Kiều Kiều Vô Song
Chương 23: Trang Thập Tam
Lại nói bên này, sau khi nhóm Tạ Lang ngồi thuyền khác rời đi, ánh nắng sớm mai dần ló dạng phía Đông. Chàng đặt chiếc đàn ngọc trên gối, tay dạo cung đàn, tiếng nhạc thanh nhã bay vút lên tầng không. Gần như tiếng đàn của Tạ Lang vừa vang lên, hai vị ẩn sĩ bên cạnh cũng đồng thời gõ trống và thổi huyên hợp tấu.
Nếu Cơ Tự có mặt ở đây, nhất định có thể nhận ra ba người đang hợp tấu chính là bản Xích Bích Ca.
Khi ấy bầu trời hửng sáng, cò trắng lượn đầy mặt sông, ba trăm người trên thuyền đều im lặng lắng nghe tiếng đàn của chàng. Hồi lâu sau, Tạ Lang khoát tay, tao nhã đẩy đàn ngọc ra, cười sang sảng nói: “Khúc nhạc này thế nào?"
Nhóm ẩn sĩ vỗ tay khen ngợi: “Rất hay, tang thương hùng tráng, thật có thể nói là tuyệt thế. Hôm ấy lần đầu nghe khúc đàn này bọn ta còn tưởng khúc đàn cổ nào đó, không ngờ tiểu cô kia tấu lại là khúc đàn của Tử Diễm."
"Khúc tiểu cô Cơ thị tấu tựa như ánh trăng tối qua, tuy thanh nhã thật đấy, nhưng lại đau thương cùng cực, tựa thể hồn ma oán thán. Mà khúc nhạc Tử Diễm tấu giống như buổi bình minh hôm nay, nắng sớm trong suốt, soi vạn dặm giang sơn làm toát lên nét bi hùng. Đúng là cách tấu nhạc khác nhau sẽ mang đến hiệu ứng khác nhau."
Hóa ra trí nhớ của Cơ Tự về kiếp trước quá mơ hồ, khúc Xích Bích Ca mà nàng tấu tối qua thật ra không phải nguyên bản của Tạ Lang sáng tác. Khúc đàn trong trí nhớ của Cơ Tự là khúc nhạc đã được cải biên lại từ khúc của Tạ Lang vào bốn mươi năm sau. Qua ngần ấy năm biển hóa nương dâu, hơn nữa khi ấy vương triều Lưu Tống cũng đã đi đến hồi diệt vong, một tài tử nhà nghèo đứng bên bờ Xích Bích, cảm khái thế sự xoay vần, liền cải biên lại khúc Xích Bích Ca của Tạ Lang. Bởi vì trong lòng y mang nỗi buồn thương, nên dù khúc nhạc này còn hoa mỹ hơn cả bản của Tạ Lang nhưng lại mang theo uất ức, thiếu vài phần phóng khoáng. Có điều bởi vì nguyên khúc là do Tạ Lang sáng tác, tài tử kia chỉ sửa lại vài đoạn nên trên danh nghĩa vẫn là của chàng. Nói cách khác, Xích Bích Ca thời đấy có hai khúc, một bản là nguyên tác của Tạ Lang, một bản là Cơ Tự đã tấu tối qua.
Hôm đó ở chùa Khô Vinh, sau khi Cơ Tự thổi tiêu đi xuống núi, Tạ Lang mới tấu lên khúc Xích Bích Ca mình vừa sáng tác. Thế là những ẩn sĩ này đều cho rằng Cơ Tự ở dưới chân núi nghe Tạ Lang đánh đàn, sau đó cải biên lại trong vòng vài ngày, đến tối qua vì muốn cầu kiến Tạ Lang nên nàng cố ý tấu khúc nhạc này.
Trong tiếng bình luận của mấy ẩn sĩ, Tạ Lang chậm rãi đứng dậy, áo bào phấp phới, bước về đầu thuyền. Nhìn dòng sông mênh mông phía trước, trong đầu chàng bất giác hiện ra khung cảnh tráng lệ tối qua và cả vị tiểu cô khiến chàng vừa hoang mang vừa thưởng thức kia.
