Kim Ngọc Kỳ Ngoại
Chương 10 Chuyện Xưa
Biên tập: Ginny.
Lão thái gia là người rất yêu sen, chỉ cần trông ra ngoài song cửa sẽ thấy ngay một ao sen trắng, độ này không mấy sum xuê như những ngày đầu hạ, nhưng vẫn có ý vị đặc trưng riêng.
Diệp Trọng Cẩm được An ma ma dỗ uống xong chén thuốc, đầu óc ong ong, đôi lúc không phân rõ đời này y trải qua là thật hay chỉ là ảo cảnh trong mơ. Nếu chỉ là một giấc mơ thì cớ sao lại mơ một giấc mơ hoang đường như vậy?
Đời trước y rất hiếm khi sinh bệnh, số lần uống thuốc đếm được trên đầu ngón tay, vì vậy mỗi lần sinh bệnh đều nhớ rất rõ. Có một lần y bị thái hậu khó dễ, phải đội mưa đứng trước Vĩnh Hòa Cung suốt nửa canh giờ, trở về thì bệnh nặng một trận, suýt chút sốt đến hỏng đầu.
Người nọ vì dỗ y uống thuốc đã không ngại đem mấy chuyện mình cho là thú vị khi còn bé thủ thỉ bên tai y.
“Khi mẫu hậu hoài thai trẫm không được sủng ái, người tuy làm chính phi nhưng tiên hoàng lúc đó rất sủng Lan trắc phi, bất kể nơi nào cũng không chừa thể diện cho mẫu hậu. Để trẫm có thể bình an ra đời, mẫu hậu mua chuộc một ngự y, nói rằng thai trong bụng chín phần mười là nữ, hoàng tổ phụ nghe xong lập tức thay trẫm chỉ hôn, ngươi đoán xem là công tử nhà nào?"
Y nghe vậy cũng rất tò mò, phụ họa đoán tên vài người, người nọ cười nhẹ phủ quyết chẳng chừa một ai, đến cuối cùng mới chịu phun ra đáp án: “Diệp gia."
“Diệp Hằng Chi bằng tuổi trẫm, chỉ khác là hắn sinh vào đầu xuân, còn trẫm vào cuối năm, cũng coi như hơn kém nhau một tuổi. Hoàng tổ phụ rất trọng Diệp gia, đứa “cháu gái" chưa ra đời này chính là một lợi thế cực kỳ tốt."
Đây quả nhiên là vết nhơ của hoàng tộc, Tống Ly không nhịn được bật cười: “Thì ra ngài và Diệp đại nhân từng có hôn ước, sau khi ngài ra đời, thái thượng hoàng hẳn là sẽ rất mất mặt đi, ý chỉ tứ hôn đã ban, vậy mà cháu gái đùng một cái lại biến thành cháu trai."
“Ngươi cho rằng như thế là đã mất mặt rồi ư? Chuyện mất mặt hơn còn ở phía sau kìa…" Người nọ nhướng mày, cười nói: “Mấy năm sau hoàng tổ phụ quy tiên, phụ hoàng lên kế vị, lại nghe tin Diệp phu nhân có hỉ, phụ hoàng là người không có chủ kiến, luôn làm theo lời dặn dò trước khi lâm chung của hoàng tổ phụ, mọi sự trong triều phải dựa vào Diệp gia, ngài học theo hoàng tổ phụ, hạ tiếp một chỉ ý, nếu Diệp phu nhân sinh khuê nữ, khuê nữ nhà họ Diệp sẽ thành thái tử phi tương lai."
Tống Ly chậc lưỡi: “Nghe nói đứa bé đó bất hạnh chết non, hơn nữa… còn là một bé trai." Thiên tử tứ hôn lại liên tục gặp chuyện ngoài ý muốn, đây đã không còn là chuyện mất mặt hay không nữa rồi, quả là nỗi nhục của hoàng gia, chả trách không ai dám đem ra bàn luận.
