Kim Lăng Thập Tam Thoa
Chương 12
Buổi sáng, những người đàn bà trong căn hầm tỉnh dậy, phát hiện vắng Đậu Hoàn. George Trần nói lúc mờ sáng, anh ta dậy đun nước thấy Đậu Hoàn say bí tỉ đi lang thang ở sân. Thấy George Trần, cô ta giơ cái đàn tì bà lên nhờ anh kiếm cho ba sợi dây đàn. Cô ta bảo đàn của cô chỉ còn một dây, nghe chướng tai lắm. George Trần dỗ dành để trời sáng sẽ kiếm cho cô. Sao mà chờ đến sáng được? trời sáng thì Vương Phố Sinh đi rồi, chẳng nghe được cô đàn nữa. George Trần nói rằng mình không thuộc đường. Cô ta bảo sông Tần Hoài mà không biết à? Cô chỉ dẫn cho George Trần, dây đàn để ở trong ngăn kéo bàn trang điểm của cô ở Tần Hoài. George Trần bảo buồn ngủ quá, ngủ một giấc rồi đến đó lấy dây đàn cho cô. Đậu Hoàn nói: “Vương Phố Sinh không đợi được đâu." Sau đó George Trần không để ý cô ta đi đâu nữa.
Đến trưa Đậu Hoàn vẫn không về.
Buổi sáng Fabbi đẩy chiếc xe cút kít đến khu an toàn chở lương thực, chiều về bảo mọi người, bác sĩ Wilson ở khu an toàn đã cấp cứu cho một cô bé mười lăm tuổi nhưng không cứu sống được. Cô bé bị lính Nhật thay nhau hãm hiếp rồi đâm mấy nhát. Cô bé lúc chết tay vẫn nắm chặt mấy sợi dây đàn.
Theo lời kể của cô tôi và các ảnh tư liệu, tôi tưởng tượng ra cảnh tượng trước và sau khi Đậu Hoàn rời nhà thờ. Có ba tấm ảnh tư liệu: Mặt chính diện, nhìn ngang phần thân trên người, nhìn ngang phía bên kia. Ảnh tư liệu được ban chỉ huy khu an toàn chụp để làm bằng chứng tội phạm của quân Nhật. Đậu Hoàn có khuôn mặt nhìn ngang hoàn hảo, cho dù tóc rối tung, mặt sưng, vì khóc nhiều hoặc do bị lính Nhật đánh. Khi đó cô thoi thóp, bị lính Nhật coi là xác chết, bỏ lại trên phố. Sự việc xảy ra lúc hơn sáu giờ sáng, trong một cửa hàng tạp hóa rỗng không, một tốp lính Nhật khá đông xếp hàng trật tự để thay nhau hãm hiếp. Trong cửa hàng có một chiếc ghế dài rất nặng là chỗ cô bé bị hành hạ. Bọn lính Nhật chỉ đóng khố, xếp hàng chờ đến lượt.
Chân tay Đậu Hoàn bị kéo dang ra trói vào ghế. Cô bé luôn miệng chửi và nhổ nước bọt. Bọn lính sôi gan vì cô cố tình làm bẩn, bèn tát cô. Cô nằm im, không phải bị khuất phục mà đột nhiên nhớ đến Vương Phố Sinh. Nhớ lại đêm qua hẹn với Vương Phố Sinh sống với nhau suốt đời, đánh đàn kiếm ăn. Trái tim cô tan nát khi nghĩ lại chuyện đó.
Đậu Hoàn còn nhớ cô hẹn với Vương Phố Sinh: Cô muốn có bốn sợi dây đàn để gảy bài Xuân giang hoa nguyệt dạ, Mai hoa tam lộng cho anh nghe. Cô bảo: “Em còn biết hát Tô Châu bình đàn đấy nhé." Cô chỉ lo Vương Phố Sinh nhắm mắt tắt thở thì cô không thực hiện được lời hẹn.
Bị trói chặt trên ghế Đậu Hoàn còn mơ mơ màng màng nhớ lại mình đã nhảy ra khỏi nhà thờ như thế nào, trong ánh sáng mờ mờ buổi sớm cô nhận ra hướng đông tây nam bắc. Từ nhỏ cô đã bị giam trong kỹ viện, thực tế là nô lệ bị tù đầy, do đó lên phố là bị lạc, nhất là bây giờ Nam Kinh là một đống đổ nát, khắp nơi lửa cháy, cửa hàng trống rỗng, chẳng mấy chốc Đậu Hoàn ân hận mình đã quá mạo hiểm. Định quay lại thì mới thấy mình quên cả đường về. Mùa đông năm giờ sáng trời vẫn tối như giữa đêm. Đậu Hoàn càng đi càng lạc lối. Cô nghe thấy mấy lính Nhật đi đến, cô bỏ chạy vào một ngõ nhỏ, chúng đuổi theo, Đậu Hoàn rất nhanh, trong chốc lát cô chui vào một ngõ nhỏ và bỏ rơi chúng. Đúng lúc cô chui ra khỏi ngõ cô vướng phải vật gì mềm mềm ngã sấp xuống. Sờ thấy một đống ruột gan. Đậu Hoàn kêu thét lên như gặp ma, cô buông xuôi đôi tay lạnh ngắt đứng tại chỗ mà kêu khóc đến nửa phút.
