Khoái Xuyên Chi Đả Kiểm Cuồng Ma
Quyển 15 - Chương 7
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Phong Lưu
Beta: BuBu
La Chấn đợi vài ngày, thấy Tĩnh Quốc công chỉ phạt đích nữ quỳ từ đường hai ngày rồi thôi, như thể đây đã là sự phân xử công bằng nhất đối với chi thứ, trong lòng không khỏi căm giận. Ông ta có tất thảy năm người con trai, bình thường quản thúc nghiêm khắc, dạy dỗ tuỳ theo tài năng của từng người, nay đã có hai người đỗ tiến sĩ, ba người còn lại tuy còn nhỏ, nhưng cũng đã bộc lộ tài năng. Một gia tộc có hưng thịnh hay không, phải xem con cháu có thành tài hay không. La Chấn không dám nói xa, nhưng ông ta tuyệt đối tin tưởng sẽ có một ngày, chi thứ vượt qua chi trưởng, khi đối mặt với Tĩnh Quốc công không những không cảm thấy kém một bậc, mà còn có thể ngẩng đầu kiêu hãnh.
Tĩnh Quốc công sỉ nhục La Chấn như vậy, ông ta cũng chẳng buồn để bụng đến lợi ích của phủ Tĩnh Quốc công nữa, chỉ lặng lẽ lên kế hoạch vun vén cho mái ấm nhỏ của mình, nếu có thể tách khỏi gia tộc thì càng tốt. Tĩnh Quốc công có mắt như mù, lại quyết định muốn nâng đỡ Cung Thân vương soán vị, cũng không nghĩ xem y có năng lực ấy hay không, nếu thất bại thì nên giải quyết như thế nào.
La Chấn đã khuyên nhủ vài lần từ trực tiếp đến gián tiếp, nhưng đều không có tác dụng. Ông ta cảm nhận được một cách sâu sắc lưỡi dao sắc bén luôn lơ lửng trên đầu mình, có thể rơi xuống bất cứ khi nào. Ông ta vừa giận Thái hậu cố tình kéo mình xuống nước, vừa vắt hết óc suy nghĩ xem nên thoát vây thế nào, nghĩ đi nghĩ lại cũng chỉ có cách tận trung với Hoàng thượng.
Thủ đoạn của Hoàng thượng tuy tàn nhẫn, nhưng cũng biết khoan dung độ lượng, hơn nữa rất coi trọng nhân tài. Ông ta tin chỉ cần mình không lầm đường lạc lối, ắt hẳn sẽ không bị liên luỵ. Nghĩ đến đây, La Chấn càng cảm thán về những điểm tốt khi quốc gia được trị vì bởi một minh quân. Như vậy, thần tử mới có thể bình tâm đóng góp cho xã tắc. Sau khi nghĩ thông suốt, ông ta càng cần mẫn thể hiện trước triều đình, cũng cảm nhận rõ sự coi trọng mà đế vương dành cho mình. Trước kia phủ Tĩnh Quốc công quyền thế ngập trời, Thái hậu mưu đồ thâu tóm triều chính, hoành hành ngang ngược. Hoàng thượng chèn ép vây cánh Thái hậu, lại chỉ tha cho mình ông ta, đáng lẽ lúc ấy ông ta đã nên biết Hoàng thượng là vị bá chủ quang minh lỗi lạc đến nhường nào.
Hôm nay vào chầu, La Chấn lại lần nữa cảm động đến run rẩy tâm can vì sự tận tuỵ với giang sơn xã tắc cũng như sự anh minh thần võ của đế vương. Nhưng vừa về đến nhà, ông ta lại thấy phu nhân nhà mình đang chầu chực tại nhà trên, sắc mặt đen sì, dường như đã đợi rất lâu.
“Trong nhà có việc gì à?" – Trong lòng La Chấn hiện lên dự cảm xấu.
“Con gái mình ốm bệnh đã nhiều ngày, vậy mà Thái y mãi vẫn chưa chữa khỏi, nên hôm nay ta mời Kim lão tiên sinh ở Bách Thảo đường đến xem thử. Ngươi đoán kết quả thế nào." – La phu nhân gạt mạnh giọt nước trên khóe mắt, bình tĩnh nói – “Lam nhi không phải là quá sợ hãi, mà là bị người ta chuốc thuốc."
“Thuốc gì?" – Sắc mặt La Chấn xanh mét, vội vàng truy vấn. Phu nhân tuyệt đối sẽ không lấy chuyện này nói giỡn, ắt hẳn đã phải điều tra đi điều tra lại mới có thể nói cho ông ta biết.
Trên thực tế, La phu nhân quả thực đã âm thầm tra xét vài ngày. Ba ngày trước, bà đã mời Kim lão tiên sinh đến bắt mạch. Khi ấy, lão tiên sinh toát ra vẻ mặt muốn nói lại thôi, dường như rất sợ bị tra hỏi, giải thích qua loa vài câu rồi vội vàng kê một toa thuốc liền đi. La phu nhân là người nhạy bén, sao có thể không nhận ra manh mối? Cõi lòng bà khó chịu như kiến bò, nghĩ đi nghĩ lại vẻ mặt của Kim lão tiên sinh lúc ấy, cảm thấy chuyện này có vấn đề. Cũng bởi vậy, bà âm thầm mời thêm vài đại phu khác, mỗi lần hỏi về bệnh tình đều cẩn thận quan sát vẻ mặt họ, không ngờ người nào người nấy ánh mắt láo liên, không chịu nói rõ ràng.
La phu nhân càng nghĩ càng thấy bất an, bèn nhờ nhà ngoại mời một vị đại phu tin cậy đến xem, lúc này mới biết được tình huống thực sự. Thì ra trong cơ thể La Lam tích tụ rất nhiều hàn độc, hẳn là do một loại thuốc nào đó gây ra, cứ mãi như vậy chỉ e sẽ ảnh hưởng đến con cái sau này. Con cái chính là bản mệnh của phụ nữ, thậm chí là gốc rễ giúp họ đứng vững chân ở nhà chồng. Nếu con gái bà không thể sinh con, gả đi đâu cũng chỉ có số khổ. Người chuốc thuốc này rõ ràng muốn huỷ hoại cả đời con gái bà!
La phu nhân nhanh chóng sai người khống chế khuê các của con gái, gọi từng vú em hầu hạ nàng ta ra thẩm vấn, vừa răn đe vừa dụ dỗ, nghiêm hình tra tấn, dùng hết mọi thủ đoạn, thậm chí lấy người thân bọn họ ra uy hiếp, cuối cùng mới tìm ra đầu sỏ gây tội. Người kia không phải ai khác, mà chính là Hỉ Nhi, nha hoàn thân cận của La Lam, cung nữ nhất đẳng do Thái hậu tự tay ban tặng mấy ngày trước. Vì muốn Thái hậu vui lòng, La Lam lập tức nâng thị lên vị trí đại nha hoàn, cũng hết sức tín nhiệm.
“Sao Thái hậu lại phải hại Lam nhi, không thể nào!" – La Chấn phản bác theo trực giác.
“Không phải Thái hậu, mà là Cung Thân vương." – Rốt cuộc nói đến chính đề, La phu nhân vốn còn kiên cường nhẫn nại bỗng nhiên đỏ mắt, suýt nữa rơi lệ.
“Sao lại là y? Nếu Lam nhi không thể sinh thì có lợi gì cho y? Đấy cũng là con của y mà!" – La Chấn cảm thấy lời vợ mình nói hết sức vớ vẩn. Ông ta nghĩ sao cũng không rõ trên đời này có người đàn ông nào lại cố tình khiến chính thất của mình không thể sinh con. Y không muốn có đích tử? Vậy thì nói gì đến tranh giành ngôi vị?
La phu nhân rốt cuộc không nín được, bật khóc tu tu, nức nở nói – “Hỉ Nhi cũng không nói được, chỉ nói Cung Thân vương đã có người trong lòng, muốn Lam nhi giữ vị trí chính thất hộ người nọ, hơn nữa không muốn có con với bất kỳ ai khác. Lam nhi nhà chúng ta nào phải đi làm Cung Thân vương phi, mà là đi làm vật bài trí. Nếu không phải nhờ lần bệnh nặng này mà tìm ra dấu vết, chắc chắn sau này thành thân sẽ gian khổ cả đời, về già không nơi nương tựa. Tàn nhẫn biết bao với một người phụ nữ! Lão gia, Tề Cẩn Du thực sự khinh người quá đáng, ngươi phải đòi lại công bằng cho Lam nhi!"
Đầu La Chấn đau như búa bổ, ông ta vừa day thái dương vừa hỏi phu nhân mình có biết người Cung Thân vương thích là ai hay không. Nhưng Hỉ Nhi cũng không biết nhiều, cho dù bị tra tấn đến sống không bằng chết cũng không nhả ra được bất kỳ manh mối nào. Hết cách, La phu nhân bèn thả thị về, sai người canh giữ cẩn thận. Bà vốn định giết chết Hỉ nhi, rồi lại sợ rút dây động rừng, cuối cùng đành nhẫn nhịn. Hai vợ chồng suy tính cả một ngày, một người phụ trách tìm kiếm biện pháp điều dưỡng cho con gái mình, người còn lại sai người âm thầm điều tra, quyết chí tìm ra con hồ ly tinh kia.
