Không Kết Hôn Liệu Có Chết?
Chương 14: Phân cao thấp
Trời đã sáng rồi, chúng ta đều thấy mệt mỏi. Cả một đêm tranh luận không có kết quả, cũng đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi.
Em lại cười, còn anh thì lắc đầu. Đến cả cái bắt tay để tạm biệt cũng trở nên tẻ ngắt, bỗng nhiên trong lòng anh thấy xót xa.
Giống như người đàn ông, kỳ thực yếu ớt; giống như phụ nữ, kỳ thực yếu đuối. Có quá nhiều chuyện nói vẳng bên tai, khiến chúng ta phải cẩn thận không dám hi vọng xa vời quá nhiều.
Giống như tình yêu, ban đầu là sai lầm; giống như lời hứa hẹn, nói xằng quá mức. Có quá nhiều đau thương đi qua trước mắt, khiến chúng ta trưởng thành hơn về lý trí. Có những lúc không biết phải làm thế nào, chỉ biết chúc phúc cho nhau, còn cố chống đỡ lòng tự trọng trong cô đơn.
— “Giống như"
Điện thoại reo lên, Lý Cường chạy lại nghe, là mẹ anh gọi tới.
“Cường, mẹ và ba thấy Văn Văn nói có lý đấy. Nhà vốn dĩ là…"
“Mẹ, sao lại còn phải đến đó nói lại với bọn con như thế?"
“Tính con giống y hệt ba thời còn trẻ, mẹ hiểu quá mà?"
“Mẹ không thể chỉ nghe lời một phía từ cô ấy được…"
“Mẹ và ba thấy có lý đấy, nhà là nơi để nghỉ ngơi chứ không ai lấy ra để làm việc đâu?"
“Mẹ không hiểu đâu…"
“Thôi được rồi, con giống hệt ba vậy, chỉ muốn đè nén Văn Văn thôi, muốn chuyện nào con nói cũng đúng mới chịu. Nhưng lần này ba mẹ đứng về phía Văn Văn, thế nhé!"
“Mẹ ơi…"
Tút tút tút…
Văn Văn kéo Đường Đường đến xem căn hộ mới của mình, cũng muốn để nghe ý kiến của cô bạn. Đường Đường vốn là người rất có gu thẩm mỹ nên ý kiến của cô ấy cũng rất có giá trị.
Cửa nhà chỉ khép hờ.
Văn Văn cau mày, đang định hỏi xem sao hôm nay không thấy thợ đến làm. Cửa nhà cũng không được đóng, bên trong phòng còn nghe thấy tiếng ba mẹ anh.
“Con còn muốn thế nào nữa? Ban đầu tính cách của Lăng Lăng tốt như vậy mà còn bị con ức hiếp đến phát khóc. Con nhà người ta có đáng để bị con ức hiếp thế không?"
“Thế bây giờ con đáng bị Văn Văn bắt nạt lắm sao?"
“Nó bắt nạt con bao giờ? Trên mặt, trên người có bao giờ nhìn thấy vết gì đâu?"
“Nhưng mà đau lắm!"
“Dẹp đi! Mẹ dám cá rằng cả năm nay nó chẳng động chân động tay gì con cả. Con biết sao không? Vì con nhà người ta cũng nản lòng rồi, chẳng muốn chỉ bảo gì con nữa. Phụ nữ khi nản lòng mới chẳng muốn động đậy người đàn ông. Con phải tự phán xét lại bản thân đi!"
“Con chẳng sai gì cả, nên cô ấy mới không có lý do gì để đánh đấy chứ!"
Văn Văn vốn không thích nghe trộm, nên kéo Đường Đường đi.
Trong phòng vẫn nghe thấy tiếng mẹ anh: “Mày tưởng mẹ không biết hai đứa đã chia tay rồi chắc. Làm đám cưới lần này chỉ để che mắt ông bà già này thôi."
Lý Cường không nói gì, coi như đã chịu thừa nhận.
Văn Văn đã ở phòng ngoài rồi, nghe thấy vậy liền kéo tay Đường Đường gần về phía cửa hơn.
“Ba mẹ không ngốc, ba mẹ Văn Văn cũng chẳng dại gì. Ý định chia tay của hai đứa ba mẹ đã thấy ngay rồi."
“Ba mẹ đã biết điều đó thì còn diễn làm gì nữa?"
“Con bé tốt như vậy. Nếu không phải vì biết ba con bệnh thì đã chia tay luôn rồi, lại còn chịu nhiều tủi thân, cùng con diễn trò cưới giả này nữa chứ!"
“Nếu đã biết còn bắt bọn con thế này làm gì?"
“Nó không phải mẹ sinh ra, con bé thấy ba anh bị bệnh nên cố chịu? Chứng tỏ lòng dạ nó cũng tốt."
Anh lại im lặng lần nữa.
Mẹ anh bảo: “Trước hôm sinh nhật nó một ngày, mẹ có lên trang cá nhân của nó. Toàn thấy mấy câu tình yêu nản lòng, mẹ đã thấy có điều gì không ổn rồi. Nó còn nói mai phải quyết định một chuyện rất quan trọng, từ đó phải đối diện với cuộc sống mới!"
“Vậy hóa ra chuyện cô ấy muốn chia tay với con đã có ý định từ rất lâu rồi!"
Mẹ anh cũng phiền lòng, “cái gì mà có ý định từ lâu chứ? Sao con lại nói thế chứ? Chẳng trách nó thấy nản lòng. Mẹ hỏi nhé, con có bao giờ quan tâm đến nó không? Ngay cả mẹ còn quan tâm đến trang mạng cá nhân của nó, xem nó suy nghĩ thế nào. Còn con thì sao? Cả ngày ngoài việc đấu võ miệng với nó còn chẳng làm gì khác?"
Anh than thở, “cô ấy cũng trưởng thành rồi, lẽ nào hàng ngày con vẫn phải quan tâm đến tình cảm của cô ấy sao?"
Mẹ anh nói bằng giọng phẫn nộ: “Thế anh nghĩ mình là Thái tuế hay Thượng đế? Lăng Lăng chịu nhịn anh bốn năm trời rồi giận quá cũng phải bỏ đi; Văn Văn với anh đã bảy năm trời, cuối cùng cũng nản lòng. Thoắt cái cũng đã mười một năm rồi đấy. Đời người có được bao nhiêu lần mười một năm? Anh thấy Lăng Lăng hay Văn Văn không hợp anh?"
