Kim Ngọc Kỳ Ngoại
Chương 39 Ba Năm Sau
Biên tập: Ginny.
Sau khi kết thúc yến tiệc, Diệp Nham Bách bị một đám người lôi kéo sang thiên thính tiếp tục phẩm định thưởng thức thơ ca, thừa tướng đại nhân mấy thuở mới lộ mặt ở ngoài, đừng nói là đám hậu sinh vãn bối, đến cả đồng liêu trong triều cũng rất kinh ngạc, hết đám này tới đám khác chen chúc hòng mong lọt vào mắt tướng gia, ôm hy vọng biết đâu năm sau vớ được cơ hội thăng tiến.
Diệp tướng nhìn dòng người đông đúc trước mặt mà sầu quá đỗi, đành gửi gắm con trai mình cho thái tử điện hạ, dặn đi dặn lại, nhất định phải đưa bảo bối của ông hồi phủ an toàn.
Cố Sâm cầu còn không được, sảng khoái đáp ứng: “Diệp tướng thong thả."
Diệp Nham Bách giận đến trợn mắt, nhưng hiện tại là mình có việc cầu người, đành nén giận, nói: “Đừng lêu lỏng bên ngoài, mấy ngày gần đây trong kinh xảy ra không ít vụ trẻ con mất tích, phỏng chừng là rơi vào tay đám người buôn lậu rồi, A Cẩm nhà thần sinh ra đã bắt mắt, nếu bị kẻ rắp tâm ngắm trúng…" Lời dặn dò chưa dứt đã bị Thành vương và mấy vị trọng thần trong triều lôi đi mất.
Diệp Trọng Cẩm làm ổ trên ghế gỗ hoàng hoa lê, xoa xoa cái bụng tròn vo của mình, nhỏ giọng ợ một cái, mí mắt dần nặng trĩu.
Y ăn no rất dễ buồn ngủ, hơn nữa mọi ngày vào giờ này y đã đi ngủ rồi.
Cố Sâm lấy từ ống tay áo một chiếc khăn gấm cẩn thận lau khóe môi bóng mẫy của y, dịu dàng hỏi: “A Cẩm muốn tham quan chỗ nào nữa không? Đêm nay là tiết Nguyên Tiêu, trong kinh có rất nhiều hoạt động, hội đèn lồng, du thuyền, múa lân sư rồng đều có. A Cẩm từ bé đã dưỡng bệnh ở hậu viện, hẳn là chưa từng thấy mấy thứ này đúng không? Chi bằng nhân cơ hội này đi xem thử một lần, A Cẩm thấy sao?"
Diệp Trọng Cẩm rục rịch động tâm, đừng nói đời này, cả đời trước sống gần ba mươi năm y cũng chưa từng tham gia lễ hội nào, trong lòng càng thêm bứt rứt, nhưng phải đi cùng Cố Sâm… Không được, tuyệt đối không được.
Dứt khoát giòn giã cất lời: “Phụ thân vừa mới nói, không thể lêu lỏng bên ngoài."
Cố Sâm bị dáng vẻ nghiêm trang của y chọc cho bật cười, nắm bàn tay mềm nhỏ của y: “Ra là A Cẩm cũng sợ bị bắt cóc cơ đấy. Nếu thật có kẻ dám bắt A Cẩm của cô, cho dù lên trời hay xuống đất, cô cũng lôi đầu tên khốn đó ra, chém thành muôn mảnh."
Khi nói những lời ấy, khóe môi Cô Sâm vén lên nụ cười nhàn nhạt, song hai mắt lại cực hung tàn, không biết phải kinh qua bao nhiêu giết chóc, tắm qua bao nhiêu bể máu mới có thể đúc ra sát khí mãnh liệt như vậy.
Diệp Trọng Cẩm cụp mắt giấu vội đi tâm tư vừa trỗi dậy, đời trước những kẻ được xưng là trung thần lương tướng đều coi y là khối u ác tính nguy hại xã tắc, hận không thể mau chóng diệt trừ cho thống khoái, chỉ nguyện sau khi Tống Ly chết rồi, thịnh thế sẽ mở ra như họ nghĩ, mà không phải là… triệt để sụp đổ.
Dã thú một khi đã mất đi trói buộc thì còn được bao nhiêu lương tri, không một ai biết được.
Thấy Diệp Trọng Cẩm cúi đầu im lặng, Cố Sâm khôi phục lại dáng vẻ vô hại hiền lành, cười nói: “Nếu A Cẩm không muốn đi thì thôi vậy, cô đưa ngươi về tướng phủ, thời gian còn dài, mai này có cơ hội chúng ta lại đi xem."
Diệp Trọng Cẩm gật đầu.
