Khuynh Tẫn Thiên Hạ
Chương 23
Chủ khách chan hòa đối ẩm, không câu nệ thứ bậc, Cổ Mục Kỳ uống rượu say đến túy lúy, quay sang các đồng đội đồng chí đã từng vào sinh ra tử mà thổ lộ rất thật lòng: “Các huynh đệ, đừng trách lão Cổ ta không nói trước điều này cho các ngươi biết: Phương tiểu hầu gia tuy niên kỷ còn trẻ lại hay đùa bỡn tán dóc, đối với chuyện gì cũng tỏ ra không thèm quan tâm, cứ bình chân như vại, bộ dáng lúc nào cũng có vẻ lười biếng, đại khái qua loa, nhưng nếu các ngươi thấy vậy mà tỏ ra khinh thường hắn thì hãy coi chừng, không hay cho các ngươi đâu! Nếu ở trước mặt hắn các ngươi dương dương tự đắc, ra vẻ ta đây thì hãy xem, Ngụy thái giám kia là tấm gương tày liếp của các ngươi đó. Một người không thể xem thường như vậy, vậy mà chúng ta lúc trước dám ngang nhiên vũ nhục, đem hắn ra làm trò tiêu khiển chế nhạo, chỉ cần nhớ tới việc đó, lão Cổ ta cứ không rét mà run lẩy bẩy!"
Mỗi lần hồi tưởng lại lúc Phương Quân Càn nổi cơn thịnh nộ, Cổ Mục Kỳ vẫn còn rùng mình ớn lạnh, ông khẽ chép miệng: “Con người thâm trầm sâu sắc mà chẳng cần tỏ lộ, tài nghệ cao cường xuất chúng mà không thèm khoe mẽ, nhưng đôi mày kiếm chỉ cần nhướng lên cũng tỏ ra khí chất hơn người, đúng là chân nhân bất lộ tướng. Ta thấy, Phương tiểu hầu gia của chúng ta tương lai nhất định sẽ trở thành rồng phượng tung hoành giữa trời xanh!"
Trong lúc đó, ở Đại Tướng Quốc tự.
Một lão hòa thượng, một thiếu niên đang ngồi đối diện nhau ở hậu viện, ung dung chơi cờ.
Liễu Trần đại sư chắp hai bàn tay lại, khẽ cúi đầu: “Kỳ nghệ của Tiếu công tử quả thật xuất thần nhập hóa, cao siêu tuyệt trần, lão nạp cam bái hạ phong. (1)"
“Đa tạ đại sư đã nhường bước!" – Khuôn mặt Tiếu Khuynh Vũ thản nhiên đến xót lòng, không vui mừng cũng chẳng bi ai, không giận dữ cũng không u uất, lúc nào cũng tỏ ra bình thản như không, lạnh lùng lãnh đạm. Đó là biểu hiện vẫn thường thấy ở những bậc cao nhân đã kinh qua không ít tang thương mất mát, trầm luân lặn ngụp trong bể phàm trần. Nhưng mà, nơi người thiếu niên chỉ mới mười bảy tuổi kia, cũng toát ra một biểu hiện giống như vậy.
Liễu Trần đại sư không khỏi cảm thấy kinh ngạc: Tiếu Khuynh Vũ thân là Hữu thừa tướng của Đại Khánh, địa vị chí tôn chí quý, tài năng cùng đức độ trác tuyệt danh chấn thiên hạ, lại thêm đa mưu cơ trí, ngày đêm bày mưu tính kế, tận tâm tận lực vì quốc gia, đóng góp rất nhiều công trạng cho đất nước. Một kẻ tuyệt đỉnh thông minh như vậy theo lý mà nói, lẽ ra phải sống một đời phong lưu khoái hoạt giữa chốn nhân gian mới phải, hà cớ gì lúc nào trên mặt y luôn phảng phất nỗi tịch liêu cô quạnh, trống trải mênh mông như vậy?
Nhưng cái khiến cho Liễu Trần kinh hãi chính là, ông cảm nhận được sát khí toát ra trên người Tiếu Khuynh Vũ.
Vô Song công tử thanh khiết như ngọc, thông minh bất phàm, kiến thức lại uyên bác phi thường, từ lâu đã thuộc đến tường tận các pho kinh Phật. Vì sao lâu nay chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp mà sát khí trên người vẫn không hề thuyên giảm, ngược lại càng tăng thêm?
Liễu Trần đại sư cảm khái mà than rằng: “Công tử kinh tài tuyệt diễm, ôn nhu trầm tĩnh, có tầm nhìn xa trông rộng, việc gì cũng thông hiểu tường tận. Nhưng phàm việc gì cũng có thể thấu triệt thì ngược lại, cuộc đời khó mà còn khoái hoạt!" Lão hòa thượng trầm ngâm một lúc rồi nở nụ cười độ lượng nhân từ, “Đôi khi, quá mức minh mẫn sáng suốt lại khiến cho con người ta thống khổ. Con người sinh ra trong cõi trần này luôn mang sẵn trong mình sự mê mộng vọng tưởng, làm sao tránh được có lúc hồ đồ, khó lắm!"
Tiếu Khuynh Vũ cười nhẹ, trong nụ cười có chút chua chát, thần sắc lại càng trở nên cô quạnh tịch liêu: “Ý đại sư nói vậy tức là, Khuynh Vũ phải thuận theo định mệnh, phó mặc mình cho trời cao định đoạt ư?"
“Việc này…"
Tiếu Khuynh Vũ bỗng nhiên cười lớn! Giọng cười tựa như khoái trá châm biếm một chuyện gì đó rất khôi hài.
Rồi tràng cười tắt lịm, ánh mắt lại trở nên bình thản, trong suốt như nước chảy, tinh quang sắc sảo lạnh lùng mà rực sáng như muôn nghìn tinh tú lấp lánh: “Tiếu Khuynh Vũ nếu an phận mệnh trời, thì hôm nay làm gì có Vô Song công tử ngồi ở đây!"
Đối với một kẻ từ nhỏ đã chịu cảnh tàn phế hai chân, không thể đi lại, thì ngay cả việc tự bảo vệ mình mà tồn tại giữa đời này đã là một chuyện không đơn giản.
Chính bởi vì, Tiếu Khuynh Vũ đã không cam lòng nhận mệnh.
Một kẻ bị thiên hạ gọi là ‘Tàn phế’ như y, chẳng những có thể quật cường mà sống, không cần đến ai thương hại, mà còn thành danh chốn giang hồ, không những vậy, trong triều đình Đại Khánh lại có địa vị vô cùng cao quý, chỉ dưới một người mà trên muôn vạn kẻ khác. Bao nhiêu anh tài trong thiên hạ đều tìm tới quy phục y, tự nguyện coi mình như khí cụ trong tay y, chỉ đâu đánh đó. Vô số anh hùng bốn phương vì bội phục tài đức của y mà thề trung thành liều mạng. Một kẻ ngoan cường mà sống không cần dựa dẫm vào ai, ngược lại lại trở thành chỗ dựa cho biết bao người. Như vậy, tự bẩm sinh, y đã là người không bao giờ chịu xuôi theo số phận an bài, không bao giờ chấp nhận thất bại, không bao giờ lùi bước trước trắc trở khổ nguy.
Có lẽ, y sẽ phải chịu khổ đau hơn thường nhân gấp nhiều lần.
Vận mệnh của y về sau, có lẽ cũng sẽ thê lương hơn thường nhân gấp nhiều lần.
Những kẻ ngang tàng, vẫy vùng chống lại mệnh số, bất luận là ai cũng sẽ có kết cục thê lương.
Y cũng từng oán trách hoàng thiên, ai cũng bảo chúng sinh bình đẳng, tại sao chỉ duy đối với y lại nỡ vô tình đày đọa.
Chính bởi vì trời cao kia cố tình ngoảnh mặt làm ngơ, mà thế gian này mới xuất hiện một Công tử Vô Song kiệt xuất.
“Đại sư, Tiếu Khuynh Vũ làm sao có thể an phận?!"
Tiếu Khuynh Vũ là một loài chim không có chân.
Một con chim không chân, khi nào còn hơi thở, là còn phải miệt mài bay lượn, lao về phía trước.
Mệt mỏi, ngủ trong mây, chán chường, mơ trong gió.
Con chim đó làm sao có thể dừng lại nghỉ ngơi đây?
Nếu không còn bay được, nó phải ngã chết.
Nhìn thiếu niên thanh cao hoa quý trước mặt, Liễu Trần đại sư không nén nổi xót xa, bất giác nhớ đến câu nói hôm nào của Phương Quân Càn ‘Mệnh ta bởi ta không bởi trời’.
Cả hai đều là những kẻ không tin mệnh trời, không chịu an phận theo sự sắp đặt, đều như nhau…
Tiếu Khuynh Vũ nhẹ nhàng nhón tay xếp lại những quân cờ cho ngay ngắn: “Gần đây thiên hạ xảy ra nhiều chuyện rắc rối, Thiên Tấn cùng Hung Dã ngang ngược hung hãn ngày đêm rắp tâm đe dọa Bát Phương Thành như hổ rình mồi. Có lẽ Tiếu mỗ sắp tới sẽ đi Bát Phương Thành một chuyến, trợ giúp Tiểu hầu gia hộ thành kháng địch."
Vết chu sa giữa đôi mày đỏ thắm, diễm lệ, cao quý bất phàm. Ánh mắt Tiếu Khuynh Vũ nhẹ nhàng chuyển lưu, nhìn khắp chung quanh, nhãn thần như tỏa ra một thứ ánh sáng lấp lánh: “Có lẽ sau này cũng khó có dịp cùng đại sư luận kỳ nghệ phân tranh thắng bại nữa!"
Con người tuyệt đại phong hoa, thanh quý tao nhã ấy thấy Liễu Trần đại sư sửng sốt thì khẽ buông tiếng thở dài. Cổ nhân thường nói, nam tử có diện mạo quá mức tuấn tú mỹ lệ sẽ sống không thọ…
“Bệ hạ có ý phái binh viện trợ cho Phương tiểu hầu gia sao?"
Ngữ khí của Tiếu Khuynh Vũ vẫn tỏ ra ôn nhuận thanh nhã, nhưng trong câu nói có chút cao ngạo mỉa mai: “Dù bệ hạ có đồng ý viện trợ hay không, Tiếu mỗ cũng vẫn đi Bát Phương Thành!"
Đây chính là Vô Song công tử Tiếu Khuynh Vũ cao ngạo nhẫn nại, kiên định bất khuất, tuyệt không bao giờ chịu khuất phục trước sức ép từ bất kỳ kẻ nào.
Lấy thiên hạ làm chuôi, lấy quyền lực làm kiếm, sát ý tung hoành, huyết ý tràn ngập.
Ở bên dưới dung mạo ôn nhuận văn nhã, có vẻ yếu đuối nhu nhược kia là một khí phách bất khuất quật cường đến đáng sợ.
—oOo—
(1): chịu thua tâm phục khẩu phục
Mỗi lần hồi tưởng lại lúc Phương Quân Càn nổi cơn thịnh nộ, Cổ Mục Kỳ vẫn còn rùng mình ớn lạnh, ông khẽ chép miệng: “Con người thâm trầm sâu sắc mà chẳng cần tỏ lộ, tài nghệ cao cường xuất chúng mà không thèm khoe mẽ, nhưng đôi mày kiếm chỉ cần nhướng lên cũng tỏ ra khí chất hơn người, đúng là chân nhân bất lộ tướng. Ta thấy, Phương tiểu hầu gia của chúng ta tương lai nhất định sẽ trở thành rồng phượng tung hoành giữa trời xanh!"
Trong lúc đó, ở Đại Tướng Quốc tự.
Một lão hòa thượng, một thiếu niên đang ngồi đối diện nhau ở hậu viện, ung dung chơi cờ.
Liễu Trần đại sư chắp hai bàn tay lại, khẽ cúi đầu: “Kỳ nghệ của Tiếu công tử quả thật xuất thần nhập hóa, cao siêu tuyệt trần, lão nạp cam bái hạ phong. (1)"
“Đa tạ đại sư đã nhường bước!" – Khuôn mặt Tiếu Khuynh Vũ thản nhiên đến xót lòng, không vui mừng cũng chẳng bi ai, không giận dữ cũng không u uất, lúc nào cũng tỏ ra bình thản như không, lạnh lùng lãnh đạm. Đó là biểu hiện vẫn thường thấy ở những bậc cao nhân đã kinh qua không ít tang thương mất mát, trầm luân lặn ngụp trong bể phàm trần. Nhưng mà, nơi người thiếu niên chỉ mới mười bảy tuổi kia, cũng toát ra một biểu hiện giống như vậy.