Thế là chết rồi! Ba tên lính đã bỏ cuộc bây giờ vây lại. Tiếng kêu của cô còn đánh thức trung đội kỵ binh đang đóng trại gần đó, thế là lập tức chúng tìm chỗ có tiếng kêu kéo nhau đến.
Cô bé Đậu Hoàn mười lăm tuổi nằm trên chiếc ghế dài chỉ có một ý nghĩ, chết đi, chết đi cho nhanh để biến thành ác quỉ quay lại bóp chết cắn chết từng con một bầy dã thú đã hành hạ cô. Bị mấy cái tát, cô phun ra không còn là nước bọt mà là máu, cô nhìn thấy từng đứa bị phun trúng người… một dòng máu lớn nhất phun ra từ bụng cô rồi vai rồi đến bụng dưới. Bầy thú đội lốt người không thích thứ đồ chơi vừa gào thét vừa nhổ bọt phun máu lên chúng bèn dùng lưỡi lê để bắt cô phải im.
Năm 1994, cô tôi tìm thêm được một tấm ảnh của Đậu Hoàn. Tấm ảnh gây sốc tìm thấy trong cuốn vở ghi của một tên hàng binh Nhật. Trong ảnh, người con gái bị trói vào chiếc ghế, hai chân dang rộng, ống kính chiếu thẳng vào chỗ kín, mặt không nhìn rõ, chắc là vì cô bé giãy giụa mạnh, phần mặt không nét nhưng cô tôi cho rằng đó chính là Đậu Hoàn. Lính Nhật không những bạo hành với một cô gái tuổi hoa mà như thế này là còn đóng đinh cô lên bức tường ô nhục truyền từ đời này sang đời khác.
Tôi nhìn bức ảnh và nghĩ, thật là một việc đen tối đê tiện hết mức mà con người có thể làm. Chúng xâm phạm và làm nhục người con gái một dân tộc khác kỳ thực đã làm nhục cả dân tộc đó. Chúng lấy tấm ảnh như thế làm chiến lợi phẩm là để xỉa nhát dao vào tâm linh của dân tộc bị làm nhục. Từ đó về sau tôi thường nghĩ, vết thương tâm linh sâu đến thế cần mấy thế kỷ để chữa lành? Một ký ức đã khắc cốt ghi xương cần bao nhiêu đời người để nó phai nhạt đi?
Vương Phố Sinh đang sốt cao, nhìn thấy ba sợi dây đàn, cậu hỏi: “Đậu Hoàn đâu?"
Ngọc Mặc lắp dây vào đàn và gảy cho Vương Phố Sinh nghe khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ như Đậu Hoàn đã hứa.
Cậu lính trẻ hiểu chuyện gì đã xảy ra, nước mắt chảy ra đầm đìa từ trong đôi mắt đỏ như máu.
Thư Quyên và các bạn được linh mục Engman cho biết tin về Đậu Hoàn. Ông bắt đầu như thế này: “Các em, chúng ta hãy cầu nguyện, cầu nguyện cho người hy sinh, cầu nguyện cho kẻ ác sớm trở lại tính người."
Ông và Fabbi cùng bước lên gác. Trong một không gian nhỏ bé, hai thân hình cao lớn cúi lưng đúng tư thế cầu nguyện. Các cô bé nhìn nhau, muốn hiểu tại sao hai vị linh mục lại như thế, nét mặt các cô căng cứng như đổ thạch cao.
Tiếp theo, Fabbi Atonado kể lại một cách ngắn gọn về tai họa của Đậu Hoàn. Linh mục Engman không hài lòng, ông nói với Fabbi: “Nên cho các em biết toàn bộ sự việc." Fabbi kể lại, hết năm phút.
Linh mục Engman đưa mắt nhìn khắp lượt: “Các em, sau này các em sẽ là nhân chứng, chẳng may người này không còn nữa thì còn người khác có thể làm chứng, phải có người làm chứng mới được."
Nghe xong, các cô bé đều biến thành những bức tượng thạch cao. Chỉ khi sự hung hiểm xảy ra với một người mình quen biết thì mới có cảm giác nó là thật, là chân thực. Trong đám nữ sinh có những người nhớ lại hôm Đậu Hoàn mới đến, chỉ vì một bát súp mà họ xung đột với cô bé. Tội nghiệp Đậu Hoàn, mười lăm tuổi đầu đã bị bán đi bán lại mấy lần. Nếu còn đường sống thì cô bé có chọn cái nghề hèn mạt ấy không, ai bảo là gái điếm không có tình cảm? Cô bé có mối tình sâu sắc đến thế với Vương Phố Sinh. Các cô nhớ lại đôi tay sưng đỏ vì lạnh của Đậu Hoàn giặt băng, phơi băng cho các thương binh, nhớ lại lần Đậu Hoàn ôm ấp con mèo hoang mới đẻ rơi từ trên xà nhà xuống, cô cuống quít tìm cái ăn cho nó, con mèo chết, cô khóc và chôn nó ở gốc cây đào… Các cô bé thấy thương quá, tại sao trong đám đàn bà ấy không phải ai khác mà lại chính cô bé Đậu Hoàn mười lăm tuổi phải chịu bất hạnh đến thế?
