Khẩu AK Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại
Chương 6 6 Cái Đùi To

Khẩu AK Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại

Chương 6 6 Cái Đùi To


Bân đang hốt hoảng khi thấy dân thời này manh động thế, manh động như cả làng xông lên bắt các hảo hán phi excite cầm thòng lọng vậy, hơi tý đã cầm tên bắn người, mà hắn có làm cái gì đâu, may có cái mũ bảo hiểm ko tý thì toi.

Bân bò lấy lại cái loa cầm tay, đưa lên nói :
Thăng nào vừa bắn bố mày! tôi có làm gì đâu mà bắn tôi?
Trưởng lảo lấy hết sức bình sinh hô lớn:
Yêu ma phương nào giám xông vào làm làm gì? Khai nhanh không hàng vạn mũi tên được tẩm phép bắn ngươi hồn bay phách tán.
Bân lúc này mới ngớ người ra, hóa ra đám người Việt cổ này nhận nhầm mình là ma.

Sao họ nghĩ mình là ma được nhỉ, hắn xoay xoay cái đầu gắn đèn nhìn xung quanh , ánh sáng chiếu rọi xung quanh, xác định không có người hoặc không có con thú khổng lồ nào.

Bân ngẩng đầu lên xác định đám người, xa xa, qua ánh sáng mờ thấy đúng là có mấy người tụ tập chỗ chòi canh, sau đó lại thêm 1 mũi tên bay tới.

May Bân né kịp, Bân bắc loa kêu lớn :
Ê ! Bình tĩnh! Đại ca bình tĩnh đừng bắn! Tôi là người, là người chuẩn 100%, 100% người Việt không pha tạp.

Mà khoan đã vừa nãy ta nhìn làng ông có mấy trăm người, người đúng trên tường có vài chục thì đòi đâu ra vạn mũi tên.

Trưởng làng biết mình không dọa được đối phương nói vọng lại:
Ngươi chứng minh cho ta xem ta có phải là người không? Bân bèn tháo cái đèn trên mũ xuống, cho nó chiếu ngược vè mình cho đám người trên kia xem.

người Việt nam cổ hay hiện đại ít có người nào bị bệnh quáng gà như người hán, vì đơn giản vùng người việt sống như theo lãnh thổ hiện nay rất ít đóng băng, động thực vật dù 4 mùa vẫn sinh sôi như thường, tất nhiên có ít hơn theo từng mùa, nhưng không có cái kiểu mùa đông không có rau cỏ ăn như người phương bắc, khi không đủ gạo thì họ có thể đánh bắt thú rừng dù nhỏ hoặc xuống sông, suối, đầm, hồ bắt thủy sản do nước không đóng băng ăn bù lượng lớn đạm và protein nên người Việt không tiêu thụ nhiều ngũ cốc, gạo như người Hán với chế độ ăn gần như thuần ngũ cốc và ít thịt.

Cộng với sống trong môi trường nguy hiểm về đêm nên người việt luôn cảnh giác ban đêm, đánh đêm, vì vậy mà người Việt đêm tối không bị quáng gà như như người Hán.

Trên lầu cao họ nhìn rõ Bân không phải là ma,da có chút trắng nhưng là người là người, quần áo có chút lạ, sau lưng dắt cái cây nhìn có vẻ là chuôi kiếm , trên người đeo lỉnh kỉnh 1 đống thứ, tạng người tầm 13-14 tuổi( do người Việt xứ nhiệt đới rừng rậm, cộng với việc điều kiện sống ngày xưa kham khổ, thiếu dinh dưỡng nên khá thấp, trung bình 1m5, ông nào 1m6 là dạng cao lớn ối em rụng trứng, ông nào 1m7 cả nước chắc đếm trên đầu ngón tay, 1m8 thì chắc đột biến hoặc thằng này con lai.

Chính vì vậy dựa theo chiều cao, quả hàng chưa lộn đầu thì Bân biết mình 10 tuổi, nhưng với người Việt cổ thì sẽ là tầm 13-14 tuổi, được cha chú vác vào rừng học săn bắn và làm ruộng rồi).

Người bên trên chắc mẩm trông thế kia, quần áo nhuộm nhiều màu, mũ cũng nhuộm màu luôn, chắc là con vị trại chủ hoặc động chủ đi săn nhưng bị lạc đường xin nhờ tá túc hôm nay đây.

Trưởng làng và già làng liền bảo Bân đến gần cổng làng để mở cửa, sau đó họ phân phó người chuẩn bị vũ khí đứng xung quanh cổng đề phòng có người đi sau tập kích.

Công mở, Bân liền chạy vội vào, trên tay vẫn cầm cái đèn pin, nhìn xung quanh thấy gươm giáo lăm lăm, mọi người lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng nhảy xổ vào hắn, lúc này trưởng làng và già làng mới đi tới.


Cổng đóng lại, trên chòi canh xác nhậm là không có ai theo sau , lúc này mọi người mới bình tâm thả lỏng cảnh giác.

Bân tắt chiếc đèn trên tay, mọi người bớt lo sợ, Bân rút cái dùi cui điện 40cm của mình ra và bảo rằng: " đây chỉ là cái gậy không phải kiếm đâu, mọi người đừng lo", lúc này mọi người mới triệt để buông lỏng cảnh giác.Bân nhìn qua 1 lượt thì thấy người dân ở đây có mặc quần áo bằng vải bố, vải thô, thậm chí nhiều người khoác áo tơi, áo bện bằng rơm, quần áo đàng hoàng, trưởng làng và già làng thì thêm cái cạp quần bằng thổ cẩm hoặc thêm cái khăn quấn đầu bằng thổ cẩm, cho đỡ lạnh cũng như chống sương giá, chứ không như sử Tàu, một số người Việt Nam yếu sử nhưng thích chém gió lịch sử rằng người việt nam quần áo, vải vóc không biết làm, người trung quốc chỉ dạy mới biết làm vải, đàn ông chỉ ở trần đóng khố, đàn bà thì có cái váy bện cỏ, vải thô, ngực mặc yếm.

Mặc như thế lúc lao động và mùa hè thì không sao chứ mùa đông , màu xuân mà mặc như thế có mà chết rét cả đám.

Theo nhiều nguồn sử liệu được các nhà sử học Việt Nam đã xác nhận rằng người Việt Nam đã biết trồng đay dệt vải từ lâu đời, Dệt lụa cũng đã biết do công chúa Thiều hoa mị nương con vua Hùng thứ 8.

Người Trung quốc khi chiếm được nước ta toàn đốt hết, sách vở thư tịch, bắt hết người tài giỏi về nước nó, lấy phát kiến của dân tộc khác vơ vào của mình, hủy diệt sử liệu nước khác, mang sách vở, đào tạo người mình cho nó sử dụng theo sử liệu nước nó, nên các nhà sử học về sau hiểu lầm, nên dân mình toàn bị đứt gãy lịch sử, hiểu lầm lịch sử không có nguồn sử tìm hiểu.

Ngoài ra trung quốc nắm con đường thông thương duy nhất trên thế giới thời bấy giờ nên người ta chỉ biết lụa của trung quốc còn bất kì nước nào mà sản xuất đc mặt hàng nào đó thì toàn mang sáng bán cho thương nhân TQ rồi người TQ sẽ vận chuyển theo con đường tơ lụa.

Chính vì vậy thời đó người ta chỉ biết trung quốc có lụa còn lụa đấy xuất phát từ nước nào thì thì họ ko quan tâm và cũng chẳng có thời giờ và thời gian quan tâm.

Chuyện đó để sau, giờ chuyện trước mắt đã , Tiếp đó già làng dẫn hắn đi vào trong làng, bảo hắn đứng cạnh sân làng đợi một chút vì lão đang làm nốt nghi thức cuối cùng lễ đuổi con ma bệnh cho con gái lão, con gái lão bị nhọt sưng tấy ở chân rồi sốt cao mấy ngày nay rồi, sau đó sẽ mời Bân vào nhà trong hỏi chuyện.

Bân hỏi
con ông bị làm sao vậy? ta có biết chút nghề thuốc hay là để cho ta xem sao? Gìa làng đáp :
Lão đã làm mọi cách, thuốc thang mãi không khỏi, lão đi lên trấn mất mấy ngày đường mang theo con lão lên trấn dùng cái vòng vàng mời thấy thuốc người Hán tốt nhất trấn khám bệnh bốc thuốc bệnh tình chỉ tạm ngưng nhưng không thuyên giảm.

Cậu cứ xem đi.
Gìa làng nhìn hắn ăn mặc loại vải kì lạ, nhưng nhìn là biết đồ tốt khó mua, lại nhuộm nhiều màu thì càng chắc nịch cậu là con nhà giàu có, hoặc là con các gia tộc lớn trên thành trấn lớn.

Nghe nói đám đấy đọc sách nhiều lắm, chắc nghề thuốc cũng biết, thôi để xem sao, biết đâu.

Bân bèn tiến đến cô gái đang nằm trên cáng, bật cái đèn lên, bảo già làng cầm đèn soi hộ, già bèn bảo với mẹ con dâu mình tháo túi cấp cứ sơ cấp của mình ra, lấy từng dụng cụ,sờ trán cô gái nóng rẫy ra, mặt cũng có thấy hung hung do ánh lửa và sốt cao, có mồ hôi chảy ra nhưng vẫn run cầm cập vì lạnh, quay lại bảo người nhà lấy cho ít nước.

Quay nhìn xuống chân thì đúng là cái chân, gần mắt cá sưng tấy thật, bị nhọt sưng lên , sau đó được rạch mủ, nhưng do không làm kĩ khử trùng nên bị nhiễm trùng nên mưng mủ lần nữa, lại bị rạch chảy mủ, lại nhiễm trùng lần nữa.

Chính vì nguyên do này nên mới hết cách đây, Hắn nhìn kĩ thì thấy lần này có sưng xung quanh nhưng có vẻ mủ đã đã được nặn hết, có dấu hiệu lở loét, có hoại tử nhẹ ở da.

Cô gái này bị sưng và nhiễm trùng vài lần nhưng được người nhà và thầy thuốc đã chữa chạy khá là đúng khi nặn hút mủ, chỉ sai mỗi cách khử trùng nên mới bị tái vài lần sau mỗi lần tái cơ thể càng yếu, cộng thêm chế đội ăn không đủ dinh dưỡng nên mới dẫn đến trở nặng thôi, may mắn là chưa nhiễm trùng máu, mới bị hoại tử ngoài da.


Bân bắt dầu từng bước, khử trùng dụng cụ, Tiêm cho cô gái tại đùi 1 mũi moocphin có trong túi y tế, nghe nói loại này dùng trong quân đội, nhưng nghe là quân đội thải loại loại này rồi, dùng loại khác êm hơn, thôi dùng tạm vậy.

Đợi 1 lúc cho thuốc ngấm rồi hắn lấy ống tiêm nhỏ hút 1 ống kháng sinh tiêm vào cánh tay cô gái này, người xưa ko dùng kháng sinh bao giờ, có mũi ngày ngang thần dược, sau đó bắt đầu dùng nước muối và cồn rửa vết thương, rửa sạch xung quanh, bị ốm lười tắm, xung quanh chân cô em này bẩn quá, toàn đất và cáu ghét.

Lau sạch, xong hắn lấy con dao bấm ra, đây cũng là hàng trong chỗ đồ phượt, cắt 1 ít da bị hoại tử và loét, kiểm tra không còn mủ, sau đó đắp thuốc, lấy băng gạc ra băng vết thương lại.

lấy thêm 2 viên hạ sốt cho cô gái này uống.

Xong xuôi, thu dọn đồ đạc, hắn đứng dậy, hơi choáng váng đầu óc bảo với mọi người:
Mọi người lùi xa ra cho cô ấy thở, già đưa cô ấy về phòng, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, giữ sạch vết thương, ngày mai cô ấy hạ sốt sẽ tỉnh thôi.

Bảo cô ấy chịu khó tý, sau này có vết sẹo mờ ở chân.

Gìa làng thấy lạ, người này dùng những loại dụng cụ không thấy bao giờ, trừ con dao, con dao cũng tinh Mĩ lắm cơ, nhìn biết phải dùng thép tốt tạo thành, mũi kim nhìn qua ánh lửa sáng choanh như là dùng bạc vậy.

Mấy bình nhỏ kia nhìn đã biết dùng lưu ly cực phẩm chế tạo thành, nhìn xuyên qua trong suốt,chưa kể dùng xong vứt đi lăn lốc ra ngoài đất thế kia, phá của quá, trên trấn lão từng nhìn thấy 1 ngọc bội lưu ly của trấn trưởng cũng không trong suốt như này, mà đấy còn là đồ gia truyền mấy đời rồi, tý nữa phải lấy nó đem lên trấn đổi muối cho làng mới đc.

Đã thế vị này tiêm vào cái thứ thuốc gì nhìn trong như nước ấy, mà nước này trong veo cơ, Lão chưa thấy loại nước nào trong vắt không có gợn gì bên trong như vậy, dù là nước trên con suối trong nhất, nếu như không phải vị này dùng dụng cụ quý giá kia thì ông tưởng cậu này lừa mình mà dùng nước thường chữa bệnh.

Cái đùi to này chắc chắn phải bám vào, bám chắc, có khi cả làng lên hương.

Dọn xong,hắn tiện tay vứt 1 số đồ bông băng và đồ y tế dùng 1 lần tính vứt vào đống lửa, già làng quýnh lên chạy lại giữ tay hắn nói:
Cậu cứ để đấy, cậu là khách, để tôi sai người dọn cho! Bân nói :
Không cần đâu,tôi ném nốt vào lửa là xong, chỉ còn mỗi khâu ném thôi mà.

Gìa làng cố nói :
để già, để già, cái này cậu không phải lo.

Xong đó lão vứt đống bông thuốc đỏ đi còn 2 cái bình thủy tinh thì giữ lại tay, xong đó phân phó:
Thằng Trâu, thằng Hẹo, 2 đứa mày đưa cô mày về phòng.


Vợ thằng cả đâu, mau đi đun cho bố ấm nước chè xanh, thằng cả theo bố vào nói chuyện.

Mọi người trong làng ai về nhà đấy hết đi, ăn tối , rồi nghỉ sớm, sắp năm mới rồi còn chuẩn bị đồ để đón Tết nữa.

Sau đó ông già mời Bân đi vào ngôi nhà giữa làng cùng với trưởng làng, bên trong nhà không có gì nhiều, nhà sàn, xung quanh chỉ có tấm liếp, mấy cái nồi đồng, mấy cái cồng, chiêng, 1 cái trống đồng cũ, 1 bếp lửa giữa nhà đang đung nồi nước, cái cung với mấy mũi tên, 1 ngọn giáo.

Điểm đáng chú ý nhất là ngôi nhà xây bằng gỗ lim, ván tường cũng bằng lim, Bân chắc mẩm, thời hiện đại căn nhà này của đại gia, lòng muốn gào thét :" đại gia, cầu bao dưỡng".

Bân ngồi vị trí bên cạnh, ông già ngồi giữa, bên kia là trưởng làng, ông già giới thiệu
- Gìa tên Đinh Bàn là Thôn chính, Con trai Đinh Tán là trưởng làng, đây là làng Bồ thuộc bộ Câu Lậu, châu Trường Yên, huyên Chu Diên.

Còn cậu, tôi nghe giọng cậu hình như cũng là người châu Trường yên thì phải.quân tùy xuống đổi thành Châu giao cả, chỉ còn tên huyện Bân trả lời :
Chào ông , cháu tên Hoàng Đức Bân.

Hiện tại sống ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Quê cháu ở Hoa Lư, Ninh Bình.
2 người không hiểu , không biết nói gì, cái khác có thể không hiểu nhưng sao lại có Hai Bà Trưng ở đây.

Người Hán mà biết chắc mang quân chém cả lũ.

Bân hơi ngớ người , lúc này nhà Tùy, làm gì có Hà nội, Ninh Bình Với Hoa Lư.

Hắn biết mình nhầm văn rồi nên sửa lại.
Cháu nói nhầm, Cháu là người Châu Trường Yên đây ạ.

Cha cháu ở dời nhà xuống Long bình mấy năm trốn giặc giã, đang tính chuyển lại về quê cũ thì nghe tin Lưu Phương mới dẹp yên nước ta, Tâu với vua Tùy rằng nước Lâm Ấp có nhiều vật báu lạ nên chuẩn bị cho quân sang đánh.Cha cháu sợ giặc giã, quân Tùy mới chiếm nước ta xong, lại đánh nhau bắt bớ cướp bóc nên chạy về đây.

cha cháu là thương nhân nên quen đi đây đi đó nên biết nhiều.
Ông Bàn đứng bật dậy nói:
cháu có chính xác là năm sau chúng sang đánh Lâm ấp không? Bân nói chắc nịch :
Đúng ông ạ, mấy tay bạn hàng người Hán của bố cháu khi lấy hàng có nói là sắp có đánh nhau, về phương Nam vì hàng hóa đang được tập kết vùng đấy , chắc tay lưu phương lại tâu vua phương nam nhiều vàng rồi, lúc đánh qua vạn xuân hắn cướp bóc ghê lắm.
Lão Bàn đi đi lại lại trong nhà đăm chiêu suy nghĩ, Miệng lẩm bẩm : " sắp đánh nhau rồi, chúng lại sắp bắt phu bắt lính rồi, lại phải cống nạp rồi".

Lão Bàn thì như thế , còn ông Tán con trai lão thì cúi đầu buồn bã.

Ông nghĩ hồi còn làm Lính khi biết tin quân Tùy sang đánh, anh em đang hừng hực khí thế, chuẩn bị đi phía bắc cần vương thì nghe tin Lí Phật Tử đã hàng, anh em chán nản, tướng chỉ huy họp bàn chốn lên núi lập trại, lập vùng mà sống, sau này khởi nghĩa thì đi theo chứ ko muốn luồn cúi lần nữa.


Còn hắn và , một số anh em khác thì xin phép về làng tiếp tục sống vì chí đã tắt.

60 năm độc lập là 60 năm dân Việt sống sướng nhất thời Bắc Thuộc, không phải chịu sưu thuế cao của người Hán nữa, được làm chủ chính vùng đất của mình, tự hào nói mình là người Việt, tự hào kể về các anh hùng dân tộc, tự hào sinh hoạt các phong tục tổ tiên mà không sợ bố con thằng nào đuổi giết.

Thế mà giờ thì hết rồi, vừa bị đuổi giết , lại sắp sưu cao thuế nặng, sắp bị bắt phu rồi
Bân thì hiểu, lần này Lưu Phương cũng không tốt lành gì cho cam,hắn sợ về kinh thì bị đám ngự sử đàn hặc vì lạm sát, cướp bóc quá nhiều ở vùng đất này nên lấy cớ ổn định tình hình, tiêu diệt thế lực tay chân Lí Phật Tử, Bình định xong lại lấy cớ đánh xuống Lâm ấp kiếm thêm công danh, báu vật, của cải về để bịt miệng nhà vua và đám ngự sử.

Lưu phương trong 2 năm vừa rồi đuổi giết rất nhiều bộ tướng của Lí Phật Tử dù hàng hay không cũng giết, giết tất, giết cả nhà, quân lính thì là nô lệ.
Không khí có chút trầm lắng, bà vợ ông Bàn đang cầm bình niêu nước ấm đổ thêm vào ấm chè sanh đang đun trong bếp( ông nào sành chè xanh tươi thì biết, khi đổ thêm nước cho ấm chè xanh thì phải đổ nước ấm mới không mất vị chè xanh, ông nào đổ thêm nước lạnh vào bị bố cho ăn đập ngay vì làm mất vì chè do thay đổi nhiệt độ đột ngột), lúc này mới phá vỡ bầu không khí.

Ông Bàn mới quay sang hỏi Bân,
Theo như những gì cậu nói thì bao giờ chúng đánh xuống Lâm ấp? Bân đáp :
- Theo như cha cháu dự đoán thì khoảng tháng 3 chúng sẽ ở biên giới đánh xuống Lâm ấp Lão Bàn bắt đầu tính toán:
- Chúng hiện tại lương thảo, vũ khí còn đầy, chắc không bắt nộp thêm, nộp thuế như cũ, chắc sẽ thêm 1 ít, chủ yếu là dân phu thôi, chắc sang đầu năm mới sau tết là bọn chúng bắt đầu bắt phu rồi.

không biết làng phải nộp bao nhiêu người đây, năm nay khó rồi, qua tết phải cấy,người đâu mà đủ, rồi còn nộp thuế, mua hàng xa xỉ phẩm, năm nay không ăn tết được rồi.

phải chuẩn bị cho cả năm sau.

Bà vợ ông Bàn đang đổ thêm nước thì nghe tin sắp chiến tranh, sắp bắt phu thì run lẩy bẩy, tay sắp rơi ấm nước bằng gốm xuống đất, Bân đỡ lấy đặt ấm xuống đất,, bà kêu lên :
- lại chiến tranh, lại bắt phu, bao nhiêu người chết rồi, bao nhiêu người đi phu mà về được đây.

Sao khổ vậy chứ, không cho người ta sống yên ổn được à, có cho người ta sống nữa không chứ! ông Bàn quát:
- Đàn bà biết gì, ra ngoài ! Bân nói theo 1 cách vô thức 1 câu nói mà hắn tâm đắc trong phim " Hẹn gặp lại Sài gòn "
- Mất nước là mất tất cả mọi quyền, kể cả quyền được sống.

Ông Bàn và Tán sửng người như tỉnh lại từ trong cơn mộng.

Họ nghĩ :" đúng vậy, chúng ta mất nước rồi, làm gì còn quyền gì, chúng ta chỉ là cá trên thớt cho chúng muốn làm gì thì làm thôi.

Gía như Lí Phật tử dũng cảm hơn, giá như mấy bộ tướng của ông dũng cảm hơn.

Không phải Lí Phật tử nói hàng là hàng ngay được đâu, phải đa phần bộ tướng , mưu sĩ đồng ý hàng thì ông ý mới hàng.

Gía như lúc đấy mình dũng cảm hơn dù chỉ 1 chút thôi, 1 chút thôi thì có lẽ giờ đã khác.".
Bân nhìn biểu cảm trầm ngâm của họ thì mừng thầm, :" Thời gian chưa lâu, lòng tự trọng, lòng yêu nước vẫn còn, vẫn còn cứu được".

Tác giả : chantroikyluc1994
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại