Khát Vọng Đổi Đời
Chương 3
Còn bây giờ, trong giây phút khi mà bà van Boolen đã hiểu ra rằng thay vì phải mời người mẹ bà sẽ mời người con, bà liền vẫy nhẹ mấy ngón tay và ngay lập tức người bồi mặc bộ đồng phục nâu, đội mũ tròn vội lao đến như một hòn đạn. Anh ta nhanh chóng hiểu ngay bà cần gì, liền mang đến cho bà một tờ giấy mẫu điện tín, rồi sau khi bà viết xong anh ta mang ngay ra bưu điện.
Vậy là chỉ vài phút sau đó những dấu chấm và gạch được phát đi từ chiếc máy điện báo Morse đã vọt lên mái nhà, và như một tia chớp phóng theo những sợi dây điện bằng đồng dài hàng nghìn kilômét nhanh hơn bất cứ một chuyến tàu nào, bất cứ một chiếc ô tô nào. Trong chớp mắt bức điện đã vượt qua biên giới, một cái chớp mắt nữa đã vượt qua hàng ngàn mái nhà nóc nhọn của thành phố Vorarlberg, vượt qua đất nước Liechtenstein nhỏ bé, vượt qua những thung lũng bị cắt ngang dọc của vùng Tyrol. Những hàng chữ ấy biến thành một tia lửa nhỏ lao thẳng từ những đỉnh núi băng giá xuống thung lũng Danube tiến vào thành phố Linz và có mặt ở tổng đài. Tại đây, sau khi nghỉ ngơi vài giây, bởi lẽ chỉ có chạy thật nhanh mới xứng đáng với chữ “điện khẩn", bức điện nhanh chóng rời khỏi dây dẫn trên nóc trạm bưu điện Klein-Reifling để nhập ngay vào chiếc máy thu điện báo. Và thế là sau khi thở phào nhẹ nhõm nó liền tác động ngay vào trái tim của một cô gái, làm cho cô vừa ngạc nhiên vừa tò mò, bối rối.
***
Sau khi rẽ vào góc phố, rồi bước lên chiếc cầu thang bằng gỗ ọp ẹp, tối tăm, Christine bước lên căn gác áp mái trong một ngôi nhà tồi tàn. Tại đây, trong căn phòng với những ô cửa sổ nhỏ xíu Christine cùng sống với mẹ. Chiếc mái che rộng trước mặt tiền căn nhà, dùng để che tuyết vào mùa đông và che nắng lúc ban ngày chỉ cho phép những tia nắng chiếu yếu ớt lọt tới chỗ chậu thiên trúc quỳ đặt trên bệ cửa sổ. Chính vì vậy trong căn gác áp mái không khí lúc nào cũng tù túng và ẩm ướt, bốc lên mùi gỗ mục và mùi vải trải giường chưa khô hẳn. Những mùi vị lưu cữu ấy ngấm vào tường như nấm bám vào thân cây. Có lẽ căn gác áp mái này trước kia dùng làm nơi chứa những đồ linh tinh. Nhưng vào những năm sau chiến tranh; với những khó khăn về nhà ở, nhu cầu của con người cũng trở nên khiêm tốn hơn. Họ sẽ rất biết ơn số phận nếu như chiếm được một căn phòng chỉ cần kê được hai chiếc giường cùng với chiếc ghế bành là vật thừa tự cũng đã chiếm rất nhiều chỗ trong căn phòng vì vậy hai mẹ con phải bán rẻ cho đồng nát và bây giờ họ rất lấy làm tiếc vì chuyện ấy. Mỗi khi đôi chân của bà Hoflehner phù lên, bà chẳng biết ngồi vào đâu, đành phải nằm trên giường cả ngày.