Y nhớ khi ấy Cố Sâm chỉ cười khẽ một tiếng, sâu xa bồi một câu: “Phúc khí quá lớn, đương nhiên không gánh nổi."
Diệp Trọng Cẩm ngủ một giấc dài, tỉnh lại thấy bản thân đang nằm trong phòng ngủ của mình ở Phúc Ninh Viện, An Thị ngồi bên mép giường chăm chú thêu một cái túi hương màu tím, loáng thoáng còn ngửi được mùi thảo dược nhàn nhạt, là loại có tác dụng an thần.
Thấy con trai mở to hai mắt nhìn mình, An Thị bỏ túi hương xuống, nở nụ cười dịu dàng quen thuộc: “A Cẩm có đói lắm không? Bữa tối đã chuẩn bị xong rồi, nhưng phải uống thuốc trước mới được."
Diệp Trọng Cẩm không đáp lời, nhíu mày nhìn vành mắt hơi sưng của An Thị, nói: “Mẫu thân khóc."
An Thị lắc đầu, cười đáp: “Không có gì."
Nói đoạn, nàng vươn tay rút lấy tấm giấy màu vàng đặt dưới gối của Diệp Trọng Cẩm, là bùa bình an mấy hôm trước An ma ma lên chùa thỉnh, cẩn thận nhét bùa vào túi hương rồi may kín miệng.
Thấy con trai nghi hoặc nhìn mình, An Thị dịu dàng giải thích: “Mấy hôm trước không phải A Cẩm bị muỗi nhiễu cả đêm không ngủ được sao, mẫu thân làm một cái túi hương, bên trong bỏ hoắc hương, bạc hà, tía tô, xương bồ, cỏ tranh, A Cẩm nhớ phải luôn mang bên mình, muỗi sẽ không dám tới gần A Cẩm nữa."
Diệp Trọng Cẩm nhận túi hương, mặt trái thêu hoa lá như thường thấy, An Thị thêu là hoa lan, chính giữa là một chữ “Cẩm" rất khéo.
An Thị vuốt ve gương mặt tái nhợt của con trai, chậm rãi nói: “Mẫu thân hy vọng A Cẩm bình an, vui vẻ mà trưởng thành."
Diệp Trọng Cẩm gật đầu, nắm chặt túi hương trong tay, suy nghĩ đã bay xa tận phương nào.
Diệp Thị trong mắt người đời là gia tộc cao quý trong sạch, từ tiền triều đến nay có hơn trăm năm, cả tộc vẫn luôn bình an vô sự, dù triều đại thay đổi cũng không ảnh hưởng đến phồn vinh của gia tộc này. Nguyên nhân là vì bọn họ tuy danh chấn thiên hạ, nhưng không dính tới hoàng quyền.
Nếu trong tộc đột nhiên xuất hiện một vị thái tử phi, mai này rất có khả năng trở thành mẫu nghi thiên hạ, danh dự trăm năm bị hủy không nói, chỉ sợ sẽ liên lụy đến người trong tộc.
Ngoại thích hoàng thân từ xưa đến nay mấy ai có kết cục tốt, huống chi môn nhân Diệp Thị trải khắp thiên hạ, thiên tử nào mà không nổi tâm đề phòng. Đại Khâu khai quốc mới hơn hai mươi năm, hoàng đế cần mượn Diệp gia để củng cố thế lực, ngày sau thế cục ổn định rồi, kết cục bọn họ ra sao chẳng thể nào đoán được.
— Phi điểu tẫn, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh.
(Xuất phát từ một câu trong bức thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng: Chim bay hết, cung vàng tất bị giấu đi. Thỏ khôn chết, chó săn tất sẽ bị làm thịt. Địch quốc đã diệt thì chẳng cần mưu thần nữa. Việt Vương cổ dài mỏ quạ, là người nhẫn nhục, ghét người có công. Cùng chung hoạn nạn thì được, nhưng không thể cùng an lạc. Thầy sao còn chưa về?)
