Kiều Kiều Vô Song
Chương 26: Thong dong
Sau khi giải quyết xong mối đại họa Trịnh thị, Cơ Tự cảm thấy rất thoải mái, nàng nhắm mắt lười biếng ngồi trên chiếc xích đu, dù gió Đông thổi lạnh thấu xương nhưng vẫn mải mê đung đưa qua lại.
Bỗng một loạt tiếng bước chân truyền đến, giọng non nớt của Cơ Đạo vang lên phía sau: “Tỷ, trời rét rồi, tỷ đừng chơi xích đu nữa, xuống đây chơi với đệ còn vui hơn." Cậu dụ dỗ nàng như thể đứa bé.
Cơ Tự quay đầu lại, Cơ Đạo mới tám tuổi nhưng ngũ quan đã tuấn tú, có thể nhìn ra được dáng vẻ cậu khi lớn lên sẽ tuấn tú nho nhã như thế nào. Nàng cười ngọt ngào với cậu bé, rồi nhảy xuống khỏi xích đu, ôm lấy cậu, vùi mặt cọ cọ vào hõm cổ cậu, lẩm bẩm: “Nhưng tỷ tỷ không sợ lạnh, hơn nữa tỷ tỷ còn thấy rất vui. A Đạo, đã lâu lắm rồi tỷ không được vui vẻ như vậy."
Phải nói, kể từ khi nhớ lại chuyện kiếp trước, Cơ Tự chưa một ngày nào vui như vậy. Trước đó, không biết do trí nhớ ấy gây ảnh hưởng hay là do nguyên nhân khác, vẻ mặt nàng luôn u sầu, dù có cười thì nét cười vẫn không chạm được đến đáy mắt. Mà biến hóa này, mọi người lại chỉ cho rằng nàng vì mất người thân mà đau lòng, tính tình thay đổi, nên họ cũng chỉ âm thầm lo lắng cho nàng, không dám hỏi han gì cả.
Cơ Đạo vội vàng dang hai tay ra, giống như đại trượng phu ôm Cơ Tự vào lòng, ra vẻ ông cụ non: “Là vì chuyện Trịnh gia sụp đổ sao? Ừ, Trịnh gia là một khối u ác tính, hiện tại họ lụn bại là tốt nhất, tránh liên lụy đến tỷ tỷ."
Nghe thấy giọng điệu của cậu, Cơ Tự buồn cười, thế là hôn chụt vào má cậu một cái. Trong nháy mắt, gương mặt Cơ Đạo đỏ bừng lên, khẽ hừ khẩy khinh thường rồi quay ngoắt đầu đi, nhưng vành tai cũng bắt đầu đỏ ửng theo. Dáng điệu xấu hổ này của cậu khiến Cơ Tự thấy rất thích thú. Trong trí nhớ của nàng, đứa bé này vốn luôn như vậy, mỗi lần nàng hôn cậu, cậu sẽ đỏ gay cả mặt. Tận khi đã mười hai, mười ba tuổi, bắt đầu hiểu chuyện hơn, mỗi khi cậu đến, đợi nàng hôn vài cái rồi mới giả bộ làm mặt lạnh tránh ra, nhưng hôm sau thì vẫn nghiêm trang tới gặp nàng. Nếu hôm nào nàng quên không hôn cậu, cậu còn lạnh lùng nhìn nàng cho đến tận khi nàng nhớ ra mới thôi.
Đột nhiên nhớ lại những chuyện này, lòng Cơ Tự mềm nhũn, nàng liền ngả luôn đầu lên bờ vai Cơ Đạo, làm nũng: “A Đạo, A Đạo, chừng nào đệ mới lớn lên đây? Tỷ tỷ rất muốn thấy đệ lớn lên đấy." A Đạo của nàng tài ba như thế, sau này cậu lớn lên nhất định có thể chia sẻ mọi ưu phiền với nàng, còn có thể chống đỡ một góc trời cho nàng.
Không đúng, nàng là trưởng tỷ, Tiểu A Đạo vẫn là trẻ con, sao nàng lại có thể hèn yếu trông mong một đứa bé đi bảo vệ mình chứ?
Đúng lúc này, hai cánh tay cậu đang ôm nàng bỗng siết lại, quyết đoán nói: “Kể từ năm nay, mỗi ngày đệ sẽ ăn thêm nửa bát cơm, còn luyện cả thương, tỷ tỷ yên tâm, qua hai năm nữa Cơ Đạo đủ mười tuổi rồi, nhất định sẽ giúp tỷ gánh vác việc nặng nhọc trong nhà."
