Kiều Nương Xuân Khuê
Chương 6: Chủ Ý Của Triệu Lão Thái Thái

Kiều Nương Xuân Khuê

Chương 6: Chủ Ý Của Triệu Lão Thái Thái

A Kiều ở nhà Cậu thường phụ nấu cơm, nhưng đều là Kim thị nói gì thì nàng làm cái đó, A Kiều chưa hề nấu theo khẩu vị của mình.

Hôm nay cả nhà Cậu đều ra ngoài, đến chạng vạng mới trở về, đối với A Kiều đây là một ngày khó có được.

Ngoài việc đọc sách, thêu thùa giết thời gian, buổi trưa A Kiều bỗng thèm món củ sen nhồi gạo nếp mật ong mà lâu rồi nàng chưa ăn.

Trước tiên, nàng ngâm gạo nếp một canh giờ, sau đó đem củ sen rửa sạch, cắt bỏ đầu xong lại rửa, lấy gạo nếp đã ngâm nãy giờ nhồi vào lỗ củ sen. Làm chuyện mình thích khiến tâm tình A Kiều vui vẻ, bất chợt ngâm nga một tiểu khúc Giang Nam, ngâm nga xong A Kiều lấy củ sen đã nhồi để sang một bên, chuẩn bị nấu củ sen với đường đỏ, táo đỏ và mật ong.

Hết thảy đều chuẩn bị đầy đủ, A Kiều ngồi xuống nhóm lửa nấu củ sen, trong nồi từ từ tỏa ra vị ngọt từ mật, bỗng nhiên nàng nghe tiếng người gõ cửa ngoài sân.

Có người đến tìm Cậu sao?

Trong bếp đốt cây củi to, có thể cháy thật lâu, A Kiều dọn dẹp vụn củi quanh miệng bếp, xong mới đứng dậy phủi bụi trên người rồi chạy ra cửa. Giữa hai tấm ván gỗ có khe hở hẹp, nhìn qua khe hở A Kiều thấy một lão thái thái có mái tóc hơi bạc, độ chừng sáu mươi tuổi, trong tay cầm cái chén sứ to.

A Kiều còn đang đoán xem đối phương là ai, lão thái thái ngoài cửa cười nói với nàng: “Có phải A Kiều cô nương không? Ta là tổ mẫu của Triệu quan gia sát vách, vừa nãy lúc chuẩn bị vo gạo, tiểu nha đầu mới nói với ta là đã hết gạo, lúc này ta không kịp đi mua liền mặt dạn mày dày tới mượn một chén của A Kiều cô nương, ngươi yên tâm, ăn cơm xong ta cho người đi mua lập tức trả lại cho ngươi."

Lão thái thái vừa mở miệng, A Kiều nhận ra giọng bà, dù sao mỗi ngày Triệu lão thái thái đều mắng Thúy Nương vài câu.

Triệu quan gia có ân đối với nàng, A Kiều cảm kích trong lòng, đối với tổ mẫu của hắn cũng có vài phần kính trọng.

A Kiều liền mở cửa mời Triệu lão thái thái vào, nói chuyện có chút khuôn sáo: “Chỉ có một chén gạo mà thôi, ngài cứ lấy, không cần trả lại."

“Vậy sao được, có gạo nhà ai tự bay đến đâu, ta mượn nhất định sẽ trả lại."

Triệu lão thái thái miệng nói nhưng mắt lại đảo trên mặt A Kiều, coi A Kiều như một món đồ mà bà đang đánh giá lựa chọn.

Nàng thật xinh đẹp, A Kiều thổi lửa nấu cơm, lửa nóng làm khuôn mặt nàng phiếm hồng như mỹ nhân uống rượu bị đỏ mặt, càng thêm quyến rũ. A Kiều vốn dĩ có gương mặt đẹp như tiên nữ, trắng nõn mềm mại, chẳng có chút mụn nào, mắt hạnh trong trẻo sáng ngời như biết nói chuyện, đôi môi anh đào đỏ tươi làm người ta muốn cắn một miếng.

A Kiều ở Hoa Nguyệt Lâu chỉ mặc đồ tơ lụa do tú bà chuẩn bị, trở về Chu gia đãi ngộ xuống dốc không phanh, chỉ có quần áo bằng vải thường, người bình thường phải dựa vào xiêm y để tôn sắc, mỹ nhân thì mặc cái gì cũng đẹp, thân hình mảnh khảnh tựa nhành liễu, đứng một chỗ cũng yểu điệu yêu kiều với vòng eo nhỏ. Ngực, vừa nhìn liền biết.