Linh mục Engman nói: “Bây giờ, các em thu dọn đồ đạc chuyển ngay xuống hầm kho, năm 1927, trong sự kiện Nam Kinh(24) tôi và Fabbi cùng mấy vị giáo sư thần học đã ẩn náu ở đó, thoát được qua mấy lần càn quét nhà thờ của quân Trực Lỗ và quân Giang Hữu. Cho nên rõ ràng ở đó an toàn hơn trên gác này nhiều."
Fabbi hỏi ngay: “Có thích hợp hay không? đám người kia ăn nói cư xử rất phóng đãng …"
“Không có gì quan trọng bằng an toàn. Dọn đi, các em."
Trước bữa cơm chiều, mười sáu nữ sinh dọn xuống gian hầm bẩn thỉu hôi hám, ba quân nhân dọn lên xưởng đóng sách. Nếu lính Nhật có phát hiện ra thì linh mục Engman sẽ hết sức giải thích rằng họ là thường dân bị thương, còn người Nhật có tin hay không thì đành cậy nhờ số phận. Đây là đề nghị của Đới Đào, dụng ý của anh ta rất rõ ràng, trong lúc này đàn ông ông không có chọn lựa nào khác, phải bảo vệ đàn bà con gái.
Bữa cơm tối, mọi người đang ăn bát mì loãng thì nghe tiếng Fabbi gọi qua lỗ thông hơi: “Từ Tiểu Ngu, lên đây một lát."
Một dấu hiệu tin mừng khiến cặp mắt Từ Tiểu Ngu sáng rực trông thật đẹp khiến trong khoảnh khắc, Thư Quyên phải mê cô bạn thân trước kia. Tiểu Ngu lên rồi, các bạn túm tụm lại nơi lỗ thông hơi nhìn thấy đôi chân xinh xinh của Tiểu Ngu dừng lại trước đôi giày da đàn ông, đồng thời nghe tiếng kêu nghẹn ngào sung sướng: “Bố!…"
Về sau Thư Quyên được biết, để về được đến Nam Kinh đón con, bố Tiểu Ngu đã bán đi một dãy cửa hàng ở Áo Môn. Về đến nơi ông mới phát hiện ra rằng đồng tiền chẳng còn mấy giá trị. Lính Nhật có thể chẳng cần đến tiền vẫn có khối thứ chúng muốn. Ông bán đủ thứ, bán cả thể diện cả lương tâm mới được cái giấy thông hành để đưa con đi. Vào Nam Kinh khó như lên trời, ra khỏi Nam Kinh khó như ra khỏi bầu trời.
Tóm lại cảnh bố con nhà họ Từ gặp nhau cũng xúc động như tất cả những cuộc gặp gỡ của người thân trong cảnh loạn ly. Trong mấy phút Tiểu Ngu kể hết cho bố nghe cô phải chịu đựng nỗi sợ hãi, sự đói rét, không rửa mặt rửa chân, nếu không muốn phải rửa bằng nước đã ngâm xác A Cố đến trương lên.
Thế rồi Từ Tiểu Ngu quỳ xuống rất thấp nói với các bạn đang chen chúc nhìn bố con cô: “Bố tớ đến đón tớ rồi!" nghe cứ như: “Thiên binh thiên tướng đến đón tớ rồi!"
Ai cũng hâm mộ cô bé, hâm mộ đến mức căm ghét, cho nên chẳng ai nói gì, kể cả Lưu An Na, người mà Tiểu Ngu bằng lòng đưa đi theo cũng xị mặt xuống không hé răng. Người ta sướng thế có còn nhớ đến lời hứa không? Đừng mơ hão.
Lúc này ánh mắt của Thư Quyên và của Tiểu Ngu chạm nhau.
Tiểu Ngu đứng lên, các cô bé nghe thấy: “Bố ơi, con muốn đưa một bạn con cùng đi."
“Đi làm sao được!?" Bố gắt lên.
“Con muốn đem theo."
Bố cô do dự. Hai mươi giây, các cô bé nín thở. “Được, con muốn đưa bạn nào đi?"
Khi Tiểu Ngu đi vào gian hầm, cả mười lăm bạn không ai nói gì. Bây giờ Từ Tiểu Ngu đang nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Những người đàn bà Tần Hoài phía sau lớp rèm ngăn cách cũng im lặng. Cái may mắn ấy rơi vào ai đây, đối với họ cũng là một đại sự ghê gớm lắm.
Từ Tiểu Ngu nhìn từng bạn, hầu hết các bộ mặt đều khó coi, ai cũng có vẻ như sẵn sàng, cho dù được chọn làm đầu sai nhà Từ cũng bằng lòng.
“Lưu An Na." Tiểu Ngu nói.
Lưu An Na xấu hổ quá mặt đỏ ửng đứng lên, đến đứng bên Từ Tiểu Ngu.
