Khổng Tước Rừng Sâu
Chương 16
Tôi thuê nhà ở gần trường. Xét hình dáng và vật liệu, có lẽ là nhà cổ từ những năm 40. Căn nhà này ở trong một cái ngõ rất sâu, hai tầng, diện tích không lớn. Tầng dưới có một gian biệt lập, bên trong có phòng khách và bếp; tầng trên cũng có một căn phòng, bên ngoài có phòng tắm. Quanh nhà có tường bao cao chừng một mét rưỡi, cái sân nhỏ bên trong tường bao trồng vài loại cây cỏ.
Đặc điểm lớn nhất của căn phòng này, là cầu thang không nằm trong nhà, mà nằm ngoài sân sát cạnh tường bao. Cầu thang làm bằng xi măng, bề mặt không xử lý gì, vẫn giữ vẻ xù xì thô mộc. Qua nhiều năm dầm mưa dãi nắng, trông loang lổ mà cũ kỹ, có chỗ còn lún phún rêu.
Chủ nhà dọn dẹp qua loa căn phòng phía dưới, sau đó tống hết đống đồ linh tinh lên căn phòng ở tầng hai. Vì thế tuy bác ấy cho tôi thuê cả căn nhà, nhưng chỉ tính tiền phòng tầng dưới. Tiền nhà rất rẻ, tôi thấy thật may mắn; khuyết điểm duy nhất là tầng trên trông hơi âm u. Nhưng cũng không sao, tôi tính cho công ty điện ảnh mượn để quay phim kinh dị.
Ba ngày sau khi tôi dọn tới đây, Vỹ Đình rời khỏi Đài Nam, đến Đài Bắc làm việc. Trong một tuần sau khi nàng đi, tôi hoàn toàn không biết phải sống làm sao? Không biết phải ăn gì, không biết phải làm gì, không biết làm thế nào để ngủ được; càng không biết làm thế nào để thôi nhớ tới nàng.
Những giây phút ở bên nhau bỗng chốc trở nên quý giá, tôi bắt đầu hối hận đã không đủ trân trọng những giờ phút bên nhau trước đây. Thời gian rỗi của tôi khá là linh hoạt, thứ tư hay thứ năm đều được; nhưng thời gian rỗi của nàng nhất định phải là ngày nghỉ, mà ngày nghỉ cũng chưa chắc đã rỗi. Lúc vừa mới chia xa, cứ khoảng hai tuần là tôi lại lên Đài Bắc tìm nàng. Chúng tôi sẽ cùng nhau ăn một bữa cơm, đi dạo phố, xem phim, đi loanh quanh. Sau này khoảng cách này dần dần kéo dài ra, biến thành một tháng, thậm chí lâu hơn.
Nếu như mỗi ngày bạn nhìn một cái cây, lại nhìn liên tục một năm liền, có thể sẽ không thấy sự thay đổi của cái cây đó. Nhưng nếu như mỗi mười ngày hay là mỗi một tháng bạn mới nhìn cái cây đó một lần, có thể bạn sẽ phát hiện ra: thân cây thô rồi, cành cây to ra hoặc cong đi, lá nhiều hơn mà màu sắc cũng đậm hơn. Mỗi khi tôi gặp Vỹ Đình, đều có cảm giác này. Thậm chí có lúc, tôi còn cảm thấy cái cây này đã trở nên xa lạ. Có lần tôi tới Đài Bắc tìm nàng, hôm đó trời mưa, định ra ngoài đi loanh quanh lại phải thôi. Chúng tôi ăn ở một quán mỳ Ý, trong quán gần như không bật đèn, chỉ thắp nến trên bàn ăn. Vỹ Đình nhất định sẽ cho rằng rất lãng mạn, nhưng tôi thấy thắp nhiều nến như vậy chỉ làm cho không khí ngột ngạt hơn mà thôi. Trong ánh lửa nhạt nhoà, trông nàng thật xinh đẹp, một vẻ đẹp tôi chưa từng thấy trước đây.
Rời khỏi quán ăn, tôi cầm ô của nàng, cái ô hơi nhỏ, vì thế chúng tôi dựa sát vào nhau. Tôi rất ngạc nhiên vì nàng cơ hồ như đã cao lên, cúi đầu nhìn, mới phát hiện ra nàng đi giày cao gót. Có lẽ là vì nàng đi giày cao gót, nên tôi không còn dễ dàng nắm bắt được tốc độ đi của nàng, đành phải lúc đi chậm lúc đi nhanh, phối hợp với nhịp chân nàng. Hồi trước ở Đài Nam, đừng nói là bước chân, ngay cả nhịp thở của chúng tôi cũng đều giống nhau.
