Khanh Vốn Phong Lưu
Chương 57: Tai họa mưa
Trong tiếng kêu đắc ý của tỳ nữ thỉnh thoảng truyền đến tiếng khóc ỉ ôi của Quyên nhi.
Nghe bên trong náo loạn, Phùng Uyển nhíu mày, “Vào đi thôi."
“Vâng."
Ngự phu vung roi, không nhịn được nói với Phùng Uyển: “Phu nhân, ả Tả nhi kia nói chuyện chọc người chán ghét." Tả nhi chính là tỳ nữ đang rêu rao ỏm tỏi bên trong kia, là tỳ nữ thân cận của Vũ nương.
Phùng Uyển không trả lời.
Khi xe ngựa của nàng chạy một mạch vào cửa phủ, chúng nữ đang ồn ào kêu gào trong phủ đồng thời yên tĩnh lại.
Quay đầu lại, nhìn thấy Phùng Uyển xuống xe, Tả nhi mấp máy môi, nhìn về phía Vũ nương. Vũ nương ngang ngược ngẩng cao đầu, nhìn sang Phùng Uyển không hể để ý đến nàng ta.
Tuy là nghĩ đến phu nhân này chẳng có gì đáng sợ, nhưng cũng không biết tại sao, Vũ nương cũng thế, Tả nhi cũng vậy, lúc này đều ngậm miệng lại.
Phùng Uyển nhìn về phía sân.
Người khóc lấy khăn tay che mặt là Quyên nhi, vẻ mặt tức giận bất mãn chính là Mi nương. Phía sau các nàng là Phất nhi và chúng tỳ nữ đều cúi đầu không nhúc nhích.
Ngồi trong sân đắc ý tự mãn vô cùng là Vũ nương, Tả nhi đứng phía sau nàng ta, đang liên tục đánh giá Phùng Uyển. Dĩ nhiên nàng ta cũng biết tiếng rêu rao vừa rồi tất nhiên Phùng Uyển đều nghe thấy hết.
Thấy tay áo Phùng Uyển bay bay trong gió, yên lặng bình thản đi về phía phòng của mình, ngoảnh mặt làm ngơ với tất cả người đang ngồi trong miệng. Tả nhìn chép miệng, tiếng Quyên nhi khóc càng lớn hơn.
Mi nương là một người tính tình nóng vội, nàng ta nhìn chằm chằm Phùng Uyển, thấy nàng không có dự định để ý, liến ngún nguẩy vội vàng đi đến Phùng Uyển kêu lên: “Phu nhân?"
Nàng ta đi đến trước mặt Phùng Uyển, nói luôn miệng: “Phu nhân, người phải làm chủ thay ta và Quyên nhi."
Mi nương gọi đến vội, giọng nói cũng hơi loạn.
Nhìn vết nước mắt trên mặt nàng ta, đôi mắt Phùng Uyển sáng mà lạnh nhạt, móc lấy một mảnh vàng lá trong ngực đưa cho Mi nương. Trong sự ngạc nhiên của đám tỳ thiếp, Phùng Uyển căn dặn: “Xem ra mấy ngày nay dường như trời sắp mưa. Ngươi đi mua thêm củi và lương thực một chút đi."
Mi nương trợn to mắt, ngơ ngác nhìn vàng lá trong lòng bàn tay. Nhất thời cũng không biết phải nói gì mới đúng.
Cũng là tiếng nói Vũ nương cung kinh nhưng hơi tự cao vang lên phía sau: “Không nhọc phu nhân quan tâm, cỡ chuyện nhỏ này Vũ nương đã sớm làm xong."
Nàng ta ngẩng đầu lên cười rất rạng rỡ: “Lương thực trong mấy cửa hàng kia của ta còn nhiều mà."
Giọng nói của nàng ta cất cao vang vọng, nhưng Phùng Uyển như không nghe thấy, chẳng qua nhìn Mi nương, nói thản nhiên: “Đi đi."
Vũ nương thấy thế bĩu môi, khẽ nói thầm: “Không phải nói là không có tiền sao? Vàng lá này ở đâu ra?"
Giọng nói của nàng ta tuy nhỏ, nhưng đám ngươi Phùng Uyển lắng nghe cẩn thận cũng nghe thấy được.
Lần này, Phùng Uyển nhìn nàng chằm chằm một cái thật sâu.