Cái thai này của Diệp phu nhân đã định trước là không thể giữ. Diệp Nham Bách không thể trở thành tội nhân hủy đi cả tộc, đành buộc lòng có lỗi với đứa con chưa ra đời của mình.
Nào ngờ lại cho Tống Ly cơ hội sống lại.
Khi Diệp Trọng Cẩm sinh ra không chỉ nhỏ hơn trẻ sơ sinh bình thường, mà dáng vẻ cứ như bất kỳ lúc nào cũng có thể tắt thở tới nơi, Diệp Nham Bách trông thấy đứa bé ra đời là một bé trai đã hối hận không để đâu cho hết, cũng vì trong lòng có gúc mắc, hai vợ chồng chỉ hận không thể đem mạng mình bồi thường cho con.
Diệp Trọng Cẩm nghĩ, cái hư danh thanh lưu trong sạch đó có gì tốt, ngay cả con mình cũng không bảo vệ được thì chẳng thà làm gian thần không phải tốt hơn ư? Ít ra còn có thể sống theo ý mình.
Nhớ năm xưa y ở trong cung nuôi một con mèo xù lông, tham ăn hết phần người khác, y coi nó như con trai mà nuôi dưỡng, quý nhân phi tần trong cung đến cả sợi lông của nó còn không dám chạm, cho dù nó lật tung đồ đạc trong Càn Chính Cung của cửu ngũ chí tôn thì sau đó cũng chỉ liếm móng vuốt rồi quay về ổ mèo của mình đánh một giấc, một cọng lông cũng không mất nữa là.
Bởi người chịu tội chỉ có y.
Nhìn thấy khuôn mặt con trai bỗng dưng đỏ lên, An Thị lo lắng chạm lên trán con: “Lại đau đầu nữa sao?"
“… Có hơi nóng."
An Thị vội phân phó với bên ngoài: “Phỉ Thúy, Lưu Ly, mang thuốc lên."
Hai nha hoàn đứng ở gian ngoài “Vâng" một tiếng, người bưng thuốc người bưng dụng cụ rửa mặt lần lượt tiến vào, trông thấy khí sắc của bé con trên giường khá lên chút ít, hai người âm thầm thở ra một hơi nhẹ nhõm.
Mãi đến khi dùng ngọ thiện Diệp Trọng Cẩm mới nghe nói người phụ thân tiện nghi kia của mình bị lão thái gia phạt quỳ từ đường, hai bữa cơm chưa được ăn, hẳn là đã quỳ hai canh giờ rồi.
Diệp Trọng Cẩm trộm quan sát sắc mặt lão thái gia, thấy ông mới đó mà như già thêm vài tuổi, có lẽ chuyện năm xưa ông chẳng biết gì, Diệp Nham Bách là người con chí hiếu, một bên là vợ con, một bên là phụ thân và gia tộc, quả là một nan đề khó giải, cho dù chọn bên nào thì đối với bên còn lại đều có lỗi.
Diệp Trọng Cẩm buông muỗng trong tay, thanh âm leng keng vang lên khiến mọi người ngẩng đầu nhìn sang.
Lão thái gia dịu giọng hỏi: “A Cẩm sao vậy? Thức ăn không hợp khẩu vị sao? Ông nội bảo nhà bếp làm món khác cho A Cẩm nhé?"
Diệp Trọng Cẩm lắc đầu, mềm mại nói: “A Cẩm muốn gặp phụ thân."
Lời vừa thốt ra, An Thị chau mày, dáng vẻ như muốn nói lại thôi, may thay Diệp Trọng Huy kịp phản ứng, lên tiếng trấn an: “Phụ thân đang bị tổ phụ phạt quỳ, lúc này không thể gặp, A Cẩm ăn cơm trước đi."
Diệp Trọng Cẩm khăng khăng lắc đầu: “Không ăn."
Lão thái gia nhíu mày, ông làm sao có thể giải thích cho cháu mình đây, đành nói: “Phụ thân con phạm sai, làm sai phải chịu phạt, đây là gia quy của Diệp gia, ai cũng không ngoại lệ."