Cơ Tự nở nụ cười: “Ừ, ừ, ừ, tỷ sẽ đợi Tiểu Cơ Đạo lớn lên. Chờ Cơ Đạo cao lớn, cường tráng, chờ Cơ Đạo học văn luyện võ, chờ Cơ Đạo biết hết mọi việc, tỷ tỷ sẽ không làm gì nữa, mỗi ngày chỉ ngồi chơi đánh đu thôi." Nói đến đây nàng cười khanh khách.
Cậu bé quay đầu, nhìn nàng với đôi mắt tròn xoe: “Tỷ, cả năm qua tỷ không vui vẻ gì, bây giờ cuối cùng mọi chuyện cũng đã trôi qua hết rồi."
Cơ Tự biết, sở dĩ mình vui vẻ không phải là vì khổ nạn đã qua hết, mà là nàng đã chịu thả lỏng tâm tình. Thông qua từng sự việc, nàng phát hiện mình có đủ thực lực để ứng phó những chuyện bất trắc. Điều này vô cùng quý báu trong thời đại hoang loạn này.
Thế gian này chỉ có hai loại người không sợ hãi. Một là kẻ đã thấu rõ tất cả mọi chuyện, biết chỉ cần sống ở thời này là không thể tránh khỏi những việc kia. Họ vì cơ trí mà đạt đến ngưỡng phóng khoáng cởi mở, người đương thời gọi là danh sĩ. Hai là người vô cùng may mắn như Cơ Tự, có đủ năng lực biết trước mọi tai họa, bình an trôi qua.
Hai chị em cứ ôm nhau như thế một hồi, Cơ Đạo bỗng nói: “Tỷ, Chu Ngọc kia không hề thích tỷ, tỷ đừng gả cho hắn." Trong giọng nói của cậu có chút buồn bực, thậm chí cả khóe mắt cũng có phần hoe đỏ.
Cơ Tự không chú ý đến nỗi kích động của cậu, nàng gật đầu, thản nhiên nói: “Tỷ biết chứ. Lang quân giống như Chu Ngọc lòng sâu tựa biển, thích hay không thích với hắn là chuyện rất xa vời."
Nhắc đến Chu Ngọc, lúc này nàng mới phát hiện, ngoại trừ lần kia đến cửa cầu cứu chuyện huyện Chương Thủy, hai ba tháng nay nàng đều không qua lại gì với hắn. Huynh đệ Chu thị rất bận, kể từ hồi yến hội ở biệt viện Trang thị họ cứ phải xã giao với những thế tộc Kinh Châu suốt. Rồi từ khi xảy ra chuyện ở huyện Chương Thủy cho đến tận hiện tại, họ lại phải bận tiếp đãi những quan lại quyền quý đến từ Kiến Khang kia.
Dĩ nhiên nguyên nhân quan trọng nhất trong đó là, theo ý Chu Ngọc, hắn đã giải quyết xong vấn đề nan giải là Cơ Tự, giờ chỉ cần ngồi yên trên đài cao chờ nàng nghĩ thông suốt, rồi quyết định tự chui đầu vào lưới của hắn thôi. Thế nên, dù hai người có tình cờ gặp qua, Chu Ngọc cũng không buồn để ý đến nàng.
Cơ Tự nghĩ, trên đời này giá trị luôn nằm ở vị thế, có lẽ nàng có chút giá trị thật, nhưng trong mắt Chu Ngọc, giá trị của nàng chỉ là một vật trang trí mang cái tên chính thê, chờ chân chính lấy về được rồi thì cũng không còn gì quan trọng cả.
Thấm thoắt lại một ngày trôi qua, hôm sau thời tiết ấm áp hiếm có, Cơ Tự mặc bộ váy màu lam, vạt váy thêu hoa sen, bên ngoài khoác áo bào gấm màu đỏ, trông vô cùng lộng lẫy, chuẩn bị đi dạo hồ.
Huyện Kinh nằm bên bờ Trường Giang, trong huyện có vô số hồ lớn nhỏ, cái hồ mà Cơ Tự định đến chơi tuy diện tích không lớn, nhưng quanh co uốn lượn trải dài, bên hồ còn có núi non hữu tình, cũng được xem như là một thắng cảnh.