Cố Sâm cười càng ôn nhu, cúi người ôm Diệp Trọng Cẩm lên rồi cùng rời khỏi vương phủ. Thật ra hắn vốn cũng không hứng thú gì với mấy thứ lễ hội náo nhiệt ấy, chỉ muốn mượn cơ hội ở cạnh A Cẩm lâu thêm chút nữa, Cố Sâm rõ hơn ai hết, sau khi về lại tướng phủ, cục đá ngáng chân Diệp Hằng Chi kia nhất định sẽ làm tốt phận sự ngáng chân mình.
Nghĩ đến Diệp Hằng Chi, Cố Sâm bỗng hỏi: “Đêm nay sao huynh trưởng A Cẩm không đi cùng? Hắn yên tâm để A Cẩm gặp cô sao?"
Diệp Trọng Cẩm chớp mắt, đáp: “Ca ca vốn muốn đi cùng, nhưng phụ thân không đồng ý."
Điểm này Cố Sâm hiểu, đêm nay vương phủ tấp nập người ra kẻ vào, Diệp Trọng Huy dẫu sao cũng chỉ là một đứa trẻ, Diệp Nham Bách không thể một lúc coi sóc cả hai, cho nên để đứa lớn ở nhà.
“Nói vậy… cô phải cảm ơn Diệp tướng mới được."
Diệp Trọng Cẩm cong môi nói: “Thái tử điện hạ sợ ca ca A Cẩm sao?"
Cố Sâm cúi đầu nhìn nhóc con trong lòng mình, thấy dáng dấp vui vẻ cười trộm của y, tim gan gì cũng đều mềm nhũn, vui vẻ hùa theo: “Đúng vậy, cô rất sợ Diệp đại công tử."
Ra khỏi Thành vương phủ, ánh trăng lạnh lẽo rơi xuống gương mặt ngọc tuyết không tỳ vết của Diệp Trọng Cẩm, bình yên và ngọt ngào đến lạ, tiếc là đôi mắt trong veo đã khép chặt, chỉ có hàng mi dày khẽ khàng run rẩy, phiến môi mỏng vểnh lên, thỉnh thoảng phát ra tiếng ngáy nho nhỏ, thì ra đã ngủ mất rồi.
Cố Sâm nhỏ giọng nói với xa phu: “Đến tướng phủ." Thoáng dừng một chút, lại thêm một câu dặn dò: “Đi chậm thôi."
Dưới ánh trăng, bánh xe chầm chậm lăn bánh tiến về tướng phủ, Cố Sâm ôm Diệp Trọng Cẩm trong lòng, lắng nghe tiếng ngáy nho nhỏ của y, lòng bỗng khát khao phải chi con đường này vĩnh viễn không đến được điểm dừng.
Trong mộng, Diệp Trọng Cẩm thấy mình đang nằm trên giường, trong lòng ôm một con mèo nhỏ nũng nịu, là con mèo đời trước y nuôi, sau lưng là bờ ngực rộng lớn vững chãi của Cố Sâm, sâu trong tim tràn lên cảm giác an tâm mà chính bản thân y cũng chưa từng phát hiện.
Ba năm sau.
Trên một sơn đạo bên ngoài kinh thành, vài chiếc xe ngựa đều đều lăn bánh. Trên chiếc xe thứ nhất có một đôi phụ tử, nhìn cách ăn mặc trông rất nho nhã phong phạm, trường sam thanh sắc, tay cầm một quyển sách, hai mắt chuyên chú vào trang sách đã ngã màu.
Thiếu niên độ chừng mười mấy tuổi hào hứng vén rèm xe, lia mắt nhìn quang cảnh bên ngoài rồi quay đầu nói: “Cha, cha nói xem thúc phụ thừa tướng có chê chúng ta không? Nhiều năm không qua lại, người ta có lẽ cũng chẳng muốn nhận đám thân thích nghèo chúng ta đâu."
Nam nhân bên cạnh thiếu niên vừa vuốt râu vừa cười mắng: “Không được nói bậy, thúc phụ và phụ thân con bên nhau từ thời còn để chỏm đến lớn, thời trẻ còn cùng nhau đến lớp viết chữ, chẳng qua sau đó ông ấy dấn thân vào quan trường, mà phụ thân lại thích sống kiếp người dạy học ở Tân Châu. Ta trước khi đến có gửi cho ông ấy một phong thư, nói là muốn dẫn các con đến kinh thành du ngoạn, ông ấy hồi âm rất nhanh, thông báo đã chuẩn bị xong mọi thứ, chỉ còn chờ chúng ta đến."
Thiếu niên lộ ra vẻ mặt chờ mong: “Cha, cha nói kinh thành là cái dạng gì nhỉ? Có lớn hơn Tân Châu chúng ta không?"
Nam nhân ngẫm nghĩ một lát rồi đáp: “Phụ thân thời trẻ cũng từng đến kinh thành, quang cảnh phồn hoa rực rỡ ấy thật khiến lòng người nhớ mãi không quên, Tân Châu so ra thì không bằng. Có điều chuyến này đi là để tìm thân sự cho tỷ tỷ con chứ không phải tham luyến phồn hoa tấp nập, chúng ta là con cháu Diệp Thị, cái khác thì không có, chỉ có khí chất cao ngất là không bao giờ mai một."