Diệp Trọng Cẩm mím môi: “A Cẩm cũng phạm sai, nếu ông nội đã nói không có ngoại lệ, vậy A Cẩm cũng nên quỳ từ đường."
“Hai chuyện này sao có thể so với nhau được, A Cẩm còn nhỏ, thân thể lại không khỏe…"
Thấy hai má cháu trai nhỏ phồng lên, bày ra điệu bộ cứng đầu không chịu nói lý, lão thái gia giơ tay đầu hàng, quay sang quản gia phân phó: “Nói với lão gia các ngươi, nhờ con trai tốt của nó cầu tình, không phạt nó quỳ nữa, mau trở về dùng bữa."
Diệp Trọng Cẩm ngọt ngào cười nói: “Cám ơn ông nội."
Khuôn mặt này tuy không đẹp bằng đời trước, nhưng lại hơn ở vẻ ngọc tuyết đáng yêu, lúc cười rộ lên thật sự là hoa gặp hoa nở, ai có thể đành lòng tức giận cho được, lão thái gia xoa mái tóc mềm mại của cháu trai, thở dài: “Cháu ngoan của ông."
Có thể khiến cho tổ phụ bảo thủ thu hồi mệnh lệnh đã ban là chuyện chưa ai làm được, Diệp Trọng Huy lén giơ ngón cái với đệ đệ, đổi lấy một cái liếc mắt xem thường như thường lệ.
Càn Chính Cung.
Khánh Tông đế buông bút, không nóng không lạnh cất lời: “Thái tử muốn đến Diệp phủ?"
Cố Sâm trịnh trọng gật đầu: “Nhi thần nghe tin thái phó cáo bệnh, trong lòng lo lắng bất an, muốn đến thăm hỏi một hồi." Ngữ khí lại lạnh nhạt không nghe ra chút nào lo lắng.
Khánh Tông đế gật gù, bỗng bật cười, nói: “Nửa năm qua thái tử rất tiến bộ, đây đều là công lao của Diệp tướng."
Cố Sâm nâng mắt, nhìn hai bên tóc mai của phụ hoàng đã bạc, lại nhớ đến dáng vẻ suy yếu đời trước của ông, trong lòng trỗi lên tư vị gì chẳng rõ, đáp: “Cố nhiên là cô lao của thái phó, nhưng phần nữa là vì nhi thần không muốn phụ hoàng thất vọng, không dám lười biếng."
Khánh Tông đế sửng sốt, ông và hoàng hậu không hòa hợp nên mấy năm nay thái tử cũng không thân thiết với ông, chẳng qua trong lòng ông vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của tiên đế, lập đích tử tất được dân tâm, không được vì yêu ghét cá nhân mà dao động căn nguyên xã tắc. Cho nên ông và thái tử tuy rằng vẫn luôn lạnh nhạt, nhưng chưa từng có tâm phế bỏ.
Lúc này lại nghe thái tử nói: “Trời dần trở lạnh, phụ hoàng bảo trọng long thể." Nói xong lập tức cáo lui.
Đợi thái tử đi rồi, Khánh Tông đế ngồi trên long ỷ ngơ ngác cả lúc lâu, mãi sau mới hắng giọng hỏi nội thị bên cạnh: “Thái tử hôm nay làm sao vậy? Xưa nay có bao giờ thấy nó quan tâm trẫm nóng hay lạnh đâu."
Nội thị cười đáp: “Thái tử điện hạ đã trưởng thành, càng ngày càng hiểu chuyện."
Khánh Tông đế bâng quơ nói: “Trời đúng là lạnh thật, nhớ để ý chỉnh lý y phục ở Đông cung, đúng rồi, mấy món đồ Đông Minh tiến cống hôm trước mang hết qua cung thái tử đi."
Nội thị cúi đầu nghe lệnh, trong lòng ngờ ngợ, thái tử điện hạ có phải được cao nhân nào chỉ điểm, cuối cùng đã biết lấy lòng hoàng thượng rồi.