Đôi chân phù thũng sưng vù lên như hai khúc gỗ với những mạch máu xanh thẫm của người đàn bà mệt mỏi và già trước tuổi kia, chính là hậu quả của hai năm làm thợ giặt ở trạm quân y, trong tầng trệt của một tòa nhà lúc nào cũng ẩm ướt. Từ khi việc đi lại đối với người đàn bà mập mạp trở thành một cực hình thì bà hầu như không đi lại gì nữa mà chỉ dịch chuyển chầm chậm từ chỗ này đến chỗ khác với những cơn ngạt thở và nếu có hơi gắng sức một chút hoặc xúc động vì một chuyện gì đó, bà phải vội vàng ôm chặt lấy ngực. Bà hiểu rằng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nhưng thật may mắn vì trong tình trạng hỗn loạn sau khi nhà nước quan chủ bị lật đổ, người anh chồng của bà, một người có tước vị trong chính phủ đã giúp cho Christine kiếm được một chỗ làm trong trạm bưu điện. Cho dù phải sống ở một nơi hẻo lánh, tiền lương cũng chẳng được mấy đồng, nhưng dù sao cũng tạm xoay xở được, ít ra cũng có một mái nhà che đầu và một căn phòng để đi về. Tất nhiên căn phòng kể cũng có chật chội, nhưng sớm muộn gì lại chẳng phải chui vào áo quan, mà ở đó lại càng chật hơn nữa.
Căn phòng lúc nào cũng thoảng mùi dấm chua, mùi ẩm ướt, mùi bệnh tật, mùi nhà thương. Cánh cửa nhỏ thông với nhà bếp không thể nào đóng kín được vì vậy căn phòng lại có thêm mùi khói bếp và mùi thức ăn. Khi vừa bước vào phòng, Christine phải mở ngay chiếc cửa sổ vẫn đóng im ỉm. Nghe tiếng động, mẹ nàng rên rẩm thức dậy. Bà không thể làm khác được, cứ mỗi lần cựa mình bao giờ bà cũng phải rên lên mấy tiếng. Cũng giống như cánh cửa tủ, chỉ vừa chạm tay vào nó đã rít lên khe khẽ, cái thân xác bị bệnh tê thấp của bà cũng vậy, trước khi nhúc nhích bao giờ nó cũng phải báo trước. Sau đó người đàn bà yếu đuối nhổm dậy hỏi:
- Có chuyện gì thế con?
Ý thức mơ màng của bà đã biến mất khi bà nhận ra rằng bây giờ chưa đến giờ ăn trưa, chưa phải lúc được ngồi vào bàn. Có nghĩa là đã xảy ra một chuyện gì đó. Người con gái trao cho bà bức điện.
Bằng bàn tay gầy guộc, bà chậm rãi (bởi lẽ mỗi một cử động đều gây nên sự đau đớn) lần tìm chiếc kính trên mặt cái tủ nhỏ cạnh giường. Mãi một lúc lâu bà mới tìm thấy chiếc kính gọng bằng kim loại rồi đeo lên mũi[4].
[4] Loại kính cổ không có gọng để đeo vào tai mà chỉ gài trên sống mũi.