Thiếu niên hừ một tiếng thật nhỏ: “Cha, mấy câu này của cha hài nhi không tán đồng, chí khí đâu phải cơm ăn hay nước uống, cha xem thúc phụ cũng là người nhà họ Diệp chúng ta, còn là con cháu dòng chính, nhưng người ta đâu có trải qua tháng ngày đơn sơ đạm bạc, trái lại quan to hậu lộc, danh dương tứ hải đấy thôi."
“Đó là vì năm xưa xảy ra vài chuyện ngoài ý muốn, lão thái gia nợ ân tình hoàng thất, bất đắc dĩ mới phải làm quan…"
“Cha, hài nhi thấy cha đọc sách đến hồ đồ rồi, trên đời này nào có chuyện hoàng đế cầu cạnh bách tính làm quan, ai cầu ai còn chưa biết được đâu."
Nam nhân cầm quyển sách gõ lên đầu thiếu niên, răn dạy: “Không được nói bậy! Con tuổi còn nhỏ, có rất nhiều chuyện có nói cũng không hiểu."
Nói xong lại tiếp tục vùi đầu đọc sách.
Cùng lúc, trong chiếc xe ngựa bộc hậu phía sau, một phụ nhân dựng thẳng lông mày, dáng vẻ cực kỳ nghiêm túc: “Kinh thành không thể so với Tân Châu, đừng có cậy vào danh tiếng Diệp gia rồi càn quấy, ở đây khắp nơi là người quyền quý, trêu phải rắc rối là liên lụy đến toàn gia đấy, biết chưa?"
Diệp Nhược Dao cắn môi, uất ức nói: “Mẫu thân, người và cha phải bức nữ nhi đến tuyệt lộ mới vừa lòng sao?"
Diệp Vương Thị nói: “Ta và cha con chỉ muốn tốt cho con, không muốn con phí hoài bản thân. Thân là nữ nhi nhà họ Diệp sao có thể làm thiếp thất cho người ta được, huống chi Chân Húc kia ngoại trừ biết kiếm tiền thì chẳng có gì tốt đẹp cả. Con xem, sĩ nông công thương, từ xưa thương nhân là thấp kém nhất, nếu con gả qua đó, cả nhà chúng ta làm sao ngóc đầu trong tộc. Nếu cứ để mặc con cố chấp làm theo ý mình, có lẽ nhất thời thì con viên mãn thật đấy, nhưng mai này lớn tuổi rồi, nhất định sẽ hối hận."
“Mẫu thân!!"
“Đừng lằng nhằng nữa, sắp vào kinh rồi, nhớ phải thận trọng lời ăn tiếng nói, cử chỉ phải đúng mực, không được làm xấu mặt gia tộc."
Tướng phủ.
Một nhóm thiếu niên cẩm y đang tiến vào cổng chính, nhìn dáng dấp ước chừng đều hơn mười tuổi, chỉ có người ở giữa trông qua là trẻ nhất.
Diệp Trọng Huy hôm nay mặc một bộ cẩm sam màu nguyệt, mặt mày như quang ngọc, mi mục sáng sủa nhưng lạnh lùng quá mức, lạnh nhạt nói: “Cha ta hôm nay không có ở phủ, mấy vị sư huynh chuyến này e là thất vọng rồi."
“Ôi chao, Diệp huynh sao lại nói chi mấy câu xa cách như vậy, chúng ta dẫu sao cũng là đồng môn mấy năm trời, mùa thu năm nay phải rời thư viện tham gia khoa cử, nếu như mà thi rớt, e là sau này khó có dịp tương phùng, lại nhớ mấy năm nay chưa lần nào đến thăm nhà Diệp huynh, không phải đáng tiếc quá ư?"
Vừa nói là con trai của thượng thư đại nhân, La Diễn.
Diệp Trọng Huy vẫn lạnh lùng không đổi, hừ lạnh một tiếng. Nếu chiếu theo thuyết pháp này của bọn họ, phỏng chừng toàn bộ sư huynh đệ trong thư viện phải đến từng nhà bái phỏng mới phải đạo. Huống chi học sinh bước ra từ Thái An thư viện đều là con cháu danh môn thông minh vượt bậc, sao có khả năng thi rớt được, mai này ở trên triều gặp mặt đến chán cũng chưa thôi.
Diệp Trọng Huy vừa dẫn người vào trong vừa nói: “Diệp gia ta thanh bần, không có trà ngon chiêu đãi, các vị sư huynh không chê là tốt rồi."
