Khang Kiều
Chương 67: Năm 2003 - 2004 (09)
Cái gọi là “chuyến du lịch Singapore" trở thành đề tài bàn luận rôm rả nhất của đám người làm nhà họ Hoắc. Họ âm thầm nói rằng tiểu chủ nhân của họ đã đánh được một trận thắng lợi vẻ vang.
Hoắc Liên Ngao ở lại Singapore gần một tuần.
Ngày trở về, anh mang theo quà của cụ Hoắc cho Hoắc Tiểu Phàn. Nghê Hải Đường lấy cớ không khỏe để tránh mặt Hoắc Liên Ngao, cuối cùng Khang Kiều đành dẫn Tiểu Phàn ra đón khách quý. May mắn là thằng bé không tươi như hoa khi nhìn thấy anh Liên Ngao như mọi lần. Nó chỉ đón lấy quà rồi nói một tiếng “Cảm ơn anh".
Hoắc Liên Ngao làm bộ rất tổn thương: “Tiểu Phàn, có phải em đang giận anh Liên Ngao không? Thật ra lần này anh Liên Ngao cũng rất muốn đưa Tiểu Phàn cùng đi Singapore mà".
Lời nói dối của Hoắc Liên Ngao như có một ma lực thần kỳ. Chỉ lát sau, Hoắc Tiểu Phàn đã tin rằng vì lý do thời tiết và vì nó còn quá nhỏ nên mới không được đi Singapore. Nhìn thấy nụ cười một lần nữa nở rộ trên khuôn mặt Hoắc Tiểu Phàn, Khang Kiều nghĩ như vậy cũng tốt.
Cô nắm tay Hoắc Tiểu Phàn tiễn Hoắc Liên Ngao ra cửa, giữa họ không có bất kỳ giao lưu qua lại nào.
Trời xanh, mây trắng, bãi cỏ xanh ngắt và bức tường bao trắng hồng vẫn vậy, mọi thứ dường như chưa từng xảy ra vào một ngày nào đó một tháng nào đó một năm nào đó một mùa hè nào đó.
Sau khi bình tĩnh lại, Khang Kiều cảm thấy việc này thật ra không tệ. Sau này cô không cần phải nơm nớp lo lắng chuông của chiếc di động màu trắng kia reo lên nữa, cũng không cần lo lắng khi đi lúc nửa đêm sẽ bị phát hiện và hỏi cô đi đâu, không cần phải cài nguyên hàng cúc áo sơ mi dù vào mùa hè nóng nực, càng không cần lo lắng một tối anh đòi hỏi tới hai, ba lần khiến ngày hôm sau cô vì mất ngủ mà tinh thần trở nên tồi tệ nữa.
Như vậy cũng tốt.
Vào một buổi chiều người ta đang thiu thiu buồn ngủ, Khang Kiều nhận được điện thoại của Chu Tùng An: “Khang Kiều, anh kiếm được một chiếc thuyền buồm, có muốn cùng anh đi ra biển không?".
Thuyền buồm? Cánh buồm giương cao, những con sóng bạc đầu, bờ biển xanh miên man, mùi nước biển mặn mòi, những con hải âu màu trắng lượn vòng trên đỉnh đầu. Đó là bài đồng dao cũ bên Khang Kiều suốt thời thơ ấu.
Bài hát đó đã thất lạc trong những năm tháng cô dần trưởng thành.
Khang Kiều nghe thấy tiếng “được" của mình có chút nghẹn ngào.
“Sao vậy? Sao lại có âm thanh ấy?" Chu Tùng An ở đầu kia hỏi.
“À..." Cô rơm rớm nước mắt, “Em bị sặc nước".
Anh cười phá lên vô tư.
Sau hai ngày hai đêm, Khang Kiều từ biển trở về, cô mang về cho Tiểu Phàn những vỏ sò rất đẹp, còn có cả con ốc to đùng nghe được tiếng sóng mà Chu Tùng An tặng cho thằng bé.
Tối đó, Khang Kiều ăn được hết hai bát cơm. Khi cô còn định ăn tiếp bát thứ ba thì Nghê Hải Đường bật cười: “Xem ra mẹ sai rồi, mặc dù hơi rám nắng một chút nhưng tinh thần tốt hơn nhiều".
Lúc trước Nghê Hải Đường phản đối việc Khang Kiều ra biển, gì mà cô nam quả nữ, gì mà thuyền hỏng, gì mà người bị cuốn đi.
“Trước đó tinh thần con rất tồi tệ, tâm hồn treo ngược cành cây, giống như người thất tình vậy. Lúc đó mẹ còn nghĩ có phải con đang lén lút hẹn hò với thằng con trai nào sau lưng mẹ không. Chuyện này trước kia mẹ từng làm. Sau đó mẹ lại nghĩ, con ngoài học ra thì lại bổ túc, cả ngày trốn trong nhà. Yêu không thể như vậy được, yêu là chỉ muốn bay nhảy ra ngoài thôi."
Khang Kiều cười, đón lấy bát cơm thứ ba.
Lát sau, Nghê Hải Đường bỗng nhiên nói một câu: “Khang Kiều, nếu con cảm thấy con và Chu Tùng An...".
Khang Kiều lập tức ngắt lời bà: “Mẹ, mẹ hiểu lầm rồi, con và Tùng An không như mẹ tưởng tượng đâu".
Tối ấy, Khang Kiều mở tung cửa sổ, nhìn ra bầu trời đầy sao bên ngoài. Giây phút đó, trái tim cô rất thanh thản. Giây phút đó, cô những tưởng những chuyện hoang đường xảy ra trong bức tường bao này sẽ theo những con sóng biển chấm dứt tại đây.
Trong ngăn kéo tồi tàn, Khang Kiều đặt chiếc bình xinh đẹp mình nhặt được sau chuyến đi biển. Cô mở nắp bình ra, nhìn thấy mẩu giấy bên trong, trên đó viết rằng:
Vì chúng ta còn quá trẻ, thế nên mọi sai lầm đã phạm phải đều có thể được tha thứ. Chỉ cần nhớ phải lãng quên, nhớ nhìn về phía trước là được, vì chúng ta còn trẻ mà...
Phải, vì còn trẻ nên đều có thể được tha thứ, chỉ cần nhìn về phía trước mà thôi.
Tiếng đập nước tại hồ bơi lúc sáng sớm, lần lượt có những chiếc xe đua sang trọng lái vào nhà, tiếng nhạc vang lên giữa vườn hoa những đêm mùa hạ, tiếng cười đùa của các cô cậu thanh niên tiếp tục vang vọng khắp nơi.
Khang Kiều thi thoảng cũng dạo qua thư viện, thi thoảng dẫn Tiểu Phàn ra phố, cuối tuần đi học lớp điêu khắc, học xong lại cùng Chu Tùng An đi tản bộ. Khang Kiều đôi lúc còn nghe được một vài tin tức liên quan tới Hoắc Liên Ngao từ anh ấy. Nghe nói gần đây anh thể hiện không tệ.
Trong khoảng thời gian này, điều duy nhất thay đổi có lẽ là thái độ của Hoắc Chính Khải đối với Nghê Hải Đường và Hoắc Tiểu Phàn. Chuyến du lịch đột xuất bị dừng lại của thằng bé khiến người đàn ông ấy dù ít dù nhiều cũng có phần áy náy. Ông ta chuyển nhượng một chiếc du thuyền của mình cho Nghê Hải Đường, còn cho bà một số vốn.
Đầu tháng tám, ông ta còn lấy xe của mình đón Nghê Hải Đường đi, nghe nói đã đặt bàn ở nhà hàng. Tối ấy Nghê Hải Đường không về. Nhưng đối với những chuyện ấy bà không thể hiện quá nhiều sự hân hoan, bà chỉ lãnh đạm nói một câu: “Sự áy náy của đàn ông thì duy trì được bao lâu?".
Giữa tháng tám tới rất nhanh, trưa hôm ấy, Khang Kiều đứng trên cây cầu dẫn tới phòng sách của Hoắc Liên Ngao, tất cả như lịch sử tái diễn. Vẫn địa điểm ấy, vẫn nhân vật ấy, có điều cô gái đi về phía cô lần này không mặc bikini và khoác sơ mi. Cô ta mặc một chiếc váy gi-lê màu đỏ hồng, có điều khi trước Khang Kiều chưa biết tên cô ta, giờ thì đã biết.
Marche, lúc đó, Hoắc Liên Ngao nói rất dễ nghe: “Nếu em không thích cô ta, tôi sẽ không để cô ta xuất hiện ở đây nữa".
Marche với làn da ngăm đen mặc chiếc váy đỏ hồng và một hàm răng trắng đều tăm tắp rất phù hợp với thẩm mỹ của các chàng trai Nam Á, họ hình dung những cô gái như vậy là viên trân châu đen.
Viên trân châu đen ấy giờ phút này đang treo một nụ cười ngây thơ lên mặt, từng bước từng bước tiến lại gần Khang Kiều, nhưng đáy mắt thì như muốn truyền đi một thông điệp: Cô chết chắc rồi.
Khang Kiều đứng đó, sốt ruột muốn tới đón Hoắc Tiểu Phàn - nghe nói đang chơi trong phòng sách của Hoắc Liên Ngao. Cô mặc kệ, tiếp tục đi về phía trước, có một bàn tay chắn ngang được. Cô muốn tránh sang bên cạnh lại bị một người khác chặn lại.
Giọng nói quen thuộc gọi “Marche" trong giây lát khiến Khang Kiều ngây ngẩn, bàn tay chắn trước mặt cô hướng về phía vai cô.
Khang Kiều bị đẩy xuống cầu cũng không cảm thấy mình quá thảm hại, một chân đi giày một chân không cũng không khiến cô cảm thấy mình quá thê thảm.
Thậm chí khi cô bò lên khỏi mặt nước, chọn cách tảng lờ những đôi giày da hay những đôi cao gót hàng hiệu.
Lần lượt né tránh những đôi giày có ý muốn có khó xử, cô tiếp tục đi về phía phòng sách của Hoắc Liên Ngao. Người khiến Khang Kiều thật sự cảm thấy thảm hại là cô gái người Nhật Bản Fukuda Masako đã giữ cô lại, người bạn tốt theo lời của Hoắc Liên Ngao.
Cô gái Nhật Bản cởi áo khoác của mình xuống, đưa ra trước mặt Khang Kiều, ngữ khí thương cảm nghe lại rất ngọt ngào: “Mặc vào đi!".
“Không cần đâu." Khang Kiều hạ thấp giọng từ chối.
Masako chỉ tay lên áo cô: “Cái đó... không hay... rất lộ".
Khang Kiều cúi đầu nhìn mới phát hiện, đúng như Fukuda Masako nói. Không được, loại vải hôm nay cô mặc là kiểu sơ mi không tay rất lộ, vì ra ngoài vội vã nên cô quên mang theo áo khoác, một khi dính nước trông giống như cô mặc độc một chiếc áo lót vậy.
Sau khi nói “Cảm ơn", Khang Kiều nhận lấy áo khoác của Masako, cô gái Nhật Bản dường như đã coi hành động ấy như một sự chấp nhận tình bạn của mình.
“Tôi biết cô, tôi nghĩ những người ấy nói cô là ‘bình đựng dầu’, tôi không biết ‘bình đựng dầu’là gì, thế rồi tôi rất tò mò nên về tìm hiểu, mới biết bị gọi như vậy không hay ho chút nào." Masako mang theo nét ngây thơ đúng chất con gái Nhật: “Cô đừng để bụng những lời nói đó, tôi cảm thấy cô không giống bình đựng dầu chút nào".
Nghe tới đây, Khang Kiều dừng tay lại, hỏi: “Vậy cô cảm thấy ‘bình đựng dầu’ nên có dáng vẻ gì?".
Câu hỏi của cô khiến Masako sững người rồi lắc đầu.
Gần đó đám con trai con gái ăn mặc sang chảnh đang đi về phía họ. Ngẫm nghĩ một chút, Khang Kiều cuối cùng vẫn trả lại áo khoác cho Masako.
Nhưng cô ta không nhận, còn nói một lý lẽ khác: “Cô đừng ngại, tôi và Marche chưa từng chơi chùng, vì tôi không hợp với cô ta, tôi cũng không chấp nhận được một số việc làm của cô ta, giống như việc đẩy cô xuống cầu vậy. Ban nãy Liên Ngao cũng cảnh cáo cô ta rồi, còn mắng cô ta một trận nữa".
Khang Kiều nghĩ người vừa hỏi câu “Anh ta mắng thế nào" nhất định không phải cô.
“Liên Ngao cảnh cáo Marche không được gây chuyện ở nhà anh ấy, anh ấy bảo cô ta muốn giở trò thì tới chỗ khác." Masako gượng gạo trả lời.
Thì ra là như vậy.
Khang Kiều trả chiếc áo vào tay Masako. Cô ta vẫn không nhận, còn trừng to mắt nhìn cô vẻ khó hiệu, dường như buộc cô đưa ra một lý do hợp lý. Những người kia tiến lại ngày một gần, chỉ khoảng vài bước nữa thôi.
Thật phiền phức! Cần lý do chứ gì: “Tôi không thích suốt ngày phải dây dưa với những người cả ngày chìm trong thế giới của vải ren và búp bê Barbie".
Nói xong, cô ép Masako cầm lấy áo. Cô gái đã quen với những lời khen và những tràng pháo tay lập tức sững sờ.
Chiếc áo rơi xuống đất, ngay bên cạnh một đôi giày da thủ công màu xám, một ngón tay gầy nhặt nó lên.
Khang Kiều nhận ngay ra ngón tay ấy, vừa trắng vừa gầy, còn có những đường vân rất đẹp, móng tay luôn được cắt gọn gàng sạch sẽ. Đôi tay ấy từng vuốt ve khắp cơ thể cô, dù là nơi được chạm vào hay không được chạm vào.
Khang Kiều biết lúc này cô nên đi, nhưng dường như không cam tâm, cô vẫn đứng đó. Cô nhìn anh nhặt áo lên. Cô nhìn anh khoác chiếc áo nhỏ viền hoa hiệu Chanel ấy lên người cô gái Nhật Bản, sau đó...
Ánh mắt nhìn về phía này, trong sự nghiêm nghị còn có thêm phần lạnh nhạt.
Giống như một cơn mưa lạnh lẽo giữa mùa hè, khiến Khang Kiều vô thức chọn cách cuống quýt né tránh. Cô rẽ sang trái, cô gái tên Marche đứng bên cạnh Hoắc Liên Ngao, gương mặt cô ta không chút ủ dột sau khi bị ăn mắng, ngược lại vô cùng khiêu khích.
Cô quay sang một hướng khác, ánh mắt người đàn ông đó nhìn xuống ngực cô không chút kiêng dè. Lúc này cô mới nhớ ra chiếc sơ mi trắng vừa mỏng vừa trong suốt của mình, vội vàng đưa tay lên che ngực. Nhưng dường như không có tác dụng. Lúc này Khang Kiều mới hiểu ra cô nên đi rồi, Hoắc Tiểu Phàn đang đợi cô.
Chưa đi được mấy bước, vì hoảng loạn cô lại giẫm phải ống quần, cả người mất đi cân bằng, lại loạng choạng rồi ngã về phía trước.
Không dừng lại giây nào, Khang Kiều bò dậy, co cẳng chạy, càng chạy càng hăng. Có cơn gió thổi qua tai cô. Sự thảm hại đột ngột kéo tới cũng giống như cơn gió từ bốn phương tám hướng, có thể lột sạch quần áo của cô trước mặt mọi người vậy.
Mở cửa phòng sách ra, Khang Kiều không tìm thấy Hoắc Tiểu Phàn. Chiều nay, Khang Kiều đi xuyên khắp các hành lang trải thảm cao quý như một kẻ điên, hỏi từng người một đi lướt qua mình: “Mọi người có nhìn thấy Tiểu Phàn không?".
Cuối cùng, Khang Kiều tìm thấy thằng bé. Nó không đi đâu cả, đang ngoan ngoãn ngủ trưa. Nếu lúc trước suy nghĩ tỉ mỉ một chút sẽ không khó phát hiện sự kỳ lạ của cuộc điện thoại đó. Nhưng Khang Kiều chỉ nghe tới chuyện Hoắc Tiểu Phàn ở phòng sách của Hoắc Liên Ngao là chẳng suy nghĩ gì được nữa.
Thì ra là vậy, càng được giáo dục tử tế người ta càng thích dùng mấy thủ đoạn hèn hạ, ví dụ như cô gái tên Marche, ví dụ như Hoắc Liên Ngao và đám bạn của mình.
Khang Kiều trở về phòng mình, không thèm cởi chiếc áo hôi rình người mồ hôi ấy ra, việc đầu tiên cô làm là tìm chiếc di động Hoắc Liên Ngao đưa cho cô. Cô không biết mình giữ nó lại làm gì, cô cũng không biết mình điên rồ đến mức nào mà cách một thời gian lại sạc đầy pin cho nó.
Nhất định là thói quen, những thói quen đáng sợ.
Cô cầm chiếc di động trong tay.
Cô đứng trước hồ nhân tạo xinh đẹp, giơ tay lên, chiếc Blackberry màu trắng tạo ra một đường cong đẹp mắt rồi rơi thẳng giữa hồ.
Sáng nay, từ sáng sớm Khang Kiều đã nhận được không ít cuộc gọi. Những cuộc gọi ấy đều tới từ bạn học của cô, dù là cô quen biết hay không quen biết. Những người này đều hỏi chung một chuyện: Có thể tiết lộ chút tin tức nội bộ không, Hoắc Liên Ngao thật sự định hẹn hò với Masako sao?
Nửa tiếng sau, Khang Kiều đọc được một dòng tin thế này: Hoắc Liên Ngao và Masako cùng xuất hiện tại phòng triển lãm nhiếp ảnh của bạn anh. Hoắc Liên Ngao được phóng viên hỏi lại lần nữa mối quan hệ với Masako. Hoắc Liên Ngao lần đầu tiên trả lời mở, anh nói không loại trừ khả năng tương lai có một ngày quan hệ giữa họ từ bạn học trở thành người yêu.
Câu nói này đã bóp nát trái tim của quá nửa số con gái ở Bandar Seri Begawan.
Ngày 13 tháng 8, thứ Năm, ngày 15 tháng 7 âm lịch, cũng tức là rằm tháng bảy theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc.
Khang Kiều không bao giờ quên được ngày ấy.
Chúa Jesus qua đời vào thứ Sáu, ngày ấy cũng là ngày 13 của tháng đó. Ở phương Tây, nếu một ngày 13 trùng với thứ Sáu, nó sẽ trở thành cơn ác mộng.
Họ gọi đó là ngày thứ Sáu đen tối. Một vài người từ chối ngồi máy bay, mua nhà, những cuộc hẹn hò với bạn bè, những hoạt động dính dáng tới an toàn của bản thân hay những chuyến đi chơi xa vào ngày này.
Vì ngày này còn có nghĩa là ly biệt.
Sự ly biệt vĩnh viễn.
Hoắc Liên Ngao ở lại Singapore gần một tuần.
Ngày trở về, anh mang theo quà của cụ Hoắc cho Hoắc Tiểu Phàn. Nghê Hải Đường lấy cớ không khỏe để tránh mặt Hoắc Liên Ngao, cuối cùng Khang Kiều đành dẫn Tiểu Phàn ra đón khách quý. May mắn là thằng bé không tươi như hoa khi nhìn thấy anh Liên Ngao như mọi lần. Nó chỉ đón lấy quà rồi nói một tiếng “Cảm ơn anh".
Hoắc Liên Ngao làm bộ rất tổn thương: “Tiểu Phàn, có phải em đang giận anh Liên Ngao không? Thật ra lần này anh Liên Ngao cũng rất muốn đưa Tiểu Phàn cùng đi Singapore mà".
Lời nói dối của Hoắc Liên Ngao như có một ma lực thần kỳ. Chỉ lát sau, Hoắc Tiểu Phàn đã tin rằng vì lý do thời tiết và vì nó còn quá nhỏ nên mới không được đi Singapore. Nhìn thấy nụ cười một lần nữa nở rộ trên khuôn mặt Hoắc Tiểu Phàn, Khang Kiều nghĩ như vậy cũng tốt.
Cô nắm tay Hoắc Tiểu Phàn tiễn Hoắc Liên Ngao ra cửa, giữa họ không có bất kỳ giao lưu qua lại nào.
Trời xanh, mây trắng, bãi cỏ xanh ngắt và bức tường bao trắng hồng vẫn vậy, mọi thứ dường như chưa từng xảy ra vào một ngày nào đó một tháng nào đó một năm nào đó một mùa hè nào đó.
Sau khi bình tĩnh lại, Khang Kiều cảm thấy việc này thật ra không tệ. Sau này cô không cần phải nơm nớp lo lắng chuông của chiếc di động màu trắng kia reo lên nữa, cũng không cần lo lắng khi đi lúc nửa đêm sẽ bị phát hiện và hỏi cô đi đâu, không cần phải cài nguyên hàng cúc áo sơ mi dù vào mùa hè nóng nực, càng không cần lo lắng một tối anh đòi hỏi tới hai, ba lần khiến ngày hôm sau cô vì mất ngủ mà tinh thần trở nên tồi tệ nữa.
Như vậy cũng tốt.
Vào một buổi chiều người ta đang thiu thiu buồn ngủ, Khang Kiều nhận được điện thoại của Chu Tùng An: “Khang Kiều, anh kiếm được một chiếc thuyền buồm, có muốn cùng anh đi ra biển không?".
Thuyền buồm? Cánh buồm giương cao, những con sóng bạc đầu, bờ biển xanh miên man, mùi nước biển mặn mòi, những con hải âu màu trắng lượn vòng trên đỉnh đầu. Đó là bài đồng dao cũ bên Khang Kiều suốt thời thơ ấu.
Bài hát đó đã thất lạc trong những năm tháng cô dần trưởng thành.
Khang Kiều nghe thấy tiếng “được" của mình có chút nghẹn ngào.
“Sao vậy? Sao lại có âm thanh ấy?" Chu Tùng An ở đầu kia hỏi.
“À..." Cô rơm rớm nước mắt, “Em bị sặc nước".
Anh cười phá lên vô tư.
Sau hai ngày hai đêm, Khang Kiều từ biển trở về, cô mang về cho Tiểu Phàn những vỏ sò rất đẹp, còn có cả con ốc to đùng nghe được tiếng sóng mà Chu Tùng An tặng cho thằng bé.
Tối đó, Khang Kiều ăn được hết hai bát cơm. Khi cô còn định ăn tiếp bát thứ ba thì Nghê Hải Đường bật cười: “Xem ra mẹ sai rồi, mặc dù hơi rám nắng một chút nhưng tinh thần tốt hơn nhiều".
Lúc trước Nghê Hải Đường phản đối việc Khang Kiều ra biển, gì mà cô nam quả nữ, gì mà thuyền hỏng, gì mà người bị cuốn đi.
“Trước đó tinh thần con rất tồi tệ, tâm hồn treo ngược cành cây, giống như người thất tình vậy. Lúc đó mẹ còn nghĩ có phải con đang lén lút hẹn hò với thằng con trai nào sau lưng mẹ không. Chuyện này trước kia mẹ từng làm. Sau đó mẹ lại nghĩ, con ngoài học ra thì lại bổ túc, cả ngày trốn trong nhà. Yêu không thể như vậy được, yêu là chỉ muốn bay nhảy ra ngoài thôi."
Khang Kiều cười, đón lấy bát cơm thứ ba.
Lát sau, Nghê Hải Đường bỗng nhiên nói một câu: “Khang Kiều, nếu con cảm thấy con và Chu Tùng An...".
Khang Kiều lập tức ngắt lời bà: “Mẹ, mẹ hiểu lầm rồi, con và Tùng An không như mẹ tưởng tượng đâu".
Tối ấy, Khang Kiều mở tung cửa sổ, nhìn ra bầu trời đầy sao bên ngoài. Giây phút đó, trái tim cô rất thanh thản. Giây phút đó, cô những tưởng những chuyện hoang đường xảy ra trong bức tường bao này sẽ theo những con sóng biển chấm dứt tại đây.
Trong ngăn kéo tồi tàn, Khang Kiều đặt chiếc bình xinh đẹp mình nhặt được sau chuyến đi biển. Cô mở nắp bình ra, nhìn thấy mẩu giấy bên trong, trên đó viết rằng:
Vì chúng ta còn quá trẻ, thế nên mọi sai lầm đã phạm phải đều có thể được tha thứ. Chỉ cần nhớ phải lãng quên, nhớ nhìn về phía trước là được, vì chúng ta còn trẻ mà...
Phải, vì còn trẻ nên đều có thể được tha thứ, chỉ cần nhìn về phía trước mà thôi.
Tiếng đập nước tại hồ bơi lúc sáng sớm, lần lượt có những chiếc xe đua sang trọng lái vào nhà, tiếng nhạc vang lên giữa vườn hoa những đêm mùa hạ, tiếng cười đùa của các cô cậu thanh niên tiếp tục vang vọng khắp nơi.
Khang Kiều thi thoảng cũng dạo qua thư viện, thi thoảng dẫn Tiểu Phàn ra phố, cuối tuần đi học lớp điêu khắc, học xong lại cùng Chu Tùng An đi tản bộ. Khang Kiều đôi lúc còn nghe được một vài tin tức liên quan tới Hoắc Liên Ngao từ anh ấy. Nghe nói gần đây anh thể hiện không tệ.
Trong khoảng thời gian này, điều duy nhất thay đổi có lẽ là thái độ của Hoắc Chính Khải đối với Nghê Hải Đường và Hoắc Tiểu Phàn. Chuyến du lịch đột xuất bị dừng lại của thằng bé khiến người đàn ông ấy dù ít dù nhiều cũng có phần áy náy. Ông ta chuyển nhượng một chiếc du thuyền của mình cho Nghê Hải Đường, còn cho bà một số vốn.
Đầu tháng tám, ông ta còn lấy xe của mình đón Nghê Hải Đường đi, nghe nói đã đặt bàn ở nhà hàng. Tối ấy Nghê Hải Đường không về. Nhưng đối với những chuyện ấy bà không thể hiện quá nhiều sự hân hoan, bà chỉ lãnh đạm nói một câu: “Sự áy náy của đàn ông thì duy trì được bao lâu?".
Giữa tháng tám tới rất nhanh, trưa hôm ấy, Khang Kiều đứng trên cây cầu dẫn tới phòng sách của Hoắc Liên Ngao, tất cả như lịch sử tái diễn. Vẫn địa điểm ấy, vẫn nhân vật ấy, có điều cô gái đi về phía cô lần này không mặc bikini và khoác sơ mi. Cô ta mặc một chiếc váy gi-lê màu đỏ hồng, có điều khi trước Khang Kiều chưa biết tên cô ta, giờ thì đã biết.
Marche, lúc đó, Hoắc Liên Ngao nói rất dễ nghe: “Nếu em không thích cô ta, tôi sẽ không để cô ta xuất hiện ở đây nữa".
Marche với làn da ngăm đen mặc chiếc váy đỏ hồng và một hàm răng trắng đều tăm tắp rất phù hợp với thẩm mỹ của các chàng trai Nam Á, họ hình dung những cô gái như vậy là viên trân châu đen.
Viên trân châu đen ấy giờ phút này đang treo một nụ cười ngây thơ lên mặt, từng bước từng bước tiến lại gần Khang Kiều, nhưng đáy mắt thì như muốn truyền đi một thông điệp: Cô chết chắc rồi.
Khang Kiều đứng đó, sốt ruột muốn tới đón Hoắc Tiểu Phàn - nghe nói đang chơi trong phòng sách của Hoắc Liên Ngao. Cô mặc kệ, tiếp tục đi về phía trước, có một bàn tay chắn ngang được. Cô muốn tránh sang bên cạnh lại bị một người khác chặn lại.
Giọng nói quen thuộc gọi “Marche" trong giây lát khiến Khang Kiều ngây ngẩn, bàn tay chắn trước mặt cô hướng về phía vai cô.
Khang Kiều bị đẩy xuống cầu cũng không cảm thấy mình quá thảm hại, một chân đi giày một chân không cũng không khiến cô cảm thấy mình quá thê thảm.
Thậm chí khi cô bò lên khỏi mặt nước, chọn cách tảng lờ những đôi giày da hay những đôi cao gót hàng hiệu.
Lần lượt né tránh những đôi giày có ý muốn có khó xử, cô tiếp tục đi về phía phòng sách của Hoắc Liên Ngao. Người khiến Khang Kiều thật sự cảm thấy thảm hại là cô gái người Nhật Bản Fukuda Masako đã giữ cô lại, người bạn tốt theo lời của Hoắc Liên Ngao.
Cô gái Nhật Bản cởi áo khoác của mình xuống, đưa ra trước mặt Khang Kiều, ngữ khí thương cảm nghe lại rất ngọt ngào: “Mặc vào đi!".
“Không cần đâu." Khang Kiều hạ thấp giọng từ chối.
Masako chỉ tay lên áo cô: “Cái đó... không hay... rất lộ".
Khang Kiều cúi đầu nhìn mới phát hiện, đúng như Fukuda Masako nói. Không được, loại vải hôm nay cô mặc là kiểu sơ mi không tay rất lộ, vì ra ngoài vội vã nên cô quên mang theo áo khoác, một khi dính nước trông giống như cô mặc độc một chiếc áo lót vậy.
Sau khi nói “Cảm ơn", Khang Kiều nhận lấy áo khoác của Masako, cô gái Nhật Bản dường như đã coi hành động ấy như một sự chấp nhận tình bạn của mình.
“Tôi biết cô, tôi nghĩ những người ấy nói cô là ‘bình đựng dầu’, tôi không biết ‘bình đựng dầu’là gì, thế rồi tôi rất tò mò nên về tìm hiểu, mới biết bị gọi như vậy không hay ho chút nào." Masako mang theo nét ngây thơ đúng chất con gái Nhật: “Cô đừng để bụng những lời nói đó, tôi cảm thấy cô không giống bình đựng dầu chút nào".
Nghe tới đây, Khang Kiều dừng tay lại, hỏi: “Vậy cô cảm thấy ‘bình đựng dầu’ nên có dáng vẻ gì?".
Câu hỏi của cô khiến Masako sững người rồi lắc đầu.
Gần đó đám con trai con gái ăn mặc sang chảnh đang đi về phía họ. Ngẫm nghĩ một chút, Khang Kiều cuối cùng vẫn trả lại áo khoác cho Masako.
Nhưng cô ta không nhận, còn nói một lý lẽ khác: “Cô đừng ngại, tôi và Marche chưa từng chơi chùng, vì tôi không hợp với cô ta, tôi cũng không chấp nhận được một số việc làm của cô ta, giống như việc đẩy cô xuống cầu vậy. Ban nãy Liên Ngao cũng cảnh cáo cô ta rồi, còn mắng cô ta một trận nữa".
Khang Kiều nghĩ người vừa hỏi câu “Anh ta mắng thế nào" nhất định không phải cô.
“Liên Ngao cảnh cáo Marche không được gây chuyện ở nhà anh ấy, anh ấy bảo cô ta muốn giở trò thì tới chỗ khác." Masako gượng gạo trả lời.
Thì ra là như vậy.
Khang Kiều trả chiếc áo vào tay Masako. Cô ta vẫn không nhận, còn trừng to mắt nhìn cô vẻ khó hiệu, dường như buộc cô đưa ra một lý do hợp lý. Những người kia tiến lại ngày một gần, chỉ khoảng vài bước nữa thôi.
Thật phiền phức! Cần lý do chứ gì: “Tôi không thích suốt ngày phải dây dưa với những người cả ngày chìm trong thế giới của vải ren và búp bê Barbie".
Nói xong, cô ép Masako cầm lấy áo. Cô gái đã quen với những lời khen và những tràng pháo tay lập tức sững sờ.
Chiếc áo rơi xuống đất, ngay bên cạnh một đôi giày da thủ công màu xám, một ngón tay gầy nhặt nó lên.
Khang Kiều nhận ngay ra ngón tay ấy, vừa trắng vừa gầy, còn có những đường vân rất đẹp, móng tay luôn được cắt gọn gàng sạch sẽ. Đôi tay ấy từng vuốt ve khắp cơ thể cô, dù là nơi được chạm vào hay không được chạm vào.
Khang Kiều biết lúc này cô nên đi, nhưng dường như không cam tâm, cô vẫn đứng đó. Cô nhìn anh nhặt áo lên. Cô nhìn anh khoác chiếc áo nhỏ viền hoa hiệu Chanel ấy lên người cô gái Nhật Bản, sau đó...
Ánh mắt nhìn về phía này, trong sự nghiêm nghị còn có thêm phần lạnh nhạt.
Giống như một cơn mưa lạnh lẽo giữa mùa hè, khiến Khang Kiều vô thức chọn cách cuống quýt né tránh. Cô rẽ sang trái, cô gái tên Marche đứng bên cạnh Hoắc Liên Ngao, gương mặt cô ta không chút ủ dột sau khi bị ăn mắng, ngược lại vô cùng khiêu khích.
Cô quay sang một hướng khác, ánh mắt người đàn ông đó nhìn xuống ngực cô không chút kiêng dè. Lúc này cô mới nhớ ra chiếc sơ mi trắng vừa mỏng vừa trong suốt của mình, vội vàng đưa tay lên che ngực. Nhưng dường như không có tác dụng. Lúc này Khang Kiều mới hiểu ra cô nên đi rồi, Hoắc Tiểu Phàn đang đợi cô.
Chưa đi được mấy bước, vì hoảng loạn cô lại giẫm phải ống quần, cả người mất đi cân bằng, lại loạng choạng rồi ngã về phía trước.
Không dừng lại giây nào, Khang Kiều bò dậy, co cẳng chạy, càng chạy càng hăng. Có cơn gió thổi qua tai cô. Sự thảm hại đột ngột kéo tới cũng giống như cơn gió từ bốn phương tám hướng, có thể lột sạch quần áo của cô trước mặt mọi người vậy.
Mở cửa phòng sách ra, Khang Kiều không tìm thấy Hoắc Tiểu Phàn. Chiều nay, Khang Kiều đi xuyên khắp các hành lang trải thảm cao quý như một kẻ điên, hỏi từng người một đi lướt qua mình: “Mọi người có nhìn thấy Tiểu Phàn không?".
Cuối cùng, Khang Kiều tìm thấy thằng bé. Nó không đi đâu cả, đang ngoan ngoãn ngủ trưa. Nếu lúc trước suy nghĩ tỉ mỉ một chút sẽ không khó phát hiện sự kỳ lạ của cuộc điện thoại đó. Nhưng Khang Kiều chỉ nghe tới chuyện Hoắc Tiểu Phàn ở phòng sách của Hoắc Liên Ngao là chẳng suy nghĩ gì được nữa.
Thì ra là vậy, càng được giáo dục tử tế người ta càng thích dùng mấy thủ đoạn hèn hạ, ví dụ như cô gái tên Marche, ví dụ như Hoắc Liên Ngao và đám bạn của mình.
Khang Kiều trở về phòng mình, không thèm cởi chiếc áo hôi rình người mồ hôi ấy ra, việc đầu tiên cô làm là tìm chiếc di động Hoắc Liên Ngao đưa cho cô. Cô không biết mình giữ nó lại làm gì, cô cũng không biết mình điên rồ đến mức nào mà cách một thời gian lại sạc đầy pin cho nó.
Nhất định là thói quen, những thói quen đáng sợ.
Cô cầm chiếc di động trong tay.
Cô đứng trước hồ nhân tạo xinh đẹp, giơ tay lên, chiếc Blackberry màu trắng tạo ra một đường cong đẹp mắt rồi rơi thẳng giữa hồ.
Sáng nay, từ sáng sớm Khang Kiều đã nhận được không ít cuộc gọi. Những cuộc gọi ấy đều tới từ bạn học của cô, dù là cô quen biết hay không quen biết. Những người này đều hỏi chung một chuyện: Có thể tiết lộ chút tin tức nội bộ không, Hoắc Liên Ngao thật sự định hẹn hò với Masako sao?
Nửa tiếng sau, Khang Kiều đọc được một dòng tin thế này: Hoắc Liên Ngao và Masako cùng xuất hiện tại phòng triển lãm nhiếp ảnh của bạn anh. Hoắc Liên Ngao được phóng viên hỏi lại lần nữa mối quan hệ với Masako. Hoắc Liên Ngao lần đầu tiên trả lời mở, anh nói không loại trừ khả năng tương lai có một ngày quan hệ giữa họ từ bạn học trở thành người yêu.
Câu nói này đã bóp nát trái tim của quá nửa số con gái ở Bandar Seri Begawan.
Ngày 13 tháng 8, thứ Năm, ngày 15 tháng 7 âm lịch, cũng tức là rằm tháng bảy theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc.
Khang Kiều không bao giờ quên được ngày ấy.
Chúa Jesus qua đời vào thứ Sáu, ngày ấy cũng là ngày 13 của tháng đó. Ở phương Tây, nếu một ngày 13 trùng với thứ Sáu, nó sẽ trở thành cơn ác mộng.
Họ gọi đó là ngày thứ Sáu đen tối. Một vài người từ chối ngồi máy bay, mua nhà, những cuộc hẹn hò với bạn bè, những hoạt động dính dáng tới an toàn của bản thân hay những chuyến đi chơi xa vào ngày này.
Vì ngày này còn có nghĩa là ly biệt.
Sự ly biệt vĩnh viễn.
Tác giả :
Loan