Trong khi người đàn bà già yếu đọc bức điện, tấm thân nặng nề của bà bỗng giật lên như bị điện giật. Bà khó nhọc lê từng bước, miệng thở dốc tiến về phía Christine và rơi cả tấm thân nặng nề vào lòng nàng. Bà xúc động ôm chầm lấy cô con gái đang hoảng sợ. Bà mỉm cười, định nói một câu gì đó nhưng toàn thân cứ run lên không sao mở miệng được. Cuối cùng, bà mệt lả, hai tay ôm lấy ngực rồi vật xuống ghế. Bà ngồi lặng đi trong một phút, cố thở bằng cái miệng đã rụng hết răng. Sau đó bà mấp máy đôi môi run rẩy, lắp bắp những câu rời rạc, đứt quãng, lộn xộn, và trên khuôn mặt bà xuất hiện một nụ cười mãn nguyện, nhưng vì quá xúc động bà lại càng ngắc ngứ tợn, trong lúc hai bàn tay vung lên để ra hiệu và trên đôi má nhăn nheo những giọt nước mắt tuôn chảy lặng lẽ. Cái dòng thác từ ngữ lộn xộn của mẹ làm cho Christine hoảng hốt. Ơn chúa, mọi việc đã đâu vào đấy và giờ đây người đàn bà già yếu và vô dụng này đã có thể yên tâm nhắm mắt xuôi tay. Chính vì điều đó mà vào tháng sáu vừa qua bà đã làm một cuộc hành hương đến những nơi tôn kính để cầu nguyện cho Klara, người em gái của bà, hãy đến trước khi bà qua đời để bà có thể trao gửi con gái mình cho cô ấy. Bây giờ thì bà hài lòng lắm rồi. Đấy, trên bức điện đã ghi rõ cho phép Christine đến khách sạn thăm họ, họ phải tốn tiền đánh điện, còn hai tuần trước đó lại gửi cho bà một trăm đô la nữa. Klara quả là có một tấm lòng vàng, cô ấy lúc nào cũng tốt bụng và đáng yêu như vậy. Có lẽ một trăm đô la kia không những đủ để chi tiêu dọc đường mà còn có thể sắm sửa, ăn mặc như một công tước phu nhân, trước khi con gái bà xuất hiện trước mặt họ trong một nhà nghỉ sang trọng. Ở đó con gái bà sẽ được mở rộng tầm mắt, sẽ được thấy những con người học thức và giàu có sống ra sao. Ít nhất thì đây cũng là lần đầu tiên con gái bà sẽ được sống như mọi người. Quả đúng trời có mắt, nó cũng xứng đáng được hưởng như vậy. Từ trước đến giờ nào nó đã nhìn thấy gì trong cuộc đời - hoàn toàn không có gì hết, chỉ có công việc, công việc, cùng với mọi nỗi lo toan vất vả, cộng thêm vào đấy lại còn một người mẹ già nua, ốm yếu, chẳng làm được việc gì, đáng lý ra phải xuống lỗ từ lâu rồi mới phải. Cũng chỉ vì bà và vì cuộc chiến tranh khốn kiếp vừa qua mà toàn bộ thời thiếu nữ của Christine đã bị hủy hoại. Chỉ nghĩ tới điều ấy, nghĩ tới những năm tháng đẹp nhất của con gái đã trôi qua một cách buồn thảm cũng đủ làm cho bà đau xót tâm can. Nhưng bây giờ thì nó đã tìm thấy hạnh phúc của mình. Chỉ cần nó cư xử lễ độ với dì dượng, lúc nào cũng phải lễ phép, khiêm tốn, nhưng đừng có quá rụt rè, e ngại. Klara có tấm lòng vàng, có trái tim nhân hậu, nhất định cô ấy sẽ giúp cho cháu ruột của mình thoát khỏi cái nơi khỉ ho cò gáy này, thoát khỏi cái làng hôi thối này, còn bà, một mụ già còm cõi sớm muộn gì chẳng chết. Và nếu giờ đây cô nó đã mời đến chơi thì nhất định nó sẽ đi. Còn ở đây, trên đất nước đang thối rữa này nó còn điều gì tốt lành nữa đâu, dân chúng thì đần độn, mà bà, một mụ già ốm yếu thì có gì đáng phải bận tâm nữa. Lúc nào mà chẳng tìm được một chỗ bên cạnh Chúa và liệu bà còn sống được bao lâu nữa?… Ôi, giờ thì bà có thể yên tâm nhắm mắt được rồi khi mà mọi việc đã đâu vào đấy.
Trong chiếc áo cánh và chiếc váy lót lại trùm thêm chiếc khăn san, người đàn bà già yếu, còm cõi loạng choạng lê đôi chân sưng vù như chân voi đi đi, lại lại trong phòng làm cho những tấm ván sàn kêu cọt kẹt. Bà liên tục vung hai cánh tay làm điệu bộ, chốc chốc lại nức nở lấy chiếc khăn mùi soa màu đỏ to tướng lau mắt. Sau đó vì quá xúc động bà đành ngồi xuống ghế nghỉ một lát, hỉ mũi xụt xịt để lấy sức cho những cuộc đối thoại tiếp theo. Và vì trong óc bà một ý nghĩ nào đó vừa mới xuất hiện, thế là bà lại tiếp tục nói, tiếp tục thổn thức, tiếp tục rên rỉ, sung sướng vì sự may mắn bất ngờ. Đột nhiên, trong một phút nghỉ lấy sức, bà bỗng nhận ra rằng đáng lý Christine cũng phải xúc động như bà thì lại đứng lặng đi với vẻ mặt tái nhợt, bối rối, cặp mắt chỉ biểu lộ nỗi ngạc nhiên, lúng túng, chẳng hề nói một câu nào. Người đàn bà già yếu cảm thấy bực mình. Thu hết sức lực còn lại, bà cố đứng lên lần nữa, bước đến chỗ con gái và ôm lấy vai cô, kéo sát vào lòng, hôn cô bằng những cái hôn nồng nàn như muốn đánh thức cô dậy, kéo cô ra khỏi trạng thái đờ đẫn.
- Sao con cứ im lặng thế? Việc này chẳng liên quan đến con thì liên quan đến ai, con làm sao thế, con bé ngốc nghếch của mẹ? Con cứ đứng ngây ra như phỗng mà chẳng nói gì cả. Đây là một dịp may hiếm có đấy con ạ. Con phải vui mừng mới phải. Sao con lại không mừng?
Điều lệ nghiêm khắc cấm nhân viên bưu điện trong khi đang làm việc tự ý rời khỏi văn phòng trong một thời gian dài, cho dù người đó có những lý do hoàn toàn xác đáng thì điều ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì trước pháp luật nhà nước: trước hết phải là công việc rồi sau mới đến con người, trước hết phải có những chữ cái rồi sau đó mới có ý nghĩa của những chữ cái ấy. Chính vì vậy mà sau một lát rời khỏi bưu điện, cô nhân viên trạm Klein-Reifling lại có mặt ở phòng làm việc, bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong khoảng thời gian vắng mặt, không có ai hỏi nàng. Vẫn như mười lăm phút trước đó, giấy tờ vẫn nằm yên trên bàn, sau một lúc bị đánh thức dậy chiếc máy điện báo bằng đồng thau sáng loáng lại nằm yên ngủ trong bóng tối mờ mờ. Thật là may vì trong lúc nàng vắng mặt không có ai ghé vào bưu điện, không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Với lương tâm thanh thản, giờ đây nàng có thể bình tĩnh suy nghĩ về cái tin bất ngờ vừa mới bay đến theo những dây dẫn bằng đồng, bởi lẽ trong lúc bối rối Christine chưa kịp hiểu nổi cái tin ấy có đáng mừng hay không. Ý nghĩ của nàng dần dần được sắp xếp lại. Vậy là lần đầu tiên nàng phải rời mẹ để làm một chuyến đi xa trong hai tuần lễ, mà cũng có thể sẽ lâu hơn, đến với những con người xa lạ, không, không phải là xa lạ mà đến với dì Klara, em ruột của mẹ, trong một khách sạn sang trọng. Cần phải xin nghỉ phép - một kỳ nghỉ xứng đáng vì trong suốt từng ấy năm cũng cần phải nghỉ một lần cho ra hồn, để ngắm nhìn thế giới, tận mắt nhìn thấy những điều mới lạ, nhìn thấy một cuộc sống khác với cuộc sống của nàng. Christine nghĩ mãi, nghĩ mãi. Quả thật đó là một cái tin vui và mẹ hoàn toàn có lý để vui mừng, hoàn toàn có lý. Công bằng mà nói đây là cái tin vui nhất mà họ nhận được trong suốt những năm dài đằng đẵng. Lần đầu tiên được rời bỏ những công việc tẻ ngắt, được tự do hoàn toàn và quên hết mọi chuyện, được nhìn thấy những khuôn mặt mới, thế giới mới, chẳng phải đó là món quà đặc biệt bỗng dưng từ trên trời rơi xuống? Nhưng ngay lúc ấy bên tai nàng lại vang lên giọng nói ngạc nhiên, sợ hãi có pha chút tức giận của mẹ: “Tại sao con lại không vui mừng?"
