Khoa Kỹ Vấn Đạo (Đế Chế Kinh Tế Mới Tại Nước Việt)
Chương 45: Mua sắm phong ba (1)
Phòng 501 khu Giảng đường A, Trường Đại học Kinh tế quốc gia
Mất cả ngày hôm trước xếp hàng làm các thủ tục nhập học, Lý Đông rốt cuộc đã chính thức trở thành sinh viên. Buổi sáng hôm nay, hắn vừa có buổi tập trung để nhận lớp và gặp gỡ giảng viên chủ nhiệm. Gần bảy mươi con người ngồi kín cả sảnh giảng đường rộng lớn, tiếng trò chuyện, hỏi han, làm quen vang lên náo nhiệt. Lý Đông chọn cho mình một vị trí không mấy bắt mắt, lặng lặng nhìn những gương mặt xa lạ từ khắp mọi miền của tổ quốc, đây sẽ là những người bạn đồng hành cùng hắn trong suốt những năm học tiếp theo. Lý Đông thú vị theo dõi biểu cảm khác nhau của các bạn học, đa phần những người ở đây đều là dân ngoại tỉnh, nhiều người là lần đầu xa nhà do vậy trên mặt một số các bạn nữ vẫn còn nét lo lắng. Về phần bạn học nam thì đa phần đều tỏ thái độ hớn hở, như chim được sổ lồng vì thoát khỏi áp lực học hành và sự kiểm soát của cha mẹ.
Lên đại học, việc học chủ yếu là tự giác, thi cử cũng không quá khó khăn, đặc biệt là đối với sinh viên khối ngành kinh tế, đây là những lời rỉ tai nhau của lớp sinh viên khóa trên dành cho đàn em khóa dưới. Phấn đấu đạt học bổng thì khó chứ để qua môn thì cũng tương đối đơn giản với những sinh viên “thiên tài" này. Thông thường thì trước ngày thi vài hôm, bọn họ mới cầm đến sách vở rồi xem qua vội vàng. Đi thi thì cầu trời khấn phật đừng bị “tủ đè trúng" hoặc xin cho “phao ơi phao nổi đừng chìm", lúc làm bài thì chỗ nhớ chỗ không, viết luận lung tung bậy bạ chẳng cần biết đúng sai miễn sao điền cho đủ vài mặt giấy. Đây cũng là kinh nghiệm được nhiều lớp đàn anh truyền thụ, làm như vậy cốt để thể hiện cho người chấm bài biết được là đầu mình cũng là có chữ, không có chất lượng thì cũng có công viết bài. Nghe khá là hoang đường, nhưng ấy vậy mà cái trò này lại có một tác dụng thần kỳ, bởi điều thú vị và kỳ lạ là đa phần sinh viên dù biết mình viết chẳng vào cái chủ đề gì nhưng đều ít nhất đủ điểm qua môn, trừ phi có ai đen đủi lắm mới trượt, tỷ lệ nợ môn thực tế cả khóa cũng là không quá lớn. Thậm chí ngay cả những sinh viên thi rớt cũng chẳng có cái gì là thảm họa, bọn họ còn cả một kỳ thi lại phía sau, mà kỳ thi này thì kinh nghiệm cho thấy vượt qua còn dễ hơn kỳ đầu.
Do vậy, trừ phi sinh viên tệ hại bỏ bê hẳn chuyện học hoặc gây ra chuyện kinh thiên động địa nào đó mà bị nhà trường tước học tịch mới không ra nổi trường. Nếu không thì đều đặn sau bốn năm miệt mài ăn chơi ở giảng đường, các sinh viên “gương mẫu" đều đội mũ cử nhân hân hoan lên bục nhận bằng tốt nghiệp bắt đầu xông ra cuộc đời phấn đấu vì miếng cơm manh áo. Khi này xã hội mới là sàn diễn chân chính để những người có tài năng thực sự phô diễn khả năng của mình. Có những người chỉ có bằng xếp hạng trung bình nhưng sau vài năm xông pha đã có được vị trí nhất định trong xã hội lại có những người cầm tấm bằng giỏi còn đang vất vả lặn lội dăm ba nơi tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng. Dẫu biết kiến thức là khá quan trọng có điều những thứ được đào tạo ở các trường đại học lại không mấy thứ có thể áp dụng vào thực tiễn, hầu hết đều phải ra ngoài đời học lại. Do vậy, ở các trường khối kinh tế trong nước, thời đại học là thời gian tuyệt vời cho game, phim, du lịch, thể thao và ái tình, học hành tuyệt không phải là ưu tiên hàng đầu với số đông.
Chủ nhiệm của Lý Đông là một giáo sư khoảng bốn mươi tuổi, ông ấy sẽ phụ trách dạy một vài môn chuyên ngành, có điều môn này phải tới năm thứ ba đại học mới bắt đầu giảng dạy, hai năm đầu đều là các môn đại cương và môn cơ sở các loại như Triết học, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị, Pháp luật đại cương… những môn này khi nghe giảng và ôn thi cũng làm học sinh to đầu thêm không ít với những khái niệm và diễn dịch khó hiểu cao siêu như thiên thư từ trời cao rơi xuống. Buổi tập trung hôm nay cũng không có nội dung gì nhiều, mất khoảng gần một tiếng để chủ nhiệm phổ biến nội quy học hành thi cử, tiến hành bầu chọn ban cán sự lớp và đoàn đội, phổ biến lịch học và sách vở cần chuẩn bị thì kết thúc. Thời gian còn lại để mọi người trong lớp giao lưu với nhau. Thấy các công việc cần thiết đã xong xuôi. Lý Đông đứng dậy theo lối cửa bên hông về nhà trước.
Những ngày đến trường tiếp theo, Lý Đông lại phát hiện thêm một điều thú vị. Đại học không có sắp xếp chỗ ngồi như các cấp học dưới, ai ngồi chỗ nào là tự chủ động và thường được quyết định tại những buổi học đầu tiên. Thông thường những người quen biết hoặc có thiện cảm với nhau sẽ tập trung về một chỗ, hình thành các nhóm bạn chơi chung. Tuy vậy điều này lại làm xuất hiện một số tình huống không được tốt lắm, ví dụ như trong lớp Lý Đông lại đã xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử, một nhóm bạn học gia đình có vẻ có điều kiện ở Hà Đô tụ tập lại, bọn họ chỉ chơi với nhau và không quan tâm nhiều đến các bạn học khác. Thái độ đôi khi khá là kiểu cách, xa lạ với mọi người, tất nhiên cũng không gây ra xích mích gì lớn nhưng lại gây cho nhiều người cảm giác khó chịu.
Lý Đông cũng không có khúc mắc gì với những người này, hắn đơn giản chỉ là quan sát một chút sắc thái cuộc sống mà thôi, việc ai người đó làm. Mỗi người một môi trường sinh trưởng, một tính cách, hắn cũng không quản mà cũng không muốn quản mấy thứ chuyện tào lao này. Dù sao chỉ khi nào bước chân ra đời, va vấp với đủ thành phần trong xã hội, vật đổi sao dời, địa vị của mỗi cá nhân xác lập lại, con người ta mới chân chính hình thành nên nhân sinh quan thực sự, thứ mà ở giảng đường đại học vốn là chưa thể có.
Bạn cùng bàn Lý Đông là một người tên là Thiều Đại. Tính tình tên này cũng có chút lành lạnh, có điều không phải theo kiểu khinh khỉnh của những người kể trên. Do khí tràng không hợp với đa số mọi người, hắn lầm lì ít nói, ai hỏi thì hắn trả lời còn không thì chẳng mấy khi chủ động hỏi chuyện người khác. Trong lớp Lý Đông có lẽ là người nói chuyện được với Thiều Đại nhiều nhất nhưng đó cũng chỉ là tại buổi học đầu tiên mà thôi. Tên này ngoại hình nhìn có chút dữ dằn, dáng người cao to cơ bắp, tóc ngắn đầu đinh, trên trán dường như có vết rách được khâu lành lại, ánh mắt lừ đừ nguy hiểm. Hôm đó, khi hắn bước vào lớp và đưa mắt quét tìm chỗ ngồi, bạn học ai cũng sợ hãi né tránh, có người vội vã để một quyển sách sang vị trí bên cạnh báo hiệu là đã có người ngồi cùng. Quan sát một hồi Thiều Đại phát hiện chỉ có Lý Đông là bình thản nhìn hắn. Thiều Đại liền đi về phía Lý Đông rồi hỏi:
- Có ai ngồi đây không?
- Không, ngồi đi!
Lý Đông cười trả lời.
- Uhm
Thiều Đại cũng không hỏi gì thêm đặt mông ngồi xuống. Điều này khiến trong giảng đường xuất hiện một vị trí kỳ quặc, tại cùng một bàn đồng thời có hai tên cao to lù lù như cột tháp nổi bật giữa những cái đầu thấp bé. Mấy vị bạn học xung quanh vội vàng ngồi dạt tránh xa vị trí của hai người cứ như bọn Lý Đông là ôn thần vậy. Lý Đông cũng chẳng bận tâm lắm tới bọn họ, dù sao hắn cũng không thích ồn ào, càng ít người xung quanh càng đỡ nhức đầu. Thiều Đại cũng thấy những điều này, hắn nhếch mép cười khổ quay sang người bên cạnh dùng chất giọng khàn khàn nói:
- Bọn này chắc tưởng tao là tướng cướp đấy. Tao là Thiều Đại, còn mày?
- Lý Đông.
- Uhm, quê ở đâu?
- Đông Thành.
- Tao ở Nam Hà.
- Uhm, không xa Hà Đô lắm. Mày trọ ở đâu?
- Ký túc xá. Còn mày?
- Uhm… tao có người quen ở đây!
- Ờ, vậy đỡ bị quản lý giờ giấc đêm hôm. Mẹ kiếp, mấy hôm ra ngoài có chút việc về muộn bị nhốt ở ngoài, chán bỏ mẹ!
- Mày làm gì mà về muộn thế?
- Đi làm.
- Làm thêm?
- Ừ, tao mồ côi, sống với bà. Không ai chu cấp, làm thêm mới có tiền ăn học.
- À, mày thật nỗ lực. Ở đây mày làm cái gì?
Thiều Đại có chút chần chờ nhưng cảm thấy Lý Đông hình như không giống với mấy con chuột nhắt xung quanh, hắn nói:
- Trông quán bar.
- Chỗ đó khá phức tạp. Sao mày tìm được công việc này?
- Hôm mới lên đây, có xích mích với một thằng. Tao đấm vỡ mồm nó và mấy thằng bạn. Chủ quán bar cũng ở đó thấy thế hỏi tao có muốn làm cho lão không.
- Uhm… hóa ra là vậy! Công việc thế nào?
- Cũng được, có đám nào phá quán thì đuổi chúng nó ra. Tháng có bốn triệu tiền công, bao ăn ca. Coi như trừ sinh hoạt cũng có chút gửi về quê.
Thấy Thiều Đại có vẻ không phải là dạng hung hãn như vẻ ngoài mà là kẻ vừa có chí vừa hiếu thuận, Lý Đông chợt nảy lên ý nghĩ giúp đỡ, hắn nói:
- Nếu khi nào không thích làm ở đó nữa thì bảo tao. Tao có thể nhờ người quen giới thiệu cho một việc khác.
Thiều Đại nghe vậy cũng không có phản ứng gì khác thường, chỉ gật gật đầu:
- Uhm, để tính sau, giờ thì không cần. Tao thấy việc này làm tạm cũng được!
- Tốt!
Màn làm quen giữa hai người là những mẩu thoại cụt ngủn nhát gừng như vậy, kể từ sau buổi đó do không có chủ đề chung quan tâm, bọn hắn cũng ít chuyện trò gì thêm, đến buổi thì tới lớp, hết giờ thì ra về, lừng lững như hai bóng ma trong suốt một tuần lễ đầu tiên của năm học. Xung quanh hai người đã vắng càng thêm vắng, giáo viên vào lớp cũng có chút nhìn không quen nhưng cũng không quản nhiều, đều đã trưởng thành ai còn đi nói những chuyện này.
Sáng thứ hai của tuần học kế tiếp, để gia tăng giao lưu và tình đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, ban cán sự và bí thư thông báo tổ chức cho lớp một chuyến picnic thăm suối Ngà ở một tỉnh lân cận vào cuối tuần. Lớp trưởng Đình Hương là người Hà Đô, tố chất lãnh đạo khá tốt. Nàng là người có cá tính hướng ngoại và khá hòa đồng, ngoại hình lại cao ráo xinh xắn nên khi nàng ứng cử chức vị này, ngay lập tức được nhiều người ủng hộ, nhất là các bạn nam. Tương tự như vậy, bí thư Trần Độ lại giành được sự ủng hộ của đa số các bạn nữ, hắn có vẻ ngoài trông khá phong trần với gò má cao, đôi mắt sâu, lông mày rậm, mái tóc hất một bên bồng bềnh lãng tử. Đặc biệt tên này có một phong thái khá là tự tin, giọng nói lại ấm áp trầm bổng quyến rũ người nghe, tuy bị một số nam sinh viên đố kỵ bỏ phiếu chống nhưng nhờ phái nữ trong lớp khá nhiều nên hắn cũng đắc cử vị trí này.
Vì là sinh hoạt đoàn thể đầu tiên của cả lớp nên mọi người cũng không ai phản đối ngay cả nhóm quý tộc Hà Đô, tỷ lệ đăng ký đi là một trăm phần trăm, kinh phí là tự đóng góp có điều cũng không phải nhiều lắm, nằm trong sức chịu đựng của sinh viên nên đến cuối buổi học cũng thu được gần hết. Các thành viên được phân công thành các tổ đội chịu các trách nhiệm chuẩn bị khác nhau. Tổ lo đặt xe, tổ lo vấn đề mua sắm lều trại và chỗ nghỉ ngơi, tổ lo vấn đề lương thực thuốc men… Vì Lý Đông và Thiều Đại là hai tên to con nên được xung vào tổ mua sắm lều trại, đi theo lớp trưởng Đình Hương để chịu trách nhiệm khuân vác vận chuyển. Do Thiều Đại bận đi làm nên Lý Đông tình nguyện làm thay phần việc của hắn. Ban đầu Đình Hương khá nghi ngại sợ một mình Lý Đông thì hơi vất vả, có điều nàng nghe hắn khăng khăng khẳng định thì cũng đành tặc lưỡi nghĩ “Thôi kệ, hắn nói làm được thì để cho hắn làm vậy, nếu không được mình lại gọi thêm người. Mà trông hắn như con trâu mộng thế kia thì hết sức làm sao được". Theo đó, nàng gật đầu đồng ý với Lý Đông, hẹn buổi chiều hai người sẽ cùng đi đến cửa hàng mua sắm dụng cụ. Nghĩ đến cái gì, nàng quay sang nói với Lý Đông:
- Này, cậu có xe máy chứ?
- Uhm, có!
Lý Đông vì để tránh gây chú ý nên hắn không đi ô tô mà mua một chiếc Future của Honda để đi học, do vậy hắn trả lời Đình Hương như vậy cũng không tính là nói dối.
- Vậy thì tốt rồi, mình là xe ba đưa đón nên không có đi xe máy quen. Chiều nay cậu qua đón mình rồi cùng đi nha. Chắc phải chờ vài lượt đi lại mới hết từng đó lều trại đấy! Cũng may chỗ bán cũng không cách nhà mình xa!
- Được, cậu cho mình địa chỉ đi!
- Uhm, nhà mình ở số 3 đường Lý Thường Kiệt, Quận Tây Hồ
Lý Đông rút điện thoại ghi chép lại thông tin, sau đó cười nói:
- Mình biết rồi, hẹn cậu một rưỡi nhé!
- Ok, hẹn gặp cậu sau nhé! Nhớ đúng hẹn đấy!
- Được, bi bi!
Mất cả ngày hôm trước xếp hàng làm các thủ tục nhập học, Lý Đông rốt cuộc đã chính thức trở thành sinh viên. Buổi sáng hôm nay, hắn vừa có buổi tập trung để nhận lớp và gặp gỡ giảng viên chủ nhiệm. Gần bảy mươi con người ngồi kín cả sảnh giảng đường rộng lớn, tiếng trò chuyện, hỏi han, làm quen vang lên náo nhiệt. Lý Đông chọn cho mình một vị trí không mấy bắt mắt, lặng lặng nhìn những gương mặt xa lạ từ khắp mọi miền của tổ quốc, đây sẽ là những người bạn đồng hành cùng hắn trong suốt những năm học tiếp theo. Lý Đông thú vị theo dõi biểu cảm khác nhau của các bạn học, đa phần những người ở đây đều là dân ngoại tỉnh, nhiều người là lần đầu xa nhà do vậy trên mặt một số các bạn nữ vẫn còn nét lo lắng. Về phần bạn học nam thì đa phần đều tỏ thái độ hớn hở, như chim được sổ lồng vì thoát khỏi áp lực học hành và sự kiểm soát của cha mẹ.
Lên đại học, việc học chủ yếu là tự giác, thi cử cũng không quá khó khăn, đặc biệt là đối với sinh viên khối ngành kinh tế, đây là những lời rỉ tai nhau của lớp sinh viên khóa trên dành cho đàn em khóa dưới. Phấn đấu đạt học bổng thì khó chứ để qua môn thì cũng tương đối đơn giản với những sinh viên “thiên tài" này. Thông thường thì trước ngày thi vài hôm, bọn họ mới cầm đến sách vở rồi xem qua vội vàng. Đi thi thì cầu trời khấn phật đừng bị “tủ đè trúng" hoặc xin cho “phao ơi phao nổi đừng chìm", lúc làm bài thì chỗ nhớ chỗ không, viết luận lung tung bậy bạ chẳng cần biết đúng sai miễn sao điền cho đủ vài mặt giấy. Đây cũng là kinh nghiệm được nhiều lớp đàn anh truyền thụ, làm như vậy cốt để thể hiện cho người chấm bài biết được là đầu mình cũng là có chữ, không có chất lượng thì cũng có công viết bài. Nghe khá là hoang đường, nhưng ấy vậy mà cái trò này lại có một tác dụng thần kỳ, bởi điều thú vị và kỳ lạ là đa phần sinh viên dù biết mình viết chẳng vào cái chủ đề gì nhưng đều ít nhất đủ điểm qua môn, trừ phi có ai đen đủi lắm mới trượt, tỷ lệ nợ môn thực tế cả khóa cũng là không quá lớn. Thậm chí ngay cả những sinh viên thi rớt cũng chẳng có cái gì là thảm họa, bọn họ còn cả một kỳ thi lại phía sau, mà kỳ thi này thì kinh nghiệm cho thấy vượt qua còn dễ hơn kỳ đầu.
Do vậy, trừ phi sinh viên tệ hại bỏ bê hẳn chuyện học hoặc gây ra chuyện kinh thiên động địa nào đó mà bị nhà trường tước học tịch mới không ra nổi trường. Nếu không thì đều đặn sau bốn năm miệt mài ăn chơi ở giảng đường, các sinh viên “gương mẫu" đều đội mũ cử nhân hân hoan lên bục nhận bằng tốt nghiệp bắt đầu xông ra cuộc đời phấn đấu vì miếng cơm manh áo. Khi này xã hội mới là sàn diễn chân chính để những người có tài năng thực sự phô diễn khả năng của mình. Có những người chỉ có bằng xếp hạng trung bình nhưng sau vài năm xông pha đã có được vị trí nhất định trong xã hội lại có những người cầm tấm bằng giỏi còn đang vất vả lặn lội dăm ba nơi tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng. Dẫu biết kiến thức là khá quan trọng có điều những thứ được đào tạo ở các trường đại học lại không mấy thứ có thể áp dụng vào thực tiễn, hầu hết đều phải ra ngoài đời học lại. Do vậy, ở các trường khối kinh tế trong nước, thời đại học là thời gian tuyệt vời cho game, phim, du lịch, thể thao và ái tình, học hành tuyệt không phải là ưu tiên hàng đầu với số đông.
Chủ nhiệm của Lý Đông là một giáo sư khoảng bốn mươi tuổi, ông ấy sẽ phụ trách dạy một vài môn chuyên ngành, có điều môn này phải tới năm thứ ba đại học mới bắt đầu giảng dạy, hai năm đầu đều là các môn đại cương và môn cơ sở các loại như Triết học, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị, Pháp luật đại cương… những môn này khi nghe giảng và ôn thi cũng làm học sinh to đầu thêm không ít với những khái niệm và diễn dịch khó hiểu cao siêu như thiên thư từ trời cao rơi xuống. Buổi tập trung hôm nay cũng không có nội dung gì nhiều, mất khoảng gần một tiếng để chủ nhiệm phổ biến nội quy học hành thi cử, tiến hành bầu chọn ban cán sự lớp và đoàn đội, phổ biến lịch học và sách vở cần chuẩn bị thì kết thúc. Thời gian còn lại để mọi người trong lớp giao lưu với nhau. Thấy các công việc cần thiết đã xong xuôi. Lý Đông đứng dậy theo lối cửa bên hông về nhà trước.
Những ngày đến trường tiếp theo, Lý Đông lại phát hiện thêm một điều thú vị. Đại học không có sắp xếp chỗ ngồi như các cấp học dưới, ai ngồi chỗ nào là tự chủ động và thường được quyết định tại những buổi học đầu tiên. Thông thường những người quen biết hoặc có thiện cảm với nhau sẽ tập trung về một chỗ, hình thành các nhóm bạn chơi chung. Tuy vậy điều này lại làm xuất hiện một số tình huống không được tốt lắm, ví dụ như trong lớp Lý Đông lại đã xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử, một nhóm bạn học gia đình có vẻ có điều kiện ở Hà Đô tụ tập lại, bọn họ chỉ chơi với nhau và không quan tâm nhiều đến các bạn học khác. Thái độ đôi khi khá là kiểu cách, xa lạ với mọi người, tất nhiên cũng không gây ra xích mích gì lớn nhưng lại gây cho nhiều người cảm giác khó chịu.
Lý Đông cũng không có khúc mắc gì với những người này, hắn đơn giản chỉ là quan sát một chút sắc thái cuộc sống mà thôi, việc ai người đó làm. Mỗi người một môi trường sinh trưởng, một tính cách, hắn cũng không quản mà cũng không muốn quản mấy thứ chuyện tào lao này. Dù sao chỉ khi nào bước chân ra đời, va vấp với đủ thành phần trong xã hội, vật đổi sao dời, địa vị của mỗi cá nhân xác lập lại, con người ta mới chân chính hình thành nên nhân sinh quan thực sự, thứ mà ở giảng đường đại học vốn là chưa thể có.
Bạn cùng bàn Lý Đông là một người tên là Thiều Đại. Tính tình tên này cũng có chút lành lạnh, có điều không phải theo kiểu khinh khỉnh của những người kể trên. Do khí tràng không hợp với đa số mọi người, hắn lầm lì ít nói, ai hỏi thì hắn trả lời còn không thì chẳng mấy khi chủ động hỏi chuyện người khác. Trong lớp Lý Đông có lẽ là người nói chuyện được với Thiều Đại nhiều nhất nhưng đó cũng chỉ là tại buổi học đầu tiên mà thôi. Tên này ngoại hình nhìn có chút dữ dằn, dáng người cao to cơ bắp, tóc ngắn đầu đinh, trên trán dường như có vết rách được khâu lành lại, ánh mắt lừ đừ nguy hiểm. Hôm đó, khi hắn bước vào lớp và đưa mắt quét tìm chỗ ngồi, bạn học ai cũng sợ hãi né tránh, có người vội vã để một quyển sách sang vị trí bên cạnh báo hiệu là đã có người ngồi cùng. Quan sát một hồi Thiều Đại phát hiện chỉ có Lý Đông là bình thản nhìn hắn. Thiều Đại liền đi về phía Lý Đông rồi hỏi:
- Có ai ngồi đây không?
- Không, ngồi đi!
Lý Đông cười trả lời.
- Uhm
Thiều Đại cũng không hỏi gì thêm đặt mông ngồi xuống. Điều này khiến trong giảng đường xuất hiện một vị trí kỳ quặc, tại cùng một bàn đồng thời có hai tên cao to lù lù như cột tháp nổi bật giữa những cái đầu thấp bé. Mấy vị bạn học xung quanh vội vàng ngồi dạt tránh xa vị trí của hai người cứ như bọn Lý Đông là ôn thần vậy. Lý Đông cũng chẳng bận tâm lắm tới bọn họ, dù sao hắn cũng không thích ồn ào, càng ít người xung quanh càng đỡ nhức đầu. Thiều Đại cũng thấy những điều này, hắn nhếch mép cười khổ quay sang người bên cạnh dùng chất giọng khàn khàn nói:
- Bọn này chắc tưởng tao là tướng cướp đấy. Tao là Thiều Đại, còn mày?
- Lý Đông.
- Uhm, quê ở đâu?
- Đông Thành.
- Tao ở Nam Hà.
- Uhm, không xa Hà Đô lắm. Mày trọ ở đâu?
- Ký túc xá. Còn mày?
- Uhm… tao có người quen ở đây!
- Ờ, vậy đỡ bị quản lý giờ giấc đêm hôm. Mẹ kiếp, mấy hôm ra ngoài có chút việc về muộn bị nhốt ở ngoài, chán bỏ mẹ!
- Mày làm gì mà về muộn thế?
- Đi làm.
- Làm thêm?
- Ừ, tao mồ côi, sống với bà. Không ai chu cấp, làm thêm mới có tiền ăn học.
- À, mày thật nỗ lực. Ở đây mày làm cái gì?
Thiều Đại có chút chần chờ nhưng cảm thấy Lý Đông hình như không giống với mấy con chuột nhắt xung quanh, hắn nói:
- Trông quán bar.
- Chỗ đó khá phức tạp. Sao mày tìm được công việc này?
- Hôm mới lên đây, có xích mích với một thằng. Tao đấm vỡ mồm nó và mấy thằng bạn. Chủ quán bar cũng ở đó thấy thế hỏi tao có muốn làm cho lão không.
- Uhm… hóa ra là vậy! Công việc thế nào?
- Cũng được, có đám nào phá quán thì đuổi chúng nó ra. Tháng có bốn triệu tiền công, bao ăn ca. Coi như trừ sinh hoạt cũng có chút gửi về quê.
Thấy Thiều Đại có vẻ không phải là dạng hung hãn như vẻ ngoài mà là kẻ vừa có chí vừa hiếu thuận, Lý Đông chợt nảy lên ý nghĩ giúp đỡ, hắn nói:
- Nếu khi nào không thích làm ở đó nữa thì bảo tao. Tao có thể nhờ người quen giới thiệu cho một việc khác.
Thiều Đại nghe vậy cũng không có phản ứng gì khác thường, chỉ gật gật đầu:
- Uhm, để tính sau, giờ thì không cần. Tao thấy việc này làm tạm cũng được!
- Tốt!
Màn làm quen giữa hai người là những mẩu thoại cụt ngủn nhát gừng như vậy, kể từ sau buổi đó do không có chủ đề chung quan tâm, bọn hắn cũng ít chuyện trò gì thêm, đến buổi thì tới lớp, hết giờ thì ra về, lừng lững như hai bóng ma trong suốt một tuần lễ đầu tiên của năm học. Xung quanh hai người đã vắng càng thêm vắng, giáo viên vào lớp cũng có chút nhìn không quen nhưng cũng không quản nhiều, đều đã trưởng thành ai còn đi nói những chuyện này.
Sáng thứ hai của tuần học kế tiếp, để gia tăng giao lưu và tình đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, ban cán sự và bí thư thông báo tổ chức cho lớp một chuyến picnic thăm suối Ngà ở một tỉnh lân cận vào cuối tuần. Lớp trưởng Đình Hương là người Hà Đô, tố chất lãnh đạo khá tốt. Nàng là người có cá tính hướng ngoại và khá hòa đồng, ngoại hình lại cao ráo xinh xắn nên khi nàng ứng cử chức vị này, ngay lập tức được nhiều người ủng hộ, nhất là các bạn nam. Tương tự như vậy, bí thư Trần Độ lại giành được sự ủng hộ của đa số các bạn nữ, hắn có vẻ ngoài trông khá phong trần với gò má cao, đôi mắt sâu, lông mày rậm, mái tóc hất một bên bồng bềnh lãng tử. Đặc biệt tên này có một phong thái khá là tự tin, giọng nói lại ấm áp trầm bổng quyến rũ người nghe, tuy bị một số nam sinh viên đố kỵ bỏ phiếu chống nhưng nhờ phái nữ trong lớp khá nhiều nên hắn cũng đắc cử vị trí này.
Vì là sinh hoạt đoàn thể đầu tiên của cả lớp nên mọi người cũng không ai phản đối ngay cả nhóm quý tộc Hà Đô, tỷ lệ đăng ký đi là một trăm phần trăm, kinh phí là tự đóng góp có điều cũng không phải nhiều lắm, nằm trong sức chịu đựng của sinh viên nên đến cuối buổi học cũng thu được gần hết. Các thành viên được phân công thành các tổ đội chịu các trách nhiệm chuẩn bị khác nhau. Tổ lo đặt xe, tổ lo vấn đề mua sắm lều trại và chỗ nghỉ ngơi, tổ lo vấn đề lương thực thuốc men… Vì Lý Đông và Thiều Đại là hai tên to con nên được xung vào tổ mua sắm lều trại, đi theo lớp trưởng Đình Hương để chịu trách nhiệm khuân vác vận chuyển. Do Thiều Đại bận đi làm nên Lý Đông tình nguyện làm thay phần việc của hắn. Ban đầu Đình Hương khá nghi ngại sợ một mình Lý Đông thì hơi vất vả, có điều nàng nghe hắn khăng khăng khẳng định thì cũng đành tặc lưỡi nghĩ “Thôi kệ, hắn nói làm được thì để cho hắn làm vậy, nếu không được mình lại gọi thêm người. Mà trông hắn như con trâu mộng thế kia thì hết sức làm sao được". Theo đó, nàng gật đầu đồng ý với Lý Đông, hẹn buổi chiều hai người sẽ cùng đi đến cửa hàng mua sắm dụng cụ. Nghĩ đến cái gì, nàng quay sang nói với Lý Đông:
- Này, cậu có xe máy chứ?
- Uhm, có!
Lý Đông vì để tránh gây chú ý nên hắn không đi ô tô mà mua một chiếc Future của Honda để đi học, do vậy hắn trả lời Đình Hương như vậy cũng không tính là nói dối.
- Vậy thì tốt rồi, mình là xe ba đưa đón nên không có đi xe máy quen. Chiều nay cậu qua đón mình rồi cùng đi nha. Chắc phải chờ vài lượt đi lại mới hết từng đó lều trại đấy! Cũng may chỗ bán cũng không cách nhà mình xa!
- Được, cậu cho mình địa chỉ đi!
- Uhm, nhà mình ở số 3 đường Lý Thường Kiệt, Quận Tây Hồ
Lý Đông rút điện thoại ghi chép lại thông tin, sau đó cười nói:
- Mình biết rồi, hẹn cậu một rưỡi nhé!
- Ok, hẹn gặp cậu sau nhé! Nhớ đúng hẹn đấy!
- Được, bi bi!
Tác giả :
DongHo