La Chấn vừa có tài trí vừa có thủ đoạn, bụng nghĩ nếu người phụ nữ kia phải để con mình giữ chỗ hộ, vậy ả nhất định là người mà Cung Thân vương muốn mà không giành được, nhưng lại vô cùng khẳng định rằng sau này mình có thể sở hữu được. Tình cảm sâu đậm như vậy không thể nào là với những nữ tử chỉ mới gặp đôi lần, mà chắc chắn đã từng qua lại trong thời gian dài. Lần theo manh mối này, ông ta tức thì tra ra trong một lần lạc đường hồi nhỏ, Cung Thân vương từng được Triệu Bích Huyên đưa về phủ Văn viễn hầu, từ đó quen biết với Triệu Huyền, đồng thời thường xuyên qua lại giữa nội cung và phủ Văn viễn hầu với danh nghĩa tập võ, cho đến khi Triệu Huyền phụng chỉ xuất chinh.
Triệu Bích Huyên có dung mạo khuynh thành, đủ để mê hoặc tất cả đàn ông trong thiên hạ, Cung Thân vương sao có thể ngoại lệ? Huống hồ tất cả nữ tử từng qua lại với y đều có gia thế hiển hách, thân phận xứng đôi, chỉ cần y mở lời, dẫu là chính thê hay trắc phi, y đều có thể chọn được một người đúng ý, nào có chuyện muốn mà không giành được với chả giữ hộ vị trí. La Chấn đánh tan mọi gút mắc trong chuyện này, cuối cùng có thể xác định Triệu Bích Huyên chính là người trong lòng Cung Thân vương. Hèn gì y phải chuốc thuốc con gái mình, để nó giữ vị trí hộ, đơn giản là vì y không cưới được người y muốn cưới. Thế nào là giữ vị trí để về sau nhường chỗ, thậm chí còn không muốn con gái mình mang thai, hiển nhiên ý định của y là sau này để người nọ sinh con cho y. Người này rõ ràng muốn khi quân soán vị, cướp đoạt chị dâu mà! Nghĩ đến đây, sống lưng La Chấn bất giác lạnh toát.
Dã tâm của Cung Thân vương to hơn tưởng tượng của ông ta rất nhiều, hơn nữa khó mà lung lạc. Vì một ả đàn bà, y lại có thể điên cuồng đến mức này!
La Chấn càng quyết tâm rũ sạch mọi quan hệ với Cung Thân vương. Phủ Tĩnh Quốc công là nhà ngoại của y, che chở y trưởng thành, nhưng vì một người ngoài, lại còn là phi tần của Hoàng thượng, y lại có thể ra tay nặng đến vậy. Có thể thấy, trong lòng y không hề có phủ Tĩnh Quốc công này, e rằng chỉ cần lợi dụng xong, y sẽ tuỳ ý vứt bỏ. Y để con gái ông ta tạm thời giữ vị trí chính thất, một ngày nào đó, nếu y hoàn thành nguyện vọng, để không đắc tội với phủ Tĩnh Quốc công, y nhất định sẽ không vứt bỏ hay xử tệ với con gái ông ta, mà sẽ dứt khoát cho nàng ta chết bất đắc kỳ tử. Quả là một dã tâm đáng sợ, quả là một thủ đoạn thâm hiểm, ấy vậy mà lại bị sắc đẹp làm mờ mắt, hành xử bừa bãi, không theo một thể thống nào, chung quy khó lòng mài giũa.
Nếu y lên ngôi thành công, không chừng sẽ thành một Chu U Vương châm lửa giỡn chư hầu (1) thứ hai. La Chấn càng nghĩ càng thấy chướng mắt với tầm nhìn thiển cận lẫn cách hành xử vụng về của Cung Thân vương, lập tức đưa ra quyết định – Bất kể thế nào cũng phải từ chối cuộc hôn nhân này. La Chấn đi đến hậu viện thăm con gái. Thấy nàng ta đã gầy trơ xương, hốc hác tiều tuỵ, đôi mắt phủ kín tơ máu vì khóc quá nhiều, thần thái không còn chút xán lạn nào, lòng ông ta đau như cắt. Nhưng ông ta không thể trực tiếp đối chọi với Cung Thân vương và Thái hậu, càng không thể để lộ chuyện này ra ngoài, chỉ có thể nuốt cơn giận này xuống.
“Cung Thân vương chà đạp con chính là chà đạp chi thứ chúng ta. Y coi chúng ta là cầu thang, là hòn đá kê chân để trèo lên, có thể vứt bỏ bất cứ lúc nào. Sớm muộn gì cũng có ngày, cha sẽ dạy cho y biết, nếu đi mà không nhìn đường, rất có thể sẽ ngã rất đau, đặc biệt là người vốn đứng cao tận mây xanh." – Ông ta an ủi con gái mình, cuối cùng sai vợ vào cung yết kiến Thái hậu.
Chẳng bao lâu sau, tin Cung Thân vương phi tương lai qua đời vì ốm bệnh nhanh chóng lan truyền khắp kinh thành. Thái hậu liên tục phái vài Thái y đi xem, người nào người nấy đều lắc đầu thở dài, trầm mặc không nói lời nào, có thể thấy bệnh tình nguy kịch hơn đồn đãi rất nhiều. La Chấn tiễn Thái y đi, miệng không khỏi cười nhạt. Đại phu Thái y viện đã thấy quá nhiều chuyện dơ bẩn, quả nhiên ai cũng là kẻ khôn lanh, rõ ràng có thể chẩn đoán ra con gái ông ta trúng thuốc tuyệt tự thông qua mạch tượng, vậy mà ai ai cũng ngậm tăm, không chịu nói ra. Cũng đúng, La Lam đâu phải con gái họ, bọn họ đương nhiên không đau lòng.
Sau khi hồi cung, Thái y không dám giấu giếm, bẩm báo theo đúng sự thật rằng thời gian của hương quân (*) e rằng không còn nhiều. Thái hậu nghe xong đầu đau như búa bổ, suy xét vài ngày, muốn huỷ bỏ hôn sự giữa con trai và La Lam lại không tiện mở lời. Dù La Chấn tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, bà ta cũng sẽ không để con trai mình lấy một tấm bài vị. Cũng may La Chấn thông tình đạt lý, chủ động vào cung xin từ hôn. Thái hậu từ chối vài lần mới “miễn cưỡng" đồng ý. Ngay đêm đó, La Lam đã được đưa về quê xa tận Giang Tây để “chờ chết".
(*) Cách gọi phụ nữ thời phong kiến.
Nhận được tin này, phu nhân Tĩnh Quốc công lập tức vào cung, mặt dày mày dạn đề cử con gái mình. Thái hậu ngán đến tận họng, đuổi mụ ta thẳng cổ, sau đó cầm danh sách chọn tới chọn lui, mãi vẫn không quyết định được.
Tình hình phát triển đến bước này, Chu Doãn Thịnh cảm thấy cũng đã đến lúc nên gửi tặng đối tượng kết hôn mà mình chọn cho Tề Cẩn Du qua cho họ.
“Tiền Phương Phỉ? Đích nữ của Trấn Bắc Tướng quân Tiền Thông?" – Ánh mắt Thái hậu hơi sáng lên. Trấn Bắc tướng quân hiện đang nắm giữ đại quân tám trăm nghìn người, thực lực chỉ sau Triệu Huyền, rất có tiếng nói trong triều đình. Lúc trước đế vương chấn chỉnh triều chính, thâu tóm quân đội, rõ ràng rất muốn thay ông ta bằng người khác, nhưng cuối cùng đành từ bỏ vì không tìm thấy nhược điểm. Bởi vậy, có thể thấy Tiền Thông đa mưu túc trí đến nhường nào. Tuyệt vời hơn cả chính là, trước đây, khi Tiên đế quyết định lập Thái tử, hoàng tử mà ông ta ủng hộ là An Thân vương, không hề ưa cái gối thêu hoa như Tề Dịch Ninh, còn từng vài lần dâng tấu tỏ ý phản đối. Về sau, thấy Tề Dịch Ninh đắc thắng, ông ta bèn tự xin đến biên quan trấn giữ, đến nay đã mười lăm năm chưa trở về.
Nhằm quản chế ông ta, Tề Dịch Ninh giữ vài đích tử đích nữ của ông ta ở kinh thành, cho một đám công tử quyền quý cố tình tiếp cận, mê hoặc, dần dần khiến họ trở nên vô dụng. Tiền Thông kia vốn là người nóng tính, nói ông ta không hận, Thái hậu tuyệt đối không tin. Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn, Thái hậu bị quyền thế của Tiền Thông hấp dẫn, tim không khỏi đập thình thịch.
