Kiếm Lai

Chương 11: Thiếu Nữ và Phi Kiếm (1)

Dịch: Vong Mạng

Nho sĩ tóc mai hai bên bạc trắng dẫn theo chàng thiếu niên áo xanh rời trường tư, đi tới dưới lầu ngôi đền thờ kia. Vị tiên sinh dạy học có học vấn cao nhất trấn này, sắc mặt có phần tiều tụy, đưa tay chỉ một tấm biển phía trên đầu, hỏi: “Đương Nhân Bất Nhượng, bốn chữ này giải thích thế nào?"

Thiếu niên Triệu Diêu, thân vốn là đệ tử trường tư lại là thư đồng của tiên sinh đưa mắt nhìn lên đỉnh đầu, đáp ngay: “Nho gia chúng ta lấy chữ Nhân lập giáo, bốn chữ trên tấm biển là lấy từ câu ‘Đương nhân, bất nhượng vu sư’, ý rằng những người đọc sách chúng ta cần tôn sư trọng đạo, nhưng với nhân nghĩa đạo đức trước mắt thì không cần khiêm nhượng."

Tề tiên sinh lại hỏi: “Không cần khiêm nhượng? Sửa thành ‘Không thể’ thì sao?"

Chàng thiếu niên áo xanh tướng mạo đoan chính, hơn nữa so với Tống Tập Tân hùng hổ dọa người, tài năng hiển lộ thì khí chất ôn nhuận nội liễm hơn nhiều, tựa như Phù Dung mới nở, tự nhiên đáng yêu. Nghe xong câu hỏi ẩn chứa huyền cơ của tiên sinh đứng phía trước, thiếu niên không dám xem thường, lại cẩn thận suy ngẫm, lòng cảm thấy tiên sinh đang kiểm tra học vấn của bản thân, làm sao dám đại khái qua loa? Nho sĩ trung niên nhìn đệ tử bộ dạng thận trọng như lâm đại địch, hiểu ý mỉm cười, vỗ vỗ vai thiếu niên, nói: “Chỉ là thuận miệng hỏi mà thôi, không cần khẩn trương. Xem ra là ta trước đây đã gò bó thiên tính của con quá, rèn giũa quá phức tạp, làm con như tượng đặt trong Văn Xương Các, mặt mày cứng nhắc, khắp nơi giảng quy củ, mọi chuyện nói đạo lý, mệt mỏi chẳng than vãn…Có điều trước mắt xem ra lại là chuyện tốt."

Thiếu niên thấy mơ hồ không hiểu, có điều tiên sinh đã dẫn đi sang một mặt khác, tiếp đó lại là ngẩng đầu nhìn tấm biển bốn chữ. Nho sĩ thần sắc trở nên thoải mái, cũng không biết vì sao, tiên sinh vốn là người thận trọng kiệm lời, nay lại nói đến rất nhiều vấn đề thú vị phức tạp, lúc này đang ôn tồn kể: “Tấm biển ghi bốn chữ Đương Nhân Bất Nhượng vừa rồi, người viết nó từng là Thiên hạ thư pháp đệ nhất nhân, cũng từng đưa tới rất nhiều tranh cãi, ví dụ như tranh cãi về bố cục, cân cốt thần ý, hay như tranh luận khen chê về ‘Cổ Chất’ với ‘Kim Nghiên’, tranh luận mãi tới nay vẫn chưa có kết luận. Vận, Pháp, Ý, Thế, Thư pháp tứ nghĩa thì người này xếp đầu hai thứ, đúng là không cho các vị tông sư thư pháp cùng thời chút đường sống. Về phần ‘Hi Ngôn Tự Nhiên’ này liền có chút thú vị, nếu như người quan sát cẩn thận tỉ mỉ sẽ có thể phát hiện, tuy bốn chữ này dùng bút, kết cấu, thần ý đều tương tự nhau nhưng trên thực tế là do bốn vị Đại chân nhân của tổ đình Đạo giáo tách nhau ra ghi, khi ấy hai vị lão thần tiên còn thư qua thư lại, cãi nhau ỏm tỏi một phen, ai cũng muốn viết chữ Hi huyền diệu khó hiểu chứ không muốn ghi chữ ‘Ngôn’ tục càng thêm tục…"