===========
Hết chương 10.
Lão thái gia là người rất yêu sen, chỉ cần trông ra ngoài song cửa sẽ thấy ngay một ao sen trắng, độ này không mấy sum xuê như những ngày đầu hạ, nhưng vẫn có ý vị đặc trưng riêng.
Diệp Trọng Cẩm được An ma ma dỗ uống xong chén thuốc, đầu óc ong ong, đôi lúc không phân rõ đời này y trải qua là thật hay chỉ là ảo cảnh trong mơ. Nếu chỉ là một giấc mơ thì cớ sao lại mơ một giấc mơ hoang đường như vậy?
Đời trước y rất hiếm khi sinh bệnh, số lần uống thuốc đếm được trên đầu ngón tay, vì vậy mỗi lần sinh bệnh đều nhớ rất rõ. Có một lần y bị thái hậu khó dễ, phải đội mưa đứng trước Vĩnh Hòa Cung suốt nửa canh giờ, trở về thì bệnh nặng một trận, suýt chút sốt đến hỏng đầu.
Người nọ vì dỗ y uống thuốc đã không ngại đem mấy chuyện mình cho là thú vị khi còn bé thủ thỉ bên tai y.
“Khi mẫu hậu hoài thai trẫm không được sủng ái, người tuy làm chính phi nhưng tiên hoàng lúc đó rất sủng Lan trắc phi, bất kể nơi nào cũng không chừa thể diện cho mẫu hậu. Để trẫm có thể bình an ra đời, mẫu hậu mua chuộc một ngự y, nói rằng thai trong bụng chín phần mười là nữ, hoàng tổ phụ nghe xong lập tức thay trẫm chỉ hôn, ngươi đoán xem là công tử nhà nào?"
Y nghe vậy cũng rất tò mò, phụ họa đoán tên vài người, người nọ cười nhẹ phủ quyết chẳng chừa một ai, đến cuối cùng mới chịu phun ra đáp án: “Diệp gia."
“Diệp Hằng Chi bằng tuổi trẫm, chỉ khác là hắn sinh vào đầu xuân, còn trẫm vào cuối năm, cũng coi như hơn kém nhau một tuổi. Hoàng tổ phụ rất trọng Diệp gia, đứa “cháu gái" chưa ra đời này chính là một lợi thế cực kỳ tốt."
Đây quả nhiên là vết nhơ của hoàng tộc, Tống Ly không nhịn được bật cười: “Thì ra ngài và Diệp đại nhân từng có hôn ước, sau khi ngài ra đời, thái thượng hoàng hẳn là sẽ rất mất mặt đi, ý chỉ tứ hôn đã ban, vậy mà cháu gái đùng một cái lại biến thành cháu trai."
“Ngươi cho rằng như thế là đã mất mặt rồi ư? Chuyện mất mặt hơn còn ở phía sau kìa…" Người nọ nhướng mày, cười nói: “Mấy năm sau hoàng tổ phụ quy tiên, phụ hoàng lên kế vị, lại nghe tin Diệp phu nhân có hỉ, phụ hoàng là người không có chủ kiến, luôn làm theo lời dặn dò trước khi lâm chung của hoàng tổ phụ, mọi sự trong triều phải dựa vào Diệp gia, ngài học theo hoàng tổ phụ, hạ tiếp một chỉ ý, nếu Diệp phu nhân sinh khuê nữ, khuê nữ nhà họ Diệp sẽ thành thái tử phi tương lai."
Tống Ly chậc lưỡi: “Nghe nói đứa bé đó bất hạnh chết non, hơn nữa… còn là một bé trai." Thiên tử tứ hôn lại liên tục gặp chuyện ngoài ý muốn, đây đã không còn là chuyện mất mặt hay không nữa rồi, quả là nỗi nhục của hoàng gia, chả trách không ai dám đem ra bàn luận.
Y nhớ khi ấy Cố Sâm chỉ cười khẽ một tiếng, sâu xa bồi một câu: “Phúc khí quá lớn, đương nhiên không gánh nổi."