***
Sau khi cứu giúp đám người Kinh Ly khỏi kiếp nạn, nhóm Cơ Tự liền tăng tốc về thẳng Kinh Châu. Họ nghỉ lại Kinh Châu một đêm, lúc về đến huyện Kinh đã là buổi chiều hôm sau.
Vừa đến cổng trang viên nhà mình, Cơ Tự đã bị kinh sợ vì đám đông chen chúc trước cổng. Không chỉ nàng mà ngay cả nhóm Tôn Phù, Dữ Trầm cũng ngơ ngác nhìn nhau. Cơ Tự vội vàng bảo Lê thúc đánh xe vào ngõ hẻm, vẫy tay nói với Tôn Phù: “Thúc đi nghe ngóng xem chuyện gì xảy ra thế."
Tôn Phù quay lại rất nhanh, y tươi cười kề đến xe lừa bẩm báo: “Nữ lang, những người kia đều đến bái phỏng người. Trong bọn họ có người là bạn bè, có người là đồng liêu với lão đại nhân trước đây, còn có người mới chuyển đến cạnh trang viên chúng ta. Tôi hỏi thăm rồi, những người này biết nữ lang được Chu lang ở Kiến Khang yêu thương, định cưới làm chính thê nên cố ý chạy đến để nhờ vả nữ lang đấy ạ. Đặng Lý Chính còn nói nữ lang thân cô thế cô, gả vào Chu gia sẽ bị người khác bắt nạt, nên nhờ người mượn thế."
Hóa ra là vậy, Cơ Tự day ấn đường rồi khẽ nói: “Thúc lặng lẽ qua đấy báo cho người trong phủ biết, bảo họ lan truyền tin đồn rằng chưa biết khi nào ta về, có lẽ khoảng một hai tháng nữa." Chớp mắt nàng lại gọi Tôn Phù, “Khoan đã, thúc bảo mọi người cất hết lương thực và vật trưng bày trong nhà vào hầm đi. Nếu có người đòi ở lại trang viên chờ thì họ nhất quyết khóc lóc không đồng ý nhé."
"Vâng."
Nhìn bóng dáng Tôn Phù rời đi, Cơ Tự vô cùng phiền muộn, thế gian trọng hai từ “hiếu đạo" nhất, những người này mượn danh nghĩa là bạn của phụ thân và tổ phụ nàng, cũng có nghĩa là trưởng bối của nàng. Nếu nàng xử lý không tốt, chắc chắc sẽ mang tiếng xấu khắp vùng, rồi cũng có ngày bị người thiên hạ biết được và chỉ trích.
Nghĩ ngợi một lát, Cơ Tự ra lệnh: “Chúng ta đi thôi, tìm một khách điếm nghỉ ngơi đã."
"Vâng."
Ngày hôm sau, Tôn Phù đã đến bẩm báo, nói Trang Thập Tam đi ra ngoài học một thời gian ngắn đã trở về rồi, hắn biết mẫu thân mình bị bắt uống thuốc độc cho câm rồi bị bán đến một thôn miền núi hẻo lánh nào đó, liền phẫn nộ như sắp điên lên, cầm kiếm đòi đi tìm nhóm Chu Ngọc. Sau khi bị người Trang phủ ngăn cản, hắn liền đánh xe chạy đến Cơ phủ. Khi ấy Tôn Phù vô tình chạm mặt hắn, đến tận bây giờ y vẫn còn sợ ánh mắt âm u lạnh lẽo của Trang Thập Tam lúc bấy giờ.
Nói đến đây, Tôn Phù vô cùng lo lắng: “Nữ lang, Trang Thập Tam lang đã hận người thấu xương rồi."