Nho sĩ tiếp đó lại dẫn thiếu niên vòng qua mặt có bốn chữ ‘Mạc Hướng Ngoại Cầu’. Tiên sinh nhìn xung quanh, ánh mắt âm u nói: “Trường tư thục cho người đọc sách này rất nhanh sẽ không có giáo viên dạy học nữa, rồi sẽ bị mấy đại gia tộc dừng hoạt động hoặc là dứt khoát đập bỏ, xây lên một đạo quan nhỏ hoặc dựng lên một cái tượng Phật để cho người hành hương thắp nhang, rồi sẽ có một đạo sĩ hoặc tăng nhân chủ trì, một năm rồi lại một năm, cho đến khi đến hết Giáp kỳ, trong khoảng thời gian đó sẽ cố gắng ‘thay người’ hai, ba lần để tránh việc dân chúng hoài nghi thắc mắc, thực ra đó chỉ là phép che mắt thô thiển mà thôi. Thế nhưng mà, có thể thi triển một môn pháp thuật thần thông nhỏ như hạt vừng ở nơi này, nếu như đặt ở bên ngoài, khí thế thực chẳng khác nào thiên thần nổi trống lớn, sấm động giữa trời xuân vậy…"

Càng nói về cuối, thanh âm của tiên sinh càng nhỏ, tựa như muỗi kêu, thế nên dù Triệu Diêu đã cố gắng dỏng tai lên nhưng vẫn không nghe được rõ ràng mấy.

Tề tiên sinh thở dài, giọng có phần bất đắc dĩ pha chút mệt mỏi: “Rất nhiều chuyện, vốn là thiên cơ bất khả lộ, việc cho tới lúc này rồi, càng ngày càng chẳng quan trọng nữa, nhưng dù sao chúng ta cũng là người đọc sách, vẫn phải nói thể diện một chút. Huống hồ nếu Tề Tĩnh Xuân ta lại là kẻ đầu tiên phá hư quy củ, thế khác gì bảo vệ tự ăn trộm, tướng ăn thực sự khó coi."

Triệu Diêu đột nhiên dũng khí dâng cao cất lời đáp: “Tiên sinh, đệ tử biết rõ người không phải tục nhân, trấn Nhỏ này cũng không phải nơi bình thường."

Nho sĩ hiếu kỳ cười nói: “A? Nói một chút xem."

Triệu Diêu chỉ ngôi đền mười hai cột chống khí thế nguy nga, đáp: “Nơi này, cộng thêm giếng Thiết Tỏa ở ngõ Hạnh Hoa, còn có lời đồn ở chỗ lang kiều có treo hai thanh thiết kiếm, cây Hòe già, cây Đào ở ngõ Đào Diệp, cộng thêm phố Phúc Lộc chỗ Triệu gia nhà con, mỗi năm dán Cốc Vũ thiếp, Trọng Dương thiếp…vv…, hết thảy đầu rất kỳ quái."

Nho sĩ cắt lời thiếu niên: “Kỳ quái? Kỳ quái như thế nào, con từ nhỏ lớn lên ở nơi đây, cơ bản chưa bao giờ ra ngoài, chẳng lẽ con khung cảnh ngoài trấn? Nếu không thấy để so, thì sao có lời này?"