Từ Tiểu Ngu nhìn những khuôn mặt còn lại, ai càng giương mắt nhìn, càng khó coi. Thư Quyên ngồi chỗ của mình nhìn lên lỗ thông hơi. Cô vô cùng ân hận đã không chịu cúi đầu trước Tiểu Ngu, bây giờ có cúi đầu cũng muộn rồi, cô cố tình tỏ ra thản nhiên. Từ Tiểu Ngu, mày cứ sống mà ra đi, còn tao sống chết không việc gì đến mày.
Sô-phi vo ve như con muỗi: “Tiểu Ngu ơi, cậu chả bảo là bố cậu sẽ đón cả tớ đi mà?"
Lúc đó Thư Quyên muốn trừng mắt với Sô-phi: mày hạ mình cầu xin thế à? Nhưng cô thấy Tiểu Ngu đang nhìn mình, ánh mắt đầy thiện ý nhưng là thiện ý của kẻ mạnh, chỉ cần Thư Quyên mở miệng, cho dù chỉ nói hai chữ Tiểu Ngu là Tiểu Ngu thỏa mãn rồi, mọi giận hờn xóa đi hết, tình bạn trở lại như ngày xưa. Cho dù thế nào gia cảnh và phẩm chất của Thư Quyên đáng để làm người bạn thân thiết lâu dài với Tiểu Ngu.
Lúc đó Thư Quyên rất bối rối, không tài nào mở miệng được, mắt cứ đau đáu nhìn Tiểu Ngu. Lúc này cô hèn hạ thế nào, kém cỏi thế nào chỉ mình cô biết.
Nhưng cuối cùng Tiểu Ngu thu ánh mắt lại, Tiểu Ngu lại một lần nữa chơi Thư Quyên. Cô vẫn tiếp tục vờn các bạn.
“Rút thăm đi."
Cô lấy một tờ giấy trong cuốn sổ của mình, xé thành mười bốn mảnh rồi lấy ra một mảnh, vẽ bông hoa mai lên đó.
“Tớ không cần. Các cậu rút đi." Thư Quyên nói, đàng hoàng quay lưng về phía Tiểu Ngu.
“Nào," Tiểu Ngu như cầu xin Thư Quyên “Bố tớ không thể đưa tất cả đi được…"
Thư Quyên lắc đầu.
Kết quả rút thăm, một cô bạn từ trước đến nay chẳng mấy khi nói với Từ Tiểu Ngu một câu đi theo bố con Tiểu Ngu, còn lại mười ba bạn chia nhau thỏi sôcôla bố Tiểu Ngu đem đến. Nói đúng hơn là mười hai, Thư Quyên từ chối phần của mình. Tiểu Ngu muốn dùng chút quà để an ủi những bạn bị bỏ lại, Thư Quyên không để cô được thỏa mãn.
Hôm đó, trời tối lại từ lúc Từ Tiểu Ngu chọn bạn, không, từ lúc các bạn nghe tiếng máy ô tô của bố Từ Tiểu Ngu khởi động ở cổng, chiếc xe con của ông Từ Đại Hưởng rồ máy phóng đi… Các cô bé nhận thấy bóng đêm trong căn hầm đã nuốt chửng mình.
Bên kia rèm, Nan Ni hỏi rồi tự trả lời:
“Chắc là bố cô bé ấy có tiền?… Đúng là có tiền thật. Có tiền bắt qủy đẩy cối xay."
“Nan Ni, ông chủ lò giết vịt của mày chẳng có vài đồng sao?"
“Cặp đùi của Nan Ni quắp lão không chặt, lão chuồn rồi!" Giọng Hồng Lăng.
“Câm cái miệng thối của chúng mày lại!"
Các cô bé nhận ra giọng Triệu Ngọc Mặc.
“Năm kia lão bảo sẽ chuộc tao về làm vợ kế." Nan Ni nói.
“Chưa thấy đứa nào ngu như mày, đi với lão có phải bây giờ là Vịt Quí Phi không?"(25)
“Biết đâu bây giờ cả vịt cả người bị lính Nhật thịt sạch cả! Bọn Nhật trông thấy con vịt Na Ni ngon lành thế thì sao nhỉ?…"
“Hứ, thằng nào trèo lên tao kẹp chết thằng đó!" Giọng Na Ni nghe thật dữ dằn.
“Nan Ni, mày im miệng đi có được không?" Ngọc Mặc lại can thiệp.
Lát sau Na Ni thổn thức: “Đúng là chẳng có ai ngu như tôi! Theo lão ấy dù thế nào cũng còn hơn chui vào cái hang cua này, cuối cùng biết đâu lại giống như Đậu Hoàn!…"
Các nữ sinh vốn ngồi sát nhau bây giờ càng dính lại với nhau. Tiếng khóc của Nan Ni đột ngột dừng lại, các cô bé đoán chắc có ai lấy chăn đè lên đầu Na Ni.
Các cô bé nằm ép vào nhau ngủ thiếp đi. Cũng không biết mấy giờ rồi, các cô nghe thấy phía bên kia rèm xao động, ai đó nói có người ấn chuông cổng. Lính Nhật?
