Khẩu AK Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại
Chương 9 9 Cuộc Đời Là Những Chuyến Đi
Xe đi 1 lúc là ra khỏi phạm vi làng Bồ, con châu kéo 4 người nhẹ nhàng như không, hoặc có thể fo thể trạng của người Việt thời này nhẹ.
Trời đã sáng rõ rồi, bắt đầu có những tia nắng chiếu trên mặt đất, hôm nay có vẻ lạnh hơn hôm qua, có thể đoẹt lạnh tiếp theo sắp về rồi.
Đường đất mùa này khá là khô cứng do mùa đông hanh khô mà, trên đôi môi mấy người đi cùng cũng đã xuất hiện lại những vết nẻ, mùa xuân sắp tới, mưa phùn rơi xuống là mảnh đất lại bừng sức sống.
Bân lấy hộp sáp nẻ đưa cho họ và chỉ cách dùng, ba người đàn ông thấy lạ, chiếc hộp tròn dẹt này nhìn tinh mĩ quá, hình như cũng bằng lưu ly thì phải, trong suốt, hoa văn bên trên nhìn đẹp quá, chữ viết trên hộp là loại chữ gì không ai biết nhưng không phải là là được viết vào, nó trơn bóng, bóng loáng.
Khi họ bôi hộp sáp nẻ vào đôi môi nứt nẻ của mình thì 1 cảm giác dễ chịu truyền xuống tận óc, cảm giác ngứa ngáy, đau xót ở môi không còn.
Họ lưu luyến khi trả hộp cao cho Bân, lão Tán mặt dày xin 1 hộp, Bân bảo khi nào rời khỏi làng hắn sẽ cho mỗi người 1 hộp dùng cho cả nhà, họ liền cảm ơn rối rít.
Đường núi rừng lúc lên dốc, cuống dốc, nhưng cũng đủ làm cho họ xuống xe vài lần, Bân thì vừa nhìn vừa ngắm cảnh, mấy lần tính mang điện thoại ra chụp theo thói quen, nhưng hắn kìm được vì không nên cho người khác thấy thế thì cần gì đâu mà lưu với giữ.
Đúng là hiện đại đâm ra hại điện mà.
Mấy người kia từ khi mặt trời sáng rõ đã bắt đầu cảnh rác xung quanh, đây là bản năng đi rừng của họ, đây là đường mòn xuyên rừng nên chả biết khi nào có thú dữ chạy ra, giờ này tụi nó thức dậy rồi và bắt đầu đi kiếm ăn.
Họ cũng mệt với thằng nhóc đi cùng này, hay táy máy xung quanh, đi rừng mà cứ như đi dạo ý, vừa đi mà cứ ngám trời ngắm cây cỏ, mặt cứ phởn phởn không có tý phòng bị nào, không khéo ông ba mươi vồ lúc nào không biết.
Bỗng lúc này trong bụi cây có tiếng sột soạt, một con thỏ chạy ra, ông Tán chạy xe nhanh hơn, thúc trâu chạy thật lực, 2 người còn lại thì giơ cung, nỏ cảnh giác xung quanh.
Bân quýnh lên hét to :
- Con thỏ ngon thế sao ông lại để nó chạy nhanh thế, có nó bữa trưa mọi người có tý thịt tươi để ăn.
Ông Tán không trả lời, chạy 1 lúc mới điều khiển trâu chạy chậm lại rồi quay lại nói:
- be bé cái mồm thôi không dụ thú hoang tấn công bây giờ! Giờ này là giờ dã thú bắt đầu đi săn buổi sáng, Cậu có thấy con thỏ chạy thục mạng không, chắc chắn phải có thú dữ đuổi theo sau nó mới chạy như vậy.
Mà cho dù không có dã thú đuổi theo tôi cũng không dám bắn, trời sáng thú rừng đang đói , bắn chết con thỏ sẽ để lại mùi máu, thú đánh hơi được sẽ đuổi theo chúng ta.
Bân lúc này mới ngã ngửa, hóa ra mấy phim Tàu nói về săn thú xong đi lại như không trong rừng là láo hết.
Vua quan đi săn có 1 đống lính đi theo thì không sợ chứ dân thường đi săn thời này phải có đoàn đội, muốn 1 mình đi săn phải là người giỏi võ hoặc cực kì khỏe mạnh giàu kinh nghiệm với vũ khí đầy đủ, săn được con mồi ưng ý là chạy ngay ra khỏi rừng không chờ đợi lâu.