“Mẹ, xem mẹ nói kìa!"
“Anh nghĩ với tính cách của anh mà nó nhịn được anh hẳn bốn năm sao? Mẹ anh bao lần phải nhận lỗi rồi khuyên giải, nói chuyện nó mới chịu nhẫn nhục bên anh. Người nó cũng tiều tụy đi, cảm xúc cũng không tốt. Anh không thấy áy náy với nó sao?"
Mẹ anh nói một hơi, không chỉ Văn Văn đứng bên ngoài thấy ngạc nhiên mà ngay cả Lý Cường cũng thấy kinh ngạc, “mẹ phải nhận lỗi với cô ấy sao? Vì chuyện gì chứ?"
“Vì chuyện gì? Vì mẹ không dạy bảo anh cẩn thận nên mới làm con nhà người ta phải khóc lóc cả ngày. Nó cũng là cành vàng lá ngọc của nhà họ thế mà sao lại bị con nhà mình ức hiếp như vậy?"
Anh có chút sốt ruột, “do cô ấy nhạy cảm quá thôi. Con có nói mấy câu mà cô ấy đã suy nghĩ đến mấy ngày liền, không có chuyện gì cũng tự giày vò bản thân. Con chẳng bao giờ đánh mắng cô ấy, muốn con đi cùng xem phim hay shopping cũng đồng ý, còn muốn thế nào nữa?"
Mẹ anh nói bằng giọng buồn rầu: “Con à, con người phải sống có tập thể, không sống đơn lẻ được đâu. Con không thể sống cô đơn đến già được. Nhiều lúc con phải đứng trên lập trường của người khác để nghĩ đấy."
“Sao con phải nghĩ cho người khác chứ?"
“Vậy con hãy thử ngẫm một đứa con gái ngoan như Lăng Lăng mà sau khi yêu con lại mắc bệnh tâm lý? Nếu nghe một người phóng khoáng tự nhiên như Văn Văn khi gặp con liệu có trở thành cô nàng nhạy cảm không? Một người đàn ông nếu không để người con gái của mình bộc lộ được những điểm tốt, điểm mạnh của mình ra thì đó là người đàn ông thất bại!"
“Mẹ, sao lại nói như vậy? Con thấy mẹ và ba rất tốt mà?"
“Vậy mẹ mới nói anh và ba anh đều vô tâm y như nhau. Trước đây mẹ và ba anh cũng nhiều chuyện với nhau lắm, đó là những năm tháng đầy sóng ngầm. Đặc biệt là khi bà nội anh còn sống, bao nhiêu lần mẹ muốn nói lời chia tay với ba, làm sao anh biết được chuyện đó?"
“Mẹ và ba từng nghĩ đến chuyện chia tay rồi sao? Có phải do vẫn còn tình cảm nên không chia tay được nữa?"
Mẹ anh khẽ hừ một tiếng, “ba anh cũng là người biết điểm dừng, ban đầu không bao giờ biết thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Nếu không hơn hai mươi năm trước đã không có anh rồi."
“Sao lại vậy ạ?"
“Anh có nhớ khi bà nội anh còn sống, mẹ và ba thường xuyên cãi nhau không?"
“Con nhớ chứ. Con biết mối quan hệ giữa mẹ và bà nội không được tốt lắm. Mỗi lần bà nhắc đến mẹ không phải trách móc thì cũng quở mắng. Xem ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của hai người không tốt thì phải."
“Thì thời trẻ đi làm dâu bị mẹ chồng soi xét, đến lúc già rồi lại đi ức hiếp con dâu mới. Đời người phụ nữ thật vất vả!"
“Trong văn của Lỗ Tấn cũng nói đến điều này."
“Bà nội của anh là một nàng dâu rất hiếu thuận. Sau này khi ông nội anh qua đời, bà ở vậy thủ tiết nuôi ba anh. Bởi vậy trước khi bước chân vào cửa nhà mình mẹ đã tự nhủ, mẹ chồng nuôi nấng được chồng mình không dễ dàng gì, do vậy nhất định phải hiếu thuận với mẹ!"
“Đó là điều đương nhiên mà."
“Nhưng sau khi bước vào nhà mẹ mới hiểu rằng người quả phụ nghiêm khắc đến thế nào."
Anh lặng lẽ nghe mẹ mình kể lại chuyện cũ…
“Đêm đầu tiên, mẹ và ba không làm gì cả. Vì bà nội không cho đóng chặt cửa khi đi ngủ, nửa đêm bà con tỉnh dậy vào phòng đắp chăn cho con trai. Do không đóng cửa nên ba anh cũng ngại không dám động vào mẹ. Cuộc sống vợ chồng hữu danh vô thực như vậy kéo dài đến 20 ngày liền, rồi một hôm bà nội sang nhà hàng xóm tán gẫu, ba anh thấy có lỗi với mẹ, nhân dịp đó mẹ và ba mới chính thức là vợ chồng."
“Ngày nào mẹ cũng phải bưng nước rửa chân cho ba, bà nội nói mẹ không đảm đang nên muốn dạy mẹ phải hầu hạ chồng như thế nào. Mẹ nói rõ vợ chồng cần sự bình đẳng, không thể coi chồng là trời được. Nhưng cho dù mẹ nói thế nào bà cũng để mọi chuyện ngoài tai, bà còn nói phải áp đảo tính cách kiêu ngạo của mẹ lại, để tránh mẹ thành nữ chủ nhân trong nhà. Dù sao bà cũng là bậc lớn tuổi, là mẹ chồng của mình."
“Không lâu sau, bà tuyên bố muốn làm quản gia. Tiền lương hàng tháng của mẹ và ba đều phải giao nộp lại cho bà, kể cả tiền sau này dùng để nuôi con cũng vậy. Bà sợ mẹ có tiền sẽ mang về nhà mẹ đẻ, bà nói rằng con gái sau khi kết hôn không được cho nhà đẻ nữa. Nhưng khi ấy mẹ cũng còn ông bà ngoại của anh nữa, ông bà cũng cần con cháu hiếu thuận chứ."