Trong chờ mong của đám người Mi nương, giọng nói khe khẽ mà lảnh lót của Phùng Uyển vang lên, “Phu chủ ngày đêm bôn ba chính là lúc cần người." Dừng một chút, nàng mỉm cười nói: “Nếu Vũ nương ngươi thật sự có thể giải ưu phiền cho phu chủ thì cũng là có công."
…….
Không ai nghĩ đến Phùng Uyển sẽ nói như vậy.
Mi nương ngây người, Quyên nhi cũng ngưng nghẹn ngào. Vũ nương lại càng trợn to mắt, cằm vênh lên cũng quên bỏ xuống.
Mãi lát sau, Vũ nương mới nhanh chóng tỉnh lại: Đây là phu nhân chấp thuận, nàng nói ta có công!
Trong niềm ngạc nhiên, Vũ nương nhẹ nhún chào Phùng Uyển, lớn tiếng nói: “Phu nhân nói phải." Vểnh miệng lên, nàng ta nghĩ vui sướng: Không nghĩ đến phu nhân lại chẳng có cá tính như vậy… Ta nhất định phải kinh doanh lương thực cho tốt. Giờ ta đi chuẩn bị ngay, lấy hết mấy thứ tiền bạc kia ra. Ba tháng, nhiều nhất là ba tháng, ta nhất định phải trở thành nhị phu nhân!
Phùng Uyển nhìn Vũ nương, ánh mắt lướt qua ánh sáng tỏa ra trong mắt nàng ta, lướt qua gương mặt nàng ta đắc ý, rồi quay đầu bỏ đi.
Sau khi Phùng Uyển đi, trong sân vẫn yên tĩnh thật lâu.
Vũ nương đắc chí vừa lòng cũng không muốn náo loạn gì trong lúc mấu chốt này nữa, nàng ta dẫn theo Tả nhi vội ra khỏi phủ.
Mà Mi nương và Quyên nhi sau một lúc mặt ủ mày chau cũng cầm lấy tấm vàng lá kia đi ra khỏi cửa.
Trong phủ an tĩnh lại.
Trong thoáng chốc đã qua năm ngày.
Trong năm ngày này, bởi vì lo việc sinh nhật của bệ hạ, Triệu Tuấn vẫn bận rộn, đến tối cũng không thể về phủ.
Vũ nương cũng nóng lòng muốn tạo nên thành tích, mấy ngày nay cũng không có thời gian đi châm chọc người khác.
Về phần lương thực củi lửa mà Mi nương mua bằng mảnh vàng lá kia được Phùng Uyển đặt sau lầu các, nàng ta cũng không để ý đến nữa.
Lại hai ngày trôi qua.
Sáng sớm hôm đó, bầu trời lại đổ mưa phùn liên tục.
Phùng Uyển ngồi xe ngựa đi tìm Tăng lão thúc. Sau khi biết ông đã chuẩn bị xong tất cả, căn dặn ông đến ở trong miếu, coi chừng đồ đạc. Thuận tiện gọi các bằng hữu của Tăng Tú đến, cho ăn cho ở, thuận tiện trông củi giúp. Nàng còn nói, khi nào củi trong thành trở nên thiếu hụt, giá tăng gấp năm lần thì mới bán ra.
Thời đại này, nhà nào cũng phải dùng củi, thông thường thì nhà giàu có mới dự trữ thứ này một chút. Chỉ có phủ đệ bình thường và thứ dân mới có thói quen mua ba năm ngày, dùng hết rồi mới mua tiếp.
Củi lửa là sản phẩm cần thiết lúc này, củi trị giá hai mươi mấy tấm vàng lá là một khoảng của cải rất lớn, gọi thêm vài người trông coi cũng là chuyện bình thường.
Phùng Uyển về phủ, mưa phùn liên tục đột nhiên biết thành mưa to tầm tã.
Trận mưa này đổ suốt một ngày.
Ngày hôm sau mưa vẫn to tầm tã.
Vũ nương hơi sốt ruột, Phùng Uyển ngồi trong phòng loáng thoáng có thể nghe thấy tiếng nói vô cùng trung khí của nàng ta: “Cái thời tiết quỷ này còn mưa cái gì nữa chứ?"
Tả nhi từng làm việc cho nhà nông khuyên lơi: “Mưa mùa thu lớn nhất cũng chỉ có vậy, ngày mai sẽ tạnh thôi."
“Tạnh là tốt, còn đổ vậy nữa thì sao ta làm ăn được chứ?"
Tối hôm đó, Triệu Tuấn vẫn không trở về.
Ngày thứ ba vẫn mưa to tầm tã. Tranh thủ giữa trưa mưa ngớt một chút, Vũ nương đi ra cửa hàng một chuyến, khi trở về nửa người ướt đẫm, sắc mặt cũng không tốt.
Ngày thứ tư mưa nhỏ xuống, nhưng vẫn rả rích cả ngày.
Một trận đập cửa vang lên.
Nhìn thấy không ai để ý, Vũ nương hơi lo lắng kêu lên: “Phu nhân, là ta, Vũ nương, ta tìm người có việc."
Phía sau cửa, tiếng ngáp buồn ngủ của Phùng Uyển vang lên: “Nói đi."
Ngủ ngủ ngủ, suốt ngày ngủ ngủ ngủ! Vũ nương thầm mắng vài tiếng, cất tiếng nói: “Phu nhân, mưa vẫn không ngừng, lương thực ta nhập vào cũng sắp nảy mầm thối rữa rồi, phải làm sao đây?"
Nàng kêu gào một trận, tiếng nói than thở của Phùng Uyển vang lên: “Chuyện này ta cũng không biết."
Vũ nương ngây người.
Nàng ta cũng biết hỏi phu nhân chuyện này là dư thừa. Nhưng lang chủ không có ở nhà, ngoại trừ bàn bạc với phu nhân, nàng có thể nói với ai khác sao? Ánh mắt của Mi nương và Quyên nhi bên kia nhìn nàng ta đều mang theo chút hả hê.
Vũ nương cắn răng, phát tay áo bỏ đi.
Ngày thứ sáu, sáng sớm tuy trời vẫn âm u, nhưng mưa cũng ngừng.
Trong một trận hoan hô, tiếng Tả nhi hô to gọi nhỏ vang lên: “Ta nói có kẻ thích đặt điều thôi. Xía! May là ông trời mở mắt, mưa cũng đã ngừng rồi."
Sau tiếng nói kia kêu lên, dường như có ai nói câu gì đó, lại nghe Tả nhi cười khẩy: “Phu nhân? Chủ tử nhà ta cũng sẽ là phu nhân, nàng cũng không phải là một bình hoa vô dụng!"
Từng câu từng chữ này cố ý châm chọc Phùng Uyển.
Phất nhi cẩn thận nhìn Phùng Uyển trong gương, không nhịn được nói: “Phu nhân, các ả quá vô lễ rồi!"
Phùng Uyển cười nhạt.
Ngày thứ bảy lại mưa.
Nghe bên trong náo loạn, Phùng Uyển nhíu mày, “Vào đi thôi."
“Vâng."
Ngự phu vung roi, không nhịn được nói với Phùng Uyển: “Phu nhân, ả Tả nhi kia nói chuyện chọc người chán ghét." Tả nhi chính là tỳ nữ đang rêu rao ỏm tỏi bên trong kia, là tỳ nữ thân cận của Vũ nương.
Phùng Uyển không trả lời.
Khi xe ngựa của nàng chạy một mạch vào cửa phủ, chúng nữ đang ồn ào kêu gào trong phủ đồng thời yên tĩnh lại.
Quay đầu lại, nhìn thấy Phùng Uyển xuống xe, Tả nhi mấp máy môi, nhìn về phía Vũ nương. Vũ nương ngang ngược ngẩng cao đầu, nhìn sang Phùng Uyển không hể để ý đến nàng ta.
Tuy là nghĩ đến phu nhân này chẳng có gì đáng sợ, nhưng cũng không biết tại sao, Vũ nương cũng thế, Tả nhi cũng vậy, lúc này đều ngậm miệng lại.
Phùng Uyển nhìn về phía sân.
Người khóc lấy khăn tay che mặt là Quyên nhi, vẻ mặt tức giận bất mãn chính là Mi nương. Phía sau các nàng là Phất nhi và chúng tỳ nữ đều cúi đầu không nhúc nhích.
Ngồi trong sân đắc ý tự mãn vô cùng là Vũ nương, Tả nhi đứng phía sau nàng ta, đang liên tục đánh giá Phùng Uyển. Dĩ nhiên nàng ta cũng biết tiếng rêu rao vừa rồi tất nhiên Phùng Uyển đều nghe thấy hết.
Thấy tay áo Phùng Uyển bay bay trong gió, yên lặng bình thản đi về phía phòng của mình, ngoảnh mặt làm ngơ với tất cả người đang ngồi trong miệng. Tả nhìn chép miệng, tiếng Quyên nhi khóc càng lớn hơn.
Mi nương là một người tính tình nóng vội, nàng ta nhìn chằm chằm Phùng Uyển, thấy nàng không có dự định để ý, liến ngún nguẩy vội vàng đi đến Phùng Uyển kêu lên: “Phu nhân?"
Nàng ta đi đến trước mặt Phùng Uyển, nói luôn miệng: “Phu nhân, người phải làm chủ thay ta và Quyên nhi."
Mi nương gọi đến vội, giọng nói cũng hơi loạn.
Nhìn vết nước mắt trên mặt nàng ta, đôi mắt Phùng Uyển sáng mà lạnh nhạt, móc lấy một mảnh vàng lá trong ngực đưa cho Mi nương. Trong sự ngạc nhiên của đám tỳ thiếp, Phùng Uyển căn dặn: “Xem ra mấy ngày nay dường như trời sắp mưa. Ngươi đi mua thêm củi và lương thực một chút đi."
Mi nương trợn to mắt, ngơ ngác nhìn vàng lá trong lòng bàn tay. Nhất thời cũng không biết phải nói gì mới đúng.
Cũng là tiếng nói Vũ nương cung kinh nhưng hơi tự cao vang lên phía sau: “Không nhọc phu nhân quan tâm, cỡ chuyện nhỏ này Vũ nương đã sớm làm xong."
Nàng ta ngẩng đầu lên cười rất rạng rỡ: “Lương thực trong mấy cửa hàng kia của ta còn nhiều mà."
Giọng nói của nàng ta cất cao vang vọng, nhưng Phùng Uyển như không nghe thấy, chẳng qua nhìn Mi nương, nói thản nhiên: “Đi đi."
Vũ nương thấy thế bĩu môi, khẽ nói thầm: “Không phải nói là không có tiền sao? Vàng lá này ở đâu ra?"
Giọng nói của nàng ta tuy nhỏ, nhưng đám ngươi Phùng Uyển lắng nghe cẩn thận cũng nghe thấy được.
Lần này, Phùng Uyển nhìn nàng chằm chằm một cái thật sâu.
Trong chờ mong của đám người Mi nương, giọng nói khe khẽ mà lảnh lót của Phùng Uyển vang lên, “Phu chủ ngày đêm bôn ba chính là lúc cần người." Dừng một chút, nàng mỉm cười nói: “Nếu Vũ nương ngươi thật sự có thể giải ưu phiền cho phu chủ thì cũng là có công."
…….
Không ai nghĩ đến Phùng Uyển sẽ nói như vậy.
Mi nương ngây người, Quyên nhi cũng ngưng nghẹn ngào. Vũ nương lại càng trợn to mắt, cằm vênh lên cũng quên bỏ xuống.
Mãi lát sau, Vũ nương mới nhanh chóng tỉnh lại: Đây là phu nhân chấp thuận, nàng nói ta có công!
Trong niềm ngạc nhiên, Vũ nương nhẹ nhún chào Phùng Uyển, lớn tiếng nói: “Phu nhân nói phải." Vểnh miệng lên, nàng ta nghĩ vui sướng: Không nghĩ đến phu nhân lại chẳng có cá tính như vậy… Ta nhất định phải kinh doanh lương thực cho tốt. Giờ ta đi chuẩn bị ngay, lấy hết mấy thứ tiền bạc kia ra. Ba tháng, nhiều nhất là ba tháng, ta nhất định phải trở thành nhị phu nhân!
Phùng Uyển nhìn Vũ nương, ánh mắt lướt qua ánh sáng tỏa ra trong mắt nàng ta, lướt qua gương mặt nàng ta đắc ý, rồi quay đầu bỏ đi.
Sau khi Phùng Uyển đi, trong sân vẫn yên tĩnh thật lâu.
Vũ nương đắc chí vừa lòng cũng không muốn náo loạn gì trong lúc mấu chốt này nữa, nàng ta dẫn theo Tả nhi vội ra khỏi phủ.
Mà Mi nương và Quyên nhi sau một lúc mặt ủ mày chau cũng cầm lấy tấm vàng lá kia đi ra khỏi cửa.
Trong phủ an tĩnh lại.
Trong thoáng chốc đã qua năm ngày.
Trong năm ngày này, bởi vì lo việc sinh nhật của bệ hạ, Triệu Tuấn vẫn bận rộn, đến tối cũng không thể về phủ.
Vũ nương cũng nóng lòng muốn tạo nên thành tích, mấy ngày nay cũng không có thời gian đi châm chọc người khác.
Về phần lương thực củi lửa mà Mi nương mua bằng mảnh vàng lá kia được Phùng Uyển đặt sau lầu các, nàng ta cũng không để ý đến nữa.
Lại hai ngày trôi qua.
Sáng sớm hôm đó, bầu trời lại đổ mưa phùn liên tục.
Phùng Uyển ngồi xe ngựa đi tìm Tăng lão thúc. Sau khi biết ông đã chuẩn bị xong tất cả, căn dặn ông đến ở trong miếu, coi chừng đồ đạc. Thuận tiện gọi các bằng hữu của Tăng Tú đến, cho ăn cho ở, thuận tiện trông củi giúp. Nàng còn nói, khi nào củi trong thành trở nên thiếu hụt, giá tăng gấp năm lần thì mới bán ra.
Thời đại này, nhà nào cũng phải dùng củi, thông thường thì nhà giàu có mới dự trữ thứ này một chút. Chỉ có phủ đệ bình thường và thứ dân mới có thói quen mua ba năm ngày, dùng hết rồi mới mua tiếp.
Củi lửa là sản phẩm cần thiết lúc này, củi trị giá hai mươi mấy tấm vàng lá là một khoảng của cải rất lớn, gọi thêm vài người trông coi cũng là chuyện bình thường.
Phùng Uyển về phủ, mưa phùn liên tục đột nhiên biết thành mưa to tầm tã.
Trận mưa này đổ suốt một ngày.
Ngày hôm sau mưa vẫn to tầm tã.
Vũ nương hơi sốt ruột, Phùng Uyển ngồi trong phòng loáng thoáng có thể nghe thấy tiếng nói vô cùng trung khí của nàng ta: “Cái thời tiết quỷ này còn mưa cái gì nữa chứ?"
Tả nhi từng làm việc cho nhà nông khuyên lơi: “Mưa mùa thu lớn nhất cũng chỉ có vậy, ngày mai sẽ tạnh thôi."
“Tạnh là tốt, còn đổ vậy nữa thì sao ta làm ăn được chứ?"
Tối hôm đó, Triệu Tuấn vẫn không trở về.
Ngày thứ ba vẫn mưa to tầm tã. Tranh thủ giữa trưa mưa ngớt một chút, Vũ nương đi ra cửa hàng một chuyến, khi trở về nửa người ướt đẫm, sắc mặt cũng không tốt.
Ngày thứ tư mưa nhỏ xuống, nhưng vẫn rả rích cả ngày.
Một trận đập cửa vang lên.
Nhìn thấy không ai để ý, Vũ nương hơi lo lắng kêu lên: “Phu nhân, là ta, Vũ nương, ta tìm người có việc."
Phía sau cửa, tiếng ngáp buồn ngủ của Phùng Uyển vang lên: “Nói đi."
Ngủ ngủ ngủ, suốt ngày ngủ ngủ ngủ! Vũ nương thầm mắng vài tiếng, cất tiếng nói: “Phu nhân, mưa vẫn không ngừng, lương thực ta nhập vào cũng sắp nảy mầm thối rữa rồi, phải làm sao đây?"
Nàng kêu gào một trận, tiếng nói than thở của Phùng Uyển vang lên: “Chuyện này ta cũng không biết."
Vũ nương ngây người.
Nàng ta cũng biết hỏi phu nhân chuyện này là dư thừa. Nhưng lang chủ không có ở nhà, ngoại trừ bàn bạc với phu nhân, nàng có thể nói với ai khác sao? Ánh mắt của Mi nương và Quyên nhi bên kia nhìn nàng ta đều mang theo chút hả hê.
Vũ nương cắn răng, phát tay áo bỏ đi.
Ngày thứ sáu, sáng sớm tuy trời vẫn âm u, nhưng mưa cũng ngừng.
Trong một trận hoan hô, tiếng Tả nhi hô to gọi nhỏ vang lên: “Ta nói có kẻ thích đặt điều thôi. Xía! May là ông trời mở mắt, mưa cũng đã ngừng rồi."
Sau tiếng nói kia kêu lên, dường như có ai nói câu gì đó, lại nghe Tả nhi cười khẩy: “Phu nhân? Chủ tử nhà ta cũng sẽ là phu nhân, nàng cũng không phải là một bình hoa vô dụng!"
Từng câu từng chữ này cố ý châm chọc Phùng Uyển.
Phất nhi cẩn thận nhìn Phùng Uyển trong gương, không nhịn được nói: “Phu nhân, các ả quá vô lễ rồi!"
Phùng Uyển cười nhạt.
Ngày thứ bảy lại mưa.
Tác giả :
Lâm Gia Thành