Sau đó dẫn bọn họ qua tiền thính, đến thẳng viện tử của mình. Lúc này đã vào đầu hạ, đàn bướm xanh kéo đến quanh quẩn khắp ao sen, đua nhau rút phấn những nụ thụy liên hồng nhạt, giữa ao trôi nổi một chiếc thuyền lá nhỏ nương theo dòng nước dập dềnh, thanh nhã không kể đâu cho hết.
Có người nhãn lực tốt kinh ngạc thốt lên: “Ôi chao, trên thuyền dường như có một đứa bé."
Đám người đồng loạt nhìn qua, quả nhiên trông thấy có một đứa bé độ chừng bảy tám tuổi đang nằm vắt vẻo trên thuyền, chỉ thấy được xiêm y xanh nhạt, không thể trông rõ tướng mạo ra sao, giữa đám bích điệp lượn quanh không chỉ không bị nhạt nhòa mà lại càng nổi bật, khiến cho người ta cứ ngỡ đứa bé này không phải hài đồng ăn khói lửa phàm gian.
“Diệp huynh, vị này phải chăng là lệnh đệ?"
Diệp Trọng Huy đáp: “Chính là gia đệ."
Người bình thường khi nói về thân nhân mình kiểu gì cũng sẽ thuận miệng giới thiệu vài câu, tỷ như năm nay bao nhiêu tuổi, tính tình như thế nào, tại sao lại ở trên thuyền gỗ, nhưng Diệp đại thiếu gia sau khi xác nhận qua loa bằng vài từ ít ỏi thì không dư thêm một câu nào, đám người kia mặc dù hiếu kỳ đến ruột gan sôi sục cũng không tiện hỏi thêm, chỉ đành từ bỏ.
La Diễn lại nhìn thêm một lúc, hứng thú cong lên khóe môi. Hắn biết Diệp Trọng Huy rất cưng chiều người đệ đệ này, nhưng không ngờ lại yêu thương đến mức luyến tiếc không muốn nhắc đến trước mặt người khác thế này luôn.
Viện tử của Diệp Trọng Huy tên là Mặc Viên, hắn từ nhỏ đã yêu thích hương vị của văn chương, vì vậy lấy tên này cho viện của mình, khác với Phúc Ninh Viện của Diệp Trọng Cẩm, hạ nhân trong Mặc Viên ai nấy đều quy củ chỉnh tề, không dám vượt khuôn phép, người hầu hạ lâu đều rõ, đại thiếu gia chỉ khi đối diện với tiểu thiếu gia mới thả lỏng ôn hòa một chút, còn ngày thường thì chẳng khác gì một tảng băng lạnh lẽo.
Đám học tử tụm lại quanh quẩn cũng chỉ nói về thi từ ca phú, luận cờ vẽ tranh.
Ước chừng qua một canh giờ, có người vào thông báo: “Đại thiếu gia, đường lão gia ở Tân Châu đến rồi, phu nhân mời đại thiếu gia đến tiền thính gặp khách."
Diệp Trọng Huy nhíu mày: “Không phải nói ngày mai mới đến sao?"
“Nghe nói đường lão gia đi một mạch không quản ngày đêm nên đến sớm hơn dự kiến."
Một sư huynh trong nhóm bỗng cất lời: “Tân Châu đến, lẽ nào là người trong Diệp Thị? Nếu vậy thì thật hiếm có, nghe nói tộc nhân Diệp Thị không thích bước chân vào kinh thành, chê đám nhân sĩ trong kinh chúng ta sống phung phí xa hoa, nhân tâm thối nát, sao giờ lại đến nương nhờ tướng phủ rồi?"
Diệp Trọng Huy lãnh lẽo đáp: “Thúc phụ trong nhà đến phủ làm khách vài hôm, sư huynh suy nghĩ nhiều rồi."
Người nọ tự biết bản thân lỡ lời, cười xòa: “Đúng vậy đúng vậy, sư huynh hồ đồ, hồ đồ rồi, Diệp sư đệ chớ trách."
Người nói câu móc mỉa ấy do La Diễn dẫn theo, La Diễn sợ chọc Diệp Trọng Huy không vui, vội lên tiếng giảng hòa: “Cái tên này xưa nay không có đầu óc, Diệp huynh chớ xem là thật, nếu Diệp huynh có khách đến thăm, chúng ta cũng không tiện quấy rầy thêm nữa, cáo từ trước vậy."
Diệp Trọng Huy đến cả câu khách sáo có lệ cũng lười nói, trực tiếp hạ lệnh: “Người đâu, tiễn khách."
La Diễn: “…"
Đám học sinh gần như là bị người ta xua đuổi nhưng không ai dám cáu giận hay ghi thù, ai bảo nhà người ta có phân lượng cao ngất ngưỡng làm chi. Vừa đến cửa viện thì vừa khéo gặp được đứa bé thanh y trên thuyền khi nãy chạy ù qua, chỉ liếc nhìn một cái mà cứ ngỡ giữa thanh thiên bạch nhật vô tình gặp được một tiểu tinh linh hiện hình.
===========
Hết chương 39.
Sau khi kết thúc yến tiệc, Diệp Nham Bách bị một đám người lôi kéo sang thiên thính tiếp tục phẩm định thưởng thức thơ ca, thừa tướng đại nhân mấy thuở mới lộ mặt ở ngoài, đừng nói là đám hậu sinh vãn bối, đến cả đồng liêu trong triều cũng rất kinh ngạc, hết đám này tới đám khác chen chúc hòng mong lọt vào mắt tướng gia, ôm hy vọng biết đâu năm sau vớ được cơ hội thăng tiến.
Diệp tướng nhìn dòng người đông đúc trước mặt mà sầu quá đỗi, đành gửi gắm con trai mình cho thái tử điện hạ, dặn đi dặn lại, nhất định phải đưa bảo bối của ông hồi phủ an toàn.
Cố Sâm cầu còn không được, sảng khoái đáp ứng: “Diệp tướng thong thả."
Diệp Nham Bách giận đến trợn mắt, nhưng hiện tại là mình có việc cầu người, đành nén giận, nói: “Đừng lêu lỏng bên ngoài, mấy ngày gần đây trong kinh xảy ra không ít vụ trẻ con mất tích, phỏng chừng là rơi vào tay đám người buôn lậu rồi, A Cẩm nhà thần sinh ra đã bắt mắt, nếu bị kẻ rắp tâm ngắm trúng…" Lời dặn dò chưa dứt đã bị Thành vương và mấy vị trọng thần trong triều lôi đi mất.
Diệp Trọng Cẩm làm ổ trên ghế gỗ hoàng hoa lê, xoa xoa cái bụng tròn vo của mình, nhỏ giọng ợ một cái, mí mắt dần nặng trĩu.
Y ăn no rất dễ buồn ngủ, hơn nữa mọi ngày vào giờ này y đã đi ngủ rồi.
Cố Sâm lấy từ ống tay áo một chiếc khăn gấm cẩn thận lau khóe môi bóng mẫy của y, dịu dàng hỏi: “A Cẩm muốn tham quan chỗ nào nữa không? Đêm nay là tiết Nguyên Tiêu, trong kinh có rất nhiều hoạt động, hội đèn lồng, du thuyền, múa lân sư rồng đều có. A Cẩm từ bé đã dưỡng bệnh ở hậu viện, hẳn là chưa từng thấy mấy thứ này đúng không? Chi bằng nhân cơ hội này đi xem thử một lần, A Cẩm thấy sao?"
Diệp Trọng Cẩm rục rịch động tâm, đừng nói đời này, cả đời trước sống gần ba mươi năm y cũng chưa từng tham gia lễ hội nào, trong lòng càng thêm bứt rứt, nhưng phải đi cùng Cố Sâm… Không được, tuyệt đối không được.
Dứt khoát giòn giã cất lời: “Phụ thân vừa mới nói, không thể lêu lỏng bên ngoài."
Cố Sâm bị dáng vẻ nghiêm trang của y chọc cho bật cười, nắm bàn tay mềm nhỏ của y: “Ra là A Cẩm cũng sợ bị bắt cóc cơ đấy. Nếu thật có kẻ dám bắt A Cẩm của cô, cho dù lên trời hay xuống đất, cô cũng lôi đầu tên khốn đó ra, chém thành muôn mảnh."
Khi nói những lời ấy, khóe môi Cô Sâm vén lên nụ cười nhàn nhạt, song hai mắt lại cực hung tàn, không biết phải kinh qua bao nhiêu giết chóc, tắm qua bao nhiêu bể máu mới có thể đúc ra sát khí mãnh liệt như vậy.
Diệp Trọng Cẩm cụp mắt giấu vội đi tâm tư vừa trỗi dậy, đời trước những kẻ được xưng là trung thần lương tướng đều coi y là khối u ác tính nguy hại xã tắc, hận không thể mau chóng diệt trừ cho thống khoái, chỉ nguyện sau khi Tống Ly chết rồi, thịnh thế sẽ mở ra như họ nghĩ, mà không phải là… triệt để sụp đổ.
Dã thú một khi đã mất đi trói buộc thì còn được bao nhiêu lương tri, không một ai biết được.
Thấy Diệp Trọng Cẩm cúi đầu im lặng, Cố Sâm khôi phục lại dáng vẻ vô hại hiền lành, cười nói: “Nếu A Cẩm không muốn đi thì thôi vậy, cô đưa ngươi về tướng phủ, thời gian còn dài, mai này có cơ hội chúng ta lại đi xem."
Diệp Trọng Cẩm gật đầu.
Cố Sâm cười càng ôn nhu, cúi người ôm Diệp Trọng Cẩm lên rồi cùng rời khỏi vương phủ. Thật ra hắn vốn cũng không hứng thú gì với mấy thứ lễ hội náo nhiệt ấy, chỉ muốn mượn cơ hội ở cạnh A Cẩm lâu thêm chút nữa, Cố Sâm rõ hơn ai hết, sau khi về lại tướng phủ, cục đá ngáng chân Diệp Hằng Chi kia nhất định sẽ làm tốt phận sự ngáng chân mình.