Diệp Trọng Cẩm ngủ một giấc dài, tỉnh lại thấy bản thân đang nằm trong phòng ngủ của mình ở Phúc Ninh Viện, An Thị ngồi bên mép giường chăm chú thêu một cái túi hương màu tím, loáng thoáng còn ngửi được mùi thảo dược nhàn nhạt, là loại có tác dụng an thần.
Thấy con trai mở to hai mắt nhìn mình, An Thị bỏ túi hương xuống, nở nụ cười dịu dàng quen thuộc: “A Cẩm có đói lắm không? Bữa tối đã chuẩn bị xong rồi, nhưng phải uống thuốc trước mới được."
Diệp Trọng Cẩm không đáp lời, nhíu mày nhìn vành mắt hơi sưng của An Thị, nói: “Mẫu thân khóc."
An Thị lắc đầu, cười đáp: “Không có gì."
Nói đoạn, nàng vươn tay rút lấy tấm giấy màu vàng đặt dưới gối của Diệp Trọng Cẩm, là bùa bình an mấy hôm trước An ma ma lên chùa thỉnh, cẩn thận nhét bùa vào túi hương rồi may kín miệng.
Thấy con trai nghi hoặc nhìn mình, An Thị dịu dàng giải thích: “Mấy hôm trước không phải A Cẩm bị muỗi nhiễu cả đêm không ngủ được sao, mẫu thân làm một cái túi hương, bên trong bỏ hoắc hương, bạc hà, tía tô, xương bồ, cỏ tranh, A Cẩm nhớ phải luôn mang bên mình, muỗi sẽ không dám tới gần A Cẩm nữa."
Diệp Trọng Cẩm nhận túi hương, mặt trái thêu hoa lá như thường thấy, An Thị thêu là hoa lan, chính giữa là một chữ “Cẩm" rất khéo.
An Thị vuốt ve gương mặt tái nhợt của con trai, chậm rãi nói: “Mẫu thân hy vọng A Cẩm bình an, vui vẻ mà trưởng thành."
Diệp Trọng Cẩm gật đầu, nắm chặt túi hương trong tay, suy nghĩ đã bay xa tận phương nào.
Diệp Thị trong mắt người đời là gia tộc cao quý trong sạch, từ tiền triều đến nay có hơn trăm năm, cả tộc vẫn luôn bình an vô sự, dù triều đại thay đổi cũng không ảnh hưởng đến phồn vinh của gia tộc này. Nguyên nhân là vì bọn họ tuy danh chấn thiên hạ, nhưng không dính tới hoàng quyền.
Nếu trong tộc đột nhiên xuất hiện một vị thái tử phi, mai này rất có khả năng trở thành mẫu nghi thiên hạ, danh dự trăm năm bị hủy không nói, chỉ sợ sẽ liên lụy đến người trong tộc.
Ngoại thích hoàng thân từ xưa đến nay mấy ai có kết cục tốt, huống chi môn nhân Diệp Thị trải khắp thiên hạ, thiên tử nào mà không nổi tâm đề phòng. Đại Khâu khai quốc mới hơn hai mươi năm, hoàng đế cần mượn Diệp gia để củng cố thế lực, ngày sau thế cục ổn định rồi, kết cục bọn họ ra sao chẳng thể nào đoán được.
— Phi điểu tẫn, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh.
(Xuất phát từ một câu trong bức thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng: Chim bay hết, cung vàng tất bị giấu đi. Thỏ khôn chết, chó săn tất sẽ bị làm thịt. Địch quốc đã diệt thì chẳng cần mưu thần nữa. Việt Vương cổ dài mỏ quạ, là người nhẫn nhục, ghét người có công. Cùng chung hoạn nạn thì được, nhưng không thể cùng an lạc. Thầy sao còn chưa về?)
Cái thai này của Diệp phu nhân đã định trước là không thể giữ. Diệp Nham Bách không thể trở thành tội nhân hủy đi cả tộc, đành buộc lòng có lỗi với đứa con chưa ra đời của mình.
Nào ngờ lại cho Tống Ly cơ hội sống lại.
Khi Diệp Trọng Cẩm sinh ra không chỉ nhỏ hơn trẻ sơ sinh bình thường, mà dáng vẻ cứ như bất kỳ lúc nào cũng có thể tắt thở tới nơi, Diệp Nham Bách trông thấy đứa bé ra đời là một bé trai đã hối hận không để đâu cho hết, cũng vì trong lòng có gúc mắc, hai vợ chồng chỉ hận không thể đem mạng mình bồi thường cho con.
Diệp Trọng Cẩm nghĩ, cái hư danh thanh lưu trong sạch đó có gì tốt, ngay cả con mình cũng không bảo vệ được thì chẳng thà làm gian thần không phải tốt hơn ư? Ít ra còn có thể sống theo ý mình.
Nhớ năm xưa y ở trong cung nuôi một con mèo xù lông, tham ăn hết phần người khác, y coi nó như con trai mà nuôi dưỡng, quý nhân phi tần trong cung đến cả sợi lông của nó còn không dám chạm, cho dù nó lật tung đồ đạc trong Càn Chính Cung của cửu ngũ chí tôn thì sau đó cũng chỉ liếm móng vuốt rồi quay về ổ mèo của mình đánh một giấc, một cọng lông cũng không mất nữa là.
Bởi người chịu tội chỉ có y.
Nhìn thấy khuôn mặt con trai bỗng dưng đỏ lên, An Thị lo lắng chạm lên trán con: “Lại đau đầu nữa sao?"
“… Có hơi nóng."
An Thị vội phân phó với bên ngoài: “Phỉ Thúy, Lưu Ly, mang thuốc lên."
Hai nha hoàn đứng ở gian ngoài “Vâng" một tiếng, người bưng thuốc người bưng dụng cụ rửa mặt lần lượt tiến vào, trông thấy khí sắc của bé con trên giường khá lên chút ít, hai người âm thầm thở ra một hơi nhẹ nhõm.
Mãi đến khi dùng ngọ thiện Diệp Trọng Cẩm mới nghe nói người phụ thân tiện nghi kia của mình bị lão thái gia phạt quỳ từ đường, hai bữa cơm chưa được ăn, hẳn là đã quỳ hai canh giờ rồi.
Diệp Trọng Cẩm trộm quan sát sắc mặt lão thái gia, thấy ông mới đó mà như già thêm vài tuổi, có lẽ chuyện năm xưa ông chẳng biết gì, Diệp Nham Bách là người con chí hiếu, một bên là vợ con, một bên là phụ thân và gia tộc, quả là một nan đề khó giải, cho dù chọn bên nào thì đối với bên còn lại đều có lỗi.
Diệp Trọng Cẩm buông muỗng trong tay, thanh âm leng keng vang lên khiến mọi người ngẩng đầu nhìn sang.
Lão thái gia dịu giọng hỏi: “A Cẩm sao vậy? Thức ăn không hợp khẩu vị sao? Ông nội bảo nhà bếp làm món khác cho A Cẩm nhé?"
Diệp Trọng Cẩm lắc đầu, mềm mại nói: “A Cẩm muốn gặp phụ thân."
Lời vừa thốt ra, An Thị chau mày, dáng vẻ như muốn nói lại thôi, may thay Diệp Trọng Huy kịp phản ứng, lên tiếng trấn an: “Phụ thân đang bị tổ phụ phạt quỳ, lúc này không thể gặp, A Cẩm ăn cơm trước đi."
Diệp Trọng Cẩm khăng khăng lắc đầu: “Không ăn."
Lão thái gia nhíu mày, ông làm sao có thể giải thích cho cháu mình đây, đành nói: “Phụ thân con phạm sai, làm sai phải chịu phạt, đây là gia quy của Diệp gia, ai cũng không ngoại lệ."
