhắc tới chuyện trước đó vừa khéo gặp Đậu tiên sinh, quay đầu ngươi đã bỏ đi mất, vội chuyện gì sao?"
“Đến Diêu gia, đón A Cẩm."
Hai mắt La Diễn tràn ra chua xót, lắc đầu nói: “Ngươi đúng là hết thuốc chữa, ta nghe nói ở Nam Cương có một loại cổ độc, người trúng cổ chỉ nghe theo mệnh lệnh của người hạ cổ, ta thật hoài nghi, đệ đệ ngươi có phải đã hạ cổ trên người ngươi rồi không, khiến cho trong mắt ngươi trong lòng ngươi lúc nào cũng chỉ có đệ đệ."
Diệp Trọng Huy không đáp lời La Diễn, nheo mắt nói: “Ngươi tìm ta nếu chỉ để nói chuyện này thì xuống xe được rồi."
“…"
La Diễn nhìn chằm chằm sườn mặt Diệp Trọng Huy một lúc thật lâu, giọng bỗng khàn khàn: “Có việc, nhưng trong mã xa nói không tiện, lần sau lại tìm ngươi, không cho ngươi trốn nữa."
Diệp Trọng Huy gật đầu, nâng tay chỉ rèm che phía trước mã xa, khóe môi La Diễn cong lên, vén mành vải rồi nhảy ra ngoài, nhìn theo mã xa dần dần khuất xa tầm mắt, thở dài: “Hằng Chi ơi là Hằng Chi, ta vì ngươi mà gặp ma, ngươi có biết?"
Diêu gia.
Vườn hoa sắc vàng rực rỡ trước mắt lại không được ai thưởng thức, cả một đám người đều vây quanh lương đình cố sức nhón chân nhìn ngó vào trong.
Bên trong lương đình có một thiếu niên dáng người nho nhỏ đang cầm cọ vẽ, chấm qua chút mực màu rồi hạ bút xuống nền giấy trắng, không bao lâu sau, một tiểu oa nhi bụ bẫm đã thành hình, vừa nhìn chỉ muốn cắn cho một cái, trên trán bé có một dúm tóc quăn, hai cánh tay tròn trĩnh dang rộng như đang đợi người đến bế.
Chung quanh nổi lên thanh âm trầm trồ tán thưởng, đứa bé đẹp như vậy e là chỉ tồn tại trong tranh mà thôi.
Thiếu niên buông bút, ngón tay thon dài như được khắc ra từ ngọc thạch, gương mặt khi nở nụ cười rạng rỡ như đóa hoa xuân, ngoái đầu nhìn người phía sau, lên tiếng hỏi: “Đường tỷ thấy sao?"
Diệp Nhược Dao không thốt nổi thành lời, chỉ có thể gật gù bày tỏ. Diêu Trân thay nàng đáp: “Bức vẽ thật sự không thể tốt hơn được nữa, tạ đường đệ đã vẽ tặng."
Diệp Trọng Cẩm nói: “Đương nhiên, ta vẽ chính ta mà, còn ai có thể đẹp mắt hơn ta sao?"
Câu này với người khác thì nghe có vẻ tự đại, nhưng với thiếu niên trước mắt thì đích thật chẳng phải quá lời, răng trắng mắt sáng, khuôn mặt tinh xảo đến cực hạn, hệt như được bút pháp tuyệt mỹ nhất thế gian họa ra, mỗi đường mỗi nét đều cất giấu tâm tư của tạo hoá.
Diệp Nhược Dao xoa xoa phần bụng đã nhô ra của mình: “Tranh tuy đẹp, nhưng vẫn không sánh bằng người thật sờ sờ trước mắt, nghe nói mỗi ngày đều ngắm người đẹp thì con cái sinh ra cũng sẽ đẹp mắt lắm, nếu A Cẩm đường đệ thường xuyên đến thăm thì không còn gì bằng." Vừa nói hai mắt vừa trông mong nhìn thiếu niên.
Nàng thành thân đã nhiều năm nhưng tính khí thuở xưa vẫn vẹn nguyên không đổi, cả khi làm nũng với phu quân mình cũng có thể hạ bút thành văn.