Chú thích:
(24) Năm 1927 quân Giang Hữu thuộc quân đội Quốc dân đảng đang đánh đuổi quân Trực Lỗ chiếm Nam Kinh, ngày 24-3 xảy ra vụ cướp bóc và giết hại kiều dân và nhân viên các cơ quan và sứ quán nước ngoài ở Nam Kinh. Tàu chiến Anh Mỹ đỗ trên sông Trường Giang trả đũa, bắn đại bác vào thành suốt một giờ - ND.
(25) Ví với mỹ nhân Dương Quí Phi của Đường Minh Hoàng đời nhà Đường – ND.
Đến trưa Đậu Hoàn vẫn không về.
Buổi sáng Fabbi đẩy chiếc xe cút kít đến khu an toàn chở lương thực, chiều về bảo mọi người, bác sĩ Wilson ở khu an toàn đã cấp cứu cho một cô bé mười lăm tuổi nhưng không cứu sống được. Cô bé bị lính Nhật thay nhau hãm hiếp rồi đâm mấy nhát. Cô bé lúc chết tay vẫn nắm chặt mấy sợi dây đàn.
Theo lời kể của cô tôi và các ảnh tư liệu, tôi tưởng tượng ra cảnh tượng trước và sau khi Đậu Hoàn rời nhà thờ. Có ba tấm ảnh tư liệu: Mặt chính diện, nhìn ngang phần thân trên người, nhìn ngang phía bên kia. Ảnh tư liệu được ban chỉ huy khu an toàn chụp để làm bằng chứng tội phạm của quân Nhật. Đậu Hoàn có khuôn mặt nhìn ngang hoàn hảo, cho dù tóc rối tung, mặt sưng, vì khóc nhiều hoặc do bị lính Nhật đánh. Khi đó cô thoi thóp, bị lính Nhật coi là xác chết, bỏ lại trên phố. Sự việc xảy ra lúc hơn sáu giờ sáng, trong một cửa hàng tạp hóa rỗng không, một tốp lính Nhật khá đông xếp hàng trật tự để thay nhau hãm hiếp. Trong cửa hàng có một chiếc ghế dài rất nặng là chỗ cô bé bị hành hạ. Bọn lính Nhật chỉ đóng khố, xếp hàng chờ đến lượt.
Chân tay Đậu Hoàn bị kéo dang ra trói vào ghế. Cô bé luôn miệng chửi và nhổ nước bọt. Bọn lính sôi gan vì cô cố tình làm bẩn, bèn tát cô. Cô nằm im, không phải bị khuất phục mà đột nhiên nhớ đến Vương Phố Sinh. Nhớ lại đêm qua hẹn với Vương Phố Sinh sống với nhau suốt đời, đánh đàn kiếm ăn. Trái tim cô tan nát khi nghĩ lại chuyện đó.
Đậu Hoàn còn nhớ cô hẹn với Vương Phố Sinh: Cô muốn có bốn sợi dây đàn để gảy bài Xuân giang hoa nguyệt dạ, Mai hoa tam lộng cho anh nghe. Cô bảo: “Em còn biết hát Tô Châu bình đàn đấy nhé." Cô chỉ lo Vương Phố Sinh nhắm mắt tắt thở thì cô không thực hiện được lời hẹn.
Bị trói chặt trên ghế Đậu Hoàn còn mơ mơ màng màng nhớ lại mình đã nhảy ra khỏi nhà thờ như thế nào, trong ánh sáng mờ mờ buổi sớm cô nhận ra hướng đông tây nam bắc. Từ nhỏ cô đã bị giam trong kỹ viện, thực tế là nô lệ bị tù đầy, do đó lên phố là bị lạc, nhất là bây giờ Nam Kinh là một đống đổ nát, khắp nơi lửa cháy, cửa hàng trống rỗng, chẳng mấy chốc Đậu Hoàn ân hận mình đã quá mạo hiểm. Định quay lại thì mới thấy mình quên cả đường về. Mùa đông năm giờ sáng trời vẫn tối như giữa đêm. Đậu Hoàn càng đi càng lạc lối. Cô nghe thấy mấy lính Nhật đi đến, cô bỏ chạy vào một ngõ nhỏ, chúng đuổi theo, Đậu Hoàn rất nhanh, trong chốc lát cô chui vào một ngõ nhỏ và bỏ rơi chúng. Đúng lúc cô chui ra khỏi ngõ cô vướng phải vật gì mềm mềm ngã sấp xuống. Sờ thấy một đống ruột gan. Đậu Hoàn kêu thét lên như gặp ma, cô buông xuôi đôi tay lạnh ngắt đứng tại chỗ mà kêu khóc đến nửa phút.
Thế là chết rồi! Ba tên lính đã bỏ cuộc bây giờ vây lại. Tiếng kêu của cô còn đánh thức trung đội kỵ binh đang đóng trại gần đó, thế là lập tức chúng tìm chỗ có tiếng kêu kéo nhau đến.
