Không Có Ngày Mai
Chương 27
TÔI LẬP TỨC TRÔNG THẤY kẻ theo dõi. Hắn đang dựa vào một cây cột giữa không gian rộng lớn của ga Penn, đứng yên, với kiểu cơ thể bất động hoàn toàn do ở yên một chỗ vì phải trực lâu. Tay này đứng yên như tượng, cả thế giới bận rộn xoay quanh hắn, như một dòng sông chảy xung quanh tảng đá. Tay hắn cầm một điện thoại di động kiểu nắp gập đang mở ra, tì xuống đùi. Hắn là một tên cao nhưng gầy. Còn trẻ, chừng ba mươi. Nhìn ban đầu không thấy ấn tượng. Hắn có nước da mai mái, đầu cạo trọc, lớp râu mỏng hung hung. Trông không hay lắm. Có lẽ đáng sợ hơn một tay săn chữ ký, song không nhiều. Hắn mặc sơ mi in hoa, bên ngoài là một áo khoác da ngắn và chật có lẽ màu nâu, nhưng dưới ánh đèn chuyển thành màu cam nhờ nhờ. Hắn đang chằm chằm nhìn đám đông liên tục di chuyển với đôi mắt đã trở nên mệt mỏi từ lâu, rồi chuyển sang chán chường.
Sân ga đầy người là người. Tôi di chuyển cùng dòng người. Chậm chạp, bị bó cứng. Tôi bị cuốn theo dòng chảy. Kẻ theo dõi cách chừng mươi mét, ở bên trên, phía trái tôi. Hai mắt hắn không di chuyển. Hắn đang cho dòng người di chuyển qua một góc nhìn cố định. Tôi còn cách góc đó khoảng ba mét. Sẽ giống như là bước qua cổng dò kim loại ở sân bay.
Tôi bước chậm lại một chút và ai đó đâm sầm vào lưng tôi. Tôi vụt quay lại, để chắc chắn rằng đó không phải kẻ bám đuôi tôi. Không phải. Người đằng sau tôi là một phụ nữ với một cái xe đẩy to đùng chẳng khác xe hơi trong đó có hai đứa trẻ, có lẽ là một cặp sinh đôi. Thành phố New York có đầy cặp sinh đôi. Nhiều bà mẹ luống tuổi, vậy nên có rất nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm. Cả hai đứa trẻ sinh đôi phía sau tôi đều đang khóc, có lẽ bởi trời đã muộn và chúng mệt mỏi, hoặc chỉ là chúng thấy hoang mang bối rối trước cả rừng chân bao quanh mình. Âm thanh của chúng hòa lẫn vào tiếng ồn ã chung quanh. Sân ga lát gạch, đầy tiếng vọng.
Tôi lách sang trái, định là trong tổng số ba mét tiếp theo sẽ có sáu bước chếch về phía bên. Tôi tới gần rìa của dòng người và đi qua điểm tập trung của kẻ theo dõi. Hai mắt hắn xanh sáng song nhuốm vẻ mệt mỏi. Hắn không phản ứng gì. Ban đầu thì không. Rồi, sau một giây dài chậm trễ, hai mắt hắn mở to hơn và hắn đưa điện thoại lên, bật nắp cho màn hình bật sáng. Hắn liếc màn hình. Liếc trở lại tôi.
Miệng gã mở ra với vẻ ngạc nhiên. Vào lúc này, tôi còn cách hắn chỉ hơn một mét.
Rồi hắn xỉu đi. Tôi lao người về phía trước, tóm được người và nhẹ nhàng hạ hắn xuống sàn. Một quý nhân, ra tay giúp đỡ một trường hợp đột ngột cần cấp cứu. Dù sao đó cũng là những gì người ta trông thấy. Nhưng chỉ bởi vì người ta trông thấy những gì họ muốn thấy. Nếu họ tái hiện trong đầu mình một đoạn ngắn rồi quan sát cho thật cẩn thận, có thể họ sẽ nhận ra rằng tôi đã lướt về trước hơi sớm hơn một chút trước khi gã đàn ông bắt đầu đổ xuống. Có thể họ đã nhận thấy rằng tuy đúng là tay phải tôi đưa ra nắm lấy cổ áo gã này, song nó chỉ di chuyển một phần tích tắc sau khi tay trái của tôi xỉa vào mỏ ác hắn, thật mạnh, nhưng tay tôi nằm rất sát cơ thể của cả hai, bị che khuất và được thực hiện hết sức kín đáo.