Chúng tôi không có mục tiêu rõ ràng, chỉ là đi loanh quanh ngõ ngách. Nhớ lần đầu tiên ăn cơm với nàng, ăn xong cũng đi lung tung không mục đích như thế này. “Nói thật đi." Tôi nhớ tới lần nói chuyện đó, bèn dừng lại nói: “Chúng ta đi đâu bây giờ?" Liễu Vỹ Đình dừng chân quay đầu nhìn tôi, như cũng nhớ tới ngày hôm đó. “Nói thật nhé." Nàng cười, “Em cũng không biết." Tôi cũng cười, trong một phút ngắn ngủi ấy, chúng tôi cùng nhau quay về quá khứ.
“Chúng ta đi đâu đây?" Vỹ Đình nói, “Em không biết."
“Hử?"
“Chúng ta đi đâu đây?" nàng lại nói, “Em không biết."
Đang muốn hỏi sao nàng lại tự hỏi tự đáp những hai lần liền, nàng lại ngẩn ngơ rơi nước mắt. Tay phải tôi cầm ô giơ cao, tay trái ôm nàng vào lòng, vỗ nhẹ vào vai nàng.
“Anh phải đi rồi." Nàng ngừng khóc, đẩy nhẹ tôi ra, sau đó lấy tay quẹt má, gượng gạo nở một nụ cười.
Lên taxi, vẫy tay với nàng qua cánh cửa xe khép chặt. Xe đi rồi, nàng cũng đi về phía trước, đó là nơi nàng quay về. Chiếc xe đi rồi lại dừng giữa dòng xe tấp nập trong cơn mưa, có lúc thậm chí còn chậm hơn tốc độ đi bộ của nàng. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, có một cảm giác cô đơn không diễn tả thành lời. Sau đó lại nhìn Vỹ Đình.
Nàng không hề nhìn tôi, chỉ bước về phía trước. Còn tôi cùng với nhịp xe lúc nhanh lúc chậm, có lúc nhìn thấy đằng trước, có lúc nhìn thấy lưng nàng. Chiếc xe dừng lại ở một ngã tư, con số trên đèn đỏ là 88, trời bỗng đổ mưa to. Kính xe càng lúc càng nhạt nhoà, bóng dáng Vỹ Đình cũng càng lúc càng xa, cuối cùng nàng đi vào một ngã rẽ. Khi đèn xanh bật lên, bóng dáng nàng đã không còn nữa.
“Bạn gái hả?" Bác tài xế hỏi.
“Ừm." Tôi đáp.
“Sẽ gặp lại nhau ngay thôi." Bác ta nói.
“Cảm ơn." Tôi nhệch miệng cười. Sau đó tôi nhắm chặt mắt, hồi tưởng lại hình bóng nàng còn đọng lại trong đầu. Bóng dáng nàng có chút gì xa lạ, tôi không khỏi cảm thấy hoang mang.
Đặc điểm lớn nhất của căn phòng này, là cầu thang không nằm trong nhà, mà nằm ngoài sân sát cạnh tường bao. Cầu thang làm bằng xi măng, bề mặt không xử lý gì, vẫn giữ vẻ xù xì thô mộc. Qua nhiều năm dầm mưa dãi nắng, trông loang lổ mà cũ kỹ, có chỗ còn lún phún rêu.
Chủ nhà dọn dẹp qua loa căn phòng phía dưới, sau đó tống hết đống đồ linh tinh lên căn phòng ở tầng hai. Vì thế tuy bác ấy cho tôi thuê cả căn nhà, nhưng chỉ tính tiền phòng tầng dưới. Tiền nhà rất rẻ, tôi thấy thật may mắn; khuyết điểm duy nhất là tầng trên trông hơi âm u. Nhưng cũng không sao, tôi tính cho công ty điện ảnh mượn để quay phim kinh dị.
Ba ngày sau khi tôi dọn tới đây, Vỹ Đình rời khỏi Đài Nam, đến Đài Bắc làm việc. Trong một tuần sau khi nàng đi, tôi hoàn toàn không biết phải sống làm sao? Không biết phải ăn gì, không biết phải làm gì, không biết làm thế nào để ngủ được; càng không biết làm thế nào để thôi nhớ tới nàng.
Những giây phút ở bên nhau bỗng chốc trở nên quý giá, tôi bắt đầu hối hận đã không đủ trân trọng những giờ phút bên nhau trước đây. Thời gian rỗi của tôi khá là linh hoạt, thứ tư hay thứ năm đều được; nhưng thời gian rỗi của nàng nhất định phải là ngày nghỉ, mà ngày nghỉ cũng chưa chắc đã rỗi. Lúc vừa mới chia xa, cứ khoảng hai tuần là tôi lại lên Đài Bắc tìm nàng. Chúng tôi sẽ cùng nhau ăn một bữa cơm, đi dạo phố, xem phim, đi loanh quanh. Sau này khoảng cách này dần dần kéo dài ra, biến thành một tháng, thậm chí lâu hơn.