Cô bé Đậu Hoàn mười lăm tuổi nằm trên chiếc ghế dài chỉ có một ý nghĩ, chết đi, chết đi cho nhanh để biến thành ác quỉ quay lại bóp chết cắn chết từng con một bầy dã thú đã hành hạ cô. Bị mấy cái tát, cô phun ra không còn là nước bọt mà là máu, cô nhìn thấy từng đứa bị phun trúng người… một dòng máu lớn nhất phun ra từ bụng cô rồi vai rồi đến bụng dưới. Bầy thú đội lốt người không thích thứ đồ chơi vừa gào thét vừa nhổ bọt phun máu lên chúng bèn dùng lưỡi lê để bắt cô phải im.
Năm 1994, cô tôi tìm thêm được một tấm ảnh của Đậu Hoàn. Tấm ảnh gây sốc tìm thấy trong cuốn vở ghi của một tên hàng binh Nhật. Trong ảnh, người con gái bị trói vào chiếc ghế, hai chân dang rộng, ống kính chiếu thẳng vào chỗ kín, mặt không nhìn rõ, chắc là vì cô bé giãy giụa mạnh, phần mặt không nét nhưng cô tôi cho rằng đó chính là Đậu Hoàn. Lính Nhật không những bạo hành với một cô gái tuổi hoa mà như thế này là còn đóng đinh cô lên bức tường ô nhục truyền từ đời này sang đời khác.
Tôi nhìn bức ảnh và nghĩ, thật là một việc đen tối đê tiện hết mức mà con người có thể làm. Chúng xâm phạm và làm nhục người con gái một dân tộc khác kỳ thực đã làm nhục cả dân tộc đó. Chúng lấy tấm ảnh như thế làm chiến lợi phẩm là để xỉa nhát dao vào tâm linh của dân tộc bị làm nhục. Từ đó về sau tôi thường nghĩ, vết thương tâm linh sâu đến thế cần mấy thế kỷ để chữa lành? Một ký ức đã khắc cốt ghi xương cần bao nhiêu đời người để nó phai nhạt đi?
Vương Phố Sinh đang sốt cao, nhìn thấy ba sợi dây đàn, cậu hỏi: “Đậu Hoàn đâu?"
Ngọc Mặc lắp dây vào đàn và gảy cho Vương Phố Sinh nghe khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ như Đậu Hoàn đã hứa.
Cậu lính trẻ hiểu chuyện gì đã xảy ra, nước mắt chảy ra đầm đìa từ trong đôi mắt đỏ như máu.
Thư Quyên và các bạn được linh mục Engman cho biết tin về Đậu Hoàn. Ông bắt đầu như thế này: “Các em, chúng ta hãy cầu nguyện, cầu nguyện cho người hy sinh, cầu nguyện cho kẻ ác sớm trở lại tính người."
Ông và Fabbi cùng bước lên gác. Trong một không gian nhỏ bé, hai thân hình cao lớn cúi lưng đúng tư thế cầu nguyện. Các cô bé nhìn nhau, muốn hiểu tại sao hai vị linh mục lại như thế, nét mặt các cô căng cứng như đổ thạch cao.
Tiếp theo, Fabbi Atonado kể lại một cách ngắn gọn về tai họa của Đậu Hoàn. Linh mục Engman không hài lòng, ông nói với Fabbi: “Nên cho các em biết toàn bộ sự việc." Fabbi kể lại, hết năm phút.
Linh mục Engman đưa mắt nhìn khắp lượt: “Các em, sau này các em sẽ là nhân chứng, chẳng may người này không còn nữa thì còn người khác có thể làm chứng, phải có người làm chứng mới được."
Nghe xong, các cô bé đều biến thành những bức tượng thạch cao. Chỉ khi sự hung hiểm xảy ra với một người mình quen biết thì mới có cảm giác nó là thật, là chân thực. Trong đám nữ sinh có những người nhớ lại hôm Đậu Hoàn mới đến, chỉ vì một bát súp mà họ xung đột với cô bé. Tội nghiệp Đậu Hoàn, mười lăm tuổi đầu đã bị bán đi bán lại mấy lần. Nếu còn đường sống thì cô bé có chọn cái nghề hèn mạt ấy không, ai bảo là gái điếm không có tình cảm? Cô bé có mối tình sâu sắc đến thế với Vương Phố Sinh. Các cô nhớ lại đôi tay sưng đỏ vì lạnh của Đậu Hoàn giặt băng, phơi băng cho các thương binh, nhớ lại lần Đậu Hoàn ôm ấp con mèo hoang mới đẻ rơi từ trên xà nhà xuống, cô cuống quít tìm cái ăn cho nó, con mèo chết, cô khóc và chôn nó ở gốc cây đào… Các cô bé thấy thương quá, tại sao trong đám đàn bà ấy không phải ai khác mà lại chính cô bé Đậu Hoàn mười lăm tuổi phải chịu bất hạnh đến thế?
Linh mục Engman nói: “Bây giờ, các em thu dọn đồ đạc chuyển ngay xuống hầm kho, năm 1927, trong sự kiện Nam Kinh(24) tôi và Fabbi cùng mấy vị giáo sư thần học đã ẩn náu ở đó, thoát được qua mấy lần càn quét nhà thờ của quân Trực Lỗ và quân Giang Hữu. Cho nên rõ ràng ở đó an toàn hơn trên gác này nhiều."