Nhưng người ta trông thấy những gì họ muốn thấy. Họ đã luôn và sẽ luôn thế. Tôi cúi người xuống gã đàn ông đúng với dáng vẻ một công dân đầy trách nhiệm mà tôi đang vờ thực hiện, người phụ nữ cùng chiếc xe đẩy va vào phía sau tôi. Sau đó một đám đông hình thành, đầy quan tâm lo lắng. Cái tiếng thiếu thân thiện của New York quả là oan. Nhìn chung người ta rất sẵn lòng giúp đỡ. Một người phụ nữ cúi xuống bên cạnh tôi. Những người khác đứng gần ngó xuống. Tôi có thể nhìn thấy chân và giày họ. Gã đàn ông mặc áo khoác da nằm thẳng cẳng trên sàn, người giật giật cùng với những đợt co thắt của ngực, miệng há ra tuyệt vọng đớp không khí. Một cú thúc mạnh vào mỏ ác sẽ khiến người ta như thế. Nhưng một cơn đau tim và một số biến cố sức khỏe khác cũng thế.
Người phụ nữ bên cạnh tôi hỏi, “Có chuyện gì vậy?"
Tôi nói, “Tôi không biết. Anh ta chỉ lăn quay ra. Hai mắt thì trợn lên."
“Ta nên gọi cấp cứu."
Tôi nói, “Tôi đánh rơi mất điện thoại rồi."
Người phụ nữ bắt đầu lập cập lục ví. Tôi nói, “Đợi đã. Có thể anh ta bị lên cơn. Ta cần kiểm tra xem anh ta có mang theo thẻ gì đó không."
“Lên cơn à?"
“Một kiểu đột quỵ. Như là tai biến. Dạng như động kinh hay gì đó."
“Loại thẻ gì?"
“Người ta vẫn mang mà. Kèm theo các chỉ dẫn. Có thể chúng ta phải ngăn anh ta cắn lưỡi. Và có thể anh này mang theo thuốc ấy chứ. Kiểm tra các túi anh ta xem."
Người phụ nữ với tay ra vỗ vào các túi ngoài áo khoác của gã đàn ông. Cô ta có hai bàn tay nhỏ, các ngón dài đeo đầy nhẫn. Các túi ngoài của hắn rỗng không. Chẳng có gì hết. Người phụ nữ lật bên trong áo khoác ra kiểm tra bên trong. Tôi theo dõi rất cẩn thận. Chiếc sơ mi chẳng giống với bất cứ thứ gì tôi từng thấy. Chất vải tổng hợp, vẽ hoa, các màu nhợt nhạt chẳng có trật tự nào. Chiếc áo khoác cứng đơ, thuộc loại rẻ tiền. Lót nylon. Có một nhãn may trong áo, thật bay bướm, có viết mấy chữ bằng ngôn ngữ Xlavơ.
Các túi trong của gã này cũng rỗng không.
“Thử quần anh ta xem," tôi nói. “Nhanh lên."
Người phụ nữ bảo, “Tôi không làm được."
Thế là một tay quản lý có xu hướng lãnh đạo thụp xuống cạnh chúng tôi, thọc các ngón tay vào túi quần trước của gã đàn ông.
Chẳng có gì trong đó. Ông ta dùng các nắp túi để xoay gã thanh niên về một phía rồi sang phía còn lại để kiểm tra các túi sau. Trong đó cũng chẳng có gì.
Chẳng chỗ nào có gì cả. Không ví, không giấy tờ tùy thân, không gì hết.
“Được rồi, chúng ta nên gọi cấp cứu," tôi nói. “Cô có trông thấy điện thoại của tôi không?"
Người phụ nữ ngó quanh rồi thọc tay vào phía dưới cánh tay gã đàn ông rút ra với chiếc điện thoại gập. Nắp được đẩy ra và màn hình sáng lên. Ảnh của tôi nằm ngay trên đó, to và rõ. Chất lượng tốt hơn tôi nghĩ. Tốt hơn hình mà tay bán hàng ở hiệu Radio Shack đã thử chụp. Người phụ nữ liếc nó. Tôi biết người ta lưu ảnh trên điện thoại của mình. Tôi từng trông thấy chúng. Vợ chồng, chó, mèo, con cái của họ. Kiểu như trang chủ hoặc hình nền. Có lẽ người phụ nữ nghĩ tôi là một kẻ tự cao tự đại ghê gớm sử dụng ảnh của chính mình. Nhưng dù gì thì cô ta cũng đưa chiếc điện thoại cho tôi. Đến lúc đó tay quản lý có xu hướng lãnh đạo đã bấm số gọi cấp cứu. Thế nên tôi lùi ra và nói, “Tôi sẽ đi tìm cảnh sát."