“Vâng. Người đừng thấy đại tiểu thư nhà họ Tiền xuất thân từ gia đình võ tướng mà nhầm, nàng tinh thông hết cầm kỳ thi hoạ, mặt mày cũng xinh xắn đoan trang, lịch sự nhã nhặn lắm đấy ạ, rất xứng đôi với điện hạ." – La phu nhân nghe lệnh chồng vào cung thuyết phục Thái hậu, lại nghe chồng nói đây là ý Hoàng thượng. Kết thân với nhà họ Tiền không khác gì tìm một trợ thủ đắc lực cho Cung Thân vương, bà không hiểu sao Hoàng thượng muốn làm như vậy. Nhớ đến cảnh ngộ của con gái, bà nghĩ phải chăng Hoàng thượng cũng biết chuyện này nên định cho Tiền tiểu thư lấy Cung Thân vương nhằm về sau vạch trần chuyện chuốc thuốc, khiến Cung Thân vương và Tiền Thông xích mích với nhau?
Bà nói suy đoán của mình cho chồng, lại bị La Chấn phủ định – “Tiền Thông là một kẻ kiêu hùng, có thể từ bỏ bất cứ thứ gì vì quyền thế. Năm đó, ông ta bị quân Bắc Địch vây hãm ở núi Thu Danh, cắt đứt lương thực, ông ta thậm chí giết chết vài thiếp thất và thứ tử bên cạnh mình, lấy máu xẻ thịt nấu cho tướng sĩ ăn để thoát vây. Các tướng sĩ cảm phục ông ta, liều chết đưa ông ta ra ngoài. Một kẻ vô tình vô cảm như ông ta, nói gì đến chuốc thuốc, cho dù đích nữ của ông ta bị độc chết, chỉ cần lợi ích giữa Cung Thân vương và ông ta vẫn còn, ông ta sẽ không trở mặt. Dụng ý của Hoàng thượng e rằng không ở chỗ này."
La phu nhân bèn thôi, chỉ có thể líu lưỡi cảm thán đôi câu về sự tàn nhẫn ác độc của Tiền Thông, sau đó lập tức vào cung tâm sự, đưa ra kiến nghị cho Thái hậu. Thái hậu quả nhiên nhìn trúng Tiền Phương Phỉ, lại sợ Thịnh Đế không đồng ý, bèn hết giả bệnh lại tìm người xem mệnh, nói phải cho Cung Thân vương mau chóng thành thân để xua tan tà khí, còn nói khắp kinh thành chỉ độc Tiền Phương Phỉ là có bát tự hợp với Thái hậu.
Chu Doãn Thịnh thích thú nhìn Thái hậu diễn kịch, mãi đến khi bà ta tự làm mình gầy xọp hẳn đi, mới “miễn cưỡng" hạ chỉ. Hắn lựa chọn Tiền Phương Phỉ đương nhiên là có lý do, nhưng hoàn toàn không phải như suy đoán của La phu nhân. Vị Tiền Phương Phỉ này cũng là một nhân vật lợi hại, thị hoàn toàn thừa kế sự thô bạo, tàn nhẫn của cha mình. Kiếp trước, vì nhà họ Tiền bị Hoàng đế dè chừng, thị không lấy được một tấm chồng tốt. Chồng thị là một kẻ ăn chơi trác táng nổi tiếng kinh thành, bình thường thích nhất là trêu hoa ghẹo nguyệt, thích vụng trộm với người ngoài, chơi đùa hết nha hoàn bên cạnh thị. Thị cũng mặc xác nha hoàn nọ là tình nguyện hay bị bắt ép, một khi tra ra sẽ lập tức đánh chết, vứt thi thể máu me đầm đìa ra ngoài đường. Nếu phát hiện có nhân ngãi bên ngoài, thị có thể thiêu cả người lẫn nhà thành tro, thậm chí từng tự tay giết chết không chỉ một thứ tử.
Chồng thị không tài nào chịu nổi thị, rồi lại không thể trêu vào, bèn hợp mưu với mẹ mình, thừa cơ thị mang thai hạ độc giết chết thị. May thay, thị phát hiện ra âm mưu của hai người, tuy giận đến thân dưới máu chảy ồ ạt nhưng vẫn rút kiếm đuổi giết hai người mấy dãy phố, thẳng tay chém bọn họ nát nhừ. Chuyện này thực sự quá lớn, ngay cả Chu Doãn Thịnh đang bận làm nhiệm vụ cũng từng nghe nhắc đến, còn đặc biệt chạy đến thiên lao chiêm ngưỡng người phụ nữ kỳ diệu này. Hắn vốn tưởng người này chắc hẳn đã phát điên, nào ngờ đầu óc thị vẫn tỉnh táo, thần trí vẫn linh hoạt vô cùng, muốn dùng chứng cứ cha mình mưu phản đổi lấy mạng sống của mình, hiển nhiên đã chuẩn bị sẵn phương pháp thoát thân từ khi ra tay.
Sau khi rời khỏi thiên lao, Chu Doãn Thịnh lặng người đi rất lâu, không thể không cảm thán trên đời này luôn có những người sở hữu ý chí sắt đá như vậy. Nếu người này là nam, e rằng ngay cả ông bô Tiền Thông của thị cũng không trấn áp được. Vì vậy, hắn mà không ban thị cho Tề Cẩn Du thì quả thực uổng phí ưu thế tiên tri từ việc sống thêm một kiếp này. Những thủ đoạn kia của Tề Cẩn Du chỉ có thể đối phó được với phụ nữ bình thường, chứ mang đi đối phó với Tiền Phương Phỉ chắc sẽ bị băm nhừ tử. Đến lúc đó, thị vào đại lao, có khi sẽ lại dùng chứng cứ phạm tội của Tiền Thông để đổi lấy tính mạng, cũng coi như giúp Chu Doãn Thịnh dẹp bớt hai mối phiền phức.
Tiền Phương Phỉ sở hữu dung mạo thanh tú, khí chất dịu dàng. Xét từ ngoại hình, thị hoàn toàn là một tiểu thư khuê các điển hình. Thị rất vừa lòng với ngoại hình tuấn tú và sinh hoạt tình cảm đơn giản của Tề Cẩn Du, vì vậy sau khi thành hôn, thị kiềm chế bản tính, sẵn lòng trở thành một người vợ “hiền thục" vì Tề Cẩn Du. Tề Cẩn Du đè nén cảm xúc, “triền miên" với thị mấy tháng. Một ngày nọ, Tề Cẩn Du bỗng nhận được tin ba tỉnh phía Tây Nam mấy năm liền hạn hán, lòng dân không ổn định, y lập tức xúi vài triều thần ngỏ lời giúp mình. Muốn tích luỹ vốn liếng chính trị, sau khi thành hôn, y phải xử lý tốt vài công chuyện mới được.
Nhớ năm đó Tây Nam hạn hán, hơn một nửa quan lại trong triều tiến cử với Chu Doãn Thịnh cho Cung Thân vương đi xử lý chuyện này. Nhưng lúc này đây, chỉ có hai, ba triều thần mở lời, hơn nữa còn không dám nói thẳng, chỉ đề cập qua trong tấu sớ. Chu Doãn Thịnh thẳng thắn phê chuẩn. Kiếp trước, Tề Cẩn Du đi tuần Tây Nam, văn có La Chấn bày mưu tính kế, võ có Triệu Huyền đi theo bảo vệ, hai người đều là nhân tài bậc nhất Đại Tề, xử lý mọi chuyện hết sức ổn thoả, tận thiện tận mỹ. Khi Tề Cẩn Du rời khỏi Tây Nam, dân chúng ba tỉnh đưa tiễn chật đường, lệ rơi ướt áo, vô vàn chiếc vạn dân tán (*) trải dài miên man, gần như không nhìn thấy điểm cuối.
(*) Ở xã hội phong kiến, khi tiễn biệt một vị quan thanh liêm (thường là đưa tiễn lúc rời chức), người dân thường đưa tặng “vạn dân tán" để tỏ ý lưu luyến, biết ơn. (xem hình 2)
Công lao này, lòng dân này chính là vốn liếng giúp Tề Cẩn Du chính thức sải bước lên sân khấu chính trị. Trước là sự anh minh quả quyết của y, sau lại là sự vô dụng hồ đồ của Chu Doãn Thịnh, tâm lý của các triều thần đương nhiên sẽ nghiêng về một bên. Nhưng kiếp này, tình hình đã khác đi trông thấy. La Chấn và Triệu Huyền nhất định sẽ không đi với y, một thân một mình y có còn bản lĩnh đảo ngược tình thế hay không?
Chu Doãn Thịnh mỏi mắt mong chờ.
Tề Cẩn Du được giao nhiệm vụ đúng theo nguyện vọng. Y thoả mãn ăn một bữa trong cung Thái hậu, sau đó đến phủ Tĩnh Quốc công tìm kiếm La Chấn theo lời chỉ dẫn của Thái hậu.
“Điện hạ muốn vi thần cùng đi Tây Nam với ngài? Không có lệnh của Hoàng thượng, vi thần không dám tự tiện rời khỏi kinh thành."
“Mai ông có thể tấu xin Hoàng thượng. Để mau chóng ổn định cục diện hỗn loạn ở Tây Nam, Hoàng thượng sẽ đồng ý thôi."
“Vậy mai vi thần sẽ dâng sớ." – La Chấn đáp một cách cung kính, nội tâm lại chỉ cười nhạt.
Tề Cẩn Du tự cho rằng đã đạt được mục đích, trong lòng hết sức vui mừng, giả đò lo lắng hỏi thăm bệnh tình của La Lam, còn lặp đi lặp lại rằng không thể kết hôn với nàng ta là tiếc nuối lớn nhất đời y. Y không nói còn đỡ, chứ vừa nói ra, tất cả sự căm hận ẩn sâu trong lòng La Chấn tức thì bùng lên, quả thực muốn tự tay xẻ thịt y. Cố gắng tập trung tinh thần lá mặt lá trái với y một hồi, mãi đến khi y rời khỏi, La Chấn mới cười khẩy mắng một câu “súc sinh".
Sau khi rời khỏi phủ Tĩnh Quốc công, Tề Cẩn Du lặng lẽ định ngày hẹn gặp Triệu Kế Đông. Hai người quen nhau từ nhỏ, Triệu Kế Đông còn từng nhiều lần truyền tín vật giúp y, biết rõ gian tình giữa y và Triệu Bích Huyên. Hiện tại, Triệu Kế Đông thực ra muốn tránh xa y, tiếc rằng trong tay y nắm rất nhiều vật tư của chị cậu ta, một khi lấy ra có thể khiến phủ Văn Viễn Hầu bị khám nhà, diệt tộc, ô danh muôn đời. Công danh của cậu ta, vinh dự của cậu ta, tước vị của cậu ta… đều sẽ biến mất.
Đúng là lên thuyền giặc không xuống được mà! Nếu năm đó tỷ tỷ giữ mình một chút, mình việc gì phải lo lắng đề phòng, sống một ngày bằng một năm như bây giờ. Triệu Kế Đông không khỏi thầm trách Triệu Bích Huyên. Nghe thấy mục đích đến của Tề Cẩn Du, cậu ta rũ mắt trầm tư một lát, cuối cùng đồng ý. Chuyến cứu tế Tây Nam lần này là một cơ may, có La Chấn đại nhân khống chế tình hình, cậu ta chỉ cần ngồi mát ăn bát vàng là được. Được lợi còn không cần tốn sức, cớ gì không đi?
Thuyết phục Triệu Kế Đông xong, Tề Cẩn Du lại định ngày hẹn gặp Triệu Huyền.
“Xin lỗi, ta không giúp được ngươi. Hoàng thượng rất dè chừng quyền thế của ta trong quân đội, để tránh nguy hiểm, ta sẽ không nhúng tay vào bất cứ chuyện chính sự nào, chỉ mong một ngày nào đó tâm trạng Hoàng thượng tốt, người sẽ thả ta về Tây Bắc. Ngươi đi tìm người khác thì hơn." Triệu Huyền vuốt ve tách trà sứ trắng, giọng điệu dứt khoát. Việc về Tây Bắc đương nhiên là giả, cho dù phải về, hắn cũng phải mang theo người nọ. Hơn nữa, hắn vừa mới biết một chuyện, chỉ muốn tự tay vặn gãy cổ Tề Cẩn Du, đời nào lại đi giúp y.
Mấy ngày trước, Tề Cẩn Du hay tin văn sĩ kia bị bẻ gãy mười ngón, bèn phái người tung tin đồn ở giới sĩ tử rằng bởi vì Hoàng thượng không thích thơ do đối phương làm, Hoàng thượng đã sai người xử lý gã ta. Dân phong Đại Tề cởi mở, cũng không cấm đoán bình dân bách tính bàn chuyện triều chính, đặc biệt là sĩ tử, họ thậm chí lấy làm vinh dự với việc châm biếm những tệ nạn đương thời. Sau khi kiểm tra, xác nhận, chúng sĩ tử vô cùng căm phẫn, liên danh viết bài lên án đế vương tàn bạo, hồ đồ. Tuy cuối cùng chuyện này bị dẹp yên, nhưng chung quy đã làm tổn hại rất lớn đến danh dự của đế vương.
Việc này rõ ràng là do mình làm, vậy mà lại để Tề Dịch Ninh phải chịu tiếng xấu, Triệu Huyền cảm thấy có lỗi với hắn, đang muốn bù lại cho hắn. Tề Cẩn Du muốn đi Tây Nam? Tốt lắm, hắn sẽ phải người “hộ tống" y cẩn thận, chỉ mong y có thể trở về toàn thây.
Tề Cẩn Du cũng biết nỗi khó xử của Triệu Huyền, nhưng y càng lo cho an nguy của mình, bèn lùi một bước – “Triệu đại ca, huynh không đi cũng được, nhưng ít nhất cũng phải cho ta mượn vài thị vệ võ công cao cường chứ. Nghe nói hiện nay Tây Nam đã loạn lạc khắp nơi, giặc cỏ hoành hành, hơn nữa chuyên giết mệnh quan triều đình, với thân phận của ta, e rằng không trấn áp được bọn họ."
“Ta cũng không có thị vệ, ngươi đi tìm người khác đi." – Đối với Triệu Huyền, Tề Cẩn Du đã là người chết, hắn không cần khách khí với người chết làm gì. Hắn thả chén trà xuống, đoạn phất tay áo bỏ đi.
“Đúng là huênh hoang đắc chí. Cứ chờ đấy, sớm muộn gì cũng có ngày bổn vương cho các người biết bốn chữ “biết vậy chẳng làm" viết như thế nào." – Tề Cẩn Du giận tái mặt, đập mạnh ấm trà xuống. Trên đường về phủ, y suy tư mãi, cảm thấy mình cần tìm thêm vài trợ thủ nữa, liền gửi lời nhắn cho Triệu Bích Huyên trong thâm cung. Đêm đó, Triệu Bích Huyên khoác lên mình bộ váy lụa mỏng tang, múa một điệu Điệp thượng phi cho Thịnh Đế, thừa dịp Thịnh Đế đang vui vẻ thì “vô tình" nhắc tới cục diện hỗn loạn ở Tây Nam, nói chỉ phái một mình Cung Thân vương đến cứu tế e rằng không đủ, phải cần thêm vài hiền thần tài năng tháo vát nữa. Nếu Tây Nam bị loạn dân đánh chiếm, những nơi như Tây Bắc, Trung Bắc cũng sẽ loạn theo, đến lúc đó sẽ càng khó thu phục.
Chu Doãn Thịnh cười khen phải, hôm sau quả nhiên phái bốn đại thần đi theo. Ngoại trừ Triệu Kế Đông, ba người khác đều không phải người mà Tề Cẩn Du vừa ý. Nhưng thánh chỉ đã hạ, không thể thay đổi, Tề Cẩn Du đành phải lập tức trở về thu dọn đồ đạc, trong lòng vô cùng phiền muộn. Ba đại thần nọ có một biệt hiệu chung trong triều – ba không dính: một không dính đến quyền thần, hai không dính đến tội thần, ba không dính đến việc lớn, ngoài ăn no chờ chết không có bất cứ sở thích nào khác. Mang ba giá áo túi cơm này đi Tây Nam, Tề Cẩn Du đã có thể đoán trước được tương lai gian khổ của mình.
Y biết Thịnh Đế đã bắt đầu ra tay với mình, bởi vì y cưới Tiền Phương Phỉ, trở thành mối đe doạ đối với hắn. Tiền Phương Phỉ? Đôi mắt Tề Cẩn Du sáng lên, thế mới nhớ vợ mình xuất thân từ phủ Trấn Bắc Tướng quân, tuy cái gì cũng thiếu, chỉ không thiếu binh hùng tướng mạnh. Lần đầu tiên, y cảm thấy Mẫu hậu lệnh cho y cưới vợ là một quyết định chính xác.
Nghe nói chồng mình gặp khó khăn, Tiền Phương Phỉ bất chấp nguy cơ bị Thịnh Đế nghi kỵ, phái vài chục ám vệ hộ tống Tề Cẩn Du đến Tây Nam, sau đó đưa y về nguyên vẹn. Một tấm chồng vừa điển trai sáng láng lại vừa biết giữ mình như vậy, chết đi sẽ không tìm ra người thứ hai, thị nhất định phải gìn giữ cẩn thận.
————————
Chú thích:
(1) Chu U Vương là vị vua cuối cùng của thời kỳ Tây Chu, có sủng phi là nàng Bao Tự xinh đẹp tuyệt trần. Bao Tự rất ít khi cười. U vương tìm mọi cách để làm Bao Tự cười nhưng đều không thành. Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Theo lời Quắc công Thạch Phủ, Chu U vương sai đốt lửa cho chư hầu mang quân đến để cho Bao Tự cười. U vương làm theo.
Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho Bao Tự cười. Xong U vương lệnh cho các trấn chư hầu rút quân về vì không có giặc.
Từ lần Bao Tự cười, U vương rất mừng, lại sai đốt lửa phong đài lần nữa và các chư hầu lại bị lừa. Từ đó các chư hầu mất lòng tin vào thiên tử nhà Chu.
(2) Vạn dân tán:
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Phong Lưu
Beta: BuBu
La Chấn đợi vài ngày, thấy Tĩnh Quốc công chỉ phạt đích nữ quỳ từ đường hai ngày rồi thôi, như thể đây đã là sự phân xử công bằng nhất đối với chi thứ, trong lòng không khỏi căm giận. Ông ta có tất thảy năm người con trai, bình thường quản thúc nghiêm khắc, dạy dỗ tuỳ theo tài năng của từng người, nay đã có hai người đỗ tiến sĩ, ba người còn lại tuy còn nhỏ, nhưng cũng đã bộc lộ tài năng. Một gia tộc có hưng thịnh hay không, phải xem con cháu có thành tài hay không. La Chấn không dám nói xa, nhưng ông ta tuyệt đối tin tưởng sẽ có một ngày, chi thứ vượt qua chi trưởng, khi đối mặt với Tĩnh Quốc công không những không cảm thấy kém một bậc, mà còn có thể ngẩng đầu kiêu hãnh.
Tĩnh Quốc công sỉ nhục La Chấn như vậy, ông ta cũng chẳng buồn để bụng đến lợi ích của phủ Tĩnh Quốc công nữa, chỉ lặng lẽ lên kế hoạch vun vén cho mái ấm nhỏ của mình, nếu có thể tách khỏi gia tộc thì càng tốt. Tĩnh Quốc công có mắt như mù, lại quyết định muốn nâng đỡ Cung Thân vương soán vị, cũng không nghĩ xem y có năng lực ấy hay không, nếu thất bại thì nên giải quyết như thế nào.
La Chấn đã khuyên nhủ vài lần từ trực tiếp đến gián tiếp, nhưng đều không có tác dụng. Ông ta cảm nhận được một cách sâu sắc lưỡi dao sắc bén luôn lơ lửng trên đầu mình, có thể rơi xuống bất cứ khi nào. Ông ta vừa giận Thái hậu cố tình kéo mình xuống nước, vừa vắt hết óc suy nghĩ xem nên thoát vây thế nào, nghĩ đi nghĩ lại cũng chỉ có cách tận trung với Hoàng thượng.
Thủ đoạn của Hoàng thượng tuy tàn nhẫn, nhưng cũng biết khoan dung độ lượng, hơn nữa rất coi trọng nhân tài. Ông ta tin chỉ cần mình không lầm đường lạc lối, ắt hẳn sẽ không bị liên luỵ. Nghĩ đến đây, La Chấn càng cảm thán về những điểm tốt khi quốc gia được trị vì bởi một minh quân. Như vậy, thần tử mới có thể bình tâm đóng góp cho xã tắc. Sau khi nghĩ thông suốt, ông ta càng cần mẫn thể hiện trước triều đình, cũng cảm nhận rõ sự coi trọng mà đế vương dành cho mình. Trước kia phủ Tĩnh Quốc công quyền thế ngập trời, Thái hậu mưu đồ thâu tóm triều chính, hoành hành ngang ngược. Hoàng thượng chèn ép vây cánh Thái hậu, lại chỉ tha cho mình ông ta, đáng lẽ lúc ấy ông ta đã nên biết Hoàng thượng là vị bá chủ quang minh lỗi lạc đến nhường nào.
Hôm nay vào chầu, La Chấn lại lần nữa cảm động đến run rẩy tâm can vì sự tận tuỵ với giang sơn xã tắc cũng như sự anh minh thần võ của đế vương. Nhưng vừa về đến nhà, ông ta lại thấy phu nhân nhà mình đang chầu chực tại nhà trên, sắc mặt đen sì, dường như đã đợi rất lâu.
“Trong nhà có việc gì à?" – Trong lòng La Chấn hiện lên dự cảm xấu.
“Con gái mình ốm bệnh đã nhiều ngày, vậy mà Thái y mãi vẫn chưa chữa khỏi, nên hôm nay ta mời Kim lão tiên sinh ở Bách Thảo đường đến xem thử. Ngươi đoán kết quả thế nào." – La phu nhân gạt mạnh giọt nước trên khóe mắt, bình tĩnh nói – “Lam nhi không phải là quá sợ hãi, mà là bị người ta chuốc thuốc."
“Thuốc gì?" – Sắc mặt La Chấn xanh mét, vội vàng truy vấn. Phu nhân tuyệt đối sẽ không lấy chuyện này nói giỡn, ắt hẳn đã phải điều tra đi điều tra lại mới có thể nói cho ông ta biết.
Trên thực tế, La phu nhân quả thực đã âm thầm tra xét vài ngày. Ba ngày trước, bà đã mời Kim lão tiên sinh đến bắt mạch. Khi ấy, lão tiên sinh toát ra vẻ mặt muốn nói lại thôi, dường như rất sợ bị tra hỏi, giải thích qua loa vài câu rồi vội vàng kê một toa thuốc liền đi. La phu nhân là người nhạy bén, sao có thể không nhận ra manh mối? Cõi lòng bà khó chịu như kiến bò, nghĩ đi nghĩ lại vẻ mặt của Kim lão tiên sinh lúc ấy, cảm thấy chuyện này có vấn đề. Cũng bởi vậy, bà âm thầm mời thêm vài đại phu khác, mỗi lần hỏi về bệnh tình đều cẩn thận quan sát vẻ mặt họ, không ngờ người nào người nấy ánh mắt láo liên, không chịu nói rõ ràng.
La phu nhân càng nghĩ càng thấy bất an, bèn nhờ nhà ngoại mời một vị đại phu tin cậy đến xem, lúc này mới biết được tình huống thực sự. Thì ra trong cơ thể La Lam tích tụ rất nhiều hàn độc, hẳn là do một loại thuốc nào đó gây ra, cứ mãi như vậy chỉ e sẽ ảnh hưởng đến con cái sau này. Con cái chính là bản mệnh của phụ nữ, thậm chí là gốc rễ giúp họ đứng vững chân ở nhà chồng. Nếu con gái bà không thể sinh con, gả đi đâu cũng chỉ có số khổ. Người chuốc thuốc này rõ ràng muốn huỷ hoại cả đời con gái bà!
La phu nhân nhanh chóng sai người khống chế khuê các của con gái, gọi từng vú em hầu hạ nàng ta ra thẩm vấn, vừa răn đe vừa dụ dỗ, nghiêm hình tra tấn, dùng hết mọi thủ đoạn, thậm chí lấy người thân bọn họ ra uy hiếp, cuối cùng mới tìm ra đầu sỏ gây tội. Người kia không phải ai khác, mà chính là Hỉ Nhi, nha hoàn thân cận của La Lam, cung nữ nhất đẳng do Thái hậu tự tay ban tặng mấy ngày trước. Vì muốn Thái hậu vui lòng, La Lam lập tức nâng thị lên vị trí đại nha hoàn, cũng hết sức tín nhiệm.
“Sao Thái hậu lại phải hại Lam nhi, không thể nào!" – La Chấn phản bác theo trực giác.
“Không phải Thái hậu, mà là Cung Thân vương." – Rốt cuộc nói đến chính đề, La phu nhân vốn còn kiên cường nhẫn nại bỗng nhiên đỏ mắt, suýt nữa rơi lệ.
“Sao lại là y? Nếu Lam nhi không thể sinh thì có lợi gì cho y? Đấy cũng là con của y mà!" – La Chấn cảm thấy lời vợ mình nói hết sức vớ vẩn. Ông ta nghĩ sao cũng không rõ trên đời này có người đàn ông nào lại cố tình khiến chính thất của mình không thể sinh con. Y không muốn có đích tử? Vậy thì nói gì đến tranh giành ngôi vị?
La phu nhân rốt cuộc không nín được, bật khóc tu tu, nức nở nói – “Hỉ Nhi cũng không nói được, chỉ nói Cung Thân vương đã có người trong lòng, muốn Lam nhi giữ vị trí chính thất hộ người nọ, hơn nữa không muốn có con với bất kỳ ai khác. Lam nhi nhà chúng ta nào phải đi làm Cung Thân vương phi, mà là đi làm vật bài trí. Nếu không phải nhờ lần bệnh nặng này mà tìm ra dấu vết, chắc chắn sau này thành thân sẽ gian khổ cả đời, về già không nơi nương tựa. Tàn nhẫn biết bao với một người phụ nữ! Lão gia, Tề Cẩn Du thực sự khinh người quá đáng, ngươi phải đòi lại công bằng cho Lam nhi!"
Đầu La Chấn đau như búa bổ, ông ta vừa day thái dương vừa hỏi phu nhân mình có biết người Cung Thân vương thích là ai hay không. Nhưng Hỉ Nhi cũng không biết nhiều, cho dù bị tra tấn đến sống không bằng chết cũng không nhả ra được bất kỳ manh mối nào. Hết cách, La phu nhân bèn thả thị về, sai người canh giữ cẩn thận. Bà vốn định giết chết Hỉ nhi, rồi lại sợ rút dây động rừng, cuối cùng đành nhẫn nhịn. Hai vợ chồng suy tính cả một ngày, một người phụ trách tìm kiếm biện pháp điều dưỡng cho con gái mình, người còn lại sai người âm thầm điều tra, quyết chí tìm ra con hồ ly tinh kia.
La Chấn vừa có tài trí vừa có thủ đoạn, bụng nghĩ nếu người phụ nữ kia phải để con mình giữ chỗ hộ, vậy ả nhất định là người mà Cung Thân vương muốn mà không giành được, nhưng lại vô cùng khẳng định rằng sau này mình có thể sở hữu được. Tình cảm sâu đậm như vậy không thể nào là với những nữ tử chỉ mới gặp đôi lần, mà chắc chắn đã từng qua lại trong thời gian dài. Lần theo manh mối này, ông ta tức thì tra ra trong một lần lạc đường hồi nhỏ, Cung Thân vương từng được Triệu Bích Huyên đưa về phủ Văn viễn hầu, từ đó quen biết với Triệu Huyền, đồng thời thường xuyên qua lại giữa nội cung và phủ Văn viễn hầu với danh nghĩa tập võ, cho đến khi Triệu Huyền phụng chỉ xuất chinh.
Triệu Bích Huyên có dung mạo khuynh thành, đủ để mê hoặc tất cả đàn ông trong thiên hạ, Cung Thân vương sao có thể ngoại lệ? Huống hồ tất cả nữ tử từng qua lại với y đều có gia thế hiển hách, thân phận xứng đôi, chỉ cần y mở lời, dẫu là chính thê hay trắc phi, y đều có thể chọn được một người đúng ý, nào có chuyện muốn mà không giành được với chả giữ hộ vị trí. La Chấn đánh tan mọi gút mắc trong chuyện này, cuối cùng có thể xác định Triệu Bích Huyên chính là người trong lòng Cung Thân vương. Hèn gì y phải chuốc thuốc con gái mình, để nó giữ vị trí hộ, đơn giản là vì y không cưới được người y muốn cưới. Thế nào là giữ vị trí để về sau nhường chỗ, thậm chí còn không muốn con gái mình mang thai, hiển nhiên ý định của y là sau này để người nọ sinh con cho y. Người này rõ ràng muốn khi quân soán vị, cướp đoạt chị dâu mà! Nghĩ đến đây, sống lưng La Chấn bất giác lạnh toát.
Dã tâm của Cung Thân vương to hơn tưởng tượng của ông ta rất nhiều, hơn nữa khó mà lung lạc. Vì một ả đàn bà, y lại có thể điên cuồng đến mức này!
La Chấn càng quyết tâm rũ sạch mọi quan hệ với Cung Thân vương. Phủ Tĩnh Quốc công là nhà ngoại của y, che chở y trưởng thành, nhưng vì một người ngoài, lại còn là phi tần của Hoàng thượng, y lại có thể ra tay nặng đến vậy. Có thể thấy, trong lòng y không hề có phủ Tĩnh Quốc công này, e rằng chỉ cần lợi dụng xong, y sẽ tuỳ ý vứt bỏ. Y để con gái ông ta tạm thời giữ vị trí chính thất, một ngày nào đó, nếu y hoàn thành nguyện vọng, để không đắc tội với phủ Tĩnh Quốc công, y nhất định sẽ không vứt bỏ hay xử tệ với con gái ông ta, mà sẽ dứt khoát cho nàng ta chết bất đắc kỳ tử. Quả là một dã tâm đáng sợ, quả là một thủ đoạn thâm hiểm, ấy vậy mà lại bị sắc đẹp làm mờ mắt, hành xử bừa bãi, không theo một thể thống nào, chung quy khó lòng mài giũa.
Nếu y lên ngôi thành công, không chừng sẽ thành một Chu U Vương châm lửa giỡn chư hầu (1) thứ hai. La Chấn càng nghĩ càng thấy chướng mắt với tầm nhìn thiển cận lẫn cách hành xử vụng về của Cung Thân vương, lập tức đưa ra quyết định – Bất kể thế nào cũng phải từ chối cuộc hôn nhân này. La Chấn đi đến hậu viện thăm con gái. Thấy nàng ta đã gầy trơ xương, hốc hác tiều tuỵ, đôi mắt phủ kín tơ máu vì khóc quá nhiều, thần thái không còn chút xán lạn nào, lòng ông ta đau như cắt. Nhưng ông ta không thể trực tiếp đối chọi với Cung Thân vương và Thái hậu, càng không thể để lộ chuyện này ra ngoài, chỉ có thể nuốt cơn giận này xuống.
“Cung Thân vương chà đạp con chính là chà đạp chi thứ chúng ta. Y coi chúng ta là cầu thang, là hòn đá kê chân để trèo lên, có thể vứt bỏ bất cứ lúc nào. Sớm muộn gì cũng có ngày, cha sẽ dạy cho y biết, nếu đi mà không nhìn đường, rất có thể sẽ ngã rất đau, đặc biệt là người vốn đứng cao tận mây xanh." – Ông ta an ủi con gái mình, cuối cùng sai vợ vào cung yết kiến Thái hậu.
Chẳng bao lâu sau, tin Cung Thân vương phi tương lai qua đời vì ốm bệnh nhanh chóng lan truyền khắp kinh thành. Thái hậu liên tục phái vài Thái y đi xem, người nào người nấy đều lắc đầu thở dài, trầm mặc không nói lời nào, có thể thấy bệnh tình nguy kịch hơn đồn đãi rất nhiều. La Chấn tiễn Thái y đi, miệng không khỏi cười nhạt. Đại phu Thái y viện đã thấy quá nhiều chuyện dơ bẩn, quả nhiên ai cũng là kẻ khôn lanh, rõ ràng có thể chẩn đoán ra con gái ông ta trúng thuốc tuyệt tự thông qua mạch tượng, vậy mà ai ai cũng ngậm tăm, không chịu nói ra. Cũng đúng, La Lam đâu phải con gái họ, bọn họ đương nhiên không đau lòng.
Sau khi hồi cung, Thái y không dám giấu giếm, bẩm báo theo đúng sự thật rằng thời gian của hương quân (*) e rằng không còn nhiều. Thái hậu nghe xong đầu đau như búa bổ, suy xét vài ngày, muốn huỷ bỏ hôn sự giữa con trai và La Lam lại không tiện mở lời. Dù La Chấn tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, bà ta cũng sẽ không để con trai mình lấy một tấm bài vị. Cũng may La Chấn thông tình đạt lý, chủ động vào cung xin từ hôn. Thái hậu từ chối vài lần mới “miễn cưỡng" đồng ý. Ngay đêm đó, La Lam đã được đưa về quê xa tận Giang Tây để “chờ chết".
(*) Cách gọi phụ nữ thời phong kiến.
Nhận được tin này, phu nhân Tĩnh Quốc công lập tức vào cung, mặt dày mày dạn đề cử con gái mình. Thái hậu ngán đến tận họng, đuổi mụ ta thẳng cổ, sau đó cầm danh sách chọn tới chọn lui, mãi vẫn không quyết định được.
Tình hình phát triển đến bước này, Chu Doãn Thịnh cảm thấy cũng đã đến lúc nên gửi tặng đối tượng kết hôn mà mình chọn cho Tề Cẩn Du qua cho họ.
“Tiền Phương Phỉ? Đích nữ của Trấn Bắc Tướng quân Tiền Thông?" – Ánh mắt Thái hậu hơi sáng lên. Trấn Bắc tướng quân hiện đang nắm giữ đại quân tám trăm nghìn người, thực lực chỉ sau Triệu Huyền, rất có tiếng nói trong triều đình. Lúc trước đế vương chấn chỉnh triều chính, thâu tóm quân đội, rõ ràng rất muốn thay ông ta bằng người khác, nhưng cuối cùng đành từ bỏ vì không tìm thấy nhược điểm. Bởi vậy, có thể thấy Tiền Thông đa mưu túc trí đến nhường nào. Tuyệt vời hơn cả chính là, trước đây, khi Tiên đế quyết định lập Thái tử, hoàng tử mà ông ta ủng hộ là An Thân vương, không hề ưa cái gối thêu hoa như Tề Dịch Ninh, còn từng vài lần dâng tấu tỏ ý phản đối. Về sau, thấy Tề Dịch Ninh đắc thắng, ông ta bèn tự xin đến biên quan trấn giữ, đến nay đã mười lăm năm chưa trở về.
Nhằm quản chế ông ta, Tề Dịch Ninh giữ vài đích tử đích nữ của ông ta ở kinh thành, cho một đám công tử quyền quý cố tình tiếp cận, mê hoặc, dần dần khiến họ trở nên vô dụng. Tiền Thông kia vốn là người nóng tính, nói ông ta không hận, Thái hậu tuyệt đối không tin. Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn, Thái hậu bị quyền thế của Tiền Thông hấp dẫn, tim không khỏi đập thình thịch.