Từ sớm Tôn Phù và Lê thúc đã đứng chờ ở mũi thuyền, thấy Cơ Tự đi đến, họ vội vàng lên đón. Cơ Tự khẽ gật đầu rồi chậm rãi lên thuyền. Những người lớn lên ở vùng sông nước không ai không giỏi bơi lội, nhóm Tôn Phù, Lê thúc cũng là một trong những cao thủ. Sau khi Cơ Tự lên thuyền, Tôn Phù chống sào trúc, nhẹ nhàng đẩy con thuyền chở nàng đi dạo chơi trong hồ.
Đứng đầu thuyền ngắm dãy núi trùng điệp phía chân trời, cùng đám ruộng bậc thang màu mỡ, Cơ Tự như si như say, nàng lấy tiêu ngọc cất giữa ống tay áo ra, thổi réo rắt. Trong phương diện thổi tiêu, Cơ Tự đã tiến đến trình độ tài ba hiếm có, giờ phút này tâm trạng nàng thoải mái, tiếng tiêu vừa thổi lên tựa như một con hạc trắng, bay lượn vài vòng trên mặt đất rồi vút cao lên tận bầu trời. Khúc nhạc nghe vô cùng thanh khiết tiêu dao.
Lúc này Cơ Tự không chú ý đến, nơi sơn cốc phía trước có một con thuyền hoa đang thả neo. Trong thuyền là Chu Ngọc đang tiếp đãi mấy vị đồng liêu ở Kiến Khang. Những người này đều là đại thần do bản tấu chương của hắn thu hút mà đến. Bây giờ vụ án đã xong, họ đi đến đâu cũng nhận được vô số lời tán tụng, bá tánh thấy họ thì quỳ rạp xuống đất tung hô họ là thanh liêm. Điều này khiến chúng thần và huynh đệ Chu thị vô cùng vui sướng, lần này ăn mừng cũng cảm thấy rất tâm đắc.
Đang lúc này họ nghe được tiếng tiêu lượn lờ theo gió thổi đến. Chỉ nghe qua vài đoạn, một đại thần liền xuýt xoa: “Không ngờ huyện Kinh nho nhỏ như thế lại có nhân tài ẩn dật. Tiếng tiêu này quả là trác tuyệt."
Một đại thần khác lại hỏi Chu Ngọc: “Ngọc lang ở huyện Kinh nhiều ngày như thế, có quen biết với người thổi tiêu này không?"
Chu Ngọc vẫn còn trong trạng thái tim đập loạn nhịp, hắn lắng nghe một hồi, đôi mắt đen như mực bỗng sáng rực. Lát sau, Chu Ngọc đứng dậy, đi ra mũi thuyền, chúng đại thần cũng đi theo. Tất cả những người chứng kiến đều giật mình. Chỉ thấy mặt hồ sóng gợn lăn tăn phía có một con thuyền từ từ trôi đến, đứng trên mũi thuyền là một cô nương thanh tú tinh khôi, váy hoa phất phơ, môi anh đào đặt lên tiêu ngọc, tiếng tiêu du dương bay bổng kia chính là do nàng thổi ra. Khoảnh khắc này hiển nhiên nàng đã hoàn toàn đắm chìm trong thế giới riêng của mình, hòa vào non nước.
Đang lúc mọi người im lặng lắng nghe, thuyền Cơ Tự dần dần lướt qua thuyền của Chu Ngọc rồi đi thẳng. Từ đầu đến cuối nàng không hề chú ý đến sự hiện hữu của bọn họ, cũng không hề liếc mắt nhìn họ một cái nào. Mà nam nhân trên thuyền hoa kia cũng không thấy hắng giọng gọi nàng.
Không biết trôi qua bao lâu, tiếng tiêu dần lắng xuống, khi nốt nhạc cuối cùng chấm dứt, mới có người thở dài.
“Cảnh tượng này quả thật rất phong lưu." Lát sau, người nọ lại than thở, “Khúc nhạc hoàn toàn hòa nhập vào cảnh hồ, thật vô cùng tuyệt diệu, sợ rằng sau này cũng khó mà được nghe lại."
Chu Ngọc vẫn im lặng không tiếp lời. Trước kia trong mắt hắn, Cơ Tự cũng giống như huyện Kinh này, nếu bàn về phong tình tuyệt diễm thì thua xa người Kiến Khang. Nhưng đây là lần đầu tiên hắn thấy được phong thái tự tại của Cơ Tự, nét phong lưu này rõ ràng không hề thua kém bất cứ cô nương Kiến Khang nào cả.