Fabbi hỏi ngay: “Có thích hợp hay không? đám người kia ăn nói cư xử rất phóng đãng …"
“Không có gì quan trọng bằng an toàn. Dọn đi, các em."
Trước bữa cơm chiều, mười sáu nữ sinh dọn xuống gian hầm bẩn thỉu hôi hám, ba quân nhân dọn lên xưởng đóng sách. Nếu lính Nhật có phát hiện ra thì linh mục Engman sẽ hết sức giải thích rằng họ là thường dân bị thương, còn người Nhật có tin hay không thì đành cậy nhờ số phận. Đây là đề nghị của Đới Đào, dụng ý của anh ta rất rõ ràng, trong lúc này đàn ông ông không có chọn lựa nào khác, phải bảo vệ đàn bà con gái.
Bữa cơm tối, mọi người đang ăn bát mì loãng thì nghe tiếng Fabbi gọi qua lỗ thông hơi: “Từ Tiểu Ngu, lên đây một lát."
Một dấu hiệu tin mừng khiến cặp mắt Từ Tiểu Ngu sáng rực trông thật đẹp khiến trong khoảnh khắc, Thư Quyên phải mê cô bạn thân trước kia. Tiểu Ngu lên rồi, các bạn túm tụm lại nơi lỗ thông hơi nhìn thấy đôi chân xinh xinh của Tiểu Ngu dừng lại trước đôi giày da đàn ông, đồng thời nghe tiếng kêu nghẹn ngào sung sướng: “Bố!…"
Về sau Thư Quyên được biết, để về được đến Nam Kinh đón con, bố Tiểu Ngu đã bán đi một dãy cửa hàng ở Áo Môn. Về đến nơi ông mới phát hiện ra rằng đồng tiền chẳng còn mấy giá trị. Lính Nhật có thể chẳng cần đến tiền vẫn có khối thứ chúng muốn. Ông bán đủ thứ, bán cả thể diện cả lương tâm mới được cái giấy thông hành để đưa con đi. Vào Nam Kinh khó như lên trời, ra khỏi Nam Kinh khó như ra khỏi bầu trời.
Tóm lại cảnh bố con nhà họ Từ gặp nhau cũng xúc động như tất cả những cuộc gặp gỡ của người thân trong cảnh loạn ly. Trong mấy phút Tiểu Ngu kể hết cho bố nghe cô phải chịu đựng nỗi sợ hãi, sự đói rét, không rửa mặt rửa chân, nếu không muốn phải rửa bằng nước đã ngâm xác A Cố đến trương lên.
Thế rồi Từ Tiểu Ngu quỳ xuống rất thấp nói với các bạn đang chen chúc nhìn bố con cô: “Bố tớ đến đón tớ rồi!" nghe cứ như: “Thiên binh thiên tướng đến đón tớ rồi!"
Ai cũng hâm mộ cô bé, hâm mộ đến mức căm ghét, cho nên chẳng ai nói gì, kể cả Lưu An Na, người mà Tiểu Ngu bằng lòng đưa đi theo cũng xị mặt xuống không hé răng. Người ta sướng thế có còn nhớ đến lời hứa không? Đừng mơ hão.
Lúc này ánh mắt của Thư Quyên và của Tiểu Ngu chạm nhau.
Tiểu Ngu đứng lên, các cô bé nghe thấy: “Bố ơi, con muốn đưa một bạn con cùng đi."
“Đi làm sao được!?" Bố gắt lên.
“Con muốn đem theo."
Bố cô do dự. Hai mươi giây, các cô bé nín thở. “Được, con muốn đưa bạn nào đi?"
Khi Tiểu Ngu đi vào gian hầm, cả mười lăm bạn không ai nói gì. Bây giờ Từ Tiểu Ngu đang nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Những người đàn bà Tần Hoài phía sau lớp rèm ngăn cách cũng im lặng. Cái may mắn ấy rơi vào ai đây, đối với họ cũng là một đại sự ghê gớm lắm.
Từ Tiểu Ngu nhìn từng bạn, hầu hết các bộ mặt đều khó coi, ai cũng có vẻ như sẵn sàng, cho dù được chọn làm đầu sai nhà Từ cũng bằng lòng.
“Lưu An Na." Tiểu Ngu nói.
Lưu An Na xấu hổ quá mặt đỏ ửng đứng lên, đến đứng bên Từ Tiểu Ngu.
Từ Tiểu Ngu nhìn những khuôn mặt còn lại, ai càng giương mắt nhìn, càng khó coi. Thư Quyên ngồi chỗ của mình nhìn lên lỗ thông hơi. Cô vô cùng ân hận đã không chịu cúi đầu trước Tiểu Ngu, bây giờ có cúi đầu cũng muộn rồi, cô cố tình tỏ ra thản nhiên. Từ Tiểu Ngu, mày cứ sống mà ra đi, còn tao sống chết không việc gì đến mày.
Sô-phi vo ve như con muỗi: “Tiểu Ngu ơi, cậu chả bảo là bố cậu sẽ đón cả tớ đi mà?"