“Sau đó ông ngoại anh bị bệnh, cần tiền đi phẫu thuật. Khi ấy cậu anh cũng mới kết hôn, đang sống riêng bên ngoài với mợ. Hai vợ chồng son thì lấy đâu ra tiền? Mẹ nghĩ bình thường đưa tiền cho bà cũng không ít, ăn tiêu chẳng nhiều nên hỏi bà để lấy tiền, bà nói luôn không đưa được. Vì chuyện gia đình bên kia phải do cậu anh lo, thế là mẹ và bà cãi nhau. Lúc đó mẹ cũng không biết mình đã mang thai, mẹ chỉ biết đến bệnh viện quỳ xuống trước mặt ông ngoại anh mà khóc vì bản thân bất hiếu, ngay cả ba mẹ ruột cũng không chăm sóc được."
“Bệnh ông mỗi lúc một nặng. Cậu anh lo lắng đi khắp nơi để vay tiền, đến vay cả bà nội anh, cậu nói: Xin được vay trước, sau này có rồi sẽ trả. Bà cười và nói: Mẹ đã là dâu nhà này, mọi thứ của mẹ đều thuộc về nhà chồng. Còn cậu muốn vay tiền cũng được, nhưng phải tính theo lãi suất ngân hàng và viết biên lai. Khi ấy cậu lo lắng quá, viết luôn biên lai để lấy tiền. Ông ngoại anh được làm phẫu thuật nhưng đã muộn không cứu được, sau đó ông cũng từ trần."
“Nhớ lại ngày hôm đó, mẹ nghe được tin dữ từ bệnh viện, vội vàng đến luôn để nhìn ông lần cuối. Không may trên đường đi mẹ bị xe quệt phải, ngã lăn xuống nền tuyết lạnh. Khi mẹ tỉnh lại bác sỹ nói thời kỳ mang thai mà không chịu chăm sóc bản thân, lại bị gió lạnh nên đứa con không giữ được, không cẩn thận sẽ mất cả khả năng sinh sản."
“Tiền phẫu thuật rồi cả tiền ma chay cho ông nữa, cậu không có nên hỏi mẹ xem có thể trả tiền cho bà muộn hơn được không. Bà không đồng ý còn đến buổi tang nhà mình làm om sòm lên, mắng nhà mình là đồ lừa đảo. Thực ra chỗ tiền ấy là của mẹ ngày ngày làm lụng, cuối cùng cậu anh đi vay mượn khắp nơi cũng trả được món tiền đó. Khi nhận được tiền bà rất đắc ý, nhưng bà nội anh đâu biết rằng cậu anh phải đi bán cả máu. Vì cậu biết món tiền đó nếu không trả sớm, mẹ cũng chẳng sống được qua ngày…"
“Sau này mẹ thấy không thể tha thứ cho bà được nữa. Thời điểm đó nhà nước mình bắt đầu cho khôi phục lại chế độ học đại học, công chức có thể học được vào buổi tối. Ba anh đăng ký đi học, bà đồng ý luôn, nhưng đến khi mẹ đăng ký bà lại không cho. Bà đưa ra lý do việc nhà nhiều, bà tuổi cao, mẹ đi học không ai chăm lo cho gia đình. Sau đó bà còn nói chuyện riêng với ba rằng cho mẹ đi học cao rồi sau này khó quản, con dâu chỉ cần đức không cần tài. Khi ấy ba anh cũng ủng hộ việc mẹ đi học nên nói với bà rằng sẽ cùng làm việc nhà với mẹ để ba mẹ cùng được đi học buổi tối, vì ba anh lần này đứng về phía mẹ nên bà hận mẹ đến tận tim."
“Không lâu sau, ba và mẹ cùng đi học, trong lớp cũng có cả nam giới, thực ra đều là đàn ông có vợ. Mỗi lần tan học ông ấy cũng thuận đường về cùng mẹ, bà biết được điều đó nên sang nhà hàng xóm nói này nói kia. Mọi người trong xóm nhìn thấy mẹ là chỉ trỏ khiến mẹ không hiểu gì cả, cho đến một ngày, bà đột nhiên xông vào lớp học túm lấy mẹ và chỉ thẳng vào mặt bạn nam học cùng lớp mắng chửi là đồ lăng loàn. Bà nói rất nhiều những lời khó nghe, một lúc sau ba anh cũng chạy đến, khuyên răn bà đi về. Mẹ khi ấy xấu hổ vô cùng, bà không nghe còn ngồi ở lớp khóc lóc mắng chửi nói con dâu muốn giết người diệt khẩu… Từ đó mẹ cũng chẳng còn mặt mũi nào đến lớp nữa, giấc mộng học đại học cũng tan thành mây khói."
“Sau đó, bà xúi ba anh phải cho mẹ một trận. Mẹ chỉ trừng mắt nhìn bà, nghĩ lần này thế nào cũng không thèm đếm xỉa đến. Mẹ nói ngắn gọn, chỉ cần ba đụng đến mẹ một sợi tóc, mẹ sẽ gọi cảnh sát ngay, luật quốc gia bảo vệ thân thể người phụ nữ. Khi ba giơ tay lên mẹ cũng trừng mắt nhìn lại, ba nhìn mẹ rồi quay lại nhìn bà, thở dài một tiếng rồi đạp cửa ra ngoài."
“Một thời gian sau, cơ quan có chính sách chọn người cốt cán ra nước ngoài đào tạo, ưu tiên những người đã có bằng đại học. Mẹ thì đã lỡ mất cơ hội đó rồi, khi ấy bà khen con trai giỏi giang, học được đại học, còn con dâu kém cỏi ra nước ngoài làm sao."
“Mẹ thực sự rất có ý định muốn cầu tiến nhưng do nguyên nhân gia đình nên cuối cùng chỉ được làm một viên chức nhỏ. Khi còn trẻ khỏe chỉ suốt ngày phân cao thấp với mẹ chồng, khi đã có tuổi rồi thì còn cơ hội nào nữa. Anh xem, cuộc đời phụ nữ có mưu cầu gì nữa?"
Khi nghe đên đây, bên ngoài Văn Văn khóc nức nở, còn Đường Đường cũng nước mắt chảy quanh. Bên trong phòng, Lý Cường chỉ biết nén tiếng thở dài.
“Thảo nào hồi con học đại học, khi bà nội qua đời mẹ không chịu để tang, nói là phải về nhà ngoại thắp hương, cả tang lễ cũng không dự, để mặc cho ba."