Tôi lại dấn mình vào dòng người một lần nữa, để cho nó cuốn đi, ra khỏi cửa, lên vỉa hè, hòa vào bóng tối, rồi đi xa.
Sân ga đầy người là người. Tôi di chuyển cùng dòng người. Chậm chạp, bị bó cứng. Tôi bị cuốn theo dòng chảy. Kẻ theo dõi cách chừng mươi mét, ở bên trên, phía trái tôi. Hai mắt hắn không di chuyển. Hắn đang cho dòng người di chuyển qua một góc nhìn cố định. Tôi còn cách góc đó khoảng ba mét. Sẽ giống như là bước qua cổng dò kim loại ở sân bay.
Tôi bước chậm lại một chút và ai đó đâm sầm vào lưng tôi. Tôi vụt quay lại, để chắc chắn rằng đó không phải kẻ bám đuôi tôi. Không phải. Người đằng sau tôi là một phụ nữ với một cái xe đẩy to đùng chẳng khác xe hơi trong đó có hai đứa trẻ, có lẽ là một cặp sinh đôi. Thành phố New York có đầy cặp sinh đôi. Nhiều bà mẹ luống tuổi, vậy nên có rất nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm. Cả hai đứa trẻ sinh đôi phía sau tôi đều đang khóc, có lẽ bởi trời đã muộn và chúng mệt mỏi, hoặc chỉ là chúng thấy hoang mang bối rối trước cả rừng chân bao quanh mình. Âm thanh của chúng hòa lẫn vào tiếng ồn ã chung quanh. Sân ga lát gạch, đầy tiếng vọng.
Tôi lách sang trái, định là trong tổng số ba mét tiếp theo sẽ có sáu bước chếch về phía bên. Tôi tới gần rìa của dòng người và đi qua điểm tập trung của kẻ theo dõi. Hai mắt hắn xanh sáng song nhuốm vẻ mệt mỏi. Hắn không phản ứng gì. Ban đầu thì không. Rồi, sau một giây dài chậm trễ, hai mắt hắn mở to hơn và hắn đưa điện thoại lên, bật nắp cho màn hình bật sáng. Hắn liếc màn hình. Liếc trở lại tôi.
Miệng gã mở ra với vẻ ngạc nhiên. Vào lúc này, tôi còn cách hắn chỉ hơn một mét.
Rồi hắn xỉu đi. Tôi lao người về phía trước, tóm được người và nhẹ nhàng hạ hắn xuống sàn. Một quý nhân, ra tay giúp đỡ một trường hợp đột ngột cần cấp cứu. Dù sao đó cũng là những gì người ta trông thấy. Nhưng chỉ bởi vì người ta trông thấy những gì họ muốn thấy. Nếu họ tái hiện trong đầu mình một đoạn ngắn rồi quan sát cho thật cẩn thận, có thể họ sẽ nhận ra rằng tôi đã lướt về trước hơi sớm hơn một chút trước khi gã đàn ông bắt đầu đổ xuống. Có thể họ đã nhận thấy rằng tuy đúng là tay phải tôi đưa ra nắm lấy cổ áo gã này, song nó chỉ di chuyển một phần tích tắc sau khi tay trái của tôi xỉa vào mỏ ác hắn, thật mạnh, nhưng tay tôi nằm rất sát cơ thể của cả hai, bị che khuất và được thực hiện hết sức kín đáo.
Nhưng người ta trông thấy những gì họ muốn thấy. Họ đã luôn và sẽ luôn thế. Tôi cúi người xuống gã đàn ông đúng với dáng vẻ một công dân đầy trách nhiệm mà tôi đang vờ thực hiện, người phụ nữ cùng chiếc xe đẩy va vào phía sau tôi. Sau đó một đám đông hình thành, đầy quan tâm lo lắng. Cái tiếng thiếu thân thiện của New York quả là oan. Nhìn chung người ta rất sẵn lòng giúp đỡ. Một người phụ nữ cúi xuống bên cạnh tôi. Những người khác đứng gần ngó xuống. Tôi có thể nhìn thấy chân và giày họ. Gã đàn ông mặc áo khoác da nằm thẳng cẳng trên sàn, người giật giật cùng với những đợt co thắt của ngực, miệng há ra tuyệt vọng đớp không khí. Một cú thúc mạnh vào mỏ ác sẽ khiến người ta như thế. Nhưng một cơn đau tim và một số biến cố sức khỏe khác cũng thế.
