Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307
Chương 11
ĐẮC ĐOA ĐẤT LẠ MỘT MÙA CAU...
Ngày thứ hai ở Đắc Đoa quả là bận rộn, chúng tôi phải dậy sớm và chuẩn bị cho buổi thực hành ngày hôm nay, khu vực cũng gần quanh nông trường, không dám đi xa, vì thật ra khi đó tình hình an ninh cũng chưa phải là an toàn lắm, lực lượng FULRO vẫn còn hoạt động lén lút.
Giờ cơm sáng, chúng tôi ra nhà ăn của nông trường, những bộ cánh mới nhất của chúng tôi ít nhiều cũng trang điểm một phần nào cho không khí của nông trường, không biết vô tình hay cố ý, khi tôi nhúng bát vào nồi nước sôi thì cũng là lúc em vừa đi tới... Đôi má em ửng hồng, pha lẫn một chút gì e thẹn… Vì sao? Xin đừng hỏi làm khó nhau…
Băng qua những cánh rừng của nông trường, mùi thơm thoang thoảng của hoa rừng làm cho chúng tôi ngất ngây... trời bình yên với quang cảnh đầy thơ mộng, lòng chúng tôi chùn lại khi nhớ những ngày ở bên kia biên giới… Ngày đó dân cư xung quanh còn thưa thớt, họ mới từ thành phố Pleiku chuyển về, cuộc sống chưa được ổn định lắm… qua những cánh rừng, suối khe, đồi trọc, những địa hình mà nay mai chúng tôi phải tiếp cận, tìm cách vượt qua theo yêu cầu của nghề trinh sát… Tất cả đều thấm mệt sau nhiều giờ hành quân, dừng lại trên một ngọn đồi có độ cao là 286, anh Trường ra lệnh dừng chân nghỉ trưa, trà được nấu, lương khô bóc ra, bữa trưa chỉ có vậy… giấc ngủ trên cánh võng đến rất nhanh.
Chúng tôi vòng ra đường 19 qua những xóm nhỏ, tiếng trẻ con í ới, những bước chân chạy theo bộ đội, những ánh mắt buồn của các em, trong buổi chiều tà cao nguyên, nhìn chúng tôi hành quân qua làng… hình ảnh nơi quê nhà với những buổi chiều nấu cơm cay mùi khói đước lại hiện về... Đến cổng nông trường cùng lúc với giờ nghỉ, các bộ phận lục đục kéo nhau về, chúng tôi đi cùng với một nhóm chị em làm cỏ mía… cũng nhìn nhau, cũng vui cười, cũng những câu trêu đùa hết sức vô tư… đến lối rẽ vào nông trường bộ, cũng hẹn nhau (hẹn lèo ấy mà), cũng có những cuộc chia tay, chia chân với nhau…
Cảnh nông trường bộ buổi chiều cũng khá là bận rộn, vui vẻ, tấp nập với nhiều âm thanh, sinh hoạt khác nhau. Chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi và tắm rửa…c ơm chiều chúng tôi ăn riêng do nhà bếp mang về phòng (do trễ thời gian).
Trong giờ nhận xét công tác trong ngày, anh Trường cũng thông báo lịch trình ngày mai, chúng tôi về Hà Tam cách nông trường không xa lắm, đi xe của nông trường.
Sau phần họp của nông trường, chúng tôi cũng lòng vòng qua các phòng của chị em, tán chuyện gẫu cho đỡ buồn… chúng tôi ghé phòng ban 5 (nhà bếp) để cảm ơn họ đã lo bữa cơm chiều quá tươm tất (anh Trường dặn như vậy), cũng trà của nông trường và lương khô của bộ đội tạo thành mối dây liên hệ bền chặt…
Thật ra tôi cũng không muốn viết ra phần sau này, vì thuộc “phạm trù tư hữu," nhưng dù sao cũng là dấu ấn của tôi, và cũng có thể như một số anh em khác, cùng nhau ta thông cảm cho cuộc đời của nhau, cho suy nghĩ của người lính, cho những yếu đuối rất dễ thương, người lính chúng ta đã một thời sống như thế, đã từng sống hết mình với đồng đội, sống rất là người dù chỉ là thoảng qua, như một cơn gió, dù sao hãy tôn trọng nó, và nó cũng là điều thiêng liêng mà trong hoàn cảnh như vậy, chính là sức bật để sống và chiến đấu.
…
Đang ngồi chơi trước sân của ban 5 thì các chị em ban Quân y cũng đến, vì hai phòng gần nhau, em cũng đến… may sao ban 5 có một cây đàn ghi ta, của một anh bộ đội thông tin về đây thực tập, lúc lên đường vì vội quá không mang theo, nên gửi lại nông trường. Trong nhóm tôi, có anh Nhân (nay công tác ở Bảo tàng Tam Kì Quảng Nam) đàn rất là giỏi và hát cũng rất hay, thế là cuộc vui văn nghệ bỏ túi khai mạc… chị em Hải Hưng thì nhạc Cách Mạng, và anh em chúng tôi thì dòng nhạc xanh thời đó, có kèm thêm nhạc Trịnh… Đang vui trời bỗng đổ mưa ào ào, theo phản xạ tôi chạy về phòng, nhưng do sân của nông trường quá rộng, nên không thể về phòng kịp, ba anh em phải ghé vào lán để xe của nông trường… Bỗng từ xa, qua ánh chớp, tôi thấy em đang đội dù đi về hướng phòng của chúng tôi, sợ em bị ướt, tôi gọi và em ghé vào nhà xe, có ý cho chúng tôi mượn dù (dù nào mà che đủ ba ông bộ đội…) Hai đồng chí kia thấy cảnh này, thì không nói cũng hiểu ý, vọt gấp về phòng, bỏ lại đồng đội và người bạn của đồng đội mới quen đêm qua... Và giờ đây dưới mái nhà để xe, chỉ còn lại đồng chí tôi… em… và cây dù.
Dưới mái hiên nhỏ, mưa thì to, em đưa cây dù lên và “chúng ta" né nhau, đồng thời chen nhau tránh những giọt mưa vô tình. Đối mặt nhau lần thứ hai ở một nơi vắng vẻ, cũng tạo cho tôi một cảm giác lâng lâng (xin mọi người tha thứ). Hình như mưa cũng “tâm lí" hiểu khá rõ lòng người, nên mỗi lúc mưa càng nặng hạt. Liệu cây dù bé bỏng kia có che nổi hai trái tim đang phập phồng… hồi hộp?
Em thu người lại, để tránh những hạt mưa hắt vào… tôi thì sao cũng được, miễn là đừng ướt áo em... Và thật tình, tôi cũng thấy những hạt mưa này quá dễ thương, có tác dụng rõ rệt… Con người tôi mắt môi, hơi thở như hòa làm một, bờ môi tôi khao khát... (lại xin lượng thứ lần nữa). Trong ánh chớp, tôi thấy em tránh cái nhìn cháy bỏng mang hình quả tim của tôi, một người lính, à xin lỗi, một thanh niên mười chín tuổi đang hừng hực sức sống của tuổi trẻ… Bốn bàn tay xen kẽ nhau nắm vào cán dù. Cơn mưa bị gió hất tung. Tay em run khe khẽ. Tôi khẽ chạm vào tay em, em có phần bối rối, nhìn xuống đất, dù biết rằng tay của hắn đã chạm tay của mình… và theo phản xạ tự nhiên, em rút tay lại.
Mưa! Tôi đã có mưa. Những hạt mưa khiến bàn tay bé nhỏ của em, với những ngón tay hồng hồng và thon thả mà tôi đã nắm hôm qua xếp đều lên nhau như một thỏi son. Bàn tay em cố tìm một nơi nào đó trên cán dù để cầm…, nhưng chắc chắn rằng trên cán dù ấy, nơi nào cũng có tay anh rồi em ơi... Những thỏi son hồng hồng ấm áp ấy, giờ đây vùng vẫy yếu ớt rồi ngoan ngoãn nằm gọn trong tay tôi. Hai vòng tay khép lại trên lưng của nhau… và tạo hóa đã không sai lầm chút nào, khi những gì có trên gương mặt của hai người gặp nhau… Tôi cũng chẳng nhớ lúc ấy còn mưa hay không, vì khi hai vòng tay không khép lại nữa thì trời đã dứt mưa từ lúc nào không biết.
Lại sánh bước bên nhau về phòng của tôi, các anh em đang còn ngồi ở bàn, uống nước trà và tán gẫu những chuyện bên kia biên giới.
Những hạt mưa sót lại không đủ làm ướt áo ai, nhưng là cái cớ hữu hiệu để tôi và em nép mình vào nhau.
Tôi lại đưa ngược em trở về…
Hôm sau, tôi lên đường về Hà Tam, khi đi ngang qua bệnh xá thấy em đang giặt quần áo cho bệnh nhân, chỉ kịp giơ tay vẫy chào, vẫn thấy đôi má em ửng hồng và đôi mắt em long lanh ngấn nước…
Ra đi từ ngày ấy, và mãi bảy năm sau tôi mới trở lại…
Tất cả đều đã đổi thay, đến nỗi không còn nhận ra chỗ nào, không thể tìm lại những dấu ấn của ngày xưa.
“Mỗi lần mưa, anh đều cảm ơn mưa, vì mưa đã cho anh và em khoảnh khắc tuyệt vời… dấu ấn của mưa là dấu ấn của kỉ niệm… chỉ có chiến tranh và thời gian đã lấy đi tất cả, và đây chính là những hi sinh cũng rất là người, mà thế hệ anh và em cũng như bao người khác phải chấp nhận…
Vẫn mãi nhớ về mảnh đất Đắc Đoa với những hàng cau mùa ra hoa.
Giờ đây nơi phương trời nào, em còn nhớ đến… mưa không?"
Ngày thứ hai ở Đắc Đoa quả là bận rộn, chúng tôi phải dậy sớm và chuẩn bị cho buổi thực hành ngày hôm nay, khu vực cũng gần quanh nông trường, không dám đi xa, vì thật ra khi đó tình hình an ninh cũng chưa phải là an toàn lắm, lực lượng FULRO vẫn còn hoạt động lén lút.
Giờ cơm sáng, chúng tôi ra nhà ăn của nông trường, những bộ cánh mới nhất của chúng tôi ít nhiều cũng trang điểm một phần nào cho không khí của nông trường, không biết vô tình hay cố ý, khi tôi nhúng bát vào nồi nước sôi thì cũng là lúc em vừa đi tới... Đôi má em ửng hồng, pha lẫn một chút gì e thẹn… Vì sao? Xin đừng hỏi làm khó nhau…
Băng qua những cánh rừng của nông trường, mùi thơm thoang thoảng của hoa rừng làm cho chúng tôi ngất ngây... trời bình yên với quang cảnh đầy thơ mộng, lòng chúng tôi chùn lại khi nhớ những ngày ở bên kia biên giới… Ngày đó dân cư xung quanh còn thưa thớt, họ mới từ thành phố Pleiku chuyển về, cuộc sống chưa được ổn định lắm… qua những cánh rừng, suối khe, đồi trọc, những địa hình mà nay mai chúng tôi phải tiếp cận, tìm cách vượt qua theo yêu cầu của nghề trinh sát… Tất cả đều thấm mệt sau nhiều giờ hành quân, dừng lại trên một ngọn đồi có độ cao là 286, anh Trường ra lệnh dừng chân nghỉ trưa, trà được nấu, lương khô bóc ra, bữa trưa chỉ có vậy… giấc ngủ trên cánh võng đến rất nhanh.
Chúng tôi vòng ra đường 19 qua những xóm nhỏ, tiếng trẻ con í ới, những bước chân chạy theo bộ đội, những ánh mắt buồn của các em, trong buổi chiều tà cao nguyên, nhìn chúng tôi hành quân qua làng… hình ảnh nơi quê nhà với những buổi chiều nấu cơm cay mùi khói đước lại hiện về... Đến cổng nông trường cùng lúc với giờ nghỉ, các bộ phận lục đục kéo nhau về, chúng tôi đi cùng với một nhóm chị em làm cỏ mía… cũng nhìn nhau, cũng vui cười, cũng những câu trêu đùa hết sức vô tư… đến lối rẽ vào nông trường bộ, cũng hẹn nhau (hẹn lèo ấy mà), cũng có những cuộc chia tay, chia chân với nhau…
Cảnh nông trường bộ buổi chiều cũng khá là bận rộn, vui vẻ, tấp nập với nhiều âm thanh, sinh hoạt khác nhau. Chúng tôi tranh thủ nghỉ ngơi và tắm rửa…c ơm chiều chúng tôi ăn riêng do nhà bếp mang về phòng (do trễ thời gian).
Trong giờ nhận xét công tác trong ngày, anh Trường cũng thông báo lịch trình ngày mai, chúng tôi về Hà Tam cách nông trường không xa lắm, đi xe của nông trường.
Sau phần họp của nông trường, chúng tôi cũng lòng vòng qua các phòng của chị em, tán chuyện gẫu cho đỡ buồn… chúng tôi ghé phòng ban 5 (nhà bếp) để cảm ơn họ đã lo bữa cơm chiều quá tươm tất (anh Trường dặn như vậy), cũng trà của nông trường và lương khô của bộ đội tạo thành mối dây liên hệ bền chặt…
Thật ra tôi cũng không muốn viết ra phần sau này, vì thuộc “phạm trù tư hữu," nhưng dù sao cũng là dấu ấn của tôi, và cũng có thể như một số anh em khác, cùng nhau ta thông cảm cho cuộc đời của nhau, cho suy nghĩ của người lính, cho những yếu đuối rất dễ thương, người lính chúng ta đã một thời sống như thế, đã từng sống hết mình với đồng đội, sống rất là người dù chỉ là thoảng qua, như một cơn gió, dù sao hãy tôn trọng nó, và nó cũng là điều thiêng liêng mà trong hoàn cảnh như vậy, chính là sức bật để sống và chiến đấu.
…
Đang ngồi chơi trước sân của ban 5 thì các chị em ban Quân y cũng đến, vì hai phòng gần nhau, em cũng đến… may sao ban 5 có một cây đàn ghi ta, của một anh bộ đội thông tin về đây thực tập, lúc lên đường vì vội quá không mang theo, nên gửi lại nông trường. Trong nhóm tôi, có anh Nhân (nay công tác ở Bảo tàng Tam Kì Quảng Nam) đàn rất là giỏi và hát cũng rất hay, thế là cuộc vui văn nghệ bỏ túi khai mạc… chị em Hải Hưng thì nhạc Cách Mạng, và anh em chúng tôi thì dòng nhạc xanh thời đó, có kèm thêm nhạc Trịnh… Đang vui trời bỗng đổ mưa ào ào, theo phản xạ tôi chạy về phòng, nhưng do sân của nông trường quá rộng, nên không thể về phòng kịp, ba anh em phải ghé vào lán để xe của nông trường… Bỗng từ xa, qua ánh chớp, tôi thấy em đang đội dù đi về hướng phòng của chúng tôi, sợ em bị ướt, tôi gọi và em ghé vào nhà xe, có ý cho chúng tôi mượn dù (dù nào mà che đủ ba ông bộ đội…) Hai đồng chí kia thấy cảnh này, thì không nói cũng hiểu ý, vọt gấp về phòng, bỏ lại đồng đội và người bạn của đồng đội mới quen đêm qua... Và giờ đây dưới mái nhà để xe, chỉ còn lại đồng chí tôi… em… và cây dù.
Dưới mái hiên nhỏ, mưa thì to, em đưa cây dù lên và “chúng ta" né nhau, đồng thời chen nhau tránh những giọt mưa vô tình. Đối mặt nhau lần thứ hai ở một nơi vắng vẻ, cũng tạo cho tôi một cảm giác lâng lâng (xin mọi người tha thứ). Hình như mưa cũng “tâm lí" hiểu khá rõ lòng người, nên mỗi lúc mưa càng nặng hạt. Liệu cây dù bé bỏng kia có che nổi hai trái tim đang phập phồng… hồi hộp?
Em thu người lại, để tránh những hạt mưa hắt vào… tôi thì sao cũng được, miễn là đừng ướt áo em... Và thật tình, tôi cũng thấy những hạt mưa này quá dễ thương, có tác dụng rõ rệt… Con người tôi mắt môi, hơi thở như hòa làm một, bờ môi tôi khao khát... (lại xin lượng thứ lần nữa). Trong ánh chớp, tôi thấy em tránh cái nhìn cháy bỏng mang hình quả tim của tôi, một người lính, à xin lỗi, một thanh niên mười chín tuổi đang hừng hực sức sống của tuổi trẻ… Bốn bàn tay xen kẽ nhau nắm vào cán dù. Cơn mưa bị gió hất tung. Tay em run khe khẽ. Tôi khẽ chạm vào tay em, em có phần bối rối, nhìn xuống đất, dù biết rằng tay của hắn đã chạm tay của mình… và theo phản xạ tự nhiên, em rút tay lại.
Mưa! Tôi đã có mưa. Những hạt mưa khiến bàn tay bé nhỏ của em, với những ngón tay hồng hồng và thon thả mà tôi đã nắm hôm qua xếp đều lên nhau như một thỏi son. Bàn tay em cố tìm một nơi nào đó trên cán dù để cầm…, nhưng chắc chắn rằng trên cán dù ấy, nơi nào cũng có tay anh rồi em ơi... Những thỏi son hồng hồng ấm áp ấy, giờ đây vùng vẫy yếu ớt rồi ngoan ngoãn nằm gọn trong tay tôi. Hai vòng tay khép lại trên lưng của nhau… và tạo hóa đã không sai lầm chút nào, khi những gì có trên gương mặt của hai người gặp nhau… Tôi cũng chẳng nhớ lúc ấy còn mưa hay không, vì khi hai vòng tay không khép lại nữa thì trời đã dứt mưa từ lúc nào không biết.
Lại sánh bước bên nhau về phòng của tôi, các anh em đang còn ngồi ở bàn, uống nước trà và tán gẫu những chuyện bên kia biên giới.
Những hạt mưa sót lại không đủ làm ướt áo ai, nhưng là cái cớ hữu hiệu để tôi và em nép mình vào nhau.
Tôi lại đưa ngược em trở về…
Hôm sau, tôi lên đường về Hà Tam, khi đi ngang qua bệnh xá thấy em đang giặt quần áo cho bệnh nhân, chỉ kịp giơ tay vẫy chào, vẫn thấy đôi má em ửng hồng và đôi mắt em long lanh ngấn nước…
Ra đi từ ngày ấy, và mãi bảy năm sau tôi mới trở lại…
Tất cả đều đã đổi thay, đến nỗi không còn nhận ra chỗ nào, không thể tìm lại những dấu ấn của ngày xưa.
“Mỗi lần mưa, anh đều cảm ơn mưa, vì mưa đã cho anh và em khoảnh khắc tuyệt vời… dấu ấn của mưa là dấu ấn của kỉ niệm… chỉ có chiến tranh và thời gian đã lấy đi tất cả, và đây chính là những hi sinh cũng rất là người, mà thế hệ anh và em cũng như bao người khác phải chấp nhận…
Vẫn mãi nhớ về mảnh đất Đắc Đoa với những hàng cau mùa ra hoa.
Giờ đây nơi phương trời nào, em còn nhớ đến… mưa không?"
Tác giả :
Võ Văn Hà