“Ngày ông ngoại anh qua đời, bà không cho mẹ về nhà chịu tang vì hôm đó cũng là ngày sinh nhật của bà. Bà cho rằng để tang không may mắn, người chết cũng đã chết rồi, bây giờ phải chăm lo cho người sống. Chuyện đó làm mẹ bao năm oán hận, khi bà còn sống, mẹ bỏ tiền ra thuê y tá chăm sóc chứ không muốn nhìn thấy bà, khi bà qua đời, mẹ dứt khoát không để tang. Ngay cả cha đẻ của mình còn không được chịu tang nữa là, ba anh biết chuyện cũng không làm thế nào được đành để mẹ đi. Mẹ cũng không thấy hổ thẹn với lương tâm vì hai năm bà bị trúng gió nằm liệt một chỗ, mẹ vẫn thuê hộ lý đến chăm sóc cẩn thận, nhưng mẹ dứt khoát không nhìn bà."
“Hóa ra nhà mình còn nhiều chuyện mà con không biết quá!"
“Ba anh luôn tự cao tự đại coi mình là trung tâm, chưa bao giờ đứng ở góc độ người khác để suy nghĩ. Ông ấy là một người con hiếu thảo, một người cha cũng tốt nhưng lại là một người chồng thất bại. Vì sống với ông nửa cuộc đời nhưng người vợ chưa từng thấy hạnh phúc, không những mất đi khả năng sinh sản còn bị trì hoãn sự nghiệp cả cuộc đời. Đây cũng chính là nguyên do mẹ thấy hổ thẹn với Lăng Lăng. Nó ở với con coi như bị mất đi cả cuộc đời rồi, nó nói sống trong cái bóng của con. Sau này khi con và nó chia tay mẹ lại thấy cuối cùng nó đã được giải thoát."
Đường Đường giơ ngón tay cái trước mặt Văn Văn ra ý tán thưởng.
Lý Cường: “Mẹ nó cứ như thể con là mãng thú vậy?"
“Anh cứ nghĩ mà xem, trước đây đã bao giờ đồng ý với ý kiến của Lăng Lăng chưa? Rồi anh tán thành Văn Văn được mấy lần?"
Lý Cường không nói, chỉ hừ một tiếng.
“Nuôi anh bao năm trời, mới nói có mấy câu mà anh đã không kiên nhẫn, chẳng hiểu con gái nhà người ta chịu nhịn anh thế nào nữa. Lăng Lăng hiền thục đến thế, mẹ cũng thấy áy náy chỉ sợ làm tổn hại đến nó. Cũng may Văn Văn là đứa có chủ kiến nên mới chống đỡ được anh, không thì đã chịu thiệt thòi rồi…"
Bên ngoài cửa, Đường Đường đưa mắt nhìn bạn ra ý thích thú.
Lý Cường: “Văn Văn đánh con là không đúng. Trong phim ảnh chuyện như thế còn được, coi như chuyện giải trí thôi, còn ngoài đời như thế khác nào khủng bố!"
Mẹ anh: “Anh nghĩ nó còn muốn động tay lắm chắc? Nó cũng nản rồi. Hôm sinh nhật Văn Văn, mẹ lên trang cá nhân của nó mới biết chuyện liền vội vàng gọi điện ngay cho Minh Hà. Ban đầu định mời nhà bên đấy qua nhà mình ăn uống rồi chúc mừng Văn Văn luôn, nhưng không ngờ bà ấy nói Văn Văn đã về nhà ăn cơm rồi. Khi ấy ba mẹ cũng biết nó đã quyết định chia tay anh, không muốn nghe mấy lời khuyên răn gì nữa. Sau đó ba mẹ chỉ còn cách để bệnh ba anh nhẹ thành nặng, dù sao ba anh cũng vốn bị cao huyết áp, phải đến bệnh viện nằm hai ngày rồi tiện thể làm thủ tục nhập viện luôn."
Lý Cường thở dài một tiếng, không biết nên nói gì chỉ bảo: “Ba mẹ cũng phải làm bộ như thế."
Mẹ anh: “Ba mẹ không muốn như thế, nhưng nếu Văn Văn nể chuyện ba anh bệnh tật mà chịu cưới anh thì ba mẹ cũng không phiền lòng. Và như vậy cũng chứng tỏ ít nhất trong lòng nó còn có anh, còn có hi vọng. Nó là đứa ngoan và có tình nghĩa, thấy ba anh bệnh như thế nên cũng nể tình, nhưng nó có nhược điểm lớn nhất là tính tình quá thẳng thắn, thiếu sự nội tâm. Bây giờ bốn ông bà già này muốn tạo cho anh chị một cơ hội để tiếp tục với nhau, nếu sau này hai đứa không đến với nhau được thì cũng không oán giận được… vì ba mẹ đã cố tác thành cho rồi."
Lý Cường an ủi: “Ba mẹ không có gì sai cả."
“Cả cuộc đời của mẹ coi như đã xong rồi, bây giờ chỉ mong có cơ hội được làm mẹ chồng tốt nữa thôi, ít nhất cũng không đến nỗi như bà anh ngày xưa với mẹ. Phụ nữ bây giờ cũng được học hành đầy đủ, có công ăn việc làm và mức lương khá, bình đẳng như thế sao phải chịu nhẫn nhịn người đàn ông? Văn Văn là đứa có sự nghiệp riêng, không thể cả ngày đấu miệng với anh được, vì nó vì cả anh nữa, sau này anh nên học cách tôn trọng nó hơn."
Anh không biết nói gì hơn, chỉ còn biết vâng dạ.
“Mẹ biết anh thích trẻ con, mẹ cũng muốn được bế cháu lắm rồi. Riêng về chuyện sinh nở anh không nên làm khó nó, nếu nó không sinh thì anh chị nhận nuôi một đứa con nuôi cũng được, tốt nhất là con gái. Mẹ cũng muốn có con gái lắm. Hồi đó chỉ mong có một đứa nhưng rồi không còn cơ hội nữa."
Văn Văn nghĩ đến tấm lòng của các bậc phụ huynh mà thấy xót xa trong lòng, cô kéo tay Đường Đường đi ra.
Trong phòng, Lý Cường cũng đờ người ra một lúc lâu không nói gì.
Khi hai người rời đi, tai cô vẫn còn nghe thấy tiếng mẹ anh văng vẳng: “Muốn cho hai đứa một cơ hội nữa. Nếu lần này không giữ được nó thì sau này đừng trách ba mẹ không biết vun vén…"
Đường Đường nắm chặt tay Văn Văn. Cô biết bạn mình đang đứng ở ngã ba đường, nhưng bây giờ người có thể quyết định chỉ có thể là bản thân cô ấy. Không nói năng gì, cô chỉ nắm chặt tay bạn rồi kéo ra ngoài.
Em lại cười, còn anh thì lắc đầu. Đến cả cái bắt tay để tạm biệt cũng trở nên tẻ ngắt, bỗng nhiên trong lòng anh thấy xót xa.
Giống như người đàn ông, kỳ thực yếu ớt; giống như phụ nữ, kỳ thực yếu đuối. Có quá nhiều chuyện nói vẳng bên tai, khiến chúng ta phải cẩn thận không dám hi vọng xa vời quá nhiều.
Giống như tình yêu, ban đầu là sai lầm; giống như lời hứa hẹn, nói xằng quá mức. Có quá nhiều đau thương đi qua trước mắt, khiến chúng ta trưởng thành hơn về lý trí. Có những lúc không biết phải làm thế nào, chỉ biết chúc phúc cho nhau, còn cố chống đỡ lòng tự trọng trong cô đơn.
— “Giống như"
Điện thoại reo lên, Lý Cường chạy lại nghe, là mẹ anh gọi tới.
“Cường, mẹ và ba thấy Văn Văn nói có lý đấy. Nhà vốn dĩ là…"
“Mẹ, sao lại còn phải đến đó nói lại với bọn con như thế?"
“Tính con giống y hệt ba thời còn trẻ, mẹ hiểu quá mà?"
“Mẹ không thể chỉ nghe lời một phía từ cô ấy được…"
“Mẹ và ba thấy có lý đấy, nhà là nơi để nghỉ ngơi chứ không ai lấy ra để làm việc đâu?"
“Mẹ không hiểu đâu…"
“Thôi được rồi, con giống hệt ba vậy, chỉ muốn đè nén Văn Văn thôi, muốn chuyện nào con nói cũng đúng mới chịu. Nhưng lần này ba mẹ đứng về phía Văn Văn, thế nhé!"
“Mẹ ơi…"
Tút tút tút…
Văn Văn kéo Đường Đường đến xem căn hộ mới của mình, cũng muốn để nghe ý kiến của cô bạn. Đường Đường vốn là người rất có gu thẩm mỹ nên ý kiến của cô ấy cũng rất có giá trị.
Cửa nhà chỉ khép hờ.
Văn Văn cau mày, đang định hỏi xem sao hôm nay không thấy thợ đến làm. Cửa nhà cũng không được đóng, bên trong phòng còn nghe thấy tiếng ba mẹ anh.
“Con còn muốn thế nào nữa? Ban đầu tính cách của Lăng Lăng tốt như vậy mà còn bị con ức hiếp đến phát khóc. Con nhà người ta có đáng để bị con ức hiếp thế không?"
“Thế bây giờ con đáng bị Văn Văn bắt nạt lắm sao?"
“Nó bắt nạt con bao giờ? Trên mặt, trên người có bao giờ nhìn thấy vết gì đâu?"
“Nhưng mà đau lắm!"
“Dẹp đi! Mẹ dám cá rằng cả năm nay nó chẳng động chân động tay gì con cả. Con biết sao không? Vì con nhà người ta cũng nản lòng rồi, chẳng muốn chỉ bảo gì con nữa. Phụ nữ khi nản lòng mới chẳng muốn động đậy người đàn ông. Con phải tự phán xét lại bản thân đi!"
“Con chẳng sai gì cả, nên cô ấy mới không có lý do gì để đánh đấy chứ!"
Văn Văn vốn không thích nghe trộm, nên kéo Đường Đường đi.
Trong phòng vẫn nghe thấy tiếng mẹ anh: “Mày tưởng mẹ không biết hai đứa đã chia tay rồi chắc. Làm đám cưới lần này chỉ để che mắt ông bà già này thôi."
Lý Cường không nói gì, coi như đã chịu thừa nhận.
Văn Văn đã ở phòng ngoài rồi, nghe thấy vậy liền kéo tay Đường Đường gần về phía cửa hơn.
“Ba mẹ không ngốc, ba mẹ Văn Văn cũng chẳng dại gì. Ý định chia tay của hai đứa ba mẹ đã thấy ngay rồi."
“Ba mẹ đã biết điều đó thì còn diễn làm gì nữa?"
“Con bé tốt như vậy. Nếu không phải vì biết ba con bệnh thì đã chia tay luôn rồi, lại còn chịu nhiều tủi thân, cùng con diễn trò cưới giả này nữa chứ!"
“Nếu đã biết còn bắt bọn con thế này làm gì?"
“Nó không phải mẹ sinh ra, con bé thấy ba anh bị bệnh nên cố chịu? Chứng tỏ lòng dạ nó cũng tốt."
Anh lại im lặng lần nữa.
Mẹ anh bảo: “Trước hôm sinh nhật nó một ngày, mẹ có lên trang cá nhân của nó. Toàn thấy mấy câu tình yêu nản lòng, mẹ đã thấy có điều gì không ổn rồi. Nó còn nói mai phải quyết định một chuyện rất quan trọng, từ đó phải đối diện với cuộc sống mới!"
“Vậy hóa ra chuyện cô ấy muốn chia tay với con đã có ý định từ rất lâu rồi!"
Mẹ anh cũng phiền lòng, “cái gì mà có ý định từ lâu chứ? Sao con lại nói thế chứ? Chẳng trách nó thấy nản lòng. Mẹ hỏi nhé, con có bao giờ quan tâm đến nó không? Ngay cả mẹ còn quan tâm đến trang mạng cá nhân của nó, xem nó suy nghĩ thế nào. Còn con thì sao? Cả ngày ngoài việc đấu võ miệng với nó còn chẳng làm gì khác?"
Anh than thở, “cô ấy cũng trưởng thành rồi, lẽ nào hàng ngày con vẫn phải quan tâm đến tình cảm của cô ấy sao?"
Mẹ anh nói bằng giọng phẫn nộ: “Thế anh nghĩ mình là Thái tuế hay Thượng đế? Lăng Lăng chịu nhịn anh bốn năm trời rồi giận quá cũng phải bỏ đi; Văn Văn với anh đã bảy năm trời, cuối cùng cũng nản lòng. Thoắt cái cũng đã mười một năm rồi đấy. Đời người có được bao nhiêu lần mười một năm? Anh thấy Lăng Lăng hay Văn Văn không hợp anh?"
“Mẹ, xem mẹ nói kìa!"