Bỗng một loạt tiếng bước chân truyền đến, giọng non nớt của Cơ Đạo vang lên phía sau: “Tỷ, trời rét rồi, tỷ đừng chơi xích đu nữa, xuống đây chơi với đệ còn vui hơn." Cậu dụ dỗ nàng như thể đứa bé.
Cơ Tự quay đầu lại, Cơ Đạo mới tám tuổi nhưng ngũ quan đã tuấn tú, có thể nhìn ra được dáng vẻ cậu khi lớn lên sẽ tuấn tú nho nhã như thế nào. Nàng cười ngọt ngào với cậu bé, rồi nhảy xuống khỏi xích đu, ôm lấy cậu, vùi mặt cọ cọ vào hõm cổ cậu, lẩm bẩm: “Nhưng tỷ tỷ không sợ lạnh, hơn nữa tỷ tỷ còn thấy rất vui. A Đạo, đã lâu lắm rồi tỷ không được vui vẻ như vậy."
Phải nói, kể từ khi nhớ lại chuyện kiếp trước, Cơ Tự chưa một ngày nào vui như vậy. Trước đó, không biết do trí nhớ ấy gây ảnh hưởng hay là do nguyên nhân khác, vẻ mặt nàng luôn u sầu, dù có cười thì nét cười vẫn không chạm được đến đáy mắt. Mà biến hóa này, mọi người lại chỉ cho rằng nàng vì mất người thân mà đau lòng, tính tình thay đổi, nên họ cũng chỉ âm thầm lo lắng cho nàng, không dám hỏi han gì cả.
Cơ Đạo vội vàng dang hai tay ra, giống như đại trượng phu ôm Cơ Tự vào lòng, ra vẻ ông cụ non: “Là vì chuyện Trịnh gia sụp đổ sao? Ừ, Trịnh gia là một khối u ác tính, hiện tại họ lụn bại là tốt nhất, tránh liên lụy đến tỷ tỷ."
Nghe thấy giọng điệu của cậu, Cơ Tự buồn cười, thế là hôn chụt vào má cậu một cái. Trong nháy mắt, gương mặt Cơ Đạo đỏ bừng lên, khẽ hừ khẩy khinh thường rồi quay ngoắt đầu đi, nhưng vành tai cũng bắt đầu đỏ ửng theo. Dáng điệu xấu hổ này của cậu khiến Cơ Tự thấy rất thích thú. Trong trí nhớ của nàng, đứa bé này vốn luôn như vậy, mỗi lần nàng hôn cậu, cậu sẽ đỏ gay cả mặt. Tận khi đã mười hai, mười ba tuổi, bắt đầu hiểu chuyện hơn, mỗi khi cậu đến, đợi nàng hôn vài cái rồi mới giả bộ làm mặt lạnh tránh ra, nhưng hôm sau thì vẫn nghiêm trang tới gặp nàng. Nếu hôm nào nàng quên không hôn cậu, cậu còn lạnh lùng nhìn nàng cho đến tận khi nàng nhớ ra mới thôi.
Đột nhiên nhớ lại những chuyện này, lòng Cơ Tự mềm nhũn, nàng liền ngả luôn đầu lên bờ vai Cơ Đạo, làm nũng: “A Đạo, A Đạo, chừng nào đệ mới lớn lên đây? Tỷ tỷ rất muốn thấy đệ lớn lên đấy." A Đạo của nàng tài ba như thế, sau này cậu lớn lên nhất định có thể chia sẻ mọi ưu phiền với nàng, còn có thể chống đỡ một góc trời cho nàng.
Không đúng, nàng là trưởng tỷ, Tiểu A Đạo vẫn là trẻ con, sao nàng lại có thể hèn yếu trông mong một đứa bé đi bảo vệ mình chứ?
Đúng lúc này, hai cánh tay cậu đang ôm nàng bỗng siết lại, quyết đoán nói: “Kể từ năm nay, mỗi ngày đệ sẽ ăn thêm nửa bát cơm, còn luyện cả thương, tỷ tỷ yên tâm, qua hai năm nữa Cơ Đạo đủ mười tuổi rồi, nhất định sẽ giúp tỷ gánh vác việc nặng nhọc trong nhà."