Cơ Tự không trả lời. Tuy chuyện nàng yêu Trang Thập Tam đã là kí ức rất xa xưa, nhưng dù sao trong hai kiếp nàng cũng chỉ từng thích một mình hắn, nên khi nghe được tin tức của hắn, nàng vẫn luôn có chút xao động. Huống chi trong trí nhớ của Cơ Tự, Trang Thập Tam tuy không phải tài tử học cao hiểu rộng, nhưng hắn rất có thiên phú trong kinh doanh. Nàng nhớ năm nàng hai mươi tuổi, Trang Thập Tam cũng gần được coi như là vua của đất Kinh Châu này.
Thấy sắc mặt Cơ Tự không tốt, đám nô tài đều im thin thít, mọi người nhìn nàng với ánh mắt lo âu. Lát sau, Cơ Tự cười gượng với họ, nói: “Sau này đừng nhắc đến chuyện của Trang Thập Tam nữa."
"Vâng."
"Tôn thúc, thúc tiếp tục ra ngoài nghe ngóng thêm tin tức đi."
Đến ngày thứ ba, Tôn Phù đến báo cho Cơ Tự một tin tốt, y nói mấy người chờ ở ngoài trang viên Cơ phủ đã giải tán, mà còn do chính Chu Ngọc ra mặt dàn xếp vụ này. Có điều lúc đó Tôn Phù không dám lộ diện, nên hoàn toàn không biết cụ thể Chu Ngọc đã nói gì và làm gì với mấy người kia.
Nếu mọi người đã tản đi, Cơ Tự cũng nên trở về trang viên thôi. Thấy nàng về phủ, Cơ Đạo chạy nhanh đến, Nguyệt Hồng cũng vui vẻ chạy tới, gọi í ới: “Nữ lang, nữ lang, lần này nô tỳ được phen nở mày nở mặt rồi, bất kể đi đến đâu đều có người gọi nô tỳ là Nguyệt Hồng tỷ tỷ ngọt xớt. Hi hi, cũng nhờ vào nữ lang cả đấy."
Cơ Tự ôm lấy Cơ Đạo xoay vòng vòng, hôn lên khuôn mặt của cậu một cái rồi lườm Nguyệt Hồng, lạnh lùng nói: “Họ lấy lòng ngươi là có ý đồ."
Nguyệt Hồng ôm mặt, cười tít mắt: “Nô tỳ biết chứ, họ đều ao ước phú quý của đại thế tộc Kiến Khang thôi, muốn thân cận tiểu thư để hưởng nhờ phúc, nhưng một tỳ nữ cỏn con như nô tỳ sao mà làm chủ được chuyện này cơ chứ. Hì hì, nhưng việc này cũng không cản trở nô tỳ tiếp nhận hảo ý của họ." Nguyệt Hồng kề đến bên cạnh Cơ Tự, đắc ý, “Lần này nô tỳ kiếm được những hai mươi lượng vàng, nữ lang, người có muốn chia không?"
Cơ Tự chẳng buồn để ý, dù sao chỉ cần Nguyệt Hồng không hứa hẹn lung tung gì với người ta là được, còn những việc khác thì nàng không quan tâm.
Đêm đến, nàng tắm rửa thay quần áo, ngồi trong sân đánh đàn một lát, thấy bầu trời đầy sao sáng lấp lánh, nàng nhất thời cao hứng dạo bước trong phủ một vòng, lại vô thức đi đến cổng lớn. Tuy đêm đã khuya, nhưng cửa hông trang viên vẫn còn mở, có thể thấy rõ ngoài phố. Cơ Tự thoáng nhìn bâng quơ, nhưng nào ngờ chỉ vừa liếc mắt, nàng đã thấy chiếc xe bò lẳng lặng đỗ trong đêm tối.
Tuy cách năm sáu mươi mét, nhưng trăng sao sáng tỏ, hai bên cổng còn đốt đuốc nên Cơ Tự trông rõ chàng thiếu niên gầy gầy lạnh lùng đứng bên cạnh xe bò kia. Đó là bóng dáng của Trang Thập Tam.