“Anh nghĩ với tính cách của anh mà nó nhịn được anh hẳn bốn năm sao? Mẹ anh bao lần phải nhận lỗi rồi khuyên giải, nói chuyện nó mới chịu nhẫn nhục bên anh. Người nó cũng tiều tụy đi, cảm xúc cũng không tốt. Anh không thấy áy náy với nó sao?"
Mẹ anh nói một hơi, không chỉ Văn Văn đứng bên ngoài thấy ngạc nhiên mà ngay cả Lý Cường cũng thấy kinh ngạc, “mẹ phải nhận lỗi với cô ấy sao? Vì chuyện gì chứ?"
“Vì chuyện gì? Vì mẹ không dạy bảo anh cẩn thận nên mới làm con nhà người ta phải khóc lóc cả ngày. Nó cũng là cành vàng lá ngọc của nhà họ thế mà sao lại bị con nhà mình ức hiếp như vậy?"
Anh có chút sốt ruột, “do cô ấy nhạy cảm quá thôi. Con có nói mấy câu mà cô ấy đã suy nghĩ đến mấy ngày liền, không có chuyện gì cũng tự giày vò bản thân. Con chẳng bao giờ đánh mắng cô ấy, muốn con đi cùng xem phim hay shopping cũng đồng ý, còn muốn thế nào nữa?"
Mẹ anh nói bằng giọng buồn rầu: “Con à, con người phải sống có tập thể, không sống đơn lẻ được đâu. Con không thể sống cô đơn đến già được. Nhiều lúc con phải đứng trên lập trường của người khác để nghĩ đấy."
“Sao con phải nghĩ cho người khác chứ?"
“Vậy con hãy thử ngẫm một đứa con gái ngoan như Lăng Lăng mà sau khi yêu con lại mắc bệnh tâm lý? Nếu nghe một người phóng khoáng tự nhiên như Văn Văn khi gặp con liệu có trở thành cô nàng nhạy cảm không? Một người đàn ông nếu không để người con gái của mình bộc lộ được những điểm tốt, điểm mạnh của mình ra thì đó là người đàn ông thất bại!"
“Mẹ, sao lại nói như vậy? Con thấy mẹ và ba rất tốt mà?"
“Vậy mẹ mới nói anh và ba anh đều vô tâm y như nhau. Trước đây mẹ và ba anh cũng nhiều chuyện với nhau lắm, đó là những năm tháng đầy sóng ngầm. Đặc biệt là khi bà nội anh còn sống, bao nhiêu lần mẹ muốn nói lời chia tay với ba, làm sao anh biết được chuyện đó?"
“Mẹ và ba từng nghĩ đến chuyện chia tay rồi sao? Có phải do vẫn còn tình cảm nên không chia tay được nữa?"
Mẹ anh khẽ hừ một tiếng, “ba anh cũng là người biết điểm dừng, ban đầu không bao giờ biết thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Nếu không hơn hai mươi năm trước đã không có anh rồi."
“Sao lại vậy ạ?"
“Anh có nhớ khi bà nội anh còn sống, mẹ và ba thường xuyên cãi nhau không?"
“Con nhớ chứ. Con biết mối quan hệ giữa mẹ và bà nội không được tốt lắm. Mỗi lần bà nhắc đến mẹ không phải trách móc thì cũng quở mắng. Xem ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của hai người không tốt thì phải."
“Thì thời trẻ đi làm dâu bị mẹ chồng soi xét, đến lúc già rồi lại đi ức hiếp con dâu mới. Đời người phụ nữ thật vất vả!"
“Trong văn của Lỗ Tấn cũng nói đến điều này."
“Bà nội của anh là một nàng dâu rất hiếu thuận. Sau này khi ông nội anh qua đời, bà ở vậy thủ tiết nuôi ba anh. Bởi vậy trước khi bước chân vào cửa nhà mình mẹ đã tự nhủ, mẹ chồng nuôi nấng được chồng mình không dễ dàng gì, do vậy nhất định phải hiếu thuận với mẹ!"
“Đó là điều đương nhiên mà."
“Nhưng sau khi bước vào nhà mẹ mới hiểu rằng người quả phụ nghiêm khắc đến thế nào."
Anh lặng lẽ nghe mẹ mình kể lại chuyện cũ…
“Đêm đầu tiên, mẹ và ba không làm gì cả. Vì bà nội không cho đóng chặt cửa khi đi ngủ, nửa đêm bà con tỉnh dậy vào phòng đắp chăn cho con trai. Do không đóng cửa nên ba anh cũng ngại không dám động vào mẹ. Cuộc sống vợ chồng hữu danh vô thực như vậy kéo dài đến 20 ngày liền, rồi một hôm bà nội sang nhà hàng xóm tán gẫu, ba anh thấy có lỗi với mẹ, nhân dịp đó mẹ và ba mới chính thức là vợ chồng."
“Ngày nào mẹ cũng phải bưng nước rửa chân cho ba, bà nội nói mẹ không đảm đang nên muốn dạy mẹ phải hầu hạ chồng như thế nào. Mẹ nói rõ vợ chồng cần sự bình đẳng, không thể coi chồng là trời được. Nhưng cho dù mẹ nói thế nào bà cũng để mọi chuyện ngoài tai, bà còn nói phải áp đảo tính cách kiêu ngạo của mẹ lại, để tránh mẹ thành nữ chủ nhân trong nhà. Dù sao bà cũng là bậc lớn tuổi, là mẹ chồng của mình."
“Không lâu sau, bà tuyên bố muốn làm quản gia. Tiền lương hàng tháng của mẹ và ba đều phải giao nộp lại cho bà, kể cả tiền sau này dùng để nuôi con cũng vậy. Bà sợ mẹ có tiền sẽ mang về nhà mẹ đẻ, bà nói rằng con gái sau khi kết hôn không được cho nhà đẻ nữa. Nhưng khi ấy mẹ cũng còn ông bà ngoại của anh nữa, ông bà cũng cần con cháu hiếu thuận chứ."
“Sau đó ông ngoại anh bị bệnh, cần tiền đi phẫu thuật. Khi ấy cậu anh cũng mới kết hôn, đang sống riêng bên ngoài với mợ. Hai vợ chồng son thì lấy đâu ra tiền? Mẹ nghĩ bình thường đưa tiền cho bà cũng không ít, ăn tiêu chẳng nhiều nên hỏi bà để lấy tiền, bà nói luôn không đưa được. Vì chuyện gia đình bên kia phải do cậu anh lo, thế là mẹ và bà cãi nhau. Lúc đó mẹ cũng không biết mình đã mang thai, mẹ chỉ biết đến bệnh viện quỳ xuống trước mặt ông ngoại anh mà khóc vì bản thân bất hiếu, ngay cả ba mẹ ruột cũng không chăm sóc được."
“Bệnh ông mỗi lúc một nặng. Cậu anh lo lắng đi khắp nơi để vay tiền, đến vay cả bà nội anh, cậu nói: Xin được vay trước, sau này có rồi sẽ trả. Bà cười và nói: Mẹ đã là dâu nhà này, mọi thứ của mẹ đều thuộc về nhà chồng. Còn cậu muốn vay tiền cũng được, nhưng phải tính theo lãi suất ngân hàng và viết biên lai. Khi ấy cậu lo lắng quá, viết luôn biên lai để lấy tiền. Ông ngoại anh được làm phẫu thuật nhưng đã muộn không cứu được, sau đó ông cũng từ trần."
“Nhớ lại ngày hôm đó, mẹ nghe được tin dữ từ bệnh viện, vội vàng đến luôn để nhìn ông lần cuối. Không may trên đường đi mẹ bị xe quệt phải, ngã lăn xuống nền tuyết lạnh. Khi mẹ tỉnh lại bác sỹ nói thời kỳ mang thai mà không chịu chăm sóc bản thân, lại bị gió lạnh nên đứa con không giữ được, không cẩn thận sẽ mất cả khả năng sinh sản."
“Tiền phẫu thuật rồi cả tiền ma chay cho ông nữa, cậu không có nên hỏi mẹ xem có thể trả tiền cho bà muộn hơn được không. Bà không đồng ý còn đến buổi tang nhà mình làm om sòm lên, mắng nhà mình là đồ lừa đảo. Thực ra chỗ tiền ấy là của mẹ ngày ngày làm lụng, cuối cùng cậu anh đi vay mượn khắp nơi cũng trả được món tiền đó. Khi nhận được tiền bà rất đắc ý, nhưng bà nội anh đâu biết rằng cậu anh phải đi bán cả máu. Vì cậu biết món tiền đó nếu không trả sớm, mẹ cũng chẳng sống được qua ngày…"
“Sau này mẹ thấy không thể tha thứ cho bà được nữa. Thời điểm đó nhà nước mình bắt đầu cho khôi phục lại chế độ học đại học, công chức có thể học được vào buổi tối. Ba anh đăng ký đi học, bà đồng ý luôn, nhưng đến khi mẹ đăng ký bà lại không cho. Bà đưa ra lý do việc nhà nhiều, bà tuổi cao, mẹ đi học không ai chăm lo cho gia đình. Sau đó bà còn nói chuyện riêng với ba rằng cho mẹ đi học cao rồi sau này khó quản, con dâu chỉ cần đức không cần tài. Khi ấy ba anh cũng ủng hộ việc mẹ đi học nên nói với bà rằng sẽ cùng làm việc nhà với mẹ để ba mẹ cùng được đi học buổi tối, vì ba anh lần này đứng về phía mẹ nên bà hận mẹ đến tận tim."
“Không lâu sau, ba và mẹ cùng đi học, trong lớp cũng có cả nam giới, thực ra đều là đàn ông có vợ. Mỗi lần tan học ông ấy cũng thuận đường về cùng mẹ, bà biết được điều đó nên sang nhà hàng xóm nói này nói kia. Mọi người trong xóm nhìn thấy mẹ là chỉ trỏ khiến mẹ không hiểu gì cả, cho đến một ngày, bà đột nhiên xông vào lớp học túm lấy mẹ và chỉ thẳng vào mặt bạn nam học cùng lớp mắng chửi là đồ lăng loàn. Bà nói rất nhiều những lời khó nghe, một lúc sau ba anh cũng chạy đến, khuyên răn bà đi về. Mẹ khi ấy xấu hổ vô cùng, bà không nghe còn ngồi ở lớp khóc lóc mắng chửi nói con dâu muốn giết người diệt khẩu… Từ đó mẹ cũng chẳng còn mặt mũi nào đến lớp nữa, giấc mộng học đại học cũng tan thành mây khói."
“Sau đó, bà xúi ba anh phải cho mẹ một trận. Mẹ chỉ trừng mắt nhìn bà, nghĩ lần này thế nào cũng không thèm đếm xỉa đến. Mẹ nói ngắn gọn, chỉ cần ba đụng đến mẹ một sợi tóc, mẹ sẽ gọi cảnh sát ngay, luật quốc gia bảo vệ thân thể người phụ nữ. Khi ba giơ tay lên mẹ cũng trừng mắt nhìn lại, ba nhìn mẹ rồi quay lại nhìn bà, thở dài một tiếng rồi đạp cửa ra ngoài."
“Một thời gian sau, cơ quan có chính sách chọn người cốt cán ra nước ngoài đào tạo, ưu tiên những người đã có bằng đại học. Mẹ thì đã lỡ mất cơ hội đó rồi, khi ấy bà khen con trai giỏi giang, học được đại học, còn con dâu kém cỏi ra nước ngoài làm sao."
“Mẹ thực sự rất có ý định muốn cầu tiến nhưng do nguyên nhân gia đình nên cuối cùng chỉ được làm một viên chức nhỏ. Khi còn trẻ khỏe chỉ suốt ngày phân cao thấp với mẹ chồng, khi đã có tuổi rồi thì còn cơ hội nào nữa. Anh xem, cuộc đời phụ nữ có mưu cầu gì nữa?"
Khi nghe đên đây, bên ngoài Văn Văn khóc nức nở, còn Đường Đường cũng nước mắt chảy quanh. Bên trong phòng, Lý Cường chỉ biết nén tiếng thở dài.
“Thảo nào hồi con học đại học, khi bà nội qua đời mẹ không chịu để tang, nói là phải về nhà ngoại thắp hương, cả tang lễ cũng không dự, để mặc cho ba."