Triệu lão thái thái mượn gạo lần này chính là muốn nhìn kỹ A Kiều, đương nhiên phải nhìn chính xác cẩn thận.

A Kiều tưởng bà qua mượn gạo, nhưng lão thái thái vừa vào cửa liền đăm đăm nhìn nàng, ánh mắt kia chẳng khác gì đám phụ nhân giả vờ tới nhà nói chuyện phiếm với Mợ, chẳng qua chỉ muốn coi nữ nhân trong kỹ viện trông thế nào mà thôi.

A Kiều không thích kiểu dò xét như vậy.

Nàng rũ mắt xuống, cầm cái chén của Triệu lão thái thái: “Ngài chờ ở đây một chút, ta vào bếp xúc gạo cho ngài."

“Được, lão thân cám ơn cô nương." Triệu lão thái thái sảng khoái đáp ứng, A Kiều quay người đi, bà lại đi theo sau A Kiều nhìn chằm chằm bóng lưng, thấy vòng eo tinh tế, lúc bước đi hiện rõ cặp mông như trăng tròn, Triệu lão thái thái không khỏi sinh lòng tiếc hận, đây là người mắn đẻ đó, đáng tiếc bị tú bà Hoa Nguyệt Lâu bắt uống canh tuyệt tự.

Đang suy nghĩ, A Kiều đã đi vào bếp.

Triệu lão thái thái đứng ngay cửa bếp, hít hít mũi, nhìn cái nồi đang đậy nắp, cười cười hỏi thăm: “Thơm quá, A Kiều cô nương đang nấu gì trong nồi?"

A Kiều nhìn ra cửa, xúc một chén gạo, mới giải thích: “Trong nhà còn một khúc củ sen, không ăn sợ hư, ta liền làm món củ sen nhồi gạo nếp mật ong."

Triệu lão thái thái cười tủm tỉm khen: “Còn làm củ sen nhồi gạo nếp à, A Kiều cô nương thật khéo tay."

Trong lòng lại nghĩ, A Kiều này mặc dù bị Mợ hại đến thảm thương nhưng cũng là người láu cá, thừa dịp gia đình Cậu Mợ không có nhà liền nấu đồ ăn tinh xảo, củ sen là đồ phổ biến, gạo nếp, mật ong và đường đỏ là đồ đắt tiền quý hiếm, gia đình bình thường phải đợi đến ngày lễ ngày Tết có mở tiệc chiêu đãi mới dùng đến, A Kiều lại còn miệng lưỡi sợ bà nói toẹt ra nên viện cớ củ sen sắp hư.

Lấy cớ mượn gạo, Triệu lão thái thái tự cho rằng đã thăm dò rõ ràng con người của A Kiều.

Đẹp thì thật đẹp đó, có khả năng giành được tâm của tôn tử từ các ca nhi xinh đẹp, nhưng nghĩ kỹ phương diện khác, A Kiều giảo hoạt lại lãng phí, còn phá của hơn Thúy Nương.

—-

“Lão thái thái, ngài thấy A Kiều tỷ tỷ thế nào, đẹp như tiên nữ phải không?"

Lão thái thái vừa về nhà, Thúy Nương liền chạy theo ngóng chuyện.

Triệu lão thái thái hừ hừ, đưa chén gạo cho nàng, nói: “So với ngươi đúng là tiên trên trời."

Thúy Nương nhịn không được bĩu môi: “Nghe ngài nói, chẳng lẽ ngài từng gặp được người đẹp hơn A Kiều tỷ tỷ rồi à?" Thúy Nương cảm thấy, so với mọi người thì chẳng ai đẹp hơn A Kiều.

Triệu lão thái thái nghe Thúy Nương nói xong, sắc mặt đột nhiên trầm xuống.

Bà nghĩ đến đại nhi tức Liễu thị và tiểu tôn nữ Hương Vân.