Vậy là chỉ vài phút sau đó những dấu chấm và gạch được phát đi từ chiếc máy điện báo Morse đã vọt lên mái nhà, và như một tia chớp phóng theo những sợi dây điện bằng đồng dài hàng nghìn kilômét nhanh hơn bất cứ một chuyến tàu nào, bất cứ một chiếc ô tô nào. Trong chớp mắt bức điện đã vượt qua biên giới, một cái chớp mắt nữa đã vượt qua hàng ngàn mái nhà nóc nhọn của thành phố Vorarlberg, vượt qua đất nước Liechtenstein nhỏ bé, vượt qua những thung lũng bị cắt ngang dọc của vùng Tyrol. Những hàng chữ ấy biến thành một tia lửa nhỏ lao thẳng từ những đỉnh núi băng giá xuống thung lũng Danube tiến vào thành phố Linz và có mặt ở tổng đài. Tại đây, sau khi nghỉ ngơi vài giây, bởi lẽ chỉ có chạy thật nhanh mới xứng đáng với chữ “điện khẩn", bức điện nhanh chóng rời khỏi dây dẫn trên nóc trạm bưu điện Klein-Reifling để nhập ngay vào chiếc máy thu điện báo. Và thế là sau khi thở phào nhẹ nhõm nó liền tác động ngay vào trái tim của một cô gái, làm cho cô vừa ngạc nhiên vừa tò mò, bối rối.
***
Sau khi rẽ vào góc phố, rồi bước lên chiếc cầu thang bằng gỗ ọp ẹp, tối tăm, Christine bước lên căn gác áp mái trong một ngôi nhà tồi tàn. Tại đây, trong căn phòng với những ô cửa sổ nhỏ xíu Christine cùng sống với mẹ. Chiếc mái che rộng trước mặt tiền căn nhà, dùng để che tuyết vào mùa đông và che nắng lúc ban ngày chỉ cho phép những tia nắng chiếu yếu ớt lọt tới chỗ chậu thiên trúc quỳ đặt trên bệ cửa sổ. Chính vì vậy trong căn gác áp mái không khí lúc nào cũng tù túng và ẩm ướt, bốc lên mùi gỗ mục và mùi vải trải giường chưa khô hẳn. Những mùi vị lưu cữu ấy ngấm vào tường như nấm bám vào thân cây. Có lẽ căn gác áp mái này trước kia dùng làm nơi chứa những đồ linh tinh. Nhưng vào những năm sau chiến tranh; với những khó khăn về nhà ở, nhu cầu của con người cũng trở nên khiêm tốn hơn. Họ sẽ rất biết ơn số phận nếu như chiếm được một căn phòng chỉ cần kê được hai chiếc giường cùng với chiếc ghế bành là vật thừa tự cũng đã chiếm rất nhiều chỗ trong căn phòng vì vậy hai mẹ con phải bán rẻ cho đồng nát và bây giờ họ rất lấy làm tiếc vì chuyện ấy. Mỗi khi đôi chân của bà Hoflehner phù lên, bà chẳng biết ngồi vào đâu, đành phải nằm trên giường cả ngày.
Đôi chân phù thũng sưng vù lên như hai khúc gỗ với những mạch máu xanh thẫm của người đàn bà mệt mỏi và già trước tuổi kia, chính là hậu quả của hai năm làm thợ giặt ở trạm quân y, trong tầng trệt của một tòa nhà lúc nào cũng ẩm ướt. Từ khi việc đi lại đối với người đàn bà mập mạp trở thành một cực hình thì bà hầu như không đi lại gì nữa mà chỉ dịch chuyển chầm chậm từ chỗ này đến chỗ khác với những cơn ngạt thở và nếu có hơi gắng sức một chút hoặc xúc động vì một chuyện gì đó, bà phải vội vàng ôm chặt lấy ngực. Bà hiểu rằng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nhưng thật may mắn vì trong tình trạng hỗn loạn sau khi nhà nước quan chủ bị lật đổ, người anh chồng của bà, một người có tước vị trong chính phủ đã giúp cho Christine kiếm được một chỗ làm trong trạm bưu điện. Cho dù phải sống ở một nơi hẻo lánh, tiền lương cũng chẳng được mấy đồng, nhưng dù sao cũng tạm xoay xở được, ít ra cũng có một mái nhà che đầu và một căn phòng để đi về. Tất nhiên căn phòng kể cũng có chật chội, nhưng sớm muộn gì lại chẳng phải chui vào áo quan, mà ở đó lại càng chật hơn nữa.
Căn phòng lúc nào cũng thoảng mùi dấm chua, mùi ẩm ướt, mùi bệnh tật, mùi nhà thương. Cánh cửa nhỏ thông với nhà bếp không thể nào đóng kín được vì vậy căn phòng lại có thêm mùi khói bếp và mùi thức ăn. Khi vừa bước vào phòng, Christine phải mở ngay chiếc cửa sổ vẫn đóng im ỉm. Nghe tiếng động, mẹ nàng rên rẩm thức dậy. Bà không thể làm khác được, cứ mỗi lần cựa mình bao giờ bà cũng phải rên lên mấy tiếng. Cũng giống như cánh cửa tủ, chỉ vừa chạm tay vào nó đã rít lên khe khẽ, cái thân xác bị bệnh tê thấp của bà cũng vậy, trước khi nhúc nhích bao giờ nó cũng phải báo trước. Sau đó người đàn bà yếu đuối nhổm dậy hỏi:
- Có chuyện gì thế con?
Ý thức mơ màng của bà đã biến mất khi bà nhận ra rằng bây giờ chưa đến giờ ăn trưa, chưa phải lúc được ngồi vào bàn. Có nghĩa là đã xảy ra một chuyện gì đó. Người con gái trao cho bà bức điện.
Bằng bàn tay gầy guộc, bà chậm rãi (bởi lẽ mỗi một cử động đều gây nên sự đau đớn) lần tìm chiếc kính trên mặt cái tủ nhỏ cạnh giường. Mãi một lúc lâu bà mới tìm thấy chiếc kính gọng bằng kim loại rồi đeo lên mũi[4].
[4] Loại kính cổ không có gọng để đeo vào tai mà chỉ gài trên sống mũi.
Trong khi người đàn bà già yếu đọc bức điện, tấm thân nặng nề của bà bỗng giật lên như bị điện giật. Bà khó nhọc lê từng bước, miệng thở dốc tiến về phía Christine và rơi cả tấm thân nặng nề vào lòng nàng. Bà xúc động ôm chầm lấy cô con gái đang hoảng sợ. Bà mỉm cười, định nói một câu gì đó nhưng toàn thân cứ run lên không sao mở miệng được. Cuối cùng, bà mệt lả, hai tay ôm lấy ngực rồi vật xuống ghế. Bà ngồi lặng đi trong một phút, cố thở bằng cái miệng đã rụng hết răng. Sau đó bà mấp máy đôi môi run rẩy, lắp bắp những câu rời rạc, đứt quãng, lộn xộn, và trên khuôn mặt bà xuất hiện một nụ cười mãn nguyện, nhưng vì quá xúc động bà lại càng ngắc ngứ tợn, trong lúc hai bàn tay vung lên để ra hiệu và trên đôi má nhăn nheo những giọt nước mắt tuôn chảy lặng lẽ. Cái dòng thác từ ngữ lộn xộn của mẹ làm cho Christine hoảng hốt. Ơn chúa, mọi việc đã đâu vào đấy và giờ đây người đàn bà già yếu và vô dụng này đã có thể yên tâm nhắm mắt xuôi tay. Chính vì điều đó mà vào tháng sáu vừa qua bà đã làm