Đúng là không thể áp dụng phim vào những việc liên quan tính mạng được, đại gia kinh nghiệm đầy mình ở đây khỏi lo rồi.
Đi đường rừng đầy ổ voi ổ gà cùng với cái xe trâu sóc nảy làm hắn muốn thoát vị đĩa đệm, đi sang làng khác gặp người làng khác mà phải bỏ như mấy thanh niên bò ăn xin kiếm tiền hút chích thì mất mặt lắm.
Xe trâu đi chạm với tốc độ 7km/h, nhanh hơn đi bộ chút, đi cái đường núi dồi gồ ghề lắm đèo dốc này còn lâu hơn.
Các làng toàn cách nhau mấy búi mấy mấy đối.
Các cụ đã có câu ca dao răng :
" Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua"
Ngày xưa, đa phần dân số sống ở nông thôn, miền núi không có phương tiện vận tải và thông tin như bây giờ, nên chỉ đa phần trai gái các xung quanh nhau thỉnh thoảng gặp nhau.
Yêu nhau nhưng khoảng cách cần cũng phải đi qua mấy núi, mấy đèo mới tới đấy.
khó khăn là thế mà vượt qua tức là yêu nhau thắm thiết lắm.
Bân cũng tức cảnh sinh tình làm phát 2 câu ca dao này luôn.
3 người đàn đàn ông quay lại trợn mắt nhìn Bân.
Ông Tán vỗ đùi khen :
- Hay! câu thơ hay thật! Đúng là người có học có khác! Câu thơ của cậu làm tôi nghĩ đến tôi hồi trẻ khi mà nước Vạn Xuân còn, tôi cũng cướp 1 cô vợ là gái trên trấn đấy, 2 nhà cách nhau mấy ngày đường.
Đánh bao nhiêu thằng quanh ngõ cuối cùng lấy được vợ về ngay trước mắt nhạc phụ.
Bố vợ tôi ấm ức lắm không làm gì được, vì vợ tôi quanh mấy ngõ đấy là đẹp nhất.
Ngày cưới, mẹ vợ phải khuuyeen mãi mới đi đưa dâu.
Khi đến làng tôi, ông thấy cũng tạm được, không nghèo quá nhưng tại cái miệng bốp chát của tôi khoe chiến tích trước mặt anh em Cuối cùng ông bố vợ từ mặt con gái con rể luôn.
Âý thế mà có đứa cháu thì ông khác ngay, ông ý nhận luôn đứa cháu là dòng dõi nhà ông trước mặt bao quan khách, lấy họ của ông và thừa kế gia sản trên trấn.
Làm bố tôi tý hộc máu vì tức giận, may sao nhà tôi đẻ thêm 2 đứa nữa, 1 gái 1 trai, cả 2 đứa lấy họ nhà tôi nhưng đứa con gái thì ông bố vợ bắt tên phải do ông đặt, tên là Lan, Đinh Lan, là đứa mà cậu chữa chân.
Ông lấy tên Lan vì ông coi cháu gái như sự bù đắp việc tôi đập vỡ chậu hoa Lan ông yêu thích nhất của ông để tạo cơ hội cướp con gái ông đi.
Cả 2 đứa sau cũng phải mang lên trấn cho ông dạy, cuối năm mới được về nhà.
Điều này làm cho ông bố tôi tức giận xuýt nữa sách đao chém ông thông gia ngay tại chỗ.
May sao tôi và mẹ cản kịp, nhưng bố tôi cũng nghĩ về tương lai các cháu, dù sao có cái chữ cũng tốt hơn nên đành chấp thuận.
Ông Tán kể chuyện sau xưa nhập tâm, giọng khá hảo sảng như khoe chiến tích vậy.
Bân cũng hưởng thụ và thích thú nghe kể chuyện.
Đi đường luôn có những câu truyện như thế này từ những người không quen biết nhau, nó khiến cho chuyến đi không nhàm chán.
Một câu chuyện hào sảng thấm đẫm bản chất của nhân dân lao động.
ĐI 1 lúc tới khoảng 10h, mọi người đi tới đoạn rùng toàn cây bụi, tầm mắt lúc này được phóng xa, đoạn này thường không có cọp beo, chủ yếu là sợ rắn rết.
Mọi người bắt đầu thả lỏng, xung quanh xe được vứt các loại cây chống rắn rết, 1 người ôm bó cỏ để sẵn trên xe xuống cho trâu ăn, lái cái chậu to đổ nước trong ống nứa cho trâu uống, kiểm tra tỉ mỉ xem trâu có bị sao không rồi mới bắt đầu mới đến mình.
3 người đốt 1 đống lửa tránh thú, mỗi người móc trong cái gùi sau lưng nắm cơm , bên trong là rau rừng, không có muối.
Trong các câu truyện việt nam hay có đoạn đùm nắm cơm với muối rang.
Đấy là sau này sau năm 1000, còn thời Tùy Đường thì công nghệ làm muối chưa phát triển, ngoài muối mỏ và muối nấu từ nước biển gàn bờ có chứa nhiều tạp chất, chất độc nên muối tinh rất ít và đắt.
Vì vậy chỉ gia đình cực giàu có, qua quan, gia đình quyền quý mới có muối tinh để ăn, nói là tinh thôi chứ màu nó khá là đục.
Dân thường chỉ ăn muối nhiều tạp chất như đất, photpho, kali,sỏi đá nhỏ,vị của nó người hiện đại ăn thử chắc sẽ nôn ra luôn và chửi :" đây mà là muối à, mẹ nó ăn cái này vào có mà hỏng thận rồi đi gặp ông bà sớm", vì vậy mà dân thời cổ hẹo sớm, tuổi thọ trung bình thời nhà đường cũng chỉ hơn 30.
Đầu thời Trinh Quán, nhiều bộ tộc phương bắc, tây nhà đường nổi loạn và bị dẹp yên nhanh chóng ngoài sức mạnh quân sự vựt trội của quân Đường ra thì còn nhờ chính sách của Trưởng Tôn Vô Kỵ tể tướng thời này là kiểm soát chặt nguồn muối.
Không cho 1 hạt muối lọt vào đất địch, quân địch suy yếu đánh cái là tan.
Bân nghĩ cũng tội mà thôi cũng kệ,hắn không có mang cơm tự sôi ra mà mang 1 cái lương khô quân đội BB72.
Hắn mới đầu không biết tại sao cái thằng chủ cũ người Tàu lại mua nhiều lương khô Việt Nam thế, cái này trang bị cho toàn QĐNDVN còn thừa ý, đủ cho các bố ăn lương khô cả năm không hết.
Đến khi tối hôm qua khi lấy lương khô và thấy số lượng kinh người thì hắn mới vào quyển nhật kí xem, vào gần cuối trang, mục VN, hắn mới biết.
Thằng này ngán tận cổ và éo thích lương khô TQ tý nào.
khi sang VN ăn lương khô quân đội thì hắn mê luôn, thành nghiện, hắn liền liên hệ với công ty hắn lập bên TQ đặt hàng lương khô VN số lượng lớn từ lương khô lục quân đén hải, không quân, đặt hàng liên tục số lượng lớn trong 5 năm từ 2020 -2025, cả nghìn đến chục nghìn thùng mỗi lần, giá rất rẻ so với TQ.
Hắn muốn dùng lương khô cho quân đội của hắn sử dụng sau này.
Lương khô trung quốc hắn cũng nhập số lượng khá lớn vì quân đội của hắn sẽ có cả người Hán và các tộc Nữ chân, Hung nô, Mông cổ, khiết đan, lương khô này hợp với khẩu vị họ hơn, Lương khô VN thì để cho hắn và dân miền nam trung quốc dùng đi.
Sữa Vinamilk cũng vậy.
Bân thì đang ăn lương khô cùng với 1 hộp sữa vinamilk có đường tiệt chùng hộp vuông loại thường, ăn lương khô với sữa là hết xảy.
3 người kia lại có vẻ mặt như 2 cha con ông Tán hồi sáng, ông tán còn đỡ, vì kinh ngạc nhiều rồi, đánh mặt nhiều rồi nên có kinh nghiệm, mắt vẫn nhìn, mồm vẫn nhai cơm, chứ 2 tên đi theo thì há mồm ko nuốt cơm luôn.
Thằng nhóc này lại mang cái gì ăn thế này, là suy nghĩ chung 3 người bọn họ.
Cái túi đựng đồ ăn tronng hoa văn hơi lạ như vằn con báo, bóng loáng, cái hộp đựng nước hình như bằng giấy cũng bóng loáng, hoa văn rất đẹp, Bân lắc lên thấy tiếng sục sục hình như là nước.
Lạ ghê,! Nước đựng trong hộp giấy mà không bị ngấm rơi ra.
Khi Bân bóc chiếc lương khô ra, mùi thơm bốc lên, với chiếc mũi thính của người đi rừng họ biết đây là đồ ngon rồi, miếng cơm trong mồm họ sao nhạt thế, thôi vừa hít vừa ăn cơm cho đỡ thèm.
bân lấy ống mút họ cũng lạ vì cái ống bằng chất liệu gì mà trắng như sứ mà không phải sứ, còn dẻo nữa.
Hắn đang vừa cắn 1 miếng lương khô vừa mút 1 ngụm sữa hưởng thụ, Hắn thầm nghĩ, mấy ngày này chắc ăn lương khô liên tục, kiểu này chắc ỉa ra máu mất thôi, xót hậu môn lắm.
Đang ăn thì cảm nhận thấy có người nhìn mình, quay sang nhìn 3 người, vừa há mồm chảy nước dãi hết vào nắm cơm nhìn đồ trên tay hắn.
Bân ngửi lại , đúng là lương khô thơm thật, có khi là thứ thơm nhất của đồ ăn mà họ biết được.
Bân bèn lục trong ba lo đưa cho họ 3 túi lương khô và 3 hộp sữa, chỉ họ cách uống và xé bao lương khô.
3 người vui mừng ra mặt , vội cất nắm cơm vợ làm đibóc lương khô và mút sữa.
Cắn miếng lương khô mà họ như chết lặng,
Cái gì thế này, thức ăn cõi trên sao, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ họ mới biết trên đời có thứ ngon đến thế, hpj ngậm thật chặt cảm nhận hương vị rồi ăn ngấu nghiến.
Sau đó mút thêm hộp sữa, lại chết lặng lần 2.
Cứ như vậy vừa cắn lương khô như hổ đói, vừa mút sữa như bú sữa mẹ.
trong 1 phút hết 2 bánh lương khô và hộp sữa, mồm vẫn tóp tép thòm thèm tiếc rẻ, sao mình ăn nhanh thế không để dành cho con cái ở nhà chứ.
Bân mỉm cười thầm nghĩ: " ăn mấy ngày xem, có bị táo bón nặng ko thì biết mặt nhau ngay"
Mọi người nghỉ ngơi 1 lúc, bân bắt đầu kể những câu truyện thế giới mình cho họ nghe, họ nghe say sưa.
con người mà, những chỗ thiếu thông tin và sách vở thì những câu chuyện mới là những thứ giải trí hữu ích nhất.
Ông Tán hỏi :
- Cậu Bân, sao cậu lại biết nhiều câu chuyện về những đất nước xa xôi thế ? Bân đáp:
- Tôi được đọc nhiều sách hơn mọi người, tôi được đi nhiều nơi hơn mọi người, tôi được nhiều thày giỏi dạy hơn mọi người 3 người đều thầm nghĩ : " đúng là danh gia vọng tộc thì được đi đó đi đây, được học hành nhiều mà"
Ông Tán nói tiếp :
- Cậu sướng thật đấy, vừa được học hành đàng hoàng, có chữ có nghĩa, lại được đi đây đi đó.
Chả bù cho bọn tôi, lên trấn là nơi phồn hoa nhất mà tôi từng Thấy.
Bân đáp :
- Muốn đi hay không do mình cả thôi, đôi chân muốn đi thì sao lại phải sợ.
Học hành nó cũng chỉ là trên giấy, người xưa nói :" đọc vạn cuốn sách không bằng đi ngàn dặm đường".
Ông đã muốn đi chả ai ngăn được ông, cuộc đời là những chuyến đi mà, đi càng xa càng học hỏi được nhiều, lúc ông về lại quê hương càng giúp ích nó nhiều hơn từ những kiến thức ông học được.
1 người bảo vệ tên trâu đáp:
- Nói thì nói thế thôi, thế nhưng Cậu ơi tiền đâu mà đi, chúng tôi nghèo không có tiền sao mà đi xa được.
Bân thấy chỗ này sao thấy quen thế, giống đoạn hội thoại nổi tiếng mà thay đổi cả 1 đất nước , cả 1 dân tộc.