Liễu Trần đại sư không khỏi cảm thấy kinh ngạc: Tiếu Khuynh Vũ thân là Hữu thừa tướng của Đại Khánh, địa vị chí tôn chí quý, tài năng cùng đức độ trác tuyệt danh chấn thiên hạ, lại thêm đa mưu cơ trí, ngày đêm bày mưu tính kế, tận tâm tận lực vì quốc gia, đóng góp rất nhiều công trạng cho đất nước. Một kẻ tuyệt đỉnh thông minh như vậy theo lý mà nói, lẽ ra phải sống một đời phong lưu khoái hoạt giữa chốn nhân gian mới phải, hà cớ gì lúc nào trên mặt y luôn phảng phất nỗi tịch liêu cô quạnh, trống trải mênh mông như vậy?
Nhưng cái khiến cho Liễu Trần kinh hãi chính là, ông cảm nhận được sát khí toát ra trên người Tiếu Khuynh Vũ.
Vô Song công tử thanh khiết như ngọc, thông minh bất phàm, kiến thức lại uyên bác phi thường, từ lâu đã thuộc đến tường tận các pho kinh Phật. Vì sao lâu nay chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp mà sát khí trên người vẫn không hề thuyên giảm, ngược lại càng tăng thêm?
Liễu Trần đại sư cảm khái mà than rằng: “Công tử kinh tài tuyệt diễm, ôn nhu trầm tĩnh, có tầm nhìn xa trông rộng, việc gì cũng thông hiểu tường tận. Nhưng phàm việc gì cũng có thể thấu triệt thì ngược lại, cuộc đời khó mà còn khoái hoạt!" Lão hòa thượng trầm ngâm một lúc rồi nở nụ cười độ lượng nhân từ, “Đôi khi, quá mức minh mẫn sáng suốt lại khiến cho con người ta thống khổ. Con người sinh ra trong cõi trần này luôn mang sẵn trong mình sự mê mộng vọng tưởng, làm sao tránh được có lúc hồ đồ, khó lắm!"
Tiếu Khuynh Vũ cười nhẹ, trong nụ cười có chút chua chát, thần sắc lại càng trở nên cô quạnh tịch liêu: “Ý đại sư nói vậy tức là, Khuynh Vũ phải thuận theo định mệnh, phó mặc mình cho trời cao định đoạt ư?"
“Việc này…"
Tiếu Khuynh Vũ bỗng nhiên cười lớn! Giọng cười tựa như khoái trá châm biếm một chuyện gì đó rất khôi hài.
Rồi tràng cười tắt lịm, ánh mắt lại trở nên bình thản, trong suốt như nước chảy, tinh quang sắc sảo lạnh lùng mà rực sáng như muôn nghìn tinh tú lấp lánh: “Tiếu Khuynh Vũ nếu an phận mệnh trời, thì hôm nay làm gì có Vô Song công tử ngồi ở đây!"
Đối với một kẻ từ nhỏ đã chịu cảnh tàn phế hai chân, không thể đi lại, thì ngay cả việc tự bảo vệ mình mà tồn tại giữa đời này đã là một chuyện không đơn giản.
Chính bởi vì, Tiếu Khuynh Vũ đã không cam lòng nhận mệnh.
Một kẻ bị thiên hạ gọi là ‘Tàn phế’ như y, chẳng những có thể quật cường mà sống, không cần đến ai thương hại, mà còn thành danh chốn giang hồ, không những vậy, trong triều đình Đại Khánh lại có địa vị vô cùng cao quý, chỉ dưới một người mà trên muôn vạn kẻ khác. Bao nhiêu anh tài trong thiên hạ đều tìm tới quy phục y, tự nguyện coi mình như khí cụ trong tay y, chỉ đâu đánh đó. Vô số anh hùng bốn phương vì bội phục tài đức của y mà thề trung thành liều mạng. Một kẻ ngoan cường mà sống không cần dựa dẫm vào ai, ngược lại lại trở thành chỗ dựa cho biết bao người. Như vậy, tự bẩm sinh, y đã là người không bao giờ chịu xuôi theo số phận an bài, không bao giờ chấp nhận thất bại, không bao giờ lùi bước trước trắc trở khổ nguy.
Có lẽ, y sẽ phải chịu khổ đau hơn thường nhân gấp nhiều lần.
Vận mệnh của y về sau, có lẽ cũng sẽ thê lương hơn thường nhân gấp nhiều lần.
Những kẻ ngang tàng, vẫy vùng chống lại mệnh số, bất luận là ai cũng sẽ có kết cục thê lương.
Y cũng từng oán trách hoàng thiên, ai cũng bảo chúng sinh bình đẳng, tại sao chỉ duy đối với y lại nỡ vô tình đày đọa.
Chính bởi vì trời cao kia cố tình ngoảnh mặt làm ngơ, mà thế gian này mới xuất hiện một Công tử Vô Song kiệt xuất.
“Đại sư, Tiếu Khuynh Vũ làm sao có thể an phận?!"
Tiếu Khuynh Vũ là một loài chim không có chân.
Một con chim không chân, khi nào còn hơi thở, là còn phải miệt mài bay lượn, lao về phía trước.
Mệt mỏi, ngủ trong mây, chán chường, mơ trong gió.
Con chim đó làm sao có thể dừng lại nghỉ ngơi đây?
Nếu không còn bay được, nó phải ngã chết.
Nhìn thiếu niên thanh cao hoa quý trước mặt, Liễu Trần đại sư không nén nổi xót xa, bất giác nhớ đến câu nói hôm nào của Phương Quân Càn ‘Mệnh ta bởi ta không bởi trời’.
Cả hai đều là những kẻ không tin mệnh trời, không chịu an phận theo sự sắp đặt, đều như nhau…
Tiếu Khuynh Vũ nhẹ nhàng nhón tay xếp lại những quân cờ cho ngay ngắn: “Gần đây thiên hạ xảy ra nhiều chuyện rắc rối, Thiên Tấn cùng Hung Dã ngang ngược hung hãn ngày đêm rắp tâm đe dọa Bát Phương Thành như hổ rình mồi. Có lẽ Tiếu mỗ sắp tới sẽ đi Bát Phương Thành một chuyến, trợ giúp Tiểu hầu gia hộ thành kháng địch."
Vết chu sa giữa đôi mày đỏ thắm, diễm lệ, cao quý bất phàm. Ánh mắt Tiếu Khuynh Vũ nhẹ nhàng chuyển lưu, nhìn khắp chung quanh, nhãn thần như tỏa ra một thứ ánh sáng lấp lánh: “Có lẽ sau này cũng khó có dịp cùng đại sư luận kỳ nghệ phân tranh thắng bại nữa!"
Con người tuyệt đại phong hoa, thanh quý tao nhã ấy thấy Liễu Trần đại sư sửng sốt thì khẽ buông tiếng thở dài. Cổ nhân thường nói, nam tử có diện mạo quá mức tuấn tú mỹ lệ sẽ sống không thọ…
“Bệ hạ có ý phái binh viện trợ cho Phương tiểu hầu gia sao?"
Ngữ khí của Tiếu Khuynh Vũ vẫn tỏ ra ôn nhuận thanh nhã, nhưng trong câu nói có chút cao ngạo mỉa mai: “Dù bệ hạ có đồng ý viện trợ hay không, Tiếu mỗ cũng vẫn đi Bát Phương Thành!"
Đây chính là Vô Song công tử Tiếu Khuynh Vũ cao ngạo nhẫn nại, kiên định bất khuất, tuyệt không bao giờ chịu khuất phục trước sức ép từ bất kỳ kẻ nào.
Lấy thiên hạ làm chuôi, lấy quyền lực làm kiếm, sát ý tung hoành, huyết ý tràn ngập.
Ở bên dưới dung mạo ôn nhuận văn nhã, có vẻ yếu đuối nhu nhược kia là một khí phách bất khuất quật cường đến đáng sợ.
—oOo—
(1): chịu thua tâm phục khẩu phục
Tác giả :
Thương Hải Di Mặc