“Vâng. Người đừng thấy đại tiểu thư nhà họ Tiền xuất thân từ gia đình võ tướng mà nhầm, nàng tinh thông hết cầm kỳ thi hoạ, mặt mày cũng xinh xắn đoan trang, lịch sự nhã nhặn lắm đấy ạ, rất xứng đôi với điện hạ." – La phu nhân nghe lệnh chồng vào cung thuyết phục Thái hậu, lại nghe chồng nói đây là ý Hoàng thượng. Kết thân với nhà họ Tiền không khác gì tìm một trợ thủ đắc lực cho Cung Thân vương, bà không hiểu sao Hoàng thượng muốn làm như vậy. Nhớ đến cảnh ngộ của con gái, bà nghĩ phải chăng Hoàng thượng cũng biết chuyện này nên định cho Tiền tiểu thư lấy Cung Thân vương nhằm về sau vạch trần chuyện chuốc thuốc, khiến Cung Thân vương và Tiền Thông xích mích với nhau?
Bà nói suy đoán của mình cho chồng, lại bị La Chấn phủ định – “Tiền Thông là một kẻ kiêu hùng, có thể từ bỏ bất cứ thứ gì vì quyền thế. Năm đó, ông ta bị quân Bắc Địch vây hãm ở núi Thu Danh, cắt đứt lương thực, ông ta thậm chí giết chết vài thiếp thất và thứ tử bên cạnh mình, lấy máu xẻ thịt nấu cho tướng sĩ ăn để thoát vây. Các tướng sĩ cảm phục ông ta, liều chết đưa ông ta ra ngoài. Một kẻ vô tình vô cảm như ông ta, nói gì đến chuốc thuốc, cho dù đích nữ của ông ta bị độc chết, chỉ cần lợi ích giữa Cung Thân vương và ông ta vẫn còn, ông ta sẽ không trở mặt. Dụng ý của Hoàng thượng e rằng không ở chỗ này."
La phu nhân bèn thôi, chỉ có thể líu lưỡi cảm thán đôi câu về sự tàn nhẫn ác độc của Tiền Thông, sau đó lập tức vào cung tâm sự, đưa ra kiến nghị cho Thái hậu. Thái hậu quả nhiên nhìn trúng Tiền Phương Phỉ, lại sợ Thịnh Đế không đồng ý, bèn hết giả bệnh lại tìm người xem mệnh, nói phải cho Cung Thân vương mau chóng thành thân để xua tan tà khí, còn nói khắp kinh thành chỉ độc Tiền Phương Phỉ là có bát tự hợp với Thái hậu.
Chu Doãn Thịnh thích thú nhìn Thái hậu diễn kịch, mãi đến khi bà ta tự làm mình gầy xọp hẳn đi, mới “miễn cưỡng" hạ chỉ. Hắn lựa chọn Tiền Phương Phỉ đương nhiên là có lý do, nhưng hoàn toàn không phải như suy đoán của La phu nhân. Vị Tiền Phương Phỉ này cũng là một nhân vật lợi hại, thị hoàn toàn thừa kế sự thô bạo, tàn nhẫn của cha mình. Kiếp trước, vì nhà họ Tiền bị Hoàng đế dè chừng, thị không lấy được một tấm chồng tốt. Chồng thị là một kẻ ăn chơi trác táng nổi tiếng kinh thành, bình thường thích nhất là trêu hoa ghẹo nguyệt, thích vụng trộm với người ngoài, chơi đùa hết nha hoàn bên cạnh thị. Thị cũng mặc xác nha hoàn nọ là tình nguyện hay bị bắt ép, một khi tra ra sẽ lập tức đánh chết, vứt thi thể máu me đầm đìa ra ngoài đường. Nếu phát hiện có nhân ngãi bên ngoài, thị có thể thiêu cả người lẫn nhà thành tro, thậm chí từng tự tay giết chết không chỉ một thứ tử.
Chồng thị không tài nào chịu nổi thị, rồi lại không thể trêu vào, bèn hợp mưu với mẹ mình, thừa cơ thị mang thai hạ độc giết chết thị. May thay, thị phát hiện ra âm mưu của hai người, tuy giận đến thân dưới máu chảy ồ ạt nhưng vẫn rút kiếm đuổi giết hai người mấy dãy phố, thẳng tay chém bọn họ nát nhừ. Chuyện này thực sự quá lớn, ngay cả Chu Doãn Thịnh đang bận làm nhiệm vụ cũng từng nghe nhắc đến, còn đặc biệt chạy đến thiên lao chiêm ngưỡng người phụ nữ kỳ diệu này. Hắn vốn tưởng người này chắc hẳn đã phát điên, nào ngờ đầu óc thị vẫn tỉnh táo, thần trí vẫn linh hoạt vô cùng, muốn dùng chứng cứ cha mình mưu phản đổi lấy mạng sống của mình, hiển nhiên đã chuẩn bị sẵn phương pháp thoát thân từ khi ra tay.
Sau khi rời khỏi thiên lao, Chu Doãn Thịnh lặng người đi rất lâu, không thể không cảm thán trên đời này luôn có những người sở hữu ý chí sắt đá như vậy. Nếu người này là nam, e rằng ngay cả ông bô Tiền Thông của thị cũng không trấn áp được. Vì vậy, hắn mà không ban thị cho Tề Cẩn Du thì quả thực uổng phí ưu thế tiên tri từ việc sống thêm một kiếp này. Những thủ đoạn kia của Tề Cẩn Du chỉ có thể đối phó được với phụ nữ bình thường, chứ mang đi đối phó với Tiền Phương Phỉ chắc sẽ bị băm nhừ tử. Đến lúc đó, thị vào đại lao, có khi sẽ lại dùng chứng cứ phạm tội của Tiền Thông để đổi lấy tính mạng, cũng coi như giúp Chu Doãn Thịnh dẹp bớt hai mối phiền phức.
Tiền Phương Phỉ sở hữu dung mạo thanh tú, khí chất dịu dàng. Xét từ ngoại hình, thị hoàn toàn là một tiểu thư khuê các điển hình. Thị rất vừa lòng với ngoại hình tuấn tú và sinh hoạt tình cảm đơn giản của Tề Cẩn Du, vì vậy sau khi thành hôn, thị kiềm chế bản tính, sẵn lòng trở thành một người vợ “hiền thục" vì Tề Cẩn Du. Tề Cẩn Du đè nén cảm xúc, “triền miên" với thị mấy tháng. Một ngày nọ, Tề Cẩn Du bỗng nhận được tin ba tỉnh phía Tây Nam mấy năm liền hạn hán, lòng dân không ổn định, y lập tức xúi vài triều thần ngỏ lời giúp mình. Muốn tích luỹ vốn liếng chính trị, sau khi thành hôn, y phải xử lý tốt vài công chuyện mới được.
Nhớ năm đó Tây Nam hạn hán, hơn một nửa quan lại trong triều tiến cử với Chu Doãn Thịnh cho Cung Thân vương đi xử lý chuyện này. Nhưng lúc này đây, chỉ có hai, ba triều thần mở lời, hơn nữa còn không dám nói thẳng, chỉ đề cập qua trong tấu sớ. Chu Doãn Thịnh thẳng thắn phê chuẩn. Kiếp trước, Tề Cẩn Du đi tuần Tây Nam, văn có La Chấn bày mưu tính kế, võ có Triệu Huyền đi theo bảo vệ, hai người đều là nhân tài bậc nhất Đại Tề, xử lý mọi chuyện hết sức ổn thoả, tận thiện tận mỹ. Khi Tề Cẩn Du rời khỏi Tây Nam, dân chúng ba tỉnh đưa tiễn chật đường, lệ rơi ướt áo, vô vàn chiếc vạn dân tán (*) trải dài miên man, gần như không nhìn thấy điểm cuối.
(*) Ở xã hội phong kiến, khi tiễn biệt một vị quan thanh liêm (thường là đưa tiễn lúc rời chức), người dân thường đưa tặng “vạn dân tán" để tỏ ý lưu luyến, biết ơn. (xem hình 2)
Công lao này, lòng dân này chính là vốn liếng giúp Tề Cẩn Du chính thức sải bước lên sân khấu chính trị. Trước là sự anh minh quả quyết của y, sau lại là sự vô dụng hồ đồ của Chu Doãn Thịnh, tâm lý của các triều thần đương nhiên sẽ nghiêng về một bên. Nhưng kiếp này, tình hình đã khác đi trông thấy. La Chấn và Triệu Huyền nhất định sẽ không đi với y, một thân một mình y có còn bản lĩnh đảo ngược tình thế hay không?
Chu Doãn Thịnh mỏi mắt mong chờ.
Tề Cẩn Du được giao nhiệm vụ đúng theo nguyện vọng. Y thoả mãn ăn một bữa trong cung Thái hậu, sau đó đến phủ Tĩnh Quốc công tìm kiếm La Chấn theo lời chỉ dẫn của Thái hậu.
“Điện hạ muốn vi thần cùng đi Tây Nam với ngài? Không có lệnh của Hoàng thượng, vi thần không dám tự tiện rời khỏi kinh thành."
“Mai ông có thể tấu xin Hoàng thượng. Để mau chóng ổn định cục diện hỗn loạn ở Tây Nam, Hoàng thượng sẽ đồng ý thôi."