Diệp Trọng Cẩm đáp ngay: “Chuyện này có gì khó, mỗi ngày đường tỷ cứ nhìn mình trong gương đồng, đảm bảo cục cưng sinh ra nhất định là một mỹ nhân."
Chỉ với vài câu đã chọc cho Diệp Nhược Dao cười mãi.
Ra khỏi lương đình, Diệp Trọng Cẩm thuận tay hái một chiếc lá xanh gần mình rồi nâng trong tay thưởng thức, toàn thân cao thấp trên người thiếu niên không chỗ nào không đẹp, đến cả móng tay cũng tinh xảo hơn người thường, mang một màu phấn hồng nhàn nhạt, lại trơn bóng oánh nhuận, màu lá xanh biếc nằm giữa những ngón tay kỳ căn ngọc cốt bắt mắt lạ thường, trông cứ như một miếng phỉ thúy trân quý vậy.
Y nói: “Ta tự đi được rồi, tỷ phu không cần phải đích thân đưa tiễn ta đâu."
Diêu Trân bị lời y nói chọc cho đỏ mặt, thật thà đáp: “Một ngày làm chủ, cả đời làm chủ, Diêu Trân cả đời vĩnh viễn là người của chủ tử." Hắn ngừng lại một chút, lại hỏi: “Món kho mấy hôm trước ta đưa đến còn không, ta cho người đưa đến một hộp nữa nhé."
Diệp Trọng Cẩm le lưỡi cười: “Càng nhiều càng tốt."
Ra tới cổng, mã xa của Diệp gia đã đậu sẵn ở ngoài, Diêu Trân đỡ y lên, Diệp Trọng Cẩm vừa vén rèm che lên, gương mặt lãnh mạc anh tuấn cực kỳ quen thuộc in ngay vào tầm mắt, sắc mặt Diệp Trọng Cẩm cứng đờ, “Tỷ phu, ta còn vài việc nữa, chi bằng chúng ta quay lại thương nghị tiếp…"
Lời chưa dứt, cổ tay đã bị túm lấy kéo vào xe.
Ngay sau đó, trong mã xa vọng ra thanh tiếng lạnh như băng: “Xuất phát." Xa phu không dám chậm trễ, vội vã vung roi da thúc ngựa chạy đi.
“Ca ca…"
Diệp Trọng Huy lạnh mặt không để ý tới y, đôi mắt đen láy của thiếu niên lóe lên, cầm lá thông trên tay chọt lên mi tâm Diệp Trọng Huy một cái, nháy mắt, khuôn mặt băng sơn tan rã, Diệp Trọng Huy giữ lại ngón tay đang làm loạn của thiếu niên, muốn giữ vẻ mặt nghiêm nghị cũng chẳng làm được nữa.
Chỉ có thể thở dài cam chịu: “Đậu tiên sinh là tiên sinh nổi tiếng nhất Thái An thư viện, phải may mắn lắm mới được tiên sinh bằng lòng thu làm đệ tử quan môn, vì sao không chịu cố gắng học hành?"
Diệp Trọng Cẩm lầm bầm: “Có phải tự ta muốn bái sư đâu, do các người thay ta bái mà, sư phụ ta trước nay chỉ có một, là…"
“Không Trần đại sư? Đại sư ra ngoài vân du hơn một năm rồi, không biết khi nào mới hồi kinh, đệ cũng không thể vì vậy mà bỏ lỡ tri thức của mình được."
“Cái gì mà bỏ lỡ tri thức, ta một không tham gia khoa cử, hai không muốn làm tiên sinh, học nhiều để làm gì, thứ sư phụ dạy ta mới là thứ thú vị thật sự. Đêm qua ta quan sát thiên tượng, tính ra sư phụ sắp về rồi, lần này có tận bảy phần chắc chắn."
Diệp Trọng Huy nói: “Tháng trước, tháng trước nữa, cả tháng trước trước nữa, đệ đều nói y như vậy."
“…"
Thấy y rủ rũ cúi đầu, đôi mắt hắc bạch phân minh đã mất đi thần thái linh động vốn có ngày thường, Diệp Trọng Huy bật cười: “Vậy A Cẩm nói ca ca nghe xem, đêm qua đệ quan sát thiên tượng, nhìn thấy được gì?"
Thiếu niên trầm mặc một lúc rồi ghé sát vào tai hắn, nhỏ giọng thì thầm: “Đêm qua A Cẩm thấy Tử Vi đế tinh ảm đạm, đã có tư thế vật đổi sao dời, thánh thượng sợ là không xong rồi."
Diệp Trọng Huy biến sắc, buổi lâm triều hôm nay thánh thượng quả thật có biểu hiện mệt mỏi không có tinh thần, hắn trầm ngâm hỏi: “Chuyện này trừ đệ ra, còn ai biết nữa?"
“Ta lại không có ngốc." Diệp Trọng Cẩm tự châm cho mình một chung trà rồi nhàn nhã nhấp một ngụm, phiến môi đỏ tươi bị nước trà làm cho ướt sũng, càng thêm trơn bóng thủy nhuận, “Việc này dù đúng hay sai đều là trọng tội nguyền rủa thiên tử, Ty Thiên Giám còn không dám báo cáo, A Cẩm nào dám phát ngôn linh tinh, chỉ nói với mỗi ca ca thôi."
Diệp Trọng Huy nghe vậy mới dần thả lỏng, than thở: “Tổ phụ cho đệ bái nhập môn hạ của Không Trần đại sư, trở thành đệ tử tục gia của cửa Phật, bản ý là muốn đệ tu tập Phật pháp, rèn tâm luyện tính, ai ngờ đệ lại học kỳ môn độn giáp, còn trầm mê trong đó, không biết là họa hay là phúc nữa."
Diệp Trọng Cẩm không phục: “Sư phụ nói A Cẩm có tuệ căn, có duyên với Phật, cũng hữu duyên với sư phụ ngài."
Diệp Trọng Huy cười nói: “Câu này đệ đi mà nói với phụ thân và tổ phụ."
Một lúc sau, mã xa dừng lại, Diệp Trọng Huy vén rèm rồi liếc người bên cạnh một cái, phiến môi cong lên, cười nói: “Đến nơi rồi, xin mời, Cẩm thiếu gia."
“Ca ca, tình cảm huynh đệ hai ta vậy mà lại không chịu nổi chút khảo nghiệm nho nhỏ này sao?" Diệp Trọng Cẩm kéo tay Diệp Trọng Huy, bi thương nói.
Diệp Trọng Huy thuận thế xoa nắn lòng bàn tay mềm như bánh của đệ đệ mình mấy cái, giả vờ khó dễ: “Trốn học không phải là chuyện nhỏ, cho dù ca ca không nói, bên phía Đậu tiên sinh cũng sẽ khai báo lại thôi, sớm muộn đều không thể gạt, chi bằng tự đệ ngoan ngoãn nhận lỗi, tổ phụ xưa nay thương đệ nhất, nói không chừng bị đệ dùng hai ba câu lừa gạt là chuyện gì cũng êm xuôi."
“Ca ca đừng xuyên tạc, Đậu tiên sinh không phải nhìn mặt mũi huynh mới bằng lòng chịu thu tảng đá cứng đầu là ta sao, nếu huynh cầu tiên sinh, tiên sinh sẽ không nỡ làm huynh khó xử đâu."
“A Cẩm nói vậy là không đúng rồi, đệ làm sai, sao lại thành ta đi cầu người? Đệ tự xem mình là hỗn thế tiểu ma vương của Lục gia kia rồi sao?"
Diệp Trọng Cẩm tức giận trừng Diệp Trọng Huy: “Được thôi được thôi, ta thỉnh tội với tổ phụ là được." Nói xong nhảy phốc xuống xe, chẳng qua vừa nhìn quang cảnh trước mặt thì không giấu nổi kinh ngạc, nơi này đâu phải tướng phủ nhà mình, trước mắt y là một trạch viện khá u tĩnh, chung quanh bám đầy dây leo, muôn hồng ngàn tía, bừng bừng sức sống.
“Đây…"
Diệp Trọng Huy ung dung xuống xe, nói: “Việc phía sau, phải xem đệ có bản lĩnh khiến Đậu tiên sinh tha thứ cho đệ hay không."
Thần sắc ảm đạm trong mắt thiếu niên hoàn toàn tan biến, hai mắt sáng bừng, xoay người lại thân thiết gọi hai tiếng “Ca ca" rồi kích động chạy vào trong viện.