một cuộc hành hương đến những nơi tôn kính để cầu nguyện cho Klara, người em gái của bà, hãy đến trước khi bà qua đời để bà có thể trao gửi con gái mình cho cô ấy. Bây giờ thì bà hài lòng lắm rồi. Đấy, trên bức điện đã ghi rõ cho phép Christine đến khách sạn thăm họ, họ phải tốn tiền đánh điện, còn hai tuần trước đó lại gửi cho bà một trăm đô la nữa. Klara quả là có một tấm lòng vàng, cô ấy lúc nào cũng tốt bụng và đáng yêu như vậy. Có lẽ một trăm đô la kia không những đủ để chi tiêu dọc đường mà còn có thể sắm sửa, ăn mặc như một công tước phu nhân, trước khi con gái bà xuất hiện trước mặt họ trong một nhà nghỉ sang trọng. Ở đó con gái bà sẽ được mở rộng tầm mắt, sẽ được thấy những con người học thức và giàu có sống ra sao. Ít nhất thì đây cũng là lần đầu tiên con gái bà sẽ được sống như mọi người. Quả đúng trời có mắt, nó cũng xứng đáng được hưởng như vậy. Từ trước đến giờ nào nó đã nhìn thấy gì trong cuộc đời - hoàn toàn không có gì hết, chỉ có công việc, công việc, cùng với mọi nỗi lo toan vất vả, cộng thêm vào đấy lại còn một người mẹ già nua, ốm yếu, chẳng làm được việc gì, đáng lý ra phải xuống lỗ từ lâu rồi mới phải. Cũng chỉ vì bà và vì cuộc chiến tranh khốn kiếp vừa qua mà toàn bộ thời thiếu nữ của Christine đã bị hủy hoại. Chỉ nghĩ tới điều ấy, nghĩ tới những năm tháng đẹp nhất của con gái đã trôi qua một cách buồn thảm cũng đủ làm cho bà đau xót tâm can. Nhưng bây giờ thì nó đã tìm thấy hạnh phúc của mình. Chỉ cần nó cư xử lễ độ với dì dượng, lúc nào cũng phải lễ phép, khiêm tốn, nhưng đừng có quá rụt rè, e ngại. Klara có tấm lòng vàng, có trái tim nhân hậu, nhất định cô ấy sẽ giúp cho cháu ruột của mình thoát khỏi cái nơi khỉ ho cò gáy này, thoát khỏi cái làng hôi thối này, còn bà, một mụ già còm cõi sớm muộn gì chẳng chết. Và nếu giờ đây cô nó đã mời đến chơi thì nhất định nó sẽ đi. Còn ở đây, trên đất nước đang thối rữa này nó còn điều gì tốt lành nữa đâu, dân chúng thì đần độn, mà bà, một mụ già ốm yếu thì có gì đáng phải bận tâm nữa. Lúc nào mà chẳng tìm được một chỗ bên cạnh Chúa và liệu bà còn sống được bao lâu nữa?… Ôi, giờ thì bà có thể yên tâm nhắm mắt được rồi khi mà mọi việc đã đâu vào đấy.
Trong chiếc áo cánh và chiếc váy lót lại trùm thêm chiếc khăn san, người đàn bà già yếu, còm cõi loạng choạng lê đôi chân sưng vù như chân voi đi đi, lại lại trong phòng làm cho những tấm ván sàn kêu cọt kẹt. Bà liên tục vung hai cánh tay làm điệu bộ, chốc chốc lại nức nở lấy chiếc khăn mùi soa màu đỏ to tướng lau mắt. Sau đó vì quá xúc động bà đành ngồi xuống ghế nghỉ một lát, hỉ mũi xụt xịt để lấy sức cho những cuộc đối thoại tiếp theo. Và vì trong óc bà một ý nghĩ nào đó vừa mới xuất hiện, thế là bà lại tiếp tục nói, tiếp tục thổn thức, tiếp tục rên rỉ, sung sướng vì sự may mắn bất ngờ. Đột nhiên, trong một phút nghỉ lấy sức, bà bỗng nhận ra rằng đáng lý Christine cũng phải xúc động như bà thì lại đứng lặng đi với vẻ mặt tái nhợt, bối rối, cặp mắt chỉ biểu lộ nỗi ngạc nhiên, lúng túng, chẳng hề nói một câu nào. Người đàn bà già yếu cảm thấy bực mình. Thu hết sức lực còn lại, bà cố đứng lên lần nữa, bước đến chỗ con gái và ôm lấy vai cô, kéo sát vào lòng, hôn cô bằng những cái hôn nồng nàn như muốn đánh thức cô dậy, kéo cô ra khỏi trạng thái đờ đẫn.