“Vậy mai vi thần sẽ dâng sớ." – La Chấn đáp một cách cung kính, nội tâm lại chỉ cười nhạt.
Tề Cẩn Du tự cho rằng đã đạt được mục đích, trong lòng hết sức vui mừng, giả đò lo lắng hỏi thăm bệnh tình của La Lam, còn lặp đi lặp lại rằng không thể kết hôn với nàng ta là tiếc nuối lớn nhất đời y. Y không nói còn đỡ, chứ vừa nói ra, tất cả sự căm hận ẩn sâu trong lòng La Chấn tức thì bùng lên, quả thực muốn tự tay xẻ thịt y. Cố gắng tập trung tinh thần lá mặt lá trái với y một hồi, mãi đến khi y rời khỏi, La Chấn mới cười khẩy mắng một câu “súc sinh".
Sau khi rời khỏi phủ Tĩnh Quốc công, Tề Cẩn Du lặng lẽ định ngày hẹn gặp Triệu Kế Đông. Hai người quen nhau từ nhỏ, Triệu Kế Đông còn từng nhiều lần truyền tín vật giúp y, biết rõ gian tình giữa y và Triệu Bích Huyên. Hiện tại, Triệu Kế Đông thực ra muốn tránh xa y, tiếc rằng trong tay y nắm rất nhiều vật tư của chị cậu ta, một khi lấy ra có thể khiến phủ Văn Viễn Hầu bị khám nhà, diệt tộc, ô danh muôn đời. Công danh của cậu ta, vinh dự của cậu ta, tước vị của cậu ta… đều sẽ biến mất.
Đúng là lên thuyền giặc không xuống được mà! Nếu năm đó tỷ tỷ giữ mình một chút, mình việc gì phải lo lắng đề phòng, sống một ngày bằng một năm như bây giờ. Triệu Kế Đông không khỏi thầm trách Triệu Bích Huyên. Nghe thấy mục đích đến của Tề Cẩn Du, cậu ta rũ mắt trầm tư một lát, cuối cùng đồng ý. Chuyến cứu tế Tây Nam lần này là một cơ may, có La Chấn đại nhân khống chế tình hình, cậu ta chỉ cần ngồi mát ăn bát vàng là được. Được lợi còn không cần tốn sức, cớ gì không đi?
Thuyết phục Triệu Kế Đông xong, Tề Cẩn Du lại định ngày hẹn gặp Triệu Huyền.
“Xin lỗi, ta không giúp được ngươi. Hoàng thượng rất dè chừng quyền thế của ta trong quân đội, để tránh nguy hiểm, ta sẽ không nhúng tay vào bất cứ chuyện chính sự nào, chỉ mong một ngày nào đó tâm trạng Hoàng thượng tốt, người sẽ thả ta về Tây Bắc. Ngươi đi tìm người khác thì hơn." Triệu Huyền vuốt ve tách trà sứ trắng, giọng điệu dứt khoát. Việc về Tây Bắc đương nhiên là giả, cho dù phải về, hắn cũng phải mang theo người nọ. Hơn nữa, hắn vừa mới biết một chuyện, chỉ muốn tự tay vặn gãy cổ Tề Cẩn Du, đời nào lại đi giúp y.
Mấy ngày trước, Tề Cẩn Du hay tin văn sĩ kia bị bẻ gãy mười ngón, bèn phái người tung tin đồn ở giới sĩ tử rằng bởi vì Hoàng thượng không thích thơ do đối phương làm, Hoàng thượng đã sai người xử lý gã ta. Dân phong Đại Tề cởi mở, cũng không cấm đoán bình dân bách tính bàn chuyện triều chính, đặc biệt là sĩ tử, họ thậm chí lấy làm vinh dự với việc châm biếm những tệ nạn đương thời. Sau khi kiểm tra, xác nhận, chúng sĩ tử vô cùng căm phẫn, liên danh viết bài lên án đế vương tàn bạo, hồ đồ. Tuy cuối cùng chuyện này bị dẹp yên, nhưng chung quy đã làm tổn hại rất lớn đến danh dự của đế vương.
Việc này rõ ràng là do mình làm, vậy mà lại để Tề Dịch Ninh phải chịu tiếng xấu, Triệu Huyền cảm thấy có lỗi với hắn, đang muốn bù lại cho hắn. Tề Cẩn Du muốn đi Tây Nam? Tốt lắm, hắn sẽ phải người “hộ tống" y cẩn thận, chỉ mong y có thể trở về toàn thây.
Tề Cẩn Du cũng biết nỗi khó xử của Triệu Huyền, nhưng y càng lo cho an nguy của mình, bèn lùi một bước – “Triệu đại ca, huynh không đi cũng được, nhưng ít nhất cũng phải cho ta mượn vài thị vệ võ công cao cường chứ. Nghe nói hiện nay Tây Nam đã loạn lạc khắp nơi, giặc cỏ hoành hành, hơn nữa chuyên giết mệnh quan triều đình, với thân phận của ta, e rằng không trấn áp được bọn họ."
“Ta cũng không có thị vệ, ngươi đi tìm người khác đi." – Đối với Triệu Huyền, Tề Cẩn Du đã là người chết, hắn không cần khách khí với người chết làm gì. Hắn thả chén trà xuống, đoạn phất tay áo bỏ đi.
“Đúng là huênh hoang đắc chí. Cứ chờ đấy, sớm muộn gì cũng có ngày bổn vương cho các người biết bốn chữ “biết vậy chẳng làm" viết như thế nào." – Tề Cẩn Du giận tái mặt, đập mạnh ấm trà xuống. Trên đường về phủ, y suy tư mãi, cảm thấy mình cần tìm thêm vài trợ thủ nữa, liền gửi lời nhắn cho Triệu Bích Huyên trong thâm cung. Đêm đó, Triệu Bích Huyên khoác lên mình bộ váy lụa mỏng tang, múa một điệu Điệp thượng phi cho Thịnh Đế, thừa dịp Thịnh Đế đang vui vẻ thì “vô tình" nhắc tới cục diện hỗn loạn ở Tây Nam, nói chỉ phái một mình Cung Thân vương đến cứu tế e rằng không đủ, phải cần thêm vài hiền thần tài năng tháo vát nữa. Nếu Tây Nam bị loạn dân đánh chiếm, những nơi như Tây Bắc, Trung Bắc cũng sẽ loạn theo, đến lúc đó sẽ càng khó thu phục.
Chu Doãn Thịnh cười khen phải, hôm sau quả nhiên phái bốn đại thần đi theo. Ngoại trừ Triệu Kế Đông, ba người khác đều không phải người mà Tề Cẩn Du vừa ý. Nhưng thánh chỉ đã hạ, không thể thay đổi, Tề Cẩn Du đành phải lập tức trở về thu dọn đồ đạc, trong lòng vô cùng phiền muộn. Ba đại thần nọ có một biệt hiệu chung trong triều – ba không dính: một không dính đến quyền thần, hai không dính đến tội thần, ba không dính đến việc lớn, ngoài ăn no chờ chết không có bất cứ sở thích nào khác. Mang ba giá áo túi cơm này đi Tây Nam, Tề Cẩn Du đã có thể đoán trước được tương lai gian khổ của mình.
Y biết Thịnh Đế đã bắt đầu ra tay với mình, bởi vì y cưới Tiền Phương Phỉ, trở thành mối đe doạ đối với hắn. Tiền Phương Phỉ? Đôi mắt Tề Cẩn Du sáng lên, thế mới nhớ vợ mình xuất thân từ phủ Trấn Bắc Tướng quân, tuy cái gì cũng thiếu, chỉ không thiếu binh hùng tướng mạnh. Lần đầu tiên, y cảm thấy Mẫu hậu lệnh cho y cưới vợ là một quyết định chính xác.
Nghe nói chồng mình gặp khó khăn, Tiền Phương Phỉ bất chấp nguy cơ bị Thịnh Đế nghi kỵ, phái vài chục ám vệ hộ tống Tề Cẩn Du đến Tây Nam, sau đó đưa y về nguyên vẹn. Một tấm chồng vừa điển trai sáng láng lại vừa biết giữ mình như vậy, chết đi sẽ không tìm ra người thứ hai, thị nhất định phải gìn giữ cẩn thận.
————————
Chú thích:
(1) Chu U Vương là vị vua cuối cùng của thời kỳ Tây Chu, có sủng phi là nàng Bao Tự xinh đẹp tuyệt trần. Bao Tự rất ít khi cười. U vương tìm mọi cách để làm Bao Tự cười nhưng đều không thành. Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Theo lời Quắc công Thạch Phủ, Chu U vương sai đốt lửa cho chư hầu mang quân đến để cho Bao Tự cười. U vương làm theo.
Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho Bao Tự cười. Xong U vương lệnh cho các trấn chư hầu rút quân về vì không có giặc.
Từ lần Bao Tự cười, U vương rất mừng, lại sai đốt lửa phong đài lần nữa và các chư hầu lại bị lừa. Từ đó các chư hầu mất lòng tin vào thiên tử nhà Chu.
(2) Vạn dân tán:
Tác giả :
Phong Lưu Thư Ngốc