Liễu thị là đứa nhỏ trong gia đình nghèo khổ, chưa từng vào địa phương Hoa Nguyệt Lâu kia, so với A Kiều thì đen hơn, dáng vẻ cũng không bằng A Kiều nhưng cũng là cô nương xinh đẹp nhất trong phạm vi mười dặm giữa các thôn, sau khi lớn lên có một đống nam nhân xếp hàng muốn cưới Liễu thị, nhờ đại nhi tử bà có bản lĩnh, không biết dùng thủ đoạn gì dỗ dành làm Liễu thị cam tâm tình nguyện gả vào nhà.

Năm ấy thiên tai ập đến, nhà nhà sớm không chịu đựng nổi, lão gia viên ngoại tới tìm bà nói muốn cưới Liễu thị làm vợ kế, chỉ cần bà ủng hộ việc này, lão gia viên ngoại sẽ đưa một phần sính lễ phong phú.

Triệu lão thái thái hỏi ý Liễu thị, Liễu thị không muốn gả nhưng sợ hai đứa con chịu khổ, vì Yến Bình và Hương Vân, con dâu gật đầu đồng ý. Triệu lão thái thái không ép buộc con dâu, có thể người trong thôn thấy sính lễ lão gia viên ngoại đưa tới nên đỏ mắt, mồm năm miệng mười đổ oan bà bức bách con dâu, khi đó tôn tử còn nhỏ nên chắc tin lời người ta, từ dạo đó không còn cười với bà nữa.

Còn tiểu tôn nữ Hương Vân kế thừa nét đẹp của cha mẹ, từ nhỏ đã là một mỹ nhân, trưởng thành chưa chắc thua A Kiều, nhưng đáng tiếc Hương Vân mệnh khổ hơn A Kiều, tốt xấu gì A Kiều còn trở về được, Hương Vân của bà lại không biết bị vợ chồng lão nhị lòng dạ hiểm độc bán đi nơi nào, nhiều năm trôi qua chẳng có tin tức gì.

Bị Thúy Nương gợi lên chuyện thương tâm, Triệu lão thái thái đi vào phòng ngây ngốc một mình, cơm trưa cũng không đụng đến.

Nghỉ trưa xong, Triệu lão thái thái khôi phục tinh thần lại.

Cả đời này, bà từng chịu khổ và rớt bao nước mắt, giờ già lại nghĩ chuyện xưa, thời gian còn bao nhiêu?

Triệu lão thái thái tống cổ Thúy Nương đi qua nhà sát vách trả gạo. Dựa vào ý tưởng chân chính của Triệu lão thái thái, bà không định trả lại, năm đó Kim thị làm bà suýt tức chết, bà lấy một chén gạo của Kim thị coi như là lợi tức. Nhưng Triệu lão thái thái lo lắng, nếu Kim thị vì một chén gạo mà đánh chửi A Kiều, chẳng phải bà đã liên lụy người hảo tâm?

Không nói những chuyện khác, A Kiều hào phóng cho bà mượn gạo chứng minh nha đầu này có tâm tốt, chỉ có chút láu cá mà thôi.

Ngày hôm sau chính là 15 tháng 8, trong nha môn nghỉ, Triệu Yến Bình được nghỉ hai ngày.

Triệu lão thái thái một mực che dấu sự tình, chờ đến chạng vạng tối, Triệu lão thái thái kêu Thúy Nương dời bàn ăn đến hậu viện, trên bàn đặt cơm canh, bánh trung thu. Triệu lão thái thái kêu tôn tử, hai bà cháu vừa ăn cơm vừa ngắm trăng.

Người văn nhã có nhiều kiểu thưởng trăng, Triệu lão thái thái chỉ biết vài chữ to, để bà ngắm trăng, bà chỉ thấy trăng trung thu vừa tròn vừa sáng, rốt cuộc không bình luận nổi cái gì.

Triệu lão thái thái nhìn tôn tử.

Triệu Yến Bình bánh trung thu cũng chưa ăn, trước mặt là vò rượu, hắn vô cảm rót rượu uống, trên mặt chẳng có chút gì vui mừng đón trung thu.

“Con nhớ Mẹ, hay là nhớ muội muội?" Triệu lão thái thái đột nhiên hỏi.

Triệu Yến Bình rót rượu, nhìn thoáng qua Triệu lão thái thái.

Từ khi trưởng tức tái giá, tôn nữ bị “mất tích", Triệu lão thái thái sợ gợi lên sự thống khổ và phẫn uất của tôn tử nên không hề đề cập đến hai người này, đêm nay là lần đầu tiên bà chủ động hỏi đến sau nhiều năm như vậy.