Hắn điệu bộ nghiêm nghị bắt trước đúng câu nói chuẩn mực không sai 1 ly, hắn xòe bàn tay ra và nói :
- Đây ! Tiền đây! Tôi sẽ làm bất cứ công việc nào để có tiền để đi đến những vùng đất xa xôi, những đất nước khác.
Học hỏi những thứ hay của họ để về giúp đồng bào và đất nước mình - Nhưng bố cậu giàu rồi thì cần gì phải đi làm.
ông Tán nói Bân nói luôn:
- Bố tôi giàu không có nghĩa tôi không phải làm việc.
Bố tôi cho tiền tôi đi nhưng xa xôi cách trở gửi 1 đồng tiền biết bao giờ mới tới tay.
Lúc hết tiền thì phải phụ thuộc vào đôi bàn tay này làm ra những đồng tiền chân chính để đi học hỏi những vùng đất mới.Tay làm hàm nhai, đôi tay này làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Khi thành tài tôi sẽ trở về giúp lại quê hương đồng bào.
Cuộc nói chuyện cứ thế mà kêt thúc, Bân thì bình thường, còn 3 người kia thì trầm ngâm im lặng đánh xe trâu đi về bản làng tiếp theo.
Hắn thì phổi bò không nghĩ gì, ngồi sau vừa cắm tai nghe vào điện thoại nút bấm nghe nhạc trong cái list nhạc dài dằng dặc mà mấy đứa nhân viên điện tử tải vào thẻ.
3 người đàn ông đang trầm ngâm suy nghĩ không để ý đến chuyện này.
Lọng họ đang cuộn sóng, lòng họ có những hạt mầm đang nảy lên.
Cuộc đi xe địa ngục đi hết 3 ngày, họ đi qua 3 làng và 1 trại.
Hắn xem xét, đánh giá tình hình các trại,làng, xem xét toàn diện về hàng hóa, dân số, đường đi.
Hắn đang kết luận trong đầu mình những đánh giá tổng quan trước khi đi những vùng khác và lên trấn.
Hắn muốn xem nơi này có đáng để lập căn cứ hay không vì Đinh Tiên Hoàng lập căn cứ ở đây mà thống nhất 12 sứ quân , hay chuyển qua vùng khác hoặc xuống Thanh nghệ lập căn cứ vì Lê Thái tổ cũng từ đây mộ lính, có mỏ sắt mà đánh đuổi được quân xâm lược , hay học theo Bác hồ chọn vùng Tây Bắc làm ATK mà đánh đuổi quân xâm lược.
Họ là những anh hùng thời loạn,lúc đất nước làm than xâm chiếm đánh đông dẹp bắc dựng nên cơ đồ tại miền bắc nơi tập trung người Việt nhiều nhất.
Có rất nhiều lựa chọn, hắn không cần vàng bạc, vì hắn có đầy, hắn cần là cần thông tin, hắn cần người biết thông tin về người và ruộng đất, khoáng sản.
Vì thế mà bảo sao khi Tiêu Hà nhà Hán vào kinh đô nước Tần và Lí Thiện trường nhà Minh vào Nam Kinh và Yên Kinh trong khi quân đội các lộ và quân sở chỉ chăm chăm đi cướp bóc thì 2 ông này lại chạy vào tàng thư khố thu thập sổ sách về ruộng đất, dân sự, mỏ tài nguyên và bản đồ.
vì họ biết cái đấy mới cần cho cai trị dân chúng hay nắm được nhân lực, nguồn lực cho sau này hoạt động sau này, chứ chỉ chăm chăm cướp bóc thì chỉ gtaay phẫn nộ dân chúng cũng như khiến người dân chạy khỏi vùng đất.
Dân chạy hết rồi vậy chiếm được rồi, lấy đâu nguồn lương thực bổ sung, lấy đâu nguồn nhân lực đi phu đi lính, lấy đâu mà thu thuế đứng vững gót chân.
Bân cũng không biết rằng, chính tại bây giờ khi hắn đang ngủ để ngày mai về lại làng Bồ thì trong cái trại hắn đến ban sáng, có 1 nhóm người đang bàn bạc nhau , học cãi nhau, họ cũng ngồi vòng tròn bàn bạc khá lâu dưới 1 lá cờ có 1 chữ hán tự Phồn thể
" TRIỆU"