Cơ Tự giật mình, lúc nàng nhìn vào đôi mắt sáng quắc của hắn, quả thật khiến nàng kinh hãi, bất giác lùi về sau vài bước. Đây chính là Trang Thập Tam, kẻ tâm cơ thâm trầm xưng bá trên đất Kinh Châu, cũng là người đàn ông nàng vừa yêu vừa hận nhất trong cuộc đời hai mươi năm ngắn ngủi trước đây. Nàng muốn dời mắt đi nhưng không tài nào làm được.
Không biết qua bao lâu, một giọng nói vang lên phía sau: “Nữ lang, đã trễ thế này rồi sao người còn chạy đến đây?"
Là giọng của Lê thúc. Cơ Tự như thể choàng tỉnh khỏi cơn ác mộng, nhanh chóng quay đầu lại nhìn y. Nhưng vừa quay lại nhìn ra phố thì bóng người đứng trong bóng đêm cũng biến mất, chỉ còn chiếc xe bò lẻ loi đỗ đó mà thôi.
Lê thúc đi đến, khóa cửa hông lại, nói nhỏ: “Nghĩ cho kỹ thì lang quân Chu gia đúng là ác độc, tuy Trang mẫu miệng lưỡi cay nghiệt nhưng cũng không phải người xấu xa cho lắm. Ôi, nếu lúc ấy có người khuyên nhủ ngài ấy thì tốt rồi, cũng tránh bị Trang Thập Tam lang căm hận thế này."
Cơ Tự nhìn cánh cửa hông từ từ khép lại, thầm nghĩ trong lòng: Lê thúc nói sai rồi, khi ấy mẫu thân của Trang Thập Tam thật sự muốn rót độc khiến ta câm rồi bán đi. Kiếp trước bà ta ỷ vào Trang Thập Tam hiếu kính, không biết đã dùng chiêu này hại biết bao nhiêu người rồi. Ngay cả Lê thúc cũng rơi vào độc thủ của bà ta, mà nàng cũng nhiều lần bị bà ta hành hạ sống dở chết dở. Mẫu thân của Trang Thập Tam là kẻ lòng dạ ác độc, có khi bà tay ra tay hại người không phải vì lý do người ta bất lợi với bà, mà chẳng qua là bà ta thích thôi.
Không biết ký ức này xuất hiện từ đâu cứ không ngừng kéo đến bủa vây lấy tâm trí Cơ Tự. Nàng hoảng loạn không nói thêm gì với Lê thúc nữa, lảo đảo chạy ngay về phòng mình.
Nếu Cơ Tự có mặt ở đây, nhất định có thể nhận ra ba người đang hợp tấu chính là bản Xích Bích Ca.
Khi ấy bầu trời hửng sáng, cò trắng lượn đầy mặt sông, ba trăm người trên thuyền đều im lặng lắng nghe tiếng đàn của chàng. Hồi lâu sau, Tạ Lang khoát tay, tao nhã đẩy đàn ngọc ra, cười sang sảng nói: “Khúc nhạc này thế nào?"
Nhóm ẩn sĩ vỗ tay khen ngợi: “Rất hay, tang thương hùng tráng, thật có thể nói là tuyệt thế. Hôm ấy lần đầu nghe khúc đàn này bọn ta còn tưởng khúc đàn cổ nào đó, không ngờ tiểu cô kia tấu lại là khúc đàn của Tử Diễm."
"Khúc tiểu cô Cơ thị tấu tựa như ánh trăng tối qua, tuy thanh nhã thật đấy, nhưng lại đau thương cùng cực, tựa thể hồn ma oán thán. Mà khúc nhạc Tử Diễm tấu giống như buổi bình minh hôm nay, nắng sớm trong suốt, soi vạn dặm giang sơn làm toát lên nét bi hùng. Đúng là cách tấu nhạc khác nhau sẽ mang đến hiệu ứng khác nhau."