Người phụ nữ bên cạnh tôi hỏi, “Có chuyện gì vậy?"
Tôi nói, “Tôi không biết. Anh ta chỉ lăn quay ra. Hai mắt thì trợn lên."
“Ta nên gọi cấp cứu."
Tôi nói, “Tôi đánh rơi mất điện thoại rồi."
Người phụ nữ bắt đầu lập cập lục ví. Tôi nói, “Đợi đã. Có thể anh ta bị lên cơn. Ta cần kiểm tra xem anh ta có mang theo thẻ gì đó không."
“Lên cơn à?"
“Một kiểu đột quỵ. Như là tai biến. Dạng như động kinh hay gì đó."
“Loại thẻ gì?"
“Người ta vẫn mang mà. Kèm theo các chỉ dẫn. Có thể chúng ta phải ngăn anh ta cắn lưỡi. Và có thể anh này mang theo thuốc ấy chứ. Kiểm tra các túi anh ta xem."
Người phụ nữ với tay ra vỗ vào các túi ngoài áo khoác của gã đàn ông. Cô ta có hai bàn tay nhỏ, các ngón dài đeo đầy nhẫn. Các túi ngoài của hắn rỗng không. Chẳng có gì hết. Người phụ nữ lật bên trong áo khoác ra kiểm tra bên trong. Tôi theo dõi rất cẩn thận. Chiếc sơ mi chẳng giống với bất cứ thứ gì tôi từng thấy. Chất vải tổng hợp, vẽ hoa, các màu nhợt nhạt chẳng có trật tự nào. Chiếc áo khoác cứng đơ, thuộc loại rẻ tiền. Lót nylon. Có một nhãn may trong áo, thật bay bướm, có viết mấy chữ bằng ngôn ngữ Xlavơ.
Các túi trong của gã này cũng rỗng không.
“Thử quần anh ta xem," tôi nói. “Nhanh lên."
Người phụ nữ bảo, “Tôi không làm được."
Thế là một tay quản lý có xu hướng lãnh đạo thụp xuống cạnh chúng tôi, thọc các ngón tay vào túi quần trước của gã đàn ông.
Chẳng có gì trong đó. Ông ta dùng các nắp túi để xoay gã thanh niên về một phía rồi sang phía còn lại để kiểm tra các túi sau. Trong đó cũng chẳng có gì.
Chẳng chỗ nào có gì cả. Không ví, không giấy tờ tùy thân, không gì hết.
“Được rồi, chúng ta nên gọi cấp cứu," tôi nói. “Cô có trông thấy điện thoại của tôi không?"
Người phụ nữ ngó quanh rồi thọc tay vào phía dưới cánh tay gã đàn ông rút ra với chiếc điện thoại gập. Nắp được đẩy ra và màn hình sáng lên. Ảnh của tôi nằm ngay trên đó, to và rõ. Chất lượng tốt hơn tôi nghĩ. Tốt hơn hình mà tay bán hàng ở hiệu Radio Shack đã thử chụp. Người phụ nữ liếc nó. Tôi biết người ta lưu ảnh trên điện thoại của mình. Tôi từng trông thấy chúng. Vợ chồng, chó, mèo, con cái của họ. Kiểu như trang chủ hoặc hình nền. Có lẽ người phụ nữ nghĩ tôi là một kẻ tự cao tự đại ghê gớm sử dụng ảnh của chính mình. Nhưng dù gì thì cô ta cũng đưa chiếc điện thoại cho tôi. Đến lúc đó tay quản lý có xu hướng lãnh đạo đã bấm số gọi cấp cứu. Thế nên tôi lùi ra và nói, “Tôi sẽ đi tìm cảnh sát."
Tôi lại dấn mình vào dòng người một lần nữa, để cho nó cuốn đi, ra khỏi cửa, lên vỉa hè, hòa vào bóng tối, rồi đi xa.
Tác giả :
Lee Child