Cơ Tự nở nụ cười: “Ừ, ừ, ừ, tỷ sẽ đợi Tiểu Cơ Đạo lớn lên. Chờ Cơ Đạo cao lớn, cường tráng, chờ Cơ Đạo học văn luyện võ, chờ Cơ Đạo biết hết mọi việc, tỷ tỷ sẽ không làm gì nữa, mỗi ngày chỉ ngồi chơi đánh đu thôi." Nói đến đây nàng cười khanh khách.
Cậu bé quay đầu, nhìn nàng với đôi mắt tròn xoe: “Tỷ, cả năm qua tỷ không vui vẻ gì, bây giờ cuối cùng mọi chuyện cũng đã trôi qua hết rồi."
Cơ Tự biết, sở dĩ mình vui vẻ không phải là vì khổ nạn đã qua hết, mà là nàng đã chịu thả lỏng tâm tình. Thông qua từng sự việc, nàng phát hiện mình có đủ thực lực để ứng phó những chuyện bất trắc. Điều này vô cùng quý báu trong thời đại hoang loạn này.
Thế gian này chỉ có hai loại người không sợ hãi. Một là kẻ đã thấu rõ tất cả mọi chuyện, biết chỉ cần sống ở thời này là không thể tránh khỏi những việc kia. Họ vì cơ trí mà đạt đến ngưỡng phóng khoáng cởi mở, người đương thời gọi là danh sĩ. Hai là người vô cùng may mắn như Cơ Tự, có đủ năng lực biết trước mọi tai họa, bình an trôi qua.
Hai chị em cứ ôm nhau như thế một hồi, Cơ Đạo bỗng nói: “Tỷ, Chu Ngọc kia không hề thích tỷ, tỷ đừng gả cho hắn." Trong giọng nói của cậu có chút buồn bực, thậm chí cả khóe mắt cũng có phần hoe đỏ.
Cơ Tự không chú ý đến nỗi kích động của cậu, nàng gật đầu, thản nhiên nói: “Tỷ biết chứ. Lang quân giống như Chu Ngọc lòng sâu tựa biển, thích hay không thích với hắn là chuyện rất xa vời."
Nhắc đến Chu Ngọc, lúc này nàng mới phát hiện, ngoại trừ lần kia đến cửa cầu cứu chuyện huyện Chương Thủy, hai ba tháng nay nàng đều không qua lại gì với hắn. Huynh đệ Chu thị rất bận, kể từ hồi yến hội ở biệt viện Trang thị họ cứ phải xã giao với những thế tộc Kinh Châu suốt. Rồi từ khi xảy ra chuyện ở huyện Chương Thủy cho đến tận hiện tại, họ lại phải bận tiếp đãi những quan lại quyền quý đến từ Kiến Khang kia.
Dĩ nhiên nguyên nhân quan trọng nhất trong đó là, theo ý Chu Ngọc, hắn đã giải quyết xong vấn đề nan giải là Cơ Tự, giờ chỉ cần ngồi yên trên đài cao chờ nàng nghĩ thông suốt, rồi quyết định tự chui đầu vào lưới của hắn thôi. Thế nên, dù hai người có tình cờ gặp qua, Chu Ngọc cũng không buồn để ý đến nàng.
Cơ Tự nghĩ, trên đời này giá trị luôn nằm ở vị thế, có lẽ nàng có chút giá trị thật, nhưng trong mắt Chu Ngọc, giá trị của nàng chỉ là một vật trang trí mang cái tên chính thê, chờ chân chính lấy về được rồi thì cũng không còn gì quan trọng cả.
Thấm thoắt lại một ngày trôi qua, hôm sau thời tiết ấm áp hiếm có, Cơ Tự mặc bộ váy màu lam, vạt váy thêu hoa sen, bên ngoài khoác áo bào gấm màu đỏ, trông vô cùng lộng lẫy, chuẩn bị đi dạo hồ.
Huyện Kinh nằm bên bờ Trường Giang, trong huyện có vô số hồ lớn nhỏ, cái hồ mà Cơ Tự định đến chơi tuy diện tích không lớn, nhưng quanh co uốn lượn trải dài, bên hồ còn có núi non hữu tình, cũng được xem như là một thắng cảnh.
Từ sớm Tôn Phù và Lê thúc đã đứng chờ ở mũi thuyền, thấy Cơ Tự đi đến, họ vội vàng lên đón. Cơ Tự khẽ gật đầu rồi chậm rãi lên thuyền. Những người lớn lên ở vùng sông nước không ai không giỏi bơi lội, nhóm Tôn Phù, Lê thúc cũng là một trong những cao thủ. Sau khi Cơ Tự lên thuyền, Tôn Phù chống sào trúc, nhẹ nhàng đẩy con thuyền chở nàng đi dạo chơi trong hồ.
Đứng đầu thuyền ngắm dãy núi trùng điệp phía chân trời, cùng đám ruộng bậc thang màu mỡ, Cơ Tự như si như say, nàng lấy tiêu ngọc cất giữa ống tay áo ra, thổi réo rắt. Trong phương diện thổi tiêu, Cơ Tự đã tiến đến trình độ tài ba hiếm có, giờ phút này tâm trạng nàng thoải mái, tiếng tiêu vừa thổi lên tựa như một con hạc trắng, bay lượn vài vòng trên mặt đất rồi vút cao lên tận bầu trời. Khúc nhạc nghe vô cùng thanh khiết tiêu dao.
Lúc này Cơ Tự không chú ý đến, nơi sơn cốc phía trước có một con thuyền hoa đang thả neo. Trong thuyền là Chu Ngọc đang tiếp đãi mấy vị đồng liêu ở Kiến Khang. Những người này đều là đại thần do bản tấu chương của hắn thu hút mà đến. Bây giờ vụ án đã xong, họ đi đến đâu cũng nhận được vô số lời tán tụng, bá tánh thấy họ thì quỳ rạp xuống đất tung hô họ là thanh liêm. Điều này khiến chúng thần và huynh đệ Chu thị vô cùng vui sướng, lần này ăn mừng cũng cảm thấy rất tâm đắc.
Đang lúc này họ nghe được tiếng tiêu lượn lờ theo gió thổi đến. Chỉ nghe qua vài đoạn, một đại thần liền xuýt xoa: “Không ngờ huyện Kinh nho nhỏ như thế lại có nhân tài ẩn dật. Tiếng tiêu này quả là trác tuyệt."
Một đại thần khác lại hỏi Chu Ngọc: “Ngọc lang ở huyện Kinh nhiều ngày như thế, có quen biết với người thổi tiêu này không?"
Chu Ngọc vẫn còn trong trạng thái tim đập loạn nhịp, hắn lắng nghe một hồi, đôi mắt đen như mực bỗng sáng rực. Lát sau, Chu Ngọc đứng dậy, đi ra mũi thuyền, chúng đại thần cũng đi theo. Tất cả những người chứng kiến đều giật mình. Chỉ thấy mặt hồ sóng gợn lăn tăn phía có một con thuyền từ từ trôi đến, đứng trên mũi thuyền là một cô nương thanh tú tinh khôi, váy hoa phất phơ, môi anh đào đặt lên tiêu ngọc, tiếng tiêu du dương bay bổng kia chính là do nàng thổi ra. Khoảnh khắc này hiển nhiên nàng đã hoàn toàn đắm chìm trong thế giới riêng của mình, hòa vào non nước.
Đang lúc mọi người im lặng lắng nghe, thuyền Cơ Tự dần dần lướt qua thuyền của Chu Ngọc rồi đi thẳng. Từ đầu đến cuối nàng không hề chú ý đến sự hiện hữu của bọn họ, cũng không hề liếc mắt nhìn họ một cái nào. Mà nam nhân trên thuyền hoa kia cũng không thấy hắng giọng gọi nàng.
Không biết trôi qua bao lâu, tiếng tiêu dần lắng xuống, khi nốt nhạc cuối cùng chấm dứt, mới có người thở dài.
“Cảnh tượng này quả thật rất phong lưu." Lát sau, người nọ lại than thở, “Khúc nhạc hoàn toàn hòa nhập vào cảnh hồ, thật vô cùng tuyệt diệu, sợ rằng sau này cũng khó mà được nghe lại."
Chu Ngọc vẫn im lặng không tiếp lời. Trước kia trong mắt hắn, Cơ Tự cũng giống như huyện Kinh này, nếu bàn về phong tình tuyệt diễm thì thua xa người Kiến Khang. Nhưng đây là lần đầu tiên hắn thấy được phong thái tự tại của Cơ Tự, nét phong lưu này rõ ràng không hề thua kém bất cứ cô nương Kiến Khang nào cả.
Tác giả :
Lâm Gia Thành