Khang Kiều
Chương 19: Năm 1998 – 2000 (01)
Năm 1998, Khang Kiều 12 tuổi.
Mùa hè năm ấy, Khang Kiều được Nghê Hải Đường đưa từ Hải Nam tới Brunei. Đó quả thật là một quốc gia xinh đẹp, đường sá, nhà cửa, xe cộ, trung tâm thương mại, bầu trời, những túi xách hay quần áo trên người của những người đi đường, tất cả đều vô cùng mới mẻ trong mắt cô.
Trước đó, Khang Kiều sống với bà ngoại ở Hải Nam. Nơi họ sống là một làng chài điển hình của Trung Quốc những năm về trước, lạc hậu, bần cùng, cổ hủ, làm ngày nào ăn ngày ấy, tiền đánh bắt cá kiếm được mùa hè có khi tới mùa đông đã tiêu gần hết.
Về cái tên Khang Kiều, một vài người có học hay tiện miệng khen rằng: “Tên thật đẹp". Một số khác trình độ văn hóa không cao thì lại càm ràm: “Sao lại đặt tên con trai cho con gái?".
Đa số mọi người đều thô thiển cho rằng họ của cô là Khang.
Thật ra, Khang Kiều không mang họ Khang. Cô sở dĩ tên Khang Kiều vì bà ngoại có một tình cảm đặc biệt với bài thơ Tạm biệt Khang Kiều của Từ Chí Ma.
Hồi còn trẻ, bà ngoại luôn mơ ước được lấy một chàng trai họ Khang, sau đó sinh con trai ra, không cần biết to béo hay nhỏ thó, đều đặt là Khang Kiều. Đáng tiếc, bà ngoại không gặp được người trong mộng, ngược lại vì hoàn cảnh gia đình phải ghép đôi với một người họ Nghê, vội vã kết hôn với một người đàn ông hơn mình nhiều tuổi.
Bà cũng không đẻ ra một cậu con trai dù to béo hay nhỏ thó mà lại có một cô con gái xinh đẹp như hoa. Họ đặt tên cho con gái là Nghê Ngọc Khiết.
Bà ngoại năm ba lăm tuổi cùng với sự hy sinh của chồng trên chiến trường đã trở thành một sản phẩm thời đại có tính tiêu biểu nhất lúc bấy giờ – Góa phụ.
Sau đó, bà ngoài đóng cửa, dồn toàn bộ tâm tư cho con.
Điều đáng tiếc là theo vẻ ngoài mỗi ngày một xinh đẹp thì tính khí của Nghê Ngọc Khiết cũng dần cao ngạo theo. Bà luôn muốn dựa vào vẻ đẹp của mình để gặp gỡ một người giàu có, sau đó sống một cuộc sống có xe hơi, có nhà lầu.
Chính vì tâm lý ấy mà năm hai mươi tuổi, bà đã ngã chỏng vó một cú. Một thương nhân tự xưng là tới từ Hồng Kông đã làm Nghê Ngọc Khiết ễnh bụng rồi phủi mông bỏ đi. Mang cái bụng to đùng, Nghê Ngọc Khiết vẫn kiên trì tin tưởng người đó sẽ còn quay về đón mình và đặt tên cho con.
Đứa bé được sinh ra, đã tròn tháng rồi tròn tuổi mà người đàn ông đó vẫn biệt tăm biệt tích.
Cuối cùng, Nghê Ngọc Khiết tuyệt vọng. Khi đứa con tròn một tuổi, bà đã nói với những người hay chỉ chỉ trỏ trỏ sau lưng mình rằng: Rồi sẽ có một ngày tôi áo gấm về làng, con cháu đời sau của mấy người sẽ bước đi trên con đường nhựa khắc tên tôi.
Lúc này, thứ duy nhất trong thôn có liên quan tới thế giới bên ngoài chắc chỉ có con đường sềnh lầy lội.
Tối ấy, Nghê Ngọc Khiết lặng lẽ bỏ đi, không từ biệt mẹ mình. Khi bà đi, đứa con gái vừa tròn tuổi vẫn còn đang say ngủ trong tã lót.
Đứa bé được hai tuổi mà vẫn chưa có tên. Thế là vào một mùa hè, dưới gốc cây mát rượu, bà ngoại đã hỏi cô bé trong lòng: Này, nhóc con, bà ngoại đặt tên cho cháu, cháu có thích cái tên Khang Kiều không?
Đứa bé trong lòng bà chỉ biết ê ê a a. Mà cũng chẳng hiểu vì sao nó học thứ gì cũng chậm hơn con nhà người ta, đôi mắt to tròn trông rất ngốc nghếch, ngờ nghệch.
Người phụ nữ nhìn ra xung quanh, đang là giữa trưa, không một bóng người. Thế là bà ngoại len lén nắm tay đứa bé, để nó làm ra một động tác giống như “Cháu thích cái tên này".
Bà ngoại cười tươi rói, chấm tay lên mũi nó: Chúng ta quyết định vậy nhé, Khang Kiều.
Vậy là Khang Kiều không theo họ bố cũng chẳng theo họ mẹ. Cô trở thành một Khang Kiều với cái tên độc nhất vô nhị, cứ thế khôn lớn trưởng thành, mọc răng, học đi, học nhận mặt, học nói và học nghe hiểu những lời nói của người lớn.
Sau khi hiểu rồi, câu nói mà Khang Kiều nghe thấy nhiều nhất là: “Khang Kiều à, sao chưa thấy mẹ mày về xây đường cho thôn chúng ta?".
Khang Kiều kể lại hết cho bà ngoại, còn có vẻ như mách tội, trái tim bé bỏng cho rằng câu nói đó không có ý tốt gì.
“Đợi mẹ con gom góp đủ tiền rồi, tự nhiên sẽ về sửa đường cho thôn chúng ta thôi." Bà ngoại vừa thêu thùa vừa trả lời.
Lớn thêm một chút, Khang Kiều không còn mách với bà ngoại những câu như thế nữa.
Hồi nhỏ, ngập tràn trong thế giới của Khang Kiều là một căn nhà cứ mưa lại dột, là gương mặt mỗi ngày thêm một nếp nhăn của bà ngoại, người anh bên nhà hàng xóm tên Tiểu Phàn tặng cho cô một cuốn vở và một cây bút chì.
Và bài thơ Tạm biệt Khang Kiều bà ngoại ngâm mỗi đêm hạ yên tĩnh.
Cũng có cả ngôi trường phải vòng qua núi mới tới, những cơn bão cứ tới mùa xuân hạ là liên miên không ngừng, bãi cát nở đầy hoa vàng trước cửa và bờ biển men theo bờ cát.
Mỗi lần đi ngang qua, cô đều len lén nhìn chữ “Coca Cola" tiếng Anh được in trên quầy của một tiệm tạp hóa của trường. Thứ nước ngọt nhiều màu ấy là mùi vị mà Khang Kiều chưa bao giờ được nếm qua.
Lúc rảnh rỗi, Khang Kiều hay cầm sách leo lên cây, để sách một bên, ánh mắt bất giác hướng về phía con đường lầy lội thông ra thế giới bên ngoài. Nó vẫn như vậy ngày này qua tháng khác, trời mưa, đi giày lên sẽ dính rất nhiều bùn đất vàng ruộm.
Nghe thấy bà ngoại gọi “Khang Kiều" là cô hoảng loạn tìm lại sách. Bà ngoại đứng dưới gốc cây ngó lên, cô hoảng hốt, nhảy xuống, cúi đầu nói: “Không phải con tới ngắm đường đâu ạ".
Sau vài phút im lặng, bà ngoại lại dịu dàng vuốt tóc cô, nhẹ nhàng nói: “Rồi sẽ có một ngày mẹ con quay về".
Mùa hè năm 1998, một cơn bão đã cướp đi sinh mạng của bà ngoại, cành cây bị gió quật gãy đã đập trúng đầu bà, bà chết tại chỗ.
Người trong thôn khiêng xác bà về nhà, năm ấy, Khang Kiều mười hai tuổi.
Một cô nhóc mười hai tuổi chẳng có khái niệm gì về chết chóc. Cô cứ ngồi bên cạnh bà ngoại. Người trong thôn đến trước mặt cô, xoa đầu cô và nói những câu đại loại như: “Con bé đáng thương, sau này cháu phải làm sao?".
Những lời ấy khiến Khang Kiều thấy hơi khó chịu, nhưng không đến mức rơi lệ. Thế là đám người đó lại thở dài rằng bà ngoại vẫn nuôi một kẻ tàn nhẫn, vong ân bội nghĩa. Mẹ nó đã vậy, nó cũng chẳng khác.
Động lực khiến Khang Kiều thật sự hiểu ý nghĩa của cái chết là ngày thứ hai sau khi bà ngoại mất.
Ngày thứ hai, bố của Tiểu Phàn từ nước ngoài trở về. Ông ấy mang về một chiếc xe đạp mới toanh. Nó là chiếc xe bà ngoại nhờ ông ấy mua. Ông ấy nói lúc đó bà ngoại đưa cho ông ấy một xấp một hào, một đồng đầy mùi tanh tưởi.
Hồi bấy giờ, rất nhiều đứa trẻ vòng qua núi đi học đã chuyển sang đạp xe, chỉ còn lại mình Khang Kiều và hai đứa trẻ khác đi đường núi đi học.
Khi ngón tay chạm tới chiếc xe mơ ước đã lâu, hơi thở bật ra từ lồng ngực bỗng hóa thành cơn mưa như thác đổ.
Cô không ngừng hôn lên má bà ngoại, hôn xong còn lắc lắc người: “Bà ngoại, bà mau dậy đi, bà ngoại, xe đạp được mang tới rồi. Bà mau mở mắt ra đi, xe đẹp lắm", “Bà ngoại, bà đừng dọa con", “Bà ngoại, bà còn như vậy con cũng mặc kệ bà đó".
Những mơ hồ, mông lung từ rất lâu trước đó bỗng tụ lại, không thể rõ nét hơn vào khoảnh khắc ấy. Người phụ nữ nhỏ bé với mái tóc ngắn được in hằn trong tâm hồn vẫn còn nhỏ bé, vẫn còn non nớt, trở nên rực rỡ, lung linh.
Người trong thôn bốn ngày sau mới cử hành tang lễ cho bà ngoại, vì họ còn phải đợi một người, người này chính là mẹ của Khang Kiều. Bố của Tiểu Phàn liên lạc với Nghê Ngọc Khiết. Nghê Ngọc Khiết chỉ để lại một câu: “Đợi tôi".
Đến ngày thứ tư, Nghê Ngọc Khiết vẫn chưa xuất hiện. Vì bấy giờ là mùa hè, thi thể dễ thối rữa. Cuối cùng, sau khi bàn bạc, người trong thôn đã quyết định tổ chức một đám ma đơn giản cho bà cụ.
Tang lễ tổ chức được một nửa thì có một người phụ nữ vác bụng bầu, mặc đồ đen xuất hiện, không gào khóc váng trời, bà chỉ yên lặng đứng đó.
Sau khi kết thúc tang lễ, người phụ nữ đặt tay lên đầu Khang Kiều. Khang Kiều nghiêng đầu, né tránh.
“Con tên Khang Kiều phải không?" Khang Kiều im bặt. “Khang Kiều, mẹ đây mà." Cũng chẳng biết sức lực từ đâu ra, cô cứ thế đẩy bà ra, đẩy gọi căn nhà cô và bà ngoại đã sớm tối có nhau. Người phụ nữ hét lên: “Khang Kiều, xin lỗi, tại mẹ không tốt".
Cô ngẩng đầu lên. Người ấy có một gương mặt rất xinh đẹp, có đôi nét giống cô, giống như bà ngoại nói: “Mũi và miệng của Khang Kiều giống mẹ con nhất". Cô cứ thế gào khóc: “Vì sao bây giờ mới tới, vì sao bây giờ mới tới?".
Vì sao bắt bà ngoại sống những ngày tháng cơ cực như vậy, có biết bà ngoại luôn đợi mẹ, luôn nhớ mẹ không. Cả con nữa.
Tựa như nghe hiểu tâm sự của cô, khuôn mặt kia cũng rơi nước mắt.
Khoảng chập tối, có vài ba chiếc xe hạng sang men theo con đường bùn đất lái vào trong thôn. Xe mang thao vài chiếc hộp to màu đen, trong hộp đựng toàn tiền, số tiền đó dùng để sửa đường cho thôn.
Giống như lời nói lúc ra đi, Nghê Ngọc Khiết sẽ áo gấm về thôn.
Hôm sau, khi trời còn tờ mờ sáng, Khang Kiều tới trước mộ bà ngoại, hôn lên ảnh bà ngoại: “Bà ngoại, con sẽ luôn ghi nhớ dáng vẻ của bà, mãi mãi".
Ánh nắng ban mai rơi xuống vạt cỏ còn đọng sương, cơn gió biển từ phía Nam thổi tới, trong cơn gió mặn mà vị biển, Khang Kiều lần đầu tiên đọc hoàn chỉnh bài thơ Tạm biệt Khang Kiều mà bà ngoại yêu thích cả đời.
Không cần nhọc công kiếm tìm, những con chữ ấy cứ tự nhiên như hơi thở của cô.
Chúng cũng giống như hình tượng của bà ngoại vậy, trở thành một ký hiệu đặc biệt trong lòng Khang Kiều: Sống bất diệt.
Mười hai tuổi, Khang Kiều đã tham dự lễ tang đầu tiên của cuộc đời, trong lễ tang ấy, cô tiễn biệt bà ngoại mình.
Khang Kiều và Nghê Ngọc Khiết, không, nên gọi là Nghê Hải Đường, bây giờ Nghê Ngọc Khiết đã đổi tên. Năm 24 tuổi, Nghê Ngọc Khiết nghe theo lời một thầy tướng, đổi tên của mình.
Khi Khang Kiều và mẹ tới Brunei, ở thành bố Bandar Seri Begawan đang đồn thổi một chuyện: Người đàn bà xinh đẹp tên Nghê Hải Đường không biết liêm sỉ, lợi dụng đứa con trong bụng để vào sống căn nhà đẹp nhất thành phố này.
Về chuyện này, Nghê Hải Đường giải thích rằng:
Sau khi nhận điện thoại của bố Tiểu Phàn, bà đã làm một chuyện mà trước giờ bà rất muốn làm nhưng không dám, mang cái bụng to đến trước cửa nhà họ Hoắc, bảo người làm truyền lời tới chủ nhân, hoặc là một xác hai mạng, hoặc là cho cơm ăn.
Sau ba tiếng đồng hồ, Nghê Hải Đường có được thứ mình cần. Cánh cửa luôn đóng kín mít đó đã từ từ rộng mở. Bà nhìn thấy bố của đứa bé trong bụng: Hoắc Chính Khải.
Về sau chính là màn áo gầm về thôn.
“Mẹ chỉ không để may mắn vụt mất khi nó đang nằm trên tay mẹ mà thôi." Sau này, Nghê Hải Đường đã nói vậy, lên giường một lần đã có thai, quả thực cần đến may mắn.
Sự xuất hiện của đứa bé có thể nói là thiên thời, địa lợi. Brunei chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đạo Hồi, phá thai bỏ con là tượng trưng cho sự thất đức.
Lúc đó, Hoắc Chính Khải đang tranh cử chức hội trưởng thương hội doanh nhân người Hoa tại châu Á, thế nên cũng chỉ trong vỏn vẹn ba tiếng đồng hồ, Nghê Hải Đường đã được gặp Hoắc Chính Khải như ý nguyện, hơn nữa còn cùng ông ta ra điều kiện. Cuối cùng sau khi có kết quả, Nghê Hải Đường vào sống trong nhà họ Hoắc, đợi giám định AND của đứa trẻ chào đời.
Về sau, Nghê Hải Đường không chỉ nhấn mạnh một lần rằng: “Khang Kiều, mẹ biết mình là một người đàn bà xấu xa, nhưng không còn cách nào khác, mẹ là vậy, thích tiền bạc, thích châu báu, thích thể diện".
Cứ như vậy, Nghê Hải Đường dẫn theo cô con gái tên Khang Kiều vào sống trong căn nhà đẹp nhất Bandar Seri Begawan.
Chiếc xe chở họ men theo bức tường bao màu hồng phấn, cuối cùng dừng lại trước một cánh cửa không lớn lắm, cửa sau của nhà họ Hoắc.
Cửa sau bật mở, một người phụ nữ mang bụng bầu và một cô con gái cúi gằm bước vào dưới cái nhìn khinh bỉ của những người làm mặc đồng phục…
Mùa hè năm ấy, Khang Kiều được Nghê Hải Đường đưa từ Hải Nam tới Brunei. Đó quả thật là một quốc gia xinh đẹp, đường sá, nhà cửa, xe cộ, trung tâm thương mại, bầu trời, những túi xách hay quần áo trên người của những người đi đường, tất cả đều vô cùng mới mẻ trong mắt cô.
Trước đó, Khang Kiều sống với bà ngoại ở Hải Nam. Nơi họ sống là một làng chài điển hình của Trung Quốc những năm về trước, lạc hậu, bần cùng, cổ hủ, làm ngày nào ăn ngày ấy, tiền đánh bắt cá kiếm được mùa hè có khi tới mùa đông đã tiêu gần hết.
Về cái tên Khang Kiều, một vài người có học hay tiện miệng khen rằng: “Tên thật đẹp". Một số khác trình độ văn hóa không cao thì lại càm ràm: “Sao lại đặt tên con trai cho con gái?".
Đa số mọi người đều thô thiển cho rằng họ của cô là Khang.
Thật ra, Khang Kiều không mang họ Khang. Cô sở dĩ tên Khang Kiều vì bà ngoại có một tình cảm đặc biệt với bài thơ Tạm biệt Khang Kiều của Từ Chí Ma.
Hồi còn trẻ, bà ngoại luôn mơ ước được lấy một chàng trai họ Khang, sau đó sinh con trai ra, không cần biết to béo hay nhỏ thó, đều đặt là Khang Kiều. Đáng tiếc, bà ngoại không gặp được người trong mộng, ngược lại vì hoàn cảnh gia đình phải ghép đôi với một người họ Nghê, vội vã kết hôn với một người đàn ông hơn mình nhiều tuổi.
Bà cũng không đẻ ra một cậu con trai dù to béo hay nhỏ thó mà lại có một cô con gái xinh đẹp như hoa. Họ đặt tên cho con gái là Nghê Ngọc Khiết.
Bà ngoại năm ba lăm tuổi cùng với sự hy sinh của chồng trên chiến trường đã trở thành một sản phẩm thời đại có tính tiêu biểu nhất lúc bấy giờ – Góa phụ.
Sau đó, bà ngoài đóng cửa, dồn toàn bộ tâm tư cho con.
Điều đáng tiếc là theo vẻ ngoài mỗi ngày một xinh đẹp thì tính khí của Nghê Ngọc Khiết cũng dần cao ngạo theo. Bà luôn muốn dựa vào vẻ đẹp của mình để gặp gỡ một người giàu có, sau đó sống một cuộc sống có xe hơi, có nhà lầu.
Chính vì tâm lý ấy mà năm hai mươi tuổi, bà đã ngã chỏng vó một cú. Một thương nhân tự xưng là tới từ Hồng Kông đã làm Nghê Ngọc Khiết ễnh bụng rồi phủi mông bỏ đi. Mang cái bụng to đùng, Nghê Ngọc Khiết vẫn kiên trì tin tưởng người đó sẽ còn quay về đón mình và đặt tên cho con.
Đứa bé được sinh ra, đã tròn tháng rồi tròn tuổi mà người đàn ông đó vẫn biệt tăm biệt tích.
Cuối cùng, Nghê Ngọc Khiết tuyệt vọng. Khi đứa con tròn một tuổi, bà đã nói với những người hay chỉ chỉ trỏ trỏ sau lưng mình rằng: Rồi sẽ có một ngày tôi áo gấm về làng, con cháu đời sau của mấy người sẽ bước đi trên con đường nhựa khắc tên tôi.
Lúc này, thứ duy nhất trong thôn có liên quan tới thế giới bên ngoài chắc chỉ có con đường sềnh lầy lội.
Tối ấy, Nghê Ngọc Khiết lặng lẽ bỏ đi, không từ biệt mẹ mình. Khi bà đi, đứa con gái vừa tròn tuổi vẫn còn đang say ngủ trong tã lót.
Đứa bé được hai tuổi mà vẫn chưa có tên. Thế là vào một mùa hè, dưới gốc cây mát rượu, bà ngoại đã hỏi cô bé trong lòng: Này, nhóc con, bà ngoại đặt tên cho cháu, cháu có thích cái tên Khang Kiều không?
Đứa bé trong lòng bà chỉ biết ê ê a a. Mà cũng chẳng hiểu vì sao nó học thứ gì cũng chậm hơn con nhà người ta, đôi mắt to tròn trông rất ngốc nghếch, ngờ nghệch.
Người phụ nữ nhìn ra xung quanh, đang là giữa trưa, không một bóng người. Thế là bà ngoại len lén nắm tay đứa bé, để nó làm ra một động tác giống như “Cháu thích cái tên này".
Bà ngoại cười tươi rói, chấm tay lên mũi nó: Chúng ta quyết định vậy nhé, Khang Kiều.
Vậy là Khang Kiều không theo họ bố cũng chẳng theo họ mẹ. Cô trở thành một Khang Kiều với cái tên độc nhất vô nhị, cứ thế khôn lớn trưởng thành, mọc răng, học đi, học nhận mặt, học nói và học nghe hiểu những lời nói của người lớn.
Sau khi hiểu rồi, câu nói mà Khang Kiều nghe thấy nhiều nhất là: “Khang Kiều à, sao chưa thấy mẹ mày về xây đường cho thôn chúng ta?".
Khang Kiều kể lại hết cho bà ngoại, còn có vẻ như mách tội, trái tim bé bỏng cho rằng câu nói đó không có ý tốt gì.
“Đợi mẹ con gom góp đủ tiền rồi, tự nhiên sẽ về sửa đường cho thôn chúng ta thôi." Bà ngoại vừa thêu thùa vừa trả lời.
Lớn thêm một chút, Khang Kiều không còn mách với bà ngoại những câu như thế nữa.
Hồi nhỏ, ngập tràn trong thế giới của Khang Kiều là một căn nhà cứ mưa lại dột, là gương mặt mỗi ngày thêm một nếp nhăn của bà ngoại, người anh bên nhà hàng xóm tên Tiểu Phàn tặng cho cô một cuốn vở và một cây bút chì.
Và bài thơ Tạm biệt Khang Kiều bà ngoại ngâm mỗi đêm hạ yên tĩnh.
Cũng có cả ngôi trường phải vòng qua núi mới tới, những cơn bão cứ tới mùa xuân hạ là liên miên không ngừng, bãi cát nở đầy hoa vàng trước cửa và bờ biển men theo bờ cát.
Mỗi lần đi ngang qua, cô đều len lén nhìn chữ “Coca Cola" tiếng Anh được in trên quầy của một tiệm tạp hóa của trường. Thứ nước ngọt nhiều màu ấy là mùi vị mà Khang Kiều chưa bao giờ được nếm qua.
Lúc rảnh rỗi, Khang Kiều hay cầm sách leo lên cây, để sách một bên, ánh mắt bất giác hướng về phía con đường lầy lội thông ra thế giới bên ngoài. Nó vẫn như vậy ngày này qua tháng khác, trời mưa, đi giày lên sẽ dính rất nhiều bùn đất vàng ruộm.
Nghe thấy bà ngoại gọi “Khang Kiều" là cô hoảng loạn tìm lại sách. Bà ngoại đứng dưới gốc cây ngó lên, cô hoảng hốt, nhảy xuống, cúi đầu nói: “Không phải con tới ngắm đường đâu ạ".
Sau vài phút im lặng, bà ngoại lại dịu dàng vuốt tóc cô, nhẹ nhàng nói: “Rồi sẽ có một ngày mẹ con quay về".
Mùa hè năm 1998, một cơn bão đã cướp đi sinh mạng của bà ngoại, cành cây bị gió quật gãy đã đập trúng đầu bà, bà chết tại chỗ.
Người trong thôn khiêng xác bà về nhà, năm ấy, Khang Kiều mười hai tuổi.
Một cô nhóc mười hai tuổi chẳng có khái niệm gì về chết chóc. Cô cứ ngồi bên cạnh bà ngoại. Người trong thôn đến trước mặt cô, xoa đầu cô và nói những câu đại loại như: “Con bé đáng thương, sau này cháu phải làm sao?".
Những lời ấy khiến Khang Kiều thấy hơi khó chịu, nhưng không đến mức rơi lệ. Thế là đám người đó lại thở dài rằng bà ngoại vẫn nuôi một kẻ tàn nhẫn, vong ân bội nghĩa. Mẹ nó đã vậy, nó cũng chẳng khác.
Động lực khiến Khang Kiều thật sự hiểu ý nghĩa của cái chết là ngày thứ hai sau khi bà ngoại mất.
Ngày thứ hai, bố của Tiểu Phàn từ nước ngoài trở về. Ông ấy mang về một chiếc xe đạp mới toanh. Nó là chiếc xe bà ngoại nhờ ông ấy mua. Ông ấy nói lúc đó bà ngoại đưa cho ông ấy một xấp một hào, một đồng đầy mùi tanh tưởi.
Hồi bấy giờ, rất nhiều đứa trẻ vòng qua núi đi học đã chuyển sang đạp xe, chỉ còn lại mình Khang Kiều và hai đứa trẻ khác đi đường núi đi học.
Khi ngón tay chạm tới chiếc xe mơ ước đã lâu, hơi thở bật ra từ lồng ngực bỗng hóa thành cơn mưa như thác đổ.
Cô không ngừng hôn lên má bà ngoại, hôn xong còn lắc lắc người: “Bà ngoại, bà mau dậy đi, bà ngoại, xe đạp được mang tới rồi. Bà mau mở mắt ra đi, xe đẹp lắm", “Bà ngoại, bà đừng dọa con", “Bà ngoại, bà còn như vậy con cũng mặc kệ bà đó".
Những mơ hồ, mông lung từ rất lâu trước đó bỗng tụ lại, không thể rõ nét hơn vào khoảnh khắc ấy. Người phụ nữ nhỏ bé với mái tóc ngắn được in hằn trong tâm hồn vẫn còn nhỏ bé, vẫn còn non nớt, trở nên rực rỡ, lung linh.
Người trong thôn bốn ngày sau mới cử hành tang lễ cho bà ngoại, vì họ còn phải đợi một người, người này chính là mẹ của Khang Kiều. Bố của Tiểu Phàn liên lạc với Nghê Ngọc Khiết. Nghê Ngọc Khiết chỉ để lại một câu: “Đợi tôi".
Đến ngày thứ tư, Nghê Ngọc Khiết vẫn chưa xuất hiện. Vì bấy giờ là mùa hè, thi thể dễ thối rữa. Cuối cùng, sau khi bàn bạc, người trong thôn đã quyết định tổ chức một đám ma đơn giản cho bà cụ.
Tang lễ tổ chức được một nửa thì có một người phụ nữ vác bụng bầu, mặc đồ đen xuất hiện, không gào khóc váng trời, bà chỉ yên lặng đứng đó.
Sau khi kết thúc tang lễ, người phụ nữ đặt tay lên đầu Khang Kiều. Khang Kiều nghiêng đầu, né tránh.
“Con tên Khang Kiều phải không?" Khang Kiều im bặt. “Khang Kiều, mẹ đây mà." Cũng chẳng biết sức lực từ đâu ra, cô cứ thế đẩy bà ra, đẩy gọi căn nhà cô và bà ngoại đã sớm tối có nhau. Người phụ nữ hét lên: “Khang Kiều, xin lỗi, tại mẹ không tốt".
Cô ngẩng đầu lên. Người ấy có một gương mặt rất xinh đẹp, có đôi nét giống cô, giống như bà ngoại nói: “Mũi và miệng của Khang Kiều giống mẹ con nhất". Cô cứ thế gào khóc: “Vì sao bây giờ mới tới, vì sao bây giờ mới tới?".
Vì sao bắt bà ngoại sống những ngày tháng cơ cực như vậy, có biết bà ngoại luôn đợi mẹ, luôn nhớ mẹ không. Cả con nữa.
Tựa như nghe hiểu tâm sự của cô, khuôn mặt kia cũng rơi nước mắt.
Khoảng chập tối, có vài ba chiếc xe hạng sang men theo con đường bùn đất lái vào trong thôn. Xe mang thao vài chiếc hộp to màu đen, trong hộp đựng toàn tiền, số tiền đó dùng để sửa đường cho thôn.
Giống như lời nói lúc ra đi, Nghê Ngọc Khiết sẽ áo gấm về thôn.