- Sao con cứ im lặng thế? Việc này chẳng liên quan đến con thì liên quan đến ai, con làm sao thế, con bé ngốc nghếch của mẹ? Con cứ đứng ngây ra như phỗng mà chẳng nói gì cả. Đây là một dịp may hiếm có đấy con ạ. Con phải vui mừng mới phải. Sao con lại không mừng?
Điều lệ nghiêm khắc cấm nhân viên bưu điện trong khi đang làm việc tự ý rời khỏi văn phòng trong một thời gian dài, cho dù người đó có những lý do hoàn toàn xác đáng thì điều ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì trước pháp luật nhà nước: trước hết phải là công việc rồi sau mới đến con người, trước hết phải có những chữ cái rồi sau đó mới có ý nghĩa của những chữ cái ấy. Chính vì vậy mà sau một lát rời khỏi bưu điện, cô nhân viên trạm Klein-Reifling lại có mặt ở phòng làm việc, bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong khoảng thời gian vắng mặt, không có ai hỏi nàng. Vẫn như mười lăm phút trước đó, giấy tờ vẫn nằm yên trên bàn, sau một lúc bị đánh thức dậy chiếc máy điện báo bằng đồng thau sáng loáng lại nằm yên ngủ trong bóng tối mờ mờ. Thật là may vì trong lúc nàng vắng mặt không có ai ghé vào bưu điện, không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Với lương tâm thanh thản, giờ đây nàng có thể bình tĩnh suy nghĩ về cái tin bất ngờ vừa mới bay đến theo những dây dẫn bằng đồng, bởi lẽ trong lúc bối rối Christine chưa kịp hiểu nổi cái tin ấy có đáng mừng hay không. Ý nghĩ của nàng dần dần được sắp xếp lại. Vậy là lần đầu tiên nàng phải rời mẹ để làm một chuyến đi xa trong hai tuần lễ, mà cũng có thể sẽ lâu hơn, đến với những con người xa lạ, không, không phải là xa lạ mà đến với dì Klara, em ruột của mẹ, trong một khách sạn sang trọng. Cần phải xin nghỉ phép - một kỳ nghỉ xứng đáng vì trong suốt từng ấy năm cũng cần phải nghỉ một lần cho ra hồn, để ngắm nhìn thế giới, tận mắt nhìn thấy những điều mới lạ, nhìn thấy một cuộc sống khác với cuộc sống của nàng. Christine nghĩ mãi, nghĩ mãi. Quả thật đó là một cái tin vui và mẹ hoàn toàn có lý để vui mừng, hoàn toàn có lý. Công bằng mà nói đây là cái tin vui nhất mà họ nhận được trong suốt những năm dài đằng đẵng. Lần đầu tiên được rời bỏ những công việc tẻ ngắt, được tự do hoàn toàn và quên hết mọi chuyện, được nhìn thấy những khuôn mặt mới, thế giới mới, chẳng phải đó là món quà đặc biệt bỗng dưng từ trên trời rơi xuống? Nhưng ngay lúc ấy bên tai nàng lại vang lên giọng nói ngạc nhiên, sợ hãi có pha chút tức giận của mẹ: “Tại sao con lại không vui mừng?"
Tác giả :
Stefan Zweig