Nghĩ đến Diệp Hằng Chi, Cố Sâm bỗng hỏi: “Đêm nay sao huynh trưởng A Cẩm không đi cùng? Hắn yên tâm để A Cẩm gặp cô sao?"
Diệp Trọng Cẩm chớp mắt, đáp: “Ca ca vốn muốn đi cùng, nhưng phụ thân không đồng ý."
Điểm này Cố Sâm hiểu, đêm nay vương phủ tấp nập người ra kẻ vào, Diệp Trọng Huy dẫu sao cũng chỉ là một đứa trẻ, Diệp Nham Bách không thể một lúc coi sóc cả hai, cho nên để đứa lớn ở nhà.
“Nói vậy… cô phải cảm ơn Diệp tướng mới được."
Diệp Trọng Cẩm cong môi nói: “Thái tử điện hạ sợ ca ca A Cẩm sao?"
Cố Sâm cúi đầu nhìn nhóc con trong lòng mình, thấy dáng dấp vui vẻ cười trộm của y, tim gan gì cũng đều mềm nhũn, vui vẻ hùa theo: “Đúng vậy, cô rất sợ Diệp đại công tử."
Ra khỏi Thành vương phủ, ánh trăng lạnh lẽo rơi xuống gương mặt ngọc tuyết không tỳ vết của Diệp Trọng Cẩm, bình yên và ngọt ngào đến lạ, tiếc là đôi mắt trong veo đã khép chặt, chỉ có hàng mi dày khẽ khàng run rẩy, phiến môi mỏng vểnh lên, thỉnh thoảng phát ra tiếng ngáy nho nhỏ, thì ra đã ngủ mất rồi.
Cố Sâm nhỏ giọng nói với xa phu: “Đến tướng phủ." Thoáng dừng một chút, lại thêm một câu dặn dò: “Đi chậm thôi."
Dưới ánh trăng, bánh xe chầm chậm lăn bánh tiến về tướng phủ, Cố Sâm ôm Diệp Trọng Cẩm trong lòng, lắng nghe tiếng ngáy nho nhỏ của y, lòng bỗng khát khao phải chi con đường này vĩnh viễn không đến được điểm dừng.
Trong mộng, Diệp Trọng Cẩm thấy mình đang nằm trên giường, trong lòng ôm một con mèo nhỏ nũng nịu, là con mèo đời trước y nuôi, sau lưng là bờ ngực rộng lớn vững chãi của Cố Sâm, sâu trong tim tràn lên cảm giác an tâm mà chính bản thân y cũng chưa từng phát hiện.
Ba năm sau.
Trên một sơn đạo bên ngoài kinh thành, vài chiếc xe ngựa đều đều lăn bánh. Trên chiếc xe thứ nhất có một đôi phụ tử, nhìn cách ăn mặc trông rất nho nhã phong phạm, trường sam thanh sắc, tay cầm một quyển sách, hai mắt chuyên chú vào trang sách đã ngã màu.
Thiếu niên độ chừng mười mấy tuổi hào hứng vén rèm xe, lia mắt nhìn quang cảnh bên ngoài rồi quay đầu nói: “Cha, cha nói xem thúc phụ thừa tướng có chê chúng ta không? Nhiều năm không qua lại, người ta có lẽ cũng chẳng muốn nhận đám thân thích nghèo chúng ta đâu."
Nam nhân bên cạnh thiếu niên vừa vuốt râu vừa cười mắng: “Không được nói bậy, thúc phụ và phụ thân con bên nhau từ thời còn để chỏm đến lớn, thời trẻ còn cùng nhau đến lớp viết chữ, chẳng qua sau đó ông ấy dấn thân vào quan trường, mà phụ thân lại thích sống kiếp người dạy học ở Tân Châu. Ta trước khi đến có gửi cho ông ấy một phong thư, nói là muốn dẫn các con đến kinh thành du ngoạn, ông ấy hồi âm rất nhanh, thông báo đã chuẩn bị xong mọi thứ, chỉ còn chờ chúng ta đến."
Thiếu niên lộ ra vẻ mặt chờ mong: “Cha, cha nói kinh thành là cái dạng gì nhỉ? Có lớn hơn Tân Châu chúng ta không?"
Nam nhân ngẫm nghĩ một lát rồi đáp: “Phụ thân thời trẻ cũng từng đến kinh thành, quang cảnh phồn hoa rực rỡ ấy thật khiến lòng người nhớ mãi không quên, Tân Châu so ra thì không bằng. Có điều chuyến này đi là để tìm thân sự cho tỷ tỷ con chứ không phải tham luyến phồn hoa tấp nập, chúng ta là con cháu Diệp Thị, cái khác thì không có, chỉ có khí chất cao ngất là không bao giờ mai một."
Thiếu niên hừ một tiếng thật nhỏ: “Cha, mấy câu này của cha hài nhi không tán đồng, chí khí đâu phải cơm ăn hay nước uống, cha xem thúc phụ cũng là người nhà họ Diệp chúng ta, còn là con cháu dòng chính, nhưng người ta đâu có trải qua tháng ngày đơn sơ đạm bạc, trái lại quan to hậu lộc, danh dương tứ hải đấy thôi."
“Đó là vì năm xưa xảy ra vài chuyện ngoài ý muốn, lão thái gia nợ ân tình hoàng thất, bất đắc dĩ mới phải làm quan…"
“Cha, hài nhi thấy cha đọc sách đến hồ đồ rồi, trên đời này nào có chuyện hoàng đế cầu cạnh bách tính làm quan, ai cầu ai còn chưa biết được đâu."
Nam nhân cầm quyển sách gõ lên đầu thiếu niên, răn dạy: “Không được nói bậy! Con tuổi còn nhỏ, có rất nhiều chuyện có nói cũng không hiểu."
Nói xong lại tiếp tục vùi đầu đọc sách.
Cùng lúc, trong chiếc xe ngựa bộc hậu phía sau, một phụ nhân dựng thẳng lông mày, dáng vẻ cực kỳ nghiêm túc: “Kinh thành không thể so với Tân Châu, đừng có cậy vào danh tiếng Diệp gia rồi càn quấy, ở đây khắp nơi là người quyền quý, trêu phải rắc rối là liên lụy đến toàn gia đấy, biết chưa?"
Diệp Nhược Dao cắn môi, uất ức nói: “Mẫu thân, người và cha phải bức nữ nhi đến tuyệt lộ mới vừa lòng sao?"
Diệp Vương Thị nói: “Ta và cha con chỉ muốn tốt cho con, không muốn con phí hoài bản thân. Thân là nữ nhi nhà họ Diệp sao có thể làm thiếp thất cho người ta được, huống chi Chân Húc kia ngoại trừ biết kiếm tiền thì chẳng có gì tốt đẹp cả. Con xem, sĩ nông công thương, từ xưa thương nhân là thấp kém nhất, nếu con gả qua đó, cả nhà chúng ta làm sao ngóc đầu trong tộc. Nếu cứ để mặc con cố chấp làm theo ý mình, có lẽ nhất thời thì con viên mãn thật đấy, nhưng mai này lớn tuổi rồi, nhất định sẽ hối hận."
“Mẫu thân!!"
“Đừng lằng nhằng nữa, sắp vào kinh rồi, nhớ phải thận trọng lời ăn tiếng nói, cử chỉ phải đúng mực, không được làm xấu mặt gia tộc."
Tướng phủ.
Một nhóm thiếu niên cẩm y đang tiến vào cổng chính, nhìn dáng dấp ước chừng đều hơn mười tuổi, chỉ có người ở giữa trông qua là trẻ nhất.
Diệp Trọng Huy hôm nay mặc một bộ cẩm sam màu nguyệt, mặt mày như quang ngọc, mi mục sáng sủa nhưng lạnh lùng quá mức, lạnh nhạt nói: “Cha ta hôm nay không có ở phủ, mấy vị sư huynh chuyến này e là thất vọng rồi."
“Ôi chao, Diệp huynh sao lại nói chi mấy câu xa cách như vậy, chúng ta dẫu sao cũng là đồng môn mấy năm trời, mùa thu năm nay phải rời thư viện tham gia khoa cử, nếu như mà thi rớt, e là sau này khó có dịp tương phùng, lại nhớ mấy năm nay chưa lần nào đến thăm nhà Diệp huynh, không phải đáng tiếc quá ư?"
Vừa nói là con trai của thượng thư đại nhân, La Diễn.
Diệp Trọng Huy vẫn lạnh lùng không đổi, hừ lạnh một tiếng. Nếu chiếu theo thuyết pháp này của bọn họ, phỏng chừng toàn bộ sư huynh đệ trong thư viện phải đến từng nhà bái phỏng mới phải đạo. Huống chi học sinh bước ra từ Thái An thư viện đều là con cháu danh môn thông minh vượt bậc, sao có khả năng thi rớt được, mai này ở trên triều gặp mặt đến chán cũng chưa thôi.
Diệp Trọng Huy vừa dẫn người vào trong vừa nói: “Diệp gia ta thanh bần, không có trà ngon chiêu đãi, các vị sư huynh không chê là tốt rồi."
Sau đó dẫn bọn họ qua tiền thính, đến thẳng viện tử của mình. Lúc này đã vào đầu hạ, đàn bướm xanh kéo đến quanh quẩn khắp ao sen, đua nhau rút phấn những nụ thụy liên hồng nhạt, giữa ao trôi nổi một chiếc thuyền lá nhỏ nương theo dòng nước dập dềnh, thanh nhã không kể đâu cho hết.
Có người nhãn lực tốt kinh ngạc thốt lên: “Ôi chao, trên thuyền dường như có một đứa bé."
Đám người đồng loạt nhìn qua, quả nhiên trông thấy có một đứa bé độ chừng bảy tám tuổi đang nằm vắt vẻo trên thuyền, chỉ thấy được xiêm y xanh nhạt, không thể trông rõ tướng mạo ra sao, giữa đám bích điệp lượn quanh không chỉ không bị nhạt nhòa mà lại càng nổi bật, khiến cho người ta cứ ngỡ đứa bé này không phải hài đồng ăn khói lửa phàm gian.
“Diệp huynh, vị này phải chăng là lệnh đệ?"
Diệp Trọng Huy đáp: “Chính là gia đệ."
Người bình thường khi nói về thân nhân mình kiểu gì cũng sẽ thuận miệng giới thiệu vài câu, tỷ như năm nay bao nhiêu tuổi, tính tình như thế nào, tại sao lại ở trên thuyền gỗ, nhưng Diệp đại thiếu gia sau khi xác nhận qua loa bằng vài từ ít ỏi thì không dư thêm một câu nào, đám người kia mặc dù hiếu kỳ đến ruột gan sôi sục cũng không tiện hỏi thêm, chỉ đành từ bỏ.
La Diễn lại nhìn thêm một lúc, hứng thú cong lên khóe môi. Hắn biết Diệp Trọng Huy rất cưng chiều người đệ đệ này, nhưng không ngờ lại yêu thương đến mức luyến tiếc không muốn nhắc đến trước mặt người khác thế này luôn.
Viện tử của Diệp Trọng Huy tên là Mặc Viên, hắn từ nhỏ đã yêu thích hương vị của văn chương, vì vậy lấy tên này cho viện của mình, khác với Phúc Ninh Viện của Diệp Trọng Cẩm, hạ nhân trong Mặc Viên ai nấy đều quy củ chỉnh tề, không dám vượt khuôn phép, người hầu hạ lâu đều rõ, đại thiếu gia chỉ khi đối diện với tiểu thiếu gia mới thả lỏng ôn hòa một chút, còn ngày thường thì chẳng khác gì một tảng băng lạnh lẽo.
Đám học tử tụm lại quanh quẩn cũng chỉ nói về thi từ ca phú, luận cờ vẽ tranh.
Ước chừng qua một canh giờ, có người vào thông báo: “Đại thiếu gia, đường lão gia ở Tân Châu đến rồi, phu nhân mời đại thiếu gia đến tiền thính gặp khách."
Diệp Trọng Huy nhíu mày: “Không phải nói ngày mai mới đến sao?"
“Nghe nói đường lão gia đi một mạch không quản ngày đêm nên đến sớm hơn dự kiến."
Một sư huynh trong nhóm bỗng cất lời: “Tân Châu đến, lẽ nào là người trong Diệp Thị? Nếu vậy thì thật hiếm có, nghe nói tộc nhân Diệp Thị không thích bước chân vào kinh thành, chê đám nhân sĩ trong kinh chúng ta sống phung phí xa hoa, nhân tâm thối nát, sao giờ lại đến nương nhờ tướng phủ rồi?"
Diệp Trọng Huy lãnh lẽo đáp: “Thúc phụ trong nhà đến phủ làm khách vài hôm, sư huynh suy nghĩ nhiều rồi."
Người nọ tự biết bản thân lỡ lời, cười xòa: “Đúng vậy đúng vậy, sư huynh hồ đồ, hồ đồ rồi, Diệp sư đệ chớ trách."
Người nói câu móc mỉa ấy do La Diễn dẫn theo, La Diễn sợ chọc Diệp Trọng Huy không vui, vội lên tiếng giảng hòa: “Cái tên này xưa nay không có đầu óc, Diệp huynh chớ xem là thật, nếu Diệp huynh có khách đến thăm, chúng ta cũng không tiện quấy rầy thêm nữa, cáo từ trước vậy."
Diệp Trọng Huy đến cả câu khách sáo có lệ cũng lười nói, trực tiếp hạ lệnh: “Người đâu, tiễn khách."
La Diễn: “…"
Đám học sinh gần như là bị người ta xua đuổi nhưng không ai dám cáu giận hay ghi thù, ai bảo nhà người ta có phân lượng cao ngất ngưỡng làm chi. Vừa đến cửa viện thì vừa khéo gặp được đứa bé thanh y trên thuyền khi nãy chạy ù qua, chỉ liếc nhìn một cái mà cứ ngỡ giữa thanh thiên bạch nhật vô tình gặp được một tiểu tinh linh hiện hình.
===========
Hết chương 39.
Tác giả :
Tịch Tịch Lý