Diệp Trọng Cẩm mím môi: “A Cẩm cũng phạm sai, nếu ông nội đã nói không có ngoại lệ, vậy A Cẩm cũng nên quỳ từ đường."
“Hai chuyện này sao có thể so với nhau được, A Cẩm còn nhỏ, thân thể lại không khỏe…"
Thấy hai má cháu trai nhỏ phồng lên, bày ra điệu bộ cứng đầu không chịu nói lý, lão thái gia giơ tay đầu hàng, quay sang quản gia phân phó: “Nói với lão gia các ngươi, nhờ con trai tốt của nó cầu tình, không phạt nó quỳ nữa, mau trở về dùng bữa."
Diệp Trọng Cẩm ngọt ngào cười nói: “Cám ơn ông nội."
Khuôn mặt này tuy không đẹp bằng đời trước, nhưng lại hơn ở vẻ ngọc tuyết đáng yêu, lúc cười rộ lên thật sự là hoa gặp hoa nở, ai có thể đành lòng tức giận cho được, lão thái gia xoa mái tóc mềm mại của cháu trai, thở dài: “Cháu ngoan của ông."
Có thể khiến cho tổ phụ bảo thủ thu hồi mệnh lệnh đã ban là chuyện chưa ai làm được, Diệp Trọng Huy lén giơ ngón cái với đệ đệ, đổi lấy một cái liếc mắt xem thường như thường lệ.
Càn Chính Cung.
Khánh Tông đế buông bút, không nóng không lạnh cất lời: “Thái tử muốn đến Diệp phủ?"
Cố Sâm trịnh trọng gật đầu: “Nhi thần nghe tin thái phó cáo bệnh, trong lòng lo lắng bất an, muốn đến thăm hỏi một hồi." Ngữ khí lại lạnh nhạt không nghe ra chút nào lo lắng.
Khánh Tông đế gật gù, bỗng bật cười, nói: “Nửa năm qua thái tử rất tiến bộ, đây đều là công lao của Diệp tướng."
Cố Sâm nâng mắt, nhìn hai bên tóc mai của phụ hoàng đã bạc, lại nhớ đến dáng vẻ suy yếu đời trước của ông, trong lòng trỗi lên tư vị gì chẳng rõ, đáp: “Cố nhiên là cô lao của thái phó, nhưng phần nữa là vì nhi thần không muốn phụ hoàng thất vọng, không dám lười biếng."
Khánh Tông đế sửng sốt, ông và hoàng hậu không hòa hợp nên mấy năm nay thái tử cũng không thân thiết với ông, chẳng qua trong lòng ông vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của tiên đế, lập đích tử tất được dân tâm, không được vì yêu ghét cá nhân mà dao động căn nguyên xã tắc. Cho nên ông và thái tử tuy rằng vẫn luôn lạnh nhạt, nhưng chưa từng có tâm phế bỏ.
Lúc này lại nghe thái tử nói: “Trời dần trở lạnh, phụ hoàng bảo trọng long thể." Nói xong lập tức cáo lui.
Đợi thái tử đi rồi, Khánh Tông đế ngồi trên long ỷ ngơ ngác cả lúc lâu, mãi sau mới hắng giọng hỏi nội thị bên cạnh: “Thái tử hôm nay làm sao vậy? Xưa nay có bao giờ thấy nó quan tâm trẫm nóng hay lạnh đâu."
Nội thị cười đáp: “Thái tử điện hạ đã trưởng thành, càng ngày càng hiểu chuyện."
Khánh Tông đế bâng quơ nói: “Trời đúng là lạnh thật, nhớ để ý chỉnh lý y phục ở Đông cung, đúng rồi, mấy món đồ Đông Minh tiến cống hôm trước mang hết qua cung thái tử đi."
Nội thị cúi đầu nghe lệnh, trong lòng ngờ ngợ, thái tử điện hạ có phải được cao nhân nào chỉ điểm, cuối cùng đã biết lấy lòng hoàng thượng rồi.
===========
Hết chương 10.
Tác giả :
Tịch Tịch Lý