Triệu Diêu hơi trầm giọng đáp: “Những cuốn sách của tiên sinh kia, con đã sớm ghi nhớ hết nội dung, hoa đào trong trong ngõ Đào Diệp so với câu thơ miêu tả trong sách có khác biệt rất lớn. Còn nữa, tiên sinh dạy học sao chỉ dạy ba cuốn sách vỡ lòng, chủ yếu để học sinh biết chữ, học vỡ lòng xong rồi chúng ta nên đọc sách gì? Đọc sách, là vì điều gì? ‘Cử Nghiệp’ trên sách lại là vì cái chi? Cái gì gọi là Triều vi điền xá lang, Mộ đăng thiên tử đường?(1) ‘Thiên tử trọng anh hào, Văn chương dạy mọi người’ là như thế nào? Trước sau hai vị quan Đốc Tạo giám sát hầm lò, tuy không nói chuyện triều đình, kinh thành hay thiên hạ với người nhưng mà…"

Nho sĩ vui mừng cười nói: “Tốt lắm, nói nữa thành thừa."

Triệu Diêu lập tức không nói gì thêm nữa!

Nho sĩ tự xưng Tề Tĩnh Xuân nhỏ giọng nói tiếp: “Triệu Diêu, sau này con phải cẩn trọng từ lời nói tới việc làm, nhớ kỹ họa từ miệng mà ra, thế nên nhân tài Nho gia phần lớn là thủ khẩu như bình. Xếp trên nhân tài là quân tử lại càng cẩn trọng ít nói, mỗi lời như vàng ngọc, chỉ lo lời nói lỡ có chút tì vết. Về phần Thánh Nhân, ví dụ như đám Sơn chủ bảy mươi hai tòa Thư viện kia…Những kẻ này à, có thể nói như Đại chân nhân Đạo gia, Kim thân La Hán của Phật gia vậy, một câu thành sấm, mở miệng thành phép. Nhóm người này cùng cao nhân trong Chư Tử Bách Gia, đến được cảnh giới này xong, đại khái gọi chung là Thần tiên lục địa, xem như đã đặt một chân vào trong cửa rồi. Có điều nhưng nhân vật như thế, người người như rồng, một số thì cao cao tại thương như tượng thần bên trong đạo quán, chùa miếu, cao không thể với. Một số thì như thần long, thấy đầu không thấy đuôi, người thường cơ bản không tìm thấy nổi."

Triệu Diêu nghe mà đầu óc mơ mơ màng màng như lạc trong sương mù.

Thiếu niên nhịn không được hỏi: “Tiên sinh, sao hôm nay người lại phải nói những lời này?"

Nho sĩ thần sắc thoải mái, cười đáp: “Con có tiên sinh, ta tất nhiên cũng có tiên sinh. Mà tiên sinh của ta…Không nói cũng được, tóm lại, ta vốn nghĩ có thể kéo hơi tàn thêm mấy chục năm, đột nhiên phát hiện có vài kẻ đứng sau màn, chừng đó thời gian cũng chờ không nổi. Thế nên lần này ta không có cách nào đưa con rời trấn, con phải tự mình đi ra ngoài. Có một số sự thật nói cũng không ảnh hưởng gì, cũng nên nói cho con nghe một chút, con nghe cứ xem nó như chuyện xưa là được. Chỉ hy vọng con hiểu rõ một đạo lý, thiên ngoại hữu thiên, nhân thượng hữu nhân, bất kể Triệu Diêu con là ‘Được trời ưu ái, vận may rợp đầu’ thế nào cũng không thể bằng lòng đắc chí mà sinh ra lười biếng."

Nước giếng hạ thấp, lá Hòe rời cành đều là báo hiệu.

Người đọc sách tên Tề Tĩnh Xuân nhắc thêm: “Triệu Diêu, còn nhớ mảnh lá Hòe mà ta bảo con cất kỹ không?"

Chàng thiếu niên gật mạnh đầu đáp: “Con đã cất kỹ chung với con dấu người tặng rồi."

“Trên đời khi lá rời cành, có lá nào xanh non mơn mởn vậy không? Trấn Nhỏ mấy ngàn người, kẻ có được ‘Phúc Ấm’ này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lá Hòe kia, nếu có thể thường xuyên vuốt vuốt, nói không chừng sau này còn có một hồi cơ duyên."