Hóa ra trí nhớ của Cơ Tự về kiếp trước quá mơ hồ, khúc Xích Bích Ca mà nàng tấu tối qua thật ra không phải nguyên bản của Tạ Lang sáng tác. Khúc đàn trong trí nhớ của Cơ Tự là khúc nhạc đã được cải biên lại từ khúc của Tạ Lang vào bốn mươi năm sau. Qua ngần ấy năm biển hóa nương dâu, hơn nữa khi ấy vương triều Lưu Tống cũng đã đi đến hồi diệt vong, một tài tử nhà nghèo đứng bên bờ Xích Bích, cảm khái thế sự xoay vần, liền cải biên lại khúc Xích Bích Ca của Tạ Lang. Bởi vì trong lòng y mang nỗi buồn thương, nên dù khúc nhạc này còn hoa mỹ hơn cả bản của Tạ Lang nhưng lại mang theo uất ức, thiếu vài phần phóng khoáng. Có điều bởi vì nguyên khúc là do Tạ Lang sáng tác, tài tử kia chỉ sửa lại vài đoạn nên trên danh nghĩa vẫn là của chàng. Nói cách khác, Xích Bích Ca thời đấy có hai khúc, một bản là nguyên tác của Tạ Lang, một bản là Cơ Tự đã tấu tối qua.
Hôm đó ở chùa Khô Vinh, sau khi Cơ Tự thổi tiêu đi xuống núi, Tạ Lang mới tấu lên khúc Xích Bích Ca mình vừa sáng tác. Thế là những ẩn sĩ này đều cho rằng Cơ Tự ở dưới chân núi nghe Tạ Lang đánh đàn, sau đó cải biên lại trong vòng vài ngày, đến tối qua vì muốn cầu kiến Tạ Lang nên nàng cố ý tấu khúc nhạc này.
Trong tiếng bình luận của mấy ẩn sĩ, Tạ Lang chậm rãi đứng dậy, áo bào phấp phới, bước về đầu thuyền. Nhìn dòng sông mênh mông phía trước, trong đầu chàng bất giác hiện ra khung cảnh tráng lệ tối qua và cả vị tiểu cô khiến chàng vừa hoang mang vừa thưởng thức kia.
***
Sau khi cứu giúp đám người Kinh Ly khỏi kiếp nạn, nhóm Cơ Tự liền tăng tốc về thẳng Kinh Châu. Họ nghỉ lại Kinh Châu một đêm, lúc về đến huyện Kinh đã là buổi chiều hôm sau.
Vừa đến cổng trang viên nhà mình, Cơ Tự đã bị kinh sợ vì đám đông chen chúc trước cổng. Không chỉ nàng mà ngay cả nhóm Tôn Phù, Dữ Trầm cũng ngơ ngác nhìn nhau. Cơ Tự vội vàng bảo Lê thúc đánh xe vào ngõ hẻm, vẫy tay nói với Tôn Phù: “Thúc đi nghe ngóng xem chuyện gì xảy ra thế."
Tôn Phù quay lại rất nhanh, y tươi cười kề đến xe lừa bẩm báo: “Nữ lang, những người kia đều đến bái phỏng người. Trong bọn họ có người là bạn bè, có người là đồng liêu với lão đại nhân trước đây, còn có người mới chuyển đến cạnh trang viên chúng ta. Tôi hỏi thăm rồi, những người này biết nữ lang được Chu lang ở Kiến Khang yêu thương, định cưới làm chính thê nên cố ý chạy đến để nhờ vả nữ lang đấy ạ. Đặng Lý Chính còn nói nữ lang thân cô thế cô, gả vào Chu gia sẽ bị người khác bắt nạt, nên nhờ người mượn thế."
Hóa ra là vậy, Cơ Tự day ấn đường rồi khẽ nói: “Thúc lặng lẽ qua đấy báo cho người trong phủ biết, bảo họ lan truyền tin đồn rằng chưa biết khi nào ta về, có lẽ khoảng một hai tháng nữa." Chớp mắt nàng lại gọi Tôn Phù, “Khoan đã, thúc bảo mọi người cất hết lương thực và vật trưng bày trong nhà vào hầm đi. Nếu có người đòi ở lại trang viên chờ thì họ nhất quyết khóc lóc không đồng ý nhé."
"Vâng."
Nhìn bóng dáng Tôn Phù rời đi, Cơ Tự vô cùng phiền muộn, thế gian trọng hai từ “hiếu đạo" nhất, những người này mượn danh nghĩa là bạn của phụ thân và tổ phụ nàng, cũng có nghĩa là trưởng bối của nàng. Nếu nàng xử lý không tốt, chắc chắc sẽ mang tiếng xấu khắp vùng, rồi cũng có ngày bị người thiên hạ biết được và chỉ trích.
Nghĩ ngợi một lát, Cơ Tự ra lệnh: “Chúng ta đi thôi, tìm một khách điếm nghỉ ngơi đã."
"Vâng."
Ngày hôm sau, Tôn Phù đã đến bẩm báo, nói Trang Thập Tam đi ra ngoài học một thời gian ngắn đã trở về rồi, hắn biết mẫu thân mình bị bắt uống thuốc độc cho câm rồi bị bán đến một thôn miền núi hẻo lánh nào đó, liền phẫn nộ như sắp điên lên, cầm kiếm đòi đi tìm nhóm Chu Ngọc. Sau khi bị người Trang phủ ngăn cản, hắn liền đánh xe chạy đến Cơ phủ. Khi ấy Tôn Phù vô tình chạm mặt hắn, đến tận bây giờ y vẫn còn sợ ánh mắt âm u lạnh lẽo của Trang Thập Tam lúc bấy giờ.
Nói đến đây, Tôn Phù vô cùng lo lắng: “Nữ lang, Trang Thập Tam lang đã hận người thấu xương rồi."
Cơ Tự không trả lời. Tuy chuyện nàng yêu Trang Thập Tam đã là kí ức rất xa xưa, nhưng dù sao trong hai kiếp nàng cũng chỉ từng thích một mình hắn, nên khi nghe được tin tức của hắn, nàng vẫn luôn có chút xao động. Huống chi trong trí nhớ của Cơ Tự, Trang Thập Tam tuy không phải tài tử học cao hiểu rộng, nhưng hắn rất có thiên phú trong kinh doanh. Nàng nhớ năm nàng hai mươi tuổi, Trang Thập Tam cũng gần được coi như là vua của đất Kinh Châu này.
Thấy sắc mặt Cơ Tự không tốt, đám nô tài đều im thin thít, mọi người nhìn nàng với ánh mắt lo âu. Lát sau, Cơ Tự cười gượng với họ, nói: “Sau này đừng nhắc đến chuyện của Trang Thập Tam nữa."
"Vâng."
"Tôn thúc, thúc tiếp tục ra ngoài nghe ngóng thêm tin tức đi."
Đến ngày thứ ba, Tôn Phù đến báo cho Cơ Tự một tin tốt, y nói mấy người chờ ở ngoài trang viên Cơ phủ đã giải tán, mà còn do chính Chu Ngọc ra mặt dàn xếp vụ này. Có điều lúc đó Tôn Phù không dám lộ diện, nên hoàn toàn không biết cụ thể Chu Ngọc đã nói gì và làm gì với mấy người kia.
Nếu mọi người đã tản đi, Cơ Tự cũng nên trở về trang viên thôi. Thấy nàng về phủ, Cơ Đạo chạy nhanh đến, Nguyệt Hồng cũng vui vẻ chạy tới, gọi í ới: “Nữ lang, nữ lang, lần này nô tỳ được phen nở mày nở mặt rồi, bất kể đi đến đâu đều có người gọi nô tỳ là Nguyệt Hồng tỷ tỷ ngọt xớt. Hi hi, cũng nhờ vào nữ lang cả đấy."
Cơ Tự ôm lấy Cơ Đạo xoay vòng vòng, hôn lên khuôn mặt của cậu một cái rồi lườm Nguyệt Hồng, lạnh lùng nói: “Họ lấy lòng ngươi là có ý đồ."
Nguyệt Hồng ôm mặt, cười tít mắt: “Nô tỳ biết chứ, họ đều ao ước phú quý của đại thế tộc Kiến Khang thôi, muốn thân cận tiểu thư để hưởng nhờ phúc, nhưng một tỳ nữ cỏn con như nô tỳ sao mà làm chủ được chuyện này cơ chứ. Hì hì, nhưng việc này cũng không cản trở nô tỳ tiếp nhận hảo ý của họ." Nguyệt Hồng kề đến bên cạnh Cơ Tự, đắc ý, “Lần này nô tỳ kiếm được những hai mươi lượng vàng, nữ lang, người có muốn chia không?"
Cơ Tự chẳng buồn để ý, dù sao chỉ cần Nguyệt Hồng không hứa hẹn lung tung gì với người ta là được, còn những việc khác thì nàng không quan tâm.
Đêm đến, nàng tắm rửa thay quần áo, ngồi trong sân đánh đàn một lát, thấy bầu trời đầy sao sáng lấp lánh, nàng nhất thời cao hứng dạo bước trong phủ một vòng, lại vô thức đi đến cổng lớn. Tuy đêm đã khuya, nhưng cửa hông trang viên vẫn còn mở, có thể thấy rõ ngoài phố. Cơ Tự thoáng nhìn bâng quơ, nhưng nào ngờ chỉ vừa liếc mắt, nàng đã thấy chiếc xe bò lẳng lặng đỗ trong đêm tối.
Tuy cách năm sáu mươi mét, nhưng trăng sao sáng tỏ, hai bên cổng còn đốt đuốc nên Cơ Tự trông rõ chàng thiếu niên gầy gầy lạnh lùng đứng bên cạnh xe bò kia. Đó là bóng dáng của Trang Thập Tam.
Cơ Tự giật mình, lúc nàng nhìn vào đôi mắt sáng quắc của hắn, quả thật khiến nàng kinh hãi, bất giác lùi về sau vài bước. Đây chính là Trang Thập Tam, kẻ tâm cơ thâm trầm xưng bá trên đất Kinh Châu, cũng là người đàn ông nàng vừa yêu vừa hận nhất trong cuộc đời hai mươi năm ngắn ngủi trước đây. Nàng muốn dời mắt đi nhưng không tài nào làm được.
Không biết qua bao lâu, một giọng nói vang lên phía sau: “Nữ lang, đã trễ thế này rồi sao người còn chạy đến đây?"
Là giọng của Lê thúc. Cơ Tự như thể choàng tỉnh khỏi cơn ác mộng, nhanh chóng quay đầu lại nhìn y. Nhưng vừa quay lại nhìn ra phố thì bóng người đứng trong bóng đêm cũng biến mất, chỉ còn chiếc xe bò lẻ loi đỗ đó mà thôi.
Lê thúc đi đến, khóa cửa hông lại, nói nhỏ: “Nghĩ cho kỹ thì lang quân Chu gia đúng là ác độc, tuy Trang mẫu miệng lưỡi cay nghiệt nhưng cũng không phải người xấu xa cho lắm. Ôi, nếu lúc ấy có người khuyên nhủ ngài ấy thì tốt rồi, cũng tránh bị Trang Thập Tam lang căm hận thế này."
Cơ Tự nhìn cánh cửa hông từ từ khép lại, thầm nghĩ trong lòng: Lê thúc nói sai rồi, khi ấy mẫu thân của Trang Thập Tam thật sự muốn rót độc khiến ta câm rồi bán đi. Kiếp trước bà ta ỷ vào Trang Thập Tam hiếu kính, không biết đã dùng chiêu này hại biết bao nhiêu người rồi. Ngay cả Lê thúc cũng rơi vào độc thủ của bà ta, mà nàng cũng nhiều lần bị bà ta hành hạ sống dở chết dở. Mẫu thân của Trang Thập Tam là kẻ lòng dạ ác độc, có khi bà tay ra tay hại người không phải vì lý do người ta bất lợi với bà, mà chẳng qua là bà ta thích thôi.
Không biết ký ức này xuất hiện từ đâu cứ không ngừng kéo đến bủa vây lấy tâm trí Cơ Tự. Nàng hoảng loạn không nói thêm gì với Lê thúc nữa, lảo đảo chạy ngay về phòng mình.
Tác giả :
Lâm Gia Thành