Triệu lão thái thái đoạt bầu rượu trong tay tôn tử, rót cho mình nửa chén, bưng lên uống một hơi.

Triệu Yến Bình nhíu mày, thấy lão thái thái muốn uống thêm, hắn lấy lại bầu rượu, rũ mắt nói: “Rượu này mạnh, người uống ít thôi."

Triệu lão thái thái cắn miếng bánh trung thu, có rất nhiều lời muốn nói nhưng cảm thấy chưa chắc tôn tử sẽ tin, Triệu lão thái thái liền nuốt những chuyện xửa chuyện xưa xuống cùng với miếng bánh trung thu ngọt ngào.

Ăn xong bánh trung thu, Triệu lão thái thái uống miếng canh khổ qua, quệt miệng nói với tôn tử: “Con không muốn cưới vợ, cũng không nói ta biết vì cái gì, tổ mẫu đã già, không quản được con, có thể con thấy tới từng tuổi này sống một mình cũng vui, nhưng bên ngoài cả đống lời đàm tiếu, nói con có bệnh kín!"

Triệu Yến Bình thờ ơ, tâm bình khí hòa khuyên lão thái thái: “Thân thể ta rất tốt, những thứ kia là tin đồn, người không cần để ý."

Triệu lão thái thái trừng mắt: “Ta không cần để ý? Ta cực khổ một tay nuôi con lớn, người bên ngoài nói một câu khó nghe về con, làm ta khó chịu hơn là mắng ta cả sọt."

Triệu Yến Bình suy đoán, lão thái thái lại muốn giục hắn cưới vợ nên chẳng nói câu gì.

Triệu lão thái thái liếc hắn một cái, nhỏ giọng nói: “Hai hôm trước ta đi ra ngoài trông thấy cháu gái Chu tú tài, A Kiều, tiểu cô nương có dáng dấp xinh đẹp mỹ miều, tổ mẫu nghĩ, nàng không gả được cho ai, lại bị Mợ hành hạ đáng thương, vừa vặn con cũng không muốn lấy vợ, hay là tổ mẫu hỏi A Kiều làm thiếp cho con, vừa giúp nàng vừa đập tan tin đồn, con thấy sao?"

Triệu Yến Bình nhíu mày nói: “Không phải người từng nói Chu tú tài một lòng tìm phu quân cho nàng sao?"

Triệu lão thái thái cười nhạo: “Chu tú tài nghĩ hay thật, cháu gái hắn từng làm kỹ nữ, lại không sinh con được, ngoại trừ làm thiếp thì làm gì khác, nhà nghèo đơn giản nạp thiếp cũng vì muốn thiếp thất sinh con, chỉ có lão gia nhà giàu háo sắc phong lưu mới coi trọng nàng, mà nàng lại không muốn bước vào những nhà đó."

Nói vậy, tương lai nàng thật ảm đạm, trách không được đêm đó lại nghĩ quẩn.

Triệu Yến Bình trầm mặc.

Triệu lão thái thái thấy có hy vọng, tiếp tục nỗ lực: “Nhà chúng ta tuy rằng nghèo khó, nhưng chỉ cần nàng hầu hạ con cho tốt, ta cam đoan không đánh mắng nàng, con thì chẳng cần phải nói làm gì, mặt lạnh tâm nóng, chắc chắn sẽ không để nàng chịu khổ đúng không? Cho nên nàng vào nhà chúng ta là hưởng phúc, chúng ta cứu nàng thoát khỏi ải khổ coi như làm công đức, biết đâu công đức này có thể phù hộ muội muội con gặp được người tốt."

Triệu Yến Bình không thích tổ mẫu lấy muội muội ra làm lợi thế thuyết phục hắn, trầm mặc nói: “Người nói chuyện nạp thiếp đừng kéo Hương Vân vào."

Dứt lời, Triệu Yến Bình đứng dậy đi vào đông phòng.

Triệu lão thái thái nhìn bóng lưng khôi ngô vội vã rời đi của tôn tử, trong lòng nửa vừa ý nửa khổ tâm, đồ gấu con không lương tâm, bà tính toán là vì ai? Còn không phải là vì hắn.

Tác giả : Tiếu Giai Nhân
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại