Khi Nào Trăng Sáng Dẫn Lối Anh Về
Chương 62
Lục Viễn luôn gửi tin nhắn cho Tạ Vũ, nhưng cô không trả lời anh bao giờ.
Hai tháng sau, anh không về.
Tạ Vũ từng nhận được điện thoại của Hướng Vân, nói giáo viên mới mãi không xác định được, bây giờ trường tiểu học Hồng Khê chỉ có một mình Lục Viễn chống đỡ.
Cô không nói gì cả, chỉ đóng đồ đạc của Lục Viễn gửi hết về trường tiểu học Hồng Khê.
Hết thảy mọi mong đợi dành cho cuộc sống tương lai của cô đột nhiên tan thành bọt nước.
Cảm giác này rất tệ.
Cô tôn trọng sự lựa chọn của Lục Viễn, chỉ là không thể không thừa nhận, đối với anh mà nói, mình có lẽ không quan trọng đến vậy.
Sau khi gửi quần áo, Lục Viễn gọi điện thoại cho cô một lần.
Anh nói: “Em có thể cho anh thêm một ít thời gian nữa không? Giáo viên đến anh sẽ về."
Tạ Vũ nói: “Chờ bao lâu? Thêm sáu, bảy năm nữa ư?"
Lục Viễn lặng thinh.
Tạ Vũ lại nói: “Lục Viễn, không phải em không muốn chờ anh, chỉ là không muốn khiến bản thân mình không vui."
Lục Viễn: “Anh xin lỗi."
Tạ Vũ cười: “Không sao. Lựa chọn của anh chẳng có gì không đúng cả. Nói thật em cũng rất kính nể."
Sau đó cô liền cúp điện thoại.
Lục Viễn không gọi điện thoại và nhắn tin nữa.
Tạ Vũ quay trở lại cuộc sống độc thân, thật ra cũng khá ổn. Sống một mình xa nhà bao nhiêu năm, cô đã sớm là một người phụ nữ có thể nhanh chóng thích nghi với bất kì lối sống nào.
Khi rảnh rỗi, cô vẫn ra ngoài cùng Quan Tâm hồ đồ sống qua ngày.
Ở thành phố lớn, phụ nữ giống như họ nhiều vô số kể.
Chỉ là thỉnh thoảng một mình ngủ trên giường, vẫn sẽ nhớ đến mùi hương từng nằm bên cạnh cô.
Quan Tâm cười cô: “Sao cậu lại bỏ người đàn ông tốt như Lục Viễn chứ?"
Tạ Vũ cười: “Ai mà biết được!"
Lận đận trong tình duyên, thăng tiến trong sự nghiệp.
Tháng tám, lão Trương từ chức.
Lão Trương năm nay hơn bốn mươi tuổi, Tạ Vũ cho rằng chỉ cần tạp chí không đóng cửa thì ông ấy chắc sẽ làm đến khi nghỉ hưu, không ngờ đột nhiên lại từ chức.
Tạ Vũ hỏi ông ấy tại sao.
Lão Trương thở dài nói: “Truyền thông truyền thống suy thoái, thay vì chờ bị đào thải thì chi bằng tự buông tay trước, làm một số chuyện mà bản thân muốn làm."
Tạ Vũ lại hỏi: “Anh muốn làm gì?"
Lão Trương nói: “Về quê làm ruộng, nuôi gà trồng rau."
Tạ Vũ vốn tưởng ông ấy chỉ nói đùa, không ngờ lão Trương thật sự thuê một mảnh đất ở ngoại ô Thượng Hải, sống cuộc sống mà ông ấy nói.
Lão Trương vừa đi, Tạ Vũ thuận theo lý thuyết lên làm tổng biên tập. Tổng biên tập hai mươi tám tuổi, đặt ở đâu cũng là tuổi trẻ tài cao.
Nhưng đây cũng chỉ là có vẻ mà thôi.
Lão Trương nói đúng, truyền thông truyền thống suy thoái, đặc biệt là mảng tin tức, sức phổ biến và tốc độ của internet đều không phải là thứ mà truyền thông truyền thống có thể so được. Một hai năm nay, tạp chí này vỡ nợ tòa soạn kia đóng cửa. Thậm chí có nhật báo cấp quận trở lên bắt đầu ngưng phát hành báo giấy để chuyên làm truyền thông mới.
Hai năm nay, lượng phát hành của Tuần San Đông Phương của Tạ Vũ cũng giảm rất nhiều.
Mà các nhà quảng cáo mà họ sống dựa vào cũng muốn đầu tư vào truyền thông mới hơn. Một khi quảng cáo xảy ra vấn đề, sự sống còn của tạp chí liền tràn ngập nguy cơ.
Tạ Vũ là người trẻ tuổi, đương nhiên theo kịp thời đại. Cô cũng muốn tạp chí thay đổi, nhưng tạp chí của họ là tuần san, nếu chuyển sang cách thức thông tin phổ biến nhanh chóng của truyền thông mới, quả thật không mấy thực tế.
Đương nhiên, mấy giám đốc già bảo thủ cũng muốn bảo vệ nơi kiếm chác này của họ.
Tổng biên tập Tạ không cần dầm mưa dãi nắng chạy lấy tin bên ngoài nữa, nhưng không thể không tham dự đủ mọi bữa tiệc lôi kéo tài trợ.
Trẻ tuổi xinh đẹp là vốn liếng, mấy lãnh đạo liền giở mọi thủ đoạn với vốn liếng này của cô.
Dù Tạ Vũ biết đây chính là công việc, nhưng cũng phải nói đúng là buồn nôn cực độ.
Đặc biệt là nhìn các phóng viên cấp dưới hăng hái chạy khắp nơi lấy tin, thỉnh thoảng tỏ ra xem thường cô, liền cảm thấy có chút bực bội khó chịu.
Cô phát hiện mình lại bắt đầu ngày càng xa bản thân ban đầu.
Cô rất ghét.
Tháng mười, tạp chí phỏng vấn một chàng nhiếp ảnh gia theo kiểu hiệp sĩ, địa điểm phỏng vấn ở ngay trong tòa soạn. Tạ Vũ có xem qua tác phẩm của anh chàng nhiếp ảnh gia đó, hơi có chút hứng thú, đúng lúc không có việc liền đi dự thính buổi phỏng vấn anh ta.
Chàng nhiếp ảnh gia dùng máy vi tính mở tác phẩm gần đây của mình, nói chuyện thẳng thắn.
Tạ Vũ chợt thấy một tấm ảnh trong đó hơi quen, tò mò hỏi: “Đây là nơi nào vậy?"
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Là một trường tiểu học ở Tương Tây, cả trường tiểu học bốn lớp, chỉ có một giáo viên."
Tạ Vũ cũng nhận ra đó là trường tiểu học Hồng Khê, cười nói: “Vậy sao?"
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Đúng vậy, tôi còn chụp một tấm thầy giáo đó nữa." Đang nói thì cười cười, nói, “Chụp lén đấy, vì anh ta không cho chụp."
Anh ta bấm vào tấm ảnh đó: “Nhưng tôi rất hài lòng, đến lúc đó các cô đăng tấm ảnh này nhé."
Đó là một tấm ảnh chụp nghiêng của Lục Viễn. Anh ở trong lớp, đang khom người xăn tay áo bẩn cho một đứa trẻ. Vì khom người mà tấm bùa trên cổ lủng lẳng giữa không trung.
Chàng nhiếp ảnh gia cười nói: “Thầy giáo này là giáo viên hỗ trợ giáo dục. Hai người không cảm thấy anh ta có nhiều câu chuyện sao?"
Tạ Vũ cười cười, không lên tiếng.
Cậu phóng viên phỏng vấn lại tò mò hỏi: “Câu chuyện gì cơ?"
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Lúc đó tôi hỏi tấm bùa trên cổ anh ta là ai tặng, anh ta nói là người yêu. Vì anh ta một mình dạy trên núi, nên tôi hỏi người yêu anh ta ở đâu? Anh biết anh ta nói gì không?"
“Nói gì?" Lần này không chỉ cậu phóng viên phỏng vấn, Tạ Vũ cũng hơi tò mò.
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Anh ta trả lời tôi đặc biệt dịu dàng, nói ở trong lòng anh ta."
Cậu phóng viên cười nói: “Thầy giáo đó đúng là người đàn ông lãng mạn."
Đương nhiên, đây chỉ là tiết mục nhỏ xen giữa buổi phỏng vấn, chàng nhiếp ảnh gia lại nhanh chóng bắt đầu nói những việc mình đã trải qua với cậu phóng viên.
Lúc cậu phóng viên nộp bản thảo, Tạ Vũ quả nhiên thấy tấm ảnh chụp nghiêng đó của Lục Viễn. Cô xóa ảnh khỏi bài.
Cậu phóng viên khó hiểu: “Tổng biên tập, sao chị không dùng tấm ảnh đó? Nhiếp ảnh gia Lý đặc biệt nói đây là tác phẩm tâm đắc của anh ấy."
Tạ Vũ nói: “Cậu không nghe nói anh ta chụp lén sao? Người bị chụp lén cũng không muốn."
“Chuyện này không phải rất bình thường sao?" Cậu ta ý nói, khi Tạ Vũ làm phóng viên cũng chụp lén không ít.
Tạ Vũ không tranh cãi với cậu ta, chỉ nói: “Cậu coi như không đủ số trang đi."
Cô là tổng biên tập, cậu phóng viên cũng không thể có ý kiến gì nữa.
Tấm ảnh đó, cô đã lặng lẽ lưu lại một tấm.
Hơn nửa năm không gặp, Lục Viễn không thay đổi gì cả. Khi ở một mình, cô nhìn chằm chằm tấm ảnh đó rất lâu, cuối cùng vẫn xóa bỏ.
Cuối năm là thời điểm đặt hàng quảng cáo cho năm sau bận rộn nhất.
Ngày nào Tạ Vũ cũng chạy tiệc, không ngày nào mà không say bí tỉ. Cho đến một lần, trong bữa tiệc, một nhà quảng cáo béo ụt ịt không ngừng cọ người cô bằng đôi tay đầy mỡ, rốt cuộc khiến cô bùng nổ.
Sau khi làm ầm với lãnh đạo một trận, cô rất sảng khoái nộp lá đơn từ chức.
Truyền thông là nghề có tính lưu động rất lớn, ở phương diện này Tạ Vũ lại luôn coi là cố chấp với truyền thống. Từ lúc tốt nghiệp đến giờ cô luôn làm một tạp chí, chưa từng thay đổi.
Rốt cuộc sau khi làm đến chức vụ lý tưởng, mọi thứ trở về con số không. Vì chức vụ lý tưởng này, thật ra chẳng lý tưởng chút nào.
Cô thậm chí hâm mộ những phóng viên vừa tốt nghiệp vào kia, mỗi ngày ý chí chiến đấu sục sôi, nhiệt huyết dâng trào, giống như mình năm đó.
Cô cũng không cần lo về vấn đề công việc. Trong ngành cô có vài phần danh tiếng, sau khi từ chức liền có truyền thông bao gồm truyền thông mới trong ngành tỏ ý muốn hợp tác với cô.
Chỉ là cô mãi không quyết định được, vì cô đột nhiên cũng không biết bản thân muốn làm gì.
Trên con đường chuyển ngoặt của tuổi hai mươi tám, Tạ Vũ cảm thấy mình mất phương hướng.
Lúc này đã gần cuối năm, Tạ Vũ ăn không ngồi rồi ở nhà bắt đầu sắp xếp tạp chí trong nhà. Trong tủ và gầm giường đầy tạp chí, là bằng chứng cho cuộc sống phóng viên hơn năm năm của cô.
Cô tiện tay lật xem những tờ tạp chí đó, sau đó liền thấy bài báo viết về Trương Hiểu Kha. Cô nhìn những dòng chữ và hình ảnh ấy ngơ ngẩn rất lâu, trong đầu nhớ lại khuôn mặt Trương Hiểu Kha.
Thời gian gần hai năm trôi qua, cô không cố hết sức nghĩ tới, nhưng thật ra chưa từng quên.
Cô phải thừa nhận, bản thân mình có tội.
Tạ Vũ đi đến thành phố Lâm, nghĩa trang vào mùa đông, gió rét lạnh run.
Cô đặt bó hoa lily trong tay ở trước mộ, đó là hoa mà Trương Hiểu Kha từng thích nhất.
“Hiểu Kha, mong kiếp sau em có thể không buồn không lo, không còn tối tăm nữa." Cô dừng một chút, lại nói, “Chị xin lỗi em."
Phía sau truyền đến một tiếng thở thật dài: “Không có gì phải xin lỗi cả."
Tạ Vũ quay đầu lại, thấy mẹ Trương Hiểu Kha xách một giỏ trái cây đi tới. Bà bày trái cây ở trước mộ, nói, “Sau khi chuyện đó xảy ra, Hiểu Kha mắc bệnh trầm cảm, nhiều lần suýt thì tự sát. Nếu không phải có cháu khích lệ, thì con bé đã không thấy được mấy tên khốn kiếp kia bị bắt rồi. Cháu quả thật có lỗi, nhưng đây cũng đều là số mệnh. Hiểu Kha chưa từng trách cháu, người làm bố mẹ chúng tôi đây cũng sẽ không trách tội cái chết của con bé lên người cháu."
“Dì ——" Tạ Vũ nhìn người mẹ mái tóc điểm bạc, muốn nói lại thôi.
Bà Trương đứng lên, vỗ vỗ vai cô: “Đi thôi. Hôm nay vừa có hoa lily nó thích, còn có trái cây nó thích ăn, chắc chắn con bé vui lắm. Chúng ta đừng quấy rầy nó nữa."
Tạ Vũ dạ một tiếng, cùng theo bà rời khỏi nghĩa trang.
Từ thành phố Lâm về, Tạ Vũ vẫn ăn không ngồi rồi ở nhà lướt web xem tin tức. Không biết sao lướt đến mạng địa phương bên Tương Tây.
Tuy là mùa đông, nhưng nước mưa ở miền nam cũng hay có nhiều khác thường.
Bên đó mấy ngày gần đây mưa to nhiều ngày, có chỗ thậm chí xảy ra lũ quét, trong đó có làng quê Lục Viễn ở.
Tim cô không hiểu sao đập dữ dội, không nghĩ gì cả, lấy di động ra gọi số của Lục Viễn bên đó.
Không cách nào nối máy được.
Lần này đến lần khác, vẫn như vậy.
Cô chuẩn bị gọi cho Hướng Vân, mới nhớ ra cô ấy đã đi Bắc Kinh từ lâu.
Cuối cùng tìm được số của chính quyền địa phương trên mạng, đầu bên đó reo rất lâu mới nhận, hỏi bằng giọng lười biếng: “Cô tìm ai?"
Tạ Vũ nói: “Tôi là phóng viên, xin hỏi chỗ các anh đã xảy ra lũ quét sao?"
Bên kia nói: “Đúng vậy, mấy người chết rồi! Lãnh đạo ở trên đều xuống thị sát."
Trong lòng Tạ Vũ cả kinh: “Vậy thôn Hồng Khê thì sao? Trường tiểu học Hồng Khê thì sao?"
“Đó là chỗ nghiêm trọng nhất, trường đều bị cuốn trôi cả!"
Tạ Vũ cúp điện thoại rầm một tiếng.
Ngày hôm sau Tạ Vũ đến thôn Hồng Khê.
Người trong điện thoại không lừa cô, nhiều chỗ trong thôn đều gặp lũ quét, nhà của nhiều hộ bị cuốn sập.
Mưa đã tạnh, nhưng dưới đất đâu đâu cũng là bùn lầy.
Sau khi cô xuống xe ở đường cái bước lên con đường vào thôn, bước sâu bước cạn mỗi bước đều rất khó khăn.
Quãng đường vốn nửa tiếng, đi một tiếng mới đến.
Phòng học của trường tiểu học Hồng Khê rốt cuộc xuất hiện trong tầm mắt cô.
Nhưng bức tường trắng của phòng học không thấy đâu nữa, khắp nơi đều là dấu vết bị nước lũ cuốn trôi, ngói nóc nhà sập một nửa.
Mùa đông giá rét, mấy đứa trẻ xăn ống quần, đi chân không, sục sạo đồ bị ngập trong vũng bùn sâu mấy tấc trong phòng học.
Thỉnh thoảng có đứa mò được một con tôm tép nhỏ, hưng phấn la lớn, lại bị một người đàn ông quát: “Còn chơi nữa hả!"
Đứa nhỏ liền le lưỡi tiếp tục làm việc.
Anh vẫn là thầy Lục hung dữ ngày trước.
Tạ Vũ đứng ở bờ bên kia, mỉm cười nhẹ nhõm.
Đột nhiên có đứa hét: “Thầy Lục, thầy mau nhìn kìa! Là chị phóng viên đó."
Lục Viễn vốn đưa lưng về phía bờ sông, rõ ràng ngẩn ra, từ từ xoay người, có phần không thể tin nổi nhìn sang.
Anh đi chân trần trong bùn, tay trái bó bột, có lẽ bị thương vào lúc nào đó.
Hai người cách một dòng suối nhỏ, nhưng đủ để thấy rõ đối phương.
Tạ Vũ nghiêng đầu nhìn sự xúc động không kìm nổi trên khuôn mặt anh, khóe môi cong cong nở nụ cười, la lớn: “Thầy Lục, nghe nói chỗ các anh còn thiếu một giáo viên. Anh thấy em có được không?"
Lục Viễn mím môi, khẽ cười một tiếng, rồi ngẩng đầu lên như thể đang cố hết sức kềm chế gì đó.
Khi Tạ Vũ đi xuống bờ sông, anh cũng đồng thời đi từ phía đối diện xuống.
Qua trận lũ quét, tuy nước đã rút kha khá, nhưng những tảng đá dùng để qua sông vẫn không lộ hẳn ra khỏi mặt nước.
“Em đừng di chuyển!" Anh thấy Tạ Vũ chuẩn bị cởi giày, vội ngăn lại.
Anh luống cuống tay chân xuống nước, ngay cả quần cũng không xắn lên hết.
Tạ Vũ nhìn động tác của anh, cười nắc nẻ, nhưng viền mắt lại bất giác nóng lên.
Lục Viễn rốt cuộc lên bờ, mấy bước tiến lên, một tay ôm trọn lấy cô, áp sát tới hôn môi cô.
Bọn trẻ ở bờ bên kia đùa giỡn ồn ào thì anh mới buông cô ra.
Hai người đều hơi ngượng ngùng cười cười.
Đôi mắt đo đỏ của Lục Viễn luôn nhìn cô chằm chằm không dời.
Tạ Vũ bị anh nhìn đến độ không được tự nhiên, đưa ngón tay ra chọc chọc ngực anh: “Em nghe một nhiếp ảnh gia nói, anh nói cho anh ta biết người yêu của anh ở trong lòng anh. Đó là ai vậy?"
Lục Viễn cười: “Người yêu của anh!"
Tạ Vũ phì cười thành tiếng, nhìn cánh tay bó bột của anh hỏi: “Sao vậy?"
“Hôm kia xảy ra lũ quét, khi cứu vật tư bị đá đập trúng, gãy xương, nhưng bác sĩ nói không mấy nghiêm trọng, sẽ khỏi nhanh thôi." Anh khựng lại, hỏi, “Sao em lại đột nhiên đến đây?"
Tạ Vũ nói: “Em thấy tin tức, nói chỗ các anh xảy ra lũ quét, gọi điện thoại cho anh lại không được nên tới đây."
Lục Viễn nói: “Di động bị nước cuốn đi rồi."
Tạ Vũ sờ mặt anh: “Cũng may, người không bị cuốn đi." Cô dừng một chút, “Em từ chức rồi, chuẩn bị tới đây làm giáo viên hỗ trợ giáo dục một khoảng thời gian, anh chào đón không?"
Lục Viễn nhướng mày: “Đương nhiên."
Anh đưa lưng qua khẽ uốn gối: “Lên nào, anh cõng em qua sông, cô Tạ."
Tạ Vũ cười lớn, leo lên lưng anh: “Anh một tay được không?"
“Em ôm chặt chút là được."
Trên sân thể dục, bọn trẻ chân trần chạy xuống kêu la mỉm cười vẫy tay với hai người.
Ngoại truyện
Lại là đầu thu một năm.
Đây là buổi tựu trường đầu tiên, trong giờ ra chơi, bọn trẻ của trường tiểu học Hồng Khê đang nô đùa ầm ĩ trên sân thể dục.
Lúc này, trên con đường mới xây không lâu ở bờ bên kia, hai chiếc xe dừng lại, mấy người bước xuống xe.
Một người đàn ông trung niên, và hai thanh niên một nam một nữ khoảng hai mươi tuổi đã đứng ven đường nghênh đón.
“Chào hiệu trưởng Bành! Chào thầy Trương cô Trần." Người phụ nữ đi đằng trước bắt tay chào hỏi ba người, rồi giới thiệu hai người phía sau, “Hai vị này là giám đốc Trương và trợ lý Lý của tập đoàn Viễn Quang."
Hiệu trưởng Bành niềm nở bắt tay hai người: “Tôi thay mặt bọn trẻ cảm ơn tập đoàn Viễn Quang và giám đốc Trương đã tài trợ cho trường tiểu học Hồng Khê chúng tôi. Bọn trẻ đã dùng máy vi tính và đồ dùng học tập các anh quyên tặng năm ngoái, rất có ích cho việc học tập của bọn trẻ."
Giám đốc Trương cười nói: “Lần này tới, chúng tôi muốn thành lập một quỹ học bổng ở miền núi, dùng để giúp đỡ cho học sinh trung học tiểu học có hoàn cảnh khó khăn nhưng ham học. Trường tiểu học Hồng Khê cũng là một trong những trường mà học bổng của chúng tôi bao phủ, nên nhân tiện đến thăm bọn trẻ."
Hiệu trưởng Bành gật đầu lia lịa, dẫn mấy người đi qua cây cầu nhỏ trông còn mới tinh, đi đến sân thể dục ở đối diện.
Bọn trẻ vốn đang chơi đùa đã tự giác đứng thành hàng ngay ngắn, vỗ tay chào đón khách đến.
Đi tham quan xong là cũng đến giờ vào học. Bọn trẻ và hai giáo viên trẻ về lớp, hiệu trưởng Bành tiễn mấy người tạm biệt.
Khi đi đến cây cầu, giám đốc Trương liếc mắt về trụ cầu, đủ mọi hình ảnh và chữ viết được bọn trẻ vẽ bằng đá.
Hai hình người nhỏ xíu tay trong tay trong đó thu hút anh ta. Anh ta chỉ dòng chữ bên cái hình người nhỏ đó hỏi: “Thầy Lục và cô Tạ là ai thế?"
Hiệu trưởng Bành cười giải thích: “Là một đôi vợ chồng hỗ trợ giáo dục ở trường tiểu học Hồng Khê trước đây. Đãi ngộ của trường tiểu học nông thôn kém, ở đây lại không thông ra đường cái, giáo viên phân đến trường không ai ở lại. Có một khoảng thời gian không có lấy một giáo viên, chỉ có hai giáo viên hỗ trợ giáo dục này luôn chống đỡ. Về sau tôi được điều tới từ trường tiểu học toàn cấp, đường cũng thông, sau khi chính sách quốc gia đảm bảo đãi ngộ cho giáo viên tiểu học nông thôn không được thấp hơn thành phố và thị trấn, trường tiểu học trong thôn từ từ không thiếu giáo viên nữa, lúc này hai giáo viên hỗ trợ giáo dục mới yên tâm trở về thành phố."
Giám đốc Trương cười: “Xem ra hai giáo viên hỗ trợ giáo dục này rất được bọn trẻ chào đón."
Hiệu trưởng Bành nói: “Còn phải nói sao? Trước đây con sông này không có cầu, mưa to một cái là bọn trẻ qua sông đi học bất tiện lắm. Cây cầu này là hai giáo viên hỗ trợ giáo dục bỏ tiền ra xây đấy."
Giám đốc Trương như nhớ ra gì đó, thuận miệng hỏi người phụ nữ bên cạnh: “Cô Hướng, không phải quê cô ở đây sao, trước kia còn từng làm ở chính quyền địa phương nữa, có quen hai giáo viên hỗ trợ giáo dục này không?"
Cô Hướng chính là Hướng Vân đã tốt nghiệp đại học Bắc Kinh ở lại Bắc Kinh làm việc, khi rảnh rỗi cô và người khác thành lập một tổ chức phi chính phủ, dốc sức cho sự phát triển và giáo dục của trẻ em miền núi.
Ánh mắt cô hơi mang ý cười, nhìn cái hình người nhỏ vẽ nguệch ngoạc đó, gật đầu: “Tôi có quen."
Giám đốc Trương ồ một tiếng, cũng chỉ thuận miệng hỏi, không tiếp tục hỏi gì khác, giơ tay nhìn đồng hồ: “Hiệu trưởng Bành, thầy đi làm việc đi, chúng tôi đi đến trường khác xem thử."
Hiệu trưởng Bành gật đầu, đưa mắt nhìn mấy người rời khỏi.
Lên xe, giám đốc Trương nhìn cây cầu nhỏ đó, lẩm bẩm cười nói: “Thú vị thật. Một đôi vợ chồng tới đây hỗ trợ giáo dục, còn tự bỏ tiền xây một cây cầu nữa."
Hướng Vân cũng nhìn cây cầu đó, sau đó cúi đầu lấy di động ra bật lên, mở một tấm ảnh mới đây trong nhóm bạn bè, bên bến Thượng Hải, một người đàn ông đang bồng một đứa bé khoảng một tuổi đứng trước hàng rào.
Vì là bóng lưng nên không nhìn thấy khuôn mặt người đàn ông, chỉ nhìn ra được hình như gió rất lớn, mái tóc ngắn ngủn của người đàn ông bị gió thổi hơi biến dạng. Anh một tay bồng đứa bé, tay còn lại kéo chiếc áo khoác phanh ra, chắn gió cho con.
Hai hàng chữ phối với tấm ảnh: Ra ngoài gặp phải gió lớn, nhưng bé đến bến Thượng Hải thì không đi nữa, cứ đòi nhìn nước nước. Bố bé đã bồng như vậy đứng nửa tiếng rồi.
Phía sau còn kèm hai biểu cảm mồ hôi lạnh.
Hướng Vân cười cười, cất di động.
Xe nổ máy de xe, ánh mặt trời ấm áp mùa thu hắt vào, phía đối diện truyền đến tiếng đọc sách lanh lảnh của bọn trẻ.
Mọi thứ hoàn hảo.
Hai tháng sau, anh không về.
Tạ Vũ từng nhận được điện thoại của Hướng Vân, nói giáo viên mới mãi không xác định được, bây giờ trường tiểu học Hồng Khê chỉ có một mình Lục Viễn chống đỡ.
Cô không nói gì cả, chỉ đóng đồ đạc của Lục Viễn gửi hết về trường tiểu học Hồng Khê.
Hết thảy mọi mong đợi dành cho cuộc sống tương lai của cô đột nhiên tan thành bọt nước.
Cảm giác này rất tệ.
Cô tôn trọng sự lựa chọn của Lục Viễn, chỉ là không thể không thừa nhận, đối với anh mà nói, mình có lẽ không quan trọng đến vậy.
Sau khi gửi quần áo, Lục Viễn gọi điện thoại cho cô một lần.
Anh nói: “Em có thể cho anh thêm một ít thời gian nữa không? Giáo viên đến anh sẽ về."
Tạ Vũ nói: “Chờ bao lâu? Thêm sáu, bảy năm nữa ư?"
Lục Viễn lặng thinh.
Tạ Vũ lại nói: “Lục Viễn, không phải em không muốn chờ anh, chỉ là không muốn khiến bản thân mình không vui."
Lục Viễn: “Anh xin lỗi."
Tạ Vũ cười: “Không sao. Lựa chọn của anh chẳng có gì không đúng cả. Nói thật em cũng rất kính nể."
Sau đó cô liền cúp điện thoại.
Lục Viễn không gọi điện thoại và nhắn tin nữa.
Tạ Vũ quay trở lại cuộc sống độc thân, thật ra cũng khá ổn. Sống một mình xa nhà bao nhiêu năm, cô đã sớm là một người phụ nữ có thể nhanh chóng thích nghi với bất kì lối sống nào.
Khi rảnh rỗi, cô vẫn ra ngoài cùng Quan Tâm hồ đồ sống qua ngày.
Ở thành phố lớn, phụ nữ giống như họ nhiều vô số kể.
Chỉ là thỉnh thoảng một mình ngủ trên giường, vẫn sẽ nhớ đến mùi hương từng nằm bên cạnh cô.
Quan Tâm cười cô: “Sao cậu lại bỏ người đàn ông tốt như Lục Viễn chứ?"
Tạ Vũ cười: “Ai mà biết được!"
Lận đận trong tình duyên, thăng tiến trong sự nghiệp.
Tháng tám, lão Trương từ chức.
Lão Trương năm nay hơn bốn mươi tuổi, Tạ Vũ cho rằng chỉ cần tạp chí không đóng cửa thì ông ấy chắc sẽ làm đến khi nghỉ hưu, không ngờ đột nhiên lại từ chức.
Tạ Vũ hỏi ông ấy tại sao.
Lão Trương thở dài nói: “Truyền thông truyền thống suy thoái, thay vì chờ bị đào thải thì chi bằng tự buông tay trước, làm một số chuyện mà bản thân muốn làm."
Tạ Vũ lại hỏi: “Anh muốn làm gì?"
Lão Trương nói: “Về quê làm ruộng, nuôi gà trồng rau."
Tạ Vũ vốn tưởng ông ấy chỉ nói đùa, không ngờ lão Trương thật sự thuê một mảnh đất ở ngoại ô Thượng Hải, sống cuộc sống mà ông ấy nói.
Lão Trương vừa đi, Tạ Vũ thuận theo lý thuyết lên làm tổng biên tập. Tổng biên tập hai mươi tám tuổi, đặt ở đâu cũng là tuổi trẻ tài cao.
Nhưng đây cũng chỉ là có vẻ mà thôi.
Lão Trương nói đúng, truyền thông truyền thống suy thoái, đặc biệt là mảng tin tức, sức phổ biến và tốc độ của internet đều không phải là thứ mà truyền thông truyền thống có thể so được. Một hai năm nay, tạp chí này vỡ nợ tòa soạn kia đóng cửa. Thậm chí có nhật báo cấp quận trở lên bắt đầu ngưng phát hành báo giấy để chuyên làm truyền thông mới.
Hai năm nay, lượng phát hành của Tuần San Đông Phương của Tạ Vũ cũng giảm rất nhiều.
Mà các nhà quảng cáo mà họ sống dựa vào cũng muốn đầu tư vào truyền thông mới hơn. Một khi quảng cáo xảy ra vấn đề, sự sống còn của tạp chí liền tràn ngập nguy cơ.
Tạ Vũ là người trẻ tuổi, đương nhiên theo kịp thời đại. Cô cũng muốn tạp chí thay đổi, nhưng tạp chí của họ là tuần san, nếu chuyển sang cách thức thông tin phổ biến nhanh chóng của truyền thông mới, quả thật không mấy thực tế.
Đương nhiên, mấy giám đốc già bảo thủ cũng muốn bảo vệ nơi kiếm chác này của họ.
Tổng biên tập Tạ không cần dầm mưa dãi nắng chạy lấy tin bên ngoài nữa, nhưng không thể không tham dự đủ mọi bữa tiệc lôi kéo tài trợ.
Trẻ tuổi xinh đẹp là vốn liếng, mấy lãnh đạo liền giở mọi thủ đoạn với vốn liếng này của cô.
Dù Tạ Vũ biết đây chính là công việc, nhưng cũng phải nói đúng là buồn nôn cực độ.
Đặc biệt là nhìn các phóng viên cấp dưới hăng hái chạy khắp nơi lấy tin, thỉnh thoảng tỏ ra xem thường cô, liền cảm thấy có chút bực bội khó chịu.
Cô phát hiện mình lại bắt đầu ngày càng xa bản thân ban đầu.
Cô rất ghét.
Tháng mười, tạp chí phỏng vấn một chàng nhiếp ảnh gia theo kiểu hiệp sĩ, địa điểm phỏng vấn ở ngay trong tòa soạn. Tạ Vũ có xem qua tác phẩm của anh chàng nhiếp ảnh gia đó, hơi có chút hứng thú, đúng lúc không có việc liền đi dự thính buổi phỏng vấn anh ta.
Chàng nhiếp ảnh gia dùng máy vi tính mở tác phẩm gần đây của mình, nói chuyện thẳng thắn.
Tạ Vũ chợt thấy một tấm ảnh trong đó hơi quen, tò mò hỏi: “Đây là nơi nào vậy?"
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Là một trường tiểu học ở Tương Tây, cả trường tiểu học bốn lớp, chỉ có một giáo viên."
Tạ Vũ cũng nhận ra đó là trường tiểu học Hồng Khê, cười nói: “Vậy sao?"
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Đúng vậy, tôi còn chụp một tấm thầy giáo đó nữa." Đang nói thì cười cười, nói, “Chụp lén đấy, vì anh ta không cho chụp."
Anh ta bấm vào tấm ảnh đó: “Nhưng tôi rất hài lòng, đến lúc đó các cô đăng tấm ảnh này nhé."
Đó là một tấm ảnh chụp nghiêng của Lục Viễn. Anh ở trong lớp, đang khom người xăn tay áo bẩn cho một đứa trẻ. Vì khom người mà tấm bùa trên cổ lủng lẳng giữa không trung.
Chàng nhiếp ảnh gia cười nói: “Thầy giáo này là giáo viên hỗ trợ giáo dục. Hai người không cảm thấy anh ta có nhiều câu chuyện sao?"
Tạ Vũ cười cười, không lên tiếng.
Cậu phóng viên phỏng vấn lại tò mò hỏi: “Câu chuyện gì cơ?"
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Lúc đó tôi hỏi tấm bùa trên cổ anh ta là ai tặng, anh ta nói là người yêu. Vì anh ta một mình dạy trên núi, nên tôi hỏi người yêu anh ta ở đâu? Anh biết anh ta nói gì không?"
“Nói gì?" Lần này không chỉ cậu phóng viên phỏng vấn, Tạ Vũ cũng hơi tò mò.
Chàng nhiếp ảnh gia nói: “Anh ta trả lời tôi đặc biệt dịu dàng, nói ở trong lòng anh ta."
Cậu phóng viên cười nói: “Thầy giáo đó đúng là người đàn ông lãng mạn."
Đương nhiên, đây chỉ là tiết mục nhỏ xen giữa buổi phỏng vấn, chàng nhiếp ảnh gia lại nhanh chóng bắt đầu nói những việc mình đã trải qua với cậu phóng viên.
Lúc cậu phóng viên nộp bản thảo, Tạ Vũ quả nhiên thấy tấm ảnh chụp nghiêng đó của Lục Viễn. Cô xóa ảnh khỏi bài.
Cậu phóng viên khó hiểu: “Tổng biên tập, sao chị không dùng tấm ảnh đó? Nhiếp ảnh gia Lý đặc biệt nói đây là tác phẩm tâm đắc của anh ấy."
Tạ Vũ nói: “Cậu không nghe nói anh ta chụp lén sao? Người bị chụp lén cũng không muốn."
“Chuyện này không phải rất bình thường sao?" Cậu ta ý nói, khi Tạ Vũ làm phóng viên cũng chụp lén không ít.
Tạ Vũ không tranh cãi với cậu ta, chỉ nói: “Cậu coi như không đủ số trang đi."
Cô là tổng biên tập, cậu phóng viên cũng không thể có ý kiến gì nữa.
Tấm ảnh đó, cô đã lặng lẽ lưu lại một tấm.
Hơn nửa năm không gặp, Lục Viễn không thay đổi gì cả. Khi ở một mình, cô nhìn chằm chằm tấm ảnh đó rất lâu, cuối cùng vẫn xóa bỏ.
Cuối năm là thời điểm đặt hàng quảng cáo cho năm sau bận rộn nhất.
Ngày nào Tạ Vũ cũng chạy tiệc, không ngày nào mà không say bí tỉ. Cho đến một lần, trong bữa tiệc, một nhà quảng cáo béo ụt ịt không ngừng cọ người cô bằng đôi tay đầy mỡ, rốt cuộc khiến cô bùng nổ.
Sau khi làm ầm với lãnh đạo một trận, cô rất sảng khoái nộp lá đơn từ chức.
Truyền thông là nghề có tính lưu động rất lớn, ở phương diện này Tạ Vũ lại luôn coi là cố chấp với truyền thống. Từ lúc tốt nghiệp đến giờ cô luôn làm một tạp chí, chưa từng thay đổi.
Rốt cuộc sau khi làm đến chức vụ lý tưởng, mọi thứ trở về con số không. Vì chức vụ lý tưởng này, thật ra chẳng lý tưởng chút nào.
Cô thậm chí hâm mộ những phóng viên vừa tốt nghiệp vào kia, mỗi ngày ý chí chiến đấu sục sôi, nhiệt huyết dâng trào, giống như mình năm đó.
Cô cũng không cần lo về vấn đề công việc. Trong ngành cô có vài phần danh tiếng, sau khi từ chức liền có truyền thông bao gồm truyền thông mới trong ngành tỏ ý muốn hợp tác với cô.
Chỉ là cô mãi không quyết định được, vì cô đột nhiên cũng không biết bản thân muốn làm gì.
Trên con đường chuyển ngoặt của tuổi hai mươi tám, Tạ Vũ cảm thấy mình mất phương hướng.
Lúc này đã gần cuối năm, Tạ Vũ ăn không ngồi rồi ở nhà bắt đầu sắp xếp tạp chí trong nhà. Trong tủ và gầm giường đầy tạp chí, là bằng chứng cho cuộc sống phóng viên hơn năm năm của cô.
Cô tiện tay lật xem những tờ tạp chí đó, sau đó liền thấy bài báo viết về Trương Hiểu Kha. Cô nhìn những dòng chữ và hình ảnh ấy ngơ ngẩn rất lâu, trong đầu nhớ lại khuôn mặt Trương Hiểu Kha.
Thời gian gần hai năm trôi qua, cô không cố hết sức nghĩ tới, nhưng thật ra chưa từng quên.
Cô phải thừa nhận, bản thân mình có tội.
Tạ Vũ đi đến thành phố Lâm, nghĩa trang vào mùa đông, gió rét lạnh run.
Cô đặt bó hoa lily trong tay ở trước mộ, đó là hoa mà Trương Hiểu Kha từng thích nhất.
“Hiểu Kha, mong kiếp sau em có thể không buồn không lo, không còn tối tăm nữa." Cô dừng một chút, lại nói, “Chị xin lỗi em."
Phía sau truyền đến một tiếng thở thật dài: “Không có gì phải xin lỗi cả."
Tạ Vũ quay đầu lại, thấy mẹ Trương Hiểu Kha xách một giỏ trái cây đi tới. Bà bày trái cây ở trước mộ, nói, “Sau khi chuyện đó xảy ra, Hiểu Kha mắc bệnh trầm cảm, nhiều lần suýt thì tự sát. Nếu không phải có cháu khích lệ, thì con bé đã không thấy được mấy tên khốn kiếp kia bị bắt rồi. Cháu quả thật có lỗi, nhưng đây cũng đều là số mệnh. Hiểu Kha chưa từng trách cháu, người làm bố mẹ chúng tôi đây cũng sẽ không trách tội cái chết của con bé lên người cháu."
“Dì ——" Tạ Vũ nhìn người mẹ mái tóc điểm bạc, muốn nói lại thôi.
Bà Trương đứng lên, vỗ vỗ vai cô: “Đi thôi. Hôm nay vừa có hoa lily nó thích, còn có trái cây nó thích ăn, chắc chắn con bé vui lắm. Chúng ta đừng quấy rầy nó nữa."
Tạ Vũ dạ một tiếng, cùng theo bà rời khỏi nghĩa trang.
Từ thành phố Lâm về, Tạ Vũ vẫn ăn không ngồi rồi ở nhà lướt web xem tin tức. Không biết sao lướt đến mạng địa phương bên Tương Tây.
Tuy là mùa đông, nhưng nước mưa ở miền nam cũng hay có nhiều khác thường.
Bên đó mấy ngày gần đây mưa to nhiều ngày, có chỗ thậm chí xảy ra lũ quét, trong đó có làng quê Lục Viễn ở.
Tim cô không hiểu sao đập dữ dội, không nghĩ gì cả, lấy di động ra gọi số của Lục Viễn bên đó.
Không cách nào nối máy được.
Lần này đến lần khác, vẫn như vậy.
Cô chuẩn bị gọi cho Hướng Vân, mới nhớ ra cô ấy đã đi Bắc Kinh từ lâu.
Cuối cùng tìm được số của chính quyền địa phương trên mạng, đầu bên đó reo rất lâu mới nhận, hỏi bằng giọng lười biếng: “Cô tìm ai?"
Tạ Vũ nói: “Tôi là phóng viên, xin hỏi chỗ các anh đã xảy ra lũ quét sao?"
Bên kia nói: “Đúng vậy, mấy người chết rồi! Lãnh đạo ở trên đều xuống thị sát."
Trong lòng Tạ Vũ cả kinh: “Vậy thôn Hồng Khê thì sao? Trường tiểu học Hồng Khê thì sao?"
“Đó là chỗ nghiêm trọng nhất, trường đều bị cuốn trôi cả!"
Tạ Vũ cúp điện thoại rầm một tiếng.
Ngày hôm sau Tạ Vũ đến thôn Hồng Khê.
Người trong điện thoại không lừa cô, nhiều chỗ trong thôn đều gặp lũ quét, nhà của nhiều hộ bị cuốn sập.
Mưa đã tạnh, nhưng dưới đất đâu đâu cũng là bùn lầy.
Sau khi cô xuống xe ở đường cái bước lên con đường vào thôn, bước sâu bước cạn mỗi bước đều rất khó khăn.
Quãng đường vốn nửa tiếng, đi một tiếng mới đến.
Phòng học của trường tiểu học Hồng Khê rốt cuộc xuất hiện trong tầm mắt cô.
Nhưng bức tường trắng của phòng học không thấy đâu nữa, khắp nơi đều là dấu vết bị nước lũ cuốn trôi, ngói nóc nhà sập một nửa.
Mùa đông giá rét, mấy đứa trẻ xăn ống quần, đi chân không, sục sạo đồ bị ngập trong vũng bùn sâu mấy tấc trong phòng học.
Thỉnh thoảng có đứa mò được một con tôm tép nhỏ, hưng phấn la lớn, lại bị một người đàn ông quát: “Còn chơi nữa hả!"
Đứa nhỏ liền le lưỡi tiếp tục làm việc.
Anh vẫn là thầy Lục hung dữ ngày trước.
Tạ Vũ đứng ở bờ bên kia, mỉm cười nhẹ nhõm.
Đột nhiên có đứa hét: “Thầy Lục, thầy mau nhìn kìa! Là chị phóng viên đó."
Lục Viễn vốn đưa lưng về phía bờ sông, rõ ràng ngẩn ra, từ từ xoay người, có phần không thể tin nổi nhìn sang.
Anh đi chân trần trong bùn, tay trái bó bột, có lẽ bị thương vào lúc nào đó.
Hai người cách một dòng suối nhỏ, nhưng đủ để thấy rõ đối phương.
Tạ Vũ nghiêng đầu nhìn sự xúc động không kìm nổi trên khuôn mặt anh, khóe môi cong cong nở nụ cười, la lớn: “Thầy Lục, nghe nói chỗ các anh còn thiếu một giáo viên. Anh thấy em có được không?"
Lục Viễn mím môi, khẽ cười một tiếng, rồi ngẩng đầu lên như thể đang cố hết sức kềm chế gì đó.
Khi Tạ Vũ đi xuống bờ sông, anh cũng đồng thời đi từ phía đối diện xuống.
Qua trận lũ quét, tuy nước đã rút kha khá, nhưng những tảng đá dùng để qua sông vẫn không lộ hẳn ra khỏi mặt nước.
“Em đừng di chuyển!" Anh thấy Tạ Vũ chuẩn bị cởi giày, vội ngăn lại.
Anh luống cuống tay chân xuống nước, ngay cả quần cũng không xắn lên hết.
Tạ Vũ nhìn động tác của anh, cười nắc nẻ, nhưng viền mắt lại bất giác nóng lên.
Lục Viễn rốt cuộc lên bờ, mấy bước tiến lên, một tay ôm trọn lấy cô, áp sát tới hôn môi cô.
Bọn trẻ ở bờ bên kia đùa giỡn ồn ào thì anh mới buông cô ra.
Hai người đều hơi ngượng ngùng cười cười.
Đôi mắt đo đỏ của Lục Viễn luôn nhìn cô chằm chằm không dời.
Tạ Vũ bị anh nhìn đến độ không được tự nhiên, đưa ngón tay ra chọc chọc ngực anh: “Em nghe một nhiếp ảnh gia nói, anh nói cho anh ta biết người yêu của anh ở trong lòng anh. Đó là ai vậy?"
Lục Viễn cười: “Người yêu của anh!"
Tạ Vũ phì cười thành tiếng, nhìn cánh tay bó bột của anh hỏi: “Sao vậy?"
“Hôm kia xảy ra lũ quét, khi cứu vật tư bị đá đập trúng, gãy xương, nhưng bác sĩ nói không mấy nghiêm trọng, sẽ khỏi nhanh thôi." Anh khựng lại, hỏi, “Sao em lại đột nhiên đến đây?"
Tạ Vũ nói: “Em thấy tin tức, nói chỗ các anh xảy ra lũ quét, gọi điện thoại cho anh lại không được nên tới đây."
Lục Viễn nói: “Di động bị nước cuốn đi rồi."
Tạ Vũ sờ mặt anh: “Cũng may, người không bị cuốn đi." Cô dừng một chút, “Em từ chức rồi, chuẩn bị tới đây làm giáo viên hỗ trợ giáo dục một khoảng thời gian, anh chào đón không?"
Lục Viễn nhướng mày: “Đương nhiên."
Anh đưa lưng qua khẽ uốn gối: “Lên nào, anh cõng em qua sông, cô Tạ."
Tạ Vũ cười lớn, leo lên lưng anh: “Anh một tay được không?"
“Em ôm chặt chút là được."
Trên sân thể dục, bọn trẻ chân trần chạy xuống kêu la mỉm cười vẫy tay với hai người.
Ngoại truyện
Lại là đầu thu một năm.
Đây là buổi tựu trường đầu tiên, trong giờ ra chơi, bọn trẻ của trường tiểu học Hồng Khê đang nô đùa ầm ĩ trên sân thể dục.
Lúc này, trên con đường mới xây không lâu ở bờ bên kia, hai chiếc xe dừng lại, mấy người bước xuống xe.
Một người đàn ông trung niên, và hai thanh niên một nam một nữ khoảng hai mươi tuổi đã đứng ven đường nghênh đón.
“Chào hiệu trưởng Bành! Chào thầy Trương cô Trần." Người phụ nữ đi đằng trước bắt tay chào hỏi ba người, rồi giới thiệu hai người phía sau, “Hai vị này là giám đốc Trương và trợ lý Lý của tập đoàn Viễn Quang."
Hiệu trưởng Bành niềm nở bắt tay hai người: “Tôi thay mặt bọn trẻ cảm ơn tập đoàn Viễn Quang và giám đốc Trương đã tài trợ cho trường tiểu học Hồng Khê chúng tôi. Bọn trẻ đã dùng máy vi tính và đồ dùng học tập các anh quyên tặng năm ngoái, rất có ích cho việc học tập của bọn trẻ."
Giám đốc Trương cười nói: “Lần này tới, chúng tôi muốn thành lập một quỹ học bổng ở miền núi, dùng để giúp đỡ cho học sinh trung học tiểu học có hoàn cảnh khó khăn nhưng ham học. Trường tiểu học Hồng Khê cũng là một trong những trường mà học bổng của chúng tôi bao phủ, nên nhân tiện đến thăm bọn trẻ."
Hiệu trưởng Bành gật đầu lia lịa, dẫn mấy người đi qua cây cầu nhỏ trông còn mới tinh, đi đến sân thể dục ở đối diện.
Bọn trẻ vốn đang chơi đùa đã tự giác đứng thành hàng ngay ngắn, vỗ tay chào đón khách đến.
Đi tham quan xong là cũng đến giờ vào học. Bọn trẻ và hai giáo viên trẻ về lớp, hiệu trưởng Bành tiễn mấy người tạm biệt.
Khi đi đến cây cầu, giám đốc Trương liếc mắt về trụ cầu, đủ mọi hình ảnh và chữ viết được bọn trẻ vẽ bằng đá.
Hai hình người nhỏ xíu tay trong tay trong đó thu hút anh ta. Anh ta chỉ dòng chữ bên cái hình người nhỏ đó hỏi: “Thầy Lục và cô Tạ là ai thế?"
Hiệu trưởng Bành cười giải thích: “Là một đôi vợ chồng hỗ trợ giáo dục ở trường tiểu học Hồng Khê trước đây. Đãi ngộ của trường tiểu học nông thôn kém, ở đây lại không thông ra đường cái, giáo viên phân đến trường không ai ở lại. Có một khoảng thời gian không có lấy một giáo viên, chỉ có hai giáo viên hỗ trợ giáo dục này luôn chống đỡ. Về sau tôi được điều tới từ trường tiểu học toàn cấp, đường cũng thông, sau khi chính sách quốc gia đảm bảo đãi ngộ cho giáo viên tiểu học nông thôn không được thấp hơn thành phố và thị trấn, trường tiểu học trong thôn từ từ không thiếu giáo viên nữa, lúc này hai giáo viên hỗ trợ giáo dục mới yên tâm trở về thành phố."
Giám đốc Trương cười: “Xem ra hai giáo viên hỗ trợ giáo dục này rất được bọn trẻ chào đón."
Hiệu trưởng Bành nói: “Còn phải nói sao? Trước đây con sông này không có cầu, mưa to một cái là bọn trẻ qua sông đi học bất tiện lắm. Cây cầu này là hai giáo viên hỗ trợ giáo dục bỏ tiền ra xây đấy."
Giám đốc Trương như nhớ ra gì đó, thuận miệng hỏi người phụ nữ bên cạnh: “Cô Hướng, không phải quê cô ở đây sao, trước kia còn từng làm ở chính quyền địa phương nữa, có quen hai giáo viên hỗ trợ giáo dục này không?"
Cô Hướng chính là Hướng Vân đã tốt nghiệp đại học Bắc Kinh ở lại Bắc Kinh làm việc, khi rảnh rỗi cô và người khác thành lập một tổ chức phi chính phủ, dốc sức cho sự phát triển và giáo dục của trẻ em miền núi.
Ánh mắt cô hơi mang ý cười, nhìn cái hình người nhỏ vẽ nguệch ngoạc đó, gật đầu: “Tôi có quen."
Giám đốc Trương ồ một tiếng, cũng chỉ thuận miệng hỏi, không tiếp tục hỏi gì khác, giơ tay nhìn đồng hồ: “Hiệu trưởng Bành, thầy đi làm việc đi, chúng tôi đi đến trường khác xem thử."
Hiệu trưởng Bành gật đầu, đưa mắt nhìn mấy người rời khỏi.
Lên xe, giám đốc Trương nhìn cây cầu nhỏ đó, lẩm bẩm cười nói: “Thú vị thật. Một đôi vợ chồng tới đây hỗ trợ giáo dục, còn tự bỏ tiền xây một cây cầu nữa."
Hướng Vân cũng nhìn cây cầu đó, sau đó cúi đầu lấy di động ra bật lên, mở một tấm ảnh mới đây trong nhóm bạn bè, bên bến Thượng Hải, một người đàn ông đang bồng một đứa bé khoảng một tuổi đứng trước hàng rào.
Vì là bóng lưng nên không nhìn thấy khuôn mặt người đàn ông, chỉ nhìn ra được hình như gió rất lớn, mái tóc ngắn ngủn của người đàn ông bị gió thổi hơi biến dạng. Anh một tay bồng đứa bé, tay còn lại kéo chiếc áo khoác phanh ra, chắn gió cho con.
Hai hàng chữ phối với tấm ảnh: Ra ngoài gặp phải gió lớn, nhưng bé đến bến Thượng Hải thì không đi nữa, cứ đòi nhìn nước nước. Bố bé đã bồng như vậy đứng nửa tiếng rồi.
Phía sau còn kèm hai biểu cảm mồ hôi lạnh.
Hướng Vân cười cười, cất di động.
Xe nổ máy de xe, ánh mặt trời ấm áp mùa thu hắt vào, phía đối diện truyền đến tiếng đọc sách lanh lảnh của bọn trẻ.
Mọi thứ hoàn hảo.
Tác giả :
Úy Không