Nho sĩ đưa ánh mắt thâm sâu nhìn rồi tiếp: “Trừ việc đó ra, mấy năm gần đây, ta trước sau bảo con ở trấn Nhỏ làm việc thiện kết thiện duyên, bất luận với ai cũng là lấy lễ đối đãi, lấy chân thành kết giao, về sau con sẽ từ từ hiểu rõ huyền cơ trong đó, những việc nhỏ trông tầm thường vụn vặt đó như nước chảy đá mòn, lợi ích thu lại sau cùng chưa hẳn đã kém hơn việc ôm một cuốn Phương Huyện Chí."

Thiếu niên phát hiện có một con Hoàng Điểu đứng trên xà nhà bằng đá, bỗng nhiên sôi nổi kêu líu ríu.

Nho sĩ chắp tay sau lưng, ngửa đầu nhìn qua con chim, thần sắc ngưng trọng.

Thiếu niên không nhìn ra điều gì khác thường.

Nho sĩ Tề Tĩnh Xuân đột nhiên nhìn về phía ngõ Nê Bình, lông mày càng nhíu chặt.

Nho sĩ nhẹ nhàng thở ra, nói: “Trùng ngủ đông dưới đất nghe thấy tiếng xuân mà từ từ chui lên. Thân chỉ là khách, ở dưới mí mắt chủ nhân mà lén lén lút lút đi làm trò nham hiểm, có phải vô lễ quá không? Thực cho rằng bằng nửa bát nước là bản thân có thể ở đây muốn làm gì thì làm sao?"

Td lo lắng hỏi: “Tiên sinh?"

Nho sĩ phất phất tay, ý bảo việc này không liên quan thiếu niên, xong liền dẫn y đi tới chỗ tấm biển cuối cùng.

Thiếu niên Triệu Diêu đột nhiên như hệt như trùng ngủ đông nghe tiếng sấm xuân, thoáng cái dừng bước, mắt ngây ngốc nhìn.

Chỉ thấy ở cách đó không xa, một thiếu nữ vận đồ đen, trên đầu mang mũ, trên mặt đeo một tấm lụa mỏng che đi dung nhan. Nàng dáng người cân đối, không có gày gò cũng không quá đẫy đà, hai bên hông, một bên đeo một vỏ kiếm dài trắng như tuyết, bên kia mang một thanh đao vỏ hẹp dài màu lục. Nàng lúc này đang đứng khoanh tay, ngẩng đầu nhìn tấm biển “Khí Trùng Đấu Ngưu."

Nho sĩ thấy buồn cười, khẽ ho lên một tiếng.

Thiếu niên vẫn đứng ngây như phỗng, cơ bản không có nghe được nhắc nhở “Phi lễ chớ nhìn" của tiên sinh.

Nho sĩ hiểu ý cười cười, cũng không lớn tiếng đánh động, chỉ ho khan tránh phá hư phong cảnh rồi nhẹ cất bước đến bên cạnh thiếu niên si ngốc đang nhìn về phía cô gái kia.

Chú giải:

1: Hai câu Triệu Diêu nói là trích từ Thần Đồng Thi, nguyên văn gồm 4 câu dịch xuôi như sau:

Buổi sáng hãy còn là một anh chàng làm ruộng quèn.

Buổi chiều đã trở thành quan trong cung đình nhà vua.

Đại Tướng hay quan tướng vốn không phải tự nhiên mà có.

Đấng nam nhi phải biết tự nỗ lực, không chịu khuất phục.Nói thêm về Thư Pháp Tứ Nghĩa: Vận, Pháp, Ý, Thế - Mình có tra khá nhiều trên google nhưng không thấy có bài nào nói chi tiết, tạm hiểu Vận ở đây là cách đi bút, Pháp là kỹ thuật viết, Ý là cái thần được người viết truyền tải vào trong chữ, Thế (hay Thể) là cách tạo hình tổng thế của bức thư pháp.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247
Tran 2 năm trước
đã có chap mới nhất rồi nha anh em. link đây nha: bit.ly/mga899

Truyện cùng thể loại