Lúc đó Thư Quyên muốn trừng mắt với Sô-phi: mày hạ mình cầu xin thế à? Nhưng cô thấy Tiểu Ngu đang nhìn mình, ánh mắt đầy thiện ý nhưng là thiện ý của kẻ mạnh, chỉ cần Thư Quyên mở miệng, cho dù chỉ nói hai chữ Tiểu Ngu là Tiểu Ngu thỏa mãn rồi, mọi giận hờn xóa đi hết, tình bạn trở lại như ngày xưa. Cho dù thế nào gia cảnh và phẩm chất của Thư Quyên đáng để làm người bạn thân thiết lâu dài với Tiểu Ngu.
Lúc đó Thư Quyên rất bối rối, không tài nào mở miệng được, mắt cứ đau đáu nhìn Tiểu Ngu. Lúc này cô hèn hạ thế nào, kém cỏi thế nào chỉ mình cô biết.
Nhưng cuối cùng Tiểu Ngu thu ánh mắt lại, Tiểu Ngu lại một lần nữa chơi Thư Quyên. Cô vẫn tiếp tục vờn các bạn.
“Rút thăm đi."
Cô lấy một tờ giấy trong cuốn sổ của mình, xé thành mười bốn mảnh rồi lấy ra một mảnh, vẽ bông hoa mai lên đó.
“Tớ không cần. Các cậu rút đi." Thư Quyên nói, đàng hoàng quay lưng về phía Tiểu Ngu.
“Nào," Tiểu Ngu như cầu xin Thư Quyên “Bố tớ không thể đưa tất cả đi được…"
Thư Quyên lắc đầu.
Kết quả rút thăm, một cô bạn từ trước đến nay chẳng mấy khi nói với Từ Tiểu Ngu một câu đi theo bố con Tiểu Ngu, còn lại mười ba bạn chia nhau thỏi sôcôla bố Tiểu Ngu đem đến. Nói đúng hơn là mười hai, Thư Quyên từ chối phần của mình. Tiểu Ngu muốn dùng chút quà để an ủi những bạn bị bỏ lại, Thư Quyên không để cô được thỏa mãn.
Hôm đó, trời tối lại từ lúc Từ Tiểu Ngu chọn bạn, không, từ lúc các bạn nghe tiếng máy ô tô của bố Từ Tiểu Ngu khởi động ở cổng, chiếc xe con của ông Từ Đại Hưởng rồ máy phóng đi… Các cô bé nhận thấy bóng đêm trong căn hầm đã nuốt chửng mình.
Bên kia rèm, Nan Ni hỏi rồi tự trả lời:
“Chắc là bố cô bé ấy có tiền?… Đúng là có tiền thật. Có tiền bắt qủy đẩy cối xay."
“Nan Ni, ông chủ lò giết vịt của mày chẳng có vài đồng sao?"
“Cặp đùi của Nan Ni quắp lão không chặt, lão chuồn rồi!" Giọng Hồng Lăng.
“Câm cái miệng thối của chúng mày lại!"
Các cô bé nhận ra giọng Triệu Ngọc Mặc.
“Năm kia lão bảo sẽ chuộc tao về làm vợ kế." Nan Ni nói.
“Chưa thấy đứa nào ngu như mày, đi với lão có phải bây giờ là Vịt Quí Phi không?"(25)
“Biết đâu bây giờ cả vịt cả người bị lính Nhật thịt sạch cả! Bọn Nhật trông thấy con vịt Na Ni ngon lành thế thì sao nhỉ?…"
“Hứ, thằng nào trèo lên tao kẹp chết thằng đó!" Giọng Na Ni nghe thật dữ dằn.
“Nan Ni, mày im miệng đi có được không?" Ngọc Mặc lại can thiệp.
Lát sau Na Ni thổn thức: “Đúng là chẳng có ai ngu như tôi! Theo lão ấy dù thế nào cũng còn hơn chui vào cái hang cua này, cuối cùng biết đâu lại giống như Đậu Hoàn!…"
Các nữ sinh vốn ngồi sát nhau bây giờ càng dính lại với nhau. Tiếng khóc của Nan Ni đột ngột dừng lại, các cô bé đoán chắc có ai lấy chăn đè lên đầu Na Ni.
Các cô bé nằm ép vào nhau ngủ thiếp đi. Cũng không biết mấy giờ rồi, các cô nghe thấy phía bên kia rèm xao động, ai đó nói có người ấn chuông cổng. Lính Nhật?
Chú thích:
(24) Năm 1927 quân Giang Hữu thuộc quân đội Quốc dân đảng đang đánh đuổi quân Trực Lỗ chiếm Nam Kinh, ngày 24-3 xảy ra vụ cướp bóc và giết hại kiều dân và nhân viên các cơ quan và sứ quán nước ngoài ở Nam Kinh. Tàu chiến Anh Mỹ đỗ trên sông Trường Giang trả đũa, bắn đại bác vào thành suốt một giờ - ND.
(25) Ví với mỹ nhân Dương Quí Phi của Đường Minh Hoàng đời nhà Đường – ND.
Tác giả :
Nghiêm Ca Linh