Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307
Chương 77
CHIẾC THUYỀN NAN CHÊNH VÊNH GIỮA SÓNG GIÓ…
Trong cuộc đời của mỗi con người, dù là ai và làm gì, đều có những giai đoạn khó khăn phải vượt qua. Có người chịu đựng được hoàn cảnh của mình và cố gắng vượt qua, có những người không thể vượt qua… và hiển nhiên cũng rất nhiều người phó thác cho số mệnh “Chán đến mức không muốn chết nữa." Với tôi giai đoạn đó là cuối năm 1980 khi tác chiến cùng d2 e95.
Chiến trường thời đó…
Sau hơn một năm củng cố lực lượng, rồi được hà hơi tiếp sức từ nhiều thế lực khác nhau. Pốt quay lại trong nội địa đánh phá ta bằng những lực lượng nhỏ và phân tán.
Ra khỏi đường vành khăn của đơn vị, nếu thiếu cảnh giác, bất cẩn là vướng phải mìn… thương vong. Ra khỏi đơn vị có khi chưa đầy 100 m bị địch chặn đánh… thương vong. Buổi sáng ra đi … thương vong. Buổi chiều đi về… thương vong. Một không khí ảm đạm, tạo ra nhiều chấn động về mặt tâm lí. Nhìn thấy hàng rào đơn vị mà phát ngán khi vượt qua nó.
Những ngày tháng trèo đèo lội suối, ăn uống thiếu thốn, mưa rừng thác lũ, sức khỏe anh em giảm sút. Những gương mặt xanh xao vàng vọt do sốt rét hành hạ dài ngày. Những đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Một số anh em bị chứng bệnh đau lưng vẫn phải công tác bình thường. Nhập viện trung đoàn… chích Novocain vào chỗ đau… uống những viên cao gan to bằng ngón tay cái màu nâu… nằm một tuần… về đơn vị. Khi nặng quá không thể đi nổi, chân sưng đỏ vù lên, chuyển về Viện 21 tiền phương Quân khu mới biết là chứng thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống… Những Dectancyl, Doca nước đục, B Complex, Synecvit… chích vào mông đến nỗi không còn chỗ nào trống để chích.
Địch đánh du kích chỉ cần dùng AK là đủ, súng B cất vào kho để bảo quản. Các vị trí hỏa lực bắn sợ bị lộ. Từ trên đỉnh chùa Preah Vihear nhìn về hướng tây, C2 d1 bị tập kích liên tục… nhìn thấy những thằng áo đen chạy như vịt sau khi tập kích xong… điện xin hỏa lực trên chùa chi viện…" Cấp tập một quả... khi địch đã lủi vào rừng rậm.
Những lần sử dụng cối 120, 81 quá mức cho phép hoặc chưa được phép… d trưởng không dám về gặp cấp trên… d trưởng phải báo sốt thôi… tạo cớ cử d phó có máu mặt đi thay để đủ bản lĩnh nghe bài ca “cạo gió."
Quan hệ với Thái Lan… chiếc ghế Campuchia tại LHQ vẫn do Pốt ngồi…
Hàng chục căn cứ của Pốt dọc biên giới Thái trong phạm vi của sư đoàn đảm nhiệm.
Địch ngay trước mặt bên kia biên giới không được đánh, phải chờ nó “vượt biên" mới đánh. Nhiều lúc tức nước vỡ bờ, nhìn thấy anh em thương vong, nóng mặt… d trưởng dẫn trinh sát mò qua đánh chúng bên kia biên giới hơn cây số, chỉ báo chừng 100 m để được trên chấp thuận… chỉ vì ngại Thái Lan rêu rao tố cáo Việt Nam xâm lấn… nhất là tại diễn đàn “cái chợ Liên Hiệp Quốc" (lời của Thiếu tướng Nguyễn Huy Chương, Phó Chính ủy QK5 nói chuyện với anh em e95 tại khu vực vườn xoài d1).
Đợt quân tân binh 1980 bổ sung vào đơn vị… tình hình thực tế bên nước.
+ Tình trạng “ngăn sông cấm chợ"… làm được nông sản phải bán cho thương nghiệp không được bán ra ngoài… nuôi được con heo phải cân cho HTX mua bán của địa phương. Nếu mang ra khỏi xã thì có thuế vụ, quản lí thị trường hỏi thăm…
Và cũng một thời… những ước mơ hoài bão phải gác lại. Không phải vì chiến tranh bom rơi đạn nổ.
+ Những cánh cửa của các trường Đại học đã không còn chỗ cho con em những gia đình có vấn đề về lí lịch. Giấy báo từ trường Đại học được thay thế bằng quyết định của Hội đồng tuyển sinh tỉnh, cơ quan quyết định cuối cùng là “Được đi học - Không được đi học."
(Báo Thanh Niên cuối những năm 1980, có đưa loạt bài về các trường hợp vì lí lịch không được đi học Đại học, trong đó nổi bật những trường hợp của Nguyễn Mạnh Huy (Quy Nhơn - Bình Định) Tống Châu Sinh (Huế). Hai bạn nam ở Quảng Nam và một bạn gái ở Ninh Thuận. Nhờ đó các bạn đã trở lại trường Đại Học khoảng năm 1989 – 1990).
+ Bên này đất K những người con đất Việt không tiếc máu xương nơi chiến trường khốc liệt. Bên kia đất Việt cuộc sống nhộn nhịp hưởng thụ với những cảnh sống phù hoa. Các HTX mới thành lập không đạt hiệu quả, cảnh cha chung không ai khóc trong công việc, đời sống khó khăn (trước khi có khoán 10) đã có những tác động rất lớn đến tinh thần của anh em chiến sĩ là con em nông dân của vùng đất khô cằn đất cày lên sỏi đá…
Rồi thư nhà…
“… Cây chùm ruột anh trồng ngày ra đi nay đã ra hoa. Hoa nở đầy bao quanh các cành cây. Mỗi lần có ai hái lá non về nấu canh, đều nhắc đến tên anh. Họ đâu có hiểu rằng, mỗi lần họ nhắc đến một người con trai còn ở xa biền biệt, là mỗi lần người con gái còn lại, lòng dạ đau như cắt… trong nỗi chờ đợi và nhớ mong. Ngồi vá lưới dưới gốc cây mỗi ngày, em đều cảm nhận được mùi da khét nắng trên thân thể anh, hơi thở mang vị mặn từ biển… nhưng rất ngọt ngào trên làn môi của anh… như vẫn còn đâu đây. Mọi khát khao bị dồn nén, một tình yêu không được thăng hoa và một cuộc đời như không còn hơi thở.
“… Quê mình năm nay mất mùa muối, thất mùa cá. Mỗi công mười điểm chỉ được hơn kí lúa. Cả mấy tháng qua gia đình anh phải ăn cơm trộn với trái còi. Cách đây một tháng hai bác đã đi vào Long Khánh để tìm kế sinh nhai. HTX đến niêm phong nhà vì ra đi không có phép của chính quyền.
Đêm gia đình anh ra đi… Em chỉ gánh phụ một gánh muối qua chợ Cát Minh - Phù Cát bán, để lấy tiền xe vào Quy Nhơn. Khi qua cầu Đức Phổ, mẹ anh quay lại nhìn lại ngôi nhà, nước mắt chảy ròng ròng. Chỉ sợ ngày anh về không còn ai ở đây. Đất nước thanh bình sau bao năm chiến tranh, giờ phải bỏ quê ra đi một lần nữa, không vì bom đạn mà vì miếng cơm manh áo. Có một ông cán bộ về thăm nhà anh, anh Dương bị thương mới phục viên đến gặp ông để trình bày. Sau đó một thời gian, khi đi làm về em thấy anh Dương đang quét sân trước nhà anh. Em nghe anh Dương nói ông cán bộ bữa trước đã can thiệp với chính quyền địa phương mở niêm phong nhà."
Chiến trường… những trận đánh… những chuyến đi dọc biên. Thấy cuộc đời lính sao quá gian nan không thấy gì là hi vọng dù là nhỏ nhoi đơn sơ. Ngày mai, ngày kia hay tuần sau có thể ngã xuống giữa chiến trường khắc nghiệt và tàn khốc này. Nhắm mắt ra đi khi còn cha mẹ đã già, hai em gái chưa đến tuổi lao động… đang kiếm sống ở một nơi xa xôi.
Cũng có thể… sẽ để lại một phần thân thể ở một nơi nào đó, dọc theo dãy Dangrek từ giáp Congpong Thom vòng qua đến giáp Seamreap. Cuộc sống sau này khi thân thể không còn nguyên vẹn…
Người con gái kia… tuổi xuân qua đi từng ngày… chờ đợi trong niềm vô vọng… ngày đi thì có ngày về thì...
Liên tiếp những tiếng nổ, những trận địch tập kích. Những anh em không còn nữa. Giờ phút căng thẳng, một mất một còn với những bóng ma áo đen kia. Thôi tự nhủ lòng mình… không chùn bước nao núng. Những ánh mắt cậy trông của anh em trong giờ phút nguy hiểm nhìn mình. Chỉ cần một chút nao lòng, mất tỉnh táo... máu sẽ đổ một cách vô ích.
Ngần ấy con người… ngần ấy gia đình… ngần ấy nỗi đau... đâu phải chỉ mình ta.
Đâu chỉ một thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi giữa đại dương bao la. Bão gió sẽ qua đi, và sau cơn giông bão thì trời lại sáng.
Trong cuộc đời của mỗi con người, dù là ai và làm gì, đều có những giai đoạn khó khăn phải vượt qua. Có người chịu đựng được hoàn cảnh của mình và cố gắng vượt qua, có những người không thể vượt qua… và hiển nhiên cũng rất nhiều người phó thác cho số mệnh “Chán đến mức không muốn chết nữa." Với tôi giai đoạn đó là cuối năm 1980 khi tác chiến cùng d2 e95.
Chiến trường thời đó…
Sau hơn một năm củng cố lực lượng, rồi được hà hơi tiếp sức từ nhiều thế lực khác nhau. Pốt quay lại trong nội địa đánh phá ta bằng những lực lượng nhỏ và phân tán.
Ra khỏi đường vành khăn của đơn vị, nếu thiếu cảnh giác, bất cẩn là vướng phải mìn… thương vong. Ra khỏi đơn vị có khi chưa đầy 100 m bị địch chặn đánh… thương vong. Buổi sáng ra đi … thương vong. Buổi chiều đi về… thương vong. Một không khí ảm đạm, tạo ra nhiều chấn động về mặt tâm lí. Nhìn thấy hàng rào đơn vị mà phát ngán khi vượt qua nó.
Những ngày tháng trèo đèo lội suối, ăn uống thiếu thốn, mưa rừng thác lũ, sức khỏe anh em giảm sút. Những gương mặt xanh xao vàng vọt do sốt rét hành hạ dài ngày. Những đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Một số anh em bị chứng bệnh đau lưng vẫn phải công tác bình thường. Nhập viện trung đoàn… chích Novocain vào chỗ đau… uống những viên cao gan to bằng ngón tay cái màu nâu… nằm một tuần… về đơn vị. Khi nặng quá không thể đi nổi, chân sưng đỏ vù lên, chuyển về Viện 21 tiền phương Quân khu mới biết là chứng thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống… Những Dectancyl, Doca nước đục, B Complex, Synecvit… chích vào mông đến nỗi không còn chỗ nào trống để chích.
Địch đánh du kích chỉ cần dùng AK là đủ, súng B cất vào kho để bảo quản. Các vị trí hỏa lực bắn sợ bị lộ. Từ trên đỉnh chùa Preah Vihear nhìn về hướng tây, C2 d1 bị tập kích liên tục… nhìn thấy những thằng áo đen chạy như vịt sau khi tập kích xong… điện xin hỏa lực trên chùa chi viện…" Cấp tập một quả... khi địch đã lủi vào rừng rậm.
Những lần sử dụng cối 120, 81 quá mức cho phép hoặc chưa được phép… d trưởng không dám về gặp cấp trên… d trưởng phải báo sốt thôi… tạo cớ cử d phó có máu mặt đi thay để đủ bản lĩnh nghe bài ca “cạo gió."
Quan hệ với Thái Lan… chiếc ghế Campuchia tại LHQ vẫn do Pốt ngồi…
Hàng chục căn cứ của Pốt dọc biên giới Thái trong phạm vi của sư đoàn đảm nhiệm.
Địch ngay trước mặt bên kia biên giới không được đánh, phải chờ nó “vượt biên" mới đánh. Nhiều lúc tức nước vỡ bờ, nhìn thấy anh em thương vong, nóng mặt… d trưởng dẫn trinh sát mò qua đánh chúng bên kia biên giới hơn cây số, chỉ báo chừng 100 m để được trên chấp thuận… chỉ vì ngại Thái Lan rêu rao tố cáo Việt Nam xâm lấn… nhất là tại diễn đàn “cái chợ Liên Hiệp Quốc" (lời của Thiếu tướng Nguyễn Huy Chương, Phó Chính ủy QK5 nói chuyện với anh em e95 tại khu vực vườn xoài d1).
Đợt quân tân binh 1980 bổ sung vào đơn vị… tình hình thực tế bên nước.
+ Tình trạng “ngăn sông cấm chợ"… làm được nông sản phải bán cho thương nghiệp không được bán ra ngoài… nuôi được con heo phải cân cho HTX mua bán của địa phương. Nếu mang ra khỏi xã thì có thuế vụ, quản lí thị trường hỏi thăm…
Và cũng một thời… những ước mơ hoài bão phải gác lại. Không phải vì chiến tranh bom rơi đạn nổ.
+ Những cánh cửa của các trường Đại học đã không còn chỗ cho con em những gia đình có vấn đề về lí lịch. Giấy báo từ trường Đại học được thay thế bằng quyết định của Hội đồng tuyển sinh tỉnh, cơ quan quyết định cuối cùng là “Được đi học - Không được đi học."
(Báo Thanh Niên cuối những năm 1980, có đưa loạt bài về các trường hợp vì lí lịch không được đi học Đại học, trong đó nổi bật những trường hợp của Nguyễn Mạnh Huy (Quy Nhơn - Bình Định) Tống Châu Sinh (Huế). Hai bạn nam ở Quảng Nam và một bạn gái ở Ninh Thuận. Nhờ đó các bạn đã trở lại trường Đại Học khoảng năm 1989 – 1990).
+ Bên này đất K những người con đất Việt không tiếc máu xương nơi chiến trường khốc liệt. Bên kia đất Việt cuộc sống nhộn nhịp hưởng thụ với những cảnh sống phù hoa. Các HTX mới thành lập không đạt hiệu quả, cảnh cha chung không ai khóc trong công việc, đời sống khó khăn (trước khi có khoán 10) đã có những tác động rất lớn đến tinh thần của anh em chiến sĩ là con em nông dân của vùng đất khô cằn đất cày lên sỏi đá…
Rồi thư nhà…
“… Cây chùm ruột anh trồng ngày ra đi nay đã ra hoa. Hoa nở đầy bao quanh các cành cây. Mỗi lần có ai hái lá non về nấu canh, đều nhắc đến tên anh. Họ đâu có hiểu rằng, mỗi lần họ nhắc đến một người con trai còn ở xa biền biệt, là mỗi lần người con gái còn lại, lòng dạ đau như cắt… trong nỗi chờ đợi và nhớ mong. Ngồi vá lưới dưới gốc cây mỗi ngày, em đều cảm nhận được mùi da khét nắng trên thân thể anh, hơi thở mang vị mặn từ biển… nhưng rất ngọt ngào trên làn môi của anh… như vẫn còn đâu đây. Mọi khát khao bị dồn nén, một tình yêu không được thăng hoa và một cuộc đời như không còn hơi thở.
“… Quê mình năm nay mất mùa muối, thất mùa cá. Mỗi công mười điểm chỉ được hơn kí lúa. Cả mấy tháng qua gia đình anh phải ăn cơm trộn với trái còi. Cách đây một tháng hai bác đã đi vào Long Khánh để tìm kế sinh nhai. HTX đến niêm phong nhà vì ra đi không có phép của chính quyền.
Đêm gia đình anh ra đi… Em chỉ gánh phụ một gánh muối qua chợ Cát Minh - Phù Cát bán, để lấy tiền xe vào Quy Nhơn. Khi qua cầu Đức Phổ, mẹ anh quay lại nhìn lại ngôi nhà, nước mắt chảy ròng ròng. Chỉ sợ ngày anh về không còn ai ở đây. Đất nước thanh bình sau bao năm chiến tranh, giờ phải bỏ quê ra đi một lần nữa, không vì bom đạn mà vì miếng cơm manh áo. Có một ông cán bộ về thăm nhà anh, anh Dương bị thương mới phục viên đến gặp ông để trình bày. Sau đó một thời gian, khi đi làm về em thấy anh Dương đang quét sân trước nhà anh. Em nghe anh Dương nói ông cán bộ bữa trước đã can thiệp với chính quyền địa phương mở niêm phong nhà."
Chiến trường… những trận đánh… những chuyến đi dọc biên. Thấy cuộc đời lính sao quá gian nan không thấy gì là hi vọng dù là nhỏ nhoi đơn sơ. Ngày mai, ngày kia hay tuần sau có thể ngã xuống giữa chiến trường khắc nghiệt và tàn khốc này. Nhắm mắt ra đi khi còn cha mẹ đã già, hai em gái chưa đến tuổi lao động… đang kiếm sống ở một nơi xa xôi.
Cũng có thể… sẽ để lại một phần thân thể ở một nơi nào đó, dọc theo dãy Dangrek từ giáp Congpong Thom vòng qua đến giáp Seamreap. Cuộc sống sau này khi thân thể không còn nguyên vẹn…
Người con gái kia… tuổi xuân qua đi từng ngày… chờ đợi trong niềm vô vọng… ngày đi thì có ngày về thì...
Liên tiếp những tiếng nổ, những trận địch tập kích. Những anh em không còn nữa. Giờ phút căng thẳng, một mất một còn với những bóng ma áo đen kia. Thôi tự nhủ lòng mình… không chùn bước nao núng. Những ánh mắt cậy trông của anh em trong giờ phút nguy hiểm nhìn mình. Chỉ cần một chút nao lòng, mất tỉnh táo... máu sẽ đổ một cách vô ích.
Ngần ấy con người… ngần ấy gia đình… ngần ấy nỗi đau... đâu phải chỉ mình ta.
Đâu chỉ một thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi giữa đại dương bao la. Bão gió sẽ qua đi, và sau cơn giông bão thì trời lại sáng.
Tác giả :
Võ Văn Hà