Nếu như mỗi ngày bạn nhìn một cái cây, lại nhìn liên tục một năm liền, có thể sẽ không thấy sự thay đổi của cái cây đó. Nhưng nếu như mỗi mười ngày hay là mỗi một tháng bạn mới nhìn cái cây đó một lần, có thể bạn sẽ phát hiện ra: thân cây thô rồi, cành cây to ra hoặc cong đi, lá nhiều hơn mà màu sắc cũng đậm hơn. Mỗi khi tôi gặp Vỹ Đình, đều có cảm giác này. Thậm chí có lúc, tôi còn cảm thấy cái cây này đã trở nên xa lạ. Có lần tôi tới Đài Bắc tìm nàng, hôm đó trời mưa, định ra ngoài đi loanh quanh lại phải thôi. Chúng tôi ăn ở một quán mỳ Ý, trong quán gần như không bật đèn, chỉ thắp nến trên bàn ăn. Vỹ Đình nhất định sẽ cho rằng rất lãng mạn, nhưng tôi thấy thắp nhiều nến như vậy chỉ làm cho không khí ngột ngạt hơn mà thôi. Trong ánh lửa nhạt nhoà, trông nàng thật xinh đẹp, một vẻ đẹp tôi chưa từng thấy trước đây.
Rời khỏi quán ăn, tôi cầm ô của nàng, cái ô hơi nhỏ, vì thế chúng tôi dựa sát vào nhau. Tôi rất ngạc nhiên vì nàng cơ hồ như đã cao lên, cúi đầu nhìn, mới phát hiện ra nàng đi giày cao gót. Có lẽ là vì nàng đi giày cao gót, nên tôi không còn dễ dàng nắm bắt được tốc độ đi của nàng, đành phải lúc đi chậm lúc đi nhanh, phối hợp với nhịp chân nàng. Hồi trước ở Đài Nam, đừng nói là bước chân, ngay cả nhịp thở của chúng tôi cũng đều giống nhau.
Chúng tôi không có mục tiêu rõ ràng, chỉ là đi loanh quanh ngõ ngách. Nhớ lần đầu tiên ăn cơm với nàng, ăn xong cũng đi lung tung không mục đích như thế này. “Nói thật đi." Tôi nhớ tới lần nói chuyện đó, bèn dừng lại nói: “Chúng ta đi đâu bây giờ?" Liễu Vỹ Đình dừng chân quay đầu nhìn tôi, như cũng nhớ tới ngày hôm đó. “Nói thật nhé." Nàng cười, “Em cũng không biết." Tôi cũng cười, trong một phút ngắn ngủi ấy, chúng tôi cùng nhau quay về quá khứ.
“Chúng ta đi đâu đây?" Vỹ Đình nói, “Em không biết."
“Hử?"
“Chúng ta đi đâu đây?" nàng lại nói, “Em không biết."
Đang muốn hỏi sao nàng lại tự hỏi tự đáp những hai lần liền, nàng lại ngẩn ngơ rơi nước mắt. Tay phải tôi cầm ô giơ cao, tay trái ôm nàng vào lòng, vỗ nhẹ vào vai nàng.
“Anh phải đi rồi." Nàng ngừng khóc, đẩy nhẹ tôi ra, sau đó lấy tay quẹt má, gượng gạo nở một nụ cười.
Lên taxi, vẫy tay với nàng qua cánh cửa xe khép chặt. Xe đi rồi, nàng cũng đi về phía trước, đó là nơi nàng quay về. Chiếc xe đi rồi lại dừng giữa dòng xe tấp nập trong cơn mưa, có lúc thậm chí còn chậm hơn tốc độ đi bộ của nàng. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, có một cảm giác cô đơn không diễn tả thành lời. Sau đó lại nhìn Vỹ Đình.
Nàng không hề nhìn tôi, chỉ bước về phía trước. Còn tôi cùng với nhịp xe lúc nhanh lúc chậm, có lúc nhìn thấy đằng trước, có lúc nhìn thấy lưng nàng. Chiếc xe dừng lại ở một ngã tư, con số trên đèn đỏ là 88, trời bỗng đổ mưa to. Kính xe càng lúc càng nhạt nhoà, bóng dáng Vỹ Đình cũng càng lúc càng xa, cuối cùng nàng đi vào một ngã rẽ. Khi đèn xanh bật lên, bóng dáng nàng đã không còn nữa.
“Bạn gái hả?" Bác tài xế hỏi.
“Ừm." Tôi đáp.
“Sẽ gặp lại nhau ngay thôi." Bác ta nói.
“Cảm ơn." Tôi nhệch miệng cười. Sau đó tôi nhắm chặt mắt, hồi tưởng lại hình bóng nàng còn đọng lại trong đầu. Bóng dáng nàng có chút gì xa lạ, tôi không khỏi cảm thấy hoang mang.
Tác giả :
Thái Trí Hằng