“Ngày ông ngoại anh qua đời, bà không cho mẹ về nhà chịu tang vì hôm đó cũng là ngày sinh nhật của bà. Bà cho rằng để tang không may mắn, người chết cũng đã chết rồi, bây giờ phải chăm lo cho người sống. Chuyện đó làm mẹ bao năm oán hận, khi bà còn sống, mẹ bỏ tiền ra thuê y tá chăm sóc chứ không muốn nhìn thấy bà, khi bà qua đời, mẹ dứt khoát không để tang. Ngay cả cha đẻ của mình còn không được chịu tang nữa là, ba anh biết chuyện cũng không làm thế nào được đành để mẹ đi. Mẹ cũng không thấy hổ thẹn với lương tâm vì hai năm bà bị trúng gió nằm liệt một chỗ, mẹ vẫn thuê hộ lý đến chăm sóc cẩn thận, nhưng mẹ dứt khoát không nhìn bà."
“Hóa ra nhà mình còn nhiều chuyện mà con không biết quá!"
“Ba anh luôn tự cao tự đại coi mình là trung tâm, chưa bao giờ đứng ở góc độ người khác để suy nghĩ. Ông ấy là một người con hiếu thảo, một người cha cũng tốt nhưng lại là một người chồng thất bại. Vì sống với ông nửa cuộc đời nhưng người vợ chưa từng thấy hạnh phúc, không những mất đi khả năng sinh sản còn bị trì hoãn sự nghiệp cả cuộc đời. Đây cũng chính là nguyên do mẹ thấy hổ thẹn với Lăng Lăng. Nó ở với con coi như bị mất đi cả cuộc đời rồi, nó nói sống trong cái bóng của con. Sau này khi con và nó chia tay mẹ lại thấy cuối cùng nó đã được giải thoát."
Đường Đường giơ ngón tay cái trước mặt Văn Văn ra ý tán thưởng.
Lý Cường: “Mẹ nó cứ như thể con là mãng thú vậy?"
“Anh cứ nghĩ mà xem, trước đây đã bao giờ đồng ý với ý kiến của Lăng Lăng chưa? Rồi anh tán thành Văn Văn được mấy lần?"
Lý Cường không nói, chỉ hừ một tiếng.
“Nuôi anh bao năm trời, mới nói có mấy câu mà anh đã không kiên nhẫn, chẳng hiểu con gái nhà người ta chịu nhịn anh thế nào nữa. Lăng Lăng hiền thục đến thế, mẹ cũng thấy áy náy chỉ sợ làm tổn hại đến nó. Cũng may Văn Văn là đứa có chủ kiến nên mới chống đỡ được anh, không thì đã chịu thiệt thòi rồi…"
Bên ngoài cửa, Đường Đường đưa mắt nhìn bạn ra ý thích thú.
Lý Cường: “Văn Văn đánh con là không đúng. Trong phim ảnh chuyện như thế còn được, coi như chuyện giải trí thôi, còn ngoài đời như thế khác nào khủng bố!"
Mẹ anh: “Anh nghĩ nó còn muốn động tay lắm chắc? Nó cũng nản rồi. Hôm sinh nhật Văn Văn, mẹ lên trang cá nhân của nó mới biết chuyện liền vội vàng gọi điện ngay cho Minh Hà. Ban đầu định mời nhà bên đấy qua nhà mình ăn uống rồi chúc mừng Văn Văn luôn, nhưng không ngờ bà ấy nói Văn Văn đã về nhà ăn cơm rồi. Khi ấy ba mẹ cũng biết nó đã quyết định chia tay anh, không muốn nghe mấy lời khuyên răn gì nữa. Sau đó ba mẹ chỉ còn cách để bệnh ba anh nhẹ thành nặng, dù sao ba anh cũng vốn bị cao huyết áp, phải đến bệnh viện nằm hai ngày rồi tiện thể làm thủ tục nhập viện luôn."
Lý Cường thở dài một tiếng, không biết nên nói gì chỉ bảo: “Ba mẹ cũng phải làm bộ như thế."
Mẹ anh: “Ba mẹ không muốn như thế, nhưng nếu Văn Văn nể chuyện ba anh bệnh tật mà chịu cưới anh thì ba mẹ cũng không phiền lòng. Và như vậy cũng chứng tỏ ít nhất trong lòng nó còn có anh, còn có hi vọng. Nó là đứa ngoan và có tình nghĩa, thấy ba anh bệnh như thế nên cũng nể tình, nhưng nó có nhược điểm lớn nhất là tính tình quá thẳng thắn, thiếu sự nội tâm. Bây giờ bốn ông bà già này muốn tạo cho anh chị một cơ hội để tiếp tục với nhau, nếu sau này hai đứa không đến với nhau được thì cũng không oán giận được… vì ba mẹ đã cố tác thành cho rồi."
Lý Cường an ủi: “Ba mẹ không có gì sai cả."
“Cả cuộc đời của mẹ coi như đã xong rồi, bây giờ chỉ mong có cơ hội được làm mẹ chồng tốt nữa thôi, ít nhất cũng không đến nỗi như bà anh ngày xưa với mẹ. Phụ nữ bây giờ cũng được học hành đầy đủ, có công ăn việc làm và mức lương khá, bình đẳng như thế sao phải chịu nhẫn nhịn người đàn ông? Văn Văn là đứa có sự nghiệp riêng, không thể cả ngày đấu miệng với anh được, vì nó vì cả anh nữa, sau này anh nên học cách tôn trọng nó hơn."
Anh không biết nói gì hơn, chỉ còn biết vâng dạ.
“Mẹ biết anh thích trẻ con, mẹ cũng muốn được bế cháu lắm rồi. Riêng về chuyện sinh nở anh không nên làm khó nó, nếu nó không sinh thì anh chị nhận nuôi một đứa con nuôi cũng được, tốt nhất là con gái. Mẹ cũng muốn có con gái lắm. Hồi đó chỉ mong có một đứa nhưng rồi không còn cơ hội nữa."
Văn Văn nghĩ đến tấm lòng của các bậc phụ huynh mà thấy xót xa trong lòng, cô kéo tay Đường Đường đi ra.
Trong phòng, Lý Cường cũng đờ người ra một lúc lâu không nói gì.
Khi hai người rời đi, tai cô vẫn còn nghe thấy tiếng mẹ anh văng vẳng: “Muốn cho hai đứa một cơ hội nữa. Nếu lần này không giữ được nó thì sau này đừng trách ba mẹ không biết vun vén…"
Đường Đường nắm chặt tay Văn Văn. Cô biết bạn mình đang đứng ở ngã ba đường, nhưng bây giờ người có thể quyết định chỉ có thể là bản thân cô ấy. Không nói năng gì, cô chỉ nắm chặt tay bạn rồi kéo ra ngoài.
Tác giả :
Chiêm Qua