===========
Hết chương 69.
Ba năm sau, kinh thành vẫn tấp nập phồn hoa chưa từng thay đổi.
Dương xuân tháng ba, tơ liễu tung bay khắp vòm trời rộng lớn, bờ Minh Nguyệt hồ vẫn náo nhiệt như dĩ vãng, văn nhân học tử tới lui không ngớt, nếu có khác thì chỉ khác rằng Vọng Nguyệt Lâu nứt tiếng gần xa năm nào ngày nay đã là chuyện của thuở trước.
Vài thiếu niên mặc nho y bước ra cửa thư trai, dáng dấp khoảng mười ba mười bốn tuổi, trong lòng mỗi người ôm một chồng sách, đi ngang qua Vọng Nguyệt Lâu thì bỗng một người lên tiếng: “Trà lâu này nhìn có vẻ thanh tĩnh, hay là chúng ta vào uống một chén trà đi."
Một người khác đề nghị: “Trân Vị Lâu bên cạnh được hơn."
Người đánh tiếng lúc đầu do dự: “Trân Vị Lâu… Cái tên này nghe có vẻ dung tục thế nào ấy, kém xa “Vọng Nguyệt" có bao nhiêu văn nhã."
Mấy người còn lại nghe vậy cười nói: “Liễu huynh, chắc huynh vừa đến kinh thành nên chưa biết đấy thôi, Vọng Nguyệt Lâu mấy năm trước đúng là rất đông khách, nhưng phần nhiều là những kẻ ra vẻ học sang, từ ngày Trân Vị Lâu mở cửa thì Vọng Nguyệt Lâu đã không còn đông nữa, nói cho cùng, mấy nơi như tửu lâu trà quán thì bữa cơm mỹ vị mới là chân lý."
“Phẩm qua chung trà trong Trân Vị Lâu rồi sẽ thấy, trà nước ở Vọng Nguyệt Lâu chỉ là trà thô, thật tình nuốt không xuống nổi, đó là còn chưa kể các loại điểm tâm mỹ vị bên Trân Vị Lâu, ai, đừng chỉ lo nói, trễ thêm chút nữa phỏng chừng chẳng còn chỗ để mà ngồi."
Thiếu niên họ Liễu lấy làm tò mò: “Nếu vậy hôm nay ta nhất định phải nếm thử mới được, nếu không như lời các huynh nói, ta sẽ không tha cho các huynh đâu."
Bọn họ vừa đi vừa trò chuyện, tiến vào trà lâu.
Vừa vào đã có tiểu nhị chạy ra đón khách: “Các vị khách quý có đặt trước sương phòng chưa ạ?"
“Vẫn chưa."
“Vậy không biết có quen khách nhân nào đang dùng bữa hay chăng?"
Nhóm người hai mặt nhìn nhau, một người trong đó hỏi: “Lẽ nào hôm nay chúng ta chậm chân rồi, quý lâu đã hết chỗ trống?"
“Thưa, không phải không còn, chỗ ngồi thì vẫn có, có điều chưởng quỹ của chúng tôi về nhà sớm để bồi phu nhân, chỉ chuẩn bị thức ăn đã đặt trước, nếu không đặt trước, cũng không quen vị bằng hữu nào đang dùng bữa trong điếm, hiện tại tệ điếm chỉ còn trà bánh bình thường, không biết ý các vị thế nào?"
“Trà bánh cũng được rồi, chúng ta không kén chọn." Một vị công tử có vẻ xuất thân nhà cao cửa rộng khoát tay nói.
Thiếu niên họ Liễu trầm tư: “Có khách lại không muốn làm ăn, nhất định cứ phải về nhà bồi thê tử, chưởng quỹ này đúng là một người kỳ lạ."
Tiểu nhị cười đáp: “Cũng không hẳn là quá kỳ lạ đâu, chưởng quỹ của chúng tôi thương phu nhân lắm, mấy năm trước một thân một mình chạy tới tận Tân Châu, quỳ trước cửa nhạc phụ gia gia mấy ngày trời mới đả động được lòng của nhạc gia bên đó, nhạc gia mới đồng ý gả phu nhân đến kinh thành. Bây giờ tuy làm ăn buôn bán ngày càng phát đạt, chưởng quỹ vẫn luôn nâng phu nhân trong lòng bàn tay, thật đúng y mấy câu về thần tiên quyến lữ mà người đời thường nói."
Mấy thiếu niên nghe xong đều cảm khái: “Quả là tình thâm đáng trọng,"
Nhóm người đang chuyện trò bỗng dưng im bặt. Chỉ thấy một nam tử bạch y từ trên lầu đi xuống, khuôn mặt tuấn duật vô song, quanh thân phát ra khí chất cao quý như hàn ngọc, đôi mắt lại đặc biệt lạnh lùng. Những người có mặt bên dưới trong khoảnh khắc vừa thấy bạch y nam tử thì không hẹn cùng nhấc bước nhường đường, có lẽ cảm thấy bản thân đứng cạnh người này là một chuyện gì đó rất khó khăn, khiến cho họ hận không thể hóa thành hạt bụi ngay lập tức.
Phía sau bỗng vang lên một tiếng cười khẽ, thì ra sau nam tử bạch y còn một người nữa, nhìn tuổi tác trông có vẻ lớn hơn một chút, nụ cười trên mặt đậm nét phong lưu, vừa đuổi theo bạch y vừa nói: “Hằng Chi, ngươi xem này, mấy bạn nhỏ này giống hệt chúng ta thời trẻ, lúc nào cũng thích tìm mấy quyển kỳ văn dị lục trong thư trai lén giấu trong túi sách mang về, ngươi khi đó thích nhất hình như là mấy loại quỷ quái chí dị, giấu riêng không biết bao nhiêu bản."
Diệp Trọng Huy lạnh nhạt ậm ừ một tiếng, bước chân càng nhanh hơn.
La Diễn nhìn theo bóng lưng bạch y, khóe môi lại nở nụ cười, quay đầu nhìn mấy “bạn nhỏ", thở dài ai oán: “Các ngươi đừng có học theo hắn, nửa phần nhân tình cũng không có, thật khiến cho người ta vừa giận vừa hận." Dứt lời lại vội vã đuổi theo, luôn miệng gọi: “Hằng Chi, này, Hằng Chi."
Sau khi hai người đột ngột xuất hiện rồi đột ngột rời đi, mấy người còn lại như vừa tỉnh mộng, Liễu Nghị hỏi: “Người vừa rồi là ai vậy?"
Tiểu nhị đáp: “Vị mặc lam y là nhị công tử của La thượng thư, hiện là Bộ Hộ Viên Ngoại Lang, còn vị bạch y công tử kia…"
Một khách nhân đúng lúc đi ngang qua cười lạnh tiếp lời: “Cái vị bạch y kia càng không tầm thường, xuất thân từ danh môn Diệp Thị, trưởng tử của đương triều thừa tướng Đại Khâu, chưa từng tham gia khoa khảo đã được thánh thượng hạ chỉ phong làm Biên Tu Hàn Lâm Viện, đến cả tân khoa trạng nguyên cũng chưa chắc có được đãi ngộ bậc này. Mà cả triều văn võ không một ai dám nói một chữ “Không"."
“Ba đời Diệp gia đều là cái dạng đó, bên ngoài thì bày ra dáng vẻ thanh cao thoát tục, ngồi đợi thánh thượng ban ân, còn Đại Khâu ta, cứ như không thể thiếu Diệp gia được vậy…"
Lời gã còn chưa nói hết đã bị người đi cùng chặn miệng, liên tục phân trần: “Các vị tiểu hữu xin chớ để ý, hắn hơi quá chén nên nói sảng ấy mà."
Nói là uống say nhưng không ngửi được hương rượu, đoàn người vội vã rời đi, tiểu nhị nhìn theo lắc đầu cảm thán: “Vị đại nhân “quá chén" này không phải là trạng nguyên lang Từ Nhiếp đề tên bảng vàng năm nay sao?"
Mọi người nghe vậy thì hiểu ngay, vốn nên là người danh tiếng vang dội nhất, ấy vậy mà lại trở thành nền cho một đạo thánh chỉ, dù là ai cũng không tránh khỏi buồn bực muộn phiền.
La Diễn nhanh chóng leo lên mã xa của Diệp gia, hỏi: “Ta chỉ mới nhắc tới chuyện trước đó vừa khéo gặp Đậu tiên sinh, quay đầu ngươi đã bỏ đi mất, vội chuyện gì sao?"
“Đến Diêu gia, đón A Cẩm."
Hai mắt La Diễn tràn ra chua xót, lắc đầu nói: “Ngươi đúng là hết thuốc chữa, ta nghe nói ở Nam Cương có một loại cổ độc, người trúng cổ chỉ nghe theo mệnh lệnh của người hạ cổ, ta thật hoài nghi, đệ đệ ngươi có phải đã hạ cổ trên người ngươi rồi không, khiến cho trong mắt ngươi trong lòng ngươi lúc nào cũng chỉ có đệ đệ."
Diệp Trọng Huy không đáp lời La Diễn, nheo mắt nói: “Ngươi tìm ta nếu chỉ để nói chuyện này thì xuống xe được rồi."
“…"
La Diễn nhìn chằm chằm sườn mặt Diệp Trọng Huy một lúc thật lâu, giọng bỗng khàn khàn: “Có việc, nhưng trong mã xa nói không tiện, lần sau lại tìm ngươi, không cho ngươi trốn nữa."
Diệp Trọng Huy gật đầu, nâng tay chỉ rèm che phía trước mã xa, khóe môi La Diễn cong lên, vén mành vải rồi nhảy ra ngoài, nhìn theo mã xa dần dần khuất xa tầm mắt, thở dài: “Hằng Chi ơi là Hằng Chi, ta vì ngươi mà gặp ma, ngươi có biết?"
Diêu gia.
Vườn hoa sắc vàng rực rỡ trước mắt lại không được ai thưởng thức, cả một đám người đều vây quanh lương đình cố sức nhón chân nhìn ngó vào trong.
Bên trong lương đình có một thiếu niên dáng người nho nhỏ đang cầm cọ vẽ, chấm qua chút mực màu rồi hạ bút xuống nền giấy trắng, không bao lâu sau, một tiểu oa nhi bụ bẫm đã thành hình, vừa nhìn chỉ muốn cắn cho một cái, trên trán bé có một dúm tóc quăn, hai cánh tay tròn trĩnh dang rộng như đang đợi người đến bế.
Chung quanh nổi lên thanh âm trầm trồ tán thưởng, đứa bé đẹp như vậy e là chỉ tồn tại trong tranh mà thôi.
Thiếu niên buông bút, ngón tay thon dài như được khắc ra từ ngọc thạch, gương mặt khi nở nụ cười rạng rỡ như đóa hoa xuân, ngoái đầu nhìn người phía sau, lên tiếng hỏi: “Đường tỷ thấy sao?"
Diệp Nhược Dao không thốt nổi thành lời, chỉ có thể gật gù bày tỏ. Diêu Trân thay nàng đáp: “Bức vẽ thật sự không thể tốt hơn được nữa, tạ đường đệ đã vẽ tặng."
Diệp Trọng Cẩm nói: “Đương nhiên, ta vẽ chính ta mà, còn ai có thể đẹp mắt hơn ta sao?"
Câu này với người khác thì nghe có vẻ tự đại, nhưng với thiếu niên trước mắt thì đích thật chẳng phải quá lời, răng trắng mắt sáng, khuôn mặt tinh xảo đến cực hạn, hệt như được bút pháp tuyệt mỹ nhất thế gian họa ra, mỗi đường mỗi nét đều cất giấu tâm tư của tạo hoá.
Diệp Nhược Dao xoa xoa phần bụng đã nhô ra của mình: “Tranh tuy đẹp, nhưng vẫn không sánh bằng người thật sờ sờ trước mắt, nghe nói mỗi ngày đều ngắm người đẹp thì con cái sinh ra cũng sẽ đẹp mắt lắm, nếu A Cẩm đường đệ thường xuyên đến thăm thì không còn gì bằng." Vừa nói hai mắt vừa trông mong nhìn thiếu niên.
Nàng thành thân đã nhiều năm nhưng tính khí thuở xưa vẫn vẹn nguyên không đổi, cả khi làm nũng với phu quân mình cũng có thể hạ bút thành văn.
Diệp Trọng Cẩm đáp ngay: “Chuyện này có gì khó, mỗi ngày đường tỷ cứ nhìn mình trong gương đồng, đảm bảo cục cưng sinh ra nhất định là một mỹ nhân."
Chỉ với vài câu đã chọc cho Diệp Nhược Dao cười mãi.
Ra khỏi lương đình, Diệp Trọng Cẩm thuận tay hái một chiếc lá xanh gần mình rồi nâng trong tay thưởng thức, toàn thân cao thấp trên người thiếu niên không chỗ nào không đẹp, đến cả móng tay cũng tinh xảo hơn người thường, mang một màu phấn hồng nhàn nhạt, lại trơn bóng oánh nhuận, màu lá xanh biếc nằm giữa những ngón tay kỳ căn ngọc cốt bắt mắt lạ thường, trông cứ như một miếng phỉ thúy trân quý vậy.
Y nói: “Ta tự đi được rồi, tỷ phu không cần phải đích thân đưa tiễn ta đâu."
Diêu Trân bị lời y nói chọc cho đỏ mặt, thật thà đáp: “Một ngày làm chủ, cả đời làm chủ, Diêu Trân cả đời vĩnh viễn là người của chủ tử." Hắn ngừng lại một chút, lại hỏi: “Món kho mấy hôm trước ta đưa đến còn không, ta cho người đưa đến một hộp nữa nhé."
Diệp Trọng Cẩm le lưỡi cười: “Càng nhiều càng tốt."
Ra tới cổng, mã xa của Diệp gia đã đậu sẵn ở ngoài, Diêu Trân đỡ y lên, Diệp Trọng Cẩm vừa vén rèm che lên, gương mặt lãnh mạc anh tuấn cực kỳ quen thuộc in ngay vào tầm mắt, sắc mặt Diệp Trọng Cẩm cứng đờ, “Tỷ phu, ta còn vài việc nữa, chi bằng chúng ta quay lại thương nghị tiếp…"
Lời chưa dứt, cổ tay đã bị túm lấy kéo vào xe.
Ngay sau đó, trong mã xa vọng ra thanh tiếng lạnh như băng: “Xuất phát." Xa phu không dám chậm trễ, vội vã vung roi da thúc ngựa chạy đi.
“Ca ca…"
Diệp Trọng Huy lạnh mặt không để ý tới y, đôi mắt đen láy của thiếu niên lóe lên, cầm lá thông trên tay chọt lên mi tâm Diệp Trọng Huy một cái, nháy mắt, khuôn mặt băng sơn tan rã, Diệp Trọng Huy giữ lại ngón tay đang làm loạn của thiếu niên, muốn giữ vẻ mặt nghiêm nghị cũng chẳng làm được nữa.
Chỉ có thể thở dài cam chịu: “Đậu tiên sinh là tiên sinh nổi tiếng nhất Thái An thư viện, phải may mắn lắm mới được tiên sinh bằng lòng thu làm đệ tử quan môn, vì sao không chịu cố gắng học hành?"
Diệp Trọng Cẩm lầm bầm: “Có phải tự ta muốn bái sư đâu, do các người thay ta bái mà, sư phụ ta trước nay chỉ có một, là…"
“Không Trần đại sư? Đại sư ra ngoài vân du hơn một năm rồi, không biết khi nào mới hồi kinh, đệ cũng không thể vì vậy mà bỏ lỡ tri thức của mình được."
“Cái gì mà bỏ lỡ tri thức, ta một không tham gia khoa cử, hai không muốn làm tiên sinh, học nhiều để làm gì, thứ sư phụ dạy ta mới là thứ thú vị thật sự. Đêm qua ta quan sát thiên tượng, tính ra sư phụ sắp về rồi, lần này có tận bảy phần chắc chắn."
Diệp Trọng Huy nói: “Tháng trước, tháng trước nữa, cả tháng trước trước nữa, đệ đều nói y như vậy."
“…"
Thấy y rủ rũ cúi đầu, đôi mắt hắc bạch phân minh đã mất đi thần thái linh động vốn có ngày thường, Diệp Trọng Huy bật cười: “Vậy A Cẩm nói ca ca nghe xem, đêm qua đệ quan sát thiên tượng, nhìn thấy được gì?"
Thiếu niên trầm mặc một lúc rồi ghé sát vào tai hắn, nhỏ giọng thì thầm: “Đêm qua A Cẩm thấy Tử Vi đế tinh ảm đạm, đã có tư thế vật đổi sao dời, thánh thượng sợ là không xong rồi."
Diệp Trọng Huy biến sắc, buổi lâm triều hôm nay thánh thượng quả thật có biểu hiện mệt mỏi không có tinh thần, hắn trầm ngâm hỏi: “Chuyện này trừ đệ ra, còn ai biết nữa?"
“Ta lại không có ngốc." Diệp Trọng Cẩm tự châm cho mình một chung trà rồi nhàn nhã nhấp một ngụm, phiến môi đỏ tươi bị nước trà làm cho ướt sũng, càng thêm trơn bóng thủy nhuận, “Việc này dù đúng hay sai đều là trọng tội nguyền rủa thiên tử, Ty Thiên Giám còn không dám báo cáo, A Cẩm nào dám phát ngôn linh tinh, chỉ nói với mỗi ca ca thôi."
Diệp Trọng Huy nghe vậy mới dần thả lỏng, than thở: “Tổ phụ cho đệ bái nhập môn hạ của Không Trần đại sư, trở thành đệ tử tục gia của cửa Phật, bản ý là muốn đệ tu tập Phật pháp, rèn tâm luyện tính, ai ngờ đệ lại học kỳ môn độn giáp, còn trầm mê trong đó, không biết là họa hay là phúc nữa."
Diệp Trọng Cẩm không phục: “Sư phụ nói A Cẩm có tuệ căn, có duyên với Phật, cũng hữu duyên với sư phụ ngài."
Diệp Trọng Huy cười nói: “Câu này đệ đi mà nói với phụ thân và tổ phụ."
Một lúc sau, mã xa dừng lại, Diệp Trọng Huy vén rèm rồi liếc người bên cạnh một cái, phiến môi cong lên, cười nói: “Đến nơi rồi, xin mời, Cẩm thiếu gia."
“Ca ca, tình cảm huynh đệ hai ta vậy mà lại không chịu nổi chút khảo nghiệm nho nhỏ này sao?" Diệp Trọng Cẩm kéo tay Diệp Trọng Huy, bi thương nói.
Diệp Trọng Huy thuận thế xoa nắn lòng bàn tay mềm như bánh của đệ đệ mình mấy cái, giả vờ khó dễ: “Trốn học không phải là chuyện nhỏ, cho dù ca ca không nói, bên phía Đậu tiên sinh cũng sẽ khai báo lại thôi, sớm muộn đều không thể gạt, chi bằng tự đệ ngoan ngoãn nhận lỗi, tổ phụ xưa nay thương đệ nhất, nói không chừng bị đệ dùng hai ba câu lừa gạt là chuyện gì cũng êm xuôi."
“Ca ca đừng xuyên tạc, Đậu tiên sinh không phải nhìn mặt mũi huynh mới bằng lòng chịu thu tảng đá cứng đầu là ta sao, nếu huynh cầu tiên sinh, tiên sinh sẽ không nỡ làm huynh khó xử đâu."
“A Cẩm nói vậy là không đúng rồi, đệ làm sai, sao lại thành ta đi cầu người? Đệ tự xem mình là hỗn thế tiểu ma vương của Lục gia kia rồi sao?"
Diệp Trọng Cẩm tức giận trừng Diệp Trọng Huy: “Được thôi được thôi, ta thỉnh tội với tổ phụ là được." Nói xong nhảy phốc xuống xe, chẳng qua vừa nhìn quang cảnh trước mặt thì không giấu nổi kinh ngạc, nơi này đâu phải tướng phủ nhà mình, trước mắt y là một trạch viện khá u tĩnh, chung quanh bám đầy dây leo, muôn hồng ngàn tía, bừng bừng sức sống.
“Đây…"
Diệp Trọng Huy ung dung xuống xe, nói: “Việc phía sau, phải xem đệ có bản lĩnh khiến Đậu tiên sinh tha thứ cho đệ hay không."
Thần sắc ảm đạm trong mắt thiếu niên hoàn toàn tan biến, hai mắt sáng bừng, xoay người lại thân thiết gọi hai tiếng “Ca ca" rồi kích động chạy vào trong viện.
===========
Hết chương 69.
Tác giả :
Tịch Tịch Lý