Hôm sau, khi trời còn tờ mờ sáng, Khang Kiều tới trước mộ bà ngoại, hôn lên ảnh bà ngoại: “Bà ngoại, con sẽ luôn ghi nhớ dáng vẻ của bà, mãi mãi".
Ánh nắng ban mai rơi xuống vạt cỏ còn đọng sương, cơn gió biển từ phía Nam thổi tới, trong cơn gió mặn mà vị biển, Khang Kiều lần đầu tiên đọc hoàn chỉnh bài thơ Tạm biệt Khang Kiều mà bà ngoại yêu thích cả đời.
Không cần nhọc công kiếm tìm, những con chữ ấy cứ tự nhiên như hơi thở của cô.
Chúng cũng giống như hình tượng của bà ngoại vậy, trở thành một ký hiệu đặc biệt trong lòng Khang Kiều: Sống bất diệt.
Mười hai tuổi, Khang Kiều đã tham dự lễ tang đầu tiên của cuộc đời, trong lễ tang ấy, cô tiễn biệt bà ngoại mình.
Khang Kiều và Nghê Ngọc Khiết, không, nên gọi là Nghê Hải Đường, bây giờ Nghê Ngọc Khiết đã đổi tên. Năm 24 tuổi, Nghê Ngọc Khiết nghe theo lời một thầy tướng, đổi tên của mình.
Khi Khang Kiều và mẹ tới Brunei, ở thành bố Bandar Seri Begawan đang đồn thổi một chuyện: Người đàn bà xinh đẹp tên Nghê Hải Đường không biết liêm sỉ, lợi dụng đứa con trong bụng để vào sống căn nhà đẹp nhất thành phố này.
Về chuyện này, Nghê Hải Đường giải thích rằng:
Sau khi nhận điện thoại của bố Tiểu Phàn, bà đã làm một chuyện mà trước giờ bà rất muốn làm nhưng không dám, mang cái bụng to đến trước cửa nhà họ Hoắc, bảo người làm truyền lời tới chủ nhân, hoặc là một xác hai mạng, hoặc là cho cơm ăn.
Sau ba tiếng đồng hồ, Nghê Hải Đường có được thứ mình cần. Cánh cửa luôn đóng kín mít đó đã từ từ rộng mở. Bà nhìn thấy bố của đứa bé trong bụng: Hoắc Chính Khải.
Về sau chính là màn áo gầm về thôn.
“Mẹ chỉ không để may mắn vụt mất khi nó đang nằm trên tay mẹ mà thôi." Sau này, Nghê Hải Đường đã nói vậy, lên giường một lần đã có thai, quả thực cần đến may mắn.
Sự xuất hiện của đứa bé có thể nói là thiên thời, địa lợi. Brunei chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đạo Hồi, phá thai bỏ con là tượng trưng cho sự thất đức.
Lúc đó, Hoắc Chính Khải đang tranh cử chức hội trưởng thương hội doanh nhân người Hoa tại châu Á, thế nên cũng chỉ trong vỏn vẹn ba tiếng đồng hồ, Nghê Hải Đường đã được gặp Hoắc Chính Khải như ý nguyện, hơn nữa còn cùng ông ta ra điều kiện. Cuối cùng sau khi có kết quả, Nghê Hải Đường vào sống trong nhà họ Hoắc, đợi giám định AND của đứa trẻ chào đời.
Về sau, Nghê Hải Đường không chỉ nhấn mạnh một lần rằng: “Khang Kiều, mẹ biết mình là một người đàn bà xấu xa, nhưng không còn cách nào khác, mẹ là vậy, thích tiền bạc, thích châu báu, thích thể diện".
Cứ như vậy, Nghê Hải Đường dẫn theo cô con gái tên Khang Kiều vào sống trong căn nhà đẹp nhất Bandar Seri Begawan.
Chiếc xe chở họ men theo bức tường bao màu hồng phấn, cuối cùng dừng lại trước một cánh cửa không lớn lắm, cửa sau của nhà họ Hoắc.
Cửa sau bật mở, một người phụ nữ mang bụng bầu và một cô con gái cúi gằm bước vào dưới cái nhìn khinh bỉ của những người làm mặc đồng phục…
Tác giả :
Loan